Darwin’s Confession / Thú nhận của Darwin

darwins-confession

The best way to study evolution, I think, is to study how Darwin himself had thought about his theory. The more I learn about Darwin’s thoughts, the more I am surprised of his doubts on his own theory. Please read on more about some of Darwin’s quotes below. Any honest person would have the same impression like mine after reading them, I think so…

Cách tốt nhất để hiểu thuyết tiến hóa, theo tôi, là nghiên cứu xem bản thân Darwin nghĩ gì về lý thuyết của mình. Càng biết rõ suy nghĩ của Darwin tôi càng ngạc nhiên với những nghi ngờ của ông đối với lý thuyết của chính ông. Xin đọc một số ý kiến Darwin dưới đây. Tôi nghĩ bất kỳ người trung thực nào cũng sẽ có ấn tượng như tôi sau khi đọc những trích dẫn này…

 

Trong những bài viết phê phán học thuyết Darwin trước đây tôi đã nhiều lần trích dẫn ý kiến của chính Darwin về những lỗ hổng trong lý thuyết của ông. Nhưng những ý kiến đó nằm rải rác mỗi nơi một ít, không gây nên một ấn tượng rõ ràng về cách suy nghĩ mang tính chất hệ thống của Darwin đối với lý thuyết của chính ông. Vả lại, những ý kiến của Darwin mà tôi đã công bố còn quá ít ỏi, và đôi khi không có nguyên bản tiếng Anh hoặc thiếu thông tin về nguồn trích dẫn, gây khó khăn cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề sâu hơn. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ bổ khuyết những thiếu sót đó, giúp độc giả có một ấn tượng rõ nét hơn về cách suy nghĩ thiếu tự tin của Darwin, người được giới tiến hóa tôn thờ như ông thánh.

1) Thú nhận của Darwin về sự thiếu hụt bằng chứng hóa thạch những loài chuyển tiếp

1.1)  Nếu loài này sinh ra từ loài khác thông qua những biến đổi dần dần từng tí một thì tại sao chúng ta không tìm thấy vô số những loài chuyển tiếp ở mọi nơi?

Why, if species have descended from other species by insensibly fine gradations, do we not everywhere see innumerable transitional forms?

Nguồn: The Origin of Species / Chapter 6: Difficulties on Theory / by Charles Darwin http://www.talkorigins.org/faqs/origin/chapter6.html

1.2)  … số lượng những sinh vật chuyển tiếp quá độ, vốn đã tồn tại trên trái đất, thật sự là khổng lồ. Nhưng tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi. Sự giải thích, theo tôi, nằm trong sự cực kỳ bất toàn của hồ sơ địa chất.

…the number of intermediate varieties, which have formerly existed on the earth, be truly enormous. Why then is not every geological formation and every stratum full of such intermediate links? Geology assuredly does not reveal any such finely graduated organic chain; and this, perhaps, is the most obvious and gravest objection which can be urged against my theory. The explanation lies, as I believe, in the extreme imperfection of the geological record.

Nguồn: The Origin of Species / Chapter 9: On the Imperfection of the Geological Record / by Charles Darwin http://www.talkorigins.org/faqs/origin/chapter9.html

darwin-confession-21.3)  Trong hồ sơ hóa thạch không có một loài nào biến đổi thành một loài khác… chúng ta không thể chứng minh rằng một loài cá biệt nào đã bị biến đổi.

Not one change of species into another is on record…we cannot prove that a single species has been changed.

Nguồn: Charles Darwin, My Life & Letters http://www.talkorigins.org/faqs/quotes/mine/part1-4.html#quote84

1.4)  Khi đi vào chi tiết, chúng ta không thể chứng minh một loài cá biệt nào đã biến đổi; chúng ta cũng chẳng chứng minh được rằng những biến đổi mà ta dự kiến là những biến đổi có ích, mà đó là phần cốt lõi của lý thuyết. Chúng ta chẳng thể giải thích được vì sao một số loài đã thay đổi và một số loài khác thì không.

When we descend to details we can prove that no one species has changed (i.e., we cannot prove that a single species has changed): nor can we prove that the supposed changes are beneficial, which is the groundwork of the theory. Nor can we explain why some species have changed and others have not.

Nguồn: The quote is from a “P.S.” to a letter to G. Bentham, May 22, 1863 [Darwin, F., ed. 1905. The Life and Letters of Charles Darwin, Vol. 1. New York: D. Appleton & Co., p. 209-10] http://www.talkorigins.org/faqs/quotes/mine/part2.html

1.5)  Theo lý thuyết này (thuyết tiến hóa, ND), một số lượng lớn các dạng chuyển tiếp đã phải tồn tại, nhưng tại sao chúng ta không tìm thấy chúng bị chôn vùi với số lượng lớn trong vỏ trái đất?

But, as by this theory innumerable transitional forms must have existed, why do we not find them embedded in countless numbers in the crust of the earth?

Nguồn: The Origin of Species / Chapter 6: Difficulties on Theory by Charles Darwin http://www.talkorigins.org/faqs/origin/chapter6.html

2) Darwin thừa nhận sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri là tai họa đối với Thuyết Tiến hóa

2.1)  Đối với câu hỏi tại sao chúng ta không tìm thấy những tầng vỉa giầu hóa thạch thuộc về những giai đoạn trước kỷ Cambri, tôi không thể đưa ra câu trả lời thỏa mãn.

To the question why we do not find rich fossiliferous deposits belonging to these assumed earliest periods prior to the Cambrian system, I can give no satisfactory answer.

Nguồn: Origin of Species, 6th Ed. John Murray, 1872, Chapter 10, pp. 286-288 http://www.talkorigins.org/faqs/quotes/mine/part2.html

2.2)  Nếu một số lớn các loài, thuộc cùng một giống hoặc một họ, tất cả đã thực sự xuất hiện cùng một lúc, thì sự thật đó là một tai họa đối với lý thuyết về nguồn gốc các loài với sự biến đổi dần dần thông qua chọn lọc tự nhiên.

If numerous species, belonging to the same genera or families, have really started into life all at once, the fact would be fatal to the theory of descent with slow modification through natural selection.

Nguồn: Charles Darwin, The Origin of Species: A Facsimileof the First Edition, Harvard University Press, 1964, p. 302. http://www.talkorigins.org/faqs/origin/chapter9.html

3) Tư tưởng phản nhân văn của Darwin về đấu tranh sinh tồn

3.1) Vào một giai đoạn nào đó trong tương lai không xa lắm, có thể đó bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt, và thay thế, các chủng tộc man rợ trên khắp thế giới.

At some future period, not very distant as measured by centuries, the civilized races of man will almost certainly exterminate, and replace, the savage races throughout the world.

Nguồn: Darwin, The Descent of Man, vol. I, 201. http://www.talkorigins.org/faqs/quotes/mine/part2.html

1-53.2)  Các chủng tộc văn minh hơn được gọi là người Caucase đã đánh bại các tộc người trong lòng chảo Thổ Nghĩ Kỳ trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhìn thế giới vào một ngày không xa lắm, một số lượng lớn các chủng tộc thấp kém hơn sẽ bị xóa sổ bởi các chủng tộc văn minh hơn trên khắp thế giới.

The more civilized so-called Caucasian races have beaten the Turkish hollow in the struggle for existence. Looking to the world at no very distant date, what an endless number of the lower races will have been eliminated by the higher civilized races throughout the world.

Nguồn: Charles Darwin, Life and Letters, p. 318 http://www.talkorigins.org/faqs/quotes/mine/part2.html

4) Sự thiếu tự tin của Darwin đối với lý thuyết của chính mình

4.1)  Tôi hoàn toàn ý thức được rằng những phỏng đoán của tôi đã vượt quá giới hạn của khoa học thực sự… Nó chỉ là một mảnh vụn của một giả thuyết với nhiều sai lầm và lỗ hổng cũng như những phần đúng đắn.

I am quite conscious that my speculations run beyond the bounds of true science… It is a mere rag of an hypothesis with as many flaws & holes as sound parts.

Nguồn: Charles Darwin to Asa Gray, cited by Adrian Desmond and James Moore, Darwin, (New York: W.W. Norton and Company, 1991) pp. 456, 475. http://nwcreation.net/evolutionquotes.html
Nguồn: Successories http://www.successories.com/iquote/author/1949/charles-darwin-quotes/2

4.2)  Đối với bản thân tôi, tôi cũng vui mừng sâu sắc; vì, suy nghĩ về quá nhiều trường hợp những người theo đuổi một ảo ảnh trong nhiều năm trời, một cái rùng mình ớn lạnh rất thường hay chạy qua tôi, và tôi tự hỏi liệu có thể tôi đã không hiến thân cho một ý nghĩ kỳ quặc không.

For myself, also, I rejoice profoundly; for, thinking of so many cases of men pursuing an illusion for years, often and often a cold shudder has run through me, and I have asked myself whether I may not have devoted my life to a phantasy.

Nguồn: Charles Darwin, Life and Letters, 1887, Vol. 2, p. 229 /  C. DARWIN TO C. LYELL. Ilkley Wells, Yorkshire, November 23 [1859]. http://www.overcomeproblems.com/darwin.htm

4.3) Những gì bạn gợi ý nói chung là rất, rất đúng: rằng công trình của tôi sẽ là giả thuyết một cách đáng buồn, và phần lớn không xứng đáng được gọi là quy nạp, sai lầm phổ biến nhất của tôi có lẽ là quy nạp từ quá ít sự kiện thực tế.

What you hint at generally is very, very true: that my work will be grievously hypothetical, and large parts by no means worthy of being called induction, my commonest error being probably induction from too few facts.

Nguồn: Darwin Correspondence Project, University of Cambridge  https://www.darwinproject.ac.uk/letter/DCP-LETT-2176.xml

Nguồn: Charles R. Darwin, Letter to Asa Gray of November 29, 1859, in Darwin F., ed., “More Letters of Charles Darwin,” John Murray: London, 1903, Vol. I, pp.126-127 http://www.overcomeproblems.com/darwin.htm

BÌNH LUẬN (của PVHg’s Home)

Đi sâu vào thuyết tiến hóa, một người không chuyên và thiếu bản lĩnh sẽ rất dễ bị lạc vào mê cung của những từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm rắm rối, rồi từ đó hoang mang sợ hãi, thán phục, tưởng đó là một lâu đài khoa học kỳ vĩ. Nhưng những người có bản lĩnh sẽ không bị cái rắm rối đó đánh lừa, vì họ biết tòa lâu đài đó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu nó không được xây trên một nền tảng vững chắc ─ bằng chứng hóa thạch của những loài chuyển tiếp (transitional forms), hay còn được gọi là những mắt xích bị mất tích (missing links). Nếu có bằng chứng của những hóa thạch này, tòa lâu đài tiến hóa sẽ đứng vững; nếu không, nó sẽ sụp đổ.

Pierre Paul Grassé, nguyên chủ nhiệm khoa sinh học tiến hóa của Đại học Sorbonne, Paris, nguyên chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Pháp, từng nhắc nhở các nhà tiến hóa rằng bằng chứng duy nhất của thuyết tiến hóa là hóa thạch các loài chuyển tiếp, và do đó cổ sinh học đóng vai trò quyết định trong việc đánh giá thuyết tiến hóa có thật sự là một khoa học hay không.

Thực ra không phải đợi đến Grassé người ta mới biết điều đó. Chính ông tổ của thuyết tiến hóa, Charles Darwin biết rõ điều đó hơn ai hết, như những lời thú nhận của ông trong mục 1 ở trên đã cho ta thấy.

Phải công nhận rằng Darwin là một người sáng suốt và trung thực, nhân cách vượt xa các môn đệ sau này. Ông sáng suốt vì thấy rõ bằng chứng hóa thạch những loài chuyển tiếp sẽ quyết định sinh mạng lý thuyết của ông. Ông trung thực vì dám bàn tới chỗ yếu nhất trong lý thuyết của mình: thừa nhận tình trạng tuyệt đối vô bằng chứng. Nếu ông vẫn theo đuổi lý thuyết mà ông nghi ngờ, ấy là vì ông hy vọng trong tương lai cổ sinh học sẽ tìm thấy những bằng chứng mong muốn.

Với bản chất sáng suốt và trung thực như thế, nếu Darwin còn sống đến hôm nay, chắc chắn ông sẽ từ bỏ thuyết tiến hóa, như Stephen Blume, tác giả cuốn “Evo-illusion” (Ảo ảnh tiến hóa), nhận đinh: “Darwin đã nói và viết nhiều điều cho thấy ông có nhiều ngờ vực về lý thuyết của chính mình. Nếu hôm nay ông còn sống, và được biết những gì nhân loại ngày nay biết, tôi đánh cược rằng ông đã vứt bỏ lý thuyết của mình vào sọt rác từ lâu” [1].

Nhưng Darwin trung thực bao nhiêu trong những lời thú nhận nói trên thì môn đệ của ông thiếu trung thực bấy nhiêu khi họ bất chấp sự thật để cố duy trì một lý thuyết đã lộ nguyên hình là hoang đường, trước một sự thật đã lộ rõ như ban ngày rằng sau Darwin hơn 150 năm, bằng chứng hóa thạch các loài chuyển tiếp vẫn là số 0 tuyệt đối!

Ai dám nói có bằng chứng hóa thạch của các loài chuyển tiếp, xin hãy lên tiếng phản bác Michael Denton, một nhà sinh học phân tử người Anh-Úc, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng: “Evolution: A Theory in Crisis” (Thuyết tiến hóa: Một lý thuyết đang khủng hoảng), xuất bản năm 1985, và “Evolution: Still A Theory in Crisis” (Thuyết tiến hóa: Một lý thuyết vẫn đang khủng hoảng), xuất bản năm 2016, trong đó khẳng định:

1-4Bất chấp những nỗ lực khổng lồ trong việc đào xới địa chất ở khắp nơi trên trái đất và bất chấp việc khám phá ra nhiều dạng động vật kỳ lạ trước đây chưa hề biết, số lượng vô cùng lớn những mắt xích liên kết chuỗi tiến hóa bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy và hồ sơ hóa thạch hầu như vẫn gián đoạn như khi Darwin viết cuốn Nguồn gốc các loài”.

Stephen Jay Gould, một nhà cổ sinh học nổi tiếng của Đại học Harvard, cũng xác nhận sự thật đó khi tuyên bố: “Sự cực kỳ hiếm hoi các sinh vật chuyển tiếp trong hồ sơ hóa thạch vẫn kéo dài dai dẳng như một bí mật không muốn bị tiết lộ của ngành cổ sinh học”.

Với ý kiến của những nhà sinh học hàng đầu thế giới như Pierre Paul Grassé, Michael Denton, Stephen Jay Gould, và rất nhiều nhà sinh học uy tín khác mà tôi không thể kể hết ra đây, thiết tưởng vấn đề đã quá rõ để kết luận rằng tuyệt đối không có bằng chứng hóa thạch những loài chuyển tiếp, và do đó thuyết tiến hóa chỉ là một giả thuyết hoang đường.

Nỗi lo lắng của Darwin về sự thiếu hụt bằng chứng hóa thạch những loài chuyển tiếp, xét cho cùng, có bóng dáng của một dự cảm tiên tri. Thật vậy, có lẽ ông cảm thấy khó có thể tìm được bằng chứng hóa thạch mong muốn, nên ông mất lòng tin với lý thuyết của chính ông đến nỗi phải thốt lên rằng “Tôi hoàn toàn ý thức được rằng những phỏng đoán của tôi đã vượt quá giới hạn của khoa học thực sự… Nó chỉ là một mảnh vụn của một giả thuyết với nhiều sai lầm và lỗ hổng cũng như những phần đúng đắn”.

Thế đấy, ông đã thành thực thổ lộ rằng lý thuyết của ông chỉ là những phỏng đoán với nhiều sai lầm và lỗ hổng! Nếu ai đó muốn cãi thuyết tiến hóa là một lý thuyết khoa học thực sự chứ không chỉ là một giả thuyết phỏng đoán thì có nghĩa là người ấy đang cãi với chính ông thầy Darwin của người ấy đấy!

Riêng tôi, tôi đặc biệt trân trọng ý kiến của Darwin về tính quy nạp trong lý thuyết của ông, như đã dẫn ở trên rằng: “… công trình của tôi sẽ là giả thuyết một cách đáng buồn, và phần lớn không xứng đáng được gọi là quy nạp, sai lầm phổ biến nhất của tôi có lẽ là quy nạp từ quá ít sự kiện thực tế”.

Có nghĩa là Darwin thừa nhận lý thuyết của ông không phải là khoa học, vì nó không dựa trên quy nạp.

Thưa độc giả,

Quy nạp (induction) là phương pháp chủ yếu của khoa học: từ những sự kiện riêng lẻ trong thực tế khái quát thành quy luật phổ biến. Thí dụ từ hiện tượng quả táo rơi và những hiện tượng tương tự, Isaac Newton rút ra Định luật vạn vật hấp dẫn. Từ thí nghiệm bình cổ cong thiên nga và những hiện tượng tương tự, Louis Pasteur khái quát thành Định luật Tạo sinh (the Law of Biogenesis), khẳng định rằng sự sống chỉ ra đời từ sự sống. Chúng ta có thể tìm thấy hàng đống thí dụ trong khoa học về phương pháp quy nạp.

Không có thực tế sẽ không thể quy nạp. Điều kiện cần của phép quy nạp là thực tế. Thuyết tiến hóa tuyệt đối không có bằng chứng cho thấy loài này biến thành loài khác thì làm sao có thể quy nạp để rút ra thành các định luật tiến hóa? Hóa ra những mô tả về tiến hóa do Darwin nêu lên chỉ là những giả thuyết, những phỏng đoán của ông, và được các môn đệ tôn lên thành lý thuyết khoa học mà thôi. Đó không phải là khoa học, và chính Darwin đã thú nhận điều đó.

Một người bạn của Darwin và đồng thời là thầy của Darwin về địa chất học là Adam Sedgwick (1785-1873) cũng nhận xét về tính chất phi khoa học của cuốn “Nguồn gốc các loài” của Darwin như sau:

Nhưng trước hết tôi phải nhận xét rằng lý thuyết của Darwin không mang tính quy nạp ─ nó không dựa trên một loạt những sự thật được thừa nhận để chỉ ra một kết luận tổng quát, ─ nó không phải là một mệnh đề rút ra từ những sự thật một cách logic…”.

Nghĩa là có nhiều người nhận thấy lý thuyết của Darwin không mang tính quy nạp, tức là không mang tính khoa học, và bản thân Darwin cũng thừa nhận điều đó, chỉ có các môn đệ của chính Darwin không biết hoặc cố tình không biết mà thôi.

Vậy để đánh giá thực chất thuyết tiến hóa, có cách nào tốt hơn là hãy trung thực như Darwin để suy ngẫm về những lời thú nhận của chính Darwin?

PVHg, Sydney 01/12/2016

 

Chú thích:

[1] If Darwin were alive / Nếu Darwin còn sống, PVHg’s Home, https://viethungpham.com/2015/09/29/if-darwin-were-alive-neu-darwin-con-song/

Advertisement

6 thoughts on “Darwin’s Confession / Thú nhận của Darwin

  1. 1. Một học thuyết đã sai lầm thì nhìn nó từ bất cứ hướng nào cũng thấy nó là sai lầm, đặc biệt sau khi đã có một độ lùi của lịch sử.
    .
    2. Trong nhiều trường hợp, chính tác giả của các “học thuyết” lại có độ trung thực và độ tỉnh táo hơn cái đám môn đệ ngu dốt và cơ hội.

    Đã thích bởi 1 người

  2. Qua bài viết này chúng ta hiểu được rằng bản thân ông Darwin cũng rất lo lắng và có nhiều nghi ngờ cho giả thuyết tiến hoá của bản thân mình. Nhưng tại sao một thứ lý thuyết nhảm nhí phi khoa học như vậy lại được nhân loại tôn sùng suốt trong hơn một thế kỷ rưỡi qua để đến tận bây giờ khi mà con người hiểu được nó chỉ là mớ lý thuyết tưởng tượng vẫn không dám xoá bỏ nó đi ? Ấy là vì theo tôi lý thuyết này cổ vũ cho sự vô thần, con người vốn đầy tội lỗi và muốn chinh phục làm chủ thế giới bằng khoa học . Những bài báo khoa học sâu sắc của chú Phạm viêt Hưng cho chúng ta thấy con người còn nhiều điều chưa khám phá nổi và nhiều điều bí ẩn của thiên nhiên nhiên dù khoa học kỹ thuật có phát triển vượt bậc vẫn không bao giờ có thể giải thích nổi cái bắt đầu và cái cuối cùng. Vậy con người phải biết sống khiêm tốn và biết kính sợ Thượng Đế như tổ tiên ông cha chúng ta đã từng như thế thì đó mới là lối sống chuẩn mực.

    Đã thích bởi 1 người

  3. Chào chú Hưng và các độc giả,

    Có một ý niệm con rất lưu tâm khi đọc được những nhận xét về Thuyết tiến hóa đó là:

    “Sáng Thế ký nói với chúng ta rằng Thượng Đế tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài và rằng tất cả tạo vật ở trên trái đất này chỉ có con người là được tạo dựng theo hình ảnh của Thượng Đế. Điều này thường được giải thích để nói lên rằng con người- về bản chất khác với muôn vật khác, kể cả những hình thức cao nhất của đời sống động vật. Chỉ mình anh ta là một con người, là một sinh vật có lý trí và ý chí tự do. Anh ta không chỉ là một sinh vật, chỉ khác biệt nhau với các con vật khác về mức độ. ANH TA HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT VỀ LOÀI.

    Theo lý thuyết của Darwin về sự tương cận họ hàng giưã con người và loài khỉ, thì con người khác với con khỉ chỉ ở mức độ, chứ không khác về loài giống.”

    – Ý trên lược trích từ một cuốn sách nhan đề “Great Ideas from the Great Books” – xuất bản lần đầu 1961 – (Ở Việt Nam có bản dịch nhan đề Tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại).
    – Nhân tiện xin được gửi thêm một vài đoạn hàm chứa ý niệm đã dẫn ở trên…

    —–

    Hồng y Barberini, bạn của Galileo, một lần giải thích với Galileo lý do tại sao không thể xảy ra xung đột giữa khoa học và tôn giáo. Ông nói : “Anh dạy cho mọi người biết bầu trời di chuyển như thế nào; còn chúng tôi dạy cho mọi người biết cách lên trời. Với các sứ mệnh được phân biệt như thế, các nhà thiên văn và các nhà thần học tất không thể có tranh cãi.

    Ý tưởng mà Barberini trình bày với Galileo có thể được khái quát hóa. Nếu khoa học và tôn giáo có những mục đích khác nhau – nghĩa là, nếu họ cố gắng trả lời những câu hỏi khác nhau, và nếu họ cố gắng làm những việc khác nhau cho con người – thì giữa họ sẽ không có sự xung đột.

    Đâu là câu hỏi mà tôn giáo tìm cách trả lời? Đó là những câu hỏi về sự hiện hữu và bản chất của Thượng Đế, về sự liên hệ của con người với Thượng Đế, về sự chi phối của Thượng Đế đối với vũ trụ và đặc biệt là sự quan tâm của Ngài dành cho con người. Tất cả những điều này hoàn toàn vượt quá thẩm quyền của khoa học, bây giờ và mãi mãi. Những tôn giáo khác nhau đưa ra những câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi trên đây, nhưng trong khi tìm hiểu để chon câu trả lời đúng, chúng ta không mong gì đến sự trợ giúp của khoa học.

    Tôn giáo có làm điều gì thực tế cho con người không? Có, nó đưa con người tiếp xúc trực tiếp với Thượng Đế, nó mang lại cho cuộc sống con người một ý nghĩa và giá trị đạo đức nền tảng, và trên hết nó cung cấp cho con người một phương tiện mà nhờ đó con người tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ của Thượng Đế để tuân theo những điều răn dạy của Ngài. Nếu chúng ta hiểu được chút ít về khoa học, chúng ta sẽ nhận ra được khoa học không thể làm được những điều vừa kể. Do vậy không có sự cạnh tranh ở đây.

    Khoa học trả lời những câu hỏi khác và làm những điều khác cho chúng ta. Nó mô tả cái thế giới mà chúng ta đang sống. Nó giải thích cơ cấu và cách chuyển động của sự vật – chúng sinh ra và biến dịch như thế nào và do đó chúng ta sử dụng chúng như thế nào và những mục tiêu tốt hoặc xấu. Chúng ta ứng dụng những khám phá của khoa học để sản xuất ra hàng hà sa số sự vật, từ thức ăn cho bé sơ sinh đến bom nguyên tử. Nhưng khoa học không nói cho chúng ta biết căn nguyên và lý do tồn tại của sự vật; nó cũng KHÔNG ngăn cản chúng ta lạm dụng sức mạnh mà nó mang lại. Cùng một tri thức khoa học, nó có thể đầu độc hoặc cứu chữa, có thể hủy diệt hoặc xây dựng.

    Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng không có vấn đề hòa giải giữa khoa học và tôn giáo – rằng lựa chọn giữa kỹ thuật và lời cầu nguyện không còn cần thiết hơn là lựa chọn giữa việc có một thân xác và có một linh hồn.

    Nhưng thật không may, lúc ấy chắc chúng ta phải bỏ sót một vài điều nan giải thực sự. Câu hỏi đặt ra về thuyết tiến hóa của Darwin và câu chuyện sáng thế trong Kinh Thánh là một trong những điều nan giải đó.

    Nếu chúng ta đã đọc những chương đầu của Sáng Thế Ký – cứ như đó là lời diễn tả cụ thể về tiến trình con người và vụ trụ đi vào cuộc hiện hữu, chúng ta sẽ thấy những giải thích ấy hoàn toàn ngược lại với những giải thích về cùng vấn đề được khoa học hiện đại, từ Thiên Văn học đến Động vật học đưa ra.

    Tuy nhiên, Theo Thánh Augustine và các nhà thần học khác, đọc sâu hơn Sáng Thế Ký sẽ dẫn đến những diễn giải tránh được xung đột với khoa học. Chẳng hạn, Augustine nói với chúng ta rằng “sáu ngày” nói đến không phải là những đơn vị thời gian. Chúng tượng trưng cho một trật tự của sự diễn biến. Theo Augustine, Thượng Đế tạo ra vạn vật cùng lúc và đặt ra trật tự để chúng theo đó mà diễn biến cùng với thời gian. Khoa học kể cho chúng ta khá tường tận về lịch sự thật sự của sự diễn biến đó, và hầu như chúng không có gì xung đột với kiểu diễn giải những chương đầu của Sáng Thế ký của Augustine.

    Nhưng vẫn còn một điểm xung đột nghiêm trọng. Sáng Thế ký nói với chúng ta rằng Thượng Đế tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài và rằng tất cả tạo vật ở trên trái đất này chỉ có con người là được tạo dựng theo hình ảnh của Thượng Đế. Điều này thường được giải thích để nói lên rằng con người- về bản chất khác với muôn vật khác, kể cả những hình thức cao nhất của đời sống động vật. Chỉ mình anh ta là một con người, là một sinh vật có lý trí và ý chí tự do. Anh ta không chỉ là một sinh vật, chỉ khác biệt nhau với các con vật khác về mức độ. ANH TA HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT VỀ LOÀI.

    Theo lý thuyết của Darwin về sự tương cận họ hàng giưã con người và loài khỉ, thì con người khác với con khỉ chỉ ở mức độ, chứ không khác về loài giống. Sự khám phá ra “những mắt xích còn thiếu” này trong chuỗi tiến hóa được cho là thể hiện sự liên tục giữa người và vượn.

    Trong khi tuyên bố chỉ mình con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thượng Đế, Sáng Thế ký nhấn mạnh vào một sự bất liên tục giữa người và các hình thức khác của sự sống trên trái đất. Về vấn đề này, Kinh Thánh và Sinh vật học không thể cả hai đều đúng được.

    Theo tôi đây là một xung đột thực sự, chứ không phải chỉ bề ngoài, giữa một bên là khoa học và một bên là tín điều căn bản của tôn giáo. Không có nhiều xung đột loại này, chắc chắn không nhiều xung đột rõ ràng như vậy. Điều đáng chú ý là loại xung đột này lại nói về bản chất của con người. Dù nó có được giải quyết hay không, và nếu giải quyết được thì giải quyết như thế nào…

    Đã thích bởi 2 người

  4. Thưa anh Hưng. Có lẽ anh chưa hề đọc những link mình dẫn. Những lời thú nhận của Darwin. Các phát biểu ấy đa phần lại được lấy từ trang dự án chứng minh chúng đã bị xuyên tạc của Talk.Origins, và đây chính là trang web hàng đầu ủng thuyết tiến hóa. Tức là anh đã đưa ra những lời Darwin nói, và dẫn link từ chính cái web có đầy đủ ngữ cảnh cho thấy ý của Darwin thực chất là ngược lại, hoặc bị cắt ngay trước khi kịp giải thích.
    Phong cách viết lách khiêm tốn của Darwin, một học giả thế kỷ 19, sự dè dặt là tất yếu vì đang chống lại số đông của Darwin, cũng như phong cách lý luận đặc trưng (trình bày một luận điểm chống lại mình, rồi sau đó giải thích) đã khiến cho Darwin bị hiểu nhầm. Tôi thắc mắc nếu thật sự Darwin đã sai, thì tại sao phải đào xới đến tận phần ” tái bút ” của những lá thư cá nhân ? Tại sao ngay cả những phần đó cũng phải bị cắt xén mới ra ý nghĩa ” cần dùng ” ?
    Như vậy, những câu anh trích dẫn từ trang talkorigins.org thật ra đều đã được cho thấy là bị bóp méo ngoài ngữ cảnh. Mong anh xem xét lại

    Thích

    • Dear Dexter,
      Bạn nói đúng, Darwin phải khiêm tốn, vì lý thuyết của ông không có bằng chứng. Và vì không có bằng chứng nên ông không thể rút ra những định luật từ quy nạp. Ông thừa nhận lý thuyết của ông không có tính quy nạp. Phi quy nạp thì làm sao có thể coi lý thuyết của ông là khoa học?
      Nếu ông không khiêm tốn để thừa nhận sự thật rằng lý thuyết của ông là vô bằng chứng và phi quy nạp thì ông sẽ mắc tội lừa dối. Rất may là ông khiêm tốn thừa nhận sự thật đó.
      Dù sau những thừa nhận đó ông lại vòng vo thanh minh này nọ (mà bạn nói là phải xem xét câu nói trong toàn bộ ngữ cảnh) thì những gì ông thừa nhận vẫn là sự thật. Đó mới là điều quan trọng. Tôi cũng biết trang Talk Origins ủng hộ Thuyết tiến hóa, chính vì thế tôi thích trích dẫn từ trang đó, để đảm bảo rằng chính các nhà tiến hóa cũng khó mà chối cãi được những sự thật mà Darwin đã thừa nhận.
      PVHg

      Thích

  5. Pingback: Thuyết tiến hóa – Khủng hoảng hay không? – Vitbeo's blog

Nhận xét về dexter Hủy trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s