Văn hóa thảo luận (Discussion Culture)

DiscussionAbstract: Ludwig Wittgenstein used to say: “A new word is like a fresh seed sown on the ground of the discussion”. That’s why I would like to present here some newest comments and discussion on PhamVietHung’s Home. Một trong những đặc trưng nổi bật của nền văn minh hiện đại là văn hóa thảo luận. Một bức tranh đẹp mà không có những lời bình phẩm hay thì có lẽ nó mất đi quá nửa giá trị. Ludwig Wittgenstein từng nói: “Mỗi từ ngữ trong một cuộc thảo luận giống như một hạt giống tươi mới gieo trên mặt đất” Người thích thảo luận là người có tinh thần cởi mở. Thế giới ngày nay là thế giới mở. Ý nghĩa vĩ đại của internet chính là ở chỗ đó – nó tạo ra một diễn đàn vĩ đại cho toàn thể nhân loại! Stephen Hawking có lẽ là một trong những người cởi mở nhất khi ông cho rằng không phải chỉ có những nhà triết học, khoa học, mà cả những người bình thường cũng có thể tham gia vào các cuộc thảo luận khoa học. Với tất cả những nghĩa lý đó, tôi muốn gửi lời chân thành cám ơn tới tất cả những độc giả của PhamVietHung’s Home, đặc biệt những người đã có ý kiến bình luận. Nhân đây tôi xin trân trọng giới thiệu vài ý kiến mới nhất, những thảo luận lý thú và bổ ích về Định lý Bất toàn và Thuyết Tương đối trên trang nhà của tôi. Để chia sẻ với những ý kiến này, xin độc giả vui lòng nghe trước bài nói chuyện “Định lý Bất toàn và những hệ quả triết học” và đọc trước bài “Về cuộc lệch giờ trăn năm” trên PhamVietHung’s Home.
1/ Về bài nói chuyện “Định lý Bất toàn và những hệ quả triết học”

Ý kiến của bạn Nguyễn Huy Linh

Chào bác,
Cháu vừa xem xong part1 bài nói chuyện của bác. Cháu cảm thấy tiếc vì không có mặt ở buổi nói chuyện của bác hôm đó.
Ở phần đầu bài nói chuyện, bác có nhắc tới chuyện của anh IT tốt nghiệp ở Úc. Câu chuyện này gợi cho cháu 1 câu hỏi, tuy không liên quan nhiều tới bài nói của bác, nhưng cháu cho rằng đây là 1 vấn đề đáng quan tâm trong thời buổi hiện nay. Câu hỏi của cháu chính là: làm thế nào để có 1 cách tiếp cận thông tin hiệu quả.
Như trong bài nói của bác, chúng ta bây giờ đã có 1 công cụ tuyệt vời là internet. Nhờ internet, cháu có thể đọc những cuốn sách về toán, về tài chính mà có lẽ chỉ chục năm trước, thật khó để sở hữu nó. Tuy vậy, việc định hướng để tìm ra những cuốn sách đáng đọc lại không hề dễ dàng. Nếu như không có 1 người hướng dẫn, thì internet giống như 1 đại dương thông tin và những người trẻ như cháu chỉ cố gắng mò mẫm từng chút từng chút 1.
Ngay như blog của bác, cháu biết đến là thông qua loạt bài về con người của bác, và bài về gene tội phạm, chứ hoàn toàn không phải vì những bài viết về định lý bất toàn.
Cháu có tham gia 1 diễn đàn lớn của VN, từng có 1 poll hỏi về 10 website bạn hay truy cập nhất, và cháu nhận thấy gần như 100% đều chưa tận dụng tốt internet để đào bới thông tin 1 cách hiệu quả. Xét về bản thân cháu, dù có cố gắng nhưng cháu cảm thấy cháu còn xa mới đạt được mức sử dụng internet hiệu quả.
Vấn đề này cháu chỉ mới có câu trả lời là đi theo bước chân của những người đi trước (kiểu mentor, những topic trên internet), nhưng cháu cảm thấy như vậy vẫn là chưa đủ.
Cháu mong nhận được ý kiến của bác về vấn đề này. Nhân tiện cháu xin được hỏi bác liệu sắp tới bác có ý định tổ chức buổi nói chuyện nào ở Hà-nội nữa không ạ?
Chúc bác luôn mạnh khỏe,

Ý kiến của bạn Lâm Hoàng Âu trao đổi với bạn Nguyễn Huy Linh

Xin phép chú Hưng cho cháu được góp ý với bạn tufirelip một chút.
Nhận thức và kiến thức là hai thứ khác nhau, có người kiến thức rắt rộng, rất nhiều nhưng nhận thức vẫn kém. Cái mà bạn học được qua sách vở, nhà trường, công thức thuộc lòng, kinh nghiệm các thứ , là thuộc về kiến thức, không thuộc về nhận thức. Có một môn có thể giúp bạn nâng cao nhận thức đó là Triết học. Nên nhớ Triết học là thứ gì đó không thể học một cách cụ thể mà là học cách suy nghĩ theo kiểu Triết học. Khi nhận thức của bạn đã cao rồi bạn dễ dàng nhận biết được kiến thức nào là thật và kiến thức nào là giả dối. Đương nhiên trong một quyển sách bạn đọc sẽ có những đoạn thật, những đoạn giả, nhưng khi nhận thức đã cao rồi bạn dễ dàng phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Đó cũng là cách để bạn chắt lọc kiến thức trong một bể kiến thức mênh mông thật giả lẫn lộn.
Và bạn cũng nên đọc qua Kinh Thánh Tân Ước, đó là lời nói chân lý của Chúa Jesus, khi bạn đọc và suy ngẫm triết học, bạn sẽ thấy vô cùng đúng đắn, nếu áp dụng vào trong cuộc sống thì bạn sẽ thấy chính xác vô cùng.
Trong cuộc sống bạn phải có chân lý để tựa vào, và từ đó khai triển ra theo hướng đó thì bạn sẽ tránh được nhiều sai lầm.
Thân ái.

Ý kiến hồi đáp của bạn Nguyễn Huy Linh

Cám ơn bạn đã cho ý kiến về câu hỏi của mình.
Nhưng có lẽ bạn hơi chệch hướng trong câu trả lời, bởi vì câu hỏi của mình là: làm thế nào để có 1 cách tiếp cận thông tin hiệu quả.
Tại sao mình lại đặt câu hỏi này, xuất phát từ vấn đề sử dụng internet chưa hiệu quả của bản thân và những người xung quanh. Ngay như bác Hưng cũng có nói trong bài nói chuyện, nhiều người có học thức vẫn chưa có thể tiếp cận những thông tin mang tính nền tảng, như vậy thậm chí có thể coi họ vẫn chưa có cách tiếp cận thông tin hiệu quả.
Bởi vậy, mình cho rằng vấn đề định hướng và vấn đề tiếp cận là 2 vấn đề khác nhau. Tiếp cận là tiếp xúc các nguồn tin ở dạng “thô” (có tin thì dạng facts, có tin thì thì bị thiên lệch, chủ quan, có tin thì sai, có tin thì đúng,…); còn định hướng là ở bước xử lý thông tin. Nếu như trong công nghẹ xử lý data thì đây là 2 giai đoạn khác nhau rồi.
Mình nghĩ đây thực sự là 1 vấn đề mang tính thực tiễn cao. Mình biết có rất nhiều người không phải không có hứng thú tìm tòi, nhưng vì không biết tìm tòi như thế nào nên vẫn luẩn quẩn chẳng hạn. Nếu như giải quyết được vấn đề này, có lẽ sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trẻ VN.

Ý kiến của tác giả Phạm Việt Hưng trao đổi với bạn Nguyễn Huy Linh

Bạn Huy Linh thân mến,
Bạn có mối quan tâm rất đúng. Quả là trong thời đại ngày nay, internet là một biển thông tin để cho con người tha hồ bởi lội, ngụp lặn trong đó. Nếu không có bản đồ hải trình và không có la bàn thì con người rất có thể rơi vào tình trạng “thả nổi” cho số phận lênh đênh trên biển như anh chàng Pi trong “Cuộc đời của Pi” hay như những Vietnamese boat people trong thấp kỷ 1980. Bản thân tôi, như trong bài nói chuyện đã nói, cũng gặp “Định lý Bất toàn” một cách ngẫu nhiên khi mới đặt chân tới Úc. Ấy là vì khi còn ở VN, tôi bận tâm tới một vấn đề của toán học, đó là Hệ tiên đề Hình học. Tôi đã từng tranh luận trên báo chí với GS Văn Như Cương về vấn đề này, và không có câu trả lời thỏa đáng. Lúc tôi đến Úc thì chưa có internet, hoặc nếu có thì nó chưa trở thành phương tiện thông tin phổ cập cho đại chúng, nên nguồn thông tin chủ yếu của tôi lúc ấy vẫn là sách. Và phải thừa nhận rằng thế giới sách ở Tây phương thì hơn hẳn ở VN. Tôi lạc vào hiệu sách và choáng ngợp vì thông tin. Điều làm tôi ngạc nhiên là rất nhiều sách có biểu tượng ngoài bìa là hình Tam giác Penrose, mà thoạt nhìn tôi chưa hiểu ý nghĩa sâu xa của nó. Nhưng mở ra đọc thì tôi giật mình bàng hoàng vì thấy đây là một vấn đề vô cùng lớn của toán học và của nhận thức luận mà cớ sao ở VN bao lâu trước đó tôi không hề biết, và chắc chắn giới toán học ở VN mà tôi quen biết cũng không hề biết. Điều đó có nghĩa là tôi gặp may. Cũng có rất nhiều nhà khoa học người Việt ở Úc, không hiểu sao cũng không biết hoặc không quan tâm tới một định lý toán học mang tính nền tảng này. Và ngẫu nhiên tôi trở thành người giới thiệu định lý này trên các phương tiện thông tin đại chúng ở VN, đầu tiên là trên các báo giấy. Tôi kể chuyện dông dài này ý nói rằng việc tôi có được thông tin ở đây cũng là một may mắn ngẫu nhiên. Vì thế tôi hiểu ý bạn Linh đặt câu hỏi là làm thế nào để chúng ta có thể có được những thông tin hữu ích một cách chủ động, thay vì ngẫu nhiên và may mắn như thế. Ý tưởng của bạn Linh rất hay. Đó chính là lý do để ở Úc có một nghề nghiệp là nghê săn lùng thông tin. Có những công ty tuyển nhân viên giỏi navigate trên mạng để tìm những thông tin hữu ích cho công ty của họ. Vậy câu hỏi đặt ra là có một phương pháp hệ thống nào để tìm kiếm thông tin không? Câu trả lời của tôi là:
Có. Người giúp chúng ta rất đắc lực trong việc này chính là Google. Công cụ tìm kiếm của Google quả là vĩ đại! Có thể Sergey Brin và Larry Page từng có mối băn khoăn như bạn Linh để từ đó quyết tâm xây dựng nên công cụ tìm kiếm vĩ đại ngày nay, đến nỗi đã ra đời khái niệm “googlize” trong từ điển nhận thức. Ngày nay một ngày không có Google là một ngày thiếu ăn tri thức! Bao nhiêu khó khăn của việc tra cứu lục lọi thư viện đã được thay thế bởi mấy cú gõ bàn phím. Thí dụ bạn chỉ cần gõ “Định lý Bất toàn”, hoặc “Kurt Godel”, hoặc “Theorem of Incompleteness”,… là bạn có hàng đống thông tin hữu ích cho bạn về chủ đề này. Tuy nhiên, như Định lý Godel đã nói cho chúng ta biết: chẳng bao giờ có một thứ lý thuyết nào là đầy đủ. Bên cạnh những quy trình được công nghệ hóa, tự động hóa, hệ thống hóa, những phương pháp thủ công vẫn đóng vai trò tích cực. Chẳng hạn, đến nay tôi vẫn chưa tìm được nguyên bản một tiểu luận xuất sắc của Victor Hugo, “Les avantages de l’étude” (Ích lợi của sự học). Có lẽ phải đến thư viện ở Paris lục lọi may ra mới tìm được.
Nếu internet là biển, là đại dương thông tin thì trên trái đất này còn có những hồ, ao, đầm, lạch,… và ở đó có thể chứa đựng những kho báu mà không ai biết trước. Vậy tóm lại là chúng ta nên kết hợp cả phương pháp hệ thống tìm kiếm thông tin lẫn phương pháp thủ công. Không có gì là tuyệt đối cả, không có gì là hoàn hảo cả, bạn hãy bằng lòng với sự tương đối và một phương pháp chưa thật hoàn hảo, nhưng với sự trải nghiệm, dần dần bạn sẽ tìm thấy cái hoàn hảo hơn. Đó chính là đặc trưng của các phần mềm trong công nghệ thông tin mà Định lý Godel đã chỉ ra.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý tưởng của chính bạn. Vấn đề là bạn có ý tưởng hay không, bạn muốn tìm kiếm cái gì. Người Pháp có câu rất hay:
“Vouloir, c’est pouvoir” (Muốn là được). Từ chỗ tôi muốn tìm hiểu hệ tiên đề hình học, tôi đã “được” Định lý Bất toàn!
Chúc bạn Linh đạt được những điều bạn muốn!
Phạm Việt Hưng

Ý kiến của bạn Lâm Hoàng Âu về bài “Định lý Bất toàn…”

Hay quá, cám ơn chú Hưng về bài nói chuyện này.
Cháu thích nhất câu gần chót của chú : “Vì sao con người ta tôn thờ khoa học? vì con người ta là thể xác vật chất, mà khoa học thì tạo ra những giá trị vật chất thỏa mãn được cho nhu cầu thể xác của con người nên con người thích lắm”
Thật vô cùng đúng và vô cùng đáng để suy ngẫm.

Ý kiến của bạn Chân đất về bài “Định lý Bất toàn”

Thân gửi bác Hưng ,
Cháu rất thích thú với cách diễn đạt của bác trong bài diễn thuyết về “Hệ quả Triết học của Định lý Bất toàn” .rất sống động ,dễ hiểu.
Lúc trước,cháu có đọc bài “lửa của Pascal ” ,thì cháu thấy Pascal đã sớm thấu hiểu về Hệ quả Triết học của Định lý này .Điều mà đương thời ,và mãi sau này ít ai hiểu nó.
Nhưng cháu xin chia sẻ một điều rằng :” Đương thời với Pascal còn có một người hiểu được Hệ quả Triết học định lí này .Ông là Baruch Spinoza (24/2/1633 – 21/2/1677)
“Khi gọi con người lý trí là con người tự do ,Spinoza không ngu ý nói rằng ,lý tưởng con người của ông là người “trí thức vô cảm “.Con người tự do có cảm xúc ,nhưng do là những cảm xúc bắt nguồn từ con người toàn diện chứ không (như những đam mê có ) chỉ từ một thành phần nào của con người.”
Nếu bác biết thêm về ông Baruch Spinoza thì chia sẻ cho cháu biết với ,cháu rất ngưỡng mộ ông ta,cháu xin thưa với bác ông này mất trẻ quá mới 45 tuổi thôi,chứ cho ông ta thọ cỡ như Newton thì bộ mặt triết học ngày hôm nay sẽ sáng hơn rất nhiều .

2/ Về cuốn “Thuyết tương đối hẹp và rộng” của Albert Einstein

Ý kiến của bạn Mai Thế Uy
Chú Nguyễn Xuân Xanh với quyển “Einstein” là quyển đầu tiên đánh thức cháu.
Kệ sách Nhà xuất bản Tri Thức tại nhà sách Phương Nam là nơi cháu thường xuyên ngó tới xem có quyển nào mới ra lò hay không?
Chú có gợi ý nào về việc mua được cuốn “hạt Higgs…” và “Thuyết tương đối rộng và hẹp..” vì hiện nay cháu chưa thầy nằm trên kệ, và cả cuốn “Phương trình của Chúa” của chú nữa.

Ý kiến của bạn Lâm Hoàng Âu

“Cuộc lệch giờ trăm năm” tiêu đề rất hay và ý nghĩa, nếu như tiêu đề này được dùng như là tựa cuốn sách thì sẽ còn hay và ý nghĩa hơn nữa, tựa đề này rất đúng với ý nghĩa của Thuyết tương đối, đúng về mặt ẩn dụ xã hội và đúng luôn cả về mặt vật lý theo tinh thần của thuyết tương đối -Thời gian của mọi vật đối với nhau đều luôn bị lệch đi, và cả không gian, khối lượng, kích thước cũng bị lệch đi tùy thuộc vào chuyển động của vật.
Cá nhân tôi rất thích thuyết tương đối, nó là một lý thuyết “kỳ lạ” về mặt vật lý, nhưng cũng đúng luôn về mặt xã hội, áp dụng được cả vào trong cuộc sống, một mặt lại mang tư tưởng triết học và thậm chí là có cả bóng dáng của cả thần học.
Thuyết tương đối đã chỉ ra rằng : khi ta quan sát một vật tức là ta đang đứng trên hệ quy chiếu của mình mà quan sát một hệ quy chiếu khác cho nên cái mà ta nhận được chỉ là HÌNH CHIẾU của vật, do đó mọi giá trị của vật mà ta nhận được trên hệ quy chiếu của mình chỉ là TƯƠNG ĐỐI, không chỉ có thời gian là tương đối mà mọi giá trị không-thời gian, khối lượng đều tương đối.
Do đó ta có thể phát biểu “ Mọi vật ĐỐI VỚI NHAU” đều TƯƠNG ĐỐI.
Như vậy cái tương đối này ở đâu mà ra? Lý do ở đâu mà mọi vật đối với nhau lại chỉ là tương đối? Hóa ra là chính tính chất TUYỆT ĐỐI vận tốc ánh sáng làm cho mọi vật đối với nhau đều trở nên tương đối.- Mọi vật đều có một bộ đếm thời gian riêng tùy thuộc vào vận tốc chuyển động của nó so với ánh sáng như thế nào., càng chuyển động với vận tốc gần ánh sáng thì thời gian càng chậm lại.
Nếu như ta xem ánh sáng là “Chân lý”, thì ta sẽ thấy vật nào càng tiến gần đến “chân lý” thì thời gian lại càng dãn ra, càng chậm lại, hay nói cách khác là sống lâu hơn, bền hơn , trường tồn hơn so với vật khác sống xa “chân lý”. Cho đến khi đạt được “chân lý” thì sẽ trở nên bất tử. Tuy nhiên sẽ không thể đạt được “chân lý” vì thế gian này là thể xác vật chất, hay cũng có thể nói là không có vật nào có khối lượng mà đạt được vận tốc ánh sáng. Chỉ có hạt photon không có khổi lượng là đạt được vận tốc của chính nó và khi đó thời gian sẽ bằng không.
Tôi không đồng ý về định nghĩa thời gian :“ là đại lượng đặc trưng cho sự chuyển đổi trạng thái của một hệ”, theo tôi định nghĩa như thế không đầy đủ và không tránh được tính chủ quan gượng ép. Khi nói răng thời gian bằng không là thời gian dừng lại, hay ngừng trôi và vật đứng im, trạng thái của hệ không thay đổi, và nó chỉ thay đổi khi tiếp tục cho thời gian trôi đi.- Tôi không đồng ý điều này, theo tôi khi thời gian bằng không có nghĩa rằng- thời gian không tồn tại, và do đó không gian cũng không tồn tại, hay nói cách khác trục tọa độ không thời gian đều biến mất.
Lấy ví dụ về ánh sáng, thời gian riêng của ánh sáng là bằng không, nhưng ta vẫn thấy ánh sáng chuyển động, ánh sáng đâu có đứng im, thời gian và không gian đối với ánh sáng là không tồn tại, nhưng thời gian và không gian của ánh sáng đối với ta lại tồn tại – Bởi vì ta nhìn thấy ánh sáng chỉ là nhình thấy hình chiếu của nó trên hệ quy chiếu của ta thôi.
Immanuel Kant – Nhà triết học lớn ở thế kỷ 18, ông nói rằng, dường như con người khi sinh ra đã có một thế lực buộc chặt con người với không gian và thời gian, người ta không thể suy tưởng được những đối tượng không có không gian và thời gian. Đồng thời những giác quan của con người có tính chất kinh nghiệm, thụ nhận chủ quan về thế giới bên ngoài (không thể nắm bắt được bằng các khái niệm), ông gọi thế giới bên ngoài này là “ Vật tự thể”, hay là hiện thực khách quan.
Con người không thể nhận thức được “vật tự thể” mà chỉ nhận thức được sự biểu hiện của nó ra bên ngoài. Trường hợp con người không tưởng tượng được những đối tượng không có không gian, thời gian được Kant giải thích là nằm ở sự hạn chế của con người, không nằm ở các đối tượng. Không gian và thời gian có trong vật tự thể hay không là một điều con người không thể biết được.
Lấy một ví dụ, khi ta đeo một cặp kính màu đỏ vào, mọi vật sẽ trở nên màu đỏ. Ta lái xe đi một vòng thành phố, mọi việc đều bình thường, nhà cửa, xe cộ, con người, mọi sự việc đều bình thường không có gì thay đổi, chỉ có điều mọi thứ đều biến thành màu đỏ. – Nhưng sự thật đâu phải như vậy. Kant nói rằng con người khi mới sinh ra đã có một cặp kính giống như vậy mà con người luôn phải đeo mà không thể tự tháo ra được, đó là cặp kính về không gian và thời gian.
Tôi có một câu hỏi, một thắc mắc khắc khoải trong lòng mà thật sự có lẽ chỉ có Einstein mới trả lời thỏa đáng được, không phải vì câu hỏi này cao xa hay khó khăn gì, mà vì nó là một câu hỏi cá nhân, nhiều khi tôi tưởng tượng và ao ước phải chỉ Einstein có thể ngồi dậy được chỉ cần 5 giây để trả lời cho tôi hoặc PHẢI hay KHÔNG sau đó lại tiếp tục nằm xuống ngủ giấc ngàn thu để trong lòng tôi không còn thắc mắc khắc khoải.
Tôi muốn hỏi Einstein rằng : Tại sao ông lại biết vận tốc ánh sáng là tuyệt đối nhanh nhất trong vũ trụ? Không gì có thể chuyển động BẰNG vận tốc ánh sáng, tại sao ông lại có thể tự tin về điều đó mà xem đó như là một tiên đề, một hòn đá tảng đặt lên để từ đó xây dựng nên lý thuyết của mình.? Ông không nghĩ rằng hậu bối của ông sau một trăm năm, hai trăm năm, hay ba trăm năm sau với nền văn minh phát triển, những máy gia tốc khủng khiếp mới sẽ ra đời có thể từ đó mà người ta sẽ tìm thấy một hạt hay một thứ gì đó có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng sao?
Tiên đề, hiểu theo đúng nghĩa đen có nghĩa là mệnh đề đầu tiên, là câu nói đầu tiên, theo như đó khi mở quyển Kinh Thánh, câu nói đầu tiên của Đức Chúa Trời là “ Phải có ánh sáng” đó là câu nói đầu tiên trong sách Sáng Thế. Có phải Einstein đã dựa vào câu nói này của Đức Chúa Trời mà đặt niềm tin tuyệt đối, dựng nên tiên đề về ánh sáng mà với những điều kiện hạn chế thời đó không thể chứng minh được, mà mãi đến bây giờ cũng không thể lật đổ được.?
Trên hòn đá tảng này, Einstein đã xây dựng nên một tòa kiến trúc hùng vĩ về vũ trụ, ông đã dựng lại bức tranh tổng thể của vũ trụ rất hoàn chình ( những bức tranh về vũ trụ khác dựa trên những thuyết khác Einstein đều rất kém hoàn chỉnh và gượng gạo, trong đó có lẽ thuyết “ Vũ Trụ có thể tự tạo ra nó từ hư vô” của Stephen Hawking là tào lao nhất ).
Einstein đã vẽ lại vũ trụ, đã mô tả lại vũ trụ, dựng lại và lần lại lịch sử của vũ trụ đến cùng kỳ và cuối cùng lại gặp ngay đúng Đức Chúa Trời ở điềm Sáng Thế Big Bang.
Điều này lại thể hiện quan điểm hơn 3500 năm trước của người phương Tây, lịch sử diễn ra là có sự tác động của Thượng Đế.
Từ thuyết tương đối của Einstein về vũ trụ và thuyết tiến hóa của Darwin về sự sống-hình thái sự sống tiến hóa theo chiều hướng một hệ thống thần kinh càng ngày càng phức tạp, đến mức nó có thể tự nhận thức được ra mình, ban đêm nhìn lên bầu trời đầy sao để mong muốn tìm kiếm lại nguồn gốc của chính mình, viết nên những phương trình, dựng nên học thuyết mô tả lại vũ trụ để cuối cùng nhình thấy được người Cha đã tạo ra mình. Cá nhân tôi không xem đó là sự ngẫu nhiên.
Xin lưu ý là những lập luận bên trên của tôi chỉ mang tính cá nhân, không phải nói về quyển sách bên trên, vì tôi cũng chưa đọc quyển đó. chỉ là những suy nghĩ của mình muốn cùng chia sẻ với mọi người.
Cuối cùng, xin được phép trích câu nói của Chúa Jesus
“ Kẻ khôn ngoan xây nhà trên tầng đá, còn kẻ dại cất nhà trên nền cát” ( vì cát là vô định hình, muốn xây dựng bất cứ thứ gì mình muốn cũng được từ nhà cửa, chim muông, vũ trụ tinh hà….nhưng cũng chỉ là một đống cát vô cùng mềm yếu và dễ tan vỡ)

Ý kiến của bạn Thế Uy, 02/05/2014 lúc 09:07

Đối với những con người hành động, nhận thức một lần về chân lý là không đủ, ngược lại, nhận thức này phải luôn được làm mới lại một cách không mệt mỏi nếu không muốn nó bị mai một. Nhận thức giống như một bức tượng cẩm thạch đứng giữa sa mạc và luôn có nguy cơ bị gió cát chôn vùi. Những bàn tay siêng năng phải luôn không ngừng nghỉ để cẩm thạch có thể tiếp tục lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời” ALBERT EINSTEIN
Đoạn trích trên được lấy trong bài báo của Phạm Việt Hưng trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật: 4-5-2014, nó đã khiến tôi xúc động…
Nhiều hành động, nhiều suy nghĩ, nhiều khi tự cho mình hơn người, nhưng hỡi ôi lịch sử cũng như cuộc sống đã là nhân chứng của bao tượng đài sụp đổ.
Có một câu chuyện được kể rằng: trong một cuộc họp ở công ty nọ, giám đốc người Tây hỏi ý kiến toàn thể đã thống nhất cách thực hiện công việc chưa, thì cả phòng im lặng, trầm ngâm, ngật ngù, có lẽ đó là minh chứng cho sự đồng thuận và thế là cuộc họp kết thúc. Thế nhưng vài ngày sau, ông ta lại thấy các nhân viên của mình làm theo phương cách cũ… phải chăng văn hóa thảo luận luôn là một di sản của nền văn minh phương tây?
Cũng có một câu chuyện được kể rằng: vào một ngày xa xưa, ở một vùng miền nọ, trong một bộ lạc kia, vào nơi một buổi sáng đẹp trời, vị tù trưởng cắm một cây cọc xuống đất và phán: cái cọc này là đại diện cho bộ lạc ta, nó sẽ ở đó và trường tồn mãi mãi, không ai đủ sức nhổ nó lên được bởi lẽ nó là cây cọc của thần linh. Vào một buổi sáng khác có vài người đến thử nhổ cọc, liền bị lính canh tới bắt và đem đi chém đầu…kể từ đó trở đi, chẳng ai còn tư tưởng nhổ cái cọc đó nữa và cái cọc đã làm tốt vai trò của mình, một đại diện, một chân lý. Thời gian cứ tiếp nối, đến lúc vị tù trưởng già yếu và mất đi, người con trai lên ngôi tù trưởng. Với sự trẻ trung và phóng khoáng anh cho phép mọi người có quyền thử sức nhổ cây cọc. nhưng than ôi, sau bao năm… những người lớn đã mất đi giác quan về cây cọc, giờ đây trước mặt họ là một vị thần. Bất ngờ một đứa một đứa bé khoảng 7 tuổi chạy đến, nó chạy nhanh đến mức không ai kịp can ngăn, chỉ bằng một hành động dứt khoát nó đã nhổ bay cây cọc lên…mọi người đều bàng hoàng. Thất vọng nhất đó là vị Tân tù trưởng, anh đã không chịu nổi một cú sốc quá lớn và rồi chạy thục mạng vào rừng sâu…
Mười năm sau, người ta thấy một người râu tóc rối bời, tiến vào giữa bộ lạc, cắm một cây cọc xuống đất và dõng dạc tuyên bố: ta chính là tù trưởng và đây là cây cọc đại diện cho bộ lạc này, ta thách đố ai nhổ được nó, và thế là những người khỏe mạnh nhất bắt đầu nhổ thử…và rồi cây cọc vẫn đứng yên và thế là người ta tôn anh làm tù trưởng.
Và anh không quên nói thêm: ngày nào có người nhổ được thì ngày đó người ấy sẽ là tù trưởng! cuộc sống vẫn tiếp diễn và ngày ngày vẫn có người thử sức…
Lời kết: Karl Popper đã từng nói đại ý như sau: một điều được còn được coi là khoa học hay chân lý khi nó còn đứng vững được trước mọi bắn phá.
Cháu rất trân trọng những người như chú Hưng, chú Nguyễn Xuân Xanh… cháu thần tượng GS Chu Hảo, GS Nguyễn Thanh Vân… những người đang nỗ lực làm lan tỏa khoa học.

Ý kiến của bạn Lâm Hoàng Âu ngày 10/05/2014
Einstein, một khoa học gia lỗi lạc, là thần tượng của biết bao nhiêu người, đặc biệt là giới trí thức trẻ, học sinh, sinh viên, nhiều người xem ông như là cái mốc để mình theo đuổi. Cá nhân tôi khi còn nhỏ cũng thần tượng Einstein lắm. Ôi..!
Ông là nhà khoa học, đó là điều ai cũng biết, nhưng lại ít người biết trước đó ông đã là một nhà triết học, và những khám phá khoa học của ông có được là do những suy tư triết học, và thậm chí, những suy tư triết học của ông còn nhiều hơn những tư duy khoa học. Điều này có được là do những ảnh hưởng mang tính giáo dục của những năm tháng học triết học khi ông còn là một cậu bé, triết học của Kant, Schopenhauer và Spinoza .
Nếu chỉ có Tư duy khoa học thuần túy thì đó hẳn là một cái máy, chỉ có những suy tư triết học mới làm cho con người khác với máy móc, nó cho người ta một nền móng vững chắc cho các quan điểm cá nhân,và làm cho con người khác với những sinh vật khác, khác với động vật. Học triết học không phải là học một cái gì đó cụ thể mà là học cách suy nghĩ theo kiểu triết học. Và ,một nhà triết học chân chính họ không bao giờ vội nhảy đến kết luận của bất cứ điều gì , đặc biệt qua thái độ nghi ngờ mọi câu trả lời, hoặc các đáp án, đã được tìm thấy hay thiết lập từ trước, họ cho rằng điều quan trọng là phải giữ thái độ hoài nghi đối với mọi chân lý được thừa kế. Thậm chí nếu ta chưa bao giờ nhìn thấy một con quạ trắng thì ta cũng không bao giờ nên ngừng tìm kiếm nó. Vì muốn bước qua ngưỡng cửa dẫn vào triết học, trước hết phải giống như trẻ thơ, với tính hiếu kỳ không bao giờ bị xơ cứng và trí óc tươi tắn, sẵn sàng đón nhận những cái mới mẻ.
Triết học, trong điều kiện tốt nhất của nó, phản ánh đúng tinh thần của Socrates qua câu nói nổi bất hủ của ông “ Điều mà tôi biết nhiều nhất, đó là tôi không biết gì cả.”
Tuy nhiên, nền giáo dục ngày nay cho học sinh, hầu như bỏ hẳn môn triết, thậm chí đối với cả người lớn, khi được hỏi đến triết, họ nói đó là cái gì đó khô khan, lẩm cẩm, không thực tế. Đầu óc họ đã bị xơ cứng, họ chạy theo quán tính, chạy theo những người xung quanh, ai làm gì thì họ làm đó, ai học gì thì họ học đó, ai có địa vị thì họ cũng tìm cách có địa vị cho được, họ chẳng có một mục đích hay một mục tiêu, họ cũng chẳng quan tâm đến những câu hỏi như: Tôi là ai?, tại sao tôi lại ở đây?, thế giới này từ đâu ra? Sau khi chết thì tôi sẽ đi đâu?
Trong đó, sự Chết là cái mà họ sợ nhất và do đó nó là quan trọng nhất, họ biết rằng cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ, cái hẹn với Tử Thần là cái hẹn mà ai cũng phải gặp, không ai lỗi hẹn được cả,họ biết và họ sợ nhưng họ lại chẳng chuẩn bị gì cho điều đó cả, thật là ngu ngốc. Nếu con người sống mà không có những suy tư triết học như thế thì con người sống không mục đích, con người chỉ trôi vô định trong không gian.
Tuy nhiên, triết học không phải là chân lý, triết học chỉ là con đường để ta đi tìm chân lý. Và trên con đường này, sẽ có con đường dẫn đến chân lý và cũng có con đường dẫn xuống vực thẳm .
Einstein, nửa cuộc đời đầu của ông đã đi trong ánh sáng, ông đã đi trong sự dẫn đường của triết học Kant, nhưng đáng buồn, nửa cuộc đời sau của ông lại ảnh hưởng hoàn toàn của triết học Spinoza, đây là cái sai lầm chí tử của ông, ông đã đi ra khỏi ánh sáng mà đi vào bóng tối, ông đã tự thắp đuốc lên mà đi trong bóng đêm, cho đến khi ngọn đuốc tắt đi, ông hoàn toàn chìm ngập trong tối tăm mù mịt.
Spinoza- Nhà triết học vô thần có mang màu sắc phiếm thần, rất đam mê thuyết nhất thể. Ông là người theo quyết định luận tột bực,Ông cho rằng vũ trụ là hoàn hảo.Spinoza tin vào vũ trụ tất định của ông mà “mọi vật trong thiên nhiên tiến triển do một sự cần thiết nhất định với một sự hoàn hảo tột bực”, do đó ông cho rằng Thiên Nhiên, Vũ Trụ chính là Chúa Trời.
Einstein gọi Spinoza là nhà triết học đã có ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới quan của ông. Spinoza đã đặt Chúa trời (chất vô hạn) với Thiên nhiên, thống nhất với niềm tin của Einstein vào một vị thần phi cá thể. Khi được hỏi về chuyện ông có tin vào Chúa trời hay không. Einstein đã trả lời “Tôi tin vào vị Chúa trời của Spinoza, vị Chúa thể hiện mình trong sự hài hòa trật tự của những gì tồn tại, tôi không tin vào một vị Chúa quan tâm đến số phận và hành động của con người.”
Khi ta nghe câu trả lời đó, ta biết rằng Einstein đã bị cám dỗ bởi bàn năng, ông đã đánh mất đức khiêm nhường, đức kính sợ, Tinh thần triết học của Scorcate đã mất, ông đi tìm một lý thuyết vể mọi thứ nhưng điều ông nhận được chỉ là sự Vô Minh của chính bản thân mình.
Vua Salomon- Vị vua khôn ngoan nhất đã nói “ Sự kính sợ Đức Chúa Trời là khởi nguồn của mọi tri thức, còn kẻ ngu muội thì khinh bỉ lời khuyên dạy”. Sự khiêm tốn là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan. Einstein tin vào một vũ trụ tất định, hoàn hảo của Spinoza, ông đã không kính sợ Chúa nữa nên 30 năm cuối đời ông đã trở nên mù quáng đi tìm kiếm một lý thuyết hoàn hảo không bao giờ có. Vì vũ trụ là không hoàn hảo nên không thể có một lý thuyết hoàn hảo hay bất cứ cái gì hoàn hảo được. ( Nguyên lý bất định Heisenberg cho biết vũ trụ này là bất định, là không hoàn hảo- nguyên lý này cũng cho biết ,sự bất định này nằm trong bản chất của sự vật chứ không phải do hạn chế về tri thức của con người )
Điều này đã được nói đến trong Kinh Thánh “Vì loài người đã phạm tội, đã đánh mất sự vinh hiển nơi Thiên Chúa” (Rô-ma 3:23). Ban đầu con người và vũ trụ được Chúa tạo ra hoàn hảo, nhưng khi con người sa ngã đã đánh mất đi sự hoàn hảo đó, và tiền công cho tội lỗi đó là sự chết.
Spinoza và Einstein đã được dạy dỗ đúng, đã đi trong ánh sáng, nhưng cuối cùng các ông lại chọn bóng tối và đi vào ngõ cụt.
Toàn bộ tri thức nhân loại, khoa học cho đến triết học từ cổ chí kim, các tư tưởng này ban đầu đều xuất phát với những tia sáng thật, nhưng cuối cùng đều kết thúc trong tối tăm mịt mù. Những nan đề vẫn là nan đề, những câu hỏi như : loài người phát triển, nền văn minh phát triển, khoa học phát triển, nhưng tại sao đạo đức con người lại không phát triển, hay con người không thánh thiện hơn mà càng ngày càng có xu hướng xấu đi?. Tại sao một em bé khi sinh ra được giáo dục tốt, được cha mẹ dạy những điều tốt, không ai dạy em bé nói dối nhưng sao nó lại biết nói dối? Tại sao có đau khổ? Tại sao có bệnh tật?
Chúa Giê su, một lần nói chuyện với Ni-cô-đem ,một nhà thông thái của Do Thái, , Chúa Giê Su đã nói “ Ông là giáo sư nổi danh của người Do Thái mà không hiểu những việc ấy sao? CON NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC SINH LẠI .”. Ý Chúa nói rằng con người phải được Chúa làm lại, chứ con người kiếp này đã hỏng rồi.
Chúa Giê su nói tiếp với Ni-cô-đem “ Ta nói những việc dưới đất các ngươi còn không hiểu, huống hồ ta nói những việc trên trời làm sao các ngươi hiểu”
Quả thật, những việc con người hiểu được trên mặt đất này còn quá ít so với những gì con người không hiểu.
Isaac Newton khi về già, nói với một người khen ngợi sự không ngoan của ông rằng, “Tôi chỉ như một đứa trẻ đi trên bờ biển lượm lặt đó đây viên cuội, vỏ sỏ, còn cả đại dương chân lý vẫn trải rộng mênh mông trước mặt”
Rồi Thomas Edition cũng từng nói, “ Tôi không biết được một phần triệu của một phần trăm về bất cứ điều gì”
Không chỉ con người phải được làm lại, mà cả Vũ Trụ cũng phải được làm lại. Trong Sách Kinh Thánh,Khải Huyền, Chúa Giê su đã nói, về ngày phán xét sau cùng của tất cả, Ngài sẻ Hủy luôn cả Vũ Trụ này mà làm nên một Vũ trụ mới hoàn hảo như lúc ban đầu. Trời cũ đất cũ không còn nữa mà thay vào trời mới đất mới đến đời đời.
Việc phát hiện ra hạt Higgs,với khối lượng bằng 126 lần khối lượng Proton, làm các nhà khoa học cảm thấy đây là một sự kỳ lạ. Họ tính toán rằng, với khối lượng này vũ trụ sẽ bị hủy diệt trong tương lai.
Trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Khoa học Cao cấp Mỹ, ông Joseph Lykken, một nhà vật lý lý thuyết của Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ, tuyên bố rằng hạt Higgs là điềm báo xấu về số phận của vũ trụ,- Ông nói : “Từ những tính toán đơn giản, dựa trên kiến thức của vật lý thế giới mà chúng ta nắm vững hiện nay, tôi xin thông báo cho các bạn một thông tin khủng khiếp rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống không ổn định. Nó sẽ bị hủy diệt trong vài chục tỷ năm sau”
Khối lượng của hạt Higgs là 126 GeV, tương ứng với dự đoán lý thuyết của Mô hình chuẩn. Người ta cho rằng nó mang lại khối lượng cho các hạt cơ bản. Nếu khối lượng của nó sai lệch, dù chỉ 1% đi nữa thì xác suất kết thúc của vũ trụ sẽ khác đi, thậm chí có thể coi là vũ trụ này là ổn định.
Như vậy, Vũ trụ không phải là vô thủy vô chung, mà là có thủy có chung. Tư tưởng-Không gian vô biên thời gian vô lượng, hay toàn bộ những tư tưởng triết lý nào được phát sinh sinh từ não trạng của con người cuối cùng đều dẫn tới sai lầm. Vũ trụ phải có bắt đầu và phải có kết thúc. Điều này là điều được dạy, chứ không phải điều được nghĩ ra.
Khải Huyền 21,2,5:
“ Đấng ngự trên ngai và phán,: “Này đây ta đổi mới mọi sự”. Rồi người phán: “ Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật”. Người lại phán với tôi :” Xong cả rồi ! Ta là Anpha và là Ô-mê-ga, là Khởi Nguyên và là Tận Cùng”
Điều quan trọng là, Chúa Giê su đã đem đến cho con người một Tin Mừng, đó chính là LỜI HỨA của Chúa Giê su, Ngài hứa chắc chắn về một Thiên Đàng cho con người, tức là nơi đó Ngài sẽ làm lại con người. Chúa Giê su bảo rằng “ Ta đi chuẩn bị cho các con một chỗ”, Trong Giăng 16-23 chúa Giê su phán “ Ngày đó các con sẽ không còn hỏi ta một điều gì nữa”. Tất cả các câu hỏi của chúng ta, tất cả các vấn nạn, nan đề mà chúng ta không hiểu ở trần gian, ngày đó sẽ được Chúa cho biết hết.
Nhờ có lời hứa đó mà con người sống trong Hy Vọng, tức là một cuộc sống có Mục đích rõ ràng, không còn lông bông nữa.
Phúc cho những ai không thấy mà tin.

 

6 thoughts on “Văn hóa thảo luận (Discussion Culture)

  1. Reblogged this on Tulip and commented:
    Tuy câu trả lời không đưa ra những con đường cụ thể, nhưng phía cuối bài viết đã nêu ra điều quan trọng nhất để giải quyết câu hỏi: làm thế nào để có 1 cách tiếp cận thông tin hiệu quả.

    Còn về làm cách nào để tìm kiếm ý tưởng, đó lại là 1 câu hỏi khác. Câu hỏi này hẳn mỗi người sẽ tự có câu trả lời riêng.

    Thích

  2. ‘Đối với những con người hành động, nhận thức một lần về chân lý là không đủ, ngược lại, nhận thức này phải luôn được làm mới lại một cách không mệt mỏi nếu không muốn nó bị mai một. Nhận thức giống như một bức tượng cẩm thạch đứng giữa sa mạc và luôn có nguy cơ bị gió cát chôn vùi. Những bàn tay siêng năng phải luôn không ngừng nghỉ để cẩm thạch có thể tiếp tục lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời” ALBERT EINSTEIN
    Đoạn trích trên được lấy trong bài báo của Phạm Việt Hưng trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật: 4-5-2014, nó đã khiến tôi xúc động…
    Nhiều hành động, nhiều suy nghĩ, nhiều khi tự cho mình hơn người, nhưng hỡi ôi lịch sử cũng như cuộc sống đã là nhân chứng của bao tượng đài sụp đổ.
    Có một câu chuyện được kể rằng: trong một cuộc họp ở công ty nọ, giám đốc người Tây hỏi ý kiến toàn thể đã thống nhất cách thực hiện công việc chưa, thì cả phòng im lặng, trầm ngâm, ngật ngù, có lẽ đó là minh chứng cho sự đồng thuận và thế là cuộc họp kết thúc. Thế nhưng vài ngày sau, ông ta lại thấy các nhân viên của mình làm theo phương cách cũ… phải chăng văn hóa thảo luận luôn là một di sản của nền văn minh phương tây?
    Cũng có một câu chuyện được kể rằng: vào một ngày xa xưa, ở một vùng miền nọ, trong một bộ lạc kia, vào nơi một buổi sáng đẹp trời, vị tù trưởng cắm một cây cọc xuống đất và phán: cái cọc này là đại diện cho bộ lạc ta, nó sẽ ở đó và trường tồn mãi mãi, không ai đủ sức nhổ nó lên được bởi lẽ nó là cây cọc của thần linh. Vào một buổi sáng khác có vài người đến thử nhổ cọc, liền bị lính canh tới bắt và đem đi chém đầu…kể từ đó trở đi, chẳng ai còn tư tưởng nhổ cái cọc đó nữa và cái cọc đã làm tốt vai trò của mình, một đại diện, một chân lý. Thời gian cứ tiếp nối, đến lúc vị tù trưởng già yếu và mất đi, người con trai lên ngôi tù trưởng. Với sự trẻ trung và phóng khoáng anh cho phép mọi người có quyền thử sức nhổ cây cọc. nhưng than ôi, sau bao năm… những người lớn đã mất đi giác quan về cây cọc, giờ đây trước mặt họ là một vị thần. Bất ngờ một đứa một đứa bé khoảng 7 tuổi chạy đến, nó chạy nhanh đến mức không ai kịp can ngăn, chỉ bằng một hành động dứt khoát nó đã nhổ bay cây cọc lên…mọi người đều bàng hoàng. Thất vọng nhất đó là vị Tân tù trưởng, anh đã không chịu nổi một cú sốc quá lớn và rồi chạy thục mạng vào rừng sâu…
    Mười năm sau, người ta thấy một người râu tóc rối bời, tiến vào giữa bộ lạc, cắm một cây cọc xuống đất và dõng dạc tuyên bố: ta chính là tù trưởng và đây là cây cọc đại diện cho bộ lạc này, ta thách đố ai nhổ được nó, và thế là những người khỏe mạnh nhất bắt đầu nhổ thử…và rồi cây cọc vẫn đứng yên và thế là người ta tôn anh làm tù trưởng.
    Và anh không quên nói thêm: ngày nào có người nhổ được thì ngày đó người ấy sẽ là tù trưởng! cuộc sống vẫn tiếp diễn và ngày ngày vẫn có người thử sức…
    Lời kết: Karl Popper đã từng nói đại ý như sau: một điều được còn được coi là khoa học hay chân lý khi nó còn đứng vững được trước mọi bắn phá.
    Cháu rất trân trọng những người như chú Hưng, chú Nguyễn Xuân Xanh… cháu thần tượng GS Chu Hảo, GS Nguyễn Thanh Vân… những người đang nỗ lực làm lan tỏa khoa học.

    Thích

  3. Einstein, một khoa học gia lỗi lạc, là thần tượng của biết bao nhiêu người, đặc biệt là giới trí thức trẻ, học sinh, sinh viên, nhiều người xem ông như là cái mốc để mình theo đuổi. Cá nhân tôi khi còn nhỏ cũng thần tượng Einstein lắm. Ôi..!
    Ông là nhà khoa học, đó là điều ai cũng biết, nhưng lại ít người biết trước đó ông đã là một nhà triết học, và những khám phá khoa học của ông có được là do những suy tư triết học, và thậm chí, những suy tư triết học của ông còn nhiều hơn những tư duy khoa học. Điều này có được là do những ảnh hưởng mang tính giáo dục của những năm tháng học triết học khi ông còn là một cậu bé, triết học của Kant, Schopenhauer và Spinoza .
    Nếu chỉ có Tư duy khoa học thuần túy thì đó hẳn là một cái máy, chỉ có những suy tư triết học mới làm cho con người khác với máy móc, nó cho người ta một nền móng vững chắc cho các quan điểm cá nhân,và làm cho con người khác với những sinh vật khác, khác với động vật. Học triết học không phải là học một cái gì đó cụ thể mà là học cách suy nghĩ theo kiểu triết học. Và ,một nhà triết học chân chính họ không bao giờ vội nhảy đến kết luận của bất cứ điều gì , đặc biệt qua thái độ nghi ngờ mọi câu trả lời, hoặc các đáp án, đã được tìm thấy hay thiết lập từ trước, họ cho rằng điều quan trọng là phải giữ thái độ hoài nghi đối với mọi chân lý được thừa kế. Thậm chí nếu ta chưa bao giờ nhìn thấy một con quạ trắng thì ta cũng không bao giờ nên ngừng tìm kiếm nó. Vì muốn bước qua ngưỡng cửa dẫn vào triết học, trước hết phải giống như trẻ thơ, với tính hiếu kỳ không bao giờ bị xơ cứng và trí óc tươi tắn, sẵn sàng đón nhận những cái mới mẻ.
    Triết học, trong điều kiện tốt nhất của nó, phản ánh đúng tinh thần của Socrates qua câu nói nổi bất hủ của ông “ Điều mà tôi biết nhiều nhất, đó là tôi không biết gì cả.”
    Tuy nhiên, nền giáo dục ngày nay cho học sinh, hầu như bỏ hẳn môn triết, thậm chí đối với cả người lớn, khi được hỏi đến triết, họ nói đó là cái gì đó khô khan, lẩm cẩm, không thực tế. Đầu óc họ đã bị xơ cứng, họ chạy theo quán tính, chạy theo những người xung quanh, ai làm gì thì họ làm đó, ai học gì thì họ học đó, ai có địa vị thì họ cũng tìm cách có địa vị cho được, họ chẳng có một mục đích hay một mục tiêu, họ cũng chẳng quan tâm đến những câu hỏi như: Tôi là ai?, tại sao tôi lại ở đây?, thế giới này từ đâu ra? Sau khi chết thì tôi sẽ đi đâu?
    Trong đó, sự Chết là cái mà họ sợ nhất và do đó nó là quan trọng nhất, họ biết rằng cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ, cái hẹn với Tử Thần là cái hẹn mà ai cũng phải gặp, không ai lỗi hẹn được cả,họ biết và họ sợ nhưng họ lại chẳng chuẩn bị gì cho điều đó cả, thật là ngu ngốc. Nếu con người sống mà không có những suy tư triết học như thế thì con người sống không mục đích, con người chỉ trôi vô định trong không gian.
    Tuy nhiên, triết học không phải là chân lý, triết học chỉ là con đường để ta đi tìm chân lý. Và trên con đường này, sẽ có con đường dẫn đến chân lý và cũng có con đường dẫn xuống vực thẳm .
    Einstein, nửa cuộc đời đầu của ông đã đi trong ánh sáng, ông đã đi trong sự dẫn đường của triết học Kant, nhưng đáng buồn, nửa cuộc đời sau của ông lại ảnh hưởng hoàn toàn của triết học Spinoza, đây là cái sai lầm chí tử của ông, ông đã đi ra khỏi ánh sáng mà đi vào bóng tối, ông đã tự thắp đuốc lên mà đi trong bóng đêm, cho đến khi ngọn đuốc tắt đi, ông hoàn toàn chìm ngập trong tối tăm mù mịt.
    Spinoza- Nhà triết học vô thần có mang màu sắc phiếm thần, rất đam mê thuyết nhất thể. Ông là người theo quyết định luận tột bực,Ông cho rằng vũ trụ là hoàn hảo.Spinoza tin vào vũ trụ tất định của ông mà “mọi vật trong thiên nhiên tiến triển do một sự cần thiết nhất định với một sự hoàn hảo tột bực”, do đó ông cho rằng Thiên Nhiên, Vũ Trụ chính là Chúa Trời.
    Einstein gọi Spinoza là nhà triết học đã có ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới quan của ông. Spinoza đã đặt Chúa trời (chất vô hạn) với Thiên nhiên, thống nhất với niềm tin của Einstein vào một vị thần phi cá thể. Khi được hỏi về chuyện ông có tin vào Chúa trời hay không. Einstein đã trả lời “Tôi tin vào vị Chúa trời của Spinoza, vị Chúa thể hiện mình trong sự hài hòa trật tự của những gì tồn tại, tôi không tin vào một vị Chúa quan tâm đến số phận và hành động của con người.”
    Khi ta nghe câu trả lời đó, ta biết rằng Einstein đã bị cám dỗ bởi bàn năng, ông đã đánh mất đức khiêm nhường, đức kính sợ, Tinh thần triết học của Scorcate đã mất, ông đi tìm một lý thuyết vể mọi thứ nhưng điều ông nhận được chỉ là sự Vô Minh của chính bản thân mình.
    Vua Salomon- Vị vua khôn ngoan nhất đã nói “ Sự kính sợ Đức Chúa Trời là khởi nguồn của mọi tri thức, còn kẻ ngu muội thì khinh bỉ lời khuyên dạy”. Sự khiêm tốn là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan. Einstein tin vào một vũ trụ tất định, hoàn hảo của Spinoza, ông đã không kính sợ Chúa nữa nên 30 năm cuối đời ông đã trở nên mù quáng đi tìm kiếm một lý thuyết hoàn hảo không bao giờ có. Vì vũ trụ là không hoàn hảo nên không thể có một lý thuyết hoàn hảo hay bất cứ cái gì hoàn hảo được. ( Nguyên lý bất định Heisenberg cho biết vũ trụ này là bất định, là không hoàn hảo- nguyên lý này cũng cho biết ,sự bất định này nằm trong bản chất của sự vật chứ không phải do hạn chế về tri thức của con người )
    Điều này đã được nói đến trong Kinh Thánh “Vì loài người đã phạm tội, đã đánh mất sự vinh hiển nơi Thiên Chúa” (Rô-ma 3:23). Ban đầu con người và vũ trụ được Chúa tạo ra hoàn hảo, nhưng khi con người sa ngã đã đánh mất đi sự hoàn hảo đó, và tiền công cho tội lỗi đó là sự chết.
    Spinoza và Einstein đã được dạy dỗ đúng, đã đi trong ánh sáng, nhưng cuối cùng các ông lại chọn bóng tối và đi vào ngõ cụt.
    Toàn bộ tri thức nhân loại, khoa học cho đến triết học từ cổ chí kim, các tư tưởng này ban đầu đều xuất phát với những tia sáng thật, nhưng cuối cùng đều kết thúc trong tối tăm mịt mù. Những nan đề vẫn là nan đề, những câu hỏi như : loài người phát triển, nền văn minh phát triển, khoa học phát triển, nhưng tại sao đạo đức con người lại không phát triển, hay con người không thánh thiện hơn mà càng ngày càng có xu hướng xấu đi?. Tại sao một em bé khi sinh ra được giáo dục tốt, được cha mẹ dạy những điều tốt, không ai dạy em bé nói dối nhưng sao nó lại biết nói dối? Tại sao có đau khổ? Tại sao có bệnh tật?
    Chúa Giê su, một lần nói chuyện với Ni-cô-đem ,một nhà thông thái của Do Thái, , Chúa Giê Su đã nói “ Ông là giáo sư nổi danh của người Do Thái mà không hiểu những việc ấy sao? CON NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC SINH LẠI .”. Ý Chúa nói rằng con người phải được Chúa làm lại, chứ con người kiếp này đã hỏng rồi.
    Chúa Giê su nói tiếp với Ni-cô-đem “ Ta nói những việc dưới đất các ngươi còn không hiểu, huống hồ ta nói những việc trên trời làm sao các ngươi hiểu”
    Quả thật, những việc con người hiểu được trên mặt đất này còn quá ít so với những gì con người không hiểu.
    Isaac Newton khi về già, nói với một người khen ngợi sự không ngoan của ông rằng, “Tôi chỉ như một đứa trẻ đi trên bờ biển lượm lặt đó đây viên cuội, vỏ sỏ, còn cả đại dương chân lý vẫn trải rộng mênh mông trước mặt”
    Rồi Thomas Edition cũng từng nói, “ Tôi không biết được một phần triệu của một phần trăm về bất cứ điều gì”
    Không chỉ con người phải được làm lại, mà cả Vũ Trụ cũng phải được làm lại. Trong Sách Kinh Thánh,Khải Huyền, Chúa Giê su đã nói, về ngày phán xét sau cùng của tất cả, Ngài sẻ Hủy luôn cả Vũ Trụ này mà làm nên một Vũ trụ mới hoàn hảo như lúc ban đầu. Trời cũ đất cũ không còn nữa mà thay vào trời mới đất mới đến đời đời.
    Việc phát hiện ra hạt Higgs,với khối lượng bằng 126 lần khối lượng Proton, làm các nhà khoa học cảm thấy đây là một sự kỳ lạ. Họ tính toán rằng, với khối lượng này vũ trụ sẽ bị hủy diệt trong tương lai.
    Trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Khoa học Cao cấp Mỹ, ông Joseph Lykken, một nhà vật lý lý thuyết của Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ, tuyên bố rằng hạt Higgs là điềm báo xấu về số phận của vũ trụ,- Ông nói : “Từ những tính toán đơn giản, dựa trên kiến thức của vật lý thế giới mà chúng ta nắm vững hiện nay, tôi xin thông báo cho các bạn một thông tin khủng khiếp rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống không ổn định. Nó sẽ bị hủy diệt trong vài chục tỷ năm sau”
    Khối lượng của hạt Higgs là 126 GeV, tương ứng với dự đoán lý thuyết của Mô hình chuẩn. Người ta cho rằng nó mang lại khối lượng cho các hạt cơ bản. Nếu khối lượng của nó sai lệch, dù chỉ 1% đi nữa thì xác suất kết thúc của vũ trụ sẽ khác đi, thậm chí có thể coi là vũ trụ này là ổn định.
    Như vậy, Vũ trụ không phải là vô thủy vô chung, mà là có thủy có chung. Tư tưởng-Không gian vô biên thời gian vô lượng, hay toàn bộ những tư tưởng triết lý nào được phát sinh sinh từ não trạng của con người cuối cùng đều dẫn tới sai lầm. Vũ trụ phải có bắt đầu và phải có kết thúc. Điều này là điều được dạy, chứ không phải điều được nghĩ ra.
    Khải Huyền 21,2,5:
    “ Đấng ngự trên ngai và phán,: “Này đây ta đổi mới mọi sự”. Rồi người phán: “ Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật”. Người lại phán với tôi :” Xong cả rồi ! Ta là Anpha và là Ô-mê-ga, là Khởi Nguyên và là Tận Cùng”
    Điều quan trọng là, Chúa Giê su đã đem đến cho con người một Tin Mừng, đó chính là LỜI HỨA của Chúa Giê su, Ngài hứa chắc chắn về một Thiên Đàng cho con người, tức là nơi đó Ngài sẽ làm lại con người. Chúa Giê su bảo rằng “ Ta đi chuẩn bị cho các con một chỗ”, Trong Giăng 16-23 chúa Giê su phán “ Ngày đó các con sẽ không còn hỏi ta một điều gì nữa”. Tất cả các câu hỏi của chúng ta, tất cả các vấn nạn, nan đề mà chúng ta không hiểu ở trần gian, ngày đó sẽ được Chúa cho biết hết.
    Nhờ có lời hứa đó mà con người sống trong Hy Vọng, tức là một cuộc sống có Mục đích rõ ràng, không còn lông bông nữa.
    Phúc cho những ai không thấy mà tin.

    Thích

    • Thuyết tương đối cháu có đọc cuốn “Thuyết tương đối cho mọi người” nhưng mà chẳng hiểu gì cả, cháu chỉ hiểu được tính tương đối của chuyển động tùy thuộc vào hệ quy chiếu thôi. Cháu có đọc các bài viết của Bác về khoa học nhưng mà rất dễ hiểu chứ không dùng nhiều thuật ngữ trừu tượng, vậy Bác có thể làm ơn trình bày Thuyết Tương Đối một cách dễ hiểu nhất cho cháu hiểu không ạ?
      Bác Hưng cho cháu biết vài ví dụ thực tế về việc áp dụng thuyết tương đối vào Cuộc Sống Đời Thường, Xã Hội. Cháu rất muốn nhìn đời qua lăng kính thuyết tương đối xem như thế nào? Cám ơn Bác.

      Thích

  4. Hay quá anh Lâm Hoàng Âu, anh nói rằng:

    “……Cá nhân tôi rất thích thuyết tương đối, nó là một lý thuyết “kỳ lạ” về mặt vật lý, nhưng cũng đúng luôn về mặt xã hội, áp dụng được cả vào trong cuộc sống, một mặt lại mang tư tưởng triết học và thậm chí là có cả bóng dáng của cả thần học…….”

    Em rất tò mò muốn biết ý nghĩa triết học của thuyết Tương Đối về mặt vật lý, xã hội, cuộc sống đời thường, thần học, triết học,……… Mong anh trình bày rõ ràng, chi tiết cho em biết, bởi vì cái Thuyết Tương Đối này rất khó hiểu với em. Em rất muốn áp dụng Thuyết này vào cuộc sống đời thường, xã hội. Cám ơn anh nhiều.

    Thích

Bình luận về bài viết này