Spring’s Almost Here / Mùa Xuân lấp ló đâu đây

Spring is almost here. Spring air inspires every music lover. On this occasion, Dr Phan Chí Thành would like to send to all of you a piece of Beethoven’s Greet Music, as Spring Greetings through PVHg’s Home. Please have beautiful and sweet moments…
Mùa xuân lấp ló đâu đây. Không khí mùa xuân gợi hứng cho mọi người yêu âm nhạc. Nhân dịp này, TS Phan Chí Thành muốn gửi đến tất cả các bạn một nhạc phẩm bất hủ của Beethoven, như lời chúc mừng mùa xuân thông qua PVHg’s Home. Chúc bạn có những khoảnh khắc đẹp và ngọt ngào

Thư của TS Phan Chí Thành gửi đến mọi anh em, bạn bè, độc giả:

Các bạn thân mến,
Một mùa xuân mới đang đến – một mùa xuân CỦA ĐẤT TRỜI VÀ CỦA LÒNG NGƯỜI.
Xin gửi tặng các bạn một bản sonata mà tôi yêu thích: Beethoven’s Spring Sonata Op.24

Beethoven Violin Sonata Op.24 “Spring” (complete) Dami Kim and Wenbin Jin (Producer SiMon)

Advertisement

2 thoughts on “Spring’s Almost Here / Mùa Xuân lấp ló đâu đây

  1. Qua trang web này chúng ta đã biết những câu chuyện của vật lý hiện đại, những tri thức của thế giới được tác giả dẫn giải mang đến cho người đọc cái nhìn thật viễn kiến nhưng cũng rất tinh tế về thế giới tự nhiên!

    Chúng ta là ai?Chúng ta đến từ đâu?Vũ trụ này sinh ra từ đâu? Câu hỏi xưa như trái đất khiến những người đam mê sự hiểu biết về thế giới về vũ trụ luôn tìm tòi và vì thế khoa học chính là thế giới quan của họ. Mặc dầu khoa học cũng bị giới hạn bởi những quy luật, định lý mà nổi tiếng là định lý bất toàn của Kurt Gödel đã được tác giả phân tích nội dung cũng như ý nghĩa sâu sắc về định lý này.

    Từ vụ nổ Big Bang đến vũ trụ ngày nay mà con người có khả năng quan sát thấy;Từ thuyết tương đối đến cơ học lượng tử ; Từ con lắc Foucalt đến vũ trụ nhất thể
    Từ định luật của sự sống của Pasteur đến bản đồ gen người .
    Khoa học đã đi được những chặng đường vĩ đại.

    Chúng ta thấy rằng không phải thế giới mà chúng ta quan sát được cảm nhận được chỉ được biểu diễn bởi 15 hằng số vật lý mà các nhà vật lý hiện đại cố gắng hy vọng trong 01 lý thuyết có thể giải thích cho mọi thứ.

    Với lý thuyết hỗn độn là lý thuyết nằm giữa toán học và vật lý học cũng cho ta thấy xác suất gần như bằng 0 nếu như không muốn nói không thể nào mà từ “nồi súp nguyên thủy” có thể sinh ra toàn bộ thế giới sống dộng như trái đất của chúng ta với đa dạng sinh học và trật tự vô cùng tinh vi mà chúng ta đã biết ngày nay.

    Riêng tôi lại cảm thấy như là có một ranh giới vô hình ngăn cách thế giới vật chất và thế giới sống và nó giống như các nhà vật lý mô tả về bức tường Plank vậy mặc dầu con người chúng ta bằng xương bằng thịt cũng cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử như thế giới vật chất nhưng có lẽ con người cũng không bao giờ tìm được câu trả lời chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu đến?

    Qua trang web này tôi càng hiểu rõ rằng nguyên lý phổ quát của nhân loại chính là nguyên lý bất định và định lý bất toàn. Thế giới chúng ta đang sống ngày càng bất định và bất toàn.
    Khoa học có thể giúp con người tạo ra rất nhiều của cải vật chất và “lạc thú vật chất” nhưng khoa học không thể giúp cho chính nhà khoa học chế ngự được sự “háo danh, lòng tham và cái ác”.Cách đây vài tháng người ta mới biết thủ lĩnh của tổ chức “nhà nước hồi giáo IS” hiện nay từng là một giáo sư giảng dạy vật lý tại Trung Đông.

    Cũng cách đây vài tháng trong dịp nước Mỹ kỷ niệm 10 năm thảm họa bão Katrina con người cũng suy ngẫm lại rằng khoa học vẫn còn nhỏ bé lắm so với việc có thể chế ngự được cơn giận giữ của Bà Mẹ Thiên Nhiên.
    Nước Mỹ vốn rất tự hào về sức mạnh khoa học kỹ thuật của mình, nhưng khi ấy siêu bão Katrina đã thổi bay tất cả. Ngay từ nhữn con sóng đầu tiên bức tường thành vô địch giúp chắn bão, sóng cho thành phố NewOrlande đã được các nhà khoa học và lực lượng Công binh Hoa Kỳ dày công nghiên cứu, xây dựng và bảo trì trong suốt lịch sử 200 năm trị thủy đã khụy ngã . Rồi hệ thống thoát nước hiện đại và lớn nhất thế giới có thể giúp cho toàn thành phố New Orleans thoát nước trong vòng 2 tiếng đồng hồ, cũng đã trở nên vô dụng ngay khi siêu bão Katrina đổ bộ.
    Vì vậy những gì đã diễn ra trong siêu bão Katrina thực sự là bài học đắt giá dành cho mọi quốc gia trên thế giới và cũng là bài học cho chính khoa học nhìn lại mình tưởng rằng có thể quy phục được thiên nhiên. Vâng đó chính là bất định và bất toàn!

    Nhưng chúng ta luôn hy vọng cuộc sống và một tương lai tốt đẹp đầy màu sắc lãng mạn cho một năm mới như bản nhạc Spring Almost’s Here mà anh Phan Chí Thành đã mang đến!

    Chân thành cảm ơn trang PVH Home’s.!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s