Xin mời xem tiếp các videos sau đây:
Phần I – Thuyết trình của GSTS Vũ Như Ngọc
(tác giả cuốn “Tiên đề Thứ tự & Không thời gian Sinh học”, NXB Đại học Quốc gia Hà-nội, 2014)
Phần II, Thuyết trình của ông Phạm Việt Hưng
(Tác giả cuốn “Định lý Gödel: Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, NXB Tri Thức, 2019)
Bác nói hay quá. Đúng là lãnh vực nào cũng có giới hạn của nó.
Con nghe bài này càng thấy đời sống đức tin đâu phải là không có căn cứ. Ngay cả trong khoa học mà còn phải dùng đến trực giác, niềm tin thì phương chi là đức tin tôn giáo
Bác có thể cho con số điện thoại của bác cho con được không. Con muốn hỏi bác đôi điều. Khi nào bác có diễn đàn ở Tphcm thì mong bác đăng tin sớm để con biết sắp xếp đi nghe.
SĐt của con là 0346044704, nếu bác có thể cho cháu xin sđt thì bác nhắn qua số này cho con nhé.
ThíchThích
Reblogged this on Lục Phong and commented:
Một trong vài hội thảo hiếm hoi có tầm vóc ở Việt Nam, bàn về những điều nằm ngoài sự kiếm ăn thường ngày.
ThíchThích
Thưa Thầy, 3 hôm nay con không ngủ được, kể từ khi tình cờ biết đến cái tên Phạm Việt Hưng, nghe hết Bài nói chuyện này đến Bài nói chuyện khác, xong vào Blog của Thầy, rồi tra Google, rồi nghe rồi tra…. quên mất luôn khái niệm thời gian
(Con là Giáo viên Vật lý THPT)
ThíchThích
Dạ xin nói thêm, con sợ các bài viết của Thầy bị mất, vì một lý do gì đó, nên xin phép chia sẻ trên Facebook cá nhân và Blog cá nhân https://phannguyenquoctu.blogspot.com/2020/03/pham-viet-hung-cau-chuyen-hat-cua-chua.html
Rất mong nhận được sự đồng ý của Thầy.
ThíchThích
Em Phan Nguyễn Quốc Tú thân mến,
Thầy hoàn toàn nhất trí để em sử dụng các bài viết của thầy.
PVHg
ThíchThích
Xin bổ sung một số sự kiện thú vị và tương đối chuyên sâu sau:
1) “Đúng bốn năm trước khi Godel công bố công trình của ông về tính không thể quyết định được (Định lý Bất toàn), nhà vật lý Đức Werner Heisenberg đã phát minh ra Nguyên lý Bất định.
Cũng giống như có một giới hạn cơ bản đối với những định lý mà các nhà toán học có thể chứng minh, Heisenberg chỉ ra rằng có một giới hạn cơ bản đối với tính chất mà các nhà vật lý có thể đo lường. Chẳng hạn, nếu họ muốn đo vị trí chính xác vị trí (tọa độ) của một đối tượng, thì họ chỉ có thể đo tốc độ (vận tốc) của đối tượng đó với độ chính xác tương đối kém…Nguyên lý Bất định Heisenberg chỉ bộc lộ ở cấp độ nguyên tử (trong cơ học lượng tử)
khi mà các phép đo có độ chính xác cao trở thành quan trọng. Do đó phần lớn vật lý, bất chấp nguyên lý này, vẫn có thể cứ tiếp tục phát triển như cũ”.
2) “Điều tương tự cũng xảy ra trong thế giới toán học. Mặc dù Godel đã chứng minh rằng có một số mệnh đề không thể chứng minh được, nhưng có rất nhiều mệnh đề khác có thể chứng minh và khám phá của ông không hề làm vô hiệu hóa những gì đã được chứng minh trong quá khứ. Hơn nữa, nhiều nhà toán học tin rằng các định lý về tính không quyết định được sẽ chỉ được tìm thấy trong những vùng tăm tối nhất ở đâu đó tại ngoại vi của toán học”
3) ” Godel chỉ nói rằng những mệnh đề không thể quyết định được này tồn tại, chứ ông chưa thể thực sự chỉ ra một mệnh đề như thế.
Nhưng đến năm 1963, cơn ác mộng lý thuyết của Godel đã trở thành hiện thực.
Paul Cohen, một nhà toán học 29 tuổi thuộc đại học Stanford, đã phát triển một kỹ thuật cho phép kiểm tra xem một vấn đề cụ thể nào đó có phải là không quyết định được không…
Điều đặc biệt bi đát là một số vấn đề không thể quyết định được này lại nằm ở trung tâm của toán học. Trớ trêu thay Cohen đã chứng minh rằng một trong số 23 bài toán mà Hilbert đã tuyên bố là quan trọng nhất của toán học, đó là giả thuyết Continum lại là không thể quyết định được”
4) “Công trình của Godel, bao gồm cả những mệnh đề không thể quyết định được của Cohen đã gửi một bản thông điệp đầy lo ngại tới tất cả các nhà toán học… những người đang cố kiên gan trong ý đồ chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat rằng có lẽ Định lý này không quyết định được”.
5) May thay, Định lý cuối cùng của Fermat – chiếc Chén Thánh của toán học đã được chứng minh bởi Andrew Wiles – một nhà toán học người Anh, vào năm 1995.
(Trích sách: Định lý cuối cùng của Fermat – Tác giả: Simon Sigh, người dịch: Phạm Văn Thiều và Phạm Việt Hưng, NXB Trẻ năm 2018, in lần thứ 6, các trang: 197, 198, 199)
ThíchThích