Starting today, PVHg’s Home will have the item “A Quote For A Day”. Today is the first day. Following the quote, we may have comments or not, but PVHg’s Home appreciate readers’ comments. Thank you very much for cooperation.
Bắt đầu từ hôm nay, PVHg’s Home sẽ có tiết mục “Mỗi Ngày Một Câu Nói”. Hôm nay là ngày đầu tiên. Sau phần trích dẫn, chúng tôi có thể có ý kiến hoặc không, nhưng PVHg’s Home rất trân trọng những ý kiến đóng góp của độc giả. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác.
Short comments:
Dear Sir, The Day you fear has come!
Bình luận ngắn:
Thưa Ngài, cái Ngày mà Ngài sợ đã đến rồi.
Tôi chỉ có một bình luận ngắn gọn thế này thôi:
Chúc mừng trang mạng PVHg’s Home ngay từ ngày đầu tiên của tiết mục “Mỗi Ngày Một Câu Nói” đã trích dẫn một CẢNH BÁO VĨ ĐẠI của A. Einstein về tương lai của loài người.
Lịch sử loài người đã chứng tỏ: Nền văn minh của nhân loại phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học – công nghệ nhưng cũng phụ thuộc vào sự phát triển và can thiệp của nhiều lĩnh vực có tính nhân văn khác.
Chúng ta đang đứng trước ngã ba đường: hoặc phát triển, hoặc suy thoái đến chỗ diệt vong.
Hãy bảo nhau để cảnh tỉnh trước khi quá muộn.
ThíchThích
chào Chú
thật vậy , cứ ngắm nhìn vẽ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên thì sẽ thấy vẽ đẹp của Thiên Chúa đến chừng nào.
ánh sáng mặt trời ta còn không nhìn trực tiếp nổi thì làm sao nhìn nổi ánh sáng của TC,
con người muốn gặp TC thì phải khiêm nhường như Chúa Giêsu đã dạy : ” hãy mang lấy ách của Tôi và hãy học cùng Tôi. vì Tôi hiền lành & khiêm nhượng trong lòng “
ThíchThích
Tản mạn về Nguyên lý Bất định của Werner Heisenberg.
Định lý Bất toàn của Kurt Godel được đánh giá ngang tầm với Thuyết tương đối của Einstein và Nguyên lý Bất định của Heisenberg.
1) Thuyết tương đối của Einstein và Nguyên lý Bất định của Heisenberg là hai trụ cột của vật lý học thế kỷ XX.
2) Nguyên lý bất định là một nguyên lý quan trọng của Cơ học lượng tử, do nhà vật lý lý thuyết người Đức Werner Heisenberg phát triển. Nguyên lý này phát biểu rằng: “Ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác bao nhiêu thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác bấy nhiêu.” Về mặt toán học nguyên lý này được biểu diễn bằng một bất đẳng thức: tích số của độ bất định về vị trí và độ bất định của vận tốc (hay động lượng hoặc xung lượng) luôn lớn hơn hoặc bằng hằng số Planck chia cho 2 x Pi.
Cách tiếp cận này đã dẫn Heisenberg, Edwin Schrodinger và Paul Dirac vào những năm 1920’s xây dựng lại cơ học trên cơ sở của nguyên lý bất định thành một lý thuyết mới gọi là Cơ học lượng tử. Trong lý thuyết này, các hạt không có vị trí, không có vận tốc tách bạch và không hoàn toàn xác định. Thay vì thế chúng có một trạng thái lượng tử là tổ hợp của vị trí và vận tốc.Các hạt vi mô khác với các vật vĩ mô thông thường. Các hạt vi mô vừa có tính chất sóng lại vừa có tính chất hạt, đó là một thực tế khách quan. Việc không đo được chính xác đồng thời cả vị trí và vận tốc của hạt là do bản chất của thực tại chứ không phải do trí tuệ của con người bị hạn chế. Kĩ thuật đo lường của ta dù có tinh vi đến mấy đi nữa cũng không đo được chính xác đồng thời cả tọa độ và vận tốc của hạt. Hệ thức bất định Heisenberg là biểu thức toán học của lưỡng tính sóng – hạt của vật chất.
3) Nguyên lý Bất định cho rằng độ bất định của tọa độ của một hạt khi nhân với độ bất định của động lượng của nó phải lớn hơn hoặc bằng hằng số Planck chia cho 2 x Pi. Hay tích của độ bất định của năng lượng một hạt và thời gian đo cũng phải lớn hơn hoặc bằng hằng số Planck chia cho 2 x Pi. Nếu chúng ta cho hằng số Planck tiến về 0, khi đó Cơ học lượng tử sẽ trở thành Cơ học cổ điển Newton, trong đó tất cả các độ bất định đều bằng 0, đồng nghĩa với việc chúng ta có thể xác định chính xác cùng lúc cả vị trí và vận tốc của một vật thể (vĩ mô).
4) Về Nguyên lý bất định, Tryggvi Emilson đã ví von hóm hỉnh: Các sử gia khoa học có thể kết luận rằng Heisenberg chắc chắn đang suy tưởng về cuộc sống hôn nhân của mình khi ông khám phá ra Nguyên lý Bất định: khi ông có thời gian, ông lại không có năng lượng và khi ông có năng lượng đầy đủ thì ông lại không thể ở đúng vị trí (!).
ThíchThích