Ảnh bên: Tiến hóa? Không thể!
Please continuously listen to the following opinions in our seminar of biology and evolution on PVHg’s Home. Many of them are so interesting and profound that they may be considered as official messages sent to evolutionists, especially to the ones who are still dreaming in the mythical story of Darwin’s evolution…
Xin mời tiếp tục lắng nghe những ý kiến sau đây trong hội thảo chuyên đề sinh học và tiến hóa trên PVHg’s Home. Nhiều ý kiến thú vị và sâu sắc đến nỗi có thể được xem như những thông điệp chính thức gửi tới các nhà tiến hóa, đặc biệt tới những ai vẫn còn đang mơ mộng trong câu chuyện hoang đường về tiến hóa của Darwin…
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:
True Biology: Nền Sinh học chân chính
23/09/2015 Piltdown Man: Evolution Greatest Hoax / Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất về tiến hóa
Thanh Phan Chi
1. Thế là rõ rồi. Động cơ đằng sau vụ này là cái Danh và cái Lợi.
2. Tôi nghi là một họa sỹ nổi tiếng thời đó đã được thuê để vẽ bức họa này. Bố cục bức tranh đã được đặt hàng một cách tỉ mỉ: Có chân dung Darwin treo trên tường, các “tông đồ” với vẻ mặt “hân hoan một cách nghiêm nghị” trước “phát hiện khoa học lớn”. Chỉ tiếc là bức họa rất đẹp.
3. Hiện có vô số thí dụ tương tự về thói háo danh, hám lợi, vị kỷ trong giới khoa học. Đến đây tôi lại chợt liên tưởng tới những nhà khoa học chân chính như Pasteur, Yersin, Pascal, Bruno, Galilé…
Nguyễn Bình
Bài báo có bố cục thật sâu sắc. Anh PVH đã rất công phu tả lại lịch sử của cuộc lừa dảo tưởng như dài vô tận này, và các kết quả bi hài của nó. Và rõ ràng là Danh và Lợi đã làm mờ mắt một số kẻ ngụy khoa học. Đó là nguyên nhân dễ hiểu nhất và phổ biến nhất cho mọi cuộc lừa đảo.
Trương Wang
Cho con cám ơn vì bài viết này của chú, rõ ràng những người đã làm ra chuyện này mục đích của họ cũng chỉ vì danh lợi và hậu quả mà họ đã gây ra thì thật là tai hại, bây giờ ra đường hỏi bất chợt một người nào đó câu: “Tổ tiên con người là ai ?” chắc chắn họ sẽ trả lời không một chút đắn đo “Đó là khỉ”, học thuyết Darwin cùng những gì mà nó đã gây ra cho xã hội này thì khỏi phải nói là quá nghiêm trọng, nó cài đặt vào trong suy nghĩ của từng người “Tổ tiên ta là khỉ” và cuộc sống là sinh tồn, tranh giành, chiếm đoạt, xã hội hiện đại bây giờ vận hành trên quy luật đó, chỉ vì sự háo danh mà những người được mệnh danh là nhà khoa học này đã bất chấp mọi thứ, vì niềm tin mù quáng vào một thần tượng nào đó mà họ đã bán rẻ sự thật.
25/09/2015 LIFE EXPLOSION / Sự bùng nổ sự sống
Thanh Phan Chi
Sau khi chết, thi hài của Darwin đã được an táng tại Đại giáo đường Westminster London, nơi đã từng là địa chỉ yên nghỉ của Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhất, các quốc vương và nhiều Danh nhân khác của nước Anh như Newton, Dickens…Điều này cho thấy đương thời Darwin đã được xã hội Anh quốc đánh giá và tôn vinh cao như thế nào. Có lẽ đây là một sự lầm lẫn tệ hại của lịch sử. Nhưng đây không phải là một trường hợp duy nhất đối với một người được lịch sử cho là “vĩ nhân”. Các nhà sử học, các khoa học gia, các chính trị gia, các bình luận gia…liệu có câu trả lời rốt ráo cho vấn đề này không ? Phải chăng cái trí tuệ của loài người không bao giờ có đủ năng lực để đánh giá một vấn đề nào đó cho đến nơi đến chốn, cho dù các hiện tượng xảy ra đã có một “độ lùi lịch sử” nhất định của chúng ? Hay phải chăng loài người chưa đủ độ tin cậy để Thượng đế có thể trao quyền đánh giá mọi chuyện, để đến nỗi loài người phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác trong suốt chiều dài của lịch sử ? Có lẽ là do cả hai.
Chien Van Pham
Cảm ơn tác giả đã có loạt bài về các sai lầm của học thuyết tiến hóa Darwin giúp người đọc cần có những tường minh trong quan niệm thế giới quan của mình.
Không còn nghi ngờ gì khoa học đã cống hiến cho nhân loại hưởng các thành quả phát triển rất ấn tượng nhưng khoa học cũng tồn tại các mặt hạn chế mà người ta nhìn thấy rất rõ xuất phát từ: Sự ngộ nhận trong khoa học; Mặt tối “tiêu cực” của khoa học; Sự lãng phí trong khoa học…
Trong giới nghiên cứu khoa học nói riêng từ xưa đến nay người ta đã chỉ ra rất nhiều “căn bệnh” và khi sự thật bị phanh phui thì mới thấy các nguyên nhân cũng xuất phát từ động cơ không lành mạnh của cá nhân.Thế nhưng nó đã tồn tại trong thời gian không ngắn trong cộng đồng khoa học và đã gây ra những hệ lụy tiêu cực. Nếu ai chưa đọc tôi xin liệt kê một số bài báo đã chỉ ra 02 căn bệnh chết người như dưới đây:
1. Sự lừa đảo và những vụ lừa dối trong khoa học.
Vào năm 2006 tại Hàn Quốc đã xảy ra một vụ xì căng đan chưa từng thấy trong giới nghiên cứu khoa học nước này. Trường đại học Quốc gia Seoul của Hàn Quốc đã buộc phải ký một quyết định quan trọng là tước danh vị “nhà khoa học tối cao” của giáo sư Hwang Woo Suk và loại khỏi ban giảng dạy của mình.
Đây là một câu chuyện không thể ngờ với người Hàn Quốc vì người dân Hàn luôn luôn sùng bái và tin ông là một ứng viên tương lai của giải Nobel để đem danh dự tầm cỡ thế giới cho nước này sau nhiều năm tháng phấn đấu.Chính phủ Hàn Quốc đã không ngần ngại chi đến 600.000 USD mỗi năm và hãng hàng không quốc gia còn tặng vé miễn phí cho ông cả đời. Ông Hwang vốn là một bác sĩ thú y đã nhanh chóng được biết đến khi tuyên bố nhân bản thành công chó Snoopy (giống Afghanistan). Danh tiếng của ông nổi như cồn khắp thế giới sau hai bài báo đăng trên tờ tạp chí khoa học danh tiếng Science trong hai năm 2004 và 2005: giới thiệu với cộng đồng nghiên cứu 11 dòng tế bào gốc nhân bản được từ tế bào phôi người. Báo chí Hàn Quốc đã mô tả đây là một thành công tạo hi vọng cho nghiên cứu y học thế giới vì những dòng tế bào gốc này sẽ được dùng chữa trị những căn bệnh nan y như bại liệt hoặc suy giảm di truyền.
Nhưng sự thật ra sao: Đồng nghiệp của ông đã tố cáo với báo giới về việc gian dối kết quả cho nghiên cứu khoa học và cho biết kết quả những xét nghiệm ADN của các dòng tế bào gốc của nhóm ông Hwang giống một cách quá hoàn hảo với các tế bào nguồn.
Ông Hwang không còn cách nào khác phải xin lỗi dân chúng và chính phủ. Nhưng đến lúc này thì mọi chuyện đã trở nên quá tồi tệ. Tạp chí Science rút lại hai bài báo đã đăng với sự đồng ý của các tác giả (bài đầu có 15 người đồng ký tên và bài sau những 25 người). Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố rút lại hỗ trợ tài chính và mở ngay hai cuộc điều tra độc lập.
Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc phải nhận trách nhiệm và phải từ chức. Phe đối lập ở Hàn Quốc nhân vụ này làm ầm ĩ đòi chính phủ phải tìm cách thu hồi tiền dân đóng thuế chi xài vô độ cho những việc nghiên cứu giả mạo. Cũng nhờ đó người dân mới biết nhóm của ông Hwang đã được nhận tài trợ những 40 triệu USD! Vụ xìcăngđan nhân bản của ông Hwang thật sự làm bàng hoàng người dân Hàn Quốc. Nhưng đau đớn hơn là cho đến giờ họ vẫn chưa hiểu vì lý do gì ông Hwang đã dám làm những chuyện xằng bậy đó để tiền đóng thuế của dân tan thành mây khói. Nhiều ý kiến tạm cho rằng ông Hwang đã quá háo danh và không dừng lại được trước những lời xưng tụng.
2/Các mối thâm thù và hiềm khích trong khoa học
Những mối hiềm khích trong giới khoa học rất sâu sắc và dai dẳng có từ rất lâu. Báo chí một thời đã nói về vụ tranh cãi lớn giữa 2 nhà thiên văn Shapley và Curtis về luận điểm Mặt Trời nằm ở trung tâm Ngân Hà hay vụ tranh cãi bản quyền vi tích phân kịch liệt giữa Newton và Lebniz.
Và tôi xin chỉ ra 02 câu chuyện khá sâu sắc về mối thâm thù này giữa 02 thế kỷ khác nhau giữa những nhà khoa học lớn:
Câu chuyện thứ nhất là Edison và Tesla trong “Cuộc chiến giữa các dòng điện”
Đầu thế kỷ XX nhà phát minh Edison có hơn 100 trạm phát điện ở Mỹ, cung cấp điện một chiều cho người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng hao hụt điện năng trong quá trình truyền tải, Nikola Tesla, lúc đó là nhân viên của Edison, đã đề xuất ý tưởng sử dụng dòng điện xoay chiều nhưng Edison không tán thành. Để bác bỏ ý tưởng của Tesla, Edison khẳng định rằng dòng điện xoay chiều có khả năng gây chết người cao hơn.
Năm 1903, một con voi trong rạp xiếc ở Mỹ bỗng nổi điên và giết chết 3 người. Nó lập tức bị coi như một hiểm hoạ cần phải loại trừ. Edison nhìn thấy cơ hội để chứng minh sự nguy hiểm của dòng điện xoay chiều cho mọi người, thế là ông đề xuất việc giết con voi này bằng dòng điện xoay chiều. Con voi đã bị giết chết bằng dòng điện 6.000 vôn nhưng trước đó đã được Edison cho ăn cà rốt tẩm với xyanua
Tuy nhiên sau đó người ta đã chứng kiến các ưu điểm vượt trội của dòng điện xoay chiều và nó là lựa chọn đúng đắn; máy phát điện, mạng lưới truyền tải điện (xoay chiều) và động cơ xoay chiều là thành quả nghiên cứu miệt mài của Tesla.
Câu chuyện thứ hai là :”Cuộc chiến lỗ đen giữa Hawking và Susskind”
Hawking và Susskind, được mệnh danh là 02 gã khổng lồ trong ngành vật lý lý thuyết, nhưng “chiến đấu” một mất một còn về việc liệu thông tin khi bị nuốt vào các lỗ đen có bị mất đi mãi mãi một khi các lỗ đen này bốc hơi hay không.
Năm 1983, Hawking nêu lên giả thuyết rằng “thông tin bị sẽ bị mất đi trong sự bốc hơi của lỗ đen”. Với Susskind, một lý thuyết gia định lượng, thì điều này là không đúng đắn bởi nguyên lý là thông tin sẽ được bảo toàn; nó không bao giờ có thể bị biến thành hư không. Nếu Hawking đúng, các nền móng của ngành định lượng đều bị hủy diệt. Cuộc chiến dai dẳng kéo dài hơn 20 năm, cuối cùng, Hawking thú nhận mình thua cuộc sau các công trình nghiên cứu về Nguyên lý toàn ảnh (Holography).
Nhà khoa học cũng như người đời không nhiều thì ít cũng dễ mắc phải “Tam độc” mà như trong Phật Giáo đã cảnh giới đó là “tham, sân, si” và Đức Phật đã chỉ ra cho người đời cần biết tránh và điều chỉnh để hướng tới tính Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc đời.
Phạm Việt Hưng
Cám ơn anh Phạm Văn Chiến. Bình luận của anh rất phong phú, sâu sắc. Thắng lợi của Susskind đối với Hawking rất quan trọng. Nó chỉ ra rằng THÔNG TIN không phải là vật chất và năng lượng. Tư tưởng này sẽ rất hữu ích đối với việc phê phán và bác bỏ thuyết tiến hóa. Sai lầm lớn và chủ yếu của thuyết tiến hóa là nó không nhìn thấy thông tin, mà chỉ nhìn thấy vật chất hữu hình. Do đó nó không thấy CÁI GÌ HƯỚNG DẪN sự sống. Vì thế nó bịa ra khái niệm chọn lọc tự nhiên, một khái niệm mù mờ không dựa trên cơ sở khoa học nào cả, chỉ là phỏng đoán. Với DNA, khoa học nhận ra rằng THÔNG TIN hướng dẫn sự sống phát tiển theo hướng ĐA DẠNG HÓA chứ không phải tiến hóa. Chỉ có biến hóa chứ không có tiến hóa. Vụ nổ Cambri là minh chứng điển hình. Tôi sẽ sử dụng một phần ý kiến của anh cho bài viết mới. Thank you anh. PVHg
Nguyễn Bình
Anh Hưng thân mến. Cảm ơn anh đã cho cập nhật các bài báo cung cấp các luận cứ về cách hiểu về thuyết tiến hóa, và nó đang được nhìn nhận là sai lầm. Nhưng theo chỉ dẫn của bài sự bùng nổ Cambri, tôi đã đọc bài Tiến hóa theo đường dẫn của wiki sau đây:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn_h%C3%B3a
và thấy rằng họ phân tích có sự biến đổi kiểu gien, tương tác kiểu gien và môi trường, có biến dị… Mong anh cho thêm ý kiến. Tôi là người ủng hộ thuyết sáng tạo, nhưng chưa đủ để suy nghĩ độc lập với bài Tiến hóa trên. Mong anh quan tâm. Xin cảm ơn anh.
Phạm Việt Hưng
Anh Bình thân mến, Cám ơn anh đã trao đổi. Về câu hỏi của anh, tôi có ý kiến sau: Trang mạng Wikipedia không phải là trang mạng khách quan, ít nhất về các vấn đề tiến hóa. Tôi đã đọc nhiều trang của Wikipedia về sinh học, tôi thấy rõ quan điểm của họ là ủng hộ tiến hóa, chống thuyết sáng tạo và thuyết thiết kế thông minh.
Về ý kiến của họ về biến đổi gene, tôi không tán thành, vì biến đổi gene thường: Gây nên bệnh tật, không gây nên tiến hóa; Nếu có biến đổi gene, chỉ biến đổi trong loài, không biến loài này thành loài khác; Ý kiến của họ chỉ là giả thuyết, không phải thực tế. Trên thực tế không có loài biến đổi gene nào dẫn tới biến đổi loài. Thuyết tiến hóa về cơ bản chỉ là giả thuyết + giả thuyết + giả thuyết… Riêng trong phạm vi nghiên cứu nguồn gốc sự sống, có tới 7 giả thuyết khác nhau, và chẳng có giả thuyết nào đáng tin cậy, vì tất cả chỉ là nếu + nếu + nếu… Bản thân Darwin trong cuốn Về nguồn gốc các loài, có 2 chương ông ấy tự nghi vấn các lý thuyết của mình, nhưng sau những nghi vấn đó ông ấy lại nếu thế này, nếu thế nọ thì…. Hệ gene là một chương trình định trước, mọi sự thay đổi chương trình do tác động của môi trường chỉ có thể làm thay đổi một vài chi tiết, không thay đổi được cả lệnh. Vì thế biến dị do gene chỉ dẫn tới những thay đổi ở dạng bệnh tật hoặc biến đổi trong loài mà thôi.
Hai loài khác nhau có hệ gene KHÁC BIỆT LỚN đến nỗi không thể biến chương trình này thành chương trình khác, loài này thành loài khác. Thí dụ số nhiễm sắc thể khác nhau, không thể thay đổi số nhiễm sắc thể của một loài. Can thiệp để thay đổi số nhiễm sắc thể sẽ dẫn tới bệnh trầm trọng hoặc cái chết, đó là chỉ mới nói tới số nhiễm sắc thể, chưa nói tới vai trò của từng nhiễm sắc thể.
Tóm lại, ý kiến của Wikipedia chỉ là GIẢ THUYẾT, và các nhà tiến hóa là các chuyên gia BỊA GIẢ THUYẾT. Cứ mỗi khi thực tế chỉ ra những lỗ hổng hoặc sai lầm của họ, họ lại lung túng rồi bắt đầu bịa giả thuyết mới để chống đỡ.
Họ rất ghét Pasteur vì ông khám phá ra định luật sự sống thuận tay trái. Họ liền cố tổng hợp phân tử hữu cơ thuận tay trái, nhưng sau 167 năm, họ chỉ nhận được thất bại cay đắng. Hiện nay họ thừa nhận sự thật rằng sự sống chỉ thuận tay trái, nhưng họ lại đổ thừa cho vũ trụ – sự sống thuận tay trái do các thiên thạch trong vũ trụ mang đến trái đất. Nhưng họ vẫn bí không giải thích nổi tại sao sự sống thuận tay trái.
Thực ra vấn đề biến đổi gene để hy vọng biến đổi loài cũng đã được đề cập đến trong một số bài viết về tiến hóa trên PVHg’s Home. Anh cứ đọc kỹ lại sẽ thấy. Chúc anh sức khỏe. PVHg
Nguyễn Bình
Cảm ơn anh đã cho ý kiến. Hiện nay tôi có một số ý tưởng chưa phát triển được về những hệ tư tưởng đối lập. 1- Là quan hệ giữa duy tâm và duy vật (đều biện chứng); 2- Là quan hệ giữa thiết kế thông minh và tiến hóa; và 3- Quan hệ giữa Thuyết tương đối và Cơ học Niu-tơn. Theo thứ tự của các khái niệm trong từng cặp trên, thì khái niệm sau luôn là trường hợp riêng của khái niệm trước. Tôi đang cho là như vậy. Về cặp khái niệm thứ 3 thì đã rõ rồi. Còn về duy vật, cũng là trường hợp riêng của duy tâm. Về tiến hóa, tôi cho rằng là có những sự biến đổi thích nghi nhất định của sinh giới theo môi trường sống, nhưng không biến đổi thành loài khác như anh đã luận chứng. Ví dụ con hải cẩu và con chó trên cạn thì cùng là một loài chó, nhưng đã biến đổi thích nghi (chân hải cẩu biến thành mái chèo…); Con cua đá thì mình dẹt lại để sống trong khe đá, khác với con cua ở hang đất có mai tròn trĩnh … Như vậy, theo các bài giảng của anh, thì rõ ràng là có sự biến đổi thích nghi với môi trường sống, nhưng chỉ có điều không thể biến loài này thành loài khác (mà lại cao cấp, phức tạp hơn) mà thôi. Như vậy, từ sự bùng nổ Cambri, hay bùng nổ sự sống, qua quá trình biến đổi của khí hậu, các điều kiện sống của khu vực trên Trái đất, ta có nên thừa nhận một sự biến đổi thích nghi như là một trường hợp riêng sau khi các loài đã được thiết kế tại thời điểm bùng nổ không? để từ đó, vạn vật có sự phong phú hơn về hình thái theo môi trường sống?
Tôi đang rất mong được nhìn thấy một sự bác bỏ trên góc độ toàn thế giới đối với học thuyết tiến hóa thành các loài (cao cấp, phức tạp dần) theo kiểu Đác-uyn. Tôi hy vọng cố gắng của anh sẽ có ảnh hưởng và kết quả rộng lớn trong giới học thuật và triển khai rộng rãi để có thể thực hiện được điều đó. Chúc anh thành công.
Phạm Việt Hưng
Cám ơn anh đã xới vấn đề lên theo hướng tư duy triết học.Tôi hiểu ý anh muốn quan niệm rằng: 1.Cơ học Newton là một trường hợp riêng của Thuyết tương đối Einstein. Tương tự: 2.Triết học duy vật là một trường hợp riêng của triết học duy tâm. 3.Thuyết tiến hóa là một trường hợp riêng của thuyết thiết kế thông minh.
Trường hợp 1 hoàn toàn đúng, không có gì bàn thêm. Trường hợp 2 cũng có thể đúng, nếu ta quan niệm đúng về duy tâm và duy vật. Chẳng hạn quan niệm duy vật là tập hợp các tư tưởng về vật chất hữu hình, duy tâm là tập hợp các tư tưởng về thế giới khách quan. Khi đó, thế giới vật chất là một tập con của thế giới khách quan, suy ra triết học duy vật là tập con của triết học duy tâm. Nhưng trường hợp 2 sẽ không ổn nếu quan niệm duy tâm là tập hợp các tư tưởng về thế giới vô hình. Vậy trường hợp 2 phụ thuộc vào định nghĩa duy vật, duy tâm. Nhưng dù quan niệm thế nào thì cũng không ổn, nếu ta xét tới những hệ quả thực tế mà các nhà triết học và theo sau đó là các nhà chính trị đã áp dụng quan niệm của họ về duy vật và duy tâm để chống báng lẫn nhau. Trong thực tế lịch sử xã hội, người duy tâm thường có nhận thức cao hơn và rộng hơn người duy vật, tư tưởng duy tâm thường bao trùm cả duy vật bên trong nó, nên người duy tâm thường có độ bao dung, trong khi người duy vật thường hẹp hòi, chống báng, vì tầm nhìn hẹp.
Trường hợp 2 liên quan đến trường hợp 3. Về trường hợp 3, theo tôi là không ổn, vì thuyết tiến hóa SAI HOÀN TOÀN, vì thực tế KHÔNG CÓ TIẾN HÓA, chỉ có BIẾN HÓA. Biến đổi gene dẫn tới sự thay đổi, nhưng sự thay đổi này là BIẾN HÓA, thay vì tiến hóa. Và đó là thay đổi trong loài, chứ không phải là biến đổi loài này thành loài khác. Đây chính là chỗ Darwin phạm sai lầm lớn, sai lầm cơ bản. Giới tiến hóa gọi những thay đổi nhỏ (trong loài) là vi tiến hóa (micro-evolution), thay đổi lớn (biến đổi loài) là vĩ tiến hóa (macro-evolution). Đây là những thuật ngữ bịp bợm, do hậu duệ của Darwin bịa ra, để cứu vãn tình thế, khi họ bị phe chống tiến hóa vạch trần là chỉ có biến đổi trong loài chứ không có biến đổi thành loài mới. Họ không thể chống đỡ sự tấn công đó, nên đặt tên cho những biến đổi nhỏ là “vi tiến hóa”, nhưng đó là bịp bợm, vì chẳng có tiến hóa gì ở đó hết. Chẳng hạn, cha da trắng có thể đẻ ra con da mầu. Đó chỉ là một sự biến đổi do lai tạo chứ không hề có tiến hóa gì ở đó cả.
Khái niệm tiến hóa của Darwin theo tinh thần học thuyết của ông là tiến hóa loài này thành loài khác. Ông đã bị đánh lừa khi chứng kiến những thay đổi nhỏ, và tưởng rằng những thay đổi ấy có thể tích tụ dần dần để biến thành thay đổi lớn dẫn tới thay đổi loài. Và chỉ khi nào có sự thay đổi loài thì theo Darwin, đó mới là tiến hóa. Nhưng điều đó KHÔNG BAO GIỜ XẨY RA, và đó là lý do để kết luận thuyết tiến hóa là chuyện thần tiên ngụy khoa học 100%.
Những danh từ, thuật ngữ, khái niệm do Darwin và hậu duệ bịa ra không tồn tại trong thực tế sự sống, vì thế nó vô nghĩa, phi khoa học. Vì thế trường hợp 3 là impossible. PVHg
29/09/2015 If Darwin were alive / Nếu Darwin còn sống
Thanh Phan Chi
1. Nếu con mắt trên cơ thể động vật là một phép màu của đấng tạo hóa thì chất diệp lục ở thực vật cũng được coi là sự Ly-Kỳ-Diệu thứ hai của sinh giới. Hạt diệp lục trong lá cây có khả năng chuyển đổi gần như 100 % năng lượng của ánh sáng mặt trời thành các chất hữu cơ (thuận tay trái như Pasteur nói) trong khi các tấm pin mặt trời hiện nay chỉ có hiệu suất cao nhất là khoảng 20 %.
Trong tự nhiên chưa từng có một cỗ máy nào hoạt động với hiệu suất cao khủng khiếp đến như vậy. Nếu người ngoài hành tinh đến trái đất thì việc đầu tiên họ làm đó là tìm kiếm và chiếm đoạt tất cả các hạt diệp lục này.
Cũng xin lưu ý rằng, nói như dân IT thì con mắt chỉ là một “thiết bị ngoại vi”. Dữ liệu thu thập từ con mắt cần phải được bộ vi xử lí là bộ não xử lí thì mới có ý nghĩa. Nếu không thì cũng giống như chỉ “nhìn” mà “không thấy”, có “đọc” mà không “hiểu”. Còn một số thiết bị ngoại vi khác như tai, lưỡi, da, mũi… thì sao ? chúng cũng Ly-Kỳ-Diệu chẳng kém con mắt. Không chỉ thế, bạn cứ lấy bất kỳ một bộ phận nào đó của con người, thì đó cũng đều là những kỳ quan của tạo hóa. Sự tồn tại của chúng và cuối cùng là con người chỉ có thể giải thích bằng các “phép màu” chứ không thể giải thích bằng thứ “khoa học tiến hóa” của Darwin.
2. Nhiều triết gia cho rằng Vũ trụ và Sự sống hình thành và phát triển giống như là các “Tư tưởng” hơn là thế giới “vật chất thông thường”. Thật là Kỳ diệu và Bí ẩn.
Phạm Việt Hưng
Ý kiến rất hay! Tôi tán thưởng! PVHg
christiannewman2014
Nếu cái sự sống kỳ diệu kia không thể được tạo ra một cách “tự nhiên” hay ngẫu nhiên từ cái guồng máy vũ trụ vô cảm, mà chỉ có thể được tạo ra từ sự sống khác thì ắt phải có ít nhất một sự sống khởi đầu là cội nguồn của mọi sự sống. Nếu suy rộng ra thì sự sống khởi đầu ấy phải có trước vũ trụ.
Nếu nhìn dưới cặp mắt của một nhà thiết kế thì chắc chắn cái vũ trụ kỳ diệu và sự sống trong vũ trụ phải được hình thành bởi một nhà thiết kế.
Vậy, nhà thiết kế đó chính là sự sống đầu tiên, là cội nguồn của mọi sự. Điều này khá rõ ràng, chỉ tiếc là chúng ta chưa có dịp được nhìn thấy Ngài thôi.
04/10/2015 Philosophical View on Evolution / Nhìn tiến hóa dưới góc độ triết học
Vô danh
Wikipedia nói rằng thuyết tiến hóa là đúng,có thể đọc về các cuộc chống đối thuyết tiến hóa ở đây :
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_cu%E1%BB%99c_ch%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%91i_thuy%E1%BA%BFt_ti%E1%BA%BFn_h%C3%B3a
Bác Hưng có thể giải thích rõ ràng bài viết trên Wiki không,hoang mang quá,chẳng biết ai đúng ai sai!
Phạm Việt Hưng
Không có một ý kiến nào không nói lên một XU HƯỚNG tư duy, một CÁCH NHÌN thế giới, một VŨ TRỤ QUAN riêng của người phát biểu. Bạn và tôi, chúng ta cũng nói lên xu hướng tư duy của mình. Mình coi cái gì là đúng thì mình hướng tới cái đúng đó để trình bầy ý kiến của chính mình, trừ trường hợp mình phải làm một cái loa vì một mục đích nào đó.
Wikipedia có XU HƯỚNG ỦNG HỘ TIẾN HÓA rõ rệt. Bản thân tôi cũng thường tham khảo Wikipedia, nhưng với một tư duy độc lập. Thuyết tiến hóa đã THẮNG THẾ trên diễn đàn học thuật chính thống: nhà trường, báo chí, các nhà xuất bản, v.v. Họ có quyền ăn, quyền nói, quyền nhồi nhét quan điểm của họ vào đầu trẻ em. Sự thắng thế ấy không phải do họ đúng, mà do sự thắng thế của trào lưu duy vật trong thế kỷ 19, 20. Galileo Galilei nói “Trong các vấn đề khoa học, thẩm quyền của một nghìn người không có giá trị bằng ý kiến có lý lẽ của một cá nhân”.
Những người chống thuyết tiến hóa chỉ có một vũ khí duy nhất: sự thật. Toàn bộ thông tin tôi cung cấp trong 17 bài báo chống Darwin trên PVHg’s Home cung cấp cho độc giả những sự thật mà tôi biết về thuyết tiến hóa. Quyền đọc + hiểu + tin thuộc về độc giả.
Bạn hãy quan sát sẽ thấy một hiện tượng kỳ lạ: không có một lý thuyết nào mệnh danh là khoa học mà bị chống đối như thuyết tiến hóa. Khoa học phải có bằng chứng thuyết phục. Nhưng thuyết tiến hóa không có. Chỉ toàn là giả thuyết hoang đường mà thôi. Nếu có đủ bằng chứng thì không cần phải ngụy tạo bằng chứng giả mạo. Thuyết tiến hóa là lý thuyết VÔ ĐỊCH về việc ngụy tạo bằng chứng. PVHg
lamhoangau
Từ khi tổ tiên loài người đầu tiên là Adam sa ngã, tội lỗi đã cai trị thế gian này và con người theo bản chất tự nhiên là con cái của ma quỷ, và xu hướng của con người bình thường là chống Chúa,loài người họ không biếi rằng mình đang chiến đấu với Chúa, và họ tìm đủ mọi cách để có thể loại trừ sự hiện diện của Chúa ra khỏi đời sống mình, Thượng Đế mang đến một sự bất an không thể nào dập tắt được trong những linh hồn tội lỗi.
Thuyết Darwin như một cứu cánh mang đến môt sự hấp dẫn chết người đối với những linh hồn tội lỗi đó, nó là triết lý của thế gian và nó làm trọn công việc của nó đối với thế gian, thế gian tung hô nó, nó không chống lại thế gian này và bất kỳ triết lý nào thuộc về thế gian này , nó không chống lại Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo..Điều duy nhất mà nó chống là Thượng Đế của Thiên Chúa Giáo, và đó cũng là mục đích và mục tiêu tối thượng của nó, ngoài ra không còn mục tiêu nào khác.
Trong Mười điều răn của Đức Chúa Trời thì điều răn thứ năm là “chớ giết người” và điều răn thứ tám là “Chớ làm chứng dối”
Trong Phúc Âm John Chúa Jesus gọi ma quỷ là kẻ giết người và là kẻ nói dối.
“You are of your father the devil, and your will is to do your father’s desires. He was a murderer from the beginning, and does not stand in the truth, because there is no truth in him. When he lies, he speaks out of his own character, for he is a liar and the father of lies.” ( john 8:44)
“Các ngươi bởi cha mình là ma quỷ mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối.”
Học thuyết Darwin bản chất của nó là một học thuyết của quỷ dữ, nó vừa giết người mà vừa nói dối, nó đã được dùng trong học đường như một công cụ mạnh mẽ với một mục đích duy nhất là : Chống Chúa. Các hành vi an tử, phá thai, thuyết ưu sinh, kỳ thị chủng tộc, và hàng loạt các học thuyết giết người khác đều có nguồn gốc từ thuyết tiến hóa. Chúa dạy điều gì và cấm điều gì thì nó cứ nói ngược lại và làm ngược lại. Nhưng những người đứng về Chúa và thuộc về Chúa họ thì họ đã đứng ở bên thắng cuộc rồi, họ sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian này vì Chúa Jesus đã chiến thắng thế gian.
“In the world you will have tribulation. But take heart; I have overcome the world.” (john16:33) “Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, vì Ta đã thắng thế gian rồi”
Thanh Phan Chi
1. Theo tôi thì khái niệm “tiến hóa” không nên dùng trong sinh giới (bao gồm cả loài người), nếu phản đối thì bạn hãy tự đưa ra một định nghĩa về “tiến hóa trong sinh giới” thử xem sao ? Loài người chớ có tự phụ coi mình hiện ở nấc thang cuối cùng của sự “tiến hóa”. Cái mũi của loài người kém cái mũi của loài chó. Cái tai của loài người không nghe được siêu âm như của loài dơi, đôi mắt của loài người không nhìn được hồng ngoại như của loài động vật săn mồi về ban đêm, về mặt “đạo đức” thì loài người đôi khi còn độc ác hơn cả loài thú vật hạ đẳng nhất. Vậy có thể nói loài người là loài “tiến hóa nhất” hay không ?
Trong sinh giới hoàn toàn không có khái niệm “tiến hóa”. Thuyết tiến hóa đã sai ngay từ khái niệm cốt lõi ban đầu.
2. Trong sinh giới chỉ có khái niệm đa dạng hóa về giống loài và cá thể trong một loài. Đây là một định luật vĩ đại: Muốn phát triển phải đa dạng hóa. Thượng đế muốn tạo ra muôn loài để các loài cộng sinh với nhau, dựa dẫm vào nhau để mà sống và học hỏi lẫn nhau trong một hệ sinh thái ổn định, năng động và phát triển bền vững. Trong một loài thì có sự đa dạng hóa các cá thể. Loài người cũng vậy, xã hội gần bảy tỷ người không ai giống ai trên mọi phương diện. Có chăng chúng ta giống nhau ở những điều dở: sự hận thù, lòng tham, sự ngu dốt, tính vị kỷ…mà thôi (!). Trong những chiều kích này thì loài người thực sự là sự “thoái hóa” từ các loài động vật bậc thấp. Vậy thì loài người “tiến hóa cái nỗi gì” ?!
3. Tuy nhiên, những người có tôn giáo tin tưởng vào thiện ý của Đấng sáng tạo. Những điều Ngài bày đặt ra là đều có ý đồ nhất quán nào đó, mà loài người chưa hiểu hết được ý của Ngài mà thôi. Nhưng chúng ta hãy lạc quan, Thượng đế đang dạy cho loài người những bài học đạo đức đắt giá đó. Loài người hãy sớm thức tỉnh.
Phạm Việt Hưng
Vâng, thưa anh Phan Chí Thành. Thuyết Darwin là PHI NHÂN BẢN, vì nó chỉ thấy phần ĐỘNG VẬT ở con người, mà không thấy TÍNH NGƯỜI của con người. Quả thật, nếu không thấy tính người của con người thì đúng là con người THOÁI HÓA chứ không tiến hóa. Như André Bourguignon nhận định: “Con người tự hạ thấp mình xuống dưới động vật khi tiến hành những cuộc tàn sát trong loài” (không có loài nào ngu xuẩn như vậy). Nhận định của Bourguignon thực ra là một cách nói khác của Sigmund Freud khi ông kết luận rằng con người bị chi phối hoàn toàn bởi vô thức gồm Eros và Thanatos, cái vô thức này sẽ hủy diệt nền văn minh. Sự tán thưởng học thuyết Darwin, theo tôi, là một biểu hiện của cái vô thức đó. PVHg
Miền đất siêu linh
Mong bác Hưng giải thích cho việc này : Ngày xưa cháu xem trên chương trình tivi và hình như là có nghe loáng thoáng là phôi thai người có các giai đoạn giống động vật, như là có đuôi gì đó!Mong bác Hưng giải thích?
Phạm Việt Hưng
Đó là hậu quả của một vụ lừa đảo mang tên “Hình vẽ bào thai của Haeckel”, đã đăng trên PVHg’s Home.
Vô danh
Cảm ơn bác Hưng đã cung cấp những thông tin rất hữu ích! Sau khi tìm hiểu về vấn đề này trên mạng,cháu tìm thấy một bài phản biện rất đáng chú ý
http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=422
Mong bác lý giải thêm!
Phạm Việt Hưng
Đó không phải là phản biện, mà là bảo vệ thuyết tiến hóa. Thuyết tiến hóa là lý thuyết chính thống, được chính thức truyền bá và giảng dạy ở các trường học. Vậy những ý kiến phê phán thuyết tiến hóa mới là phản biện. Bác rất thông cảm với cháu và rất nhiều người khác đã được giáo dục học thuyết Darwin rất sâu nặng rồi, rất khó thay đổi một nhận thức mà mình tin là chân lý. Nhưng cháu phải tự tìm hiểu để tự tìm câu trả lời cho bản thân. Không ai suy nghĩ hộ cháu đâu. Bác cũng không lý giải gì thêm giúp cho cháu được.
Đỗ Phạm Lan Anh
Tôi có một lời khuyên chân thành dành cho bạn hâm mộ trang sachhiem.net rằng chẳng cần quan tâm đến những thông tin do trang này cung cấp vì theo những gì tôi biết, thành viên trong ấy đều là tay bảo thủ không chịu học hỏi, chỉ toàn cãi chầy cãi cối trước những sự thật đã quá rõ ràng.
Đặng Ngọc Thủy
Kính thưa thầy, tôi xin được tiếp tục dòng suy nghĩ của mình trong chủ đề này. Như đã đề cập, chúa thiêng liêng có mặt trong tất cả mọi hoạt động tự nhiên;… Rõ ràng không có bàn tay thông minh cao cả của ngài thì thế giới không thể được như vậy! Nó sẽ hoạt động không thể kiểm soát (lộn tùng phèo).
Thế nhưng chúng ta quỳ xuống xin ngài là tại sao thế giới này không hạnh phúc, cái ác lan tràn khắp nơi? …Tội nguyên thủy do ông Adam và bà Eva gây ra có lớn lao gì lắm đâu mà con người đau khổ phải trã cho đến ngày nay vẫn chưa hết…!
Phạm Việt Hưng
“GOD SEND THE STORM TO SHOW THAT HE IS THE ONLY SHELTER”.
lamhoangau
Bạn Đặng Ngọc Thủy thân mến, Chúng ta thường nghe hỏi rằng: Nếu có Thượng Đế thì tại sao thế giới này tràn ngập đau khổ? tại sao con người đau khổ và tại sao tôi lại đau khổ? Tuy nhiên đây là một câu hỏi sai. Sai ở chỗ nào? Vì khi hỏi như vậy có nghĩa rằng bạn đã đặt một tiên đề “Tôi là người tốt” , hay nói cách khác bạn đã đặt ra tiên đề đầu tiên rằng con người là tốt, thế gian này là tốt vì như vậy câu hỏi “ Tôi tốt như vậy tại sao lại gặp đau khổ?” mới có ý nghĩa. Tôi không hại ai, tôi sống tốt , tôi làm nhiều việc lành vậy tại sao tôi không được hanh phúc ? Hay nói cách khác rằng câu hỏi tại sao lại có đau khổ chỉ xuất hiện khi bạn tự cho mình là người tốt. Tuy nhiên Kinh Thánh cho biết điều ngược lại : “ vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời – for all have sinned and fall short of the glory of God (Romans 3:23). Bản chất của con người lầ bản chất xấu, bản chất tội lỗi. Một điều lưu ý là không phải con người phạm tội thì họ thành tội nhân mà là họ là tội nhân nên họ mới phạm tội. Trí trí thì họ biết điều tốt họ muốn làm nhưng họ không làm, lý trí thì biết điều xấu không muốn làm nhưng họ lại làm chỉ vì ý chí yếu đuối luôn bị khuất phục bởi tội lỗi. Thế gian này là thế gian đã bị băng hoại đã bị hư hoại vì tội lỗi rồi, cho nên chuyện đau khổ, chuyện bất công, chuyện gian ác đó là điều tự nhiên phải đến, đó mới là điều đúng và là điều công bằng, chứ thế gian này mà toàn thiện toàn mỹ, là tốt lành mà có đau khổ tràn lan thì đó mới là điều vô lý. Bạn có thể tốt hơn tôi, hay tốt hơn nhiều người nhưng đối với Chúa là đấng tuyệt đối thì Kinh Thánh chép rằng : “No One Is Righteous…“None is righteous, no, not one.. All have turned aside; together they have become worthless; no one does good, not even one.” (Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không…2 Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không.”
Kinh Thánh cũng thẳng thắn nỏi rõ rằng thế gian này bản chất là tội lỗi nên luôn sống dưới sự rủa sả và cơn thạnh nộ của Chúa. Do đó ,câu hỏi đúng đắn mà bạn nên hỏi là : Tại sao tôi vẫn còn tồn tại? tại sao tôi chưa mất đi mà vẫn còn hiện hữu ở đây? Khi hỏi như vậy bạn mới thấy được vấn đề, đó chính là vì TÌNH YÊU của Chúa mà bạn còn được giữ lại ở đây, bạn, tôi và mọi người còn hiện hữu chính là chứng tích về tình yêu của Chúa mà chúng ta còn được sống, vì khi mỗi người còn được sống thì họ còn cơ hội quay về với Chúa, nhưng cơ hội này chỉ có duy nhất một lần mà thôi, và khi chết đi thì không còn cơ hội nữa, không còn có kiếp nào khác để có thể chọn lựa lại hay nói cách khác cuộc sống này giống như một đồng xu trong tay bạn và bạn được toàn quyền sử dựng nhưng nên nhớ rằng chỉ được xử dụng một lần duy nhất mà thôi.
Khi phạm tội với Chúa thì án phạt là sự chết đời đời, đó tiếp tục là một sự công bằng. Khi tôi phạm lỗi với bạn, tôi có thể đến xin lỗi bạn và lỗi lầm có thể được bỏ qua một cách dễ dàng, nhưng nếu tôi phạm tội với ba của bạn thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn, lỗi của tôi có thể được xem là nặng hơn và áp lực được tha thứ cũng trở nên nặng nề hơn, khi tôi phạm tội với ông nội của bạn thì tình hình càng nghiêm trọng hơn nữa. Khi tôi phạm tội với ông Thủ tướng thì tôi phải ngồi tù. Khi xưa khi phạm tội với Vua phải trả bằng cả mạng sống mình, có khi còn liên lụy đến 3 đời cha mẹ họ hàng anh em bạn bè nữa.
Đối với Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối thánh khiết và Đấng vô cùng vô biên, là đấng đời đời thì khi tôi phạm tội với Ngài thì hình phạt xứng đáng sẽ là sự chết đời đời. Đó là sự công bằng tuyệt đối và sự thánh khiết tuyệt đối của Chúa. Vì linh hồn của con người ban đầu là thánh khiết do Chúa ban cho nên con người phải trả lại cho Chúa sự thánh khiết tuyệt đối này “ hãy Trả lại cho Xê da những gì của Xê da và Trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”. Cho nên không một người nào trên đất này có thể trả nổi món nợ này chỉ có duy nhất Chúa Jesus chính là Thượng Đế sẻ trả món nợ này thay cho con người
“For God so loved the world,[i] that He gave His only Son, that whoever believes in him should not perish but have eternal life.” (Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. ) John 3:16
Bởi vì một người là Adam mà toàn thế gian bị phạm tội thì cũng lẽ ấy cũng chỉ một người là Chúa Jesus mà thế gian được tha tội. Đó là sự công bằng. Đó chính là tình yêu của Chúa mà chúng ta còn được hiện hữu ở đây.
Có người không chịu, ho lý luận rằng nếu tôi phạm tội thì tôi chịu, tại sao Chúa phải chịu thay cho tôi? Tôi có thể kể cho bạn một câu chuyện thực tế mà tôi biết : Có một người bà có một đứa cháu nhỏ và bà rất thương thằng bé, một hôm bà phát hiện ra cháu bà có tật ăn cắp ,nhiều lần bà khuyên bảo nhưng nó không nghe, một hôm bà dắt nó đến cái lò lửa trong nhà và bảo rằng : Lần sau bà mà thấy cháu ăn cắp nữa thì bà sẽ lấy cái đũa sắt nung đỏ lên và đâm vào bàn tay ăn cắp của cháu. Đứa bé sợ quá, bỏ tật ăn cắp, nhưng một thời gian sau ngựa quen đường cũ lại tái phát, người bà phát hiện và dắt đứa bé lại gần lò lửa và bà thi hành luật của bà. Đứa nhỏ sợ quá khóc ré lên xin bà tha nhưng bà không tha nhất định phải thi hành luật đã đặt ra, đưa bé đưa tay đặt lên bàn nước mắt giàn giụa,nó nhắm mắt lại không dám nhìn, người bà rút cây sắt nóng đỏ trong lò ra, trong giây phút bà đặt bàn tay của mình lên trên để che cho bàn tay đứa bé tay kia cầm thanh sắt dí vào chính bàn tay kia của bà.- Bà đã lãnh nhận hình phạt thay cho đứa bé. Hành động của người bà đã thỏa mãn được hai điều kiện : Tình yêu của bà đối với cháu và luật mà bà đã đặt ra.
Tình yêu của Thượng Đế đối với con người cũng vậy. Chính ý chí tự do của con người mà chúa ban cho như một món quà và con người đã dùng nó để phạm tội, và chính Chúa đã trả món nợ này cho con người.
Ngày nay Chúng ta cố gắng theo đuổi các lý tưởng chính trị , kinh tế , hay giáo dục mong rằng sẽ xây dựng, thay đổi thế giới , để mọi thứ sẽ tốt hơn, đẹp ,hơn hạnh phúc hơn..Nhưng mọi mọi nỗ lực đó đều vô ích, nó sẽ thất bại vì Kinh Thánh gọi hệ thống thế gian này là hệ thống Babylon, hệ thống này nó sẽ dẫn con người đến một kết cuộc cuối cùng và cái ngày đó nó chắc chắn nó sẽ xảy ra, chúng ta không thể nào thay đổi được kết cuộc đó vì đó là điều Chúa đã nói trước, ngày phán xét nó chắc chắn sẽ đến. Điều duy nhất mà Chúa muốn chúng ta làm đó là rao truyền Phúc Âm. Đó là Tình yêu của Thượng Đế qua sự chết của Chúa Jesus.
Con người hãy quay về với Thượng Đế.
1. Kênh hình của PVHg’s Home có những tranh, ảnh, minh họa giá trị và rất humour (!).
2. Chất humour biểu hiện một cơ thể khỏe mạnh về thể chất, lành mạnh về trí tuệ và lạc quan trong cuộc sống.
ThíchThích
Thuyết tiến hóa thường được gán cho Charles R. Darwin với tác phẩm “nguồn gốc các loài”. Nhưng trước đó nhiều ghi nhận và nghiên cứu của các nhà khoa học đã lập nên những “suy luận có lý” làm nền tảng cho Darwin tiến hành nghiên cứu của mình, ở cấp III cũng có một phần quan trọng dạy về lịch sử thuyết tiến hóa.
Việc tóm tắt những nền tảng cơ bản của thuyết tiến hóa, hoàn toàn là của Wallace chứ không phải Darwin, và xét theo đạo đức khoa học thì chính Wallace mới là cha đẻ của học thuyết tiến hóa, mà sau này chúng ta gọi là học thuyết Darwin. Đây là một vụ án ly kỳ trong lịch sử khoa học.
ThíchThích
Cám ơn bạn letranquocviet. Bạn nói hoàn toàn đúng. Nhiều tài liệu nói răng Darwin chịu ảnh hưởng rất sâu nặng bởi Wallace, và Wallace là người cổ võ Darwin mạnh mẽ. Thậm chí Darwin còn chịu ảnh hưởng sâu nặng của cả Lamark. Có tài liệu còn phê phán Darwin là lấy nhiều luận điểm của Lamark rồi coi là của mình,… Nhưng theo tôi, điều quan trong không phải là lên án CÁ NHÂN DARWIN, mà là phê phán DARWINISM, HỌC THUYẾT DARWIN, CHỦ NGHĨA DARWIN, TƯ TƯỞNG DARWIN, và THUYẾT TIẾN HÓA.
Thuyết tiến hóa ngày nay có những luận điểm phản lại Darwin, chẳng hạn luận điểm tiến hóa không liên tục, mà tiến hóa từng đợt, tiến hóa đột xuất (tức là phản lại Darwin),… Nhưng bất kể chữa chạy thế nào thì thuyết tiến hóa vẫn cứ phi khoa học, phản khoa học và ngụy khoa học.
PVHg
ThíchThích
Kính gửi anh Hưng,
Hôm nay Hà Nội mới thực sự có không khí của mùa xuân khi có một đợt không khí lạnh kèm theo mưa phùn phủ khắp không gian thành phố. “Mưa phùn gió bấc là đặc sản của Hà Nội” – Tôi chợt nhớ đến nhận định rất tinh tế của nhà văn Nguyễn Tuân. Theo tôi thì Hà Nội còn nhiều “đặc sản” nữa, không thể kể hết nổi, chắc anh sẽ không phản đối cái ý nghĩ này của tôi. Cái mưa phùn gió bấc trong thời đại Internet ngày hôm nay nó khác với mưa phùn gió bấc của cái thời khó khăn của những năm 1960, 1970, 1980 của thế kỷ trước. Dù sao thì mưa phùn gió bấc ngày hôm nay nó cũng gợi lại một tâm lý u hoài, hoài cảm về các giá trị tuy “cổ điển nhưng đẹp đẽ” của những năm tháng đã đi vào dĩ vãng xa xưa.
Mỗi lần u hoài, tôi thường tìm nghe lại bản Concerto in E major BWV 1042 viết cho violin và dàn nhạc của J. S. Bach, mà nếu không phiền thì tôi muốn chia sẻ với anh và bạn đọc của PVHg’s Home.
Thời chưa có Internet, tôi hay nghe bản nhạc này qua băng/ đĩa. Tôi đặc biệt mê tiếng đàn của danh cầm người Xô Viết (thời đó Liên Xô chưa tan rã) David Oistrakh (1908-1974). Nghe nói Ông thậm chí đã tạo nên cả một trường phái riêng cho cây đàn violin của Nga.
Ngày nay đã có rất nhiều danh cầm chơi bản nhạc này và được upload lên YouTube.
Tôi lưu ý anh một điều: âm nhạc của J.S. Bach là thuộc trường phái Baroque nên cực kỳ tinh tế, cực kỳ sống động, cực kỳ đẹp. Kiến trúc Baroque cũng có những thuộc tính như vậy.
Nhạc của Bach gợi nên một sự u hoài, nhưng là một sự “u hoài tích cực và có hậu”.
Mùa xuân vẫn đến và CÂY ĐỜI VẪN XANH TƯƠI.
ThíchThích
Cám ơn TS Phan. Tôi sẽ tìm bản nhạc đó để up lên PVHg’s Home. PVHg
ThíchThích