Hội thảo ngày 29.11.2019 trên chủ đề “Một góc nhìn Toán học & Triết học về Bản chất Sự Sống” đã diễn ra tốt đẹp tại Khoa Triết Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà-nội. Video trên và những videos sau đây là 2 bài thuyết trình của hai nhà khoa học: 1/ Vũ Hữu Như, tác giả cuốn “Tiên đề Thứ tự & Không-Thời gian Sinh học”; 2/ Phạm Việt Hưng, tác giả cuốn “Định lý Gödel – Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”. Xin độc giả đón xem…
Các videos tiếp theo:
PVHg 10/12/2019
Xin có mấy bình luận sau:
1. Tôi đồng ý là phải cảnh giác về sự khác biệt giữa mô hình toán học cho Vũ trụ và Vũ trụ thực.
Suy cho cùng thì toán học cũng là do con người tạo ra, nhằm tiếp cận với Vũ trụ thực.
Cũng may là một số mô hình toán học cũng giúp loài người hiểu được một vài khía cạnh nào đó của Vũ trụ thực. Nhưng nhiều mô hình toán học, tuy rất đẹp về logic, nhưng tỏ ra vô dụng khi dùng chúng để mô tả về Vũ trụ thực.
Xét về tổng thể thì các nhà toán học, vật lý lý thuyết… cũng như các ông thày bói xem voi Vũ trụ: ông thì mô tả hình dáng cái tai (Topo), ông thì đo đạc được độ cong của cái bụng (độ đo, metric…)…
Như vậy có thể khẳng định rằng vĩnh viễn con người không bao giờ hiểu được chân lý tận cùng về Vũ trụ mà chỉ có thể hiểu biết ngày càng tốt hơn về Vũ trụ.
2. Lí thuyêt tập hợp thực chất phải dựa vào một hệ tiên đề, và do đó theo Định lí Goedel có thể nó vừa không đầy đủ, vừa chứa chấp mâu thuẫn nội tại.
Thực tế đã xuất hiện một số nghịch lí trong lý thuyết tập hợp.
3. Logic toán cũng vậy, đây là sản phẩm của trí óc con người, nó cũng có tác dụng tạo nên toán học và nhiều khoa học. Nhưng Logic của Vũ trụ không trùng khớp hoàn toàn với Logic toán (của loài người)
Thí dụ: Không có khái niệm “đồng thời” trong Vũ trụ thật vì theo thuyết tương đối rộng của Einstein thì mỗi điểm của Vũ trụ có độ cong riêng và thời gian riệng.
Trong khi đó Logic toán công nhận “Luật bài trung” như một tiên đề: mệnh đề A và mệnh đề phủ định của A không “đồng thời” đúng.
4. Theo S. Hawking thì Cơ học lượng tử chưa có cơ sở toán học chặt chẽ.
5. Theo thuyết Dây thì không gian có thể có tới 11 chiều.
Theo một nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng thì các hiện tượng tâm linh, ngoại cảm có thể diễn ra trong các “chiều dư” đó.
6. Về ý thức con người: Dùng ý thức con người để nghiên cứu về ý thức con người là bài toán “tự quy chiếu”.
Trong lĩnh vực này chỉ tồn tại khái niệm về “Đức tin” và “trải nghiệm về đức tin”. Đức tin thì không thể dùng khoa học hoặc ngôn ngữ thông thường để mô tả.
Mỗi người có một đức tin khác nhau, không thể và không nên bàn luận.
ThíchThích
Thân gửi anh Hưng.
Hội thảo hôm 29/11/2019 để lại ấn tượng tốt cho nhiều người. Đáng tiếc thời gian dành cho phần thảo luận quá hạn hẹp.
Tôi muốn được giải đáp thêm một vài điều:
Darwin coi sự sống là một bộ máy động lực học thì giải thích sự tiến hoá từ loài này biến thành loài khác đương nhiên mang tính cơ học – nói cách khác là sự vận động của cơ bắp. Nhưng tôi không rõ cái “bộ máy động lực học” này làm sản sinh và thay đổi cái gọi là “tập tính” của động vật như thế nào (có thể là do tôi chưa được đọc). Xin nêu hai thí dụ:
1. Hành vi của loài ong:
_ Tổ ong có hình lục giác đều. Cấu trúc đó là tối ưu về không gian và vật liệu. Tuy nhiên, như C.Marx bình luận: dù vậy, con ong vẫn thua kém một anh kiến trúc sư hạng bét ở chỗ trước khi bắt tay xây dựng ngôi nhà thì anh ta đã xây dựng nó ở trong đầu mình. Ta tạm coi đây là bản năng.
_ Năm 1923 K.FRISCH (1886 – 1982) nhà bác học người Áo đã giải mã được cách con ong đi tìm mật thông báo cho các đồng nghiệp vị trí nguồn thức ăn (hoa) bằng những điệu vũ chỉ rõ góc phương vị giữa mặt trời, tổ ong và bông hoa và khoảng cách đi đến đó. Thật là kỳ diệu. Sự việc hình như được lập trình sẵn bởi một ai đó chứ không thể là một thứ bản năng giản đơn.
_ Một câu chuyện nữa cũng của loài ong mà tôi là người được chứng kiến thời kỳ sống ở Lao Kay: thỉnh thoảng ta thấy một con ong đơn lẻ bay thăm dò các khe cửa, các lỗ ván tường, tủ v.v.. hầu như không bao giờ đỗ xuống. Những con ong này được gọi là ong “soi”. Người ta đóng sẵn những cái đõ ong bằng gỗ hình lập phương, dùi một số lỗ vừa cho một con ong chui vào. Con ong soi khi phát hiện ra cái hộp, nó chui ra chui vào, săm soi rất kỹ rồi bay đi. Khoảng một lúc sau, một đội chừng 20 con ong kéo về kiểm tra lại cái hộp rất kỹ rồi bay đi. Đó là đội giám định kỹ thuật do con ong soi kia thông báo. Nếu tất cả các thông số đạt tiêu chuẩn thì chúng sẽ kéo đại bản bộ về định cư, nếu không thì sẽ không trở lại.
2. Hành vi của sư tử: một con sư tử đơn lẻ đi săn, khi phát hiện con mồi, nó quỳ bò rạp xuống rón rén tiếp cận… Tạm coi đó là bản năng. Nhưng khi cả gia đình sư tử đi săn thì rõ ràng có bài bản, mưu mẹo. Kẻ chủ trì phân công, phân nhiệm cho từng cá thể trên cơ sở năng lực, sở trường từng con sao cho cuộc đi săn đạt hiệu quả tối ưu.
Vậy xin được hỏi hành vi của con ong, con sư tử kể trên có thể được coi là có ý thức hay không? Thuyết tiến hoá giải thích sự việc này như thế nào bởi nó chẳng lệ thuộc gì vào hoạt động cơ bắp cả. Mong rằng những thắc mắc này sẽ được ông giải thích trong những bài giảng sau này.
Xin cảm ơn.
ThíchThích
Cám ơn ông Hà Văn Thọ vì những ý kiến thú vị.
Tôi hoàn toàn nhất trí với ông rằng một lý thuyết thuần túy động lực học như Học thuyết Darwin không thể giải thích được những vấn đề thuộc về “tập tính” của động vật.
Khái niệm “tập tính” đã được biết từ lâu, nhưng người ta chỉ quan sát thấy “tập tính” của sinh vật mà không hiểu bản chất của nó. Ngày nay, dưới sánh sáng của sinh học hiện đại – một khoa học về thông tin của sự sống – thì khái niệm “tập tính” có thể giải thích được bằng ngôn ngữ thông tin:
“Tập tính” thực chất là những chương trình thông tin đã dược cài đặt vào sinh vật, giống y như các chương trình computer được đặt vào những cỗ máy thông tin như computer, điện thoại thông minh, robot,…
Quan sát những robot hoạt động, chúng ta cũng có thể nói chúng có “tập tính” này, “tập tính” nọ, nhưng thực chất đó là những chương trình do con người cài đặt vào chúng. Sinh vật là những “siêu robot” được cài đặt những “siêu chương trình”, chỉ có điều chúng ta không biết tác giả của những “siêu chương trình” đó là ai mà thôi. Khoa học không thể khám phá ra tác giả đó. Chúng ta chỉ có thể “tiếp cận” tới tác giả đó bằng con đường triết học hoặc những con đường ngoài khoa học khác.
Nếu các nhà tiến hóa đọc ý kiến của ông Hà Văn Thọ, chắc rằng họ sẽ lại lấy cái gọi là “chọn lọc tự nhiên” ra để giải thích. Nhưng “chọn lọc tự nhiên” là gì?
Khi bịa ra khái niệm “chọn lọc tự nhiên” để giải thích cơ chế tiến hóa, ông Darwin không biết gì về sự di truyền, đặc biệt không biết gì về gene. Quan niệm của Darwin về di truyền tiếp thu 100% từ Lamarck, và đó là quan niệm sai bét (sách báo tiến hóa lờ chuyện này đi, không muốn mọi người biết).
Tất nhiên học trò của Darwin ngày nay không thể định nghĩa “chọn lọc tự nhiên” như Darwin nữa (vì nó quá mơ hồ), mà phải tìm cách “hiện đại hóa” để bịp những người nhẹ dạ cả tin. Đây, họ nói:
“Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hoá khả năng sống sót và mức thành đạt sinh sản của các kiểu gene khác nhau trong quần thể, từ đó dẫn đến đào thải các kiểu hình kém thích nghi, đồng thời tăng cường khả năng sống sót của các dạng thích nghi, tạo cơ hội cho các kiểu gene thích nghi này đóng góp vào vốn gen của quần thể ở thế hệ sau” (Wikipedia tiếng Việt).
Định nghĩa ấy đã mặc nhiên chỉ ra rằng ắt phải có một trí thông minh nào đó để phân hóa khả năng sống sót và mức thành đạt sinh sản của các kiểu gene khác nhau.
Thật vậy, không có trí thông minh thì làm sao có thể phân hóa các kiểu gene tốt và xấu, thích nghi và không thích nghi? Vậy trí thông minh ấy xuất phát từ đâu?
Tóm lại, dù vô thần hay hữu thần, mọi người đều phải thừa nhận ắt phải có một trí thông minh nào đó điều khiển sự sống. Chỉ khác nhau ở chỗ:
1/ Người hữu thần cho rằng trí thông minh ấy ắt phải xuất phát từ một tác giả siêu tự nhiên.
2/ Người vô thần cho rằng trí thông minh ấy xuất phát từ bản thân tự nhiên. Tự tự nhiên đẻ ra trí thông minh (!)
Ai đúng?
Hãy xem chiếc computer. Đó là một cỗ máy thông minh. Các chương trình chứa đựng trong computer là trí thông minh tuyệt vời!
Người hữu thần bảo trí thông minh ấy xuất phát từ các nhà lập trình, các kỹ sư IT, hoặc chính chúng ta, bởi mỗi chúng ta hàng ngày cũng tham gia vào việc sáng tạo ra những chương trình thông minh trong computer.
Người vô thần bảo “Không, trí thông minh trong computer là do tự cái computer làm ra”.
Đó là câu trả lời!
PVHg
ThíchThích
Cháu chào chú Hưng. Cháu có đọc một số bài viết của chú. Trong hội thảo ngày 29/11/2019 chú đưa ra các vấn đề rất thuyết phục về sự sống là gi? Phải có sự sống bên ngoài để tạo ra sự sống. Sự phát triển của khoa học cuối cùng cũng chỉ để chứng mình một điều: Thiên Chúa thật sự tồn tại, Ngài đang vận hành và luôn bảo dưỡng cỗ máy trần gian mà Ngài đã tạo đựng nên.
ThíchThích
Tôi rất đồng tình với giải thích của GS Hưng !
ThíchThích