Borel’s Probability / Xác suất Borel

Émile Borel (1871 – 1956), one of the most prominent probabilistic mathematicians of the 20th century, once declared: “The occurrence of any event where the chances are beyond 1/10^50 is an event which we can state with certainty will never happen, no matter how much time is allotted and no matter how many conceivable opportunities could exist for the event to take place”[1]. Unfortunately, this statement directly refuted Darwinian evolution.

 

Émile Borel (1871 – 1956), một trong những nhà toán học xác suất lỗi lạc nhất thế kỷ 20, có lần tuyên bố: “Chúng ta có thể tuyên bố chắc chắn rằng bất kể sự kiện nào có xác suất nhỏ hơn 1/10^50 đều không thể xảy ra, bất kể thời gian kéo dài bao lâu và có bao nhiêu cơ hội có thể hình dung được để sự kiện đó xảy ra”. Thật không may, tuyên bố này đã trực tiếp bác bỏ thuyết tiến hóa Darwin.  

Tuyên bố của Émile Borel có ý nghĩa khoa học và triết học rất sâu sắc. Một trong những ý nghĩa mà có lẽ không nằm trong ý tưởng của Borel là xác suất Borel một cách tự động bác bỏ Tuyệt Tự Sinh của Thuyết Tiến hóa. Nói ngắn gọn, Xác suất Borel trực tiếp bác bỏ Thuyết Tiến hóa.  

Thật vậy, như chúng ta đã biết:

Thuyết Tự Sinh (Abiogenesis) – một học thuyết về nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa – cho rằng sự sống đầu tiên đã ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh cách đây vài tỷ năm. Học thuyết này có nhiều phiên bản với những tên gọi khác nhau, nhưng chung quy có hai phiên bản (version) chủ yếu:

Phiên bản cổ điển (classical version), được gọi là “học thuyết sự sống hình thành tự phát” (the doctrine of spontaneous generation), do đại triết gia Aristotle nêu lên từ thời cổ đại, kéo dài mãi cho tới giữa thế kỷ 19 mới bị đập tan bởi Thí nghiệm bình cổ cong thiên nga của Louis Pasteur cùng với Định luật Tạo Sinh do ông nêu lên, rằng “sự sống chỉ ra đời từ sự sống”.

Phiên bản hiện đại (modern version), có rất nhiều biến thể hoặc tên gọi khác nhau, nhưng đều được tạo cảm hứng bởi phiên bản đầu tiên là “cái ao nhỏ ấm áp” (the warm little pond), do Charles Darwin nêu lên năm 1871 (toàn bộ ý kiến của Darwin về vấn đề này chỉ vẻn vẹn có vài câu rất sơ dài mang tính phỏng đoán, trong một lá thư ông gửi cho một người bạn).

Hai phiên bản cổ điển và hiện đại tuy khác nhau về chi tiết, nhưng tư tưởng cơ bản thì giống nhau, rằng sự sống tự sinh ra một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh mà không cần sự trợ giúp bởi bất kỳ cái gì khác, vì thế về thực chất, cả hai đều là những phiên bản của cùng một học thuyết được gọi là Thuyết Tự Sinh, một giả thuyết 100% đối lập với Định luật Tạo Sinh (The Law of Biogenesis) do Louis Pasteur khám phá ra từ năm 1861.

Nói cách khác, Thuyết Tự Sinh chống lại một định luật cơ bản của sinh học, đó là Định luật Tạo Sinh, do đó ắt Thuyết Tự Sinh phải SAI, hoặc Thuyết Tự Sinh mang tính chất phản khoa học (anti-scientific), vì nó trái với một định luật khoa học đã được thừa nhận!

Đúng như nhà sinh học Thụy Điển Soren Lovtrup đã nói, rằng chỉ có một thiểu số chống lại thuyết tiến hóa vì lý do tôn giáo, còn đa số bác bỏ học thuyết này vì lý do khoa học. Có rất nhiều lý do khoa học để bác bỏ Thuyết Tự Sinh, nhưng có 6 lý do chủ yếu sau đây, như đã được trình bày ở Chương 5 cuốn “Định lý Gödel, Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, của Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức xuất bản năm 2019, tái bản 2022:

  1. Thuyết Tự Sinh là bất khả thi vì nó vấp phải Định luật Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống – mọi thí nghiệm của Thuyết Tự Sinh đều không thể tạo ra các phân tử bất đối xứng mà sự sống đòi hỏi.
  2. Thuyết Tự Sinh chống lại Định luật Tạo Sinh, một định luật đã được khoa học thừa nhận. Đây là lý do đầu tiên trong 9 lý do để Tạp chí New Scientist tuyên bố “Darwin Was Wrong” (Darwin đã SAI) trong số ra ngày 24/01/2009, nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Darwin.
  3. Thuyết Tự Sinh bị bác bỏ bới toán học xác suất.
  4. Thuyết Tự Sinh phản lại Định luật Entropy.
  5. Thuyết Tự Sinh bế tắc vì Nghịch lý Con gà và Quả trứng.
  6. Thuyết Tự Sinh bị bác bỏ về mặt triết học bởi Định lý Gödel

Hôm nay chúng ta thảo luận thêm về lý do thứ 3: Thuyết Tự Sịnh bị Toán học xác suất bác bỏ. Nhiều nhà toán học đã đưa ra những kết quả khác nhau cho thấy toán học xác suất bác bỏ cơ hội sự sống ra đời ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh. Tôi đã tìm hiểu nhiều bài toán xác suất đó, và cuối cùng nhận ra rằng kết quả thú vị nhất và cũng thuyết phục nhất là xác suất do Sir Fred Hoyle, nhà thiên văn toán học xuất sắc nhất nước Anh trong thế kỷ 20, công bố:

P(A) = 1/10^40.000

trong đó P = Probability = Xác suất, và A = Abiogenesis = Thuyết Tự Sinh.

Với kết quả đó, Fred Hoyle tuyên bố:

Cơ may để sự sống ra đời từ vật chất không sống bằng 1/10^40.000… Số mũ đó đủ lớn để chôn vùi Darwin cùng toàn bộ thuyết tiến hóa. Không hề có nồi soup nguyên thủy trên hành tinh này hoặc ở bất cứ hành tinh nào khác, và nếu sự khởi đầu của sự sống không phải là ngẫu nhiên thì suy ra nó ắt phải là sản phẩm của trí thông minh có mục đích” (The likelihood of the formation of life from inanimate matter is one out of 10 to the power of 40,000…It is big enough to bury Darwin and the whole theory of evolution.  There was no primeval soup, neither on this planet nor on any other, and if the beginnings of life were not random, they must therefore have been the product of purposeful intelligence)[2].

Nếu hôm nay Thuyết Tự Sinh vẫn đang tồn tại, thì đơn giản đó là một “trò hề”, như Tiến sĩ Don Boys đã nói[3]. “Trò hề” đó là một nghịch lý trớ trêu trong nền khoa học giáo dục toàn cầu.

Một lần, trong một cuộc thảo luận liên quan đến khoa học về sự sống, khi tôi trình bày xác suất của Fred Hoyle, rằng P(A) = 1/10^40.000, và do đó Thuyết Tự Sinh là hão huyền, một sinh viên phát biểu:

–  Theo lý thuyết xác suất, một hiện tượng có xác suất lớn hơn không, dù nhỏ bao nhiêu, cũng vẫn có thể xảy ra. Một sự kiện chỉ có thể biết chắc chắn không bao giờ xảy ra khi xác suất của nó bằng 0.

–  Cám ơn bạn đã có ý kiến, tôi trả lời, rồi nói tiếp, nhưng bạn cần học hỏi thêm về lý thuyết xác suất. Cụ thể bạn hãy nghiên cứu xác suất Borel. Borel là một trong những nhà toán học xác suất giỏi nhất thế giới trong TK 20 đấy, bạn đã biết chưa? Và bạn đã biết gì về xác suất Borel chưa? Nếu chưa thì bạn cần tìm hiểu. Một khí bạn đã hiểu xác suất Borel là gì, bạn sẽ không còn thắc mắc như ý kiến bạn vừa phát biểu nữa. Ý kiến của bạn cho thấy bạn đã học lý thuyết xác suất, nhưng chưa đủ để hiểu tại sao Thuyết Tự Sinh là bất khả thi. Xác suất do Fred Hoyle quá nhỏ so với xác suất Borel, do đó điều Fred Hoyle tuyên bố là hoàn toàn đúng, rằng “Số mũ đó đủ lớn để chôn vùi Darwin cùng toàn bộ thuyết tiến hóa” …

Xin nói thêm trong câu chuyện hôm nay:

Nếu bạn không tin vào định lý của Borel, rằng mọi hiện tượng có xác suất nhỏ hơn 1/10^50 đều không thể xảy ra, thì theo tôi, bạn phải làm một luận án bác bỏ định lý của Borel, nếu không, ý kiến của bạn sẽ vô giá trị.

Nếu bạn không muốn mệt óc tìm hiểu xác suất Borel, tôi có thể giúp bạn tiếp cận với xác suất này theo một kiểu lập luận dễ hiểu:

Trước hết, hãy tính xác suất để một con khỉ gõ piano ngẫu nhiên thành bản nhạc Romance của Beethoven. Trước khi tính toán, bạn cũng nên thưởng thức bản nhạc ấy để có cảm nhận về sự kì diệu của con người, như Kinh Thánh đã nói rằng Chúa sáng tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài. Đó là điều Darwin không hiểu, nên ông mới nói liều rằng vượn tiến hóa thành người. Đây, bản Romance của Beethoven:

Beethoven – Romance for Violin and Orchestra No. 2 in F major, Op. 50 (Kurt Masur & Renaud Capuçon)

Bây giờ trở lại câu chuyện xác suất.

Một học sinh lớp 12 giỏi toán sẽ biết cách tính xác suất để một con khỉ gõ piano ngẫu nhiên thành bản Romance của Beethoven. Ký hiệu xác suất đó là P(M), trong đó P = xác suất, và M = Monkey = con khỉ. Kết quả tất nhiên sẽ là một số P(M) > 0, nhưng trí thông minh trực giác của em học sinh đó cũng nói với em rằng hiện tượng con khỉ gõ piano thành bản Romance của Beethoven là chuyện không bao giờ xảy ra – niềm tin cho rằng con khỉ gõ piano ngẫu nhiên có thể thành bản Romance của Beethoven là niềm tin của một kẻ có vấn đề thần kinh.

Vậy có thể xây dựng một Tiên đề: P(M) là một số dương tương ứng với xác suất của một hiện tượng không bao giờ xảy ra. Từ đó chúng ta có thể nêu lên một định lý tương tự như định lý của Borel, rằng mọi hiện tượng có xác suất nhỏ hơn P(M) sẽ không bao giờ xảy ra. 

Từ đó có thể kết luận một cách khoa học rằng Thuyết Tự Sinh là một ảo tưởng hão huyền!

Ảo tưởng ấy còn trở nên hão huyền hơn khi khoa học về sự sống hiện đại khám phá ra rằng hóa ra Mã DNA mới là yếu tố quyết định để sự sống ra đời. Không có Mã DNA thì dù cho các phản ứng hóa học trong “cái ao ấm áp” của Darwin hay trong “nồi súp nguyên thủy” của Oparin-Haladane có kéo dài 13.5 tỷ năm cũng chẳng bao giờ có sự sống!

Vậy làm thế nào để các phản ứng hóa học tự nó đẻ ra Mã DNA? Đó là câu hỏi do Perry Marshall và nhóm khoa học của ông nêu lên như một thách thức những ai muốn bênh vực thuyết tiến hóa Darwin, xin hãy trả lời. Nếu trả lời được, thuyết tiến hóa sẽ đạt tới vinh quang chưa từng có trong khoa học, với Giải thưởng “khủng” 10 TRIỆU USD[4].

Trong con mắt của những người thấy rõ tính phi khoa học của thuyết tiến hóa, Giải thưởng 10 Triệu USD là một cách chế giễu những ảo tưởng ngông cuồng trong khoa học.

DJP 11/12/2022


[1] https://quotefancy.com/quote/1636930/Emile-Borel-The-occurrence-of-any-event-where-the-chances-are-beyond-one-in-ten-followed

[2] https://viethungpham.com/2018/03/24/quotes-on-darwinism-trich-dan-ve-hoc-thuyet-darwin-1/

[3] http://www.cstnews.com/Code/FaithEvl.html

[4] https://viethungpham.com/2022/11/27/the-giant-prize-worth-10-us-for-evolution-giai-thuong-khung-10-trieu-usd-cho-thuyet-tien-hoa/

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s