Có những thứ ta nhìn thấy nhưng không thể giải thích được. Đó là sự hiện diện bằng xương bằng thịt của những thiên tài, những thiên thần đang sống cùng chúng ta. Ngày xưa có Amadeus Mozart, ngày nay có những thần đồng kỳ lạ như Jackie Evancho, Sarah Chang,… Phải chăng thiên tài là do di truyền? Nhưng tôi không tìm được yếu tố di truyền nào quyết định hành vi của con người. Thôi hãy để những nghi vấn đó sang một bên, dịp khác thảo luận sâu, còn hôm nay, nhân lễ Phục Sinh, tôi muốn cùng độc giả thưởng thức tiếng hát của Jackie Evancho và tiếng đàn của Sarah Chang, để cùng suy ngẫm về những con người mà theo tôi, đó là sứ giả của Chúa.
Hôm nay, 05/04/2015, là lễ Phục Sinh. Ngày xưa dưới thời Pháp thuộc, ngày này được gọi là lễ Pâques. Bây giờ gọi theo tiếng Anh là lễ Easter. Ngày xưa học sinh được nghỉ 3 lễ lớn trong năm, đó là lễ Pâques, lễ Phật Đản, lễ Giáng sinh (Noel). Trải qua gần ba phần tư thế kỷ, đến bây giờ cảm giác trong tôi vẫn cứ như thủa học trò – cứ đến những ngày này là lòng lại khấp khởi, mừng mừng, vui vui… Có lúc tôi giật mình tự nhủ: “Sao mình vẫn cứ trẻ con thế nhỉ?”. Nhưng ngẫm đi ngẫm lại tôi thấy mình may mắn: còn gì may mắn bằng tâm hồn vẫn cứ vui tươi hồn nhiên trong sáng như trẻ con? Chẳng phải Chúa Jesus đã dạy “nếu các con không trở nên như trẻ thơ, các con không vào được Nước Trời” đó ư? Thế đấy, hôm nay tâm hồn tôi bỗng trở về ngày xưa… Tôi nhớ tới một người bạn vong niên. Có lần anh ấy nói với tôi: “Này anh, anh có tin Chúa Jesus đi trên mặt nước như Kinh Thánh kể không? Em không tin. Có lẽ chuyện đó do người ta bịa ra để thu phục nhân tâm mà thôi…”. Tôi trố mắt ngạc nhiên hỏi lại: “Này, cậu không tin thì vào Đạo làm gì? Cơ sở của Đạo là Đức tin. Người có Đạo và ngoại Đạo chỉ khác nhau ở chỗ ấy mà thôi”. Tiếc quá, nay anh bạn ấy đã về với Chúa rồi. Chắc bây giờ anh ấy đã rõ mọi sự. Nếu anh ấy còn sống, tôi sẽ nói với anh rằng…
Thói đời người ta chỉ tin vào cái gì mình nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,… hoặc cái gì chứng minh được, giải thích được. Có lẽ biết rõ cái vô minh đó của con người nên Chúa Jesus muốn đánh thức chúng ta bằng câu nói bất hủ: “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Phục Sinh là sự kiện khó tin nhất, nhưng chính vì thế, đó là sự kiện vĩ đại nhất.
Còn chứng minh hoặc giải thích ư? Hãy lắng nghe Blaise Pascal nói: “La dernière démarche de la raison est de reconnaître qu’il y a une infinité de choses qui la surpassent” (Bước cuối cùng của lý lẽ là nhận ra rằng tồn tại vô số thứ ở phía bên kia tầm với).
Vậy người ta phải vận dụng trực giác để nhận thức thế giới, thay vì chỉ bám vào những mớ lý luận chứng minh nhìn thấy. Có những thứ ta nhìn thấy nhưng không thể giải thích được. Đó là sự hiện diện bằng xương bằng thịt của những thiên tài, những thiên thần đang sống cùng chúng ta. Ngày xưa có Amadeus Mozart, ngày nay có những thần đồng kỳ lạ như Jackie Evancho, Sarah Chang,… Phải chăng thiên tài là do di truyền? Nhưng tôi không tìm được yếu tố di truyền nào quyết định hành vi của con người. Thôi hãy để những nghi vấn đó sang một bên, dịp khác thảo luận sâu, còn bây giờ hãy nghe Jackie Evancho và Sarah Chang.
JACKIE EVANCHO
Đó là cô bé 10 tuổi, đoạt Giải Nhì trong America’s Got Talent 2010. Người về nhất là Michael Grimm. Khi theo dõi cuộc thi, tôi luôn đinh ninh thể nào Jackie cũng về nhất. Nhưng kết quả cô về nhì, tôi “tức không chịu được”. Người về nhất là anh chàng Michael Grimm. Tôi phải cố xem xem vì sao mà Michael về nhất. Khi nghe, tôi thừa nhận Micheal hát rất tuyệt, xứng đáng với giải nhất. Nhưng…
Thể lệ thi America’s Got Talent kém, tôi nghĩ vậy. Tại sao lại không cho 2 Giải Nhất? Thậm chí một Giải Nhất và Giải Đặc biệt, như kỳ thi Toán Quốc Tế ở London năm 1980 đã từng trao cho Lê Bá Khánh Trình cả 2 giải này. Thế mới biết con người còn câu nệ thủ tục lắm. Ít khi có những đột phá thông minh. Đó là chuyện con người. Con người nói chung không công bằng. Chỉ có Chúa mới công bằng. Chúa đã đền bù cho Jackie xứng đáng. Cô bé nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới, trở thành một trong những ngôi sao opera số 1 trên thế giới, mặc dù cô vẫn đang tiếp tục học nhạc. Tôi không biết Michael Grimm giờ này ra sao, nhưng tôi biết rõ từng bước chân của Jackie Evancho, vì cô bé làm tôi say mê như một thần tượng âm nhạc, chẳng kém gì say mê Andrea Bocelli một thời, thậm chí còn hơn, vì cô bé quá đáng yêu, quá thiên thần.
Tôi nghĩ cô sinh ra là để làm chứng nhân cho Chúa, rằng có thiên thần, và các thiên thần chính là sứ giả của Chúa, báo cho người đời biết rằng có Chúa. Để có cảm nghĩ đó, cách tốt nhất là hãy nghe Jackie hát. Vâng, xin độc giả nghe những ca khúc bất hủ sau đây do Jackie trình bầy.
Silent Night, Franz Gruber, Jackie Evancho with the Canadian tenors
Ave Maria, Bach-Gounod, Jackie Evancho
Time to say goodbye, Francesco Sartori (music), Lucio Quarantotto (lyrics), Jackie Evancho
Can you feel the love tonight, Elton John, Jackie Evancho
Awakening / Je T’aime / Jackie Evancho
https://www.youtube.com/watch?v=MP6hD30UyVo
SARAH CHANG
Sarah Chang, một nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ gốc Hàn, một trong những nghệ sĩ vĩ cầm chơi nhạc cổ điển xuất sắc nhất thế giới hiện nay, sinh ngày 10 Tháng 12 năm 1980 với tên khai sinh là Young Joo Chang (장영주).
Lên 9 tuổi cô đã xuất hiện trước công chúng cùng với các dàn nhạc danh tiếng như New York Philharmonic và Philadelphia Orchestra. Cô học nhạc tại Juilliard School, 19 tuổi tốt nghiệp rồi tiếp tục học lên đại học âm nhạc. Trong suốt thập kỷ 1990, Sarah Chang luôn luôn đóng vai trò chính trong các cuộc biểu diễn, đặc biệt vinh quang tột đỉnh của cô là vai trò soloist (độc tấu dẫn dắt dàn nhạc) trong hai dàn nhạc nổi tiếng nhất thế giới: Dàn nhạc Giao hưởng New York và Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Mặc dù vậy, Chang rất khiêm tốn. Có lần cô nói: “Khi bạn còn ít tuổi mà được chơi với một dàn nhạc lớn, người ta sẽ gọi bạn là một thần đồng. Tôi đã được gọi là thần đồng khi tôi được chơi với Dàn nhạc Giao hưởng New York lúc tôi mới 9 tuổi. Cái tên “thần đồng” ấy cứ dính vào tôi mãi tới năm 16, 16 tuổi. Sau đấy tôi không muốn người ta gọi tôi như thế nữa. Tôi muốn các nhạc trưởng coi tôi là một đồng nghiệp…”.
Trong con mắt của cá nhân tôi, người đang viết những dòng này, cô không chỉ là một thần đồng, cô là một thiên thần, một hình ảnh của Chúa, Chúa tạo ra cô và những thiên thần như cô để ngầm thông báo cho loài người biết rằng có Chúa đấy.
Và để thấy con người thiên thần này, tốt nhất là hãy nghe cô chơi nhạc… Thiết nghĩ, Paganini nếu có sống lại, ắt ông phải giật mình vì cô bé này. Nếu cô chưa bằng ông, có lẽ chỉ vì cô chưa sáng tác ra nhạc phẩm nào. Cô mới chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn…
Có một “Paganini thật”, đó là nghệ sĩ vĩ cầm xuất sắc David Garrett, người thủ vai Paganini trong phim “Paganini”. Tôi rất mê David, anh đúng là một Paganini hiện đại. Nhưng… tôi “phải lòng” cô bé Sarah từ lâu rồi, không thay đổi được. Nào, hãy nghe Sarah chơi Paganini.
Violin Concerto 1 Paganini, Sarah Chang
Meditation, Jules Masenet, Sarah Chang
Nocturne, Frederic Chopin, Sarah Chang
Fantasy on Carmen, Pablo de Sarasate, Sarah Chang
Chaconne, Vitali, Sarah Chang
Zigeunerweisen op.20, Pablo de Sarasate, Sarah Chang
https://www.youtube.com/watch?v=Q8s5SZSS1tI
Van hoa thien chua giao, dac biet la am nhac va kien truc that la ruc ro.
Nhac cua J.S. Bach co chieu sau triet ly nhan van va tung ca thien chua.
Con nhac cua N. Paganini thi chua chan tinh yeu cuoc song, mac du cuoc song thi day nhung niem vui va noi buon.
Toi dac biet thich ban Violin Concerto No. 1 cua Paganini do S. Chang trinh bay.
Luu y rang N. Paganini con co nhieu ban nhac soan cho Guitar rat tuyet, chang han Grand Sonata cho guitar doc tau.
ThíchThích
Có thể nói rằng nếu nhà soạn nhạc là người cha thứ nhất của tác phẩm âm nhạc thì nghệ sĩ biểu diễn và dàn nhạc là người cha thứ hai của tác phẩm đó. Những thiên tài như W.A. Mozart, N. Paganini, F. Liszt, Chopin, Beethoven… vừa là nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn. Nếu như âm nhạc và các giá trị văn hóa khác nâng cao và tôn vinh con người thì chiến tranh, lòng tham và hận thù lại hạ thấp con người xuống dưới mức động vật hạ đẳng. Vậy đâu sẽ là phác đồ tiến triển của văn minh loài người ? Liệu có thể tiên đoán được tương lai của xã hội loài người hay không ?
ThíchThích