In commenting on Haeckel’s fraudulent embryo drawings, Stephen Jay Gould, a famous paleontologist and professor of evolutionary biologist at Harvard University, exclaimed: “Atrocious!”. Yet, these fraudulent drawings are still present in nowadays biology textbooks ─ the deception of evolution is still going on…
Bình luận hình vẽ giả mạo của Haeckel về bào thai, Stephen Jay Gould, nhà cổ sinh học nổi tiếng và giáo sư sinh học tiến hóa tại Đại học Harvard, đã phải kêu lên: “Thật tồi tệ!”. Ấy thế mà những hình vẽ giả mạo này vẫn đang hiện diện trong sách giáo khoa sinh học ngày nay ─ sự lừa dối của thuyết tiến hóa vẫn đang tiếp tục diễn ra…
SÁCH: Trade Secrets of Evolution / Bí mật muốn che giấu của Thuyết Tiến hóa
Chương 2
Evolutionary Frauds: Atrocious!
Lừa gạt về tiến hóa: Thật tồi tệ!
PHẦN I
Nếu có bằng chứng, tại sao phải làm bằng chứng giả mạo?
Thật khó để tin rằng một vụ ngụy tạo bằng chứng của Thuyết tiến hóa đã chính thức được kết luận từ thế kỷ 19 là một vụ lừa đảo, đương sự đã chính thức nhận tội, vậy mà HIỆN NAY nó vẫn được đưa vào nhiều sách giáo khoa sinh học trên thế giới để dạy cho học sinh, như một bằng chứng khoa học chứng minh cho Thuyết tiến hóa! Trí khôn của loài người để đâu rồi? Niềm kiêu hãnh về tính khách quan trung thực của khoa học để đâu rồi? Có lẽ chuyện “độc đáo” này CHỈ CÓ ở Thuyết tiến hóa, một sự kiện có một không hai trong lịch sử của nền văn minh mà không có một bình luận nào chính xác hơn nhận định của Stephen Jay Gould: “Thật tồi tệ!”.
Vụ ngụy tạo bằng chứng đó là Hình vẽ bào thai của Haeckel, công bố năm 1866 với mục đích rõ ràng là ủng hộ và truyền bá Thuyết tiến hóa của Darwin. Từ đó đến nay, Thuyết tiến hóa không chỉ tạo ra một, mà tạo ra HÀNG LOẠT bằng chứng sai lầm và giả mạo, đánh lừa và làm hỏng nhận thức của RẤT NHIỀU THẾ HỆ từ thế kỷ 19 tới nay. Nếu làm một cuộc thống kê những vụ lừa đảo nghiêm trọng nhất trong số các lý thuyết nhân danh khoa học, chắc chắn Thuyết tiến hóa phải đứng đầu. Nhưng điều đáng THẤT VỌNG nhất không phải là số lượng các vụ lừa đảo, mà là sự ngoan cố của các nhà tiến hóa trong việc tiếp tục che đậy sự thật, tiếp tục lừa dối mọi người, làm cho nhiều người đến nay vẫn tưởng rằng Thuyết tiến hóa là một khoa học có cơ sở vững chắc.
Bản thân tôi, trước năm 2015, tôi không hề biết một vụ lừa đảo nào trong Thuyết tiến hóa, mặc dù từ lâu trực giác đã mách bảo tôi rằng lý thuyết này có nhiều điểm đáng ngờ. Năm 2015, sau một ca mổ, tôi vô cùng biết ơn các bác sĩ, y sĩ, y tá. Tôi nghĩ đến bác sĩ Joseph Lister, cha đẻ của phương pháp tẩy trùng trong phẫu thuật, và đặc biệt, tôi tưởng nhớ đến Louis Pasteur, cha đẻ của vi trùng học. Tôi tìm đọc tài liệu về hai nhà khoa học này ─ những ân nhân của nhân loại. Thật bất ngờ thú vị, những tài liệu này dẫn tôi tới Thuyết tiến hóa, cứ như thể đó là ý Chúa, đúng như một ngạn ngữ Pháp đã nói, “L’homme propose, Dieu dispose” (Con người trù định, Chúa xếp đặt).
Thật vậy, nhờ internet, một thế giới mới đã mở toang trước mắt tôi. Tôi ngỡ ngàng khám phá ra hàng loạt sự thật chưa từng biết về Thuyết tiến hóa, bao gồm nhiều sự thật không thể tưởng tượng nổi của một lý thuyết được coi là khoa học. Chẳng hạn, tôi được biết Thuyết tiến hóa là một lý thuyết phi quy nạp (không dựa trên bằng chứng thực tế), Thuyết tiến hóa tuyệt đối vô bằng chứng (trống rỗng hóa thạch của những loài chuyển tiếp), Thuyết tiến hóa là một học thuyết phản khoa học (phản lại nhiều định luật mang tính nguyên lý cơ bản của khoa học),… Đặc biệt, một trong những yếu điểm trầm trọng nhất làm cho Thuyết tiến hóa mất uy tín và hoàn toàn không đáng tin cậy là ở chỗ nó đã tạo ra hàng loạt “bằng chứng” SAI LẦM hoặc GIẢ MẠO, LỪA DỐI. Một tác giả có biệt danh là X-evolutionist (nhà cựu tiến hóa) đặt câu hỏi: “Nếu Thuyết tiến hóa có bằng chứng, tại sao phải làm bằng chứng giả?”. Sẽ rất bổ ích nếu câu hỏi này được mang ra thảo luận tại các trường học và trên các diễn đàn truyền thông chính thống ở khắp nơi trên thế giới.
Vì sự sống còn của Thuyết tiến hóa, trong hơn 150 năm qua các nhà tiến hóa đã tuyên bố không biết bao nhiêu lần rằng họ đã tìm thấy bằng chứng, chẳng hạn:
01 – Hình vẽ bào thai của Haeckel
02 – Người Piltdown
03 – Người Nebraska
04 – Người Java
05 – Người Bắc Kinh
06 – Người Neanderthal
07 – Em bé Taung
08 – Người Ramapithecus
09 – Người Australopithecines
10 – Cô bé Lucy
11 – Người Orce
12 – Mẫu vật Ardi
13 – Archaeoraptor, khủng long bay
14 – Sự “tiến hóa” của loài ngựa
15 – Bướm đêm
16 – Hóa thạch sống Otta Benga
Nhưng đến hôm nay, tất cả những bằng chứng nói trên đều đã được chứng minh là sai lầm, hoặc giả mạo, hoặc lừa đảo. Trong chương này, tôi sẽ đề cập đến một số trong những “bằng chứng” đó.
Hình vẽ lừa dối của Haeckel về bào thai
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều đã từng được nghe và có thể đã từng tin vào một học thuyết (một luận điệu tuyên truyền mang vỏ bọc khoa học) rằng quá trình phát triển bào thai của con người là sự tái hiện hoặc sự nhắc lại quá trình tiến hóa của con người, từ con nòng nọc, đến cá, đến ếch nhái, đến động vật có vú,… rồi đến con người. Thậm chí những người truyền bá cái luận điệu này còn quả quyết rằng trong giai đoạn phát triển đầu tiên của bào thai, con người cũng có khe mang như mang cá, và điều này chứng tỏ tổ tiên xa xưa của loài người là… cá! Vậy nếu một loài vượn nào đó là tổ tiên trực tiếp của loài người như Darwin tưởng tượng thì CÁ là tổ tiên của tổ tiên loài người (!!!).
Luận điệu nói trên được gọi là “thuyết lặp lại hình thái” (recapitulation theory), do Ernst Haeckel nêu lên trong thế kỷ 19, và đã được “chứng minh” bằng những hình vẽ của chính Haeckel về bào thai của một số động vật và người. Qua những hình vẽ này, người ta “khám phá” ra sự “tương đồng” (giống nhau về hình thể) giữa các bào thai động vật và bào thai người, từ đó “luận” ra rằng mọi động vật có chung một nguồn gốc (!!!). Kiểu suy luận đó là đặc trưng của Thuyết tiến hóa ─ tư tưởng về tiến hóa chủ yếu xuất phát từ sự so sánh bề ngoài dựa trên sự tương đồng về hình thể học (một cấp độ tư duy rất ấu trĩ và tầm thường). Có thể bác bỏ kiểu suy luận này một cách dễ dàng bằng cách chỉ ra hàng đống ví dụ về những cái giống nhau nhưng chẳng có họ hàng gì với nhau cả. Tuy nhiên, kiểu suy luận rất tầm thường đó lại “chinh phục” được trái tim của rất nhiều người, đơn giản vì số người “ngây thơ ấu trĩ” lúc nào cũng rất đông.
Nhưng khoan hãy bàn về cái “ngây thơ ấu trĩ” đó. Vấn đề cần đặt ra ở đây là bào thai của động vật và con người trong những giai đoạn phát triển sơ khai có giống nhau thật không?
Câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG! Haeckel đã bịa đặt hình vẽ, nhằm mục đích ủng hộ học thuyết Darwin! Những tấm ảnh chụp hiện đại đã hoàn toàn bác bỏ những hình vẽ của Haeckel. Rốt cuộc, hình vẽ của Haeckel về bào thai đã trở thành một vết nhơ không thể tẩy xóa của Thuyết tiến hóa. Nó đã đi vào lịch sử như vụ lừa đảo đầu tiên và là một trong những vụ lừa đảo nghiêm trọng nhất của Thuyết tiến hóa. Để có một câu trả lời đầy đủ và rõ ràng về vụ lừa đảo này, hãy đọc bài “Sự thật về thuyết tiến hóa: Hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, vụ lừa đảo xuyên thế kỷ” của Bạch Vân trên Đại Kỷ Nguyên ngày 03/11/2015. Đó là một bài báo Việt ngữ xuất sắc vạch trần bản chất lừa dối của Thuyết tiến hóa.
Xin đừng quên rằng Haeckel là một người say mê hội họa, thậm chí có thể gọi là một họa sĩ. Vì thế việc “sáng tác” một bức tranh bịa đặt đối với ông không có gì là khó. Thực tế ông chỉ vẽ bào thai của MỘT động vật, rồi “nhân bản” hình vẽ đó thành NHIỀU bào thai của các động vật khác nhau và của cả con người, với sự SỬA CHỮA chút xíu sao cho các bào thai khác nhau một chút nhưng về cơ bản vẫn giống nhau, nhằm chứng minh rằng tất cả các động vật kể cả con người đều có CHUNG một NGUỒN GỐC, tức là có sự tiến hóa (tất cả những chữ in đậm trong bài này là do tôi nhấn mạnh, PVHg)
Nhưng không may cho Haeckel, sự lừa dối của ông không qua mặt được những nhà khoa học sáng suốt và trung thực. Trong cuốn “Sai lầm tệ hại: Những điều các nhà tiến hóa không muốn bạn biết”, Hank Hanegraaff cho biết: “Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá hệ trọng đến nỗi ông đã bị 5 vị giáo sư khác nhau cáo buộc là lừa gạt và bị tòa án trường Đại học Jena kết án là có tội” [1].
Công lý đã được sáng tỏ hơn khi Haeckel không chỉ thừa nhận tội lỗi của bản thân, mà còn tố cáo những kẻ mà ông coi là đồng phạm ─ nhiều nhà sinh học khác và hầu hết sách báo tài liệu sinh học khác cũng có những hành vi giả mạo và lừa dối tương tự như ông. Lịch sử Thuyết tiến hóa trong hơn 150 năm qua đã xác nhận lời tố cáo của Haeckel là đúng. Đây, hãy nghe ông nói:
“Sau sự thú nhận đáng xấu hổ này về ‘hình vẽ giả mạo’, tôi thấy mình đáng bị kết tội và bị tiêu hủy nếu tôi không có được niềm an ủi khi thấy bên cạnh mình trước vành móng ngựa hàng trăm bị cáo khác, trong số đó có nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhà sinh học đáng kính nhất. Đại đa số các biểu đồ trong những sách giáo khoa sinh học tốt nhất, những luận án và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu lời buộc tội ở cùng một mức độ về ‘việc làm giả mạo’, vì tất cả những sách báo tài liệu đó đều không chính xác, và ít hay nhiều đều đã có những sửa chữa giả mạo, giản lược hóa và ngụy tạo” [2]
Nhưng bất chấp lời thú tội và lời tố cáo của Haeckel, trong suốt một thế kỷ qua các nhà tiến hóa đã cố gắng che đậy, thậm chí thủ tiêu lời thú tội của Haeckel, tiếp tục đưa những hình vẽ của Haeckel vào sách giáo khoa sinh học, viết bài trên các tạp chí khoa học biện hộ cho những hình vẽ của Haeckel, tiếp tục coi đó là một bằng chứng của Thuyết tiến hóa. Để kiểm chứng sự tiếp tục lừa dối này, xin click vào địa chỉ sau đây:
Những tài liệu đó thể hiện một tình trạng dối trá trong học thuật mà bất kể một người chính trực nào cũng không thể chấp nhận. Rất nhiều người đã lên tiếng tố cáo sự dối trá đó, trong đó có cả những nhà tiến hóa chính trực.
Elizabeth Pennisi, nữ biên tập viên của tạp chí SCIENCE nổi tiếng, đã lên tiếng.
Trong một bài báo trên Science ngày 05/09/1997, nhan đề “Những cái phôi của Haeckel: Tái phát hiện trò gian lận” Elizabeth Pennisi vạch trần sự thật: “Lời thú tội của Haeckel đã biến mất sau khi những hình vẽ của ông được sử dụng trong một cuốn sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin” và đã được phát hành rộng rãi trong tuyển tập các tư liệu sinh học bằng tiếng Anh” [3].
Nhà tiến hóa chính trực nhất có lẽ là Stephen Jay Gould (1941 – 2002).
Là một nhà sinh học tiến hóa bậc thầy, nhưng Gould thường làm cho giới tiến hóa sững sờ thất vọng khi ông chỉ ra rằng lý thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin trái với thế giới hiện thực (Gould nhiều lần bác bỏ quan điểm của Darwin về sự tiến hóa liên tục dần dần từng tí một, vì nó trái với bằng chứng hóa thạch). Tháng 03/2000, trên tạp chí Natural History (Lịch sử Tự nhiên), ông công bố bài báo nhan đề “Abscheulich (Atrocious!): Haeckel’s distortions did not help Darwin” (Thật tồi tệ! Sự bóp méo của Haeckel không giúp gì cho Darwin), trong đó Gould xem việc sử dụng những hình vẽ của Haeckel để chứng minh cho học thuyết Darwin là một hành vi vô đạo đức [4].
Trong khi Wikipedia, một trang mạng trung thành với Thuyết tiến hóa, cố biện hộ cho những hình vẽ gian lận của Haeckel về bào thai, muốn biến vấn đề này thành một chủ đề tiếp tục tranh cãi, thì Stephen Jay Gould kết luận: “Chúng ta… không ngạc nhiên khi thấy những hình vẽ của Haeckel đi vào sách giáo khoa trong thế kỷ 19. Nhưng, tôi nghĩ, chúng ta có quyền ngạc nhiên và cảm thấy xấu hổ với việc tái sử dụng những hình vẽ này một cách ngu xuẩn trong suốt một thế kỷ dẫn tới việc ngoan cố sử dụng những hình vẽ đó trong một số lớn, nếu không phải là đa số, sách giáo khoa hiện đại” [5]
Tại sao Gould, một nhà tiến hóa hàng đầu, thấy xấu hổ với những trò gian lận của sách giáo khoa, trong khi những nhà tiến hóa khác thì không? Có hai khả năng: 1/ Người làm sách giáo khoa không biết những hình vẽ của Haeckel là gian lận; 2/ Người làm sách biết, nhưng vẫn làm, vì tin rằng có thể đánh lừa được mọi người, và như thế có lợi cho Thuyết tiến hóa. Vậy làm thế nào để biết người làm sách giáo khoa vô ý hay cố ý lừa dối? Khó có thể tìm câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi này, nhưng có thể tìm được câu trả lời gián tiếp:
“Sự lừa dối đôi khi là vô thức, nhưng không phải luôn luôn như vậy, vì một số người, mang tính bè phái, cố tình phớt lờ thực tiễn và không chịu thừa nhận những điều không thích đáng và sai lầm trong niềm tin của họ” (The deceit is sometimes unconscious, but not always, since some people, owing to their sectarianism, purposely overlook reality and refuse to acknowledge the inadequacies and falsity of their beliefs), đó là nhận định của Pierre Paul Grassé, nhà sinh học lớn nhất của Pháp trong thế kỷ 20, trong cuốn “Evolution of Living Organism” (Sự tiến hóa của sinh vật) do Nhà xuất bản Hàn lâm ở New York xuất bản năm 1977.
Người Piltdown, vụ lừa đảo có chủ ý
Nếu phải bầu chọn một người “lãng mạn” nhất trên thế gian, tôi sẽ bầu cho Charles Darwin, vì trí tuệ của ông bay bổng đến mức dám viết hẳn một cuốn sách “chứng minh” một điều không ai chứng kiến, rằng người xuất thân từ vượn! Thực ra cuốn sách này chẳng chứng minh được gì cả, mà chỉ là một câu chuyện tưởng tượng kích thích thói hiếu kỳ của con người mà thôi. Vì thế mới gọi là “lãng mạn”.
Nếu phải bầu chọn một lý thuyết “siêu thoát” nhất trong các lý thuyết, tôi sẽ bầu cho Thuyết tiến hóa, vì chẳng cần một thực tế nào cả nó vẫn bay bổng theo Darwin để khẳng định rằng tổ tiên của loài người là vượn.
Nhưng nỗi khổ của Thuyết tiến hóa là ở chỗ nó không tự biết mình ─ nó không tự coi mình là văn chương tiểu thuyết, mà thích đóng vai một “khoa học”. Oái oăm thay, các nhà khoa học đích thực tuy rất lãng mạn, nhưng luôn đòi hỏi mọi kết luận phải được chứng minh một cách thuyết phục bằng thí nghiệm hoặc bằng sự kiện thực tế. Nếu không, lý thuyết sẽ sụp đổ.
Đầu thế kỷ 20, khi học thuyết Darwin được tôn lên như một “khám phá vĩ đại”, Darwin được nâng lên ngang hàng với những Copernicus, Newton, … thì nỗi khao khát tìm thấy bằng chứng cho lý thuyết của Darwin đã trở thành một NHU CẦU SỐNG CÒN, một ngọn lửa cháy bỏng trong tâm khảm những môn đệ của ông. Đó là nguồn gốc sâu xa dẫn tới những bằng chứng giả mạo trong Thuyết tiến hóa, mà nổi tiếng nhất là Người Piltdown, một vụ lừa đảo có chủ ý.
Để có một cái nhìn đầy đủ về vụ lừa đảo này, xin đọc bài “Piltdown Man: Evolution Greatest Hoax / Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất về tiến hóa” trên PVHg’s Home ngày 23/09/2015. Độc giả nhất thiết nên đọc bài báo đó, trước khi đọc tiếp vài ý kiến bổ sung sau đây, dựa theo một bài viết của Harun Haya, nhan đề “Những môn đệ của chủ nghĩa Darwin đã lừa dối toàn thế giới bằng những trò gian lận” [6].
Năm 1912, Charles Dawson, một bác sĩ nổi tiếng đồng thời là một nhà cổ sinh học nghiệp dư, loan báo đã tìm thấy một xương hàm và những mảnh sọ tại một cái hố ở gần Piltdown nước Anh. Mặc dù xương hàm trông giống như một xương hàm vượn, nhưng răng và hộp sọ lại giống như của một con người. Một nhóm các nhà khoa học châu đầu lại nghiên cứu rồi đi đến khẳng định rằng đây là hóa thạch của một người-vượn ─ một loài trung gian chuyển tiếp từ vượn lên người, làm thỏa mãn nỗi khát khao bấy lâu nay về việc tìm thấy bằng chứng cho thuyết tiến hóa người của Darwin. Người-vượn ấy được đặt tên là “Người Piltdown”, phương pháp xác định tuổi bằng carbon cho biết người-vượn này đã tồn tại cách đây khoảng 500.000 năm, rồi được đem trưng bày tại Bảo tàng Tự nhiên của Anh như bằng chứng quan trọng nhất của cái được gọi là sự tiến hóa của con người. Trong 41 năm tiếp theo, một số lương rất lớn các công trình nghiên cứu khoa học, phân tích, minh họa đã được sản xuất ra từ bằng chứng này ─ Người Piltdown đã trở thành đề tài của khoảng 500 luận án tiến sĩ tại những đại học khác nhau trên thế giới (!!!).
Viết đến đây tôi phải dừng lại để nói vài lời tâm sự, rằng luận án tiến sĩ phỏng có ý nghĩa gì một khi tác giả của luận án bị mắc vào một cái bẫy lường gạt đã giăng ra? Người Piltdown là một cái bẫy để bẫy các luận án tiến sĩ. Nhưng xét cho cùng, chính Người Piltdown cũng mắc bẫy ─ nó mắc phải cái bẫy do Darwin giăng ra. Nói như thế có vẻ hạ thấp giá trị của bằng tiến sĩ nhiều quá. Không! Người đời vốn tin vào các tiến sĩ, tin vào chữ nghĩa hàn lâm. Đó là “cái ngu vô hạn” của con người mà Albert Einstein đã từng phải thốt lên một cách chua chát, rằng “Chỉ có hai thứ vô hạn: Vũ trụ và cái ngu của con người; và tôi không chắc về cái thứ nhất”. Bao giờ thì con người biết dùng cái trực giác để đánh hơi phân biệt đâu là CHÂN, đâu là NGỤY? Tại sao những bộ óc vĩ đại như Louis Pasteur, Gregor Mendel, Lord Kelvin,… Kurt Godel… đều không thể nào chấp nhận học thuyết Darwin, trong khi bao kẻ khác, những ông tiến sĩ, bà giáo sư,… lại thờ phụng Thuyết tiến hóa? Theo tôi, sự khác nhau là ở trực giác. Thật là một trò hề khi 500 luận án tiến sĩ đã viết về Người Piltdown. Chắc chắn 500 ông tiến sĩ này, trước khi viết luận án, đã thờ Darwin như ông thánh. Ngược lại, những người có trực giác nhạy cảm khi đối diện với Thuyết tiến hóa, họ không bị nô lệ vào bất cứ một giáo điều nào cả. Dù là Darwin hay bất kỳ ai nói con người xuất thân từ vượn, họ cũng lập tức nẩy sinh sự nghi ngờ, đơn giản vì không ai từng chứng kiến sự hiện hữu của một người-vượn ở bất cứ đâu. Sự nghi ngờ đó đòi hỏi phải có những chứng minh rõ ràng và thuyết phục. Chỉ với một cái xương hàm và một vài cái răng, vài mảnh hộp sọ lắp ghép lại để khẳng định rằng đó là hóa thạch của một người-vượn, rồi cứ thế nhắm mắt mà tin, thì xem ra khờ dại quá, đúng ra đó là một trò hề! Cá nhân tôi, tôi nghi ngờ toàn bộ khoa cổ sinh học, đơn giản vì độ chính xác của các phép đo lường và mô tả hóa thạch nói chung RẤT THẤP. Tôi từng là một giảng viên toán học, cơ học,… tôi thích và tôi đòi hỏi những lập luận và chứng minh chặt chẽ, chính xác. Với con mắt toán học, tôi cho rằng cổ sinh học rất gần với môn ảo thuật. Và quả thật, trường hợp Người Piltdown đã vượt xa một ảo thuật, vì nó đã đánh lừa được toàn thế giới trong một thời gian kỷ lục: 41 năm!
Liệu các nhà tiến hóa có học được điều gì từ 500 luận án tiến sĩ nói trên không? Tôi e rằng họ chẳng học được gì cả. Vì nếu họ có cái trực giác mẫn tiệp như Pasteur, Mendel, Kelvin, Godel,… thì đã chẳng có cái gọi là Thuyết tiến hóa!
Tội nghiệp cho những nhà bác học đã bị Người Piltdown đánh lừa. Họ trở thành những vai hề trong tấn tuồng tiến hóa. Chẳng hạn như nhà cổ sinh nhân chủng học nổi tiếng người Mỹ H. F. Osborn, trong một chuyến viếng thăm Bảo tàng Tự nhiên Anh năm 1935 để chiêm ngưỡng Người Piltdown, đã thốt lên lời tán tụng: “… Tự nhiên đầy nghịch lý… (đây là) một khám phá có tầm quan trọng siêu việt đối với tiền sử của con người”. Mười tám năm sau, cái gọi là khám phá có tầm quan trọng siêu việt ấy hóa ra là một trò lừa đảo! Muốn biết người ta đã làm cho Người Piltdown có vẻ giống như một người-vượn như thế nào, hãy hỏi những người chuyên làm đồ giả cổ. Những người này biết rõ hơn ai hết những công nghệ làm đồ cổ giả mạo. Ngài Osborn là một nhà cổ sinh nhân chủng học nổi tiếng, lẽ ra ông phải rất thành thạo trong việc phân biệt đồ cổ thật với đồ cổ giả. Vậy tại sao ông dễ bị lừa như thế?
Câu trả lời: Vì trong thâm tâm ông đã tin vào lý thuyết của Darwin về sự tiến hóa của con người, rằng người xuất thân từ vượn là một sự thật. Thực tế là số người như Osborn RẤT ĐÔNG, nếu không phải là đa số trong cộng đồng sinh học, và điều này xác nhận câu nói bất hủ của Albert Einstein, rằng “Tính đa số của những người ngu xuẩn là vô địch và thiên thu trường tại” [7].
Vậy xem ra con người ngu tối hay sáng suốt không phải ở cái đống chữ nghĩa hàn lâm, mà ở trực giác. Chúng ta khác nhau ở trực giác. Trực giác là kênh thông tin vô hình nối chúng ta với sự thật. Những người như Osborn đã bị đống chữ nghĩa của Darwin làm thui chột cái trực giác sẵn có.
Ngược lại, đối với những người không tin vào câu chuyện thần thoại của Darwin về tổ tiên của loài người là vượn, thì dù có Người Pitldown hay có Người Vượn nào khác, họ cũng sẽ nghi ngờ. Xin lưu ý rằng ngay từ khi Charles Dawson công bố những hóa thạch Người Piltdown, đã có người nghi ngờ tính xác thực của những hóa thạch đó. Rất tiếc người ấy không còn sống để chúng ta hỏi vì sao lại nghi ngờ. Tuy nhiên tôi đoán người ấy vốn không tin học thuyết Darwin, giống như tôi vậy. Ngay từ trên ghế nhà trường phổ thông, trực giác mách bảo tôi rằng Thuyết tiến hóa là một lý thuyết hoang đường, bịa đặt. Vì thế, mọi “khám phá” của Thuyết tiến hóa trước đây và hiện nay đều bị tôi nghi ngờ. Nếu có đủ tài liệu để làm sáng tỏ vấn đề, tôi sẽ lập tức lên tiếng bác bỏ những “khám phá” đó. Tôi hoàn toàn tán thành với Stephen Blume, tác giả cuốn “Evo-Illusion” (Ảo ảnh tiến hóa), khi ông nói rằng mọi chương trình nghiên cứu về nguồn gốc sự sống của Thuyết tiến hóa hiện nay thực chất chỉ là để kiếm công ăn việc làm và tiền tài trợ mà thôi.
Trong bài báo đã dẫn ở trên, Harun Haya viết: “Khi vụ lừa đảo bị phát giác, năm 1949, hóa thạch (Người Piltdown) đã được gỡ bỏ vội vã ra khỏi bảo tàng và trên các tài liệu khoa học. Tuy nhiên, hóa thạch này đã trở thành bất tử trong các sách lịch sử như một câu chuyện vô cùng xấu hổ đối với các môn đệ của chủ nghĩa Darwin”.
Năm 1953, Người Piltdown chính thức được công bố là một vụ lừa đảo. Hóa ra hộp sọ là của một người đã mất cách đây khoảng 500 năm, còn xương hàm là của một con orangutan mới chết gần đây (!!!). Một trong những người trong nhóm nghiên cứu vạch trần vụ lừa đảo này là Le Gros Clark không thể giấu được nỗi kinh ngạc khi nhận xét rằng “Dấu vết mài mòn bằng tay trên hóa thạch lập tức đập vào mắt. Điều ấy rõ ràng đến nỗi buộc phải đặt câu hỏi tại sao trước đó người ta không nhận thấy?”. Câu hỏi này cũng tương tự như câu hỏi của tôi ở trên, rằng tại sao Osborn dễ bị lừa như vậy? Và tôi đã trả lời: Vì hầu hết những người được chứng kiến Người Piltdown tận mắt vốn sẵn có niềm tin vào Darwin, thậm chí đã coi Darwin là thánh, vì thế họ MUỐN TIN vào một “bằng chứng” ủng hộ niềm tin của họ, thay vì chống lại niềm tin của họ. Vì thế, bất kể thông tin nào ủng hộ niềm tin của họ, họ đều sẵn sàng reo mừng, loan báo tuyên truyền rầm rộ trên báo chí, truyền hình,… Ngược lại, thông tin nào trái với niềm tin của họ, họ đều lờ đi, thậm chí tìm cách che đậy giấu diếm, xuyên tạc. Đó là thói đời. Đó là tác phong truyền thống của những người theo Thuyết tiến hóa.
Tất nhiên, những nhà tiến hóa chính trực không như thế. Chẳng hạn, nhà sinh học tiến hóa Keith Steward bình luận: “Vụ giả mạo Người Piltdown năm 1912 là một trong những vụ lừa gạt thành công nhất và đồi bại nhất trong khoa học” (The Piltdown man forgery of 1912 was one of most successful and wicked of all scientific frauds).
Harun Haya viết: “Vụ này chắc chắn sẽ trở thành một trong những vết nhơ đen tối nhất trong lịch sử Thuyết tiến hóa”, trong khi nhà triết học Malcolm Muggeridge bình luận:
“Tôi tin rằng Thuyết tiến hóa, đặc biệt trong phạm vi nó được áp dụng, sẽ là một trong những trò cười lớn trong những cuốn sách lịch sử trong tương lai. Hậu thế sẽ lấy làm ngạc nhiên không hiểu vì sao mà một giả thuyết hời hợt nông cạn và đang ngờ như thế có thể được chấp nhận với một sự nhẹ dạ cả tin lạ thường đến vậy”.
Thưa độc giả,
Một số môn đệ của chủ nghĩa Darwin gửi tới trang PVHg’s Home những bình luận bênh vực Thuyết tiến hóa. Tôi không có ý định trả lời họ (và do đó không đăng ý kiến của họ). Tôi nghĩ, ý kiến của Malcom Muggeridge ở trên đã nói quá rõ về sự nông cạn của các nhà tiến hóa rồi.
Chương 2 sẽ còn tiếp tục với rất nhiều “bằng chứng” sai lầm và lừa dối khác của Thuyết tiến hóa. Xin độc giả đón đọc trong những ngày tới. Phần I công bố hôm nay xin được xem như một lời CHÚC TẾT sớm gửi đến độc giả. Chúc độc giả NĂM MỚI ĐINH DẬU 2017 SỨC KHỎE, AN KHANG, THỊNH VƯỢNG!
PVHg, Sydney 18/01/2017
CHÚ THÍCH
[1] Dẫn theo “Sự thật về thuyết tiến hóa: Hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, vụ lừa đảo xuyên thế kỷ” của Bạch Vân trên Đại Kỷ Nguyên ngày 03/11/2015 . Nguồn: “Fatal Flaws: What Evolutionists Don’t Want You to Know”, Hank Hanegraaff, W Publishing Group, 2003, p. 70.
[2] Xem “Haeckel’s embryo drawings are fraudulent” . Nguồn: “The Neck of the Giraffe: Where Darwin Went Wrong”, Francis Hitching, New York: Ticknor and Fields 1982, p. 204
[3] Dẫn theo “Sự thật về thuyết tiến hóa: Hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, vụ lừa đảo xuyên thế kỷ”, Đại Kỷ nguyên 03/11/2015
[4] Lessons Learned from Haeckel and His Drawings: We Shouldn’t Always Believe What the “Leading Experts” Tell Us about Evolution, Larry Caldwell June 5, 2007
[5] “What do Modern Textbooks Really Say about Haeckel’s Embryos?”
[6] Darwinists have Deceived the Whole World with Frauds
[7] Thế giới như tôi thấy, Albert Einstein, NXB tri Thức 2005, trang 210.
Hãy phổ biến bài này trên mạng xã hội và cho phép lưu làm tư liệu.
ThíchThích