In science, controversies and discussions are often useful in clarifying a topic. However, there are debates that are useless, especially when debaters have arguments without facts. There is an ancient advice “True intellects don’t debate”. That is the article on Vietnamese Epoch Times that I would like to introduce now.
Trong khoa học, việc tranh cãi, thảo luận thường có ích lợi làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên có những cuộc tranh cãi vô bổ, nhất là khi người tranh cãi bất chấp thực tế. Vì thế có lời khuyên của cổ nhân: “Trí giả không tranh biện”. Đó là một bài báo thú vị trên Việt Đại Kỷ Nguyên mà tôi muốn giới thiệu sau đây.
TRÍ GIẢ KHÔNG TRANH BIỆN
Tác giả: Quán Minh, Việt Đại Kỷ Nguyên, Ngày 3 Tháng Mười , 2015
https://vietdaikynguyen.com/v3/78884-tri-gia-khong-tranh-bien/
“Thắng làm vua, thua làm giặc” là quan niệm của thế tục. Các bậc giác giả và trí giả ở thế gian có thể chịu nhục mà không tức giận hay ưu sầu. Họ cũng không tranh cãi hay tranh đấu với người khác. Cảnh giới tinh thần cao thượng khiến họ có thể nhẫn nhượng, không chấp vào được mất nơi thế gian, cũng như duy trì một tâm thái tường hòa và bình thản.
Khi Khổng Tử chu du liệt quốc, một ngày Ngài gặp hai người thợ săn đang tranh cãi đến đỏ cả mặt. Sau khi hỏi lý do, Khổng Tử mới biết họ đang tranh luận một vấn đề nhỏ về số học. Người thợ săn lùn nói 8 lần 3 là 24, trong khi người thợ săn cao nói là 23. Hai bên đều khăng khăng là mình đúng và tới mức gần đánh nhau. Cuối cùng, họ quyết định phải có một thánh hiền phân giải và người thắng sẽ được tất cả thú săn.
Hai người nghe nói Khổng Tử là một thánh hiền, do đó họ lập tức nhờ Ngài phán xét. Khổng Tử nói người thợ săn lùn phải cấp thú săn cho người thợ săn cao. Người thợ săn cao chiến thắng và vui mừng rời đi. Người thợ săn lùn tất nhiên không phục. Anh ta hỏi trong giận dữ: “3 lần 8 là 24. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết điều đó. Ông là một thánh hiền, vậy mà ông nghĩ nó là 23. Ông chỉ có hư danh!”
Khổng Tử cười và đáp: “Anh nói không sai. 3 lần 8 là 24 và đây là một chân lý mà ngay cả đứa trẻ cũng biết. Nếu anh biết chân lý và giữ vững nó, thì như vậy là đủ rồi. Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?” Người thợ săn lùn như bừng tỉnh ra. Khổng Tử vỗ vai anh ta và nói: “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời. Còn anh tuy thua cuộc, nhưng đã có một bài học sâu sắc”. Sau khi nghe xong, người thợ săn lùn gật đầu lia lịa tỏ vẻ bội phục cảnh giới tinh thần của Khổng Tử.
Chân lý tuy cần giữ vững, nhưng không nên tranh biện. Đối diện với sự thật, dối trá rồi cuối cùng sẽ bị giải thể. Do vậy khi bị chỉ trích hay hiểu lầm, chúng ta không cần phải quá mất công giải thích hay biện luận. Tốt hơn là lùi một bước và dùng tâm thái bình hòa để đối đãi. Bởi vì chân lý cũng như vàng kim chôn trong đất, nó sẽ tỏa sáng rực rỡ dù sớm hay muộn.
Bình luận của PVHg’s Home
Một truyện ngụ ngôn rất hay, như một biến tấu trên một chủ đề của Lão tử: “Tri giả bất ngôn; Ngôn giả bất tri” (Người biết không nói; Kẻ nói không biết).
Nếu hiểu câu nói này của Lão tử một cách cứng nhắc theo nghĩa đen thì tuyệt đối chẳng nên nói năng gì cả. Nhưng Thượng Đế đã ưu ái tặng cho chúng ta cái miệng và ngôn ngữ, như một công cụ để sống, giao tiếp, trao đổi thông tin và diễn đạt tư tưởng, vậy tại sao lại không nói gì cả. Thực tế có những đạo sĩ đi tu, ở ẩn, im lặng tuyệt đối, không nói gì cả. Nhưng đó là những nhân vật đặc biệt, có một sứ mạng đặc biệt. Không phải ai cũng có thể đi tu, không phải ai cũng có sứ mạng đi tu ở ẩn. Ngược lại, đại đa số phải sống trong cộng đồng, phải giao tiếp với cộng đồng, và do đó phải nói. Bản thân Lão tử cũng nói những lời tổng kết vũ trụ quan và nhân sinh quan, răn dạy người đời, vậy nếu hiểu câu nói nói trên của ông một cách máy móc thì hóa ra ông tự mâu thuẫn với mình ư? Tóm lại, cách hiểu máy móc đó không ổn. Vấn đề là nói cái gì, nói như thế nào, nói với ai và chú ý rằng khi cần thiết thì im lặng, không tranh biện cũng là một cách nói.
Lời nói của những bậc thánh nhân, của những người đạo cao đức cả, của những người tài giỏi được nhân loại tôn thờ, kính trọng, của những nhà khoa học và nghệ sĩ chân chính, của tổ tiên, ông bà, cha mẹ,… là cần thiết. Nếu hiểu câu nói nói trên của Lão tử là tuyệt đối im lặng trong mọi trường hợp là hiểu sai. Vậy xin nhắc lại, vấn đề là nói cái gì, nói như thế nào, và nói với ai.
Trong truyện ngụ ngôn “Trí giả không tranh biện” nói trên, Khổng tử đã cụ thể hóa lời dạy của Lão tử trong một trường hợp cụ thể: Không nên tranh biện với những người không hiểu biết, hoặc những người bất chấp thực tế. Tranh biện với họ là một việc không cần thiết, vì trước sau chân lý sẽ sáng tỏ. Đừng cố công thuyết phục một người không thể hiểu hoặc KHÔNG MUỐN HIỂU điều mình nói,
Tôi nghe theo lời khuyên của Khổng tử để áp dụng vào trong cuộc sống của mình. Cụ thể: Không nên tranh biện với những người không chịu tìm hiểu sự thật của Thuyết tiến hóa Darwin, hoặc những người bất chấp sự thật là học thuyết này không có bằng chứng, ngoài những bằng chứng giả mạo.
Thí dụ một SỰ THẬT đã được công bố trên PVHg’s Home là ông Richard Dawkins, một nhà biện hộ lớn tiếng nhất của Thuyết tiến hóa, đã bị bí và im lặng rất lâu khi ông được phỏng vấn: “Ông có thể đưa ra bằng chứng nào của Thuyết tiến hóa không?”.
Với một người tôn trọng sự thật thì chỉ cần một sự thật như trên có lẽ cũng đã đủ để phải suy ngẫm, TRẦM TƯ, và đặt câu hỏi xem tại sao ông Dawkins lại như thế. Nhưng bất chấp sự thật này và hàng loạt sự thật khác về Thuyết tiến hóa mà trang PVHg’s Home đã công bố, những người chót tin vào học thuyết này vẫn xử sự như ông Dawkins, tìm mọi cách bênh vực cho Darwin bằng những lập luận vô bằng chứng, nhắc lại những quan điểm lỗi thời của Thuyết Tiến hóa trong các tài liệu sinh học chính thống mà ai cũng đã biết. Thực ra không cần lý luận nhiều. Chỉ cần một câu hỏi cũng đủ để đánh đổ Thuyết Tiến hóa:
Hãy chỉ ra một bằng chứng biến đổi gene dẫn tới biến đổi loài? Tuyệt đối không có! Nhưng những người biện hộ cho Thuyết Tiến hóa vẫn lý lẽ, vẫn tranh biện, vẫn nhắc đi nhắc lại những lập luận thuần túy tưởng tượng, vô bằng chứng, y như ông Dawkins.
Vậy tranh biện kéo dài với những người như ông Dawkins để làm gì? Một số độc giả trên PVHg’s Home đã khuyên tôi đừng nên mất thì giờ tranh cãi với những người như thế, và tốt nhất là không nên đăng những ý kiến đó làm gì. Ngược lại, những ý kiến ủng hộ việc phê phán Thuyết Tiến hóa thì nên biểu dương, vì đó là sự chia sẻ một quan điểm đồng thuận, củng cố quan điểm của PVHg’s Home. Bất kỳ trang mạng nào cũng có lập trường của nó. Lập trường của PVHg’s Home là phê phán Thuyết Tiến hóa, vì thế không cần tranh biện với quan điểm bênh vực Thuyết Tiến hóa. Những quan điểm này đã nằm trong đống sách vở Sinh học chính thống rồi, không cần phải nói thêm.
Trong khi tôi đang còn phân vân suy nghĩ về vấn đề này xem nên ứng xử thế nào thì tôi nhận được hai lời khuyên hữu ích. Một là bài báo nói trên, “Trí giả không tranh biện”. Hai là một email từ một đồng nghiệp – một biên tập viên của một tờ báo lớn. Email nói rằng:
“Theo dõi những ý kiến phản hồi đối với những bài về Thuyết tiến hóa trên PVHg’s Home, tôi thấy những người bênh vực Thuyết Tiến hóa không chịu đọc tất cả những bài về Thuyết Tiến hóa trên trang mạng này. Nhiều khi họ chỉ đọc một bài, hay thậm chí một ý, thấy trái với niềm tin của họ, thế là họ phản ứng. Những ý kiến phản ứng này nhiều khi lại sử dụng những lập luận của Thuyết Tiến hóa mà nhiều bài khác trên PVHg’s Home đã chứng minh là SAI. Có nghĩa là nếu những người này đã đọc kỹ tất cả các bài thì sẽ không thể phản ứng như thế, vì họ biết là ý kiến của họ đã bị phê phán rồi”.
Sau đó, bạn đồng nghiệp này khuyên tôi tạo một đường link ở cuối mỗi bài viết để độc giả có thể tìm đọc ngay tất cả các bài về Thuyết Tiến hóa trên PVHg’s Home, và để họ suy nghĩ chín chắn trước khi phản hồi.
Tôi không ngờ đồng nghiệp của tôi có nhận xét như vậy, và khuyên tôi như vậy. Điều này chứng tỏ bạn đồng nghiệp đó đã theo dõi rất kỹ những bài trên PVHg’s Home. Tôi rất mừng vì điều đó, và rất biết ơn bạn đồng nghiệp này.
Kết luận
1/ Lập trường của PVHg’s Home về Thuyết Tiến hóa là phê phán học thuyết này, vì nó phi khoa học, phản khoa học, ngụy khoa học.
2/ “Trí giả không tranh biện”. Những ý kiến không phù hợp với lập trường của PVHg’s Home nên được gửi tới những trang báo khác thích hợp, vì tôi sẽ không tranh biện với những ý kiến đối lập, trên cơ sở tin chắc rằng sự thật trước sau sẽ được sáng tỏ, không cần tranh biện. Những người có quan điểm đối lập với PVHg’s Home về Thuyết Tiến hóa cũng nên tự tin để chờ đợi sự phán xét của thực tiễn, không cần tranh biện, đúng như lời kết của truyện ngụ ngôn “Trí giả không tranh biện”, rằng “chân lý cũng như vàng kim chôn trong đất, nó sẽ tỏa sáng rực rỡ dù sớm hay muộn”.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của độc giả.
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:
True Biology: Nền Sinh học chân chính
PVH, 15/04/2016
Cháu đồng ý với chú là thuyết Tiến hóa không đúng. Nhưng như thế ko có nghĩa là thuyết Thiết kế thông minh ko còn gì phải bàn cãi.
Có thể cần 1 thuyết khác thay thế cả 2 thuyết trên. Ở đó, nếu có “thiết kế thông minh” của Nhà thiết kế thì thiết kế đó phải ở tầng nấc sâu hơn, chứ ko phải ở cấp độ DNA. Cháu vẫn tin có vẫn có 1 cơ chế nào đó mà con người có thể hiểu được ở cấp độ DNA (cơ chế hình thành các bản thiết kế DNA).
Tuy nhiên cách ứng xử của chú đối với những ý kiến đối lập lại có vẻ mâu thuẫn với tinh thần “tự do ngôn luận”, là tinh thần mà cháu luôn nhiệt tình ủng hộ.
Nhận thức lý tính và nhận thức trực giác không thể loại trừ nhau, mà bổ sung cho nhau. Mà “ngôn luận”, hay là “trao đổi”, “đối thoại”, là phương tiện không thể thiếu của nhận thức lý tính.
Tuy nhiên đối thoại ko theo “luật”, dạng như “bỏ bóng đá người”, hay kiểu như thay vì đá bóng bằng chân thì lại ôm lấy bóng ném vào cầu môn thì phải bị loại trừ.
ThíchĐã thích bởi 2 người
Cảm ơn bạn Lê Đình Huy vì sự thừa nhận Thuyết Tiến hóa sai. Đó là điều chủ yếu tôi muốn nói trên PVHg’s Home.
Còn về Lý thuyết Thiết kế thông minh, bạn có quyền tự do lựa chọn. Tôi không có ý kiến. PVHg
ThíchĐã thích bởi 1 người
Chia se với bạn Lê Đình Huy,
Tôi có một đề nghị nhỏ cho bạn là bạn nên đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh có chỉ rõ chính Chúa Trời là Đấng tạo ra muôn loài, là “Nhà thiết kế thông minh”. Vâng và Nhà thiết kế này có mức độ sâu hơn là thiết kế DNA. Kinh Thánh có nói Đấng sáng tạo là Alpha and Omega, là sự khởi đầu và sự kết thúc ( the beginning and the end), Đấng này nằm ngoài không gian và thời gian, không phụ thuộc và bất cứ định luật vật lý nào trên trái đất, là đấng giữ cho tất cả quỹ chuyển động của vũ trụ một cách có trật tự và tuần hoàn.
Lấy ví dụ, một người tạo ra máy vi tính và lập trình vào máy, người đó không cần phải nằm trong cái máy để điều khiển cho máy hoạt động.
Bạn hãy thử tưởng tượng nếu trái đất xa hơn hay gần hơn một chút với mặt trời thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tất cả các sinh vật trên trái đất kể cả con người có một hệ thống sinh lý cực kỳ phức tạp, không thể nào là kết quả của một quá trình ngẫu nhiên mà phải có “intelligent design” đằng sau nó.
Kinh Thánh (4000 năm tuổi) là một cuốn sách lịch sử, nó không chỉ kể ra những gì xảy ra trong quá khứ, nó còn thể hiện những tiên đoán trong tương lai, có những tiên đoán đã xảy ra và có những tiên đoán sẽ xảy ra. Chứng tỏ, Thượng Đế, Đấng nằm ngoài không gian và thời gian ấy, biết tất cả những gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra trước khi Ngài tạo ra vạn vật, muốn để lại cho nhân loại một lời nhắn nhủ (message) rằng chỉ có cách thông qua chúa Jesus (người đã hi sinh trên thập tự giá, chuộc lỗi cho loài người) mà người ta mới có thể đến gần với Chúa, và cũng chính Đức Chúa Jesus cũng là Đấng Sáng Tạo ra thế giới này vào thủa sơ khai.
Đấng Tạo Hóa ấy biết đến cuộc đời cá nhân của mỗi chúng ta trước khi chúng ta sinh ra. Sách Jeremiah 1:5 có ghi “before I formed you in the womb I knew you” dịch là “trước khi ta tạo con ra trong tử cung thì ta đã biết con rồi”
Không phải những điều này khiến đầu bạn nổ tung sao? ” are all of this blow your mind?” Nhưng đây chỉ một một số ít những gì mà ta biết về Ngài mà thôi. Hãy tìm Ngài bằng cả trái tim của bạn bạn sẽ nhận lại những kiến thức cực kì quý báu. (search Him with all your heart and the result is you will have valuable knowledge).
ThíchĐã thích bởi 1 người
Thưa chú, cháu đồng ý là Thuyết Tiến Hòa là phản khoa học. Nhưng một khi mọi người đều công nhận Darwins là sai, vậy câu hỏi cũ lại được đặt ra, vậy con người xuất phát từ đâu?
Phải chăng đến lúc khoa học phải dấn thân vào lĩnh vực tôn giáo và tâm linh, chấp nhận những nhận định của Phật Thích Ca, Lão tử từng một thời bị xem là hoang đường, mê tín?
ThíchThích
Hoan nghênh bạn dklem93 đã thấy Thuyết Tiến Hóa là phản khoa học.
Kurt Godel, tác giả Định lý Bất toàn, nói: “KHÔNG THỂ CHỨNG MINH ĐƯỢC MỌI ĐIỀU”.
Câu hỏi về “Nguồn gốc loài người”, theo tôi, thuộc loại câu hỏi về bản thể luận, không thể chứng minh được, mà chỉ có thể cảm nhận được.
Nhưng cảm nhận thì chỉ có thể chia sẻ giữa những người đồng điệu, đồng cảm. Bạn nên tìm người đồng cảm với bạn để chia sẻ.
Khoa học KHÔNG THỂ DẤN THÂN vào tôn giáo và tâm linh, vì đó không phải là chỗ dành cho khoa học. Nhà khoa học chỉ có thể lắng nghe và học hỏi thêm những tri thức về tôn giáo và tâm linh để làm giầu cho nhận thức của mình mà thôi.
PVHg
ThíchThích
Thuyết tiến hóa có thể không đúng ở mọi trường hợp, nhưng nó đúng ở một số trường hợp. Việc không đồng ý ở một luận điểm nào đó, không đồng nghĩa phủ định sạch trơn cả một học thuyết.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Trả lời bạn Minh (hxming122277),
Bạn hãy chịu khó đọc toàn bộ những bài viết trong mục Sinh Hóa trên trang PVHg’s Home. Đặc biệt, xin mời bạn đọc kỹ bài “SỰ THẬT THUYẾT TIẾN HÓA” trong hội thảo ngày 13/05 vừa qua. Muốn phát biểu một nhận định, chúng ta phải chịu khó nghiên cứu, học hỏi, thay vì chỉ nói theo một niềm tin, nhất là những kiến thức khoa học đã bị nhồi nhét ở nhà trường sâu đến nỗi trở thành một tiềm thức khó thay đổi. Chúc bạn may mắn trên con đường khám phá sự thật. PVHg
ThíchThích
Xin thưa với ông. Kiến thức của chúng ta, không phải tất cả đều đến từ nhà trường. Ở VN, kiến thức đến từ nhà trường chỉ là những điều vụn vặt. Ông mới là người cần hiểu rõ về cái mà ông cho rằng ông đúng.
Vả lại, thú thật tôi không muốn có ý kiến ở đây. Nhưng với tâm thế ông phủ định mọi thứ mà ông không chấp nhận, với việc ngay cả email của tôi ông cũng gõ sai. Ông thực sự muốn người ta ủng hộ ông? Để đạt mục đích cho việc ông cổ xúy thuyết Sáng tạo của Đấng Toàn Năng gì đó. Cho nên, tôi xin rút lui ở đây.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Trả lời bạn Minh (email: hxming131177@gmail.com ),
1/ Xin lỗi bạn vì tôi gõ địa chỉ email của bạn sai.
2/ Bạn nói đúng: Kiến thức đến từ nhà trường chỉ là những điều vụn vặt.
3/ Tâm thế của tôi là bác bỏ những lý thuyết mệnh danh là khoa học nhưng thực chất là ngụy khoa học.
4/ Rất tiếc là bạn không ủng hộ Thuyết Sáng tạo mà những người thông minh tài giỏi nhất như Albert Einstein, Kurt Godel, Werner Heisenberg,… ủng hộ.
5/ Mặc dù bạn rút lui, tôi luôn cầu mong bạn sẽ may mắn trên con đường khám phá chân lý.
PVHg
ThíchThích
cảm ơn Bác vì những bài viết thế này. Tiếc là mấy người xã hội hiện nay họ không biết đến những chân lí thế này
ThíchThích
Cám ơn cháu Bảo Phúc,
Cháu đọc và bình luận nhiều nhé. PVHg
ThíchThích