The existence of information fields in nature is undeniable if you want to find a solution for the problem of life origin. Life can be formed through the reception of information fields in the universe … (Essay by Vũ Hữu Như, Dr of Physics, a Former Senior Researcher at Dalat Nuclear Research Institute)
Sự tồn tại của các trường thông tin trong tự nhiên là điều không thể bác bỏ nếu muốn tìm lời giải về nguồn gốc sự sống. Sự sống có thể hình thành thông qua việc tiếp nhận các trường thông tin trong vũ trụ … (Tiểu luận của Vũ Hữu Như, Tiến sĩ Vật lý, Cựu chuyên viên nghiên cứu Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt)
Các nhà khoa học đều nhận định rằng, phần lớn những kiến thức, những nhận thức của con người là tiếp thu được thông qua phương cách “nhìn” (to see). Dân gian thường nói “Trăm nghe không bằng một thấy”. Cái “nhìn thấy” rất quan trọng để củng cố “lòng tin”. Các nhà Vật lý “tin” vào sự tồn tại của vi hạt (elementary particle), nếu chụp được bức ảnh của vi hạt đó trong máy gia tốc, dù là nó chỉ tồn tại trong thời gian “một phần tỷ giây” (10-9s).
Khái niệm “Chất” và “Trường” (Matter and Field) là phần ranh giới qua cái “nhìn”. Cái “hữu hình” và “vô hình” cũng là thông qua cái “nhìn”. Các vật có “từ tính” và “điện tích” loài người đã biết từ thời thượng cổ, nhưng khái niệm “từ trường” (Magnetic Field) và “điện trường” (Electric Field) thì mới được dùng đến trong khoa học nhờ các công trình nghiên cứu của William Gilbert vào năm 1269 và các nhà vật lý khác kéo dài đến các nghiên cứu của A. M. Ampere, M. Faraday. Nhà khoa học người Pháp P. P. Maricourt đã dùng những chiếc kim nhỏ xếp quanh một nam châm để giúp ta nhìn thấy “hình ảnh” của một từ trường bao quanh nam châm.
Những công trình nghiên cứu của M. Faraday về hiện tượng cảm ứng điện từ (Electromagnetic Induction) đã cho thấy khi hạt điện tích chuyển động sẽ tạo ra quanh nó một từ trường. Từ đó hai khái niệm Điện trường và Từ trường không thể tách rời được. Khi hệ thống hoá, tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ “Điện – Từ” trong mấy thế kỷ, năm 1865, J. C. Maxwell đã đưa ra hệ phương trình cơ bản của “Lý thuyết trường Điện Từ” gồm 4 phương trình:
Khái niệm “sóng điện từ” được sử dụng để truyền thông tin trong không gian. Ta có thể thấy một mỹ nữ xuất hiện trên TV trong phòng của mình và nàng đã đến với ta từ “hư không”. Nhưng khái niệm sóng điện từ đã tạo ra một sự bùng nổ trong nhận thức “nghe – nhìn”. Ta ngỡ ngàng khi nhận ra các “hạt photon ánh sáng” là một dạng đặc biệt của sóng điện từ, và từ đây cuộc cách mạng “hạt – sóng” đã nổ ra. Nhưng còn hơn thế nữa vì điện tích sinh ra điện trường vì thế các khái niệm “hạt” và “trường” cũng bắt đầu nhận ra họ hàng gần gũi. Khái niệm hạt và sóng đã đẻ ra phương trình Schrodinger, phương trình cơ bản của cơ học lượng tử. Khái niệm Hạt và Trường đã dẫn tới sự ra đời của Lý thuyết trường lượng tử (Quantum Field Theory). Người ta bàng hoàng nhận ra rằng từ các tia gamma trong bức xạ hạt nhân đến tia X, tia tử ngoại, hồng ngoại đều là các sóng điện từ chỉ khác nhau về bước sóng
Trong các phản ứng phân hạch hạt nhân, khối lượng có thể chuyển thành năng lượng dưới dạng các bức xạ hạt nhân, đó là hệ thức E = mc2. Những điều nói trên cho thấy, mọi quá trình diễn ra trong tự nhiên đều có thể mô tả qua sự biến đổi của năng lượng. Cũng cần phải nói ngay rằng khái niệm “năng lượng” không thể có một định nghĩa cụ thể, nó hoàn toàn giống như khái niệm “Đạo” trong triết học của Lão Tử.
“Đạo khả Đạo, phi thường Đạo”.
Nhân nói đến triết học, chúng ta ít ai chú ý đến ý nghĩa triết học của hệ phương trình J.C. Maxwell. Các phương trình thứ 3 và 4 nói lên một điều quan trọng rằng: sự biến thiên của một trường sẽ tạo ra một trường khác. Ý nghĩa này sẽ rất bổ ích khi ta nghiên cứu Quantum Field Theory (QFT).
Các nhà xây dựng Lý thuyết Trường Lượng Tử đã chọn cách xuất phát từ nguyên lý cơ bản này bằng cách biểu diễn trạng thái của một trường lượng tử bởi các hảm trạng thái được gọi là các “Lagrangian” L. Phương trình cơ bản của Lý thuyết trường lượng tử có dạng như sau
Một “Trường lượng tử” là một sự tổng hòa của các trường của các trường lượng tử thành phần. Lý thuyết Trường lượng tử giúp các nhà Vật lý khám phá được nhiều bí ẩn của thế giới vi mô, ví dụ sự tiên đoán của P. Dirac về sự tồn tại của một phản hạt của electron. Kết quả là thực nghiệm đã tìm thấy positron (e+) vào năm 1932.
Hình 1: Minh họa Trường lượng tử
Đến đây chúng ta đã có đủ điều kiện cần thiết để xoá bỏ ranh giới giữa “khối lượng” và “năng lượng”, giữa “Hạt”, “Sóng” và “Trường”. Đó chỉ là những trạng thái khác nhau để ta có thể mô tả sự biến ảo của thế giới hạ nguyên tử (subatomic). Nói ngắn gọn thì những cái mà con người có thể “nhìn thấy” là hoàn toàn không phản ánh sự vi diệu, vô tận của khái niệm “vũ trụ” (universe). Tất cả những gì mà tri thức loài người đang sở hữu chỉ là sự nhận thức đã gom góp lại trong khoảng hơn 10 ngàn năm đã qua. Nếu chúng ta muốn nói đến sự sống và nền văn minh trên trái đất cách đây vài trăm triệu năm thì đó là điều vô vọng. Chúng ta trân trong những thành tựu khoa học đã mang lại cho loài người cuộc sống văn minh ngày nay, nhưng đó hòan toàn không phải là tất cả. Chỉ một câu hỏi
“Con người từ đâu, từ khi nào, bằng cách nào đã xuất hiện trên trái đất?”
đã khiến nhiều thế hệ các nhà khoa học phải đau đầu nhức óc.
Đúng như lời nhà khoa học lượng tử MC. Planck đã nói thì chính con người là sự bí ẩn lớn nhất. Điều này dẫn ta đến một kết luận bất ngờ: Mọi khoa học đều là sản phẩm tư duy của con người. Vậy trước hết hãy nghiên cứu con người.
Một trong những bí ẩn rất được mọi người quan tâm rất nhiều đó là
“Mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn”
Từ hàng ngàn năm trước, khái niệm linh hồn (soul) đã được nói đến trong nhiều kinh sách của nhiều tôn giáo. Ngày nay cũng đã có rất nhiều nhân chứng sống chứng tỏ sự tồn tại của linh hồn. Linh hồn của các liệt sĩ, linh hồn của những mối tình oan nghiệt hầu hết chúng ta đã được chứng nghiệm. Nhưng cái khó chính là ở chỗ ta không trực tiếp nhìn thấy linh hồn, do đó linh hồn là một khái niệm mang nhiều ngờ vực. Các nhà vật lý tin vào sự tồn tại của một vi hạt dù là nó chỉ có thời gian sống một phần tỷ của giây. Trong khi việc gọi hồn, báo mộng nói chuyện hàng giờ thì vẫn là “không nhìn thấy”. Việc nhìn thấy vi hạt phải nhờ đến máy gia tốc, trong khi việc gọi hồn phải thông qua một người thân, nhưng hai cách đánh giá lại hoàn toàn khác nhau. Đó là lý do ta phải tìm đến cách nhìn của vật lý lượng tử.
Lý Thuyết Trường Lượng Tử được đánh giá là một lý thuyết rất khó tiêu hóa, ngay cả với các nhà vật lý. Tuy nhiên nó là ngôn ngữ để nghiên cứu về các trường. Hơn nữa Field Theory nghiên cứu về các môi trường đậm đặc (ví dụ các môi trường tinh thể lỏng trong cấu trúc tế bào sinh học) khiến QFT cho ta một công cụ mới để nghiên cứu các hệ sinh học. Không đòi hỏi phải đi quá sâu vào ngôn ngữ toán học, nhưng hướng tìm hiểu cách vận dụng nó vào việc nghiên cứu các trường sinh học vẫn là cần thiết.
Quan niệm cơ bản của quantum field theory là mỗi vi hạt như Electron, proton đều tương ứng với một Trường, và tập hợp các vi hạt (ví dụ trong một gene) tạo nên một Trường lượng tử. Đặc trưng của trường này phụ thuộc vào khối lượng, điện tích và spin của các vi hạt. Kết quả là tạo nên các trường vô hướng, trường spin và trường vector. Trường vector có ý nghĩa đặc biệt trong việc truyền thông tin. Trường lượng tử quen thuộc nhất với chúng ta là trường các hạt photon ánh sáng. Trường photon là tập hợp của các photon tương ứng với các tần số giao động khác nhau. Trường lượng tử có khả năng mang thông tin là các trường lượng tử vector.
Hình 2: Mạng tinh thể Carbon – Nền tảng của các hợp chất hữu cơ và sinh học
Tập hợp các gene nằm trong các phân tử DNA tạo nên không gian Topo di truyền học. Đó là không gian của các tập hợp sắp thứ tự và do đó nó là một không gian mang thông tin. (Đặc biệt hơn nữa đó còn có thể là các hệ thống mang thông tin lượng tử vì có khả năng sử dụng các bit lượng tử (Quantum bit))
Không gian di truyền học (GS) thoả mãn các tính chất của một không gian Topo
GS = {A, T, G, C} (Adenine, Thimine, Guanine, Citocine)
Nó được xây dựng trên cơ sở Tiên đề thứ tự (The Order Axiom)
AGC ≠ GAC ≠ CAG
cho nên không gian Topo di truyền học (GTS) là một không gian các tập hợp sắp thứ tự có khả năng mang thông tin.
Không gian GTS là cơ sở tạo nên một Trường Lượng tử mang thông tin qua một phép đồng phôi (Homeomorphism). Cơ thể của một con người bắt đầu từ một tế bào duy nhất dó là một hợp tử (zygote), kích thước chừng 10-2 cm. Quá trình tạo nên cơ thể một con người là quá trình tăng dần bằng cách nhân đôi tế bào zygote. Đó là quá trình sao chép không gian GTS tạo ra các cấu trúc đồng phôi sinh học.
Đây là một tính chất đặc biệt của các Trường Lượng tử – nó khá lạ lẫm với thế giới tư duy hữu hình. Việc đưa các toán tử vào phương trình giúp ta biểu diễn sự “Lượng Tử hoá” của các trường. Xin chú ý rằng trong QFT các đại lượng vật lý được thay bằng các toán tử.
Nhân đây chúng ta nói đến Lý Thuyết Dây (String Theory). Đây là một lý thuyết toán học, một cố gắng phát triển QFT vào không gian có số chiều lớn hơn 4 (với 10 hoặc 11 chiều) và hướng tới xây dựng một lý thuyết M (hoặc Lý thuyết TOE – lý thuyết về mọi thứ). Đó là lý thuyết Trường lượng tử nhằm thống nhất sự tương tác của các lực đã biết với tương tác hấp dẫn, trong đó các “hạt” được hình tượng như những sợi dây mở hoặc đóng kín. Sự dao động của các “sợi dây” này tạo ra Trường lực lương tác. Điều muốn nói ở đây là để xây dựng lý thuyết M, người ta cần đến sự có mặt của các trường vong (The Ghost Field). Từ các trường vong người ta xây dựng được các Tải Nilpotent. Đại lượng A được gọi là một Nilpotent nếu nó thoả mãn hệ thức Am = 0 (m Î{N}). đây cũng là một điều khó hiểu với những nhận thức thông thường. Các trường vong có vai trò chủ chốt trong các cấu trúc và có tác dụng chỉ đạo, chi phối các cơ chế tương tác, nhưng không xuất hiện một cách tường minh. Sau nhiều thập kỷ nỗ lực của nhiều nhà khoa học, lý thuyết dây vẫn đang đứng trước sụ nghi ngại về khả năng kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Như đã nói ở trên, ta hãy chú ý đến cấu trúc của hai Base Nitrogen quan trọng là Adenine và Citosine cùng với Thymine và Guanine có cấu trúc tương tự. Đó là các cấu trúc xây dựng trên các vòng carbon bền vững. Cần nhớ rằng các nguyên tử carbon có thể tạo ra các sợi dây carbon bền hơn dây thép hoặc tạo ra các mạng tinh thể kim cương rắn chắc hơn các hợp kim. Với sự gắn kết các nhóm Amin (NH2) vào các vòng carbon đã tạo nên các cấu tử đóng vai trò thông tin của mã di truyền {A, T, G, C}. (Điều tương tự như vậy cũng được thực hiện với các cấu trúc của các Acid Amin). Chính các cấu trúc này sẽ tạo nên các trường thông tin lượng tử thành phần (các ).
Trong phân tử DNA các Nucleotit có cấu tạo khác nhau nhờ liên kết với bốn Base Nitrogen khác nhau thường viết tắt là A,T,G C. Hai base nitrogen T và C được xây dựng trên một loại vòng carbon đơn là pirimidine. Còn hai base nitrogen A và G được xây dựng trên loại vòng carbon kép là purin.
Quay lại với vấn đề thể xác và linh hồn, ta nhắc lại sự băn khoăn của A. Einstein về sự có mặt của con người trên hành tinh xanh:
“Cuộc đời của những con người trần thế chúng ta mới kỳ lạ làm sao. Mỗi chúng ta đến đây như một chuyến viếng thăm ngắn ngủi. Ta không biết để làm gì, dù đôi khi ta tin rằng ta đã cảm nhận được ý nghĩa đó”.
HOMEOMORPHISM
Hình 4: Minh họa quan hệ sao chép đồng phôi
Cần phải nói lại rằng, “cuộc đời” của một con người thực ra là bắt đầu tù một tế bào hợp tử (Zygote), với một bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Cần nhấn mạnh đó là một “gói thông tin”, một chương trình điều hành sự phát triển của cơ thể, được khu trú trong nhân của hợp tử với không gian một phần nghìn cm. Từ một tế bào sẽ nhân đôi, nhân bốn… để tạo thành thân xác con người. Đặc biệt phải nói đến sự hình thành não bộ. Tất cả quá trình này là nhờ vào gói thông tin trong hợp tử. Quá trình của sự học tập (training), nhận thức (perception) và những dấu ấn sâu đậm của cuộc sống tình cảm được lưu lại trong bộ não theo kiểu “kỹ thuật số”. Kết quả tạo nên một Trường thông tin sinh học.
Hình 5: Hình ảnh Trường điện từ sinh học của con người
Hiện tại người ta đã có thể chụp được điện trường sinh học của con người, đó là khái niệm hào quang mà người xưa thường nói đến.
Con người khi phải nỗ lực kiếm sống để sinh tồn thì khái niệm “tôi tồn tại” không có gì để bàn cãi, và với mọi sinh vật “nhu cầu vật chất” để sinh tồn và tái sinh là tất yếu. Bắt nguồn từ ý thức “sở hữu” và “tồn tại”, khoảng cách giữa các Linh giới xuất hiện. Kết quả là khoảng cách giữa “con người” và “Thần Thánh” càng nới rộng hơn. Thế giới “hữu hình” và “vô hình” dường như không còn đồng thời tồn tại trong nhận thức con người. Trong bối cảnh đó các khái niệm “linh hồn”, “thần giao cách cảm”, khả năng thiên nhãn, khả năng liên hệ giữa hai thế giới âm, dương. vv… không được coi là “nghiêm túc”, “khoa học”.
Nhà Toán học – Triết học René Descartes (1596 – 1650) đã từng nói rằng Tuyến Tùng (pineal gland) là nơi cư ngụ của linh hồn. Đó thực chất là nơi lưu giữ một trường lượng tử thông tin sinh học (BIF). Thực tế ngày nay chúng ta đã có nhiều bằng chứng để nhận thấy chức năng “thu-phát lượng tử” của tuyến tùng là khá rõ. Những người có Thiên nhãn (con mắt thứ ba) có khả năng “Thấu thị”. Đặc biệt phải nói đến khả năng giao tiếp với các Trường sinh học, các âm hồn. Vì vậy đó cũng chính là nơi lưu trữ một Trường thông tin sinh học. Khi cơ thể chết lâm sàng, Trường thông tin này vẫn còn được lưu trữ trong não bộ. Khi cơ thể đã chết hoàn toàn, quá trình tổng hợp các hợp chất cao năng lượng (ATP) để duy trì các liên kết phân tử của cơ thể với các trường này bị đứt gãy, đó là lúc Trường thông tin sinh học thoát ra khỏi cơ thể(điều này đã được nói ở trên về sự biến đổi từ một trường này sang một trường khác). Trường BIF khá bền vững và là trường lượng tử nên có khả năng tương tác với của trường năng lượng bên ngoài để duy trì sự tồn tại lâu dài. Như vậy trường BIF thuộc vào Linh giới cao nhất và sự tồn tại không cần đến “trao đổi chất”. Như người ta thường nói đó là “Thế giới Thần Linh” hay thế giới “vô hình”.
Hình 6: Cây sống đời
Vấn đề “chuyển sinh” hay “luân hồi” (metempsychosys) là một biểu hiện tính chất “lượng tử” của các trường BIF. Khi di chuyển trong không gian nếu gặp một Không gian Di truyền học (GTS) có cấu trúc đồng phôi (homomeophysm), trường BIF này sẽ xâm nhập vào cơ thể đó và tham gia vào việc “điều hành” cơ thể đó với những ký ức, thông tin đã được lưu trữ. Những quá trình này diễn ra nhờ khả năng “sinh” và “hủy” hạt dẫn đến việc tạo ra các liên kết hoặc dứt bỏ các liên kết lượng tử. Nói về sự tái sinh, luân hồi, ta có thể nêu vài ví dụ. Với cây sống đời. Chiếc lá của cây sống đời khi lìa khỏi cành có thể mọc lên những cây non mới. Đó là nhờ chiếc lá đã mang đủ thông tin để tái sinh một cơ thể mới. Sự tồn tại của các linh hồn đòi hỏi khả năng trao đổi năng lượng trực tiếp. Ở mức độ đơn giản ta có thể nói đến họ phong lan (Orchildaceae (Hình 8)). Đây là các loài thực vật có khả năng duy trì sự sống nhờ trực tiếp hấp thụ năng lượng từ ánh sáng (các photon) và các nguyên tố trong khí trời. Nó là biểu tượng của sự thanh cao của các bậc thánh nhân quân tử. Ta biết nhiều nhà tu hành Ấn Độ giáo có khả năng không cần ăn và uống mà vẫn sống bình thường nhờ khả năng trực tiếp hấp thu năng lượng từ môi trường xung quanh.
Hình 7: Hình ảnh hào quang
Vấn đề còn chưa rõ ở con người là sự lưu giữ và trao đổi thông tin được thực hiện bởi những cơ quan nào. Những người có Tuyến Tùng phát triển có khả năng liên hệ với các âm hồn trên những khoảng cách hàng ngàn cây số. Đó là một đặc điểm khác thường của các Trường Lượng tử, hệ quả của “Hiệu ứng ma quái” (Spooky Action at distance). Vì vậy có thể suy xét răng tuyến tùng là một cơ quan thu phát lượng tử. Trong cấu trúc tế bào người ta còn ít chú ý đến cấu trúc màng tế bào và bộ xương trong tế bào (skeleton of cell). Đó là những cấu trúc tinh thể lỏng có nhiều tính chất lượng tử quan trọng còn ít được biết đến.
“Q-LIFE”
Các nhà Vật lý hiện rất quan tâm đến “Sự sống Lượng tử” (Q-Life). Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc bắt đầu bằng sự sao chép của một tập hợp các phân tử đơn giản hơn sự sao chép DNA nhưng đã mang Thông tin của sự sống. Nhờ một trường Thông tin lượng tử, sự sống có thể hình thành nhờ sự tổ chức, điều hành của một trường Thông tin lượng tử nào đó đã sẵn có trong tự nhiên mà con người chưa ghi nhận được. Sự sống ở cấp độ lượng tử có những đặc thù mới, với một nguyên lý quan trọng là sự sống có thể được sao chép, tái tạo không cần đến bản thân cấu trúc vật chất phải được sao chép mà chỉ cần sao chép Thông tin lượng tử là đủ. Điều đó được gọi là “sao chép Q-Life”. Sao chép Lượng tử có ưu thế là nhanh hơn sao chép phân tử. Sao chép lượng tử diễn ra trong khoảng 10-12ms, trong khi sao chép một Base Nitrogen cần 10ms.
Chúng ta luôn nói đến “khoa học” như một nền tảng của mọi chân lý. Nhưng mọi khoa học đều là sản phẩm tư duy của con người. Nó chịu sự giới hạn của các tế bào thần kinh ở một mức độ tinh vi nhất định. Bộ thu nhận và xử lý thông tin của tế bào chủ yếu nằm ở mức độ phân tử của các cấu trúc DNA. Một số quá trình sinh học có sự tham gia của các cơ chế Lượng tử nhưng chỉ ở mức độ hỗ trợ cho các cơ chế phân tử. Cấu trúc tinh vi của màng tế bào (cell membrance) và của hệ thống vi ống (microtubule skeleton), các hệ thống dẫn truyền điện tử (Electron Transport Chain), v.v… cho ta thấy rõ điều đó. Linh hồn (Soul) khi tách ra khỏi con người là một Trường thông tin phong phú và như tâm hồn của con người đó. Tất nhiên đó chỉ là hình thức sao chép thông tin đồng phôi, không phải là một bản copy nguyên vẹn. Nhưng sự tồn tại của các trường thông tin trong tự nhiên thì không thể bác bỏ nếu muốn tìm lời giải về nguồn gốc sự sống. Sự sống có thể hình thành thông qua việc tiếp nhận các trường thông tin trong vũ trụ
Vũ trụ sinh ra con người, không phải con người sinh ra vũ trụ. Con người chỉ cố gắng nhận thức vũ trụ. Loài người đang sống trên một hành tinh thuộc thiên hà Milky Way với hàng trăm tỷ ngôi sao, có vô vàn những điều chưa thể hiểu biết. Sự có mặt của con người chỉ mong manh như một đóa hoa. Sự liên kết giữa con người và vũ trụ còn chứa đựng nhiều bí ẩn. Các hình thức năng lượng tồn tại và tương tác trong vũ trụ là hết sức đa dạng, bởi vậy ta hãy cố gắng mở rộng sự nhận thức hơn là vội vã phủ định.
Hình 8: Họ Orchildaceae – Khoảng 20000 loài
Vũ Hữu Như, Đà Lạt 19/10/2021
Cám ơn tác giả của bài viết này !
Vũ trụ vĩnh viễn là một huyền thoại và sự sống của con người được hình thành ra đời cũng là một điều vô cùng vi diệu. Nhưng tiếc thay sự hiểu biết đến tận cùng của huyền thoại vũ trụ này là điều không thể cho nên tôi rất đồng cảm với câu nói đầy băn khoăn của A. Einstein về sự có mặt của con người trên hành tinh xanh này:
“Cuộc đời của những con người trần thế chúng ta mới kỳ lạ làm sao. Mỗi chúng ta đến đây như một chuyến viếng thăm ngắn ngủi. Ta không biết để làm gì, dù đôi khi ta tin rằng ta đã cảm nhận được ý nghĩa đó”.
Và điều quý giá hơn nữa đã ở phía trước của nhận thức rằng tất cả mọi thứ đều là huyền thoại.
“Với cây sống đời. Chiếc lá của cây sống đời khi lìa khỏi cành có thể mọc lên những cây non mới. Đó là nhờ chiếc lá đã mang đủ thông tin để tái sinh một cơ thể mới.”
Tôi chợt như mộng mị ảo huyền có phải đó là thứ thoáng qua một dòng chớp mắt thực hư ở trong hầm vi của super matter and field (feel) ….thấy-nghe-cảm-suy …đã làm tôi thổn thức suốt canh thâu!
ThíchThích
Cháu là 1 độc giả trung thành của viethungpham.com
-cháu đọc gần như tất cả các bài viết, và luôn ngóng chờ các bài mới của bác, cháu xem gần hết các clip youtube của bác chia sẻ ở hội thảo , cháu đọc hết các sách của bác Nguyên Phong, cháu tìm hiểu cả kinh dịch của VN, cháu tìm hiểu Phật giáo, cháu cũng đọc cả kinh thánh , nhưng cháu vẫn không thể tìm ra câu trả lời, nói theo Đức Phật thì có lẽ cháu không thể tìm ra được cách để ” thoát khổ” , hoặc cháu không biết phải làm ntn,
-nhưng biết sao được, nếu cháu ngồi trong 1 căn phòng yên tĩnh và cầu nguyện với Chúa, thì Chúa cũng chẳng cất lên tiếng nói và đưa cho cháu câu trả lời, có chăng là vài suy nghĩ của cháu tự vọng lại trong đầu ( như tiếng của chính mình dội ngược từ vách núi).vậy là đến Chúa cũng sẽ không nói cho cháu : con phải làm thế nào để hết khổ ? hay phải chờ đến khi lên thiên đàng mới hết khổ ? nếu có, chỉ cần Chúa nói, con sẽ hành động, nhưng Chúa không bao giờ nói cho con biết con phải làm như thế nào?
-nếu cháu hành động theo luật nhân quả như lời Phật dạy, thì cháu thấy mình vẫn chỉ là 1 kẻ cố gắng sống cho tốt để mong không bị gánh nghiệp xấu trong tương lai, mặc dù chúng ta vẫn thấy những kẻ xấu thường không mấy khi bị quả báo, và người tốt thì vẫn thường gặp bất hạnh ? vậy ta phải làm thế nào, hành động thế nào bây giờ ?
-nếu chấp nhận luật luân hồi, vậy ta sẽ chấp nhận kiếp này là nghiệp quả của kiếp trước cùng với những sai lầm trong quá khứ, và dù có cố gắng thì ta cũng chỉ cải thiện được 1 phần nhỏ ? vậy ta phải làm thế nào ?
-và nếu các tôn giáo không thể cho ta câu trả lời, đương nhiên khoa học lại càng không, hay là ta sẽ làm theo định lý Godel , rằng mọi thứ là bất toàn và ta sẽ không bao giờ có câu trả lời , vậy ta sẽ lấy gì làm kim chỉ nam cho cuộc đời của mình, ta sẽ hành động như thế nào ?
ThíchThích
Gửi bạn tran ken. Mình cũng hay theo dõi trang của bác Hưng. Mình rất hiểu những suy nghĩ của bạn, bạn có thể để lại liên lạc để mình trao đổi với bạn không?
ThíchĐã thích bởi 1 người
sẽ rất vui nếu mình được học hỏi từ bạn, bạn nhắn cho mình qua số zalo này nhé:84373372241 hoặc email : kentran0217@gmail.com
-hẹn bạn nha !
ThíchThích
Tôi vẫn hoài nghi nhiều thứ về thế giới này cũng như thế giới bên kia hay là những chiều không thời gian khác hoặc theo dòng thời gian bất tận mà trong một vũ trụ bao la này hoàn toàn là bí ẩn huyền thoại. Lời giải đáp của kinh Phật giấc ngộ đã truyền dạy về nghiệp với nhân và quả, đó là một trong những chân lý hiện thực nhất và quan trọng nhất đối với mọi thứ về vật lý hữu hình này. Cái chân lý mà Phật tin rằng con người chịu nhiều áp lực tột độ đó là bằng nhục hình, vì thế để bớt đi những đau khổ sân si đó chúng ta phải luôn luôn ở trong trạng thái “tĩnh” mới làm nên nền tản nam châm cho niềm tin và ý chí. Cũng như trong Kinh Thánh truyền rằng lúc chúa Jesus chết đi sống lại rồi dắt hàng tá người để nhắc nhở rằng chúa về trời nhưng vẫn hiện hữu nơi trần gian này. Lúc đó biết bao nhiêu con ngoan của chúa muốn về với chúa trên thiên đàng nhưng nào ai đuợc đi lên thiên đàng. Và chúa nói chúa luôn luôn hiện hữu vậy đây là một trung tâm vũ trụ thật sự mà sau này ngài Galilee đã giác ngộ được một huyền thoại chưa bao giờ khai mở cho mọi thứ, vì sao mọi thứ…?
ThíchThích
Chào bạn tran ken!
Tôi không có khả năng đưa ra giải pháp giúp bạn nhưng tôi xin chia sẻ giải pháp của chính tôi để bạn tham khảo.
Định lý Godel nói mọi thứ là bất toàn và định lý này chỉ áp dụng cho hệ logich hình thức tức áp dụng cho những gì thuộc vũ trụ này còn ngoài vũ trụ này thì chưa hẳn là bất toàn. Định lý Godel cho ta biết rằng vũ trụ này phải có nguyên nhân từ bên ngoài vũ trụ sáng tạo nên. Ta gọi đối tượng sáng tạo đó là Thượng đế hay Chúa hay Ông Trời…
Giòng họ bên nội tôi đều vô thần ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, riêng chỉ có ba tôi theo đạo Công giáo hồi mới hơn 10 tuổi. Vậy nên tôi may mắn từ nhỏ đã có đức tin về Chúa. Nếu ta tin Thượng đế tạo ra và cai quản vũ trụ này kể cả con người thì mọi thứ kể cả sự cầu nguyện của ta Thượng đế cũng thấu biết. Khi ta cầu nguyện Thượng đế trả lời ta theo cách của Thượng đế. Chúng ta quyền gì mà bắt Thượng đế trả lời theo cách ta muốn. Trần gian này là nơi bất toàn không phải cõi hạnh phúc vĩnh hằng. Thượng đế luôn thử thách con người có tin Thượng đế không. Từ Apraham là tổ phụ của dân Do thái và cả chúng ta hôm nay cũng luôn được Thượng đế thử thách xem có tin Thượng đế thực sự hay không. Ở đời chả ai cho không cái gì. Muốn được gì chúng ta phải trả giá. Có những cái giá nó cao vượt khả năng của mình. Còn Thượng đế sẵn sàng cho ta điều cao cả chỉ cần ta có đức tin thôi mà đức tin thì luôn nằm trong khả năng của ta. Vấn đề ta có đủ tin Thượng đế không. Chúa Jesu từng nói “Ai tin thì sẽ được”.
Cuộc đời tôi vào đời với hai bàn tay trắng phải vật lộn với khó klhăn để sống và cả chiến thắng bệnh tật. Mỗi khi bế tắc tôi ngẩng mặt lên trời hay nhìn lên Chúa và cầu nguyện: Lạy Chúa, con tin thật Đức Chúa Trời là đấng toàn năng, hằng hữu, tạo thành trời đất muôn vật, xin giúp con vượt qua khó khăn bế tắc hiện nay. Thật diệu kỳ, mấy chục năm trong cuộc đời, bao nhiêu những bế tắc khó khăn tưởng chừng như không lối thoát lại được vượt qua kỳ diệu, đúng lúc. Kinh nghiệm của tôi, ta xin thì sẽ được chỉ cần ta tin, ta sống xứng đáng và ta xin đúng đắn. Cái gì trong khả năng của ta ta phải tự làm không lười và ỷ lại. Tôi tin Chúa toàn năng và thương yêu tôi nên dù Chúa ban cho ta cách nào, thậm chí không cho ta như ý thì tôi vẩn tin theo Ngài. Xin như Chúa Jesu xin với Thượng đế rằng: Xin cất khỏi chén đắng này nhưng theo ý Cha đừng theo ý con. Thậm chí nhiều người xin rằng: Con không xin Ngài cho con hết đau khổ nhưng xin Ngài đừng rời bỏ con trong đau khổ.
Tôi thực sự tin Ngài và đều nhận được sự trả lời diệu kỳ của Thượng đế khi tôi cầu nguyện.
Xin chia sẻ với bạn.
Trân trọng
Nguyễn Cao Sơn
ThíchThích