Who created the Creator? Ai tạo ra Đấng Sáng tạo?

We are living in the era of science, then our thinking has been influenced so much by science. That’s why some people think that the following question is logical: “If the Creator creates everything, so who creates the Creator?”. I would like to discuss on this question, make clear what logic is, and how to sense God,…

Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học, nên tư duy của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi khoa học. Đó là lý do vì sao một số người nghĩ rằng câu hỏi sau đây là logic: “Nếu Đấng Sáng tạo sáng tạo ra mọi thứ thì ai sáng tạo ra Đấng Sáng tạo?”. Tôi sẽ thảo luận câu hỏi này, làm rõ logic là gì, và làm thế nào để cảm nhận Chúa,…

Ngày 17/09/2016 bạn Trần Thị Hiền có một bình luận thú vị về bài “Kelvin refuted Darwinism / Kelvin bác bỏ học thuyết Darwin” trên PVHg’s Home. Bình luận của bạn Hiền như sau:

“Thưa bác,
Cháu cảm ơn bài viết rất hay, cung cấp nhiều thông tin hữu ích của bác. Từ lâu, cháu vẫn tin rằng có những quy luật, nguyên lý xây dựng nên những bản thiết kế, được dùng để tạo ra sự sống nhưng có một điều cháu không hiểu, đó là: nếu sự sống phải được tạo ra từ sự sống, vậy Đấng Tạo Hóa có phải cũng được tạo ra từ sự sống không bác? Và theo cháu hiểu thì, phi vật chất – là không phải vật chất, phản vật chất và cũng không phải năng lượng vậy thì bản chất thực sự của phi vật chất là gì ạ? Cảm ơn bác và chúc bác luôn khỏe mạnh!”

Tôi cảm thấy câu hỏi của bạn Hiền rất chân thành, và có lẽ đó cũng là mối ưu tư của nhiều người, nên thay vì trả lời cá nhân bạn Hiền trong mục bình luận, tôi công bố câu hỏi và câu trả lời này như một bài viết chính thức trên PVHg’s Home. Hy vọng được bạn đọc quan tâm chia sẻ. Sau đây là ý kiến của tôi trả lời bạn Hiền.

Bạn Trần Thị Hiền thân mến,

Cảm ơn cháu vì ý kiến rất chân thành.

Có người được Chúa hoặc thần linh hiện ra trước mặt. Trường hợp này được gọi là hiển thị (nhìn thấy rõ ràng). Cháu có thể đọc bài LỬA của PASCAL (PASCAL’s FIRE) trên PVHg’s Home để hiểu thế nào là hiển thị. Những người có cái may mắn được Chúa hoặc thần linh hiển thị thường là những người đặc biệt, có một sứ mệnh đặc biệt mà chúng ta không hiểu hết được. Trong khi đó, đại đa số chúng ta không có cái may mắn đó. Nhưng những người không được trực tiếp nhìn thấy Chúa mà tin Chúa lại là những người có phúc, vì Kinh Thánh đã nói: “Phúc cho ai không thấy mà tin / Blessed are those who have not seen and yet have believed” (John 20:29).

Nhưng bác và cháu đều có cái may mắn là tin vào sự tồn tại của những quy luật, những nguyên lý thiết kế nên sự sống, và do đó suy ra ắt phải có Đấng ban hành những quy luật ấy, những nguyên lý ấy. Đấng ấy chính là Thượng Đế, hoặc Chúa, tùy theo cách gọi của cháu, mà tiếng Anh gọi là God, tiếng Pháp là Dieu, tiếng Việt trước đây gọi là Ông Trời.

Thượng Đế có hình thù ra sao? Liệu Ngài có giống con người chúng ta không? Kinh Thánh nói Chúa sáng tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài. Vậy chúng ta có quyền tin rằng Thượng Đế có hình ảnh giống chúng ta. Nhưng vì Thượng Đế có quyền năng vô hạn và tuyệt đối ─ Thượng Đế muốn sao nên vậy. Vì thế Thượng Đế có thể xuất hiện dưới bất kỳ hình thức nào, thậm chí dưới hình thức hư vô, không có hình thù nào cả. Đến đây có thể nhận xét rằng những người bận tâm tranh cãi về hình dạng của Thượng Đế, theo bác, là không hiểu gì về Thượng Đế cả.

Bây giờ vào câu hỏi của cháu: Sự sống chỉ ra đời từ sự sống (Định luật Tạo sinh của Louis Pasteur), vậy nếu sự sống do Chúa tạo ra thì bản thân Chúa phải là sự sống, vậy sự sống nào tạo ra Chúa?

Câu hỏi của cháu có 2 ý cần thảo luận:

Một, chữ “tạo ra” (create) khác với chữ sinh ra (to be born). Chúng ta được sinh ra từ cha mẹ. Nhưng hai người đầu tiên là Adam và Eva do Chúa tạo ra. Cách Chúa tạo ra Adam và Eva khác với cách cha mẹ chúng ta sinh ra chúng ta. Kể từ Adam và Eva, con người được sinh sôi nẩy nở theo những chương trình do Chúa cài đặt từ thủa khai thiên lập địa. Chúa không tạo ra Adam và Eva theo chương trình mà cha mẹ chúng ta sinh ra chúng ta. Kinh Thánh kể rằng Chúa tạo ra Adam từ đất sét, rồi Ngài thổi linh hồn và đó, làm cho nó trở thành một vật sống động. Còn Eva được tạo ra từ một chiếc xương sườn của Adam. Giới vô thần không tin những chuyện này. Nhưng những người tin Chúa là Đấng quyền năng vô hạn thì tin. Vấn đề tin hay không tin không phụ thuộc vào khoa học, mà phụ thuộc vào trực giác. Nhưng dù thế nào chăng nữa thì Định luật Tạo Sinh của Pasteur chỉ áp dụng kể từ Adam và Eva về sau, chứ không thể áp dụng đối với Chúa.

Hai, câu hỏi của cháu mang tính chất suy luận logic. Vậy thử suy nghĩ xem câu hỏi của cháu có logic không nhé.

Theo toán học và lý thuyết tiên đề (Axiomatics), bất kỳ một hệ logic nào cũng phải xây dựng trên một Hệ Tiên đề. Thí dụ: Hình học Euclid (hình học học sinh học ở nhà trường) dựa trên 5 tiên đề do Euclid nêu lên (sau này Hilbert nêu lên 20 tiên đề).

Trong các tiên đề đó, Tiên đề 5 có vẻ như có thể chứng minh được. Trong vòng hơn 20 thế kỷ, kể từ khi Euclid nêu lên Tiên đề 5, rất nhiều nhà toán học tài giỏi bậc nhất đã lao vào chứng minh Tiên đề 5, nhưng đều…………….. THẤT BẠI! Mãi tới thế kỷ 19, ba nhà toán học là Karl Gauss, Janos Bolyai và Lobachevsky mới đồng thời nêu lên kết luận rằng Tiên đề 5 không thể chứng minh được, mà thực sự là một tiên đề, nhân loại phải thừa nhận nó, và đừng nên mất thì giờ chứng minh nó nữa. Từ đó 3 nhà toán học này đồng thời khám phá ra một thứ hình học mới, trái ngược với hình học Euclid, được gọi là Hình học Phi-Euclid, được lịch sử coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất của nhân loại. Từ đó nhà toán học Bernhard Riemann tổng kết và khái quát hóa hình học thành một lý thuyết về không gian trong đó hình học Euclid được coi như một trường hợp đặc biệt của Hình học Phi-Euclid với độ cong bằng 0, và Albert Eisntein đã sử dụng hình học Riemann làm cái khung vật chất cho Thuyêt Tương đối Tổng quát của ông.

Câu chuyện dài dòng của bác ở trên chỉ nhằm nhấn mạnh một kết luận cực kỳ quan trọng:

Không thể chứng minh, giải thích, hoặc chất vấn một tiên đề, hoặc một hệ tiên đề của một hệ logic. Chúng ta chỉ có thể dùng trực giác để thừa nhận (để tin) vào một hệ tiên đề mà thôi. Niềm tin đó sẽ chịu thử thách bởi thực tế cuộc sống. Nếu nó dẫn tới những hệ quả trái với thực tế thì niềm tin đó sẽ bị bác bỏ, nếu phù hợp thì nó sẽ tồn tại.

Con người vốn có khát vọng giải thích được mọi thứ, nhưng đó là một khát vọng không tưởng. Ngay từ thế kỷ 17, Blaise Pascal đã thảo luận rất kỹ về điều này. Một lần nữa, cháu hãy đọc bài “LỬA của PASCAL (PASCAL’s FIRE) đã dẫn ở trên để thấy rõ Pascal đã dạy chúng ta như thế nào về tính hạn chế của lý lẽ logic (logic có giới hạn, rất nhiều câu hỏi trong thực tế nằm ngoài phạm vi và khả năng của logic).

Tuy nhiên bao nhiêu lời khuyên của Pascal vẫn không đủ để làm cho các nhà khoa học hiểu được cái gì là có thể và cái gì là không thể. Vì thế đến thế kỷ 20 người ta vẫn lao vào nhiều lý thuyết ngông cuồng muốn trả lời được mọi câu hỏi. Phải đợi đến Định lý Bất toàn của Gödel thì con người mới bắt đầu tỉnh ngộ hơn một chút. Định lý này gửi một thông điệp rõ ràng và dứt khoát tới khoa học: “To explain everything is impossible” (Giải thích mọi thứ là bất khả), như chính Gödel tuyên bố.

Câu hỏi của cháu nằm trong cái bất khả đó. Tại sao?

sự hiện hữu của Chúa, tức Đấng Sáng Tạo ra sự sống, và sáng tạo ra toàn bộ vũ trụ, là một Tiên đề, chứ không phải một định lý. Giới vô thần không chấp nhận tiên đề này. Đó là việc của họ. Họ đòi hỏi chứng minh sự hiện hữu của Chúa. Có nghĩa là họ không hiểu gì những điều Pascal hay Gödel nói. Có nghĩa là họ dốt.

Tóm lại, không thể đặt câu hỏi chất vấn cái gì tạo ra Đấng Sáng tạo. Bản thân câu hỏi này là vô lý, là phi logic, vì nó không tuân thủ khái niệm Hệ Tiên đề trong khoa học logic và toán học.

Trong khi đó, giống như Euclid bằng trực giác tin vào sự đúng đắn của Tiên đề 5, rất nhiều người cũng bằng trực giác tin vào sự hiện hữu của Đấng Sáng tạo. Những người ấy là ai? Đó là:

Albert Einstein, Werner Heisenberg, Kurt Godel, Lord Kelvin, Louis Pasteur, Gregor Mendel, Lev Tolstoy, Isaac Newton, Galileio Galilei, Blaise Pascal, Johan Sebastian Bach,…… toàn những nhân vật vĩ đại nhất của mọi thời đại, danh sách này có thể kéo dài bất tận.

Câu hỏi của cháu cho thấy ít nhiều cháu đã chịu ảnh hưởng của tư duy logic. Nhưng vì chưa hiểu rõ khái niệm logic nên cháu và rất nhiều người vẫn đặt câu hỏi chất vấn một tiên đề, giống như nhân loại đã chất vấn Tiên đề 5, để sau hơn 2000 năm mới biết là…. dại dột!

Vậy thay vì chất vấn như thế, cháu hãy dùng TRỰC GIÁC để cảm nhận sự hiện hữu của Thượng Đế. Blaise Pascal, một trong những nhân vật lỗi lạc nhất của mọi thời đại, nói: “C’est le coeur qui sent Dieu, et non la raison” (Chính trái tim cảm nhận sự hiện hữu của Chúa chứ không phải lý lẽ logic). Tùy theo trực giác của mỗi người, mức độ cảm nhận khác nhau. Bác thường cảm nhận sự hiện hữu của Chúa một cách gián tiếp thông qua những kỳ quan do Chúa tạo ra. Chẳng hạn, thông qua âm nhạc của Johann Sebastian Bach. Thí dụ hãy nghe bản “Jesu, Joy of Man’s Desiring” (videos ở đầu bài và cuối bài). Ôi tuyệt vời lắm. Tuyệt vời đến nỗi có lúc bác tưởng như đang lạc vào Thiên đường. Mà có lẽ không phải là lạc vào đó, dường như lúc ấy ta đang thực sự sống ở Thiên đường vậy! Và lúc ấy ta tin chắc rằng Chúa đã ứng vào linh hồn của Bach mà soạn ra những nét nhạc thiêng liêng kỳ diệu tuyệt mỹ đó. Con người bình thường không thể sáng tạo ra những kỳ quan như thế. Không chỉ có một, mà có hàng trăm hàng vạn hàng triệu hàng tỷ kỳ quan như thế. Bản thân mỗi chúng ta là một kỳ quan. Có cỗ máy nào phức tạp và kỳ diệu như con người chúng ta không? Càng hiểu sinh học, càng kinh ngạc trước sự phức tạp và kỳ diệu của con người. Có cỗ máy nào có linh hồn biết tư duy và biết cảm xúc như chúng ta không? Mà chẳng cần nói đến con người, cứ quan sát loài vật cũng thấy chúng quá kỳ diệu rồi. Hãy quan sát các loài cá dưới biển sâu. Một thế giới huyền ảo, lạ lùng, đa dạng, phong phú, có hàng trăm loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm kỳ lạ khác nhau. Cơ chế tiến hóa đơn giản do ông Darwin tưởng tượng ra, cái gọi là chọn lọc tự nhiên, một sự chọn lọc dựa trên những đột biến ngẫu nhiên, tức là những biến đổi mù quáng, vô mục đích, hoàn toàn có tính chất may rủi, mà lại có thể tạo ra những điều kỳ lạ như phép lạ như thế ư? Thật là vớ vẩn, đó là một loại chuyện thần thoại tầm thường nhất mà bác từng biết. Chỉ có những người ngây thơ hoặc những người đã bị tẩy não thì mới có thể tin rằng chim từ bò sát mà ra, rằng cá voi xuất thân là động vật có vú trên cạn nhưng chán đất liền, tìm nước để sống… Những chuyện bịa đặt hoàn toàn vô bằng chứng như vậy mà đánh lừa được cả thế giới. Tất nhiên, nó đánh vào cái NGU của đám đông mà Albert Einstein đã vô cùng thất vọng nói toạc ra.

Thà tin như cháu, rằng sinh vật đã được thiết kế theo một nguyên lý nào đó từ trước còn dễ hơn gấp trăm vạn triệu lần so với những niềm tin bịa đặt 100% của ông Darwin. Xét cho cùng thì người ta khác nhau ở chỗ sau đây cháu ạ:

“Có hai cách để sống: bạn có thể sống như thể chẳng có cái gì là phép mầu; hoặc bạn có thể sống như thể mọi thứ đều là phép mầu / There are two ways to live: you can live as if nothing is a miracle; you can live as if everything is a miracle” (Albert Einstein).

Giới vô thân thuộc loại một. Loại hai gồm rất nhiều nhà khoa học bậc nhất, có thể kể ra hàng đống ví dụ. Bác thích nhất câu nói của Louis Pasteur:

“Càng nghiên cứu tự nhiên tôi càng kinh ngạc trước những công trình của Đấng Sáng tạo / The more I study Nature, the more I stand amazed at the work of the Creator”

Những người như Pasteur không bao giờ dại dột đặt câu hỏi ai sáng tạo ra Đấng Sáng tạo, bởi vì Đấng Sáng tạo vượt ra ngoài và vượt lên trên mọi câu hỏi logic của con người, cháu ạ.

Cám ơn cháu lần nữa, vì đã tạo cảm hứng để bác viết bài trả lời này.

PVHg, Sydney 19/09/2016

 

61 thoughts on “Who created the Creator? Ai tạo ra Đấng Sáng tạo?

    • Bac Pham Viet Hung oi, anh that tuyet voi, doc cac bai viet cua anh that giong nhu duoc nhieu phan giac ngo vay. Cam on anh rat nhieu. Toi da share mot so bai tren FB cua toi, co y kien cua nguoi ban nuoc ngoai muon xin ban dich cua cac bai viet do. Anh co ban dich sang tieng Anh cua tat ca bai viet khong a? Xin chia se de nhung nguoi ban doc tieng Anh co the tim hieu su that qua cach trinh bay thong tin rat chinh xac va de hieu cua anh.

      Đã thích bởi 1 người

      • Bạn Diệp Nguyễn thân mến,
        Cám ơn bạn rất nhiều vì sự chia sẻ. Nói chung các bài của tôi không có bản dịch tiếng Anh, trừ một bài nhan đề “Possible & Impossible”, nguyên bản tiếng Anh đã đăng trên một tạp chí của Úc năm 1999, và cũng đã được dịch ra tiếng Việt, công bố trên PVHg’s Home.
        Đối tượng chủ yếu tôi muốn chia sẻ là độc giả Việt ngữ. Thực ra cũng có một số người đề nghị tôi công bố những bài báo của mình bằng Anh ngữ. Thậm chí có một số độc giả ở nước ngoài comment bằng Anh ngữ. Tôi đoán những người này là người Việt ở nước ngoài, sử dụng Việt ngữ chưa thành thạo. Thậm chí có một số người Anh ngữ hoàn toàn, những có thể biết tiếng Việt, nên vẫn vào đọc và comment. Hoặc họ chỉ đọc Abstract ở đầu bài và muốn biết nội dung chi tiết của bài. Vì thế tôi sẽ cố gắng bổ sung phần Anh ngữ cho bài viết, để có thể chia sẻ với một cộng đồng rộng rãi hơn. Một lần nữa cám ơn bạn. PVHg

        Thích

  1. Thưa chú Hưng,

    Cháu rất thích câu nói mà chú nhiều lần trích dẫn: “Có hai cách để sống: bạn có thể sống như thể chẳng có cái gì là phép mầu; hoặc bạn có thể sống như thể mọi thứ đều là phép mầu” – một câu nói thật chí lý của một thiên tài. Cháu thấy câu nói này có ý nghĩa gần tương tự như lập luận đặt cược về sự tồn tại hay không tồn tại một đấng sáng tạo của nhà toán học Pascal, không biết cháu nghĩ vậy có đúng không (?). Trước đây, khi đọc một cuốn sách có nói về lập luận này, cháu thực sự không hiểu, nhưng sau khi đọc các bài viết liên quan của chú, cháu đã dần hiểu (chú Hưng đã giải thích nhiều điều một cách rất rõ ràng, dễ hiểu). Và cháu cảm nhận được rằng, quả thực mọi thứ trên đời đều là phép mầu cả. Cảm ơn chú!

    Đã thích bởi 1 người

  2. Người Việt Nam nào cũng biết Danh xưng Ông Trời là chỉ Đấng Tối Cao. Và trong tiếng Việt không hề có một từ nào, một Danh xưng nào dành cho một nhân vật, một vị thần nào cao hơn ông Trời. Như vậy, người Việt Nam chúng ta đã công nhận Ông Trời hay Đức Chúa Trời là hằng có hằng còn, không cần ai sinh ra Ngài

    Ngay trong toán học số học đã có thể làm chứng Đức Chúa Trời là Đấng hiện hữu đầu tiên, trước Ngài không có ai. Đó chính là số 1
    Không cần là nhà toán học, chỉ cần ta biết số học 1, 2, 3 4….. là đủ chứng minh. Tôi hỏi bạn, trước số 3 là số mấy? Rất dễ. Đó là số 2. Thế trước số 2 là số mấy? Cũng quá dễ cho chúng ta vì đó là số 1. Và bây giờ trước số 1 là số mấy? Tôi chắc chắn bạn sẽ trả lời ngay là số 0. Số 0 là số mấy? Số 0 là không số. Vậy còn trước số 0 là gì? Trước số 0 là âm số, chẳng còn giá trị hay ý nghĩa nào nữa cả. Nếu nói 1 sinh ra từ 0 thì vô lý vì không có gì sinh ra từ hư không cả. Vậy thì ta có thể thừa nhận rằng số 1 đã sẵn có, hằng có, số 1 là uncaused. Rất đơn giản !
    Đức Chúa Trời là số 1. Do đó, trước Đức Chúa Trời không còn ai cả, và nếu không có Đức Chúa Trời số 1, thì tất cả chỉ là số 0, dù có thêm bao nhiêu số 0 nữa cũng vẫn chỉ là số 0. Điều này thật có ý nghĩa biết bao nhiêu cho mỗi người chúng ta. Nếu không có Đức Chúa Trời, thì đời sống chúng ta thật sự vô nghĩa, tất cả việc chúng ta làm là những con số 0. Nhưng nếu đặt Đức Chúa Trời là con số 1 trong đời sống của mình thì đời sống sẽ ý nghĩa biết bao, càng thêm số 0 càng giá trị.

    Những người vô thần hỏi Ai tạo ra Chúa là những kẻ rất dại dột. Hơn nữa, câu hỏi của họ cũng là câu hỏi thừa thãi vì nếu Chúa còn do ai tạo ra thì chúng ta sẽ còn phải truy tầm lên mãi mãi nữa, không bao giờ hết. Điều đó là bất khả. Còn nếu họ thật sự tin Chúa thì hãy dùng trực giác, dùng trái tim để cảm nhận chứ không thể dùng tư duy logic được.

    Một tiến sĩ tên là Bill Hybels cũng đã dẫn giải: “ Nếu một người tin rằng thế giới tự tiến hóa thành, không do Đấng Tạo Hóa nào sáng tạo thì người đó phải duy trì lập trường tin rằng sự hỗn loạn tạo ra trật tự, vô sinh tạo ra hữu sinh, vô cơ tạo ra hữu cơ, may rủi tạo ra trí thông minh, tình cờ tạo ra mục đích, phi nhân tính tạo ra các kiểu mẫu. Nói như thế chẳng khác nào thừa nhận một hậu quả (phức tạp, sống động, thông minh, có nhân cách) lớn hơn nguyên nhân của chính nó (vô trật tự, không có sự sống, tình cờ, may rủi). Như thế chẳng khác nào thần thánh hóa tự nhiên tôn lên ngang hàng Đấng Tạo Hóa. Chúng ta hãy tưởng tượng đến tất cả các thiên hà, các ngôi sao, tất cả các hành tinh, cả thái dương hệ trong đó có quả đất chúng ta và tất cả vũ trụ. Rồi ta hãy vẽ một vòng tròn chung quanh tất cả mọi thứ nói trên, không để sót một vật nào dù là nhỏ nhất. Bây giờ mọi sự trong vũ trụ đều nằm trong cái vòng tròn này. Mọi vật trong vòng tròn này đều tùy thuộc vào một vật khác để hiện hữu và mọi vật bên trong vòng tròn này đang dần dần tàn phai, già cỗi, hư hoại, suy thoái. Đây là sự kiện không ai chối cãi được. Bây giờ câu hỏi quan trọng là, “Ai đã làm cho vạn vật tùy thuộc lẫn nhau để sống còn?”. Và câu hỏi thứ hai, “Ai đã làm cho vạn vật suy thoái dần?”. Câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi này chỉ nằm ở một trong hai chỗ mà thôi. Nguyên nhân đầu tiên của mọi vật phải nằm hoặc là bên trong hoặc là bên ngoài vòng tròn nói trên. Không có một lựa chọn nào khác. Vậy sự giải thích nào là hợp lý nhất? Nguyên nhân đó không thể nằm bên trong vòng tròn, nhưng chắc chắn phải nằm bên ngoài vòng tròn. Nếu có một ai đó nằm bên ngoài vòng tròn, thì theo định nghĩa Đấng ấy phải không tùy thuộc, không do ai dựng nên, tự hiện hữu và hoàn toàn độc lập. Nói một cách khác Đấng ấy phải là vĩnh cửu, vô hạn và toàn năng. Những đặc tính đó là định nghĩa về Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa Tối Thượng.”

    Thêm nữa, một nhà bác học tên là Duclaux cũng đã phát biểu rằng: “ Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có quy luật, thì sự xuất hiện ấy nó kỳ dị như hòn đá tự bò lên sườn núi. ”

    Tóm lại, vũ trụ, sự sống, tất cả các loài động vật, thực vật, bao gồm con người đều là cả một PHÉP MÀU, một TÁC PHẨM tuyệt diệu của Đấng Tạo Hóa. Chúng ta hãy biết ngưỡng mộ, kính phục và không quên cảm tạ Ngài.

    Thích

      • I. Kitô Giáo có luân hồi?

        Vậy Kitô giáo có tin vào luân hồi hay không? Những người chủ trương tin vào luân hồi dựa vào đoạn văn Kinh Thánh sau đây để minh chứng rằng có luân hồi là đoạn văn nói về tiên tri Êlia.

        ” Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông rằng: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy.” Các môn đệ hỏi Người rằng: “Vậy sao các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước? ” Người đáp: “Ông Êlia phải đến để chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.” Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả.
        (Mt 17, 9-13 hoặc Mc 9,9-13)

        Trong đoạn văn này nhiều người dựa vào đó để khẳng định rằng Đức Giêsu nhắc tới sự luân hồi cách gián tiếp nhưng đó là ý niệm thuộc về chức năng. Đối với Thánh Kinh, Êlia tượng trưng cho các ngôn sứ. Vì thế, ở đây, Gioan phải chu toàn chức vụ ngôn sức của mình như chính cha cậu đã loan báo về vai trò ngôn sức của mình”
        Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên. (Lc 1, 76-77)
        Hay như đoạn khác khi Đức Giê-su nói với ông Nicôđêmô về việc tái sinh – sinh lại

        Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Dothái. Ông đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy.” Đức Giêsu trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.” Ông Nicôđêmô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao? ” Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”
        Ông Nicôđêmô hỏi Người: “Làm sao những chuyện ấy có thể xảy ra được? ” Đức Giêsu đáp: “Ông là bậc thầy trong dân Ítraen, mà lại không biết những chuyện ấy! Thật, tôi bảo thật ông: chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được? ” Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. (Ga 3, 1-15)
        Ở đây phải hiểu rằng tái sinh chính là cuộc hoán cải nội tâm và tin vào Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa đã sai đến. Một cuộc đổi mới trong Chúa Thánh Thần với cuộc sống hiện tại chứ không phải chờ đợi sau khi chết mới tái sinh và tái sinh lần hồi qua nhiều kiếp khác nhau. Ngày nay, mỗi khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và trong đêm vọng Phục Sinh, Kitô hữu vẫn được nhắc lại điều này.

        Như thế, phải khẳng định rằng, giáo và tín hữu Kitô giáo không tin có luân hồi vì Đức Giêsu – Con Thiên Chúa làm người – đã chết và Phục sinh không phải là để tiếp tục luân hồi và sẽ chết nhưng là sống vĩnh viễn trong vinh hiển của Người. Và tới lượt chúng ta, chúng ta cũng sẽ sống lại với trọn vẹn xác hồn một cách cá nhân để lãnh nhận thiên đàng hay hỏa ngục hoặc tình trạng thanh luyện tạm thời. Chính vì được dìm vào trong cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu chúng ta cũng sẽ được phục sinh với người. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta.

        Niềm tin và hy vọng của chúng ta đặt nơi Đức Kitô, Đấng đã chết và chỉ chết một lần duy nhất và phục sinh vinh hiển để tiêu diệt thần chết. Đức Giêsu dạy ta giới luật yêu thương, nơi đó mỗi người sẽ đền trả công bằng về những gì mình đã gây ra. Song, tự thân chúng ta không khi nào đền trả cho hết nhưng chính Thiên Chúa tình yêu đã đền bù cho chúng ta các sung mãn trong Đức Kitô. Về phần ta, ta được mời gọi nên trọn lành, không phải bằng phương tiện của những cuộc luân hồi nhưng với tất cả những giới hạn của mình trong cõi nhân sinh độc nhất vô nhị. Chúng ta được cứu độ và giải thoát do bởi ân sủng của Thiên Chúa dành cho. Ân sủng lớn nhất mà con người lãnh nhận được là Thiên Chúa đã tự trao ban chính mình cho con người để ai tin vào con của Người thì được sống và sống muôn đời.

        Thiên Chúa tự trao ban chính mình cho con người để con hiểu rõ mình là ai. Kitô nói tới thiên đàng hỏa ngục không phải là để ta sợ nhưng là một thái độ rất trọng thị con người, từng con người. Kitô giáo trọng từng con người với tất cả những gì là của nó, dính tới nó bởi ngay cả cái thân xác tan biến một mai sau cái chết, Thiên Chúa Cha đã dựng nên nó, Chúa con đã mang lấy nó vào mình, cứu chuộc nó và đưa vè Thiên Quốc, Chúa Thánh thần thánh hóa và biến nó trở thành nhà của Người. Thế đó, mọi sự đều có giá trị và ý nghĩa. Không có gì dính đến con người mà vô nghĩa. Vô nghĩa hay không là chính việc ta nhìn nhận mà thôi.

        Tựu trung, Đức tin Kitô giáo không có luân hồi và mỗi người chỉ sống một kiếp duy nhất và chỉ có một đích đến là hạnh phúc vĩnh cửu – là chính Thiên Chúa. Chính vì như thế, Kitô sống hết mình và có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại và thấy mỗi ngày, mỗi giây phút đời mình như là cơ hội cuối cùng để sống và sống yêu thương trong cõi đời này. Đó là lý do thúc đầy Kitô sống đức ái và khẩn trương thi hành đức ái cách cẩn mật và mau lẹ như là cơ hội cuối cùng của cuộc sống trần thế. Đó cũng chính là lý do mà Kitô không có làm từ thiện nhưng là thực thi đức ái. Tất cả mọi việc xuất phát từ lòng yêu thương vì tới giờ phút sau cùng Chúa sẽ không hỏi ta sống như thế nào nhưng hỏi những người anh em ngươi đâu. Chúng ta sống là sống với, sống cùng, sống cho và sống vì nhau thì chúng ta cũng nên thánh như thế. Tất cả mọi người không ai bị loại trừ ra ngoài và tất cả đều dính bén đến người tín hữu Kitô. Họ sống và yêu thương vì trải nghiệm tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình. Sống cách an nhiên tự tại không vì phải sợ phạt hay vì phần thưởng nhưng đơn giản là làm chứng và chia sẻ niềm vui yêu thương mà Thiên Chúa đã dành cho hầu mọi người cũng được chung hưởng niềm vui ấy.

        Thích

    • thiên đường của Chúa chính là các tầng trời của Phật Giáo đó bạn, và bạn phải thực hành đức hạnh + tín nguyện nào đấy để được sau khi chết tái sinh lên cõi ấy. Khác mỗi cái là Phật giáo có quan điểm nhiều cõi (nhiều thiên đường), và đời sống ở các cõi không phải là mãi mãi

      Đã thích bởi 1 người

    • thuyết luân hồi hoàn toàn ko mâu thuẫn với thiên chúa giáo bạn nhé. với thiên chúa giáo đức chúa trời chỉ nhắc tới satan và nước của chúa. đó là 2 cõi trời và địa ngục. chúa nói ” phúc cho ai ko thấy mà tin “” ai tin chúa thì sẽ đc đức chúa trời che trở và được về với nước của người. trong kinh phật thì chia các cõi rành rọt hơn. 3 cõi : trung giới , thượng giới và hạ giới, ba cõi này lại chia nhỏ ra các ngục, không gian, kiếp nghiệp khác nhau ,một số sách lại phân theo tiêu chí là : dục giới, sắc giới, vô sắc giới. ví dụ cõi dục giới : . Cõi của năm loài có dục vọng cùng ở chung lộn với nhau (Ngũ thú tạp cư địa). Năm loài này là: Trời cõi Dục, Người, Địa-ngục, Ngạ-quỉ, Súc-sinh. Nói cách khác, đây tức là cõi Dục, một trong ba cõi đã đề cập ở trước.
      LUÂN HỒI LÀ GÌ ? hẳn bạn thường nhìn thấy chiếc bánh xe! có van bơm hơi ! ta hãy lấy van là điểm đầu của khởi thủy. thì cứ hết một vòng vạn của xe lại tiếp xúc với mặt đất !!!! con người luân hồi cũng vậy. cứ hết 1 sự sống lại trở về trung giới để cbi tái sinh cho kiếp mới…..( các đấng giáo chủ đc phái xuống như chúa giesu, đức phật, tiên tri …tùy vào các thời kì , địa lý các vùng khác nhau mà có cách truyền giáo khác nhau ví dụ : văn hóa châu âu du mục – chăn nuôi mà dạy họ ăn chay thì ko thể khả thi, phật giáo đc truyền ở phương đông vì nơi đây trồng ngũ cốc đồ ăn thanh tịnh nên đức phật truyên bá đc là vì thế ) khi nào chúng ta toàn năng đủ các tính chất sẽ tiến lên kiếp sống mới cao hơn, cũng có thể tụt lùi với tiến hóa khi sa vào các cám dỗ mà đánh mất đức tin vào chúa !!!!
      p/s: nói về đề tài các đấng giáo chủ rất dài ! nếu bạn thắc mắc cứ đặt câu hỏi gửi vô mail : dangdodaiquang@gmail.com nhé thanks bạn đã đọc comment

      Thích

      • Mình không muốn làm bạn buồn lòng nhưng đứng trước Chúa mình không thể nói dối để chiều lòng bạn được, giáo lí về luân hồi của nhà phật hoàn toàn không tương thích với các đạo của Đấng Ki tô bạn nhé. Ai mà nói không mâu thuẫn là tự dối lòng, dối Chúa rồi bạn ạ. Bạn có thể tìm trên GG, các Mục sư bên mình đều nói thẳng như vậy cả. Mình xin lỗi.

        Thích

  3. Bác kính mến !,

    Mấy ngày nay cháu không check email, hôm nay cháu vào check và thấy bài viết của bác trả lời cho câu hỏi của cháu. Cháu quá bất ngờ và rất xúc động. Bác đã dành quá nhiều thời gian, tâm sức cho câu hỏi của cháu, còn gì quý hơn điều đó. Thực sự, cháu cảm ơn bác rất nhiều.

    Vâng, đọc xong bài trả lời của bác, cháu đã tự trách mình sao khờ khạo quá, không sớm nhận ra The Creator là một Tiền đề. Nhưng mặt khác, cháu lại thấy nhờ sự khờ dại đó, mà cháu mới có được bài trả lời súc tích, rõ ràng, đầy hữu ích của bác. Cháu tin rằng, nhờ bài trả lời của bác, mà những ai còn thắc mắc như cháu sẽ sáng ra, mọi suy nghĩ cũng sẽ trở nên thông suốt hơn. Cháu thường hay bị stuck tại những vấn đề mà tư duy logic không thể trả lời, để rồi từ đó, cứ như cái vòng luẩn quẩn, không thoát ra được để có một kết luận rõ ràng. Nhưng giờ đây, cháu đã biết mình nên sử dụng tư duy logic trong những trường hợp nào, nên dùng trực giác, cảm nhận trong trường hợp nào.

    Đúng như bác nói, cháu bị ảnh hưởng bởi tư duy logic, vốn là tư duy chính dùng trong công việc của cháu, nhưng cháu lại khá mù mờ về khoa học logic :). Cảm ơn bác đã nhắc nhở cháu, cháu sẽ cố gắng tìm hiểu rõ hơn về khoa học này. Nhưng cháu cũng thật may mắn vì từ khi cháu còn nhỏ, đã có niềm tin lớn lao vào thượng đế – cháu vẫn gọi là ƠN TRÊN, vào nhân quả, vào sự hiện diện của ngài ở mọi nơi vì thế cháu vẫn thường nói chuyện với ngài và cháu cảm nhận được sự phản hồi từ ngài. Ví dụ: khi cháu đặt ra những câu hỏi trong phần bình luận bài viết của bác, cháu thực sự mong mỏi được bác trả lời để làm sáng tỏ những khúc mắc trong cháu, và bác đã cảm nhận được sự chân thành của cháu, đã viết cho cháu cả một bài trả lời. Như thế có thể nói: những gì từ trái tim sẽ đi đến trái tim, và Thượng đế đã làm điều đó và đó là sự phản hồi rõ ràng từ ngài.

    Một lần nữa, cháu xin cảm ơn bác, cháu chỉ mới đọc bài viết của bác mấy tháng gần đây, có thời gian cháu sẽ đọc những bài viết trước đó của bác. Mong bác sẽ có nhiều hơn nữa những bài viết như thế này. Thực sự là một nguồn tài liệu quý giá.

    Chúc bác luôn khỏe mạnh, đời sống bình an !

    Cháu,
    Hiền

    Thích

  4. Mình thấy câu trả lời của bài viết trên chưa thỏa đáng. Hi vọng không bị chặn bài phản hồi này chỉ vì nó có ý kiến trái chiều.

    Phần Một thì mình nghĩ niềm tin dựa vào trực giác chỉ là một phần trong các nền tảng của niềm tin, ngoài nó ra còn có kinh nghiệm, “thực tế”(theo kiểu thế nào vốn thế nấy hay truism), logic, khoa học..v…v.. Niềm tin dựa vào trực giác không có gì sai nhưng chưa đủ, vì thường thì nó đi kèm với các yếu tố nhận thức khác nữa.

    Phần Hai có nhiều điểm không ổn.
    – Logic theo nghĩa chung là tính thống nhất, chặt chẽ trong lý lẽ hay tranh luận, câu phát biểu, mệnh đề…v.v. Logic có ở nhiều mảng/lĩnh vực như logic hình thức/phi hình thức, logic biểu trưng chứ không chỉ logic trong toán học. Câu hỏi về Đấng sáng tạo ở đầu đề có vẻ phù hợp với logic hình thức hơn là logic toán học, vì toán học không nghiên cứu về Chúa trời hay Đấng sáng tạo. Cần phải khoanh vùng rõ phạm vi xem xét và phân tích để tránh bị lan man sang những lĩnh vực ngoài kiểm soát, và dễ bị rơi vào ngụy biện trong vô thức.

    – Tuy nhiên sử dụng một số hệ quả trong logic toán học cũng không có gì sai, chỉ là nó có vẻ không có vẻ thuyết phục lắm trong trường hợp này. Cụ thể là trong hệ logic thì nó được xây dựng dựa trên tiên đề – là thứ người ta chấp nhận ban đầu chứ không chứng minh, nhưng những hệ quả rút ra được từ tiên đề thì phải cần chứng minh để chắc chắn hệ quả, định lý đó là đứng đắn, không bị trật đường ray. Logic cần phải có trong quá trình chứng minh này để đảm bảo tính chặt chẽ của nó. Nhưng vấn đề là câu hỏi “Nếu Đấng Sáng tạo sáng tạo ra mọi thứ thì ai sáng tạo ra Đấng Sáng tạo?” có phải là một tiên đề hay không, hay khái niệm về ĐST/Thiên Chúa có được mặc định coi là đúng không? Giả sử cứ cho nó là một thứ “truism” như coi việc trời nắng mưa là bình thường thì phải có các hệ quả tương quan có thể suy ra từ Chúa trời/ĐST. Tuy nhiên trên thực tế thì lại có rất ít các hệ quả hay quá mơ hồ về nó như vậy. Cho nên việc hỏi ai/cái gì tạo ra ĐST vẫn hợp logic chứ không có gì là vô lý hay ngu dốt vì “không biết dùng trực giác” hay “chấp nhận tiên đề” vậy. Nó là việc hoàn toàn bình thường của tư duy phản biện.

    – Nếu chấp nhận ĐST tồn tại là mặc định đúng thì cũng phải chấp nhận các suy luận logic từ các thuộc tính của ĐST, và cả các khái niệm tương tự nữa. Ví dụ nếu cho rằng ĐST yêu thương con người thì cũng có nghĩa là ĐST thù ghét nhân loại. Một người yêu được thì cũng phải ghét được, có lúc ghét thì phải có lúc yêu. Nếu cho rằng ĐST là thứ toàn năng, đặc biệt, không phải con người… thì lại chả có lý gì lại suy ra ĐST yêu thương con người được, vì yêu thương là thuộc tính của con người. Nói cách khác đã coi ĐST phi thường/khác con người thì không thể gán nhân cách được. Nếu chấp nhận ĐST tồn tại mà không cần bằng chứng quan sát được thì cũng có nghĩa là chấp nhận bất cứ khái niệm nào có các thuộc tính tương tự như ĐST, mà ai cũng có thể tự gán các thuộc tính cá nhân mà không cần quan tâm tới tính phổ quát.

    – Cái này ai cũng dễ thấy rồi nhưng cũng cần lưu ý, việc sử dụng người nổi tiếng, có ảnh hưởng để tăng trọng lượng cho quan niệm cá nhân là không nên, vì nó dễ rơi vào ngụy biện thẩm quyền. Nếu cách này được chấp nhận rộng rãi thì bất cứ cái gì cũng đúng, miễn là nó có cái gì đó có vẻ “liên quan” tới người nổi tiếng.

    Thích

    • Trả lời bạn Xiangke,
      Cám ơn bạn vì tinh thần thảo luận nghiêm túc. Đó là lý do tôi đăng ý kiến của bạn, để bạn yên tâm rằng mọi người đã đọc ý kiến của bạn. Tuy nhiên, tôi sẽ không tiếp tục đăng những ý kiến tương tự, vì đăng thì phải tranh luận (nếu trái chiều), mà tôi thì không có thì giờ để tranh luận.
      Về ý kiến của bạn, tôi thấy bạn không hiểu trực giác là gì, và càng không hiểu Đấng Sáng tạo là gì. Nhưng tôi không thể phân tích thêm, vì tôi không có thì giờ, mong bạn thứ lỗi. PVHg

      Thích

      • Tôi đánh giá cao việc đăng ý kiến vì tinh thần thảo luận học thuật nghiêm túc của bạn.

        Vậy theo bạn thế nào là trực giác? Theo bài viết ở đầu đề thì tôi dựa vào khái niệm trực giác trong tâm lý học của Carl Jung: là một chức năng nhận thức dùng để tiếp nhận thông tin. Theo Jung thì chức năng nhận thức phân làm hai loại: loại tiếp nhận thông tin gồm có trực giác và giác quan, loại phán quyết thông tin gồm có lý trí và tình cảm. Một quan niệm phổ biến sai lầm thường thấy về trực giác là hay đánh đồng với cảm xúc, tình cảm… Vì hai khái niệm này có nhiều điểm chung bên ngoài na ná nhau: như đều mơ hồ, không rõ ràng, và liên kết thông tin một cách có vẻ đặc biệt. Và thường thì giác quan và lí trí cũng hay bị đánh đồng như vậy, cũng có những đặc điểm na ná như khuôn mẫu, máy móc, cứng nhắc… Tất nhiên đó là ngộ nhận. Các trường phái tâm lý học mới như của Jung đã giúp nó được sáng tỏ hơn, như là một người sử dụng trực giác thì hoàn toàn có thể sử dụng hoặc lý trí hoặc tình cảm. Đặc biệt là ai cũng có đầy đủ cả bốn chức năng trên, chỉ là sử dụng chúng với mức độ hiệu quả khác nhau(như người mạnh về tình cảm thì sẽ yếu về lí trí và ngược lại, mạnh về trực giác thì yếu về giác quan).

        Đấng sáng tạo ở bài viết trên tôi nghĩ hoặc là đề cập tới Creator trong triết học thần học Tây phương nói chung, hoặc là trong God trong các tôn giáo hữu thần lớn như Công giáo. Hi vọng không phải là trường hợp hai, vì thế thì không có gì để bàn nhiều. Nếu không phải thì mong bạn chỉ giáo.

        Tôi nghĩ tranh luận để sáng tỏ vấn đề thôi chứ không có ý công kích gì hay đại loại như vậy, có lẽ bạn nhạy cảm quá rồi. Mục đích của tôi đơn giản là tranh luận trên tinh thần cầu thị, với tư duy phản biện và thái độ tôn trọng các bên chứ không có động cơ gì sâu xa. Tuy nhiên nếu bài viết đầu đề là dạng truyền giáo chứ không phải học thuật nghiêm túc tôi cũng đồng ý là tranh luận nên dừng ở bài viết này là hợp lý. Có điều cá nhân tôi thì thất vọng nếu đọc một bài viết có vẻ học thuật mà lại chỉ là truyền giáo.

        Đã thích bởi 1 người

      • Bạn Xiangke,
        Tôi thông cảm với bạn. Vì logic không thể giúp bạn hiểu sự thật. Chỉ có trưc giác mới giúp ta tìm kiếm sự thật. Nhưng qua những gì bạn viết, tôi thấy trực giác của bạn không được sáng tỏ, vì bạn bị cái mớ logic mà bạn tưởng là đắt giá nó che lấp ánh sáng. Đạt được sự chứng ngộ khó lắm. Không được mặc khải thì tối tăm lắm. Không ai giúp bạn được đâu. Bạn hãy tự giúp mình nhé. Bạn hãy tìm những trang khác thích hợp với bạn nhé. Trang PVHg’s Home không thích hợp với bạn, tôi rất tiếc. Tôi và độc giả đã hiểu rõ bạn muốn nói gì rồi. Bạn yên tâm. Nhưng tôi không có thì giờ thảo luận thêm, mong bạn thứ lỗi. PVHg

        Thích

      • xin chúc mừng những người ngoan đạo. Chúa tạo ra các bạn thì đương nhiên các bạn là con của chúa. Còn tôi thì không biêt chúa là ai, chúa sinh ra từ đâu, chúa sinh ra khi nào và trước thời điểm chúa sinh ra vũ trụ có những gì?

        Thích

  5. Về phần bạn xiangke. Tôi thấy thế này:
    1/ Tôi đồng ý với bạn hỏi câu hỏi ” Ai tạo ra Chúa ” là bình thường. Nhưng chỉ bình thường đối với những ai có tinh thần cầu tiến, biết đặt câu hỏi về thế giới xung quanh và muốn tiếp cận Lẽ Thật. Giống như một đứa trẻ mới lớn đặt câu hỏi về thế giới xung quanh vậy
    Còn đối với những người nhiều chữ nghĩa, thừa khả năng tiếp thu những điều mới mẻ và thừa khả năng lắng nghe. Nhưng lại bất chấp sự thật, bất chấp thực tế, kém trực giác rồi hỏi câu hỏi đó thì không bình thường chút nào cả. Tôi đã thấy rất nhiều người vô thần hỏi câu hỏi đó rồi, và có giải thích kiểu gì với họ thì cũng bằng thừa thôi. Người có nhiều chữ nghĩa dùng logic để chất vấn ” Ai tạo ra Chúa ” tưởng như hay ho và khôn ngoan lắm nhưng thực ra là rất dại dột đấy

    2/ Vì sao bạn cho rằng trích dẫn câu nói của người nổi tiếng là không nên ? Hay là bạn sợ sự thật ? Vấn đề không phải đó có là người nổi tiếng hay không mà là câu nói đó có giá trị hay không có giá trị. Chứ việc gì bạn phải quan tâm tới thẩm quyền của người ta làm gì. Giống như tôi nói 1 + 1 = 2 với một đứa bạn mà nó không tin thì tôi có nói các nhà khoa học đã chứng minh như vậy thì nó cũng đâu có tin

    3/ Trang mạng của bác Hưng không phải là trang web truyền giáo nhé. Nếu truyền giáo thì đã khác hoàn toàn rồi. Tôi nghĩ chắc bạn không hiểu thế nào là sự giàu khoa học và giàu tri thức
    Thêm nữa là bạn cũng nhầm rồi. Creator và God là một đấy chứ, vì cả 2 đều nói đến Đấng Chủ Thể sáng tạo ra vũ trụ và vạn vật, muôn loài. Có vẻ như bạn không nhìn vào bản chất vấn đề nên mới cho là riêng biệt như vậy.

    Tóm lại, tôi thấy những ý kiến của bạn đang có xu hướng gây nhiễu. Bác Hưng tốt hơn không nên mất thì giờ với những ý kiến đó

    Đã thích bởi 1 người

  6. Đọc bình luận của các bạn trong bài này, cho phép cháu bầy tỏ vài điều ạ:
    Với tôi, biết đến trang báo của chú Hưng là một điều may mắn, ghé thăm nhà chú mà có bài viết mới thì như vừa nhận được quà vậy, lúc rảnh rỗi đọc các bài cũ thì vô cùng thú vị. Nhưng với giới hạn hiểu biết của mình, chắc chắn sẽ có những điều tôi chưa thể hiểu hết được.
    Như mọi người đều thấy, đây là trang báo cá nhân của chú, với những suy nghĩ chân thực của chú (“my true thinking”), mỗi người khi ghé thăm sẽ tìm được hoặc không tìm được những thứ mình cần/những thứ mình thấy đồng điệu, đơn giản vậy thôi. Chú Hưng có một bài viết về việc tranh luận (“Trí giả không tranh biện”), độc giả nào đã đọc thì sẽ hiểu về vấn đề này.

    Thích

    • Thực sự thì câu hỏi ” Ai tạo ra Đấng Tạo Hóa ” đã là 1 câu hỏi sai rồi. Vì Chúa là Đấng Tạo Hóa mà Ngài còn bị lệ thuộc, Ngài còn được một thứ gì đó tạo ra nữa thì Ngài không phải là Đấng Tạo Hóa
      Vũ trụ, sự sống và con người chúng ta đều là loài thụ tạo. Thời gian và các quy luật vật lý, quy luật tự nhiên đều được Đấng Tạo Hóa đặt ra. Vậy thì Ngài không thể bị lệ thuộc vào chúng được. Ngài là đấng tự hữu, hằng hữu

      Con người chúng ta là hữu hạn. Vì thế, không thể dùng sự hữu hạn để đo lường cái vô hạn, cái mà không bị giới hạn được. Những người vô thần họ không biết dùng trực giác, không biết cảm nhận bằng trái tim, rồi họ dùng logic để chất vấn Đấng Siêu Nhiên không lệ thuộc vào logic thì như vậy thật là xuẩn ngốc

      Thích

      • Chào bạn Nguyễn Tiến Nam,

        Tôi cũng đọc nhiều bình luận của bạn và biết bạn là người rất trẻ, nhưng hiểu biết rộng, đặc biệt am hiểu sâu sắc về Đạo, bản thân tôi cũng học hỏi được nhiều điều từ bạn. Tôi là một người ngoại Đạo (đó là thực tế, chứ tôi không tự hào gì về điều này cả), nhưng thế giới quan của tôi đã có những thay đổi nhất định so với trước đây.

        Về những người không biết dùng trực giác, chỉ dùng suy luận logic để nhận biết hoặc chất vấn Đấng sáng tạo, dù sao cũng rất mong bạn có sự thông cảm. Trong một số bài viết của mình, mặc dù phê phán, nhưng chú Hưng cũng vẫn không ít lần bầy tỏ sự thông cảm với những người vô thần/ngoại đạo không có trực giác, hoặc trực giác kém. Tôi có đọc được ý này tại một trang mạng của một giáo phận, xin được mạn phép nêu lại, đại ý rằng: Những người có thể cảm nhận được sự hiện hữu của Chúa bằng trực giác nhạy bén là những người may mắn, nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Vì vậy mà những luận chứng (theo tôi hiểu là những lập luận logic, các kinh nghiệm …) về sự tồn tại của Đấng sáng tạo được dành cho những người ít may mắn này, như là một sự trợ giúp vậy.

        Thích

      • Thùy Linh thân mến,
        Cám ơn cháu rất nhiều vì những trao đổi rất chân thành.
        Người ngoại Đạo và trong Đạo thực ra đều là con của Chúa cả, nếu người ấy tin Chúa. Và theo chú biết, nhiều khi Chúa quan tâm và giúp đỡ người ngoại Đạo nhiều hơn đấy. Cháu có biết tại sao không? Đơn giản vì người trong Đạo được dạy dỗ lẽ thật đầy đủ rồi, phải sống theo lẽ thật ấy, nếu không sẽ bị coi là phạm tội. Còn người ngoại Đạo, Chúa muốn mặc khải, Chúa muốn đánh thức, nên Chúa quan tâm hơn. Thực tế, chú chứng kiến một số người ngoại Đạo được ơn rất nhiều. Hôm nay trong lễ nhà thờ, Cha chủ tế kể một câu chuyện Chúa chữa bệnh cho một nhóm người, đều lành bệnh cả. Nhưng chỉ có một người quay lại để tạ ơn Chúa, và người này là người ngoại Đạo, trong khi tất cả những người kia đều có Đạo. Chúa hỏi: “Những người kia đâu rồi?”. Thế đấy, người có Đạo có khi ứng xử không bằng người ngoại Đạo đâu cháu ạ. Chú tin rằng một người như cháu, bản chất trung thực, chân thành, nhân hậu, chắc chắn được Chúa thương đấy.
        Khi bạn Nam phê phán người vô thần, chú hiểu bạn ấy chỉ ám chỉ những người không tin có Chúa (Thượng đế), và do đó ngạo mạn, tự phụ, tự cho mình là giỏi, dám giải thích mọi sự, và cho rằng mình có thể giải thích được mọi thứ,..
        Cháu tin có Chúa, nhưng cháu chỉ bị vướng bận một chút về logic thôi. Điều đó rất dễ hiểu và thông cảm. Ai cũng thế. Có điều khi nghe một lời giải thích, người khôn thì nghe ra, người dại thì không nghe ra, vì bị cái định kiến trong đầu nó làm mờ con mắt, thật đáng tiếc.
        Cháu là người có trực giác nhạy bén đấy, vì chú thấy cháu rất nhạy cảm với những tư tưởng thâm thúy, sâu sắc. Mong cháu tham gia thảo luận nhiều nhé. Ý kiến của cháu rất bổ ích đấy.
        PVHg

        Đã thích bởi 1 người

      • Mình thật sự thấy may mắn vì đã tìm được trang này và đọc những điều bổ ích từ kiến thức của bác và các anh , các chị. Cho mình xin lỗi trước về câu hỏi mình sắp sửa hỏi, có thể là mới tìm hiểu nên chưa rõ nhiều nhưng không hiểu vì sao trong đầu lại hiện hữu ra cái thắc mắc này : “Vũ trụ, sự sống và con người chúng ta đều là loài thụ tạo” vậy tại sao ĐST lại tạo ra “những người ” có lối tư duy ngược lại ĐST vậy ạ???.

        Thích

  7. Bạn Thùy Linh
    Rất vui vì nhận được sự chia sẻ từ bạn. Tôi thực sự cũng rất thông cảm với những người vô thần/ngoại đạo không có trực giác, hoặc trực giác kém. Nhưng bạn thấy đấy, đôi khi nếu chúng ta không nói thẳng ra thì sẽ không thể làm thức tỉnh mọi người được, dù việc nói giảm nói tránh là cần thiết, và tôi cũng như bác Hưng đã rất tế nhị rồi

    Đúng là không phải ai cũng may mắn có được món quà ( trực giác ) mà Chúa ban tặng. Nhưng bạn biết không. Nhiều người vô thần họ đã đặt sẵn mục tiêu là chối bỏ Đấng Tạo Hóa rồi, họ thật vô cảm nên việc tranh luận với họ là không cần thiết. Rất nhiều người họ có thừa cơ hội nhận được món quà ấy nhưng họ lại từ chối chỉ vì họ không muốn thừa nhận sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, thì chẳng phải là rất Stupid hay sao. Như Voltaire đã nói đấy: ” Kẻ ngu lắm chữ còn ngu hơn kẻ ngu vô học “.

    Có 1 điều tôi cũng muốn bạn biết. Đó là trong khi khoa học đầy rẫy sai lầm như vậy ( điển hình là thuyết tiến hóa, toán học Hilbert, lý thuyết về mọi thứ ) thì sai lầm trong Đức Tin tôn giáo cũng là không thể tránh khỏi. Nhưng vì trang web này của bác Hưng không phải trang truyền giáo và cũng muốn giữ sự tế nhị nên tôi không thể nói ra hết ở đây. Tôi chỉ nói đại ý rằng sai lầm của con người đó là họ không thờ Creator mà lại đi thờ loài thụ tạo ( creatures), thờ đủ thần đất, thần sông, rồi thì thần núi, thần tài…Bạn thử nghĩ xem, giả sử như một người cho bạn chiếc bánh ăn khi bạn đói thì bạn phải cảm ơn người ấy chứ sao lại cảm ơn cái bánh được. Bạn hiểu chứ ? Chỉ có Chúa là Đấng duy nhất có thể ban phước họa cho con người thôi.
    Bên cạnh đó, con người làm rất nhiều hủ tục mê tín dị đoan như xem bói, xem tướng số, tử vi, xem ngày tốt/xấu, phong thủy, đốt vàng mã, lên đồng, gọi hồn,… Đó toàn là những việc không hề giúp ích được gì. Thay vì làm những việc ấy thì người ta đã có thể học hỏi, tu dưỡng đạo đức, cầu nguyện để mà nhận được sự ban phúc từ Chúa Trời rồi

    Không biết bạn có hay tìm hiểu về các hiện tượng UFO/Người ngoài hành tinh không ? Nếu có thì tôi thật lòng khuyên bạn hãy dừng lại đi, vì thực sự thì tất cả các hiện tượng ấy đều là dàn dựng, đều là âm mưu đen tối của thế lực xấu xa, đều nằm trong kế hoạch của ma quỷ. Nếu ai đã được Chúa mặc khải thì sẽ hiểu ngay thôi. Vì bạn là người ngoại đạo nên chắc tôi cũng không cần giải thích chi tiết, nhưng tôi chỉ nhắc bạn rằng tìm hiểu mấy thứ đó không hề giúp ích gì cho bạn, mà chỉ để giải trí.
    Tôi biết trong tương lai rất có thể NASA hoặc chính phủ nước nào đó sẽ công bố là có người ngoài hành tinh. Đến khi sự lừa đảo quá tài tình đến mức khiến số đông tin theo, mà những người như tôi không tin thì người ta sẽ bảo là tôi bị điên. Thật vậy đấy !

    Thích

    • Cảm ơn bạn Tiến Nam rất nhiều về những chia sẻ chân thành và rất thú vị này.
      Tôi hiểu ý của bạn. Về UFO/người ngoài hành tinh: tôi nghĩ, không chỉ giới khoa học mà người bình thường nói chung đều có mối quan tâm hay hiếu kỳ, nhưng tôi không dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Trước đây, tôi có tìm xem một vài tập của bộ phim khá đồ sộ “Người ngoài hành tinh cổ đại” (Ancient Aliens), chắc bạn cũng biết rõ, nhưng bộ phim bị lên án là giả khoa học, nên tôi cũng bỏ ngỏ đó. Mọi người đều biết là cho đến nay chưa có nguồn tin chính thống nào công bố về sự tồn tại của UFO/người ngoài hành tinh cả. Nhưng đúng như bạn nói, gần đây có nhiều thông tin cho rằng rất có thể trong tương lai gần Chính phủ Mỹ/Anh/ … sẽ công bố các vấn đề liên quan đến UFO/người ngoài hành tinh. Thực hư thế nào có lẽ thời gian sẽ có câu trả lời.

      Thích

      • Phải đấy, bạn Thùy Linh.
        Con người thật khờ khạo khi không biết cảm ơn tổ tiên chúng ta đã gây dựng nên bao công trình đồ sộ, vĩ đại mà lại đi gán cho người ngoài hành tinh, thờ lạy người ngoài hành tinh, rồi nghĩ ra cái thuyết nhảm nhí ” Ancient Alien “. Thậm chí họ còn cho rằng người ngoài hành tinh lai giống tạo ra người Trái Đất, truyền dạy tri thức, truyền tôn giáo cho chúng ta và họ còn nghĩ rằng Chúa chính là người ngoài hành tinh được con người thần thánh hóa lên. Thế mới gọi là sự ngu xuẩn của con người khi tìm đủ mọi lý do để chối bỏ Đấng Sáng Tạo, Đấng đã ban sự sống cho muôn loài

        Các nhà khoa học thì cứ sai lầm nối tiếp sai lầm khi mà tất cả các nghiên cứu về sự sống ở hành tinh khác đều dựa theo thuyết tiến hóa, abiogenesis nhảm nhí. Vì họ tin vào thuyết tiến hóa, tin vào thuyết sự sống hình thành tự phát bởi cơ hội, may rủi, cho nên họ tin rằng nhiều hành tinh khác cũng sẽ có đủ điều kiện giống như Trái Đất để mà sự sống có thể tự hình thành. Bạn có thấy mắc cười cho họ không ? Nếu thật sự Chúa chỉ ban cho duy nhất Trái Đất có sự sống thì cuộc tìm kiếm của các nhà khoa học sẽ mãi đi vào ngõ cụt

        Ít nhất là người ngoài hành tinh đã chưa từng hiện hữu tại Trái Đất rồi, và du hành vũ trụ bằng UFO đến Trái Đất là hoàn toàn phản khoa học. Có trang blog của 1 người tôi cũng muốn bạn xem:
        http://ufo-connguoi-thuongde.blogspot.com/2012/12/loi-noi-au.html?m=1
        Bạn có thể đọc luôn phần 2 và phần 4 trong đó phân tích rất rõ ràng. Về mặt khoa học đã cho thấy là người ngoài hành tinh chưa từng đến Trái Đất và cũng không thể du hành đến được
        Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì có thể gõ google ” ancient alien debunk ” để thấy rõ sự thật

        Thêm nữa là Chúa đã tạo ra con người chúng ta theo hình ảnh của Ngài. Giả sử có sự sống ngoài hành tinh thì họ sẽ có hình dáng thế nào? Liệu họ có sống trong tội lỗi như chúng ta và có được Chúa Jesus cứu rỗi không ? Tóm lại thì tôi không biết và cũng không chắc chắn điều gì. Kinh Thánh cũng không đề cập gì đến. Chúa nói sao và Chúa đã mặc khải điều gì thì chúng ta cứ biết vậy thôi.

        Đã thích bởi 1 người

  8. Chú Hưng kính mến,
    Cháu cảm ơn chú rất nhiều về những chia sẻ quý báu này ạ. Cháu rất cảm động khi chú cho cháu biết rằng: Chúa quan tâm và giúp đỡ người ngoại Đạo nhiều hơn. Với cháu, có lẽ điều tâm đắc nhất, mà cũng gần gũi đời thường nhất mà cháu lĩnh giáo được từ những thông điệp của chú đó là: tình yêu thương, xúc cảm trước cái đẹp, đạo đức, văn hóa sống mới là những thứ làm nên giá trị đích thực của con người.

    Thích

  9. Chào chú Hưng,

    Nằm trong chuỗi những câu hỏi thuần logic kiểu vậy. Con xin đưa ra điều trăn trở này của con. Mong chú có ý tứ gì xin chia sẻ cho sự ngu muội của con để lòng con được tỏ hơn. Con xin gửi đến chú trăn trở ấy dưới một đoạn viết của con.

    * Con cũng đã và đang thâu lượm một vài ý tứ về câu trả lời cho câu hỏi của con. Nhưng gửi đến chú để mong nhận được nhiều chia sẻ và đồng cảm hơn.
    * Con xin chắc rằng, đức tin của con là không thay đổi, nhưng như một kẻ ngu muội muốn được tỏ lòng, con muốn mọi ngóc ngách trong con đều được Chúa khuất phục để thuộc về Ngài hoàn toàn…Và câu hỏi mà con trăn trở được đặt ra không phải sự ngạo mạn hay khước từ hồng ân của Thiên Chúa, nhưng nó được đặt ra dựa trên sự sợ hãi của chính con về lửa hỏa ngục không hề tắt..
    * Trăn trở ấy của con là: Nếu tự do được xem như món quà quá đỗi cao quý thiêng liêng, thì đỉnh cao của sự tự do ấy, con có được quyền lựa chọn sự tồn tại của mình hay không?

    ———

    Với tôi, hiện giờ, Kinh Thánh chính là cuốn sách có giá trị bậc nhất đối với của con người. Lời của Chúa ẩn trong những câu từ, lối viết tưởng chừng như rất rõ ràng và đơn nhất, nhưng mỗi lần đọc lại, suy ngẫm nhiều hơn, tôi lại thấy có nhiều điều dường như rất mới.

    Rất nhiều lần khi đọc Kinh Thánh, tôi cảm thấy Lời quá sức hiểu biết và chịu đựng của bản thân tôi. Tôi dùng từ “chịu đựng” là vì những lần như vậy, tôi thấy tâm hồn mình vô cùng nặng nề. Những lúc ấy tôi thường nghĩ đến câu nói của Chúa Jessus trong sách Giăng “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi”.

    Nhưng đôi khi tôi cảm thấy mình có thể nắm bắt được những ý tưởng hoàn toàn mới, thấy như được tường tận hơn bội phần. Điển như, một đoạn Kinh Thánh gần đây tôi hay lưu tâm nằm trong sách Sáng Thế. Đó chính là đoạn ông Abraham chất vất Thiên Chúa về việc Ngài sẽ hủy diệt thành Sodom. Tôi suy ngẫm về đoạn ấy rất nhiều. Tôi suy tư cả về câu từ lẫn cung cách mà cuộc đối thoại ấy được diễn ra. Nhiều khi tôi đặt mình trong vai của Abraham, nhiều khi tôi cố hình dung tôi ở những lời thoại của Thiên Chúa…

    ** Điều mà tôi đoan chắc rằng, Thiên Chúa là Đấng nhân từ và công bình. Nếu ngay đến chúng ta là kẻ tội lỗi mà còn biết tha thứ, nhân từ với những người xung quanh khi họ biết ăn năn, hối cải hay cả khi họ đang sa lầy tội lỗi, thì bạn biết đó, Thiên Chúa của chúng ta còn hơn thế gấp vô cùng. Nếu ngay đến chúng ta còn cảm như phẫn nộ khi lẽ công bình (theo cách của chúng ta) không được thực thi, thì Thiên Chúa còn hơn thế nữa… Tôi dẫn dụ như thế, để bạn biết rằng, Thiên Chúa và những điều thuộc về Người sẽ thỏa mãn được bạn trong ngày sau hết. Thỏa mãn được cả những khái niệm tưởng như như mâu thuẫn, nhập nhằng với nhau như: Sự công bình, Sự thưởng phạt, và tình yêu thương vô cùng… Thiên Chúa sẽ khuất phục được bạn.

    ** Thứ tiếp mà tôi có thể khẳng định, là Thiên Chúa rất kiên nhẫn với những chất vất và những khao khát, suy tư tìm kiếm Ngài ở nơi con người bạn. Ngài biết bạn bé nhỏ ra sao, yếu đuối ra sao, lý trí như thế nào… Ngài biết cả. Ngài biết cả những trăn trở và bế tắt trong con người bạn. Như một đứa bé con mới lớn, tò mò hỏi cha mẹ chúng về thế giới, thì cung cách của Ngài cũng như vậy. Ngài sẽ giải đáp cho bạn, dẫn bạn đi nếu bạn thực lòng tìm kiếm ở Ngài. Vì vậy đừng sợ hãi khi trong lòng bạn chất vất về Ngài, hãy nghĩ đến sự kiên nhẫn của Ngài với Abraham, bạn sẽ tìm thấy được chính mình trong hoàn cảnh đó.

    Phần trên nom dài vậy, nhưng để như mở màn một câu chuyện khác mà tôi muốn viết hôm nay. Ý niệm thứ hai mà tôi vừa trình bầy ở trên, là để một lần nữa làm vơi đi mặc cảm vô ơn và tội lỗi khi tôi sắp sửa nêu chất vất của mình ra đây. Tôi không đang ở thời cựu ước như Abraham, lại càng càng không có cái diễm phúc được nói chuyện với Thiên Chúa như ông ngày xưa. Vả chăng, thân tôi chẳng đáng một chút mọn gì để đủ lấy tư cách là đặt câu hỏi nữa là… Nhưng tôi đây – với tấm lòng chân thật và khao khát muốn được Thiên Chúa chinh phục, xin được giải bày những điều chất chứa trong lòng như khi tôi thấy Ngài vừa ghé ngang qua nhà tôi đây.

    Lạy Chúa con, Lạy Thiên Chúa của con. Con chẳng đến từ buổi sơ khai mà ở đó con có thể nói chuyện được với Adam hay Eva – những đứa con đầu tiên của Chúa. Con cũng chẳng gần Chúa được như Abraham hay các tổ phụ. Nhưng Lạy Chúa, đây là những điều con có thể biết được. Rằng từ khởi đầu tạo dựng, há chẳng phải quyền TỰ DO chính là món quà cao quý thiêng liêng nhất mà Ngài đã trao nó cho con sao? Chẳng phải chính TỰ DO mới đem lại SỰ HOÀN HẢO cho con với tư cách một loài thụ tạo được dựng nên như hình ảnh của Ngài sao? Cũng chính TỰ DO mới đem SỰ HOÀN HẢO trong tình yêu và sự vâng phục của con với Ngài còn gì? Vả, cũng chính TỰ DO mới là cơ sở HOÀN HẢO để đánh giá thiên hướng Chân-Thiện-Mỹ tồn tại con đây sao? Ôi, Lạy Chúa, tất cả những điều con có thể thốt ra thì rằng TỰ DO là món quá quá lớn, quá đẹp đẽ, quá thiêng liêng mà Ngài đã quá hào phóng và yêu thương vô cùng mà trao nó cho con.

    Nhưng Chúa ơi, con đây là loài thụ tạo, nào có quyền dám hỏi lại Chúa lý do tại sao Chúa lại ban cho con nhiều quá đỗi. Nhưng xin, cũng vì tình yêu đã có nơi Ngài, xin lắng nghe con một lần thôi.

    Chúa ơi, cũng chính vì TỰ DO mà con đây phải nhọc lòng biết bao. Giả như con không sở hữu viên kim cương đắt giá ấy, thì con nào có đáng chi cho loài rắn độc điếm xỉa? Để mãi mãi thuộc về vườn Eden, để chẳng hề có hỏa ngục hay tội lỗi, để chẳng có đau khổ, giết chóc xảy ra… Chúa ơi, cũng vì TỰ DO mà con đây mỗi lần nâng lên hay đặt xuống bất cứ điều gì, đều nhọc lòng biết bao nhiêu để không lỗi phạm đến Chúa, để không gánh phải sự thưởng phạt nơi lẽ Thánh Khiết của Ngài.

    Lạy Chúa, con đây nào biết về Ngài được bao nhiêu, nhưng xin vì trái tim con đây đang chảy trong lòng nó dòng máu tình yêu của Ngài, xin được chia sẻ cùng nỗi buồn với Chúa.

    ** Ngài đã đau khổ biết bao nhiêu khi bị loài người phản bội. Con biết phần nào chứ Chúa ơi. Đời sống của con đây, mỗi một tình yêu mà con trao đi cho ai đó, mà chẳng nhận được gì thì còn gì hụt hẫng hơn? Sự trọn vẹn mà con trao đi cuối cùng đổi lấy một sự phản bội, thì còn đau thương nào hơn?
    ** Nhưng nỗi đau nào có dừng ở đó. Mỗi khi con đưa mắt hướng về Canve nơi Chúa Jessus đã chịu khổ hình thập giá vì chúng con thì con quỳ lạy đau đớn, mong mỏi giá như con có thể bớt đi một tội, để bớt đi một vết thương nơi Người.. Nhưng Lạy Thiên Chúa của con, con nghĩ về nỗi đau của Chúa Jessus bao nhiêu, thì con càng nghĩ về cõi lòng tan nát của Ngài bấy nhiêu. Chúng con đã quên đi một nỗi đau khác, đó là nỗi đau của một người Cha hy sinh đứa con duy nhất, đứa con trọn lành và đẹp lòng Ngài nhất để chuộc lấy một đám người, mà chúng chẳng hề xứng đáng để được chuộc lại, chẳng đáng để được nhận lấy sự hy sinh to lớn đến thế. Lạy Thiên Chúa của con, con biết khi Jessus kêu lên “Cha ơi, sao Cha bỏ rơi con? ” thì con biết cõi lòng Ngài tan nát biết bao nhiêu. Còn nhớ khi Abraham dâng đứa con trai của ông lên làm lễ tế, thì Ngài đã kịp ngăn ông lại. Vì lạy Thiên Chúa là Đấng giàu lòng nhân từ, lại còn không biết nỗi đau đớn mất con của một người cha sao?

    Chúa ơi loài người đầy phản trắc và tàn độc thế nào, thì Ngài còn chẳng rõ hơn con sao? Con đây thống khổ và bế tắt thể nào, Ngài còn không tường tận sao? Nhưng con cũng tự biết rằng, ngay cả Chúa là Đấng trọn lành và đầy yêu thương mà loài người còn đối xử với Ngài như vậy, thì há gì đến con – kẻ tội lỗi và bất toàn. Nghĩ như vậy, nên Chúa ơi, mỗi một phản trắc mà con nhận được, thì con chẳng hề gay gắt nữa. Mỗi một đau khổ đến với con cũng chính là mỗi lúc con nhìn về sự đau buốt của Ngài ẩn dưới sự tức giận khôn nguôi của thuở ban đầu ấy và cõi lòng tan nát của Ngài khi nhìn xuống đồi Canve, để lấy đó cùng hòa làm một với Ngài.

    Cũng chính vì TỰ DO Chúa ơi.

    Con càng cảm kích và trân quý món quà TỰ DO ấy bao nhiêu, thì con càng căm ghét nó bấy nhiêu. Con càng căm ghét bao nhiêu thì lại càng sợ hãi nó bấy nhiêu. Và vì con biết, con sẽ không bao giờ mất đi mà chỉ thuộc về Thiên Đàng hay Hỏa Ngục trong ngày sau rốt, nên con càng kinh hãi bấy nhiêu Chúa ơi. Nỗi sợ hãi ấy lấn át con hơn mọi thứ, nên đôi khi con muốn từ bỏ cả chính mình, như con chưa hề được sinh ra và tồn tại. Xin Chúa đừng giận, con biết mọi điều Ngài tạo nên là tốt lành. Vả chăng, Ngài đã chẳng ban chính Con Một của Ngài làm giá chuộc, để nếu con tin vào đó, thì chẳng hề hư mất còn gì? Nhưng Chúa ơi, cũng vì TỰ DO là một viên ngọc quý mà ma quỷ chẳng để con yên. Đôi khi bằng sự ngu muội của mình, con ước giá như con chẳng hề có TỰ DO, để mỗi việc con làm chẳng hề phạm đến Chúa, chẳng gây ra đau thương, giết chóc, thống khổ…trên trần gian này. Con đây ngu muội, còn chưa cảm nhận hết sự đẹp đẽ của TỰ DO, thì lại nỗi sợ hãi lửa đời đời đã ập xuống. Chúa ơi, cái giá của TỰ DO con không chịu nỗi.

    Đến đây, xin Chúa đừng giận, vì dầu con là kẻ hèn mọn và vì con quá sợ hãi lửa Hỏa ngục, xin được Chúa thỏa lòng của con. Lạy Chúa, nếu TỰ DO là món quà cao quý nhất, nếu con đây chẳng hề biết con là cái có trước hay chính TỰ DO là cái có trước, xin thưa với Chúa điều con băn khoăn, liệu đỉnh cao của quyền TỰ DO đó, con có được chọn lựa quyền được sinh ra hay không, quyền được tồn tại hay không?

    Xin đừng chấp tội con.

    ——-

    Thích

    • Bạn Anna Đỗ
      Tôi cũng hiểu ý bạn. Ai trong chúng ta cũng đều đã biết rằng Chúa ban cho con người ý chí tự do. Ngài không dựng nên loài người để vâng phục Ngài như cái máy. Ngài đã cho loài người quyền tự do lựa chọn giữa Thiện và Ác, giữa vâng phục hoặc không vâng phục Ngài. Nên Ngài đã đặt cây biết điều Thiện và Ác, rồi phó mặc cho con rắn Satan hoành hành để thử thách con người.
      Vậy, phải chăng bạn thắc mắc rằng tại sao Chúa ban cho chúng ta TỰ DO để rồi chúng ta gây ra bao lỗi lầm, chống nghịch Ngài, dẫn đến bao khổ đau, nỗi buồn ? Và bạn ước rằng Chúa không ban cho chúng ta sự TỰ DO ấy để chúng ta không phải chịu đau khổ, không biết gì đến ma quỷ, và mãi phục vụ Chúa theo bản năng ?
      Không, bạn ơi ! Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã quên đi một chi tiết quan trọng đó là sau khi ăn trái cấm thì Adam và Eva đã không xin lỗi Chúa, mà còn đổ lỗi cho nhau. Adam thì đổ cho Eva rủ mình cùng ăn ( quy trách nhiệm cho Chúa rằng Chúa đã dựng nên người nữ không tốt ), còn Eva thì đổ cho con rắn lừa gạt mình.
      Tôi mới tình cờ tìm được một bài viết rất có ý nghĩa của tác giả tên là Miura Ayako. Bà ấy là một cơ đốc nhân người Nhật Bản, từng viết rất nhiều tiểu thuyết. Tôi không biết bản gốc của bài viết này ở đâu, nhưng có lẽ đây là bản dịch của bài viết. Xin được chia sẻ với bạn Anna Đỗ:
      http://meaningofourlife.blogspot.com/2011/01/aam-va-eva.html?m=0

      Tôi cũng có thắc mắc tương tự như bạn. Và sau khi đọc xong bài đó thì tôi như đã hiểu tường tận hết thảy và như được giải tỏa.
      Bạn thử nghĩ xem. Nếu Adam và Eva biết điều Thiện/Ác thì tại sao ông bà không thành khẩn xin lỗi Chúa mà lại vẫn cứng cổ, không chịu nhận lỗi. Giả sử 2 ông bà mà biết xin lỗi Chúa thì chẳng phải Đấng Nhân Từ ấy đã tha thứ cho họ rồi sao. Vậy thì tức là tổ phụ của chúng ta đã sử dụng sai quyền TỰ DO mà Chúa ban tặng. Chứ không phải vì Chúa đã cho họ quyền TỰ DO để họ phạm tội. Bạn có thấy con người chúng ta hiện nay rất hay đặt cái ” tôi ” lên trên cái ” ta ” không ? Bạn có thấy nhiều người trong chúng ta rất hay đổ lỗi tại Trời, đổ lỗi cho người khác mà không chịu nhìn nhận lại bản thân mình không ? Lời ” xin lỗi ” hiện nay có giá ” rất đắt ” đúng không ? Chắc bạn đã hiểu rồi đấy.

      Cháu cũng muốn bác Hưng hãy đăng bài đó lên trang nhà để mọi người có thể cùng đọc và suy ngẫm

      Đã thích bởi 1 người

    • Anna Đỗ thân mến,
      Tâm sự của Anna là một câu hỏi LỚN đối với tất cả những ai biết suy nghĩ và thích suy nghĩ, đặc biệt về các vấn đề tôn giáo và ý nghĩa đích thực của cuộc sống, về thân phận của con người…
      Đứng trước câu hỏi lớn này, tất cả chúng ta đều BÌNH ĐẲNG. Chú không dám nghĩ mình hiểu biết hơn cháu để đưa ra một câu trả lời, mà chỉ dám chia sẻ với cháu những suy nghĩ cá nhân về những vấn đề mà câu hỏi của cháu ĐỤNG CHẠM tới mà thôi. Tại sao vậy?
      Vì nhận thức của chúng ta là bất toàn, không đầy đủ. Không bao giờ chúng ta hiểu đầy đủ những lẽ huyền vi của trời đất, trừ phi chúng ta được Chúa chọn và mặc khải.
      Với những gì chú biết, Chúa ban cho loài người 3 ĐẶC ÂN:
      1/ Trí tuệ
      2/ Tình yêu
      3/ Tự do ─ quyền tự do lựa chọn.
      Đặc ân thứ nhất giúp cho chúng ta hơn hẳn và khác hẳn loài vật, không chỉ vì chúng ta sáng tạo ra bao nhiêu điều kỳ diệu mà loài vật không làm được, mà đặc biệt ở chỗ chúng ta ý thức được sự hiện hữu của chính mình, nhận thức được ý nghĩa cuộc sống, và trên hết, nhận thức được sự hiện hữu của Đấng Sáng tạo ─ Đấng quan phòng tới cuộc sống của chúng ta và của muôn loài trên thế gian.
      Người vô thần hay hữu thần đều được ban đặc ân này, nhưng người vô thần dại dột từ chối Đấng đã sáng tạo ra họ. Họ tưởng họ khôn ngoan nhưng thực ra họ dại dột. Họ quan niệm sự sống chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên của vật chất, và do đó vô nghĩa, vô mục đích. Đó là một tổn thất vô cùng lớn về trí tuệ, không có tổn thất nào có thể sánh bằng.
      Chú đo trí tuệ con người không chỉ bằng những công việc cụ thể mà người đó làm được, mà đặc biệt vì những câu hỏi do người ấy đặt ra và giải quyết. Khả năng đặt câu hỏi chính là biểu hiện rõ nhất và cao nhất của trí tuệ. Nỗi ưu tư của cháu chính là một câu hỏi thuộc loại sâu sắc nhất và khó nhất để trả lời. Thực ra chỉ có Chúa mới có thể trả lời câu hỏi đó, vì Ngài là Đấng ban phát cho chúng ta những đặc ân nói trên, vì thế chỉ có Ngài mới biết rõ tại sao Ngài ban cho chúng ta những đặc ân đó.
      Đặt câu hỏi như cháu hỏi, rằng đặc ân TỰ DO dường như trở thành một thử thách quá lớn vượt sức người, thực ra là một dạng câu hỏi muốn “biết ý Chúa”, giống như Albert Einstein từng bộc lộ “I want to know God’s idea”. Ý chú muốn nói rằng đó là một câu hỏi rất khó, và nếu chú có nói gì bây giờ thì đó cũng chỉ là một tâm sự, một chia sẻ với cháu mà thôi, thay vì một câu trả lời rốt ráo.
      Đặc ân thứ hai, tình yêu, làm nên ý nghĩa căn bản của sự sống. Tư tưởng của thuyết tiến hóa của Darwin coi đấu tranh sinh tồn là động lực căn bản thúc đẩy sự tiến hóa là một tư tưởng trái ngược, đối lập 100% với tinh thần yêu thương của tôn giáo. Hệ quả của tư tưởng đấu tranh sinh tồn là những cuộc chiến tranh tương tàn, giết chóc thê thảm, và sự suy đồi đạo đức xã hội nghiêm trọng như ta đã và đang thấy. Ngược lại, tư tưởng yêu thương mà Chúa Jesus dạy chúng ta đem lại sự sống. Vì thế, khi ông Tô-ma (một môn đệ của Chúa Jesus) hỏi Chúa: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, thì làm sao chúng con biết đường?”, Chúa Jesus đáp: “Chính Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (I am the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through Me) (John 14:6). Những ai vốn có tinh thần yêu thương gia đình, kính yêu cha mẹ, sẽ rất dễ tiếp thu tư tưởng yêu thương của Chúa Jesus. Trong thực tế, một cuộc sống không có yêu thương là cuộc sống vô nghĩa. Loài vật cũng có yêu thương. Nhưng tình yêu thương của chúng thường dừng lại ở những cộng đồng nhất định, tùy theo từng loài, phạm vi yêu thương của chúng có những giới hạn không gian nhất định. Nhưng tình yêu thương của loài người, mà Chúa Jesus rao giảng cho chúng ta, là vô giới hạn. Tình yêu thương cao nhất là tình yêu thương đối với toàn nhân loại. Những bậc chí thánh có tình yêu thương này. Mẹ Theresa Calcutta là một tấm gương điển hình. Nhưng còn có một tình yêu lớn hơn nữa, đó là tình yêu với Thiên Chúa. Tình yêu này làm cho chúng ta ý thức được sự bé nhỏ và tầm thường của bản thân mình, ý thức được ý nghĩa thực sự của đời mình là phụng sự con người và phụng sự lý tưởng cao cả của Chúa. Đọc những tâm sự chia sẻ của Anna Đỗ, chú cảm động khi thấy cháu có một tình yêu tha thiết với Thiên Chúa, làm cho chú thoáng nghĩ đến hình ảnh dịu dàng của nữ thánh Thérese de Lisieux. Chú cũng từng thấy có những Soeurs ở tu viện có cái tình yêu tha thiết thiêng liêng đó. Chú rất ngưỡng mộ và khâm phục, vì đó chính là những tấm gương thánh có thật trong đời sống thô tạp ngày nay.
      Bây giờ chú mới đề cập đến đặc ân tự do, cái đặc ân kỳ diệu nhất và cũng khó hiểu nhất.
      Cách đây gần ba chục năm, trong một dịp chuyện trò với một soeur chuyên giảng dạy giáo lý, chú có thưa với soeur rằng việc Chúa sáng tạo ra con người cũng tương tự như chúng ta sáng tạo ra những chiếc computers, với phần cứng là thể xác, phần mềm là linh hồn. Soeur không bằng lòng với sự ví von đó, vì theo soeur, sự sáng tạo của Chúa kỳ diệu và vĩ đại gấp bội bội phần so với sáng tạo của con người. Chú cũng nhanh chóng nhận ra sự thô thiển trong cái ví von so sánh của mình, bởi vì con người, tức tác phẩm do Chúa sáng tạo, vượt xa chiếc computer chính là ở cái khả năng biết yêu thương, và đặc biệt, ở cái khả năng TỰ DO chọn lựa của nó. Nói đúng ra là computer không thể so sánh và không bao giờ có thể so sánh với con người, vì computer không có khả năng tự do chọn lựa. Nếu computer có khả năng tự do chọn lựa những đáp án nằm ngoài hệ tiên đề đã được áp đặt cho nó thì… NGUY! Tên lửa vũ trụ sẽ nổ, thế giới sẽ hỗn loạn.
      Đó cũng chính là cái nguy cơ mà đặc ân tự do lựa chọn có thể gây ra trong cuộc đời của một cá nhân hoặc của một xã hội. Và đó chính là bi kịch thực tế đã và đang xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử loài người. Loài người đã sử dụng cái đặc ân này nhiều lần để chống lại Chúa. Giống y như một đứa con trong gia đình được chiều chuộng đã phá phách và làm khổ cha mẹ nó. Loài người đã làm Chúa đau lòng nhiều lần lắm rồi, và nếu không thay đổi, sẽ đến ngày được phán xử mà thôi. Chúa, tức người Cha trên hết của chúng ta, là người cha không chỉ yêu thương con cái hết mực, mà còn nghiêm khắc đâu ra đấy. Sẽ đến lúc, mà có thể đã bắt đầu rồi, Ngài phán xử tội lỗi của loài người đâu ra đấy. Những ai muốn tìm hiểu điều này, xin hãy đọc Kinh Thánh. Không phải một chỗ, mà nhiều chỗ, rất nhiều chỗ, Kinh Thánh đề cập đến Ngày Sau Rốt, tức Ngày phán xử cuối cùng. Kẻ ác sẽ bị trừng trị. Người thiện sẽ được cứu. Nếu bạn không tin điều này, ấy là bạn đang sử dụng cái đặc ân tự do lựa chọn một cách dại dột mà thôi. Lý luận và sách vở, bằng cấp, các giải Nobel, giải Field,… không giúp chúng ta có lựa chọn đúng. Lựa chọn đúng hay sai phụ thuộc vào nhịp rung động của trái tim của mỗi người. Tôi có lựa chọn rất đơn giản, xuất phát từ niềm tin tuyệt đối vào Người Cha trên hết, đó là Chúa Jesus. Ngài nói: “Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy”. Tôi tin Thầy của tôi, tôi tin Thầy không bao giờ lừa dối tôi, đơn giản có thế thôi.
      Ai đó sẽ hỏi, vậy tại sao Chúa ban cho loài người cái đặc ân tự do lựa chọn để loài người hỗn láo tội lỗi làm gì, để rồi Chúa lại phải trừng phạt? Câu hỏi này có vẻ đúng, nếu Chúa không dạy bảo chúng ta từ trước. Nhưng Chúa đã dạy rồi. Đó là lời Chúa bảo Adam và Eva không được ăn Trái Cấm trong vườn địa đàng. Mọi bi kịch bắt đầu từ chỗ Adam không vâng lời, từ chỗ Adam sử dụng quyền tự do lựa chọn một cách dại dột.
      Tôi lại xin phép tạm ví von một cách khập khiễng: chúng ta sáng tạo ra computers. Chúng ta yêu nó đến mức ban cho nó hết phép lạ này đến phép lạ khác. Chúng ta muốn làm cho nó thông minh như con người thậm chí hơn con người. Nó đã chơi cờ thắng con người. Chúng ta đã và đang không ngừng nâng BẬC TỰ DO của computer lên (mặc dù nó vẫn bị ràng buộc bởi một hệ tiên đề cố định), và có nguy cơ computer sẽ phản lại chúng ta, đó là những robots chiến tranh. Tất nhiên, nếu con người đủ giỏi và đủ sáng suốt để biết điểm dừng thì sẽ đến ngày công nghệ computers bị phán xử bằng những luật lệ ràng buộc sao cho chúng không thể phản lại chúng ta. Nhưng xem ra con người quá dại dột để biết điểm dừng. Tuy nhiên Chúa thì KHÔNG! Ngài sẽ phán xử. Tôi tin chắc điều đó, vì Kinh Thánh đã tiên báo. Chúa Jesus đã tiên báo.
      Trở về với tâm sự của Anna Đỗ. Nỗi khắc khoải của cháu là nỗi khắc khoải của những người tin Chúa nhưng thất vọng với cách hành xử của con người ngày nay, nếu chú không hiểu lầm. Bản thân chú cũng có những khắc khoải như thế, và đó chính là lý do để chú viết những bài như trên trang nhà của chú đã thể hiện.
      Tại sao chú thích Định lý Bất toàn của Godel? Vì nó là lý lẽ khoa học bậc nhất cảnh cáo cái NGU của con người ─ cái ngu tự phụ mình khôn, mình giỏi, mình biết mọi sự, và do đó hỗn láo.
      Tại sao chú quyết liệt phê phán thuyết tiến hóa? Vì đó là một học thuyết phản khoa học và vô đạo, một học thuyết sử dụng quyền tự do lựa chọn một cách dại dột ─ nó đã lựa chọn một hệ tư tưởng sai lầm, đó là chủ nghĩa duy vật. Kurt Godel không chỉ là nhà toán học vĩ đại, nhà logic số 1 kể từ Aristotle,… mà còn là một nhà khai sáng trong thời đại hiện đại từ thế kỷ 20 đến nay khi ông tuyên bố dứt khoát: “Materialism is False!”.
      Toàn bộ tư tưởng của chú cũng nằm trong nỗi khắc khoải giống như cháu, nhưng chú không thắc mắc tại sao Chúa ban cho loài người quyền tự do lựa chọn, mà chú biết rằng khó có thể hiểu hết ý Chúa, vậy hãy sử dụng đặc ân Chúa cho để làm theo lời Chúa dạy, đi theo con đường Chúa Jesus đã chỉ cho chúng ta, bởi vì Jesus is the Way, the Truth and the Life.
      Cám ơn Anna Đỗ rất nhiều vì sự chia sẻ.
      PVHg

      Thích

    • Chào bạn Anna Do!
      Chúa ban cho con người quỳên tự do, nhưng theo Ngài thì bạn chỉ được tự do làm việc tốt với tấm lòng yêu thương vô vị lợi, chứ bạn không được tự do làm việc xấu. Bạn nên biết con người là loài thụ tạo, nên ta không quyết định được việc ta có nên tồn tại hay không tồn tại.
      Việc ta được sinh ra ở đời này là ơn vô cùng lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho ta. Kinh thánh cho thấy chính sự lạm dụng quyền tự do mà Adam và Eva đã phạm tội và dẫn tới sự hủy diệt. Tôi có sự chia sẻ về kinh nghiệm bản thân tôi với bạn nhé, có một giai đoạn khoảng 8 năm trời tôi không đi lễ nhà thờ (thực sự là tôi mất đức tin), rất nhiều biến cố xảy ra trong cuộc đời, rất dài dòng không tiện nói ra, và trong đó có một việc làm cho tôi vô cùng bi quan không có lối thoát, khi con người không còn lối thoát thì lúc đó ta mới nhớ đến Chúa và tôi đi lễ nhà thờ và tôi đã cầu nguyện với Đức Mẹ Maria và Mẹ đã nhậm lời tôi và cho tôi giải quyết được vấn đề, với nhiều người nếu tôi nói ra điều này thì họ nói đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng với kinh nghiệm bản thân, tôi tin qua Mẹ Maria, Chúa đã cứu giúp tôi. Tôi là người có đức tin rất yếu kém nên tôi luôn cầu nguyện Chúa ban cho tôi càng ngày càng có đức tin mạnh mẽ hơn, và tôi cũng rất mong bạn thêm cho tôi lời cầu nguyện, xin chân thành cảm ơn!

      Trân trọng chào bạn!

      Thích

  10. Con thực sự rất vui mừng khi tìm gặp được chú. Con vẫn luôn nghĩ về chú và những điều chú chia sẻ, là một trong những món quà mà Jessus đã gửi đến cho con khi Ngài thấy thời điểm là thích hợp (con chỉ mới biết trang của chú gần thôi ạ).

    Con không hiểu hết được ý nghĩa về mặt học thuật của Định lý Godel, nhưng ý nghĩ về mặt tư tưởng – như chú đã chia sẻ rất nhiều trong các bài viết, con đã đọc và cố gắng lĩnh hội phần nào.
    Khi con đặt câu hỏi này, con cũng rằng biết rằng chúng thuộc vào những câu hỏi mà nói như chú – vốn chẳng thể tìm ra được một câu trả lời rốt ráo.
    Theo con, câu hỏi mà con đặt ra thì có thể gói gọn trong một “tiền đề” rằng TÔI MUỐN LÀ HƯ KHÔNG/hư vô/không là gì cả. Thì như các phân tích và dẫn dụ của chú, bản thân nó đã mang tính “nghịch lý tự quy chiếu” rồi.
    Nên vậy, việc tìm câu trả lời, thì buộc phải đi khỏi không gian/phạm vi của cái tôi, của cái hư không đó… Mà điều đó, như chú đã nói – chỉ thuộc về Chúa mà thôi.

    Con cảm ơn chú vì đã một lần nữa nhắc nhở con “không thắc mắc tại sao Chúa ban cho loài người quyền tự do lựa chọn, mà nên biết rằng khó có thể hiểu hết ý Chúa, vậy hãy sử dụng đặc ân Chúa cho để làm theo lời Chúa dạy, đi theo con đường Chúa Jesus đã chỉ..”

    Con rất vui trong lòng khi chú đã quá hào phóng mà thoáng nghĩ đến con với hình ảnh dịu dàng của chị Thérese de Lisieux trong tình yêu của Chúa Jessus. Thực lòng, đó là một tâm hồn của một người nữ và một vị Thánh mà con cảm thấy gần gũi nhất trong lòng…

    Lần nữa, cảm ơn chú rất nhiều vì con thực sự rất thỏa lòng khi được chia sẻ cùng chú.

    Chúc chú Hưng bình an và nhiều niềm vui.

    Thích

  11. Chào bạn Anna, xin chia sẻ với bạn vài điểm.
    Chúng ta thường nhìn nhận một vấn đề không theo bản chất của sự việc nhưng theo bản chất của chính chúng ta.
    Chúng ta đã định nghĩa sai về sự Tự do, chúng ta định nghĩa cho mình sự tự do mà Chúa không định nghĩa cho chúng ta giống như vậy, chúng ta chạy theo và đòi hỏi những giá trị nằm ngoài quyền hạn của mình.Khi Chúng ta chạy ra ngoài ý chỉ của Chúa và chúng ta cho đó là tự do, đó chỉ là một lời nói dối. Chúng ta nhìn cuộc đời này qua một lăng kính bị bóp méo một cách khủng khiếp bởi vì tội lỗi.
    Trong Phúc âm John , Chúa Jesus đã nói về những người ĐÃ TIN Ngài như sau:

    “and you will know the truth, and the truth will set you free” (John 8:32)
    -“Các ngươi sẽ biế sự thật, sự thật sẽ cho các ngươi được tự do”
    Bản dịch truyền thống 1934 dịch câu này như sau”
    -“Các ngưới sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha cho các ngươi”
    Cả hai bản dịch đều đúng và đúng tinh thần của Chúa Chúa Jesus

    Tự do không có nghía là muốn làm gì thì làm , khi chúng ta làm những việc trong luật pháp Chúa, theo ý chỉ của Chúa, theo lương tâm mà Chúa đã đặt để cho chúng ta, chúng ta có được sự bình an trong lòng, và khi đó đó chúng ta được tự do và đó mới là sự tự do thật, bởi vì trong thực tế khi con người đòi hỏi sự tự do cho mình ngoài khuôn khổ luật pháp của Chúa thì con người lại trở thành nô lệ của nhiều thứ.
    Điều này có thể minh họa như trong một trận bóng đá, khi một người không màng luật lệ, muốn chơi sao thì chơi, muốn làm gì thì làm không màng đến người khác thì khi đó trọng tài đâu có buông tha cho anh ta, trọng tài đâu có để cho anh ta được tự do muốn làm gì thì làm.
    Chỉ khi nào anh ta tuân thủ theo luật của trận đấu, anh ta có thể tự do sử dụng chiến lược, chiến thuật trong khuôn khổ của luật trận đấu thì anh ta có thể tự do chạy khắp sân mà không bị thổi phạt, khi đó anh ta mới cống hiến cho mọi người một trận đấu hay, có giá trị.

    Tự do là tuân thủ luật pháp của Chúa, đó mới là tự do thật, và chúa Jesus chính là sự trọn vẹn của Luật pháp, khi Ngài phán rằng “ Ta đến không phải để phá bỏ luật pháp, mà để làm cho trọn vẹn luật pháp” (Matthew 5:17-19). Luật pháp của chúa Jesus chính là Bài Giảng Trên Núi- còn được gọi là luật pháp Nước Trời- Hiến chương Nước Trời, và người sống trong vương quốc của Chúa Jesus chính là những người hiểu được bản chất của tự do và có được sự tự do thật.

    Bạn có thể “ tự do” đi khắp nơi với lời nói dối, nhưng hãy nhớ không bao giờ bạn có thể quay đầu trở lại. Chúa không bao giờ lấy đi của chúng ta cái quyền mà Ngài chưa bao giờ ban cho chúng ta. Chúa đâu cho chúng ta quyền được ăn trái cây ở giữa vườn. Chúng ta đã bị phỉnh gạt khi cho rằng chúng ta có tự do nên chúng ta được quyền ăn trái cây đó. Khi một người nghĩ rằng tự dọ là được quyền làm bất cứ điều gì thì đó là lúc anh ta bị giam cầm dữ dội nhất. Tự do của con người là tương đối, ý chi của Chúa mới là tuyệt đối.

    Mark Twain nổi tiếng với câu nói “ Sự khác nhau giữa một từ đúng và một từ gần đúng cũng giống sự khác nhau giữa sấm chớp và một con đom đóm”
    Còn Orison Swett Marden đã nói “ Có một sự khác biệt vô cùng to lớn giữa sai một chút và chuẩn xác tuyệt đối, giữa khá tốt và tốt nhất, giữa sự tầm thường và đẳng cấp”

    Cho nên,hãy hết sức cẩn thận với những điều chỉ đúng một nửa, bạn sẽ gặp rắc rối với một nửa sai trái còn lại, chính trong Vườn Địa Đàng con rắn đã nói đúng một nửa đấy, nhưng một nửa còn lại là một lời nói dối,. Một lời nói dối không thể tự đúng một mình- nó cần những lời nói dối khác, nó cần chúng ta hợp tác để hoàn thành lời nói dối đó, và cuối cùng ta nhận ra lời nói dối đó là một lời hứa không bao giờ thành tưu.Không có cách nào đúng đăn để làm việc sai trái. Chúa thì không hứa, Ngài cam kết, và cuộc sống của chúng ta cũng là một lời cam kết với Chúa.Con đường hẹp, thẳng và có định hướng là con đường ít xảy ra tai nạn nhất.

    Thích

    • Cảm ơn anh Lâm đã gửi lời chia sẻ.

      Dựa vào sự hiểu biết (đúng đắn) trên nền tảng Kinh Thánh là một trong những cách tiếp cận mà em cũng rất mong nhận ý kiến từ anh.

      Điều đó, đôi lần không đem lại sự thỏa mãn trong việc cần một sự thấu cảm tận cùng vì phải cần có một Đức tin rất mạnh mẽ…
      Tuy vậy, sự hiểu biết Lẽ Thật dựa trên Kinh Thánh luôn đưa tất cả những truy vấn về đúng vị trí cần có và đúng đắn nhất, tránh để cho những suy tư rơi vào chỗ miên man, mờ mịt (không đáng có)…

      “Một nửa sự thật, không bao giờ là sự thật”

      Lần nữa, cảm ơn rất nhiều những chia sẻ của anh với riêng Anna Đỗ và với các độc giả của trang.

      Thích

      • Chia sẽ cùng bạn Anna Đỗ,

        Đạt Huê nhận xét lamhoangau nêu ra nhiều quan điểm cũng khá hay!

        Sự thật hiển nhiên không một ai sẻ biết điều thật là gì?

        Như bạn nói..
        “Một nửa sự thật, không bao giờ là sự thật”

        Nhưng đôi khi nó lại trái ngược một cách ngố ngẫn…
        “Một nửa sự dối, nó là một chân lý của sự thật”

        Khi ai rơi vào một cuộc “thách thức” để biết điều hư thực-thực hư thì mới nhận thấy một câu triết lý này luôn sống mãi theo thời gian, đó là “trong thiện có ác, trong ác có thiện”

        Trần gian là cõi thật khi ta biết được nhiều điều thật
        Phủ phàng thay điều thật ta cứ tưởng, nó vẫn luôn là thật.

        Thích

      • Chào bạn Đạt Huê,
        Cảm ơn đã gửi lời chia sẻ. Xin gửi bạn vài điều Anna Đỗ nghĩ.

        1. Đọc các bài viết của chú Hưng, thì ý kiến của anh Lâm là một trong những ý kiến Anna Đỗ rất quan tâm. Theo Anna, đó không hẳn là quan điểm của riêng anh ấy, mà đó chính là sự hiểu biết của anh về Kinh Thánh. Nên mỗi lần tìm đọc, Anna không cho nó là “quan điểm hay/không” mà hay nhìn nhận rằng đó là “sự hiểu biết đúng đắn/không”. (Không biết Đạt Huê có follow Chúa Jessus hay không?).

        2. Anna vẫn không hiểu ý của bạn lắm khi đề cập đến “Một nửa sự dối, nó là một chân lý của sự thật”.

        3. Chúng ta chưa tìm ra Sự Thật tận cùng – điều đó Anna hoàn toàn đồng ý. Nhưng ý niệm ““trong thiện có ác, trong ác có thiện” – thì hoàn toàn không đồng ý với bạn đâu. Ác là ác, thiện là thiện. Trong ác chẳng bao giờ có thiện, trong thiện cũng vậy. Nhưng khi chúng ta nói, trong con người có ác, có thiện thì lại khác nhé. Để giải thích cho sự luẫn quẫn giữa ác và thiện như bạn nói đến thì Anna nghĩ là bởi vì:

        + Người đó không có/không tìm ra một cơ sở vững chắc cho sự phân biệt đó.

        Điển như Anna và anh Lâm thì cơ sở đó chính là Kinh Thánh. Đó là nền tảng để tìm ra ác/thiện, đúng/sai, nên/không nên, phải làm/không…
        Hay nói cách khác, Anna tìm mọi sự thật và chân lý ở cái gốc là Kinh Thánh và Anna tin tuyệt đối vào đó. Và do niềm tin gốc ấy, Anna tìm được sự nhất quán trong các truy vấn của mình.
        Vậy, có ai đó sẽ hỏi, Kinh Thánh liệu có đúng không mà bạn chọn? Thì thôi, câu này thuộc về sự lựa chọn cá nhân.
        Chia sẻ thêm với bạn rằng, có những lúc niềm tin (tôn giáo) của Anna yếu mềm, thì độc lập với niềm tin ấy, lý trí Anna vẫn nhủ rằng bằng sự hiểu biết và khao khát của chính mình, Anna cũng sẽ hiến đời mình để tin nhận những điều Kinh Thánh đã nói đến. Đó là sự lựa chọn.

        + Người tìm hiểu bị nhập nhằng giữa những biểu hiện vs điều cốt yếu/bản chất của vấn đề. Tức là không có khả năng tiếp cận (mặc dù có đã có cơ sở).

        Nói một cách khác là, khi tìm/chọn được cơ sở của Chân Lý rồi, thì cũng cần phải có kỹ thuật/kỹ năng mới bước tới được. Ở đó, người tìm hiểu phải học nhiều, đọc nhiều, suy ngẫm nhiều, tâm thế phải sáng suốt, kiên trì tiếp thu, học hỏi…thì mới nối kết và thông tuệ được nhiều vấn đề hơn.

        **Cũng xin được chia sẻ thêm với bạn cái cách (kỹ thuật) mà mỗi lần đọc/tiếp thu những điều mới Anna hay làm. Đó là, trong đầu Anna có phân sẵn các thể loại nè. Rồi Anna đọc thêm, Anna sẽ làm thao tác phân loại ngay:
        + Cái này có cũng cố thêm đức tin/quan điểm hiện có của mình không?
        + Nó có phát sinh những điều mới, hay làm giảm đi cái hiện có-> Để lại để tích lũy/nối kết.
        + Nếu điều nào đó Anna đã khắc ghi rồi, thì chỉ cần đọc tiêu đề hay lướt qua, Anna sẽ bỏ qua ngay, không mất time làm gì?
        + v..v

        Vì Anna thấy, có một số bạn trẻ đọc sách nhiều, nhưng vẫn cứ nhập nhằng, đôi lúc thì tin nhận điều này, lúc thì thế kia… Các vùng sáng/tối không rõ ràng, bất nhất vô cùng..

        4. Nhân nói về câu “Một nửa sự thật, không bao giờ là sự thật”
        (Không liên quan)Anna vui nhớ đến một câu nói trong Hoàng Tử Pé: Ngôn ngữ là nguồn gốc gây ra mọi hiểu lầm. 🙂

        Anna đồng ý với quan điểm của anh Lâm “Một nửa sự thật, không bao giờ là sự thật” trong bài viết của anh ấy khi chia sẻ với bài viết ở trên của Anna.

        Nhưng, chỉ là bài viết đó thôi. Chứ ở trường hợp khác, MỘT NỬA SỰ THẬT thật đơn giản phải đúng là MỘT NỬA SỰ THẬT.

        (Anna hơi nhiều lời)
        Cảm ơn bạn rất nhiều.

        Thích

      • Chào bạn Anna, Lamhoangau…,

        Có một lần mình tình cờ đọc một phần ý kiến của bạn cũng cùng trên trang nhà anh Việt Hưng, mình có một cảm nhận rằng bạn cũng như mình đang tìm kiếm một điều gì đó để cổng cố thêm niềm tin vào những gì mình đã tin như là một phần để giải đáp thắc mắt của mọi vấn đề ở trong dạng tiềm thức chưa được khai mở.

        Đạt Huê tin rắng tất cả mọi thứ trên trần thế này đều mang tính cách bí ẩn, từ kinh thánh, kinh phật, và các loại ý thức của các nhà hiền triết từ đồng sang tay như lão tử, plato v.v…, họ là những bậc hiền triết cao nhân của mọi thời đại. Những gì họ để lại, thuật lại như là một kho tàng vô giá cũng như họ đã mở ra một con đường sẻ dẫn tới đích để biết chân lý tồn tại ở một điểm hoặc bao trùm trong không gian và thời gian của mọi sự vật hiện hữu vô hữu.

        Có kinh nghiệm rồi bạn mới biết được điều ác điều thiện, kết cuộc đố ai mà biết được nó một cách chính xác, có thể bạn phân biệt một phần nào đó tùy thuộc vào trí tuệ của bạn ở một tầm mức của sự nhận thức bằng trực giác, trí huệ mà thường trong kinh phật hay đề cập tới. Cái mà ở trong vòng tròn có một nữa bên trắng một nữa bên đen, trong lòng cả hai đều có một chấm nhỏ, nó tượng trưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau, một thuộc tính khá đầy đủ vẫn còn chứa đựng thật nhiều ẩn ý. Như người việt thường hay nói bí mật vẫn chưa được bật mí. haha 🙂

        Nếu Đ.Huê không nhầm và nhớ mại, một lần Anna có kể về một câu chuyện người bạn làm trong ngành khoa học bổng nhiên bị khủng hoản tinh thần gì đó khiến mình vẫn còn suy nghỉ là tại sao bạn của Anna bị rơi vào trạng thái trầm cảm như vậy? Cám ơn bạn Anna và Lâm Hoàng Gấu đã cùng mình chia sẻ những quan niệm đứng đắn. Chúc các bạn an vui an lành.

        Thích

  12. Một ai đó từng nhận xét rằng chúng ta đang bị luẩn quẩn trong trò chơi của ngôn ngữ. Có thể ngay trong câu hỏi “Ai tạo ra Đấng Sáng tạo?” từ “tạo ra” sẽ luôn được hiểu theo nghĩa vật chất và chúng ta không có cách nào để thoát ra tình trạng này nếu cứ dựa vào những dữ liệu hay kinh nghiệm thu thập được trong cuộc sống xung quanh (vô hình chung tạo cho ta một lối mòn tư duy). Và khi con người ta không thể làm gì hơn bằng tư duy lý trí thì hãy học cách cảm nhận. Hơn nữa, đây là câu hỏi dành cho Đấng Sáng tạo, việc trả lời câu hỏi này là bất khả đối với con người.

    Đã thích bởi 1 người

    • Bạn đạt huê nhận xét đúng.
      Nhưng về phần ” thật – giả “, theo tôi thì Sự Thật sẽ luôn và mãi là Sự Thật. Sự Thật mà còn bị pha trộn với sự Dối Trá thì đó sẽ không còn là Sự Thật nữa

      Chắc hẳn chúng ta cũng đã nghe câu ” Lời nói dối để lâu cũng thành sự thật “. Hay là ” một sự việc gì đó dù trước không hề có, nhưng nói trăm ngàn lần cũng biến thành sự thật “.
      Chỉ những ai được Chúa mặc khải thì mới có thể hiểu và sáng tỏ được trong thế giới này, những gì là trò dối trá đến từ ma quỷ và thế lực đen tối.
      Thay vì muốn để Chúa làm chủ đời sống mình thì con người đã đổi lấy sự hư nát rồi

      Thích

  13. Bạn Đạt Huê thân mến.
    Cám ơn về lời chia sẻ của bạn, tuy nhiên bạn hiểu lầm ý của tôi. Tôi hoàn toàn không có ý nói rằng “ một sự thật hiển nhiên là không một ai biết sự thật là gì?”, hay như ai đã nói “ Một điều chắc chắn là chúng ta không chắc chắn được điều gì”. Nhưng tôi có ý ngược lại- Là ý của Kinh Thánh “ Điều CHẮC CHẮN nhất trên cuộc đời này là tất cả đều phải CHẾT”- đó là một thực tại không thể bàn cải, bất cần những lời hoa mỹ nào cũng phải đối diện với sự thật này. Đó là một cuộc hẹn chắc chắn phải gặp, chúng ta có thể lỡ hẹn với người này người kia, hoặc chúng ta có thể tự do bỏ hẹn với một cuộc hẹn nào mà chúng ta không thích, nhưng buổi hẹn với Thần chết là cái hẹn mà mọi người đều phải gặp, chúng ta không được “Tự do” bỏ hẹn cho dù có thích hay không thích, không chừa một ai, từ một phó thường dân, một bà nội trợ, đến một nguyên thủ quốc gia, cho dù đó là thủ tướng hay vị tổng thống quyền cao chức trọng, cho dù đó là một nhà đạo đức sáng ngời, hay bất chấp họ cho dù đó là các triết gia vĩ đại như Socrat, Plato, Aristote..hay Kant, bất luận là Lão Tử, hay Khổng Tử, hay Phật…hay những khoa học gia học hay nhà tư tưởng vĩ đại khác trải suốt lịch sử loài người..
    Một điều chắc chắn rằng tất cả họ đều phải gặp Thần Chết và thân xác đều phải về cát bụi.
    Cho nên đừng có ai nói rằng “ Điều chắc chắn là chúng ta không chắc chắn được điều gì” nữa nhé.
    Con người tránh né sự thật này, họ không muốn nói về điều này vì nó thực quá, thực đến nỗi họ không muốn nói về nó, và trong suy nghĩ và thái độ chung của mọi người là coi cái chết là một phần của cuộc sống và chấp nhận nó- Đây là một quan niệm sai lầm.

    Kinh Thánh đưa ra giải pháp của Thượng Đế- Không trốn tránh nó nhưng đối diện với Thần Chế và đắc thắng nó.
    Chỉ có một Đấng duy nhất trong lịch sử loài người bắt phục được Thần Chết, thân xác Ngài không hề trở về với cát bụi, Ngài để lại một ngôi mộ trống không và Ngài cũng ban cho chúng ta sự phục sinh nếu chúng ta tin, chấp nhận sự chuộc tội của Ngài, Đấng đó là Chúa Jesus
    Chúa Jesus phán trong Phúc Âm John đoạn 11 câu 25, khi cứu Lazarus sống lại sau khi ông đã chết.

    “I am the resurrection and the life.[d] Whoever believes in me, though he die, yet shall he live, 26 and everyone who lives and believes in me shall never die. Do you believe this?” (John 11:25)

    “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin ta thì sẽ sống mặc dù đã chết. 26 Còn ai sống mà tin ta thì không chết bao giờ, người tin điều đó chăng?”

    Chúa Jesus là một nhân vật lịch sử có thật, là khuôn mặt lịch sử mà bất kỳ ai cũng có thể nhận ra khi gặp, sự phục sinh của Ngài là thật, Nếu tính cách lịch sử được xác định bởi các hồ sơ chữ viết trong các bản sao có cùng thời với chính bản, chứng cớ về sự hiện hữu của Chúa Jesus thì có nhiều hơn bất cứ nhân vật nào khác. Tính cách lịch sử của Chúa Jesus được xác nhận bởi các nguồn tài liệu của Hy Lạp, La Mã, và Do Thái .Các nguồn tài liệu này không chỉ cho thấy rằng Chúa Jesus đã sống nhưng Người còn rất đông môn đệ, Người xa lánh các nhà cầm quyền Do Thái và La Mã, và Người đã chết trên thập tự, và người đã thực sự phục sinh. Cùng với những bằng chứng đó , Kinh Thánh là quyển sách lịch sử trung thực nhất đã ghi lại với lời chứng của hàng trăm người mà Thánh Phaolô ký thuật trongt Kinh Thánh Côrintô rằng Chúa Jesus “đã xuất hiện với trên năm trăm anh em cùng một lúc, hầu hết còn sống, tuy một số đã đi vào giấc ngủ.” Ở đây Phaolô đã trực tiếp đưa ra dữ kiện lịch sử, đó là lời chứng của biết bao nhân chứng mà họ thực sự đã thấy Chúa Jesus.

    3 For I delivered to you as of first importance what I also received: that Christ died for our sins in accordance with the Scriptures, 4 that he was buried, that he was raised on the third day in accordance with the Scriptures, 5 and that he appeared to Cephas, then to the twelve. 6 Then he appeared to more than five hundred brothers at one time, most of whom are still alive, though some have fallen asleep. 7 Then he appeared to James, then to all the apostles. 8 Last of all, as to one untimely born, he appeared also to me. (1 Corinthians 15:3-8)

    3 Trước hết tôi đã truyền lại cho anh chị em những gì chính tôi đã nhận lãnh, đó là Ðấng Christ đã chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh,4 Ngài đã được chôn, đến ngày thứ ba Ngài đã sống lại theo lời Kinh Thánh, 5 và Ngài đã hiện ra cho Sê-pha và cho nhóm mười hai sứ đồ.6 Sau đó cùng một lúc Ngài đã hiện ra cho hơn năm trăm anh chị em xem thấy, nhiều người trong số đó hiện nay vẫn còn sống, dù có vài người đã ngủ. 7 Sau đó Ngài đã hiện ra cho Gia-cơ,[a] rồi cho tất cả các sứ đồ. 8 Cuối cùng Ngài cũng đã hiện ra cho tôi, như cho một người sinh sau đẻ muộn.

    Việc công bố Chúa Jesus đã bị đóng đinh và đã sống lại, đã tạo thành làn sóng hoán cải tôn giáo lớn nhất lịch sử. Con số tín hữu gia tăng từ khoảng một trăm, vào lúc Chúa Jesus chịu chết, lên đến khoảng ba mươi triệu vào đầu thế kỷ thứ tư, khi chính hoàng đế Rôma là Constantine trở lại thành một tín hữu. Những sự hoán cải này xảy ra bất chấp sự chống đối và bách hại dữ dội của đế quốc lớn nhất của thời xưa, đế quốc La Mã. Các môn đồ tiên khởi không do dự tự đồng hóa mình với một người từng bị coi là phản bội và tội nhân. Họ cam chịu cảnh tù ngục, tra tấn, lưu đầy, và sự chết hơn là chối bỏ sự tin tưởng vào sự Phục Sinh của Chúa. Ngay cả từ quan điểm bình dân thông thường, chứng cớ phục sinh thì vô cùng mạnh mẽ. Thật vậy, từ quá nhiều nhân chứng với quá nhiều thiệt hại, nó có thể thuyết phục cả một quan tòa không thiên vị trong một phiên xử.

    Bạn Đạt Huê thân mến.
    Bằng chứng về Chúa Jesus là bằng chứng rõ ràng, đầy đủ và mạnh mẽ hơn bất kỳ bằng chứng về bất kỳ nhân vật nào trong lịch sử loài người.
    Nếu được ngồi uống cà phê với bạn, tôi có thể chỉ ngay vào bạn và nói rằng bằng chứng về Chúa Jesus ở y chính nga trong người bạn, cho dù bạn có đi, đứng, ngồi nằm thì bạn vẫn luôn mang theo bằng chứng này, bạn có tin không? Bạn hãy lấy cái giấy khai sanh hay Chứng Minh Nhân Dân của bạn ra, Nếu Chúa Jesus KHÔNG GIÁNG SINH thì bạn KHÔNG CÓ NGÀY SINH.
    Chúng ta luôn mang bằng chứng này đi khắp nơi, cho dù ở Việt Nam, hay Anh, Pháp, Mỹ…nó đi theo chúng ta khắp thế giới cho dù có muốn chối bỏ cũng không chối bỏ được.

    Cho nên Kinh Thánh nói rằng, vào ngày Phán Xét cuối cùng khi đứng trước Chúa Jesus là vị thẩm phán tối cao, không một ai có thể cãi được nữa.

    Thích

  14. Bạn Đạt Huê Thân mến.

    Thứ nhất:
    Một người khi tuyên bố: “ Kinh Thánh không đầy đủ, Không có Thiên Chúa nào cả”, người ấy phải có một tri thức toàn tri và quyền phép toàn năng mới có thể biết là không có một đấng như vậy. Cũng thế, khi Đức Chứa Trời phán trong Kinh Thánh rằng :” Không có Đức Chúa Trời nào khác Ngoài Ta, cũng chẳng có Đức Chúa Trời nào trước và sau Ta, các ngươi so sánh ta với ai?”

    No god was formed before me,
    and none will outlive me.( Isaiah 43:10)
    I am the LORD, I have no peer,
    there is no God but me(.( Isaiah 45:5)
    To whom can you compare and liken me?
    Tell me whom you think I resemble, so we can be compared! (Isaiah 45)

    điều dó đã chứng minh uy quyền và tri thức tuyệt đối của Ngài, và chứng tỏ rằng Ngài thực là Đức Chúa Trời, ngoài Ngài không có Chúa nào khác.
    Thứ hai:
    Trong Thiện không có ác và trong ác không có thiện. Chúng ta không cần phải đi theo tư tưởng Nhị Nguyên Đông Phương nữa.

    “Tất cả bóng tối trên thế gian không thể dập tắt nổi một tia sáng bé nhỏ nhất.”
    Trong ánh sáng không có bóng tối, và bản thân bóng tối không có sự hiện hữu của riêng nó, bóng tối đơn giản chỉ là sự vắng mặt của ánh sáng.

    Chúa Jesus phán trong Phúc Âm John như sau:

    I have come into the world as light, so that whoever believes in me may not remain in darkness (john 12:46)
    Ta là ánh sáng đã đến thế gian, để ai tin Ta sẽ không còn ở trong tối tăm.

    In him was life, and the life was the light of men. 5The light shines in the darkness, and the darkness has not overcome it.( John 1:4)
    Trong Ngài sự sống đã hiện hữu, và sự sống là ánh sáng của nhân loại.5Ánh sáng chiếu vào bóng tối, và bóng tối chẳng áp đảo được ánh sáng

    Khi Chúa Jesus xuất hiện trong đời sống, thì ánh sáng đến. Một trong những lo sợ xưa nhất trên đời là sợ bóng tối. Đời chỉ là bóng tối, đầy dẫy những nỗi kinh hoáng không tên do bản năng tạo ra, cho đến khi chúa Jesus đến.Chúng ta nói rằng “ Đời là bể khổ” vì trong lòng chúng ta không có Chúa, một người mà trong lòng không có Chúa thì cuộc đời họ chỉ bão tố, sấm sét, hoảng sợ và trốn chạy mà thôi.
    Một trong những nét đặc biệt trong các câu chuyện trong Phúc Âm mà ai cũng thấy là , số người tìm đến Chúa Jesus và hỏi “ Tôi phải làm chi?”. Một khi Chúa Jesus bước vào đời sống, thời kỳ suy đoán, mò mẫm, quờ quạng không còn nữa, thời kỳ hoài nghi và phân vân đã chấm dứt. Nẻo đường vốn tôi tăm bây giờ đã sáng sủa, các quyết định vốn bất định bao trùm bây giờ được chiếu sáng.Không có Chúa Jesus chúng ta như những người quờ quạng trên những con đường xa lạ trong một đêm tối đen. Có Chúa Jesus, đường đi trở nên sáng sủa rõ ràng.

    Cái ác là một thái độ không vâng theo điều thiện, nên thành ra ác. Tối tăm tiêu biểu cho lãnh vực tự nhiên của tất cả những ai ghét điều thiện. Chính những kẻ làm ác mới sợ ánh sáng (John3:19,20). Người nào có những điều mờ ám giấu giếm mới ghét ánh sáng, thích bóng tối. Nhưng chẳng có điều gì giấu được Đức Chúa Trời. Ánh sáng dò xét của Chúa quét sạch bóng tối và chiếu sáng trên những điều lén lút nhất của thế gian này.

    Một điều nữa, có nhiều đoạn Kinh Thánh nói về sự ác-sự tối tăm còn tiêu biểu cho sự ngu dốt, nhất là sự ngu dốt cố ý khước từ ánh sáng của Chúa Jesus. Chúa Jesus phán:
    “ Ta là sự sáng của thế gian, người nào theo ta, chẳng đi trong tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” (John8:212).
    Ngài bảo với các môn đồ rằng ánh sáng chỉ còn ở với họ trong thời gian ngắn, vậy hãy bước đi trong ánh sáng, nếu không thì bóng tối sẽ đến, và người đi trong bóng tối sẽ không biết mình đi đâu( John 12:35). Không có Chúa Jesus, người ta không thể thấy và tìm đường đi, người ta như kẻ bị bịt mắt hay có thể nói như kẻ bị mù vậy. Và người đi trong con đường tốt tăm đó còn có thể đối diện với bao nhiêu nguy hiểm rình rập, cướp giật hành hung, không thoát khỏi bị kẻ xấu lợi dụng dẫn dụ, rồi bao nhiêu thú dữ hiểm nguy, đinh gai cọc nhọn, hố xấu vực thẳm mở miệng chực chờ nuốt những ai thích đi trong bóng tối.
    Không có Chúa Jesus đời sống kể như bỏ đi. Chính Gothe đã phải gào lên “ Ánh sáng, thêm ánh sáng nữa.”
    Một lãnh tụ người Tô Cách Lan khi sắp trút hơi thở cuối cùng đã bảo bạn bè: “ Hãy thắp ngọn nến lên, hầu cho tôi thấy đường mà chết.”
    Chúa Jesus là ánh sáng chỉ đường cho mọi người, soi sáng cho từng bàn chân bước đi.
    Trong Kinh Thánh, Thánh John cũng kể lại câu chuyện về Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, ông kể lại thế nào Giu đa- Kẻ phản Chúa đã nhận mẫu bánh, thế nào ông ta đã ra đi thực hiện việc khủng khiếp là sắp xếp mọi sự để phản nộp Chúa Jesus. Trong câu chuyện, Thánh John đã kể lại bằng một giọng thật rùng rợn.

    So, after receiving the morsel of bread, he immediately went out. AND IT WAS NIGHT.(John13:30)
    Giu-đa nhận miếng bánh xong, hắn lập tức ra đi, LÚC ẤY TRỜ ĐÃ TỐI

    Thế đó, đời sống không có Chúa Jesus là đời sống đi vào cõi tối tăm, đi vào cõi vĩnh hình, nhất là đời sống quay lưng lại với Ngài.

    Chúng ta đang sống trong một thế gian bị bóp méo bởi tội lỗi. Chúa Jesus đến thế gian chết cho chúng ta và tha thứ cho chúng ta khi chúng ta tin nhận Ngài. Và Ngài cho chúng ta biết sự sống thật và sự sáng thật là gì.
    Kinh Thánh chép:

    Trong Ngài sự sống đã hiện hữu, và sự sống là ánh sáng của nhân loại (John 1:4)

    Bạn thân mến.
    Một câu hỏi quan trọng mà bạn phải đặt ra cho mình và phải tìm cho ra câu trả lời đó là:
    “ Tôi đang hiện hữu hay tôi đang sống?”
    “ Tôi đang tồn tại hay tôi đang sống ? “

    Sự sống không đơn giản chỉ là các tế bào, mạch máu, hay là sự kết hợp các nguyên tố hữu cơ theo một trật tự nào đó. Cho dù các nhà sinh học tiến hóa có tổng hợp ra được một loại protein nhân tạo từ các chất vô cơ đi chăng nữa, đó cũng không phải là sự sống. Nó chỉ là sự tồn tại và tan rã mà thôi.
    Chỉ trong Chúa Jesus mới có sự sống thật, khi đó chúng ta mới kinh nghiệm được sự sống là gì. Nhưng trải nghiệm này là một vị giáo viên khó tính, trong khi bài kiểm tra thì đưa ra trước còn bài học thì đến sau.
    Đừng để trên mộ bia chúng a khắc những chữ như sau:
    “ Nguyễn Văn A, sinh năm…, chết năm 18 tuổi, chôn năm 65 tuổi.”
    Nhiều người, đi đi, lại lại, nói nói cười cười, thậm chí có cả những người có tri thức, kiến thức khủng khiếp nữa, nhưng thực sự họ đã chết rồi, chỉ còn tồn tại và đợi đến lúc đem đi chôn nữa mà thôi.
    Một trường hợp điển hình là triết gia Nietzsche, ông đã mất linh hồn và thực sự chết vào năm 22 tuổi do ảnh hưởng một quyển sách của Friedrich Strauß. Vào những năm cuối cùng của cuộc đời ông đã chống cự trong tuyệt vọng và trở nên điên loạn trước những năm trút hơi thở cuối cùng vào năm 64 tuổi.
    Cái kết khủng khiếp này có hình bóng của Judas Iscariot ( Giu đa bán Chúa), và có nhiều điểm tương đồng với một nhân vật trong Cựu Ước là Saul- Vị Vua đầu tiên của dân tộc Do Thái, Khi quyền lực trong tay ông đã sa ngã sống cho bản năng mình, khi thất bại ông đã không hết lòng tìm kiếm Chúa mà thay vào đó ông đi áp vong, cầu hồn, dùng thuật đồng bóng và đã bị tà linh đã khống chế linh hồn. Cuối đời ông đã nhiều lần nổi cơn điên loạn và đã chết trên chiến trường kẻ thù đã treo xác lên trên cổng thành.

    Kinh Thánh viết :

    So Saul died because he was unfaithful to the Lord and did not obey the Lord’s instructions; he even tried to conjure up underworld spirits.14 He did not seek the Lord’s guidance, so the Lord killed him and transferred the kingdom to David son of Jesse. (1 Chronicles 10:13-14)

    Ấy vậy, vua Sau-lơ chết, vì tội lỗi mình đã phạm cùng Đức Giê-hô-va, và vì chẳng có vâng theo mạng lịnh của Ngài; lại vì đã cầu hỏi bà bóng, 14 chẳng có cầu hỏi Đức Giê-hô-va; vậy, vì cớ ấy Ngài giết người, dời nước người cho về Đa-vít, con trai Y-sai


    Một lời nhắn nhủ, chúng ta hết sức cẩn thận khi đọc sách, nhất là những quyển sách về tâm linh, và tránh xa và đừng đùa giỡn với thế giới thần linh, các pháp môn,áp vong cầu hồn, đồng bóng, thiền tập, bói khoa, bói toán, chiêm tinh, tử vi…
    Vì Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời kỵ tà, ngài gớm giếc những điều đó.

    Lời Kinh Thánh viết :

    Persist in trusting your amulets
    and your many incantations,
    which you have faithfully recited since your youth!
    Maybe you will be successful—
    maybe you will scare away disaster.
    13 You are tired out from listening to so much advice.
    Let them take their stand—
    the ones who see omens in the sky,
    who gaze at the stars,
    who make monthly predictions—
    let them rescue you from the disaster that is about to overtake you!
    14 Look, they are like straw,
    which the fire burns up;
    they cannot rescue themselves
    from the heat of the flames.
    There are no coals to warm them,
    no firelight to enjoy.
    15 They will disappoint you,
    those you have so faithfully dealt with since your youth.
    Each strays off in his own direction,
    leaving no one to rescue you.” (Isaiah 47:12-15)

    12 Vậy ngươi hãy đứng lên, dùng những tà thuật với vô số phù chú mà ngươi đã tập từ khi thơ ấu! Có lẽ ngươi sẽ được lợi ích; và có lẽ nhân đó ngươi sẽ nên đáng sợ chăng? 13 Ngươi đã nhọc sức vì cớ nhiều mưu chước. Vậy những kẻ hỏi trời, xem sao, xem trăng mới mà đoán việc ngày sau, bây giờ hãy đứng lên và cứu ngươi cho khỏi những sự xảy đến trên ngươi. 14 Kìa, họ sẽ trở nên như rơm rạ, bị lửa thiêu đốt; họ sẽ chẳng cứu mình được khỏi quyền ngọn lửa; lửa ấy chẳng phải lửa than để sưởi, hay là lửa để ngồi kề một bên. 15 Kìa, những sự mà ngươi đã làm khó nhọc thì đã trở nên như vậy: những kẻ buôn bán với ngươi từ thuở nhỏ, ai về chỗ nấy, chẳng ai đến cứu ngươi hết!

    Đã thích bởi 1 người

  15. Thuyết Tiến Hóa

    Ngày 12 tháng 8 năm 1950, ĐGH Pius XII tuyên bố trong Humani Generis, thông tư chính thức, rằng không có gì trái ngược giữa thuyết tiến hóa và đức tin công giáo.
    Đến năm 1996, ĐGH John Paul II đã tuyên bố thuyết tiến hóa là một thuyết khoa học xác thực, vượt qua được tiêu chuẩn của một giả thuyết (Ngài cũng là vị ĐGH chính thức tha lỗi cho thiên văn gia Galileo và nhìn nhận sự sai lầm của công giáo thời trung cổ trong vụ án lịch sử đối với Galileo)
    Gần đây nhất, ĐGH Francis đã chính thức nhìn nhận tính chất khoa học xác thực của thuyết BigBang và thuyết tiến hóa.
    Kenneth Miller, một giáo hữu công giáo, một nhà tế bào sinh vật học người Mỹ và là giáo sư của đại học Brown, với những cuốn sách nổi tiếng trong việc bênh vực, biện hộ, dẫn chứng cho thuyết tiến hóa như “Finding Darwin’s God”, “Only a Theory”
    Trong những cuốn này, giáo hữu Miller đã trình bày những lý luận khoa học và phản chứng để đập tan, xé nát vất vào sọt rác những luận cứ sai lầm của nhóm thiên tạo-creationism, và thiết kế thông minh-intelligent design.

    Những tín hữu Công giáo nên đọc những sách trên để tìm hiểu thêm những khámphá khoa học về tiến hóa và BigBang để trang bị cho mình những kiến thức cập nhật phù hợp với những phát triển của khoa học hiện hành, và để tránh cho mình những ngộ nhận đáng tiếc như trường hợp Galileo thời trung cổ.
    Xin cám ơn.

    Thích

    • Cám ơn bạn Vu Nguyen.
      Bạn Vu Nguyen có biết Platon là học trò của Socrates không? Ông vô cùng kính trọng thầy mình, nhưng ông nói:
      Socrates is my friend, but my best friend is the truth.
      Bạn Vu Nguyen có biết Aristotle là học trò của Platon không? Ông vô cùng kính trọng thầy mình, ông cũng nói:
      Platon is my friend, but my best friend is the truth.
      Bạn viết: “Trong những cuốn này, giáo hữu Miller đã trình bày những lý luận khoa học và phản chứng để đập tan, xé nát vất vào sọt rác những luận cứ sai lầm của nhóm thiên tạo-creationism, và thiết kế thông minh-intelligent design”. Câu này chứng tỏ bạn thiếu kiềm chế, nó làm giảm sức thuyết phục trong ý kiến của bạn.
      Bạn yên tâm, nếu hôm nay chân lý chưa sáng tỏ thì ngày mai, ngày kia sẽ sáng tỏ. Vậy cứ bình tĩnh bạn ạ, NẾU thuyết tiến hóa đúng, không ai đánh đổ được nó. Ngược lại, nếu thuyết tiến hóa SAI, không cần đánh đổ nó nó cũng SẼ SỤP ĐỔ!
      PVHg

      Thích

      • Vâng, đúng như vậy, thời gian sẽ làm sáng tỏ những gi là chân lý, thay vì những gì vẫn được xem là chân lý. Xin cám ơn anh PVH và chúc anh một năm mới 2017 bình an và may mắn.

        Thích

  16. Gửi tới một người bác, một người tín hữu tốt lành và một con chiên ngoan đạo. Xin cho phép cháu được gọi bằng bác cho dễ gần. Cháu tên là Nguyễn Thanh Kỳ, hiện đang theo học triết học tại Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế. Hôm nay, vô tình lên mạng để tìm kiếm một vài quan điểm của những nhà vô thần để làm bài cho môn Vấn Đề Vô Thần, cháu lạc vào những bài viết của bác. Thú thực, cháu rất bất ngờ, vì bài viết của bác rất hay, đúng với tinh thần của những người tin Chúa thực sự, không bênh vực bên nào nhưng rất khách quan. Cháu cũng rất ưu tư về vấn đề vô thần hiện nay, dường như mọi đòn chống đối đang dồn vào Chúa. Nhưng Chúa vẫn là Chúa hôm qua cũng như hôm nay. Cháu chỉ mượn lời của Søren Kierkegaard để kết lại rằng “việc đứng một chân và chứng minh Thiên Chúa hiện hữu rất khác với việc quỳ gối mà cảm tạ Ngài”, đúng không bác?

    Cháu hi vọng được kết giao với bác để cùng nhau làm sáng danh Chúa qua con đường suy tư học hỏi. Đây là mail của cháu: nguyenthanhkysss@gmail.com

    Thích

  17. Chào bác ạ. Con theo tin lành và khi tham gia một diễn đàn mạng đã gặp vô số những đả kích về đức tin của con từ các bạn vô thần nên con cũng có một chút rung rinh ạ vì nhiều điều họ nói cũng có lí. Con đã tìm kiếm trên mạng qua rất nhiều ngày và bắt gặp trang web này ạ: thesongofgod.com . Nội dung giáo lí của họ hoàn toàn khác với chúng ta ạ. Con nhận xét là cũng có nhiều cái rất hay như trân trọng người phụ nữ hơn với đạo mình, nhưng con không thấy thuyết phục ở giáo lí God evolve from human và người đứng sau đạo này là một fan ủng hộ lớn của thuyết tiến hóa bác ạ, bác có thể thấy họ embedded nội dung của thuyết này cả vào giáo lí của họ. Mong bác check giùm con và cho con câu trả lời, con cám ơn bác. Con thấy về mặt đạo đức, đạo lí thì đạo này là rất tốt, không có hại gì cả, nhưng con cũng đánh mùi thấy cái gì đó fishy bác ạ. Chào bác.

    Thích

    • Bạn Gia Nguyễn thân mến,
      1/ Cháu đừng run sợ trước cái đám đông vô thần xung quanh cháu. Hãy nhớ câu nói của Albert Einstein: “Tính đa số của những người ngu xuẩn là vô địch và thiên thu trường tại”. Cháu không nhớ cái đám pha-ri-siêu trong Kinh Thánh ư? Đám người này còn dám vặn vẹo lý sự với Chúa Jesus cơ mà? Hoặc cái đám đông bảo vệ Học thuyết Darwin cũng tương tự. Người hiểu biết thì ít, kẻ ngu thì nhiều chấu à.
      2/ Nếu cháu còn gặp khó khăn trong việc thuyết phục người khác thì một phần vì cháu chưa đủ bản lĩnh đấy thôi – bản lĩnh tri thức và bản lĩnh cuộc sống. Thêm nữa: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC. Vậy cháu hay mài giũa thêm tri thức, cả tri thức khoa học lần triết học, Điều này rất quan trọng.
      3/ Bác không có thì giờ để tìm hiểu các tôn giáo xa lạ, vì tìm hiểu cái hay cái đẹp và ĐẠO của tôn giáo của bản thân mình và những tôn giáo lớn của cha ông mình đã quá phong phú rồi. Thì giờ cháu dành cho cái tôn giáo nào đó mà nói rằng God evolves from human là vô cũng lãng phí. Để bác bỏ cái tôn giáo nhảm nhí đó, cháu chỉ cần nghiên cứu kỹ Thuyết tiến hóa và bác bỏ học thuyết này thì tự khắc sẽ thấy cái tôn giáo ấy không đáng để tìm hiểu.
      Chúc cháu may mắn trong ý Chúa.
      PVHg

      Thích

      • Cháu cám ơn bác ạ. Kì thực thì Kinh Thánh của đạo kia là một sự xào nặn giữa cuốn Bible của đạo mình với phái Gnostics của thư viện Nag Hamadi người ta vừa tìm được trong hoang mạc ấy bác, và các trào lưu hiện đại, thuyết tương đối, big bang, thuyết tiến hoá… Nó rất dễ lấy cảm tình của cháu vì nó giống như truyền kì Ngọc đế trong tín ngưỡng dân gian của ta và tàu đấy bác…..

        Thích

      • Bạn Gia Nguyễn thân mến,
        Có lẽ cháu còn quá trẻ để dễ chịu ảnh hưởng bởi những thứ mệnh danh là tôn giáo nhưng thực chất là phi tôn giáo. Bác thì không, bác không mất thì giờ cho những thứ vô ích như thế.
        PVHg

        Thích

  18. Pingback: Ai tạo ra Chúa? Câu hỏi ngớ ngẩn nhưng không dễ trả lời - Việt Ping Tin Tức Đa Chiều, Trung thực, Khách Quan

  19. Cảm ơn Ông bài viết thật hay . Nguyên Xin Thiên Chúa chúc lành cho Ông và gia đình , xin kính tặng Ông câu Kinh Thánh dưới đây

    Lời Chúa: Mt 11, 25-27
    Khi ấy, Chúa Giêsu thưa rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho”.

    Thích

  20. Bài viết rất hay và trên cả tuyệt vời ạ! Con đọc mà nổi cả da gà, cảm xúc nó lân lân, hạnh phíc lắm, càng làm cho Đức tin được gia cố và kiên vững 😍

    Thích

  21. I Cô-rinh-tô 13:12 VIE1925
    Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập-mờ: Đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: Đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy.

    Thích

Gửi phản hồi cho Gia Nguyễn Hủy trả lời