Gärtner – Mendel: Species are fixed / Gärtner – Mendel: Loài là cố định

Species are fixed. That’s one of the most important consequences of Mendel’s Laws of Heredity. The first person to claim the stability of species was the famous German biologist of the early 19th century, Karl von Gärtner. He was considered the man who had great influence on Gregor Mendel.

0

Loài là cố định. Đó là một trong những hệ quả quan trọng nhất của các Định luật Mendel về Di truyền. Người đầu tiên khẳng định tính ổn định của loài là nhà sinh học người Đức nổi tiếng đầu thế kỷ 19, Karl von Gärtner. Ông được xem là người có ảnh hưởng lớn đến Gregor Mendel.

Thế hệ tôi, học trò lớp cuối phổ thông trung học năm 1962, không được học lý thuyết di truyền của Mendel. Sau này chúng tôi phải tự học. Ngay từ khi hiểu được lý thuyết này, tôi đã nhanh chóng rút ra những kết luận quan trọng sau đây:

  1. Tồn tại một phần tử rời rạc chịu trách nhiệm di truyền, được gọi là gene. Sau này được biết rõ đó là DNA.
  2. Sự di truyền tuân thủ các quy tắc toán học chính xác, bất di bất dịch, điều này chứng tỏ sự sống đã được thiết kế một cách có chủ ý.
  3. Nhờ tính chính xác đó, cơ chế di truyền đảm bảo tính cố định của loài, mà ngạn ngữ đông tây đều đã nói: “cha nào con nấy”.   

Cả 3 kết luận đó đều cho thấy không thể có sự biến đổi loài. Ngược lại, nó chứng tỏ loài là cố định. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế – trong thực tế không có bất kỳ một bằng chứng nào chứng tỏ có sự biến đổi loài. Tất cả những ai nói có sự biến đổi loài đều là nói theo sách vở chứ không phải thực tế. Sách vở ấy nói lại những điều Darwin đã nói. Còn chính Darwin thì nói theo trí tưởng tượng, theo sự phỏng đoán dựa trên những biến đổi trong loài mà ông chứng kiến trên đảo Galapagos. Khoa học càng phát triển càng cho thấy phỏng đoán của Darwin là sai. Chính các Định luật Mendel về Di truyền cho thấy Darwin sai. Các nhà tiến hóa đầu thế kỷ 20 biết rõ điều này hơn ai hết, vì thế họ phải sáng chế ra học thuyết Tân-Darwin, ngụy biện rằng tích phân vô số các đột biến gene sẽ làm thay đổi bộ gene của loài, do đó sẽ biến loài này thành loài khác.

Phải nói ngay rằng học thuyết “đột biến gene dẫn tới tiến hóa” cũng là chuyện tưởng tượng, phỏng đoán chứ không phải thực tế. Có nghĩa là cả học thuyết Darwin lẫn Tân-Darwin đều là những giả thuyết dựa trên trí tưởng tượng thuần túy, thay vì một lý thuyết khoa học dựa trên việc quy nạp các sự kiện thực tế, hoặc dựa trên các thí nghiệm có thể kiểm chứng được để từ đó rút ra những định luật không thể chối cãi.

Nhưng trong khi các nhà tiến hóa tiếp tục tô vẽ giấc mơ hão huyền của mình, những người tỉnh táo vẫn bám lấy thực tiễn để khám phá sự thật. Một trong số đó là Karl von Gärtner, người đầu tiên khẳng định loài là cố định!

1 Gartner

Theo Wikipedia[1], Karl Friedrich von Gärtner (1772 –1850) là một nhà thực vật học nổi tiếng người Đức, con trai của nhà thực vật học Joseph Gärtner.

“Gärtner là người đi tiên phong trong lĩnh vực lai ghép, và được xem là người có ảnh hưởng quan trọng đến Gregor Mendel”.

Gärtner từng chống lại học thuyết của Carl Linnaeus – một học thuyết nói rằng loài thực vật mới có thể nẩy sinh thông qua lai ghép (!). Gärtner bảo vệ quan điểm về tính ổn định của loài, lập luận rằng mặc dù có thể có sự biến đổi của loài nhưng loài mới không thể nẩy sinh, vì cómột quy luật chống lại sự thay đổi tự do tùy ý vô giới hạn, đó là quy luật về “tính thừa kế” (reversion) – xu hướng trở lại nguyên tình trạng cũ của sinh vật.

Lời nói sau đây của Mendel năm 1865 cho thấy Mendel nhất trí với Gärtner:

“Căn cứ vào kết quả những thí nghiệm của mình về sự biến đổi (của cây cối), Gärtner đã đi tới chỗ chống đối lại ý kiến của những người theo chủ nghĩa tự nhiên đó – những người chống lại tính ổn định của các loài cây cối và tin vào một sự tiến hóa liên tục của thực vật. Ông ấy (Gärtner) nhận thấy bằng chứng không thể chối cãi rằng loài là cố định bên trong những giới hạn mà chúng không thể thay đổi vượt quá (giới hạn) ấy. Mặc dù ý kiến này không thể được chấp nhận vô điều kiện, mặt khác chúng ta nhận thấy trong những thí nghiệm của Gärtner một sự xác nhận đáng chú ý về giả thiết liên quan đến khả năng biến đổi của cây trồng mà đã được thể hiện”[2]

Được biết, trong công trình của Mendel về “Những thí nghiệm lai giống cây cối” (Experiments on Plant Hybridization), Gärtner được đề cập tới 17 lần.

Một tài liệu đáng tin cậy khác là Bách khoa toàn thư encyclopedia.com[3] cũng cung cấp những sự thật tương tự:

Bắt đầu từ khoảng năm 1824, Gärtner đã dành toàn bộ sức lực của mình cho việc nghiên cứu lai ghép cây trồng. Ông thực hiện những nghiên cứu của mình với tư cách một học giả độc lập, ấy thế mà ông đã trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Hà Lan vào năm 1849.

Tương tự như Mendel, Gärtner cũng tiến hành những thí nghiệm rồi rút ra kết luận, thay vì chỉ quan sát như Darwin. KẾT LUẬN QUAN TRỌNG NHẤT của Gärtner là sự khẳng định loài là cố định! Thật vậy, encyclopedia.com viết:

Ông phủ nhận khả năng “biến đổi loài này thành loài khác thông qua lai tạo” và tin vào sự ổn định của các loài”[4]

Encyclopedia.com đánh giá mặc dù các kết luận mang tính lý thuyết tổng quát của Gärtner còn thiếu sót về kiến ​​thức sinh học đương thời, nhưng các công trình nghiên cứu của ông chứa đựng những quan sát vô cùng phong phú, thể hiện một phương pháp luận mới, và đặc biệt, đó là những hiểu biết đầu tiên về vấn đề lai ghép mà trước đó chưa từng có ai làm. Chắc chắn phương pháp nghiên cứu này đã có ảnh hưởng trực tiếp đến Mendel.

Được biết, Charles Darwin cũng từng đọc Gärtner khi ông đang xây dựng lý thuyết về di truyền của mình. Đó là lý thuyết pangenesis. Đáng tiếc, đó là một lý thuyết mơ hồ, không có một chứng minh nào cả, chỉ toàn những phỏng đoán. Đó là phong cách đặc trưng của Darwin – toàn bộ lý thuyết của ông không hề có một thí nghiệm nào cả, luôn luôn chỉ là những phỏng đoán.

Trong khi đó, các công trình của Gärtner có ảnh hưởng sâu sắc đến Mendel, như encyclopedia.com đã viết:

“Tuy nhiên, công trình của Gärtner gây ra tác động lớn nhất đối với Gregor Mendel, người được truyền cảm hứng trực tiếp từ các công trình của Gärtner”[5].

2 Mendel

Ảnh hưởng của Gärtner đối với Mendel cũng được nhắc đến trong bài báo “Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin” (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và với Darwin) của B. E. Bishop, trên Tạp chí Di truyền ngày 01/05/1996: Journal of Heredity, Volume 87, Issue 3, May 1996, Pages 205–213, địa chỉ trên mạng:

https://doi.org/10.1093/oxfordjournals.jhered.a022986

https://academic.oup.com/jhered/article/87/3/205/908553

Bất kỳ ai khao khát muốn tìm hiểu tư tưởng thực sự của Mendel cũng nên đọc trực tiếp bài báo nói trên. Chú ý rằng Tạp chí Di truyền là tạp chí khoa học có uy tín nhất về di truyền học hiện nay. Nếu bạn chưa có điều kiện đọc bào báo đó, hãy đọc giới thiệu nội dung tóm tắt của nó trong bài “Pasteur và Mendel trên vai người khổng lồ”[6] trên PVHg’s Home ngày 10/08/2021.

Để biết thêm về ảnh hưởng của Gärtner đối với Mendel, xin trân trọng giới thiệu một số ý kiến của Wolf-Ekkehard Lönnig, một nhà sinh học thuộc Viện Max Planck, trong một bài báo của ông nhan đề:

“Johann Gregor Mendel: Why his discoveries were ignored for 35 (72) years”[7] (J. G. Mendel: Tại sao các khám phá của ông không được biết trong 35 (72) năm).

Trong năm 1865, Gregor Mendel đã 2 lần trình bày công trình nghiên cứu của mình mang tên “Thí nghiệm về lai ghép thực vật” (Versuche über Pflanzenhybriden) tại hai cuộc họp của Hiệp hội Lịch sử Tự nhiên Brno ở Moravia vào ngày 8 tháng 2 và ngày 8 tháng 3. Vì thế nhiều nhà lịch sử khoa học coi năm 1865 là năm khám phá ra các Định luật Di truyền. 

Tuy nhiên, sang năm 1896 Mendel mới chính thức công bố những nghiên cứu của mình trên tạp chí “Proceedings of the local society of naturalists” (Biên bản của hội các nhà tự nhiên học địa phương) ở Brno. Vì thế nhiều nhà lịch sử khoa học lại coi năm 1896 mới là năm khám phá ra các Định luật Di truyền.

Mặc dù công trình của Mendel đã được gửi đến rất nhiều trung tâm khoa học lớn và nhiều nhà khoa học lớn về sinh học đường thời, bao gồm cả Hội Hoàng gia Anh, nhưng trong một thời gian dài trước thế kỷ 20, nó đã bị chìm quên lãng. Dường như người ta chỉ thấy ở đó một công trình về lai ghép cây trồng mà không thấy ý nghĩa về di truyền. Trong số 40 nhà khoa học đã được nghe Mendel trình bày trực tiếp, trong đó có Carl Nägeli, một trong những nhà sinh học lớn nhất đương thời, đều không hiểu được ý nghĩa công trình nghiên cứu của Mendel. Mãi cho tới năm 1900 nó mới được tái khám phá, đầu tiên bởi Hugo de Vries. Vì thế, một độc giả trên trang PVHg’s Home có nickname là “Người yêu chân lý” đã nhận xét: “Công trình của Mendel bị lãng quên khoảng 34 năm có lẽ do chẳng ai hiểu được ý nghĩa của chúng.”

Nhưng Wolf-Ekkehard Lönnig, tác giả bài báo đã dẫn ở trên, cho rằng các khám phá của Mendel không được biết đến trong một thời gian dài hơn nhiều: tới 72 năm chứ không chỉ 35 năm. Tại sao vậy? Vì trong một thời gian dài khoảng 37 năm đầu thế kỷ 20 nó vẫn bị các nhà tiến hóa trung thành với Darwin cố tình che đậy. Tại sao họ che đậy? Vì nó trái với quan điểm tiến hóa: các Định luật Di truyền chỉ ra rằng loài là cố định – sự biến đổi của sinh vật không phải vô hạn, mà có giới hạn, giới hạn đó là biến đổi trong loài!

Đây, nguyên văn Wolf-Ekkehard Lönnig viết (chữ nghiêng):

Tất cả các bằng chứng chỉ ra lý do chính như sau: Tư tưởng của Mendel về tính di truyền và sự tiến hóa hoàn toàn trái ngược với tư tưởng của Darwin và những người theo ông. Darwin tin vào sự kế thừa của các ĐẶC TÍNH GIÀNH ĐƯỢC[8] và quan trọng nhất là sự tiến hóa liên tục. Ngược lại, Mendel bác bỏ cả hai, cả sự kế thừa của các ĐẶC TÍNH GIÀNH ĐƯỢC lẫn sự tiến hóa.

Các quy luật do Mendel khám phá được hiểu là quy luật của các yếu tố bất biến đối với một sự biến đổi lớn nhưng hữu hạn, không chỉ đối với các giống nuôi cấy mà còn đối với các loài trong tự nhiên (Mendel 1866, trang 36, 46, 47). Trong chuyên luận ngắn của mình CÁC THÍ NGHIỆM TRONG VIỆC LAI GHÉP THỰC VẬT đã đề cập ở trên, Mendel không ngừng nói về “các đặc trưng không đổi”, “con cái không đổi”, “các tổ hợp không đổi”, “các dạng hằng số”, “quy luật không đổi”, “một loài không đổi”, v.v. (trong các cách kết hợp như vậy tính từ “hằng số không đổi” xuất hiện tổng cộng 67 lần trong bài báo gốc tiếng Đức). Ông tin chắc rằng các quy luật di truyền mà ông đã khám phá đã chứng thực kết luận của Gärtner “rằng các loài là cố định với những giới hạn mà chúng không thể thay đổi”. Và như Dobzhansky đã nói một cách khéo léo: “Thật … không phải là một nghịch lý khi nói rằng nếu ai đó thành công trong việc phát minh ra một định nghĩa tĩnh, có thể áp dụng rộng rãi về loài, thì anh ta sẽ đặt ra những nghi ngờ nghiêm trọng về tính hợp lệ của thuyết tiến hóa”.

Gần đây, trong khi trả lời phỏng vấn của Marco Respinti, một đại diện của tổ chức thiết kế thông minh ở Ý, Wolf-Ekkehard Lönnig nhấn mạnh hai ý kiến sau đây[9]:

  • Đột biến không tạo ra thông tin mới.
  • Đột biến không dẫn tới tiến hóa, mà chỉ dẫn tới thoái hóa!

3

Tất cả những nhận định nói trên cũng được nói rõ trong bài báo của John Michael Fischer, “Debunking Evolution[10] (Bóc trần thuyết tiến hóa). Đây là một bài báo khổng lồ, khoảng hơn 11000 từ, nói rõ cho chúng ta biết hầu như mọi sự thật của thuyết tiến hóa. Những ai muốn biết sự thật của thuyết tiến hóa, rất nên đọc kỹ bài bào này. Xin trích đoạn mở đầu:

“Thuyết tiến hoá” trộn lẫn hai phần với nhau – phần có thực và phần tưởng tượng. Mọi người được cho xem phần thực, khiến họ sẵn sàng tin vào phần tưởng tượng. Đó là cái cách mà tư tưởng về sự tiến hóa sinh học đã lan truyền từ năm 1859. Sự biến đổi (vi tiến hóa)[11] là phần có thực.

Các loại mỏ chim, màu sắc của bướm đêm, kích thước chân, v.v. là sự biến hóa. Mỗi loại mỏ chim và chiều dài của mỏ mà chim sẻ có thể có vốn đã có sẵn trong bộ gene và cơ chế thích nghi của chim sẻ. Các nhà sáng tạo luôn đồng ý rằng có sự biến hóa bên trong các loài. (tôi tô đậm để nhấn mạnh, PVHg)

Điều mà các nhà tiến hóa không muốn bạn biết là có những giới hạn nghiêm ngặt không thể vượt qua đối với các biến dị, điều mà mọi nhà lai tạo động vật hoặc thực vật đều biết rõ. 

Bất cứ khi nào sự biến đổi bị đẩy đến cực điểm bằng cách lai tạo chọn lọc (chẳng hạn như để lấy nhiều sữa nhất từ ​​bò, lấy đường từ củ cải đường, lấy lông trên ruồi giấm, hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác) thì dòng giống sẽ trở nên vô sinh và chết đi. Và khi một đặc điểm tăng lên, những đặc điểm khác giảm đi.

Nhưng các nhà tiến hóa muốn bạn tin rằng những biến đổi vẫn tiếp tục, dần dần tích hợp lại thành những dạng sinh vật mới[12]. Đây chính là chỗ xuất hiện phần tưởng tượng của thuyết tiến hóa. Nó nói rằng thông tin mới được bổ sung vào nguồn gene nhờ đột biến và chọn lọc tự nhiên để tạo ra ếch từ cá, bò sát từ ếch và động vật có vú từ bò sát, v.v…

Nói rõ hơn, thuyết tiến hóa không đặt ra giới hạn về những gì mà sự đột biến hoặc chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra, mà nói rằng mọi thứ trong tự nhiên đều được tạo ra từ đó …..

Nhưng…

Việc khám phá ra các bộ phận hoặc hệ thống mới do đột biến chưa từng được chứng kiến, cũng như chưa từng được thực hiện trong phòng thí nghiệm hóa sinh. Như Franklin Harold, giáo sư đã nghỉ hưu về sinh hóa và sinh học phân tử tại Đại học Bang Colorado, đã viết trong cuốn sách “The Way of the Cell” (Con đường của tế bào) do Nhà xuất bản Đại học Oxford xuất bản năm 2001:

“Hiện tại không có một sự giải thích chi tiết nào của học thuyết Darwin về sự tiến hóa của bất kỳ sinh vật hoặc hệ thống tế bào nào, chỉ có một loạt các suy đoán mơ hồ”. Các nhà tiến hóa thường nói “nó đã tiến hóa”, nhưng không ai nêu lên được những bước biến đổi phân tử vì không ai biết chúng có thể xảy ra như thế nào.

Vậy những thay đổi lớn (vĩ tiến hóa)[13] có thực sự xảy ra không? Các nhà tiến hóa nói với chúng ta rằng không thể nhìn thấy quá trình tiến hóa diễn ra vì nó diễn ra quá chậm. Một thế hệ con người mất khoảng 20 năm từ khi sinh ra đến khi trở thành cha mẹ. Như vậy phải mất hàng chục nghìn thế hệ để hình thành con người từ một tổ tiên chung với loài vượn, từ những quần thể chỉ có hàng trăm hoặc hàng nghìn cá thể. Nhưng chúng ta không gặp vấn đề phiền toái này với vi khuẩn. Một thế hệ vi khuẩn mới sẽ phát triển trong khoảng thời gian ngắn nhất là 12 phút hoặc lên đến 24 giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào loại vi khuẩn và môi trường, nhưng thường là 20 phút đến vài giờ. Có nhiều loại vi khuẩn trên thế giới hơn số hạt cát trên tất cả các bãi biển trên thế giới (và nhiều hạt cát được bao phủ bởi vi khuẩn). Chúng tồn tại trong mọi môi trường: nóng, lạnh, khô, ẩm ướt, áp suất cao, áp suất thấp, nhóm nhỏ, quần thể lớn, bị cô lập, nhiều thức ăn, ít thức ăn, nhiều oxy, không có oxy, trong các hóa chất độc hại, v.v.

Có nhiều biến thể ở vi khuẩn. Có rất nhiều đột biến (trên thực tế, các nhà tiến hóa nói rằng sinh vật nhỏ hơn có tốc độ đột biến nhanh hơn sinh vật lớn hơn). Nhưng chúng không bao giờ biến thành bất cứ cái gì mới. Chúng vẫn luôn luôn là vi khuẩn. Ruồi giấm phức tạp hơn nhiều so với vi khuẩn đơn bào vốn đã phức tạp. Các nhà khoa học thích nghiên cứu chúng vì một thế hệ (từ trứng đến trưởng thành) chỉ mất 9 ngày. Trong phòng thí nghiệm, ruồi giấm được nghiên cứu trong mọi điều kiện có thể tưởng tượng được. Có nhiều biến thể ở ruồi giấm. Có nhiều đột biến. Nhưng chúng không bao giờ biến thành bất cứ điều gì mới. Chúng luôn luôn là ruồi giấm. Nhiều năm nghiên cứu về vô số thế hệ vi khuẩn và ruồi giấm trên khắp thế giới ngày nay cho thấy không hề xảy ra sự tiến hóa.

4

● Ngay từ đâu thế kỷ 19, nhà thực vật học nổi tiếng người Đức, Karl von Gärtner đã khẳng định LOÀI LÀ CỐ ĐỊNH – không có sự biến đổi loài!

● Các Định luật Mendel về Di truyền ủng hộ quan điểm của Gärtner và chính Mendel nói rõ rằng các định luật do ông khám phá chứng thực quan điểm của Gärtner, rằng loài là cố định.

● Quan điểm loài là cố định đe dọa làm sụp đổ thuyết tiến hóa Darwin. Đó là một trong những lý do chủ yếu làm cho các Định luật Mendel về Di truyền chậm được phổ biến ra toàn thế giới (khoảng 37 năm đầu tiên trong TK20).

● Để cứu vãn thuyết tiến hóa, các nhà tiến hóa đã sáng chế ra thuyết Tân-Darwin, với tư tưởng cốt lõi là tích phân vô số đột biến gene sẽ làm thay đổi hệ di truyền của loài, làm cho loài này biến đổi thành loài khác. 

● Nhưng Hội nghị quốc tế Wistar năm 1966 ở Philadelphia đã bác bỏ hy vọng của thuyết Tân-Darwin khi tuyên bố rõ ràng rằng thuyết Tân-Darwin không thể thực hiện được về mặt toán học![14]

● Thực tế, tất cả các thí nghiệm gây đột biến gene trong khoảng 70 năm qua không hề tìm thấy bằng chứng nào ủng hộ thuyết Tân-Darwin, mà chỉ thấy: Đột biến không làm tăng thông tin, không tạo ra thông tin mới; Đột biến chỉ dẫn tới thoái hóa, bệnh tật và cái chết.

DJP, Sydney 21/08/2021


CHÚ THÍCH:

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Karl_Friedrich_von_Gaertner

[2] Gärtner by the results of [his] transformation experiments, was led to oppose the opinion of those naturalists who dispute the stability of plant species and believe in a continuous evolution of vegetation. He perceives in the complete transformation of one species into another an indubitable proof that species are fixed within limits beyond which they cannot change. Although this opinion cannot be unconditionally accepted we find on the other hand in Gärtner’s experiments a noteworthy confirmation of that supposition regarding variability of cultivated plants which has already been expressed

[3] https://www.encyclopedia.com/science/dictionaries-thesauruses-pictures-and-press-releases/gaertner-karl-friedrich-von

[4] He denied the possibility of “the transformation of one species into another through hybridization” and believed in the stability of species

[5] However, Gaertner’s work achieved its greatest impact through its influence on Gregor Mendel, whose investigations were directly inspired by it

[6] https://viethungpham.com/2021/08/10/pasteur-and-mendel-on-giants-shoulders-pasteur-va-mendel-tren-vai-nguoi-khong-lo/

[7] http://www.weloennig.de/mendel.htm#Summary

[8] Acquire traits – những đặc tính phi bẩm sinh, mà hình thành trong quá trình sống kể từ sau khi sinh ra đời.

[9] https://evolutionnews.org/2021/04/a-new-interview-with-wolf-ekkehard-lonnig/

[10] http://www.newgeology.us/presentation32.html

[11] Chú ý, “vi tiến hóa” (Microevolution) là một từ ngữ đánh tráo khái niệm, vì biến đổi trong loài chỉ là biến hóa chứ không phải tiến hóa. Từ ngữ này muốn đánh lừa bạn để bạn tin rằng mọi sự biến đổi đều là biểu hiện của tiến hóa.

[12] Tức là loài mới

[13] Macroevolution, tức là sự biến đổi loài

[14] Xem Mathematicians and Evolution https://evolutionnews.org/2006/07/mathematicians_and_evolution/

6 thoughts on “Gärtner – Mendel: Species are fixed / Gärtner – Mendel: Loài là cố định

  1. Bình luận
    1. Bằng cảm quan thông thường chúng ta cũng nhận biết được một điều đơn giản: loài là cố định:
    Cây cà sẽ sinh ra quả cà chứ không thể sinh ra quả dưa hấu.
    Con dê đẻ ra con dê chứ không sản sinh ra con lợn được.
    Tạo hóa rất cẩn thận trong việc ngăn chặn các loài giao phối với nhau ngay từ những cơ cấu cơ học của các cơ quan sinh sản; Đã có ai nhìn thấy một con ngựa đực giao phối với một con trâu cái chưa (?!). Tiếp theo là cơ cấu sinh – hóa: tinh trùng của ngựa đực không bao giờ có thể chui được vào trứng của con trâu cái được – xin mời “các ngài đứng ngoài cho”(!)
    Tiếp theo về mặt “tâm lý – xã hội” một con ngựa đực chỉ “thích” giao hợp với một con ngựa cái, nó không có hứng thú giao phối với một con trâu cái, có lẽ khi nhìn thấy 2 cái sừng nhọn hoắt của con trâu cái nó đã phát hoảng rồi. Đối với một con dê đực thì con dê cái là “đẹp nhất” chứ không phải là một hoa hậu của loài người (!).
    Đấy là các loài sinh vật lưỡng tính.
    Đối với các loài đơn tính, đơn bào thì việc phân chia tế bào để tạo ra hậu duệ đã được Tạo hóa đặt dưới sự kiểm soát và sửa lỗi của MỘT CHƯƠNG TRÌNH SỬA LỖI DNA rồi (Giải Nobel Hóa học 2015)
    2. Đa dạng để phát triển:
    Để đa dạng hóa hệ sinh thái, Tạo hóa đã:
    + TẠO RA khá nhiều LOÀI khác nhau, từ virus, vi khuẩn đến lợn bò gà chó, chim chóc đủ thứ, cỏ cho voi ăn, lúa gạo cho con người…chưa có thống kê đầy đủ về tổng số các loài có trong hệ sinh thái của trái đất, nhưng có thể đoán con số này là rất lớn.
    + CHO PHÉP có sự BIẾN ĐỔI NHỎ trong mỗi loài trong sinh sản hữu tính:
    Mỗi cá thể có một bộ gen riêng trong DNA, khi giao tử đực và giao tử cáí của một loài phối hợp với nhau sẽ tạo nên một sự đa dạng KINH KHỦNG trên các cá thể hậu duệ.
    Nhưng cần nhớ rằng: đây chỉ là những biến đổi nhỏ trong một loài, nó không thể phá vỡ những tiêu chí cơ bản, cốt lõi của loài để sinh ra LOÀI KHÁC.
    3. Định lý Godel về sự cố định của LOÀI trong cơ cấu di truyền.
    Mỗi loài có một DNA đặc trưng.
    DNA mỗi loài hoạt động theo một hệ tiên đề đặc trưng bao gồm nhiều nhóm tiên đề khác nhau, thí dụ:
    + Nhóm tiên đề của LOÀI.
    + Nhóm tiên đề cho phép những BIẾN ĐỔI NHỎ TRONG LOÀI
    + Nhóm tiên đề đảm bảo cho những biến đổi nhỏ trong loài KHÔNG PHÁ VỠ những tiêu chí cơ bản/ cốt lõi của loài.
    + Nhóm tiên đề đảm bảo NGĂN CẤM các loài giao phối với nhau
    + Và nhiều nhóm tiên đề khác.
    Thí dụ: chúng ta thấy loài chim có hàng nghìn loại khác nhau nhưng chúng phải tuân theo một hệ tiêu chí đặc trưng của LOÀI CHIM: có cánh (thường là 2), biết bay, bay được v.v…
    4. Hy vọng rằng, ngày nay với sự hiểu biết về DNA các nhà khoa học có thể:
    + Lập bản đồ gene cho mỗi loài.
    + Đọc và hiểu được Bản đồ gene của mỗi loài, thậm chí của các cá thể riêng biệt trong loài
    + Ứng dụng khoa học để nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của loài người, phát triển hệ sinh thái của trái đất phù hợp với những quy luật tự nhiên và xã hội.

    Đã thích bởi 2 người

    • Xin trân trọng cảm ơn quý độc giả muathu2021,
      Chúng tôi đánh giá cao bình luận của quý ông/bà. Bình luận của ông/bà sẽ được tổng hợp trong một bài báo nhan đề “Ý kiến của công chúng về Pasteur và Mendel”.
      Rất mong ông/bà tiếp tục bình luận trên PVHg’s Home.
      PVHg

      Thích

  2. Tôi rất thích bình luận của bạn muaThu2021.
    Tôi nhất trí rằng bằng cảm quan thông thường chúng ta cũng nhận thấy rằng loài là cố định.
    Người biết rõ điều này nhất là các nhà lai tạo giống cây trồng và súc vật chăn nuôi.
    Việc lai tạo chính là tác động buộc sinh vật biến đổi! Kinh nghiệm hàng nghìn năm dạy cho các nhà lai tạo giống biết rõ một ĐỊNH LUẬT CỦA ÔNG TRỜI là:
    Loài là giới hạn của việc lai tạo, hoặc loài là GIỚI HẠN CỦA MỌI SỰ BIẾN ĐỔI.
    Vậy tại sao ông Darwin dám nói loài này biến thành loài khác?
    Phải chăng vì ông coi thường người nông dân, coi họ là không có hiểu biết khoa học?
    Phải chăng ông muốn sánh vai với Newton giải thích mọi bí mật của sự sống chỉ bằng một vài nguyên lý đơn giản?
    Tham vọng của ông muốn làm chuyện vá trời lấp biển nhưng thực ra là ông … dốt. Vì kinh nghiệm và trực giác của người nông dân bình thường cũng đủ để nhận thấy rằng loài không thể thay đổi.
    Mọi bằng chứng đều chống lại ông Darwin, thay vì ủng hộ ông.
    Cám ơn chú Hưng vì đã xới vấn đề loài là cố định lên để cho mọi người biết rằng Mendel phủ nhận Darwin chứ không ủng hộ. Việc kết hợp học thuyết Darwin với các Định luật di truyền của Mendel thành thuyết Tân Darwin rõ ràng là một việc làm cưỡng bức, gượng ép và phản khoa học, vì về bản chất các định luật di truyền trái với khái niệm biến đổi loài!
    Đột biến không dẫn tới tiến hóa, mà chỉ dẫn tới thoái hóa, bệnh tật, và cái chết.
    TM

    Đã thích bởi 1 người

  3. Pingback: Gärtner – Mendel: Một nghi vấn về khả năng biến đổi loài theo thuyết tiến hóa – Tổng hợp tin tức đầy đủ, được cập nhật từ nhiều nguồn trên toàn thế giới.

    • Kính gửi trang TIN TỨC:
      Bài mới của quý vị có một câu bị lỗi đánh máy:
      “Ông được xem lại người có ảnh hưởng lớn đến Gregor Mendel.”
      Xin sửa lại là:
      “Ông được xem là người có ảnh hưởng lớn đến Gregor Mendel.”
      PVHg

      Thích

  4. Pingback: Những trích dẫn thú vị trên trang Pinterest (1) - Nghệ An news

Bình luận về bài viết này