So excellent women are! / Phụ nữ giỏi tuyệt vời!

2012park-4 copy

Darwinism said that women are inferior than men in evolution. It is a stupid judgment that is disproved by women themselves. The women in the following music videos will prove how women are intelligent and talented, and how Darwinism is so brainless…
Học thuyết Darwin nói phụ nữ kém tiến hóa so với đàn ông. Đó là một nhận định ngớ ngẩn bị chính phụ nữ bác bỏ. Những  phụ nữ trong những cuốn video âm nhạc sau đây chứng minh phụ nữ thông minh và giỏi giang thế nào, và học thuyết Darwin kém thông minh đến thế nào…
● Yeol Eum Son & Jumi Kang (손열음&강주미) – Carmen Fantasy (카르멘 환상곡)

● Rachmaninoff Piano Concerto n.3 Op,30, 손열음 (Yeol Eum Son) – 라흐마니노프 피아노 협주곡 3번 3악장

Thưởng thức 2 video trên, tôi vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ các tác giả sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn.
Khi “Ngôn ngữ bất lực, âm nhạc lên tiếng” (When language fails, music speaks). Vì thế tôi nghĩ rằng không cần bình luận nhiều. Hãy để cho âm thanh nói lên tất cả những gì nó có thể. Tôi chỉ xin tóm một lời: “Kỳ diệu! Đó là những phép mầu của Chúa tỏ lộ ra thông qua những nhân vật đặc biệt…”.

PVHg

Advertisement

2 thoughts on “So excellent women are! / Phụ nữ giỏi tuyệt vời!

  1. 1. Lược sử cây đàn Piano

    Những chiếc dương cầm (piano) cổ điển ngày nay được phát triển trực tiếp từ những chiếc đàn clavico – clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Khoảng gần năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord có khả năng biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn khi tạo ra một bộ máy các BÚA GÕ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các nốt đó. Những chiếc piano đầu tiên của Cristofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin (đọc là Cla-vơ-xanh), còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.
    Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu không được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.
    Sự phát triển của piano cổ điển sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Vienna, được nhà sản xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
    Khi piano cổ điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và điều cần thiết là phải làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dài hơn và bộ khung phải khoẻ hơn. Bộ khung của đàn piano thông thường được làm bằng gỗ, trở nên dày hơn và nặng hơn và các thanh chằng chéo giúp nó kiên cố hơn. Đến năm 1820, Thomas Allen thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ. Năm 1825, Alpheus Babcock sáng chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành, một nét đặc trưng của các piano cánh ngày nay. Một sự phát triển đáng chú ý khác là việc chằng các dây, được phát triển bởi Henri Pape vào năm 1828 và Steinway được cấp bằng sáng chế năm 1859, ông đã đặt các dây bass (trầm) dài hơn lên cao hơn các dây kim (cao), qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm tốt hơn.
    Piano cổ điển được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào những năm 1800, cùng với sự thành lập của các công ty lớn chuyên sản xuất đàn Piano cổ điển, những công ty này hoàn toàn phát triển từ nền tảng của mẫu đàn cánh đó tới năm 1821.

    2. Lược sử cây đàn Violin

    Nhạc cụ dây ra đời sớm nhất chủ yếu được chơi bằng cách gẩy vào dây đàn (ví dụ như đàn lyre của người Hi Lạp). Nhạc cụ dây dùng vĩ có lẽ bắt nguồn từ vùng Trung Á. Những người thuộc dân tộc Turk và Mông Cổ được xem như là những nhạc công đầu tiên sử dụng nhạc cụ dây dùng vĩ. Nhạc cụ của họ gồm hai dây, cả dây đàn và vĩ kéo đều làm từ lông đuôi ngựa. Nhạc cụ dây lan rộng đến Trung Quốc, Ấn Độ, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) và Trung Đông, sau đó được phát triển thành đàn erhu, đàn rehab, đàn lyra và đàn esraj.
    Vĩ cầm bốn dây đầu tiên được cho là của Andrea Amati, sản xuất năm 1555 (các loại vĩ cầm khác xuất hiện sớm hơn và chỉ có ba dây, được gọi là violetta). Vĩ cầm lập tức trở nên phổ biến với những nhạc công đường phố cho đến giới quý tộc.
    Những thợ làm đàn nổi tiếng nhất từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18 tập trung ở Brescia và Cremona – Italia, gồm có Dalla Corna, Micheli, Inverardi, Gasparo da Salò, Giovanni Paolo Maggini, Amati, Guarneri và Stradivari.
    Ngày nay, các nhạc cụ từ thời hoàng kim của chế tác vĩ cầm, nhất là những cây đàn được làm bởi Stradivari và Guarneri del Gesù, được nhiều nghệ sĩ và các nhà sưu tầm săn lùng. Kỉ lục hiện nay là cây đàn Lady Blunt của Stradivari, được bán với giá 9.8 triệu bảng Anh vào ngày 20/6/2011.

    (Theo vi.wikipedia.org)

    Thích

  2. Kính gửi anh Hưng,

    Chữ “Magic Pianist” mà anh dùng để tôn vinh tài năng của pianist Yeol Eum Son làm tôi chợt nhớ tới cái “Magic Axe” nhân đọc bài báo “Trái đất quay quanh mặt trời hay mặt trời quay quanh trái đất ? Không đơn giản như bạn nghĩ” – Epoch Times – 16/11/2015. Câu chuyện như sau:

    1. Trích phần C của bài báo “Du hành trong thời gian về quá khứ”- Tia Sáng – 09/11/2015- Biên dịch bởi CC:

    C/ Vũ trụ lạ lùng của GODEL

    Người đầu tiên sử dụng GR (Thuyết Tương đối rộng) để mô tả một vũ trụ cho phép du hành về quá khứ là Kurt Godel. Ông chính là tác giả của những định lý bất toàn nổi tiếng hạn chế toán học về những điều chứng minh được và không chứng minh được.

    Godel đã trình bày mô hình này với Einstein. Vũ trụ của Godel có hai đặc trưng. Thứ nhất, vũ trụ này có chuyển động quay ngăn cản lực hấp dẫn làm co vũ trụ và tạo nên ổn định cho một vũ trụ Einstein. Thứ hai, trong vũ trụ Godel, nhà du hành có thể vượt ra xa và trở về lại một điểm trong quá khứ của mình sau khi thực hiện một quỹ đạo quanh một mặt của hình trụ khổng lồ. Các nhà vật lý gọi những quỹ đạo như thế trong không thời gian là “những đường cong kín đồng dạng thời gian (closed timelike curves – CTC)”.

    Những đường cong kín đồng dạng thời gian là những quỹ đạo xuyên qua không thời gian rồi trở lại khép thành một vòng kín. Trong vũ trụ quay của Godel những đường cong này đi vòng quanh khắp vũ trụ tương tự như những đường vĩ tuyến trên mặt Trái đất.

    Song người ta không có bằng chứng nào về sự tồn tại một vũ trụ quay. Godel chỉ có thể chứng minh rằng GR chấp nhận sự tồn tại của CTC và GR không loại trừ việc du hành về quá khứ còn mô hình Godel thì không phù hợp với thực tế.

    Theo Julian Barbour một nhà vật lý lý thuyết thì Einstein đã biết sự tồn tại của CTC từ năm 1914…

    2. Bình luận: Từ lâu tôi rất khâm phục trực giác của Godel. Theo tôi trong nhiều trường hợp, “trực giác” có thể được hiểu như “mặc khải” (Revelation). Đó là lí do mà tôi suy nghĩ nhiều về mô hình Vũ trụ của K. Godel, theo đó Vũ trụ giống như một HÌNH TRỤ quay quanh một TRỤC nào đó. Có khả năng đây chính là cái “Magic Axe” đề cập trong bài báo đăng trên Epoch Times. Nếu đúng như vậy thì Trái đất nằm trên chính cái TRỤC QUAY đó. Còn về Topo của Vũ trụ thì Hình cầu, Hình Ellipsoid, Hình trụ là đẳng cấu về Topo- điều mà Định lý Poincaré (Bài toán thiên niên kỷ đề xuất bởi Henri Poincaré năm 1904, được chứng minh năm 2005 bởi nhà toán học Nga gốc do thái Grigory Perelman – người đã từ chối giải thưởng một triệu Mỹ kim của Viện Toán học Clay và Giải thưởng Fields) đã đề cập đến.

    3. Hai mệnh đề “Trái đất quay quanh Mặt trời” hay “Mặt trời quay quanh trái đất” phụ thuộc hoàn toàn vào hệ quy chiếu được đặt ở đâu: tại Mặt trời hay Trái đất. Mặt khác hai mệnh đề này chỉ có ý nghĩa khi vùng không gian ta xem xét có tính “địa phương” – đó là Hệ mặt trời. Khi xét quy mô toàn Vũ trụ thì vì không có một hệ quy chiếu CHUẨN nên các mệnh đề này không có ý nghĩa.

    4. Trên đây mới chỉ là những ý nghĩ rất sơ khai và bột phát.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s