Videos Hội thảo: Tác động của Định lý Gödel / Impact of Gödel’s Theorem [3]

Xin xem videos hội thảo bắt đầu từ Phần [1]Phần [2]

Sau đây là Phần [3]: videos từ 19 đến 26

Video trên là 19. Sau đây là các videos từ 20 đến 26…

Xem videos Phần [1] tại đây:

https://viethungpham.com/2017/10/25/videos-hoi-thao-tac-dong-cua-dinh-ly-godel-impact-of-godels-theorem-1/

Xem videos Phần [2] tại đây:

https://viethungpham.com/2017/10/25/videos-hoi-thao-tac-dong-cua-dinh-ly-godel-impact-of-godels-theorem-2/

 

PVHg, 25/10/2017

Advertisement

One thought on “Videos Hội thảo: Tác động của Định lý Gödel / Impact of Gödel’s Theorem [3]

  1. Đạo khả đạo, phi thường Đạo – Lão Tử.
    Lão Tử đã nói vậy, cháu xin trích một bài viết khác mà Đức Phật cũng nói như vậy.

    CÒN CỦI THÌ CÒN LỬA.
    Có lần, một người du sĩ tên là Vacchagotta đến gặp Phật và hỏi: “Thưa Ngài, sau khi chết một người đã giác ngộ và giải thoát rồi sẽ đi về đâu?” Nhưng dù cho anh ta có cố đặt câu hỏi cách nào đi chăng nữa, đức Phật vẫn nói rằng câu hỏi của anh là không đúng, vì nó không thích hợp.
    Sau cùng, Phật bảo anh ta “Này, Vaccha hãy lượm những que củi nhỏ quanh đây và nhóm lửa lên.” Anh ta vâng lời nhặt các que củi lại và đốt lửa. Ðức Phật lại nói: “Anh hãy bỏ thêm củi vào!” Anh ta làm theo lời Phật dạy.
    Ðức Phật hỏi: “Thế nào rồi?” Vacchagotta đáp: “Dạ, lửa cháy rất tốt.” Phật bảo: “Thôi đừng bỏ thêm củi vào nữa.” Và sau đó đám lửa lụi tàn dần. Phật lại hỏi: “Thế nào rồi?” “Dạ, đám lửa đã tàn, thưa Ngài.”
    Đức Phật hỏi, “Nếu bây giờ có người hỏi anh rằng ngọn lửa tắt rồi đi về ngã nào? Hướng Đông hay hướng Tây, Nam hay Bắc? Ði tới trước hay phía sau? Trái hay phải? Lên hay xuống? Vaccha sẽ giải đáp thế nào? ”
    “Câu hỏi đặt như thế không đúng, thưa Ngài, bởi vì lửa cháy do nhiên liệu, cỏ và cây khô. Khi nhiên liệu hết, không còn nhiên liệu nữa, không còn gì nuôi ngọn lửa nữa, ta nói rằng ngọn lửa tắt.” Vacchagotta đáp.
    “Cũng đúng như vậy, đó cũng là điều sẽ xảy ra cho kẻ đã giải thoát sau khi mất. Cũng giống như ta bứng gốc một cây kè và không còn gì có thể đâm chồi lên nữa, nó tắt hẳn.”
    Và đức Phật kết luận, “Này Vaccha, người ấy đã vứt bỏ được cái gọi là thân này rồi, không thể đo lường được, thật siêu việt, mênh mông như biển lớn. Nói rằng vị ấy tái sanh là không đúng. Nói rằng vị ấy không tái sanh cũng không đúng. Mà nói rằng vị ấy không tái sanh cũng không không tái sanh cũng không đúng.”
    Nghe những lời ấy xong, Vacchagotta cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Anh nói những lời Phật dạy như một ngọn đuốc soi sáng một căn phòng đang tối, và anh nguyện sẽ nương tựa vào tuệ giác ấy để sống.

    MỘT CÂU HỎI ĐÚNG.
    Đó là ngày xưa, còn bây giờ là ngày nay. Nhưng có điều là xưa nay gì thì vấn đề cũng không có gì là khác biệt nhau lắm. Vì câu trả lời ta nhận từ giáo pháp của đức Phật, bao giờ cũng hoàn toàn tương xứng và phù hợp với sự sâu sắc của câu hỏi mà ta đặt ra.
    Vào thập niên 70, thiền sư Ajahn Chah được mời sang giảng dạy ở Anh. Vào cuối chuyến đi, sau một bài nói chuyện trước khi trở về lại Thái Lan, ngài Ajahn Chah hỏi đại chúng có mặt “Quý vị còn có những câu hỏi chót nào không? Có vấn đề gì mà quý vị vẫn còn thắc mắc và chưa thấy hài lòng chăng?”
    “Thưa có,” một cô thiền sinh đáp. “Tôi đã được nghe giáo lý này trong nhiều năm qua, nhưng chưa bao giờ tôi nghe một câu trả lời nào thật thoả đáng cho câu hỏi này, đó là ‘Niết bàn là gì? Và chúng ta có còn hiện hữu nữa hay không?’ ”
    Có một ngọn nến đang cháy bên cạnh bục ngồi của Ajahn Chah. Thấm ướt hai ngón tay, Ngài quay sang và bóp tắt ngọn nến.
    “Bây giờ ngọn nến đã tắt rồi, chúng ta có còn gì để bàn luận thêm về nó không – nó đã đi đâu, bây giờ nó có hiện hữu ở một nơi nào khác hay không?” Ajahn Chah hỏi. Và khi người thiền sinh im lặng, không trả lời, Ngài nói thêm, “Không. Không có một lời giải thích hay luận bàn nào là thích hợp.”
    “Cô có hài lòng với câu trả lời của tôi không?” Ajahn Chah hỏi.
    “Không!” cô ta đáp.
    “Tôi cũng vậy, tôi cũng không hài lòng với câu hỏi của cô.”
    Bạn biết không, có những câu hỏi, thắc mắc mang ta đi thật xa, dẫn ta đến những tranh cãi và luận bàn miên man, và có những câu hỏi đem ta trở về tiếp xúc với sự sống đang có mặt ngay trước mắt.
    Mà nhiều khi những vấn đề có liên quan đến hạnh phúc và khổ đau của chính mình, những phiền não của ta, chúng phát sinh lên và diệt đi như thế nào, lại là những câu hỏi chúng ta ít khi muốn thật sự tìm hiểu… Mà thật ra đó mới là những câu hỏi đúng và chỉ có chính ta mới có thể thấy được câu trả lời thôi, phải thế không bạn?

    Có lần một người bạn hỏi tôi, “Nếu như bây giờ mình được gặp Phật và được phép hỏi Ngài một câu, anh nghĩ mình sẽ hỏi gì?”
    Câu hỏi ấy như là một công án bạn hả? Nhưng thật ra tôi cũng không nghĩ ra được mình sẽ hỏi gì! Tôi nhớ, những lần có dịp được gặp các vị thầy lớn, những bậc có sự tu tập sâu sắc, tôi thường có những nghi vấn trong tâm định sẽ mang ra hỏi. Nhưng khi ở gần và tiếp xúc với các vị ấy thì tôi thấy dường như những thắc mắc của mình là không cần thiết. Sự có mặt của họ đã trả lời hết mọi thắc mắc cho tôi rồi. Bạn biết không, tôi khám phá ra rằng thật ra ta cũng không có gì cần để hỏi hết.
    Được mời uống một tách trà, nghe đọc một bài thơ, nhìn vạt nắng sớm mai trải trên sàn gỗ, xem một tranh thư pháp, được chỉ cho một áng mây trắng đang bay trên bầu trời, một con sâu nhỏ trên lá… tôi thấy thực tại này muôn đời cũng vẫn là như vậy, tự nó cũng rất đầy đủ. Tôi nghĩ, có lẽ chúng ta chỉ có thắc mắc và nghi ngờ, khi ta vô tình đánh mất sự sống đang có mặt trước mắt và đi tìm kiếm một sự thật khác xa xôi nào đó.
    – Nguyễn Duy Nhiên

    Cách giải quyết cái bất khả của nhà Phật.
    Công án
    Công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) cố nguyên nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Trong Thiền tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt.

    Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lý, “nằm ngoài phạm vi của lý luận”. Công án không phải là “câu đố” thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lý luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức.

    Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lý luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án – một con số mang giá trị trừu tượng – và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục.

    Người ta thường nhắc đến việc sử dụng công án làm phương tiện tu tập trong tông Lâm Tế nhưng chính tông Tào Động cũng thường hay sử dụng. Các vị Thiền sư sau này khuyến khích môn đệ của mình tham quán công án nhằm cản trở tâm thức của thiền sinh trở lại tâm trạng của phàm phu – sau khi đã nếm được mùi vị giác ngộ lần đầu, có thể gọi là “lần đầu thấy đạo”. Ngoài ra, việc quán công án cũng giúp thiền sinh phát triển và mở rộng kinh nghiệm giác ngộ cho đến lúc tỉnh ngộ triệt để, được thầy ấn khả.

    Khi trắc nghiệm sự chứng ngộ của môn đệ trong lúc tu tập công án cấp cao, các vị Thiền sư thường đặt ra những câu hỏi đặc biệt, hỏi ngang dọc, hỏi về sự liên hệ của công án (thiền sinh đang quán) với giáo lý Đại thừa, đặt những câu hỏi mới, khác biệt (tạp tắc 雜則, ja. zassoku) song song với công án gốc (bản tắc 本則, ja. honsoku) và vì vậy, công án chính được sáng rọi cùng tận bằng nhiều cách khác nhau. Điều dĩ nhiên là thiền sinh không thể tham quán tất cả 1700 công án nhưng một số tương đối lớn được tham quán và thiền sinh được trắc nghiệm tường tận.

    Bản tắc (zh.本則, ja. honsoku) nghĩa là “Quy tắc căn bản”, là một cách gọi khác của một Công án, được sử dụng trong hai tập Bích nham lục và Vô môn quan để phân biệt với những thành phần khác của công án như “thuỳ thị”, “trước ngữ,” “bình xướng”.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C3%A1n

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s