If you have much science / Nếu bạn giầu khoa học

1Louis Pasteur said: “A little science estranges men from God, but much science leads them back to Him”. The following article in the magazine “Awake” may explain why…

Louis Pasteur nói: “Một chút khoa học làm con người xa rời Chúa, nhưng nhiều khoa học sẽ đưa họ quay về với Chúa”. Bài báo sau đây trên tạp chí “Tỉnh thức” sẽ giải thích tại sao…

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

(Click vào file ảnh để xem với kích thước lớn hơn)

2345

 

Advertisement

One thought on “If you have much science / Nếu bạn giầu khoa học

  1. “Vũ trụ không phải là một con tàu trốn chạy với người kỹ sư đã chết tại buồng lái”-
    Xin trích lời của Giáo sư Frank Glenn Lankard, để mở đầu cho buổi nói chuyện
    15 phút, xin được giới thiệu đến các bạn.

    GIÁO SƯ: “Mọi thứ sẽ đơn giản biết bao nếu chúng không quá phức tạp!”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Lời nhận xét đó có ý nghĩa gì vậy thưa giáo sư?

    GIÁO SƯ: Đó là phương cách tiến sĩ Richard Bube cảnh báo chúng ta đừng tin vào những điều đã bị đơn giản hóa quá mức – bởi vì những điều đó thường chỉ đúng có một nửa hoặc thậm chí ít hơn.
    Hãy xem ông ấy phân tích lập luận đó như thế nào – trong một bài viết có tên là “Khoa học và duy nhất.”

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Richard H. Bube từng nghiên cứu và giảng dạy tại một trong những trường đại học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là giáo sư về khoa học cơ bản và kỹ thuật điện tại đại học Stanford ở California.(Professor of Materials Science and Electrical Engineering at Stanford University)
    Trong 14 năm ông đã biên tập Tạp chí Hiệp hội khoa học Hoa Kỳ (Journal of the American Scientific Affiliation), tạp chí này hiện nay có tên là Quan điểm về khoa học và đức tin cơ đốc (Perspectives on Science and Christian Faith).

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Bube có khả năng đưa ra quan điểm của mình bằng những mệnh đề đầy ấn tượng. Chẳng hạn như, ông đặt tựa đề cho một diễn văn của mình là “Mọi thứ sẽ đơn giản biết bao, nếu chúng không quá phức tạp.” Chúng ta hãy cùng bàn về một trong những bài viết của ông có tựa đề là “Khoa học và duy nhất.” Tiến sĩ Bube bắt đầu bằng câu nói…

    GIÁO SƯ: Chúng ta thường nghe lối diễn đạt rằng những tiến bộ trong hiểu biết khoa học đã chỉ ra cho chúng ta thấy nhiều khía cạnh trong kinh nghiệm của chúng ta “ chỉ là thế này” hoặc “chỉ là thế kia.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, một điều gì đó là như vậy – và chỉ là như vậy mà thôi.

    GIÁO SƯ: Vâng. Nhiều người tuyên bố rằng khoa học đã chứng minh được con người chỉ là một cỗ máy phức tạp.
    Tiến sĩ Bube tiếp, “chúng ta nghe rằng khoa học đã chứng minh cuộc sống chỉ là một phản ứng hóa sinh, và rằng lựa chọn cá nhân và trách nhiệm chỉ là những ảo giác. Một người khác tuyên bố rằng sự cải đạo của Cơ đốc nhân chỉ là một trải nghiệm tâm lý.”
    Ông đánh giá, “tất cả những tuyên bố ‘chỉ là’ nầy đều sai trật!”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tại sao ông ấy lại cho những quan điểm đó là sai?

    GIÁO SƯ: Ông trả lời rằng chúng sai đơn giản bởi vì khoa học không có khả năng biết đến một điều gì ‘chỉ là.’ Tuyên bố bản chất của sự vật là công việc của khoa học. Nhưng làm sao có thể tuyên bố rằng đây là hiện thực duy nhất, sự mô tả duy nhất đáng có, hay là lời giải thích khả dĩ nhất cho một sự kiện?
    Câu trả lời là không thể đưa ra một tuyên bố như vậy, dù dựa trên bất kỳ nền tảng khoa học nào. Nếu một tuyên bố như vậy có thể được đưa ra, thì nó phải dựa trên một nền tảng chủ quan, triết học, chính trị hoặc tôn giáo – vốn có thể giúp cho người ta đưa ra những suy luận về các kết quả khoa học cao hơn và xa hơn các thông tin gốc được rút ra từ khoa học.
    “Con người là một cỗ máy phức tạp;” đó là một tuyên bố khoa học. “Con người chỉ là một cỗ máy phức tạp;” đó là một suy đoán triết học chủ quan – một ý kiến không bắt nguồn từ khoa học. Đó đơn giản chỉ là một bản sao khác của một lối ngụy biện cũ: Nếu khoa học chứng minh cho chúng ta con người chỉ là một cỗ máy phức tạp, và nếu chúng ta không biết gì thêm ngoài những điều khoa học đã cho chúng ta biết, thì con người chỉ là một cỗ máy phức tạp.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy ông ấy ngụ ý rằng chúng ta có thể biết được nhiều hơn những gì khoa học cho chúng ta biết. Hay nói cách khác, sự thật khoa học không phải là những sự thật duy nhất?

    GIÁO SƯ: Không, những sự thật mà khoa học có thể xác minh, không phải là những sự thật duy nhất. Y khoa có thể quan sát thấy nhịp tim của tôi tăng nhanh hơn khi tôi hôn chào vợ tôi, nhưng nó không thể xác minh rằng tôi yêu bà ấy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có những sự thật vượt quá khả năng của khoa học tự nhiên nên không thể được minh chứng hay bác bỏ.

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Bube tiếp tục nói về một tuyên bố “chỉ là” khác mà một số người đã đưa ra. Có phải quyết định đi theo Chúa Giê-xu “chỉ là một trải nghiệm tâm lý?”
    Cải đạo Cơ đốc là một trải nghiệm tâm lý. Nhưng đó cũng là một việc Đức Chúa Trời làm. Đức Chúa Trời biến đổi cuộc đời chúng ta quá trọn vẹn đến nỗi tâm trí và linh hồn chúng ta sẽ kinh nghiệm được một sự thay đổi sâu sắc.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải ý giáo sư là tất cả những bản chất về tâm lý và tinh thần của chúng ta đều được biến đổi không?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tất cả những phát biểu “chỉ là” là những nhận định chủ quan của con người. Tiến sĩ Bube đã nghiên cứu quan điểm về các mức độ thông hiểu.
    Ông ấy nói rằng mọi sự kiện con người tham dự đều có thể được mô tả theo nhiều mức độ khác nhau. Nó có thể được phân tích ở mức độ cơ cấu vật lý, phù hợp cho các mô tả của hóa học và vật lý. Chính sự kiện đó cũng có thể được mô tả ở mức độ cơ cấu sinh học, phù hợp cho các mô tả của khoa học đời sống. Thường thì chính sự kiện đó cũng có thể được mô tả ở mức độ tâm lý học và xã hội học, phù hợp cho các mô tả của khoa học xã hội.
    Nhưng chúng ta thường khá sai lầm khi cho rằng một trải nghiệm của con người chỉ có thể được mô tả theo ngôn ngữ của chuyển động hoặc sự tương tác của các nguyên tử và phân tử.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Khoa học không biết đến điều gì ‘chỉ là’.”

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Bube nói rằng thế giới thật bao gồm những phẩm chất của con người như sự hiểu biết, suy nghĩ theo lý trí, lòng can đảm, trách nhiệm, niềm tin, tình yêu, lương tâm, lòng yêu mến cái đẹp, và khao khát học hỏi.
    Ông nói thêm rằng chúng ta cũng có thể sai lầm nếu chúng ta nghĩ toàn bộ một sự kiện xảy ra với một người chỉ có thể được mô tả theo ngôn ngữ của một lối mô tả khoa học nào đó, mà không cần quan tâm đến mối liên hệ giữa con người với Đức Chúa Trời.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông ấy nói gì về mối liên hệ của con người với Đức Chúa Trời?

    GIÁO SƯ: Theo lời ông ấy là: “Khi chúng ta phớt lờ cấp độ gắn liền con người với Đức Chúa Trời, là chúng ta phớt lờ điều khiến con người và những trải nghiệm của mình thực sự là người. Khi chúng ta phớt lờ cấp độ nhìn nhận toàn bộ sự kiện trong mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời, chúng ta hạ thấp con người xuống thành một loài động vật hay một loại máy móc. Khi làm như vậy, chúng ta đã bỏ lỡ một phần của bức tranh tổng thể, phần của mô tả tổng thể về con người.”
    Ông hỏi: “Quý vị có mô tả một bức tranh đẹp chỉ là một loạt các nét cọ không? Làm như vậy quý vị sẽ bỏ lỡ mất vẻ đẹp và ý nghĩa của cả bức tranh.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một bức tranh đúng là một loạt các nét cọ. Nhưng nó không chỉ là một loạt các nét cọ, bởi vì một nghệ sĩ dùng nó để chuyển tải thông tin và cảm xúc đến với những người có thể nhận thấy vẻ đẹp trong bố cục tổng thể.

    GIÁO SƯ: Chúng ta không mô tả một bản nhạc chỉ là một dãy nốt. Âm nhạc đúng là một dãy nốt. Nhưng một lần nữa con người có thể nghe được vẻ du dương trong bản nhạc tổng thể.
    Vậy chúng ta có nên phạm sai lầm tương tự và mô tả con người chỉ là một loạt các phản ứng có thể được mô tả theo phương pháp khoa học? Nếu làm như vậy, chúng ta bỏ lỡ tất cả những yếu tố làm nên con người thực sự.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Con người có giống như một bản nhạc không?

    GIÁO SƯ: Theo một ý nghĩa nào đó, đúng như vậy. Tiến sĩ Bube trả lời: “Con người là một chuỗi các phản ứng có thể được mô tả theo phương pháp khoa học. Nhưng con người không chỉ là như vậy – không chỉ là một loài động vật hay một loại máy móc. Con người hơn động vật bởi vì con người và Đức Chúa Trời có thể có một mối liên hệ cá nhân, trong đó Đức Chúa Trời ban cho con người địa vị và giá trị mà con người không có quyền đòi hỏi trên bất kỳ nền tảng nào khác.”
    Ông kết luận: “Khoa học không biết đến điều gì chỉ là. Chấp nhận một cái nhìn hạn chế như vậy về cuộc sống là bỏ lỡ ý nghĩa và mục đích của cuộc sống con người.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trong tuần này tôi đang đọc các ý kiến đối lập từ hai nhà thiên văn học. Tiến sĩ Steven Weinberg [WYN-berg] kết lại một trong các cuốn sách của ông với lời bình: “Vũ trụ trông có vẻ càng dễ hiểu bao nhiêu, thì nó lại càng vô nghĩa bấy nhiêu. Nhưng…ít nhất cũng có một ít an ủi trong việc nghiên cứu. …Nỗ lực để hiểu về vũ trụ là một trong rất ít những điều nâng cuộc sống con người lên khỏi mức hài kịch một tí, và ban cho nó ân huệ của bi kịch.”
    Điều đối lập là một lời bình của nhà thiên văn học, tiến sĩ Charles Misner [MIS-nur]. Ông nói: “Tôi không thấy vũ trụ là vô nghĩa. …Tôi bị ấn tượng bởi vẻ đẹp và tính dễ hiểu của vũ trụ. Tôi nghĩ…sự lộng lẫy của vũ trụ là có ý nghĩa, và chúng ta thực sự mắc nợ lòng tôn kính và sự chiêm ngưỡng đối với Đấng tạo hóa.”

    GIÁO SƯ: Vâng, Nhà xuất bản Đại học Harvard đã phát hành một cuốn sách về các cuộc phỏng vấn các nhà thiên văn học. Hầu hết những người được phỏng vấn đều đưa ra một vài phát biểu về việc liệu vũ trụ có một mục đích, hay nó “chỉ là” vũ trụ.
    Thật thú vị, những người tin rằng vũ trụ có một mục đích cũng chính là những người tin rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ. Nếu chúng ta tin rằng một Đức Chúa Trời khôn ngoan đã tạo dựng nên vũ trụ, chúng ta có khả năng thấy được mục đích của nó.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi phải nói gì với một người bạn vốn cho rằng cuộc sống dường như ngoài tầm kiểm soát? Anh ấy nói rằng cuộc sống cứ xoay tròn mà chẳng đi đến đâu.

    GIÁO SƯ: Giáo sư Frank Glenn Lankard [LAN-kard] có một phát biểu thú vị. Ông ấy chưa bao giờ gặp một người chưa đặt câu hỏi: “Vũ trụ này có quan tâm đến việc liệu tôi có thành công hay không? Kinh Thánh tuyên bố chắc chắn rằng vũ trụ không phải là một con tàu trốn chạy với người kỹ sư đã chết tại buồng lái.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đó quả là một lối nói bóng gió thật thú vị: Vũ trụ không phải là một con tàu trốn chạy với người kỹ sư đã chết tại buồng lái. Có vẻ như ông ấy ngụ ý rằng Đức Chúa Trời-Đấng sáng tạo vẫn đang sống.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ngài đang sống và quan tâm đến cuộc đời của chúng ta. Tiến sĩ Lankard tiếp: “…vũ trụ được điều khiển bởi một Trí thông minh Vĩ đại quan tâm đến những người nam và người nữ mà Ngài đã tạo dựng. …Kinh Thánh là cuốn sách quan trọng nhất…trong việc đáp ứng những nhu cầu của những người nam và người nữ lầm lạc ngày nay. …Kinh Thánh dạy…rằng mọi người nam và người nữ đều có thể làm chủ cuộc sống và vượt qua những khó khăn nhờ sự giúp đõ của Đức Chúa Trời.”
    Ông kết thúc bằng một điều tương tự khác: “Lịch sử nhân loại không phải là một lối đi mù quáng, mà là một cuộc hành quân – có Đức Chúa Trời dẫn đầu đoàn quân hành.”

    GIÁO SƯ: Francis Bacon thường được xem là cha đẻ của khoa học hiện đại. Ông sống vào thế kỷ mười sáu và mười bảy, cống hiến cả đời mình cho khoa học.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đôi khi có những người quá đam mê với nghề nghiệp của mình, nên họ nghĩ rằng những loại tri thức khác không tồn tại. Bacon có như vậy không?

    GIÁO SƯ: Không có. Thật ra, Bacon đã nêu lên quan điểm của ông trong câu nói sau: “Đừng ai suy nghĩ hay khẳng định rằng một người có thể nghiên cứu quá sâu hay học biết quá nhiều về cuốn sách lời của Đức Chúa Trời hay cuốn sách những công việc của Đức Chúa Trời.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nghe có vẻ như ông ấy nói rằng Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài theo hai cách. Nếu tôi hiểu đúng, thì Bacon gọi Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, và ông gọi vũ trụ thiên nhiên là công việc của Đức Chúa Trời.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Các nhà khoa học cùng các triết gia gọi đây là “quan điểm hai cuốn sách” của khoa học và niềm tin. “Quan điểm hai cuốn sách” này có lẽ là sự tiếp cận chủ đạo của các nhà khoa học cho đến ít nhất là những năm 1800. Mỗi cuốn sách tiết lộ một phần của hiện thực không có trong cuốn sách kia.
    Tiến sĩ Hutchinson phát biểu trong bản tham luận của ông: “…Tôi cho rằng khoa học chỉ tiết lộ một số khía cạnh của tạo hóa, là những điều chúng ta thường cho rằng đó không phải là những đặc điểm chính được bàn đến trong niềm tin và những giáo lý tôn giáo. Nó tiết lộ những khía cạnh chỉ có thể được tiếp cận bằng những phương pháp khoa học vốn đòi hỏi tính tái hiện và tính minh bạch đối với những vấn đề được đem ra suy xét…
    “…Những công việc của Đức Chúa Trời trong lịch sử, bản tính của Ngài, mục đích của Ngài, và những điều khác – đều không chứng minh được bằng khoa học. Đó là vì cách lựa chọn các phương pháp và chủ đề của mình nên khoa học không đủ khả năng giải quyết những vấn đề nầy trong tôn giáo…”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải ông ấy muốn nói rằng ý tưởng “Đức Chúa Trời lấp đầy khoảng trống” này rất ý nhị không? Có phải ông ấy nghĩ rằng bất cứ khi nào chúng ta không tìm được một lối giải thích khoa học cho một điều gì đó, thì chúng ta nên cho rằng Đức Chúa Trời đã làm điều đó?

    GIÁO SƯ: Không phải vậy đâu. Ông trả lời: “Tôi tin rằng cách để hiểu được thế giới và nhìn nhận các mô tả khoa học và phi khoa học theo đúng bối cảnh là phải hoàn toàn tin cậy các mức độ mô tả khác nhau. … Kinh Thánh dạy về cách nhìn thế giới theo nhiều mức độ như thế nầy. Kinh Thánh nhìn nhận vai trò của Đức Chúa Trời không chỉ trong những khía cạnh của tự nhiên mà chúng ta không hiểu, mà trong cả những khía cạnh chúng ta hiểu nữa.
    “Ví dụ tốt nhất tôi biết để minh họa cho điều này…là mô tả của Kinh Thánh về…hành trình ra khỏi Ai-cập của dân Y-sơ-ra-ên.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đó chẳng phải là sự kiện được mô tả trong sách thứ hai của Kinh Thánh, khi Môi-se lãnh đạo hàng ngàn người thoát khỏi ách nô lệ tại Ai-cập cổ sao? Nếu tôi nhớ không lầm, thì quân đội Ai-cập đã đuổi theo họ băng qua một hoang mạc, bao vây họ ba bề trong khi Biển Đỏ chặn họ trước mặt.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy, và biển đã được rẽ ra để họ có thể đi trên đất khô. Tiến sĩ Hutchison nói: “…Ghi chép nguyên bản có đưa ra một giải thích ‘tự nhiên’ hoàn hảo về những điều đã xảy ra: ‘Vả, Môi-se giơ tay ra trên biển; Đức Giê-hô-va dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm, Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ.’ Sự thật rằng có một lời giải thích tự nhiên cho sự kiện được mô tả trong phân đoạn Kinh Thánh trên – ngọn gió đông dai dẳng – không ngăn trước giả nhìn nhận vai trò của Đức Chúa Trời.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đức Chúa Trời kiểm soát ngọn gió đông, khiến gió thổi ngay đúng thời điểm, theo hướng chính xác để tạo ra một lối đi xuyên qua biển. Và ngọn gió đó thổi cả đêm, đủ lâu để khiến biển cạn tới đáy, để mọi người có thể băng qua mà không bị mắc lại trong bùn lầy.
    Sau khi đội quân đuổi theo đã tiến xuống đáy biển khô, nước biển trở lại vị trí bình thường và nhấn chìm tất cả số binh lính nầy.

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Hutchinson giải thích sự kiện này: “Nói cách khác, những mức độ giải thích khác nhau đều được xem là có giá trị tương đương. Sự việc này minh họa rằng từ xưa đến nay một đặc điểm của niềm tin theo Kinh Thánh là nhìn nhận Đức Chúa Trời không chỉ trong một vài điều được coi là khoảng trống mà trong tất cả những sự kiện của cuộc sống, dù cho sự kiện đó có thể được giải thích theo phương thức khoa học hay không.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ở đầu chương trình giáo sư có nói rằng khoa học và niềm tin Cơ đốc giống như chồng và vợ vậy.

    GIÁO SƯ: Đúng rồi. Tiến sĩ Hutchison dẫn giải như sau: “Một…người bạn của tôi…vốn đã lập gia đình được gần bốn mươi năm, được hỏi đâu là bí quyết của một cuộc hôn nhân bền vững. Tôi nghi ngờ rằng đó là một câu hỏi chọc tức, một phần bởi vì ông ấy và vợ…có vẻ như quá khác biệt đến nỗi nhìn từ bên ngoài họ có vẻ như không thể hòa hợp được. …Câu trả lời ngay lập tức của ông ấy là: trong hôn nhân, chồng và vợ phải cùng tuân thủ những nguyên tắc nền tảng và những tính cách bổ sung.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Những nguyên tắc nền tảng và những tính cách bổ sung”? Ý ông ấy là gì?

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Hutchinson giải thích: “Cốt lõi của hôn nhân là hòa hợp những khác biệt để tạo nên một sự hiệp nhất lớn hơn. …Điều đó không chỉ hàm ý những khác biệt về thể chất, giữa đàn ông và đàn bà – nhưng thường cũng có nghĩa là những khác biệt về kỹ năng, nhân cách, và sở thích. Tôi rất biết ơn vì vợ tôi đem vào cuộc hôn nhân của chúng tôi rất nhiều những thuộc tính phi thường mà tôi thiếu. Tất nhiên, những thiếu sót của cô ấy trong những mặt mạnh của tôi đôi khi khiến tôi bực mình khủng khiếp!…
    “Nhưng thường là nhờ giải quyết những vấn đề trầm trọng đó mà chúng tôi trưởng thành hơn. Cả hai chúng tôi đều mạnh mẽ hơn, tốt hơn vì chúng tôi đã lập gia đình với một người có những tính cách bổ sung. Và xét về những nguyên tắc nền tảng: niềm tin Cơ đốc chung của chúng tôi, những giá trị đạo đức và luân lý giúp củng cố tầm nhìn của chúng tôi, chúng tôi có chung một sự hiệp nhất gần như hoàn hảo.”
    Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng ý tưởng về những nguyên tắc chung và những tính cách bổ sung là điều tôi nhìn thấy rõ ràng nhất trong mối liên hệ giữa khoa học và niềm tin. …Khoa học khác với đức tin, và vì vậy đôi khi tồn tại những bất đồng ở giữa đó. Nhưng tôi tin rằng những bất đồng này không phải là dấu hiệu của mâu thuẫn mà là của sự bổ sung.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Làm sao khoa học tự nhiên và niềm tin Cơ đốc có thể bổ sung cho nhau?

    GIÁO SƯ: Chúng có chung những nguyên tắc cốt lõi – những nguyên tắc chúng cần có để thực hiện tốt chức năng của mình. Cả khoa học lẫn niềm tin Cơ đốc đều không bị đánh lừa bởi tư tưởng phổ biến rằng có những điều có thể “đúng cho anh, nhưng không đúng cho tôi.”
    Tiến sĩ Hutchinson nói: “Cả hai đều tin có những lẽ thật phổ quát. Khoa học nói thế giới là như thế này, và nó như thế này ở đó, vào lúc đó, đối với người đó; cũng như ở đây, vào lúc này, đối với tôi. Đó là một nguyên tắc căn bản của khoa học, tính phổ quát của những định luật tự nhiên.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Những định luật tự nhiên nào không đúng đối với người này thì cũng sai đối với người khác.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông tiếp: “Chúng mang tính phổ quát và khách quan. Không nên ngạc nhiên khi khoa học và Cơ đốc giáo có chung những nguyên tắc này, bởi vì các quan điểm thần học Cơ đốc thường tạo cảm hứng để các nhà khoa học suy nghĩ về thế giới theo cách họ đã suy nghĩ.
    “Chẳng hạn như, Faraday [FAIR-uh-day], cũng như hầu hết các nhà khoa học đồng thời với ông, đều bận tâm với những định luật của tự nhiên. Và ông đánh giá mối bận tâm đó theo quan điểm Cơ đốc của mình. Ông nhận thấy: ‘Đức Chúa Trời luôn hài lòng khi sáng tạo thế giới vật chất theo những định luật,’ và ‘Đấng tạo hóa quản trị thế giới vật chất nầy của Ngài bằng những định luật rõ ràng kết thành từ những lực tác động lên vật chất.’ Faraday cũng nói rằng: ‘Sự đơn giản của tự nhiên thật tuyệt vời biết bao khi chúng ta giải thích đúng đắn những định luật của nó.’”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy rõ ràng không phải dựa vào trực giác khi nói rằng các định luật nhất quán cai trị thế giới tự nhiên.

    GIÁO SƯ: Không đâu. Tiến sĩ Hutchison chỉ ra rằng: “Đối với Faraday, sự tể trị của Đức Chúa Trời là nền tảng cho giả định này.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Gần đây có nhiều tai tiếng khi các nhà khoa học tuyên bố đã khám phá ra điều gì đó, nhưng sau đó các tuyên bố này bị phát hiện là giả. Niềm tin Cơ đốc liên quan đến điều đó như thế nào?

    GIÁO SƯ: Ông nói: “Khoa học…không thể phát huy được chức năng của mình trong một môi trường nghi ngờ, khi chúng ta không thể biết chắc điều một người nào đó tuyên bố có phải do cố ý bịa đặt hay không. Lời dạy về đạo đức ‘Ngươi chớ làm chứng dối,’ là một hỗ trợ quan trọng cho hoạt động của khoa học, mà Cơ đốc giáo đã cung cấp suốt cả lịch sử… Một lần nữa, khoa học và đức tin…đã có chung những giá trị và nguyên tắc.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta sẽ tóm tắt những điều mình đã học được thông qua ba chương trình vừa rồi như thế nào?

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Hutchinson nói: “Khoa học mô tả thế giới đến mức tối đa theo quy tắc tái hiện và minh bạch. Không phải tri thức nào cũng đạt được theo cách đó, vì vậy khoa học không thể là tất cả những tri thức hiện có. Đức tin tuy không phải là khoa học, nhưng có thể đem lại những tri thức thật.
    “…Khoa học phát triển trong một bầu không khí thuận lợi của giáo lý Cơ đốc, nhận được nhiều động lực căn nguyên và tạo cảm hứng cho nhiều người thực hành. Vì vậy …rất có lý nếu trong khoa học có bao gồm một thứ gọi là khoa học Cơ đốc.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông chỉ ra rằng quan niệm chiến tranh giữa khoa học và niềm tin là một quan niệm sai lầm.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông nói: “Chuyện tưởng tượng đó đã kết hợp với những quan điểm triết học của thuyết khoa học vạn năng. Nếu có chiến tranh, thì đó thật ra là chiến tranh giữa thế giới quan của thuyết khoa học vạn năng với niềm tin Cơ đốc mà thôi. …
    “Và khi một người xem xét khoa học hiện đại một cách khách quan, chứ không phải theo quan điểm của một số nhà khoa học, người đó sẽ thấy rất nhiều yếu tố nền tảng hòa hợp với giáo lý Cơ đốc và với Kinh Thánh. Ngày nay, trong các học viện, khoa học và Cơ đốc giáo theo nhiều cách càng có nhiều điểm chung với nhau hơn là những trào lưu rối rắm của tư tưởng hậu hiện đại.”
    Tiến sĩ Hutchinson kết luận: “Khi suy nghĩ về khoa học và niềm tin Cơ đốc, tôi nhận thấy có những nguyên tắc chung và những tính chất bổ sung. Với tôi, sự tương đồng gần gũi nhất với điều nầy là hôn nhân.”

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s