Abstract: After Einstein’s theory of relativity and Heisenberg’s Uncertainty Principle, Gödel’s Theorem of Incompleteness shook the world in 20th century by its so great philosophical significance. Almost scientists nowadays have well recognized the fundamental philosophical impact of this theorem in their own field of research. Unfortunately, evolutionists seem to know nothing about that. That’s why they are still trying to pursue an utopian dream: proving Darwin’s hypothesis is a true science and evolution is a fact…
Tóm tắt: Sau Thuyết Tương đối của Einstein và Nguyên lý Bất định của Heisenberg, Định lý Bất toàn của Gödel gây chấn động thế giới bởi ý nghĩa triết học vô cùng to lớn của nó. Hầu hết các nhà khoa học ngày nay đã thấy rõ tác động triết học mang tính nền tảng của định lý này trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Không may, các nhà tiến hóa dường như không biết gì về điều đó. Vì thế họ vẫn đang ra sức theo đuổi một giấc mơ không tưởng: chứng minh giả thuyết của Darwin là một khoa học thực sự và sự tiến hóa là một sự thật…
Hội thảo về “Tác động của Định lý Gödel đối với khoa học và nhận thức” đã diễn ra rất tốt đẹp tại Khoa Triết Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà-nội ngày 18 tháng 10 năm 2017.
Chương trình dự kiến diễn ra từ 2pm đến 4:30pm, nhưng thực tế đã kéo dài từ 2pm đến 6pm. Sau thuyết trình của diễn giả, phần thảo luận diễn ra rất sôi nổi.
Ngoài thính giả là sinh viên, có nhiều giáo sư và các nhà khoa học uy tín thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã đến dự.
Phần lớn ý kiến thảo luận đều cho rằng bài thuyết trình đã mang đến rất nhiều thông tin khoa học mới mẻ, bổ ích, phú hợp với nhu cầu mở rộng tư duy và nghiên cứu khoa học. Cụ thể, bài thuyết trình đã tóm tắt những nội dung của Định lý Gödel và chỉ ra những hệ quả triết học của nó đối với khoa học và sự nhận thức nói chung, bao gồm những nội dung chính sáu đây:
- Lược sử hoàn cảnh ra đời của định lý Gödel.
- Nội dung cơ bản của định lý Gödel
- Tác động của Định lý Gödel đối với triết học → chứng minh tư tưởng của Immanuel Kant về bản chất giới hạn của nhận thức lý tính là đúng đắn.
- Tác động của Định lý Gödel đối với toán học → làm sụp đổ tham vọng Siêu toán học và tiêu tan Chương trình Hilbert.
- Tác động của Định lý Gödel đối với vật lý học → chỉ ra tính không tưởng của Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything)
- Tác động của Định lý Gödel đối với sinh học → chỉ ra tính bất khả thi của lý thuyết nguồn gốc sự sống của Thuyết tiến hóa; chứng minh rằng trên thực tế Thuyết tiến hóa đã thất bại trong tham vọng chứng minh nguồn gốc sự sống và sự tiến hóa nói chung.
Trong vài ngày tới, trang PVHg’s Home sẽ công bố video hội thảo (vì phải có thời gian biên tập). Ngoài một số ý kiến trong hội thảo, một số đại biểu tham dự hội thảo đã gửi thư cho tôi để trao đổi thêm. Xin trích một vài ý kiến trong các lá thư đó và xin trân trọng giới thiệu những ý kiến đó với độc giả, như những chia sẻ thân tình, đồng thời để bày tỏ sự cảm ơn của tôi đối với tất cả những người đã lắng nghe bài thuyết trình, những người đã tham gia ý kiến thảo luận sôi nổi, và đặc biệt để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình tiến hành cuộc hội thảo lần này, trước hết là Khoa Triết Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà-nội. Sau đây là trích một vài ý kiến sau hội thảo.
- 2017/10/19 thư của GSTS triết hoc Nguyễn Q.H.: GS Phạm Việt Hưng thân mến! Trước hết, xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới giáo sư vì buổi thuyết trình chiều qua. Nó rất bổ ích cho nhiều người. Từ bấy lâu nay, phần đông giới nghiên cứu ở Việt Nam coi thuyết tiến hóa như một chân lý hiển nhiên không phải bàn cãi. Buổi thuyết trình của giáo sư đã buộc nhiều người phải “giật mình”. Riêng tôi vốn đã có một số điều không ưng ở cái thuyết đó, trong thâm tâm không tin nó lắm. Nghe buổi thuyết trình của giáo sư tôi càng thấy vững tin hơn ở mình. Cảm ơn giáo sư nhiều lắm.
- 2017/10/20 thư của ông Lê Đức T., một nhà khoa học trẻ về kỹ thuật hàng không: Kính chào giáo sư Hưng, Đầu thư tôi xin kính gửi đến giáo sư lời chúc sức khỏe, an lạc trong từng sát-na. Hôm vừa rồi tôi có được theo dõi buổi nói chuyện của giáo sư tại hội trường khoa Triết – Trường ĐH XH và Nhân Văn. Cũng như các buổi trình bầy trước đây của giáo sư, nó đã rất cuốn hút tôi. Tôi cũng đã đọc nhiều bài viết của giáo sư trên trang cá nhân (https://viethungpham.com/). Tôi rất mong tiếp tục nghe các buổi giảng như vừa qua. Và rất mong nhận đc bộ bài giảng (power point) của giáo sư, qua đó tôi có thể tiếp tục các học thuật của cá nhân mình (tôi xin hứa sẽ tôn trọng quyền tác giả của giáo sư trong slide đó). Một lần nữa xin chúc giáo sư khỏe, yên vui trong từng phút giây. Lê Đức T.
- 2017/10/19 thư của ông Anvi Lê, một nhà nghiên cứu khoa học xã hội: Chào Thầy, Rất mong gặp Thầy, có thể vào Weekend, nếu Thầy xắp xếp đc thời gian. Tôi muốn trao đổi với Thầy một số vấn đề quan tâm. Không biết Thầy đã có buổi diễn thuyết nào trước đó tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chưa? Nếu buổi vừa rồi (18/10/2017) là buổi đầu tiên thì quả thật đây là một sự kiện lớn. Về sự sụp đổ của Darwinism thì tôi đã được nghe rồi. Hội thảo lần này có nhiều cái mới rất thú vị, mở ra một tầm nhìn rộng hơn, bao quát hơn. Kính chúc Vạn An!
- Ngày 19/10/2017, thư của bạn trẻ Lê Thanh H., một sinh viên mới tốt nghiệp đại học: Chào bác, từ hôm qua cháu được nghe buổi thuyết trình của bác về đến giờ con vẫn còn dư âm vì quá hay, quá tuyệt vời, quá thuyết phục bác ạ… Nói chung cháu thấy khối lượng kiến thức bác cung cấp về mọi lĩnh vực đều rất sâu rộng và đẳng cấp trình độ bác ạ. Con rất xúc động… Kính chúc bác thật nhiều sức khỏe và có dịp nào như thế này bác lại cho con biết nhé. Con chào bác ạ. Lê Thanh H.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn Khoa Triết, Đại học KHXH&NV. Cảm ơn các GS, các nhà khoa học, các sinh viên đã tham dự hội thảo. Cảm ơn các ý kiến thảo luận. Đặc biệt cảm ơn những cá nhân đã giúp đỡ tôi nhiệt tình để thực hiện thành công cuộc hội thảo này. Cám ơn các tác giả của những lá thư nói trên.
PVHg, 23/10/2017
Cháu chúc mừng chú Hưng! Buổi hội thảo tuyệt vời lắm chú ạ!
Suốt 4 tiếng đồng hồ, được nghe chú Hưng trực tiếp diễn thuyết, được nghe ý kiến thảo luận sôi nổi của những giáo sư triết học hàng đầu và các thính giả, cháu thấy rất vui sướng và xúc động. Nội dung và diễn biến buổi hội thảo đã mở ra một khung cảnh đặc biệt, khác lạ, đáng nhớ mà lần đầu tiên cháu được trải nghiệm. Cháu xin cảm ơn chú Hưng rất nhiều.
ThíchThích
Chú ơi, chú vào Sài Gòn nữa đi chú.
ThíchĐã thích bởi 1 người