Long ago Confucius said “The hardest thing of all is to find a black cat in a dark room, especially if there is no cat”. 2500 years later, this quote is surprisingly true for evolution. In evolutionary theory, the search for transitional forms is the very search for a black cat in a dark room where unfortunately there’s none.
Từ xa xưa Khổng tử đã nói: “Việc khó nhất trong mọi việc là tìm thấy con mèo đen trong buồng tối, nhất là khi chẳng có con mèo nào cả”. 2500 năm sau câu nói này hóa ra đúng với thuyết tiến hóa: Cuộc tìm kiếm những loài chuyển tiếp chính là một cuộc săn tìm con mèo đen trong buồng tối, và tiếc thay, chẳng có con mèo nào ở đó cả.
SÁCH:
Trade Secrets of Evolution
Bí mật muốn che giấu của Thuyết Tiến hóa
Chương 1
Transitional Forms: A non-existent black cat
Loài chuyển tiếp: Một con mèo đen không tồn tại
Trong cuốn “The End of Time” (Sự cáo chung của thời gian) do Weidenfeld & Nicolson xuất bản năm 1999, Julian Barbour đã dẫn lời nói trên của Khổng tử để ngụ ý rằng thời gian không phải là một thứ vật chất có thể tìm thấy ─ thời gian chỉ là một ảo giác của con người.
Thế mới biết Khổng tử quá sâu sắc. Cách chúng ta hơn 2500 năm, ngài đã nhận ra một khiếm khuyết lớn trong nhận thức của con người, đó là căn bệnh ảo tưởng ─ ảo tưởng về những cái to lớn, vĩ đại, khăng khăng cho rằng cái đó có thật, rồi ra sức tìm kiếm, bất chấp cái giá phải trả.
Lịch sử không thiếu những con mèo đen như thế. Thuốc trường sinh bất tử của Tần Thủy hoàng thời cổ đại, hoặc Thuật giả kim (Alchemy) thời trung cổ là những thí dụ điển hình. Một người tài giỏi bậc nhất như Isaac Newton cũng từng tin vào thuật giả kim. Một thí dụ khác gần với chúng ta hơn, đó là Chủ nghĩa toán học hình thức (formalism in mathematics). Con mèo đen của chủ nghĩa này là Siêu Toán học (Meta-mathematics), một thứ toán học tuyệt đối phi mâu thuẫn và cho phép quyết định tính đúng/sai của bất kỳ một mệnh đề toán học nào. Chủ nghĩa này được David Hilbert, một trong những nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20, phất cao ngọn cờ, lôi kéo theo gần như toàn bộ thế giới toán học, khuynh đảo đường lối toán học trong một thời gian rất dài, để lại nhiều hậu quả rất đáng tiếc. Mãi đến năm 1931, khi Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Gödel ra đời, chủ nghĩa này mới bị giáng một đòn choáng váng. Tuy nhiên nó không chịu chết ngay. Nó vẫn tiếp tục khuynh đảo thế giới toán học mãi cho tới những thập kỷ 1960-1970 rồi mới suy yếu dần. Tại sao nó ngoan cố như thế? Chung quy vẫn tại con người ─ căn bệnh ảo tưởng làm cho con người tưởng mình có thể giải thích được mọi bí mật của thế giới.
Trong nền văn hóa Tây phương cũng có một khái niệm tương tự với con mèo đen của Khổng tử, đó là “Chiếc Chén Thánh” (The Holy Grail). Nghĩa đen của khái niệm này là chiếc chén Chúa Jesus đã dùng trong bữa tiệc ly, tức “Bữa tiệc cuối cùng” (The Last Supper) của Chúa cùng với 12 môn đệ trước ngày Chúa bị bắt rồi bị đem đi hành hình. Nghĩa bóng ám chỉ những tham vọng vĩ đại nhưng xa vời và không tưởng, phi hiện thực. Siêu Toán học là một Chiếc Chén Thánh của toán học, hoặc cũng có thể nói đó là một con mèo đen của toán học thế kỷ 20. Chương trình Hilbert đầu thế kỷ 20 là một chương trình vĩ đại đi tìm con mèo đen đó, nhưng Định lý Bất toàn của Kurt Gödel đã dạy cho các nhà toán học rằng con mèo đó không tồn tại. Ngày nay không còn nhà toán học nào điên rồ đi tìm con mèo đen đó nữa.
Dường như các nhà tiến hóa không biết gì về những bài học triết học bên ngoài lý thuyết của họ, vì thế họ vẫn lao vào tìm kiếm con mèo đen của Thuyết Tiến hóa: hóa thạch của những loài chuyển tiếp!
Than ôi, không ai trông thấy một loài chuyển tiếp nào cả, dù đang còn sống hay đã chết. Khái niệm loài chuyển tiếp là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng của Darwin. Chính Darwin thừa nhận không có bằng chứng nào của loài chuyển tiếp. Nhưng ông tiên đoán nó ắt phải tồn tại, vì logic trong lý thuyết của ông buộc nó phải tồn tại.
Việc dùng lý thuyết để tiên đoán hiện tượng thực tế không phải là chuyện mới lạ. Vật lý học từng chứng kiến những sự kiện như thế. Điển hình nhất gần đây là sự kiện khám phá ra sóng hấp dẫn, đúng như tiên đoán lý thuyết của Albert Einstein. Quả thật Einstein tiên đoán như thần! Nhưng nên nhớ 2 điều: Một, tiên đoán của Einstein dựa trên logic toán học; Hai, trước khi được kiểm chứng, tiên đoán về sóng hấp dẫn của Einstein vẫn chỉ được coi là một giả thuyết. Vật lý học chỉ dám tuyên bố khẳng định sự tồn tại của sóng hấp dẫn kể từ khi thực nghiệm xác nhận.
Còn tiên đoán của Darwin về hóa thạch những loài chuyển tiếp thì sao? Một, tiên đoán này không có cơ sở logic chặt chẽ và chính xác nào cả ─ không có một cơ sở toán học, vật lý, hay hóa học nào cả; Hai, trong khi không hề có thực tế chứng minh, thuyết tiến hóa vẫn ngang nhiên tuyên bố hóa thạch các loài chuyển tiếp là có thật, và do đó sự tiến hóa là có thật. Đó là áp đặt một niềm tin, thay vì khoa học.
Một cách công bằng phải nói rằng các nhà tiến hóa cũng biết nếu không tìm thấy những hóa thạch mà Darwin mong muốn thì lý thuyết của họ sẽ sụp đổ. Vì thế , trong hơn 150 năm qua, họ cũng đã ra sức tìm kiếm những hóa thạch đó, hòng chứng minh Darwin cũng thần thánh chẳng kém gì Newton hay Einstein (!). Nhưng không may, họ chẳng hề tìm thấy một bằng chứng nào cả. Vì thế họ lại nêu giả thuyết cho rằng những hóa thạch đó đã bị mất tích, và thế là những loài chuyển tiếp được mệnh danh là những “mắt xích bị mất tích” (missing links) trong hồ sơ tiến hóa.
Từ đó, cả một hệ thống hùng hậu các nhà khoa học của thuyết tiến hóa trong một thời gian rất dài đã phí công phí sức đi tìm những mắt xích bị mất tích. Họ đổ bừa cho người thổ dân (Aborigins) ở Úc là một mắt xích bị mất tích còn đang sống (!). Những cuộc săn lùng thổ dân để giết, để lấy hộp sọ về nghiên cứu và những tội ác khác đối với thổ dân đã trở thành một vết thương sâu hoắm trong lòng xã hội Úc cho đến tận hôm nay vẫn chưa lành. Thậm chí họ cũng đã tiến hành những vụ lừa đảo làm bằng chứng giả mạo, chỉ vì theo đuổi một tham vọng hão huyền ─ tham vọng tìm thấy còn mèo đen không tồn tại trong một căn buồng tối. Sau những thất bại ê chề, thay vì tỉnh ngộ để chấm dứt cuộc phiêu lưu, nhưng giống như những kẻ cuồng tín, họ vẫn lao theo con đường mòn dẫn tới bế tắc không có lối thoát.
Vậy tại sao một lý thuyết sai lầm như thế vẫn được xem là một khoa học chính thống?
Nếu nghiên cứu lịch sử thuyết tiến hóa, ắt bạn phải biết vụ án nổi tiếng ở tiểu bang Tennessee của Mỹ năm 1925 mang tên “Vụ án Scopes” (Scopes Trial). Đó là vụ án đánh dấu sự “lên ngôi” của Thuyết tiến hóa. Một nhà khoa học cao cấp của NASA là David Coppedge cho biết: “Trong những năm 1930, sau chiến thắng trong vụ án Scopes, học thuyết Darwin bùng nổ ở mức không thể ngăn chặn được nữa” [1].
Thật vậy, trước đó, trong thế kỷ 19, thuyết tiến hóa gặp phải sự chống đối của rất nhiều nhà khoa học hàng đầu như Louis Pasteur, Lord Kelvin, Adam Sedgwick, John Ambrose Fleming,… Đặc biệt, đầu thế kỷ 20, thuyết tiến hóa gặp một vật cản lớn, đó là Ba định luật di truyền của Gregor Mendel. Nếu cộng đồng khoa học không bị lừa dối bởi rất nhiều bằng chứng giả mạo về tiến hóa như Người Pitldown, Tranh vẽ bào thai của Haeckel,… thì có lẽ số phận thuyết tiến hóa đã được định đoạt từ lâu. Nhưng Vụ án Scopes đã đem lại “uy tín” lớn cho thuyết tiến hóa, vì vào thời điểm của vụ án, không ai biết mình đang bị lừa dối bởi một bằng chứng giả mạo được sử dụng để bênh vực Scopes, đó là hóa thạch Người Piltdown.
Trong vụ án này, anh giáo viên John Scopes vi phạm một đạo luật của tiểu bang cấm dạy lý thuyết của Darwin về sự tiến hóa của con người tại các trường trung học nhận kinh phí tài trợ của nhà nước. Luật sư Clarence Darrow bênh vực cho Scopes, chứng minh rằng anh chẳng làm gì khác ngoài việc truyền bá khoa học và rao giảng sự thật. Trong khi bênh vực cho thân chủ của mình, Darrow đã sử dụng hóa thạch Người Piltdown như một bằng chứng không thể chối cãi cho sự tiến hóa từ vượn lên người. Kết quả Scopes thắng kiện. Vậy là hóa thạch Người Piltdown, mà 28 năm sau bị vạch mặt là một vụ lừa đảo, đã giúp cho Scopes thắng kiện, đồng thời giúp cho thuyết tiến hóa “bùng nổ ở mức không thể ngăn chặn được nữa”. Đó là một sự thật lịch sử. Từ đó đến nay, vụ án không hề được xử lại, thuyết tiến hóa cũng không bị truất ngôi, nó nghiễm nhiên được coi là một khoa học, mặc dù đến năm 1953, hóa thạch Người Piltdown đã bị lột mặt nạ là giả mạo 100%. Không thể đo được tác hại của vụ lừa đảo này. Nó đã làm hỏng nhận thức của nhân loại ít nhất trong 41 năm, kể từ ngày nó được công bố (1912). Trong thực tế tác hại của nó còn lớn hơn rất nhiều, lớn đến mức không thể đo được ─ nó đã chôn sâu vào trong tiềm thức của rất nhiều người một định kiến sai lầm rằng tổ tiên của người là vượn, và rằng đó là một sự thật đã được chứng minh bằng khoa học (!)
Nhưng sự thật có sức sống mạnh mẽ của nó, như Émile Zola từng nói: “Nếu bạn đóng kín sự thật lại, rồi chôn nó xuống đất, nó sẽ lại mọc lên” (If you shut up the truth, and burry it indergroung, it will but grow) [2]. Dù Thuyết Tiến hóa đã lên ngôi sau Vụ án Scopes, dù các nhà tiến hóa làm rất nhiều bằng chứng giả mạo, dù cho nhiều người bị đánh lừa, cuối cùng sự thật của thuyết tiến hóa vẫn “mọc lên”. Càng ngày Thuyết Tiến hóa càng bị bóc trần là một lý thuyết phi khoa học.
Để đánh giá xem thuyết tiến hóa có phải một lý thuyết khoa học thực sự hay không, trước hết phải đặt lại câu hỏi khoa học là gì? Phương pháp chủ yếu của khoa học là gì?
Khoa học là gì?
Từ điển Oxford trả lời: “Khoa học là hoạt động trí tuệ và thực hành bao gồm việc nghiên cứu hệ thống các cấu trúc và cách ứng xử của thế giới vật lý và tự nhiên thông qua quan sát và thực nghiệm” (The intellectual and practical activity encompassing the systematic study of the structure and behaviour of the physical and natural world through observation and experiment) [3].
Phương pháp chủ yếu của khoa học là gì?
Một bài báo trên trang Scientus.org nhan đề “Phép quy nạp và phương pháp khoa học” (Induction and the scientific method) trả lời: “Một yếu tố chủ yếu của khoa học là việc sử dụng phép quy nạp. Phép quy nạp xử lý (thông tin) nhằm đạt tới một hiểu biết mới bằng cách tổng quát hóa các sự kiện và đối tượng riêng lẻ. Phép quy nạp đã được chắt lọc trong khoa học để tổng kết việc quan sát tự nhiên, khái quát hóa một giả thuyết từ những quan sát của bạn, rồi kiểm nghiệm giả thuyết của bạn bằng thí nghiệm” (A key element of Science is the use of induction. Induction deals with attaining new knowledge by generalizing from particular events or objects. Induction has been refined in science to include observing nature, generating a hypothesis from your observations, then testing your hypothesis by experiment) [4].
Vậy tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá một lý thuyết có phải khoa học hay không, phải xem lý thuyết ấy có đi theo con đường quy nạp hay không (con đường duy nhất của khoa học vật chất). Nói một cách cụ thể hơn, phải xem lý thuyết ấy có những sự kiện và đối tượng riêng lẻ ─ những bằng chứng cụ thể ─ để từ đó quy nạp, khải quát hóa thành định luật hay không. Và sau đó, những định luật này có được kiểm chứng bằng những thí nghiệm hay không.
Với những tiêu chí nói trên, chúng ta hãy cùng đánh giá Thuyết Tiến hóa. Cụ thể:
– Thuyết tiến hóa có áp dụng phương pháp quy nạp trong lập luận của mình hay không? Nếu có thì sự quy nạp ấy dựa trên những sự kiện và đối tượng riêng lẻ nào (bằng chứng cụ thể nào)? Sau đó, Thuyết tiến hóa có tiến hành các thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết của nó hay không?
Những người bênh vực thuyết tiến hóa sẽ thản nhiên trả lời các câu hỏi trên rằng CÓ. Nhưng đó là nói dối, nói sai sự thật, vì chính Darwin thừa nhận lý thuyết của ông không mang tính chất quy nạp, mà chỉ là những suy đoán, thậm chí là những suy đoán vượt ra khỏi phạm vi khoa học. Đây, hãy nghe Darwin thú nhận.
Thú nhận của Darwin về tính chất phi quy nạp trong lý thuyết của ông
“Những gì bạn gợi ý nói chung là rất, rất đúng: rằng công trình của tôi sẽ là giả thuyết một cách đáng buồn, và phần lớn không xứng đáng được gọi là quy nạp, sai lầm phổ biến nhất của tôi có lẽ là quy nạp từ quá ít sự kiện thực tế” (What you hint at generally is very, very true: that my work will be grievously hypothetical, and large parts by no means worthy of being called induction, my commonest error being probably induction from too few facts) [5]
“Tôi hoàn toàn ý thức được rằng những phỏng đoán của tôi đã vượt quá giới hạn của khoa học thực sự… Nó chỉ là một mảnh vụn của một giả thuyết với nhiều sai lầm và lỗ hổng cũng như những phần đúng đắn” (I am quite conscious that my speculations run beyond the bounds of true science… It is a mere rag of an hypothesis with as many flaws & holes as sound parts…) [6].
Tại sao Darwin phải thừa nhận lý thuyết của ông không mang tính quy nạp? Đơn giản vì ông không có bằng chứng hóa thạch của những loài chuyển tiếp ─ những sự kiện và đối tượng riêng lẻ để từ đó khái quát hóa thành những định luật. Nội dung cốt lõi của thuyết tiến hóa, rằng loài này tiến hóa để biến thành loài khác, hoàn toàn chỉ là giả thuyết. Nếu có bằng chứng ủng hộ giả thuyết thì giả thuyết sẽ trở thành định luật. Nói cách khác, giả thuyết phải có bằng chứng để quy nạp, nhưng Darwin tuyệt đối không có bằng chứng. Ai nói có bằng chứng là nói dối. Bản thân Darwin thừa nhận ông không có bằng chứng.
Thú nhận của Darwin về tình trạng vô bằng chứng
“Trong hồ sơ hóa thạch không có một loài nào biến đổi thành một loài khác… chúng ta không thể chứng minh rằng một loài cá biệt nào đã bị biến đổi” (Not one change of species into another is on record…we cannot prove that a single species has been changed) [7].
“Vì vậy số lượng những mối liên kết trung gian và chuyển tiếp, giữa tất cả những loài đang sống và đã tuyệt chủng, phải nhiều vô kể. Nhưng chắc chắn là, nếu lý thuyết của tôi đúng, thì những loài liên kết như thế đã từng sống trên trái đất… Vậy thì tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi” (So that the number of intermediate and transitional links, between all living and extinct species, must have been inconceivably great. But assuredly, if this theory be true, such have lived upon the earth… Why then is not every geological formation and every strata full of such intermediate links? Geology assuredly does not reveal any such finely-graduated organic chain; and this perhaps, is the most obvious and serious objection which can be urged against my theory) [8]
Tình trạng vô bằng chứng và tính chất phi quy nạp của thuyết tiến hóa là một sự thật rõ ràng đến nỗi bất kỳ một người trung thực nào cũng nhận thấy. Chỉ có những nhà tiến hóa cố sống cố chết bảo vệ niềm tin của mình mới ngoan cố cãi lại sự thật này mà thôi. Ý kiến của các nhà khoa học hàng đầu sau đây sẽ cho chúng ta thấy thuyết tiến hóa có xứng đáng được coi là một khoa học hay không.
Adam Sedgwick (1785 – 1873)
Adam Sedgwick là một trong những nhà sáng lập địa chất học hiện đại. Những tên gọi kỷ Devon, kỷ Cambri là do ông đặt ra. Sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri được gọi là “Vụ nổ Cambri” (Cambrian Explosion). Mặc dù là thầy dạy Darwin về địa chất học và giữ một quan hệ thân thiết lâu dài với Darwin nhưng Sedgwick chống lại thuyết tiến hóa của Darwin một cách quyết liệt, vì ông coi lý thuyết này không phải là một hệ thống quy nạp từ những sự kiện thực tế. Ông thẳng thắn nhận xét cuốn “Nguồn gốc các loài” của Darwin như sau:
“Nhưng trước hết tôi phải nhận xét rằng lý thuyết của Darwin không mang tính quy nạp ─ nó không dựa trên một loạt những sự thật được thừa nhận để chỉ ra một kết luận tổng quát, ─ nó không phải là một mệnh đề rút ra từ những sự thật một cách logic…” (But I must in the first place observe that Darwin’s theory is not inductive,—not based on a series of acknowledged facts pointing to a general conclusion,—not a proposition evolved out of the facts, logically,…) [9]
“Nhưng tôi không thể kết luận mà không biểu lộ sự ghét cay ghét đắng đối với lý thuyết này, vì cái chủ nghĩa duy vật thản nhiên của nó; ─ bởi vì nó đã chối bỏ con đường quy nạp, con đường duy nhất dẫn tới chân lý của khoa học vật chất;…” (But I cannot conclude without expressing my detestation of the theory, because of its unflinching materialism;—because it has deserted the inductive track, the only track that leads to physical truth…) [9]
John Ambrose Fleming (1849 – 1945)
John Ambrose Fleming là một nhà vật lý lỗi lạc, tác giả của quy luật bàn tay trái (trong động cơ điện), người phát minh ra đèn điện tử thermionic và ống chân không, từng là chủ tịch Hội tiến bộ khoa học của Anh, thành viên Hội Hoàng gia Anh (tức viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Anh). Một người xuất sắc như thế nhưng không thể nào chấp nhận thuyết tiến hóa. Đối với ông, “Thuyết tiến hóa là vô căn cứ và hoàn toàn không thể tin được” (Evolution is baseless and quite incredible) [10].
Ngày nay, với những tài liệu đã được công bố trên internet, bất kỳ người nào trung thực và chịu khó nghiên cứu đều có thể nhận thấy nghịch lý trong tư tưởng của Darwin ─ sự nghi ngờ của Darwin đối với lý thuyết của chính Darwin. Đây quả là một cái “big trade secret” của thuyết tiến hóa. Câu hỏi đặt ra là tại sao Darwin thiếu niềm tin vào lý thuyết của mình mà vẫn theo đuổi nó? Đơn giản vì ông cho rằng hồ sơ địa chất trong thời của ông là chưa đầy đủ, việc đào xới còn quá ít, ông hy vọng trong tương lai hồ sơ hóa thạch sẽ được bổ sung, khoa học sẽ tìm thấy những bằng chứng cần thiết!
Vậy kể từ khi Darwin mất (1882) đến nay, khoa học có tìm thấy bằng chứng không?
Hãy nghe câu trả lời của hàng loạt nhà sinh học hàng đầu, bao gồm cả những nhà tiến hóa:
Michael Denton
Michael Denton là một nhà sinh học phân tử của Anh-Úc, một tác giả nổi tiếng của nhiều sách phổ biến khoa học. Nối tiếng nhất là cuốn “Evolution: A Theory in Crisis” (Thuyết tiến hóa: Một lý thuyết đang khủng hoảng), xuất bản năm 1985, gây chấn động dư luận khoa học, trong đó khẳng định:
“Bất chấp những nỗ lực khổng lồ trong việc đào xới địa chất ở khắp nơi trên trái đất và bất chấp việc khám phá ra nhiều dạng động vật kỳ lạ trước đây chưa hề biết, số lượng vô cùng lớn những mắt xích liên kết chuỗi tiến hóa bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy và hồ sơ hóa thạch hầu như vẫn gián đoạn như khi Darwin viết cuốn Nguồn gốc các loài” (Despite the tremendous increase in geological activity in every corner of the globe and despite the discovery of many strange and hitherto unknown forms, the infinitude of connecting links has still not been discovered and the fossil record is about as discontinuous as it was when Darwin was writing the Origin.) [11]
“Không ở đâu Darwin có thể chỉ ra một trường hợp đích thực của chọn lọc tự nhiên đã thực sự gây ra biến đổi tiến hóa trong tự nhiên… Rốt cuộc, lý thuyết tiến hóa của Darwin không hơn không kém một câu chuyện hoang đường về nguồn gốc vũ trụ trong thế kỷ 20” (Nowhere was Darwin able to point to one bona fide case of natural selection having actually generated evolutionary change in nature….Ultimately, the Darwinian theory of evolution is no more nor less than the great cosmogenic myth of the twentieth century) [12]
31 năm sau, tức năm 2016, Michael Denton lại cho ra mắt cuốn “Evolution: Still A Theory in Crisis” (Thuyết tiến hóa: Một lý thuyết vẫn đang khủng hoảng). Ông đã cố tình lặp lại tiêu đề của cuốn sách 31 năm trước để nhấn mạnh rằng sau 31 năm, hồ sơ hóa thạch vẫn không có gì thay đổi ─ không hề có một hóa thạch nào của những loài chuyển tiếp làm bằng chứng cho thuyết tiến hóa.
Duane Gish (1921 – 2013)
Duane Gish là một nhà sinh học người Mỹ nổi tiếng. Tương tư như Denton, Duane Gish cũng cho xuất bản hai cuốn sách có tiêu đề gần giống nhau: “Evolution: The Fossils say NO” (Thuyết tiến hóa: Hóa thạch nói KHÔNG), xuất bản năm 1979, và “Evolution: The Fossils still say NO” (Thuyết tiến hóa: Hóa thạch vẫn nói KHÔNG), xuất bản năm 1985. Trong những sách này, Gish khẳng định không có hóa thạch của những loài chuyển tiếp mà Darwin và các nhà tiến hóa mong muốn. Ông tuyên bố: “Ngay nay, thuyết tiến hóa chỉ còn là một niềm hy vọng tìm thấy một mẩu hóa thạch làm bằng chứng cho những loài chuyển tiếp không nhìn thấy” (Now, evolution is the substance of fossils hoped for, the evidence of links not seen) [13]
Pierre Paul Grassé (1895 – 1985)
Không có một nhà khoa học nào lên tiếng phản đối thuyết tiến hóa mạnh mẽ bằng nhà sinh học tiến hóa người Pháp, Pierre Paul Grassé, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sinh học tiến hóa của Đại học Sorbonne, Paris, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, tác giả của bộ sách khổng lồ Traité de Zoologie (Chuyên luận về động vật học) gồm 28 tập,… Với uy tín bậc thầy về sinh học của mình, Grassé lưu ý các nhà tiến hóa rằng bằng chứng duy nhất của thuyết tiến hóa là hóa thạch các loài chuyển tiếp và do đó cổ sinh học sẽ là khoa học quyết định số phận của thuyết tiến hóa. Trong cuốn “Evolution of Living Organism” (Sự tiến hóa của sinh vật) do Nhà xuất bản Hàn lâm ở New York xuất bản năm 1977, Grassé tuyên bố:
“Từ sự vắng mặt hầu như toàn bộ bằng chứng hóa thạch liên quan đến nguồn gốc các loài sinh vật, suy ra rằng bất kỳ một sự giải thích nào về cơ chế tiến hóa cũng mang nặng tính chất giả thuyết” (From the almost total absence of fossil evidence relative to the origin of the phyla, it follows that any explanation of the mechanism in the creative evolution of the fundamental structural plans is heavily burdened with hypothesis) [14]
Thậm chí Grassé kêu gọi phải phá hủy thuyết tiến hóa, và các nhà sinh học hãy thức tỉnh để nhìn thấy sự thật. Ông nói:
“Ngày nay, nhiệm vụ của chúng ta là phá hủy thuyết tiến hóa, một lý thuyết được xem như một hiện tượng đơn giản, đã được hiểu và đã được giải thích… Các nhà sinh học phải được khuyến khích suy nghĩ về những điểm yếu và những phép ngoại suy mà các nhà lý thuyết (về tiến hóa) đưa ra và tuyên bố như những chân lý đã được thiết lập. Sự lừa dối đôi khi là vô thức, nhưng không phải luôn luôn như vậy, vì một số người, mang tính bè phái, cố tình phớt lờ thực tiễn và không chịu thừa nhận những điều không thích đáng và sai lầm trong niềm tin của họ” (Today our duty is to destroy the myth of evolution, considered as a simple, understood, and explained phenomenon… Biologists must be encouraged to think about the weaknesses and extrapolations that theoreticians put forward or lay down as established truths. The deceit is sometimes unconscious, but not always, since some people, owing to their sectarianism, purposely overlook reality and refuse to acknowledge the inadequacies and falsity of their beliefs) [15]
Tạp chí Newsweek 03/11/1980
“Hiện nay bằng chứng hóa thạch chỉ ra một sự thật khác hẳn với học thuyết Darwin kinh điển mà hầu hết người Mỹ đều đã học ở nhà trường… Những mắt xích bị mất tích giữa người và vượn… chỉ đơn thuần là câu chuyện quyến rũ trong toàn bộ hệ thống các sinh vật ma (tưởng tượng). Trong hồ sơ hóa thạch, những mắt xích bị mất tích là nguyên tắc… Các nhà khoa học càng tìm kiếm những dạng chuyển tiếp giữa các loài họ càng bị vỡ mộng” (Evidence from fossils now points overwhelmingly away from the classical Darwinism which most Americans learned in high school . . The missing link between man and the apes . . is merely the most glamorous of a whole hierarchy of phantom creatures. In the fossil record, missing links are the rule . . The more scientists have searched for the transitional forms between species, the more they have been frustrated) [16]
David B. Kitts (1923 – 2010)
David Kitts là tiến sĩ Địa chất, giáo sư Đại học Oklahoma. Ông khẳng định: “Thuyết tiến hóa đòi hỏi những dạng trung gian giữa các loài, và cổ sinh học không cung cấp chúng” (Evolution requires intermediate forms between species, and paleontology does not provide them) [17]
Tạp chí New Scientist 24/01/2009
Ngày 24/01/2009, tạp chí New Scientist ở Anh ra số đặc biệt với chủ đề “Darwin was Wrong” (Darwin SAI), gây chấn động dư luận. Đây là một đòn chết người giáng lên thuyết tiến hóa, vì hiếm có một tạp chí khoa học nào tuyên chiến với thuyết tiến hóa một cách chính thức, rõ ràng, mạnh mẽ và dứt khoát đến như thế. Tạp chí đã nêu lên 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai, trong đó có lý do không có bằng chứng hóa thạch của các loài chuyển tiếp.
Tháng 11 cùng năm, tạp chí National Geographic, một tạp chí luôn biểu dương thuyết tiến hóa, vội vàng ra một bài báo đỡ đòn, nhan đề “Was Darwin Wrong?” (Darwin có sai không?), rồi chạy một hàng tít lớn để trả lời: “NO. The evidence for evolution is overwhelming” (KHÔNG. Bằng chứng của thuyết tiến hóa tràn ngập khắp nơi). Vậy sự thật ở đâu? Thuyết tiến hóa có bằng chứng thật không?
Ariel Roth, nhà động vật học Thụy Sĩ, giáo sư chủ nhiệm khoa sinh học tại Đại học Andrews ở Mỹ, nhận định về bài báo trên National Geographic Tháng 11/2009 như sau:
“Tuy nhiên, phần lớn chứng cứ khoa học được nêu lên trong bài báo để bênh vực cho thuyết tiến hóa đều nghèo nàn đến mức đáng ngạc nhiên. Phần lớn bài báo nói về những thay đổi rất nhỏ trong sinh vật (vi tiến hóa), làm ra vẻ chúng tiến hóa từ loài này sang loài khác. Đây cũng là điều Darwin nhấn mạnh. Bài báo tảng lờ vấn đề hóc búa nhất là làm thế nào để toàn bộ sự sống bắt nguồn từ chính nó như thuyết tiến hóa đề xuất?” (However, most of the scientific evidence presented for evolution in the article was surprisingly poor. It spoke mostly about very small changes in organisms (microevolution), assuming they then evolved from each other. This was also Darwin’s emphasis. It skipped evolution’s most difficult problem, namely, how could life originate all by itself as evolution proposes?) [18]
Albert Fleischmann (1862 – 1942)
Albert Fleischmann là giáo sư động vật học tại Đại học Erlagen. Ông nói: “Lý thuyết Darwin về nguồn gốc (các loài) không có một sự kiện thực tế nào để xác nhận nó trong thế giới tự nhiên. Đó không phải là kết quả của nghiên cứu khoa học, mà thuần túy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng” (The Darwinian theory of descent has not a single fact to confirm it in the realm of nature. It is not the result of scientific research, but purely the product of imagination) [19].
Stephen Jay Gould (1941 – 2002)
Stephen Jay Gould là một nhà cổ sinh học, sinh học tiến hóa và nhà lịch sử khoa học nổi tiếng của Mỹ. Ông cũng là một trong những nhà viết sách phổ biến khoa học có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong thế hệ của ông. Là giáo sư tại Đại học Harvard danh tiếng, ông dành phần lớn thời gian cho giảng dạy, nhưng vẫn làm việc cho Bảo tảng Lịch sử Tự nhiên Mỹ ở New York. Uy tín của ông trong lĩnh vực sinh học, cổ sinh học và tiến hóa là điều không phải nghi ngờ. Nhưng ông trung thực bác bỏ lý thuyết về sự tiến hóa liên tục dần dần từng tí một. Theo ông, bằng chứng cổ sinh học chỉ ra rằng sự phát triển của sinh học không theo mô hình của Darwin. Ông nói:
“Charles Darwin xem hồ sơ hóa thạch như một tình trạng bối rối cho lý thuyết của ông hơn là một sự hỗ trợ…” (Charles Darwin viewed the fossil record mỏe as an embarrassment than as an aid to his theory…) [20].
“Sự cực kỳ hiếm hoi các sinh vật chuyển tiếp trong hồ sơ hóa thạch vẫn kéo dài dài dẳng như một bí mật không muốn tiết lộ của ngành cổ sinh học… Các nhà cổ sinh học đã trả một giá quá đắt cho lập luận của Darwin” (The extreme rarity of transitional forms in the fossil record persists as the trade secret of paleontology… Paleontologists have paid an exorbitant price for Darwin’s argument) [21]
Đáng tiếc là sau khi phủ nhận quan điểm của Darwin cho rằng sự tiến hóa diễn ra liên tục dần dần từng tí một, thay vì từ bỏ thuyết tiến hóa, Gould lại đưa ra một lý thuyết tiến hóa mới ─ tiến hóa đột xuất kiểu đâm chồi từng đợt (punctuated equilibrium). Nhưng thật trớ trêu, lý thuyết tiến hóa kiểu mới của ông lại bị chính giới tiến hóa bác bỏ.
Trước khi kết luận chương này, xin nhấn mạnh rằng trong thuyết tiến hóa, phần gây nên bất ổn lớn nhất là hóa thạch những loài chuyển tiếp từ vượn lên người, gọi tắt là người-vượn (Ape-Men).
Người-Vượn có tồn tại không?
Câu trả lời là KHÔNG! Tất cả những loài được gọi là vượn-người hoặc người-vượn đến nay đều đã được xác định hoặc là SAI, hoặc là GIẢ MẠO. Những thông tin mới nhất của cổ sinh học cho biết : các hóa thạch đó hoặc là người 100%, hoặc vượn 100%, hoặc giả mạo 100%. Cụ thể :
– “Người Piltdown” là một vụ lừa đảo có chủ ý.
– “Người Nebraska” được suy diễn tưởng tượng từ một chiếc răng của một loài lợn đã tuyệt chủng.
– “Người Neanderthals”, “Người Heidelberg”, “Người Cro-Magnon” đều là người 100%!
– Việc xác định tuổi của những hóa thạch này cũng HOÀN TOÀN SAI. Từ đó có thể suy ra rằng những “thành tựu” của Thuyết Tiến hóa KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY về khoa học!
– “Người Ramapithecus” là vượn 100%. Trong trường hợp này, hóa thạch tìm được chỉ là một bộ xương hàm dưới, vậy mà từ đó người ta dựng thành một người-vượn ( !). Năm 1970, người ta tìm thấy một con khỉ đầu chó còn đang sống ở Ethiopia có những đặc điểm rất giống “hóa thạch Người Ramapithecus” ( !). Từ đó Ramapithecus bị loại khỏi danh sách người-vượn. Tạp chí TIME ngày 07/11/1977 nhận định: “Ramapithecus được xem như người-vượn điển hình; nếu không phải như thế thì chúng ta KHÔNG CÒN BẰNG CHỨNG NÀO KHÁC!” (Ramapithicus is ideally structured to be an ancestor of homonids. If he isn’t, we don’t have anything else that is) [22]
– Tương tự, Gigantopithecus, Zinjanthropus, Australopithecus, Lucy… đều là vượn 100%!
Để tìm hiểu thêm sự thật về người vượn, xin đọc và xem các tài liệu sau đây:
Facts about Ape-Men / Sự thật về người vượn
Facts about Apemen (Sự thật về người-vượn), Mike Riddle
Did Humans Really Evolve from Apelike Creatures? (Có thật người tiến hóa từ vượn?) Dr David Menton 25/02/2010
Exposing the Ape-Men Frauds (Bóc trần những lừa đảo về người vượn)
Was Lucy An Ape-man? (Lucy có phải người-vượn không?) Dr John D. Morris
Transitional Fossil Species, Part III: What About Ape Men? (Hóa thạch những loài chuyển tiếp, Phần III: Sự thật về người vượn là gì?)
KẾT LUẬN
Nhận định của nhà sinh học Thụy Điển Soren Lovtrup có thể xem như kết luận của chương này: “…Có rất nhiều lý do để bác bỏ thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng lý do trước hết là nhiều ý tưởng của ông không thể biến thành hiện thực thông qua sự tích hợp của nhiều bước nhỏ, và ngay cả khi điều này có thể, thì chọn lọc tự nhiên không thể hoàn tất nó, bởi vì những giai đoạn chớm nở và trung gian không có ích lợi” (…the reasons for rejecting Darwin’s proposal were many, but first of all that many innovations cannot possibly come into existence through accumulation of many small steps, and even if they can, natural selection cannot accomplish it, because incipient and intermediate stages are not advantageous) [23]
Vì thế, nỗi lo lắng của Darwin về tình trạng vô bằng chứng hóa thạch các loài chuyển tiếp là hoàn toàn chính đáng. Sau hơn 150 năm, lịch sử đã xác nhận rằng bằng chứng ấy không hề có, và đúng như Darwin thú nhận: Điều này là sự chống đối rõ ràng và nghiêm trọng nhất đã được nêu lên để chống lại lý thuyết của ông. Tóm lại, THUYẾT TIẾN HÓA KHÔNG PHẢI LÀ MỘT KHOA HỌC, “nó chỉ là một mảnh vụn của một giả thuyết với nhiều sai lầm và lỗ hổng…”.
PVHg, Sydney 12/12/2016
CHÚ THÍCH
[1] THE WORLD’S GREATEST CREATION SCIENTISTS/Gregor Mendel, David F.Coppedge
[2] Emile Zola quotes about truth
[3] Oxford Dictionaries/Science
[4] Induction and the scientific method
[5] Darwin Correspondence Project, University of Cambridge
[6] Charles Darwin to Asa Gray, cited by Adrian Desmond and James Moore, Darwin, (New York: W.W. Norton and Company, 1991) pp. 456, 475.
[7] Charles Darwin, My Life & Letters
[8] Evolution and the fossil record
The Origin of Species / Chapter 9: On the Imperfection of the Geological Record / by Charles Darwin
[9] SKEPTICS OF DARWINIAN THEORY
[10] General Evolution of Life
[11] 9 Scientific Facts Prove the “Theory of Evolution” is False
[12] Evolution, A Theory in Crisis (Tiến hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng) của Michael Denton, NXB Adler & Adler, Maryland, Mỹ, 1986, trang 62, 358
[13] Evolutionary Truth by Piltdown Superman
[14] AZ quotes
[15] SKEPTICS OF DARWINIAN THEORY
[16] Scientists speak about fossils:2 Newsweek, November 3, 1980
[17] David B. Kitts (University Oklahoma), Paleontology and Evolutionary Theory (1974), p. 467. Scientists speak about fossils
[18] Where did Life come from?
[19] Albert Fleischmann. Witnesses Against Evolution by John Fred Meldau (Denver: Christian Victory Publishing, 1968), p. 13.
[20] Stephen Jay Gould Archives “Punctuated equilibria: an alternative to phyletic gradualism”, T. J. M. Schopf, ed., Models in Paleobiology. San Francisco: Freeman, Cooper and Company, 1972, p. 87.
[21] Wikiquote / Talk: Stephen Jay Gould
Câu nói của Khổng tử sâu sắc quá, tác giả áp dụng vào thuyết tiến hóa cũng hay quá ! Tôi cũng thấy chuyện loài chuyển tiếp chỉ là chuyện hoang đường . Vậy mà tại sao loài người lại tin vào chuyện hoang đường đó ? Nay thì internet nối mạng toàn cầu ai có tư tưởng cầu tiến thì đều có thể mở mang hiểu biết học hỏi sự thât . Bởi vậy những bài viết như thế này thật đáng trân trọng vì nó giúp độc giả thấy rõ chân tướng thuyết tiến hóa. Cám ơn bác Hưng vì bài viết này cho thấy con mèo đen của thuyết tiến hóa đúng là một ảo tưởng.
ThíchThích