ĐẠO và CON NGƯỜI

Dao va con nguoi copy

Bạn thấy gì trong tấm hình trên? Đó là một khách du lịch đang đi trên một hành lang hiện đại treo trên sườn núi cao. Mặc dù hành lang có thành tường an toàn, nhưng khách du lịch vẫn sợ hãi run rẩy, vừa đi vừa nép vào vách núi phía trong. Có người xem ảnh này bình luận: cần gì phải lên núi cao, tôi đi trên đường phố bình thường mà cũng có cái cảm giác sợ hãi như thế đấy! Tôi hỏi: bạn nói thế là có ý gì? Bạn ấy trả lời: còn ý gì nữa, anh cứ đến Bình Phước mà hỏi người dân ở đó xem mấy ngày vừa qua họ thấy bất an như thế nào… Tôi nghĩ rất nhanh, và nẩy ngay trong đầu một chủ đề thảo luận: “ĐẠO VÀ CON NGƯỜI”. Xin mời độc giả tham gia cuộc thảo luận này… 

THƯ GỬI ĐỘC GIẢ

Sydney 15/07/2015

Thưa các Anh/Chị và các Bạn,

Vụ án giết người ở Bình Phước thật ghê sợ. Nghe nói sẽ sớm được xét xử trong tháng tới. Mỗi khi xẩy ra một sự kiện gây bất an cho xã hội như thế, tôi luôn luôn có cảm giác rằng bản thân mình và mọi người đều có lỗi nếu không tham gia vào việc lên án cái ác. Vì thế:

Hồi xẩy ra vụ Nguyễn Đức Nghĩa, tôi có cảm giác ghê tởm anh chàng “trí thức” này đến nỗi phải viết một bài lên án cái ác. Đó là bài “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”, đã đăng trên Khoa học và Tổ quốc và trên Vietsciences. Sau đó VNN và rất nhiều trang mạng khác đã đăng lại. Hiện vẫn có trên PVHg’s Home.

Hồi xẩy ra vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, tôi viết “Tiểu luận về Con Người”, hiện cũng có trẻn PVHg’s Home.

Sau khi đọc cuốn “Con người không thể đoán trước” của André Bourguignon”, tôi liền viết bài hưởng ứng, “Sự điên rồ của con người”, đã đăng trên tạp chí của Hội Minh Triết Việt Nam (xem trên PVHg’s Home). Tôi tán thành với nhận định của Bourguignon rằng con người đã tự hạ mình xuống dưới động vật khi tiến hành những cuộc giết chóc trong loài của mình, tự hủy diệt giống loài của mình – một hành vi duy nhất trong các giống loài có mặt trên Trái Đất. Điều này vạch rõ tính chất phản tiến hóa của Học thuyết Darwin, vì học thuyết này giải thích khái niệm tiến hóa thuần túy theo những biến đổi vật chất bề ngoài, và ngay cả những biến đổi bề ngoài ấy cũng chỉ là giả thuyết, thay vì có thực chứng.

Chẳng bao lâu sau thì xẩy ra vụ Bình Phước. Tôi nghĩ chứ “điên rồ” mà Bourguigon dùng không đủ để giải thích những hiện tượng tâm lý của những loại người như các bị can trong vụ án này. Có lẽ bí quá không biết cách nào mô tả chính xác bản chất của những hành vi quái gở của con người nên Bourguignon gán cho nó là “điên rồ”. Những thứ quái gở đó thực ra đã được Thiên Chúa giáo gọi là “tội lỗi” (sins). Nhưng khổ một nỗi là các nhà khoa học thời này rất né tránh sử dụng các khái niệm của tôn giáo. Vì thế cứ loanh quanh mãi, không lột trần được bản chất của vấn đề mình muốn nói.

Sigmund Freud thì nhét tất cả những thứ quái gở đó vào trong một cái bị, được gọi là “vô thức” (unconciousness) với 2 bản năng chủ yếu là Eros và Thanatos, để rồi ông thất vọng, thậm chí tuyệt vọng trước tương lai của nền văn minh. Những người có hiểu biết sâu sắc về tôn giáo (Thiên Chúa giáo và Phật giáo) chẳng hề ngạc nhiên với học thuyết của Freud hay Bourguignon,… vì thực ra các ông chỉ “hiện đại hóa” những khái niệm mà Thiên Chúa giáo và Phật giáo đã đề cập đến từ xa xưa rồi, nhưng bằng những từ ngữ hợp thời hơn mà thôi.

Tuy nhiên, ý kiến của Freud, Bourguingon,…… đều rất bổ ích để soi thấu vào tận cùng bên trong những góc tối của con người. Vì thế tôi luôn luôn chủ trương kết hợp khoa học với tôn giáo (cả Thiên Chúa giáo lẫn Phật giáo) để đạt tới những hiểu biết gần với sự thật hơn. Và tôi phát hiện ra rằng chẳng phải chỉ có những trí thức lớn mới có những ý kiến đáng học hỏi. Trải nghiệm thực tế dạy tôi rằng ý kiến để mình học hỏi có ở khắp nơi. Vấn đề là mình có quan tâm học hỏi hay không. Đó là lý do của lá thư này gửi tới các Anh/Chị và các Bạn, với nội dụng cụ thể như sau:

Nhân vụ Bình Phước, tôi nẩy ra ý tưởng tổ chức một Forum trên PVHg’s Home với chủ đề “ĐẠO và CON NGƯỜI”. Xin trân trọng kính mời các Anh/Chị và các Bạn tham gia phát biểu ý kiến xoay quanh chủ đề trên. Ý kiến sẽ được công bố trên PVHg’s Home. Ý kiến có thể khác nhau, nhưng sẽ bổ sung cho nhau. Tôi tuân theo Nguyên lý Bổ sung của Bohr, mong phản ảnh 1% nào đó cách tư duy của con người trong xã hội ngày nay.

Hoàn toàn không có giới hạn nào về ý kiến. Tuy nhiên tôi xin phép làm công việc biên tập nếu cần thiết, và sẽ có trao đổi với tác giả trước khi công bố. Nếu nhiều ý kiến quá hoặc ý kiến dài quá, tôi sẽ công bố liên tiếp trong nhiều kỳ.

Rất mong các Anh/Chị và các Bạn tham gia. Ý kiến xin gửi về địa chỉ bizet09@gmail.com

Xin Anh/Chị và các Bạn cho biết tên, nghề nghiệp, thành phố đang sinh sống để phản ánh các khuynh hướng tư duy trong các tầng lớp và khu vực xã hội ngày nay.

Xin chân thành cảm ơn và chúc các Anh/Chị và các Bạn sức khỏe, may mắn!

Phạm Việt Hưng

NHỮNG BÀI TRÊN CHỦ ĐỀ “ĐẠO VÀ CON NGƯỜIĐÃ CÔNG BỐ TRÊN PVHg’s HOME

■ 15/07/2015: Nhà lập trình vĩ đại nhất, tác giả HUY MINH

■ 16/07/2015: Nghiệp (Karma), tác giả LA THIẾU BÌNH

■ 18/07/2015: Học làm người cả đời không đủ, tác giả THÁI HÒA

■ 21/07/2015: Hành trình tìm Minh triết, tác giả NGÔ SỸ THUYẾT

■ 24/07/2015: Gốc của ĐẠO, tác giả NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s