“Time itself performs miracles!” / “Thời gian tự nó sẽ trình bày các phép lạ!”

universe-backgrounds-81 copy

If I knew nothing about theory of evolution, I would have thought of it as a true science, because it is taught at schools, propagandized everywhere by media, even on some reputable academic magazines. However after reading a lot of articles about evolution, I realized that it is not a science, but rather a 100% myth. The most mythical story of evolution is “Time itself performs miracles!”…

Nếu không biết gì về Thuyết Tiến hóa, tôi sẽ nghĩ đó là một khoa học, vì nó được dạy ở nhà trường, được truyền bá khắp nơi bởi truyền thông, thậm chí trên một số tạp chí học thuật nghiêm túc. Nhưng sau khi đọc một loạt bài báo về tiến hóa, tôi nhận ra nó không phải khoa học, mà 100% là chuyện hoang đường. Chuyện hoang đường nhất của Thuyết Tiến hóa là “Thời gian tự nó sẽ trình bày các phép lạ!”…

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

 

1/ THỜI GIAN – Cứu tinh của Thuyết Tiến hóa

Đây, xin độc giả lắng nghe ý kiến của George Wald, giáo sư sinh học tại Đại học Harvard danh tiếng, trong cuốn sách của ông, “The Origin of Life, in the Physics and Chemistry of Life”, (Nguồn gốc sự sống dưới góc độ vật lý và hóa học), do Simon & Schuster xuất bản năm 1955 [1]:

George WaldChỉ cần thấy tầm vóc to tát của vấn đề này là đủ để người ta bảo rằng sự hình thành tự phát của sự sống là không thể xảy ra. Ấy thế mà tôi lại TIN rằng sự có mặt của chúng ta trên thế gian này chính là kết quả của sự sống hình thành tự phát. Điều quan trọng là ở chỗ sự hình thành sự sống là hiện tượng chỉ cần xảy ra ít nhất một lần, vì thế thời gian đóng vai trò ủng hộ nó. Dù chúng ta cho rằng chuyện này bất khả thi đến đâu chăng nữa… chỉ cần có đủ thời gian thì chắc chắn điều đó xảy ra ít nhất một lần… Thời gian là nhân vật chính trong câu chuyện. Thời gian mà chúng ta nói tới ở đây phải vào tầm cỡ 2 tỷ năm. Cái mà chúng ta coi là bất khả thi dựa trên kinh nghiệm của con người chẳng có ý nghĩa gì ở đây cả. Có đủ thời gian thì cái không thể sẽ biến thành cái có thể, cái có khả năng xảy ra, và cái chắc chắn có thể xảy ra. Người ta chỉ cần chờ đợi: THỜI GIAN TỰ NÓ SẼ TRÌNH BÀY CÁC PHÉP LẠ” (chữ viết to là do tôi nhấn mạnh, PVHg).

Dưới đây, độc giả có thể đọc nguyên văn tiếng Anh câu nói trên, trích từ cuốn “The Vital Dimension: A Quest for Mind, Memory and God in the Thickness of Time” (Chiều kích sống: Một đòi hỏi về tư duy, ký ức, và Chúa trong chiều dày của thời gian), của Carl Gunther (click vào ảnh để xem với kích thước lớn hơn):

George Wald_The Vital Dimension

Quả thật, trước khi quan tâm tới Thuyết Tiến hóa, tôi không nghĩ lý thuyết này lại yếu kém về cơ sở khoa học đến như thế. Nói đúng hơn, lý thuyết này hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Khoa học là một hệ thống nhận thức logic có thể kiểm chứng trên thực tế. Thuyết Tiến hóa không có logic và cũng không hề được kiểm chứng. Những bằng chứng mà các nhà tiến hóa đưa ra từ trước tới nay đã bị chứng minh là lừa đảo  (điển hình là vụ Người Piltdown), hoặc SAI (điển hình là Người Neanderthal), hoặc không phải là tiến hóa (thí dụ cái gọi là vi tiến hóa thực chất không phải là tiến hóa, mà chỉ là những biến đổi TRONG LOÀI do lai tạp hoặc thích nghi với môi trường).

Trong khi đó, một trong những biểu hiện rõ nhất của tính chất PHẢN KHOA HỌC của Thuyết Tiến hóa là ở chỗ nó chống lại Định luật sự sống chỉ ra đời từ sự sống (biogenesis), còn gọi là Định luật Tạo Sinh, do Louis Pasteur khám phá ra năm 1861, với thí nghiệm bình cổ cong thiên nga nổi tiếng. Sau thí nghiệm, Pasteur tuyên bố chắc như đanh đóng cột:

Học thuyết sự sống tự phát sẽ không bao giờ còn có thể hồi phục được nữa từ cú đòn chết người mà thí nghiệm đơn giản này giáng xuống đầu nó” (Jamais la doctrine de la génération spontanée ne se relèvera du coup mortel que cette simple expérience lui porte).

Ấy thế mà Thuyết Tiến hóa đã làm cho học thuyết này ngóc đầu dậy đấy (!).

Thật vậy, học thuyết này đã có từ thời cổ Hy Lạp. Các nhà triết học cổ Hy Lạp cho rằng dòi bọ nẩy sinh tự phát từ rác rưởi thối rữa, chuột nẩy sinh tự phát từ rơm rạ,… Nghe những chuyện đó, nhiều người không thể nhịn cười. Nhưng nếu chúng ta thấy buồn cười với những ý nghĩ ngây ngô này thì tại sao chúng ta lại tin vào Thuyết Tiến hóa khi thuyết này nói rằng sự sống có thể hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống, miễn là có đủ thời gian? Thực chất lý luận này của Thuyết Tiến hóa với Học thuyết sự sống hình thành tự phát là MỘT!

Đây là mâu thuẫn LỚN trong Sinh học – hai lý thuyết đối lập nhau cùng tồn tại trong Sinh học! Điều này đã được một tác giả có tên là “X-Evolutionist” (người từng theo thuyết tiến hóa) tố cáo trong bài báo “The Origin of Life did not Happen by Chance” (Nguồn gốc sự sống không xảy ra ngẫu nhiên). Đây, tác giả viết:

“Trong cuốn sách 1984, George Orwell đã gieo thuật ngữ “tư duy kép” để ám chỉ một niềm tin đồng thời tin vào hai tư tưởng mâu thuẫn. Trong một học kỳ, tại lớp học về khoa học sức khỏe, tôi được dạy rằng Học thuyết sự sống hình thành tự phát đã bị bác bỏ. Nhưng trong môn Sinh học, cùng học kỳ đó, tôi lại được dạy rằng người ta đã chứng minh được rằng sự sống hình thành từ những chất hóa học vô cơ. Vậy là: Học thuyết sự sống hình thành tự phát là SAI, nhưng Học thuyết sự sống hình thành từ vật chất không sống là ĐÚNG. Tôi đã mang cả hai tư tưởng đó trong đầu trong vài thập kỷ, nhưng rồi tôi từ bỏ và phải chọn một trong hai tư tưởng đó”.

Thế đấy, độc giả có thể thấy Sinh học tiến hóa đã nói dối như thế nào: “đã chứng minh được rằng sự sống hình thành từ những chất hóa học vô cơ”. Làm gì có chứng minh nào? Ai chứng minh? Và rõ ràng là Sinh học tiến hóa đã chống lại một định luật khoa học đã được Pasteur chứng minh và được toàn thế giới công nhận, và đã được chính thức giảng dạy trong môn khoa học về sức khỏe.

Có thể đặt ra một nghi vấn: Phải chăng Darwin không hay biết gì về thí nghiệm nổi tiếng của Pasteur, một thí nghiệm đã đập tan học thuyết sự sống tự phát, giống như Darwin không hay biết gì về công trình của Gregor Mendel (vì thế Darwin quan niệm hoàn toàn sai về bản chất của di truyền, cho rằng sinh vật có thể di truyền những đặc tính mới giành được trong quá trình thích nghi với môi trường). Chú ý rằng Pasteur, Darwin, và Mendel là 3 nhân vật cùng thời. Việc Darwin không hay biết gì về Mendel đã được lịch sử xác nhận, nhưng không có bằng chứng nào để tin rằng Darwin không hay biết gì về Pasteur. Pasteur rất nổi tiếng ở nước Anh. Bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Anh là Joseph Lister đã áp dụng phương pháp tẩy trùng của Pasteur vào phẫu thuật, mang lại một cuộc cách mạng trong phẫu thuật thế giới. Vậy buộc phải nêu lên giả thuyết cho rằng Darwin có thể đã biết rõ thí nghiệm bình cổ cong thiên nga của Pasteur, tức là biết rõ Định luật sự sống chỉ ra đời từ sự sống, nhưng ông làm… ngơ. Ông cũng giống như các đệ tử sau này, tin rằng “Có đủ thời gian thì cái không thể sẽ biến thành cái có thể, cái có khả năng xảy ra, và cái chắc chắn có thể xảy ra. Người ta chỉ cần chờ đợi: THỜI GIAN TỰ NÓ SẼ TRÌNH BÀY CÁC PHÉP LẠ”. Ngoài niềm tin đó, lý thuyết nguồn gốc sự sống của Darwin không có bất cứ cơ sở khoa học nào khác. Vì thế có thể kết luận rằng Darwin không phải một nhà khoa học, mà là một nhà viết truyện cổ tích đại tài.

2/ Chuyện cổ tích hoàng tử ếch

Chuyện kể rằng một chú ếch được một công chúa tặng cho một nụ hôn, thế là chú ếch biến thành hoàng tử. Ngày nay ta được thưởng thức một chuyện cổ tích còn hay hơn nhiều. Đó là truyện cổ tích sự sống ra đời một cách ngẫu nhiên trong một “cái ao ấm áp” cách đây hàng tỷ năm. Truyện này do Charles Darwin kể lần đầu tiên, rồi được các môn đệ sau này như George Wald, Stanley Miller, Richard Dawkins và nhiều nhà tiến hóa khác làm cho ly kỳ hấp dẫn hơn rất nhiều, kể cả các họa sĩ và những nhà làm phim 3D góp phần biến chuyện cổ tích này thành sự thật trên……. màn ảnh!

Đáng tiếc là cuốn truyện cổ tích ấy lại được xếp nhầm vào ngăn sách khoa học trong tủ sách tri thức của nhân loại. Thế là nó được đem vào giảng dạy ở nhà trường và truyền bá trên khắp các phương tiện truyền thông. Những người bị nô lệ vào sách vở và dễ tin vào truyền thông cứ thế mặc định coi đó là khoa học.

Những chuyện cổ tích “hoàng tử ếch” của Darwin đã bị bác bỏ bởi logic toán học và thực nghiệm.

Thật vậy, toán học xác suất đã chứng minh rằng xác suất để sự kiện sự sống nẩy sinh ngẫu nhiên từ vật chất không sống chỉ bằng 1 trên 10 mũ 40.000, quá nhỏ so với xác suất Borel (1 trên 10 mũ 50), có nghĩa là sự kiện đó CHẮC CHẮN không bao giờ xảy ra, bất kể thời gian kéo dài bao nhiêu và có bao nhiêu cơ hội cho nó xảy ra [2]. Nếu các nhà tiến hóa bất chấp kết luận của các nhà toán học thì có nghĩa là họ không hiểu gì về toán học, và do đó họ không có đủ khả năng làm khoa học.

Về thực nghiệm, thí nghiệm Urey-Miller năm 1953 cho thấy mọi nỗ lưc của các nhà hóa học chỉ có thể tạo ra acid amin với hỗn hợp cân bằng phải/trái (tỷ lệ số phân tử thuận tay trái và số phân tử thuận tay phải là 50/50). Đó không phải là sự sống. “Nan đề chirality” (chirality problem) vĩnh viễn là một bài toán không giải được đối với các nhà sinh hóa. Nói cách khác, giấc mơ của tiến hóa hóa học hòng tạo ra sự sống bằng phương pháp hóa học chỉ là một giấc mơ không tưởng, giống như các nhà giả kim thuật (alchemists) thời trung cổ vậy.

Tuy nhiên, tôi muốn nói lên lời cám ơn đối với giáo sư George Wald, bởi ông đã trình bày tư tưởng của Darwin một cách rõ ràng hơn ai hết, và do đó đã để lộ ra tính chất cổ tích hoang đường của Thuyết Tiến hóa rõ hơn ai hết, bộc lộ mắt xích yếu nhất trong chuỗi lập luận của Thuyết Tiến hóa một cách rõ ràng hơn ai hết. Nếu không có sự trình bày rõ ràng như George Wald, có thể nhiều người trong chúng ta vẫn không hiểu rõ bản chất tư tưởng của Darwin, không thấy rõ mắt xích yếu nhất trong chuỗi lập luận của Thuyết Tiến hóa là ở chỗ nào.

Để tin chắc rằng không chỉ George Wald, mà tất cả các nhà tiến hóa đều đặt cược Thuyết Tiến hóa vào sự MAY MẮN do THỜI GIAN mang lại, xin nhắc lại một lần nữa ý kiến “bất hủ” của Richard Dawkins, nhà biện hộ mạnh miệng nhất của Thuyết Tiến hóa hiện nay:

“…Giống như tung một con súc sắc 1000 lần mà lần nào cũng được mặt 6 chấm, không thể có chuyện đó. NHƯNG nếu bạn cho phép một chút may mắn trong một thế hệ, và một chút may mắn trong thế hệ kế tiếp, và một chút may mắn trong thế hệ kế tiếp nữa, cộng dồn sự may mắn này, từng bước từng bước một, từ bất kỳ mức độ đơn giản nào bạn cũng sẽ nhận được tính phức tạp ở bất kỳ mức độ nào. Tất cả những gì bạn cần là THỜI GIAN đủ dài. Vậy điều đó (sự phức tạp và thông tin của sinh vật, PVHg) ở đâu ra? Nó ra từ một quá trình tiến hóa gia tăng dần, nhờ chọn lọc tự nhiên”.

Xin nghe lại ý kiến của Dawkins trong video sau đây để thấy tư tưởng của George Wald, Dawkins là Một, và đó là tư tưởng cốt lõi của Darwin và Thuyết Tiến hóa:

Rốt cuộc, các nhà tiến hóa hàng đầu thế giới không nói với chúng ta về khoa học, mà nói về một niềm tin – bạn PHẢI TIN rằng với thời gian đủ dài, MAY MẮN rồi sẽ tới, các phân tử không sống sẽ ngẫu nhiên kết hợp lại thành một phân tử sống. Dù xác suất nhỏ đến mấy đi chăng nữa, với thời gian đủ dài, PHÉP MẦU sẽ xảy ra! Giống như chơi cờ bạc, nếu trường vốn, có thể đánh bạc trong vải tỷ năm, thể nào cũng có ngày trúng số độc đắc!

Một độc giả trẻ trên PVHg’s Home, bạn Mai Hall, kinh ngạc thốt lên: “THỜI GIAN biến chuyện cổ tích hoàng tử ếch thành sự thật: Frog + kiss = prince (fairy tale), Frog + milion years = human (evolution)” [3]

Nhưng sẽ không công bằng nếu đổ hết tội lên đầu George Wald hay Richard Dawkins, bởi vì ngoài cách chờ đợi và hy vọng vào phép mầu của thời gian, các nhà tiến hóa không có lập luận nào khác!

Ngay cả một người mà chúng ta phải biết ơn như Francis Crick, một trong hai đồng tác giả của khám phá mô hình DNA, đoạt Giải Nobel sinh lý và y khoa năm 1962, cũng không chịu tin vào Đấng Sáng tạo, mà nhất định muốn giải thích sự sống bằng tiến hóa, mặc dù chính khám phá của ông dẫn Thuyết Tiến hóa tới chỗ bế tắc.

3/ Francis Crick nghĩ gì về nguồn gốc sự sống?

Mặc dù nhận thấy sự hình thành sự sống là một PHÉP MẦU, nhưng Francis Crick vẫn không chịu thừa nhận rằng phép mầu đó vượt quá khả năng nhận thức của con người. Ông không chịu thừa nhận đó là tác phẩm của một Nhà thiết kế thông minh, mặc dù biết rằng khoa học hoàn toàn bế tắc trong việc giải thích sự hình thành sự sống. Đây, hãy nghe ông nói:

“Một người khiêm tốn, được trang bị tất cả những hiểu biết mà ngày nay chúng ta biết, chỉ có thể phát biểu rằng theo một nghĩa nào đó, vấn đề nguồn gốc sự sống được biết vào thời điểm hiện tại hầu như là một phép mầu, có quá nhiều điều kiện để cho điều đó xảy ra. Nhưng không nên lấy điều đó để ngụ ý rằng không có những lý do chính đáng để tin rằng sự sống không nảy sinh trên trái đất từ một chuỗi hoàn toàn hợp lý của các phản ứng hóa học hoàn toàn thông thường. Sự thật rõ ràng là thời gian diễn ra quá dài, môi trường vật chất vi mô trên bề mặt trái đất quá đa dạng, và có quá nhiều khả năng tương tác hóa học trong khi sự hiểu biết và trí tưởng tượng của chúng ta lại quá yếu kém để cho phép chúng ta có thể khám phá chính xác làm thế nào mà sự sống có thể hoặc không thể xảy ra vào thời điểm quá xa xôi trước đây, đặc biệt là chúng ta không có bằng chứng thực nghiệm từ thời đại đó để kiểm chứng các tư tưởng của chúng ta” [4].608crick copy

Nguyên văn tiếng Anh: “An honest man, armed with all the knowledge available to us now, could only state that in some sense, the origin of life appears at the moment to be almost a miracle, so many are the conditions which would have had to have been satisfied to get it going. But this should not be taken to imply that there are good reasons to believe that it could not have started on the earth by a perfectly reasonable sequence of fairly ordinary chemical reactions. The plain fact is that the time available was too long, the many microenvironments on the earth’s surface too diverse, the various chemical possibilities too numerous and our own knowledge and imagination too feeble to allow us to be able to unravel exactly how it might or might not have happened such a long time ago, especially as we have no experimental evidence from that era to check our ideas against.”

Xem thế đủ biết để trở thành một nhà thông thái, kiến thức chuyên ngành không đủ.

Crick là một nhà chuyên môn giỏi, nhưng không phải là một nhà thông thái. Vì cớ gì ông khuyên con người nên khiêm tốn thừa nhận rằng sự hình thành sự sống là một PHÉP MẦU, nhưng chính ông lại tỏ ra không khiêm tốn khi lên mặt nhắc nhở người đời chớ nên vì phép mầu đó mà bác bỏ lý thuyết sự sống hình thành ngẫu nhiên từ một chuỗi các phản ứng hóa học của các vật chất không sống. Ông có lý do khoa học nào để bảo vệ cái lý thuyết mà ông đặt cược vào đó? Vậy tại sao ông lại đòi hỏi người đời không nên bác bỏ nó?

Thực tế là sau này Crick tưởng tượng ra một “chuyện cổ tích hiện đại” mang tên “Panspermia” – một giả thuyết trong đó ông tưởng tượng có những “hạt sống” lan tỏa khắp vũ trụ, và những hạt sống đó đến Trái Đất tạo ra sự sống đầu tiên, rồi bắt đầu tiến hóa.

Trớ trêu thay, mô hình DNA do Crick khám phá chứa đựng thông tin của sự sống, nhưng Crick dường như lại chẳng có khái niệm gì về thông tin, và do đó ông phải bịa ra chuyện cổ tích về những “panspermia”. Crick không biết rằng yếu tố quyết định để sự sống hình thành là mã hướng dẫn sự sống (teleonomy) và lực sống (vital force).

Trong cuốn “On Giant’s Shoulders” (Trên vai những người khổng lồ) của Melvyn Bragg, Francis Crick được xem như một người khổng lồ, bên cạnh một vị khổng lồ khác là Charles Darwin.

Tôi nghĩ Crick chưa xứng đáng được gọi là một người khổng lồ. Ông chỉ đạt tới tầm vóc của một chuyên gia sinh học giỏi mà thôi. Còn Darwin là một người khổng lồ chân đất sét.

Tại sao những người “khổng lồ” như Darwin và Crick lại bịa ra lắm chuyện cổ tích như thế?

Bởi họ tin có sự tiến hóa, và do đó bắt buộc họ phải giải thích được sự hình thành sự sống đầu tiên, nếu không Thuyết Tiến hóa sẽ sụp đổ!

Đó là một thảm họa về nhận thức do Thuyết Tiến hóa tạo ra, một thảm họa hoàn toàn không cần thiết đối với những người tin vào Thuyết Thiết kế Thông minh, hoặc Thuyết Sáng tạo.

Sự thật thiết tưởng đã rõ như ban ngày, vấn đề chỉ còn là ở trực giác của mỗi người, quà tặng thiêng liêng của Bà Mẹ Tự Nhiên dành cho mỗi người, và lòng trung thực của nhà khoa học chân chính nữa mà thôi.

 

PVHg 11/07/2016

CHÚ THÍCH

[1] Câu nói “bất hủ” của George Wald rất nổi tiếng, được nhắc đến trong rất nhiều tài liệu, chẳng hạn:

[2] Một số tài liệu về xác suất để sự sống hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống:

[3] Bình luận của Mai Hall trên PVHg’s Home ngày 05/07/2016, trên bài “Chemical Evolution is impossible/Tham vọng tổng hợp sự sống thất bại”.

[4] Francis Crick’s Quote on Origin of Life:

http://www.apologetics315.com/2009/09/sunday-quote-francis-crick-on-origin-of.html#comment-form

 

18 thoughts on ““Time itself performs miracles!” / “Thời gian tự nó sẽ trình bày các phép lạ!”

  1. Anh Hưng thân mến

    Cái tài tài liệu “The Origin of Life, in The Physics and Chemistry of Life” của George Wald tôi đã tải về và đọc hết, tôi không thấy đoạn trích dẫn của anh trong đó.

    Tôi thấy phần tài liệu tham khảo ở dưới anh ghi ở một nguồn khác, chứng tỏ anh trích dẫn gián tiếp từ nguồn này. Nguồn anh trích dẫn gián tiếp là quyển sách ” Scientific Creationism” tức là thuyết sáng tạo khoa học. Một quyển sách về thuyết sáng tạo, mà còn dám gọi là sáng tạo khoa học nữa, mà anh lại đưa ra thì tôi nghĩ bài này của anh không có gì gọi là khoa học cả. Tác giả của quyển này là Henry M. Morris, một nhà theo thuyết sáng tạo và một trong những người sáng lập viện nghiên cứu sáng tạo https://en.wikipedia.org/wiki/Henry_M._Morris

    Hơn nữa, quyển sáng tạo này anh ghi nguồn từ bản xem thử trên google, nhưng tôi lại không thấy xuất hiện

    Đã thích bởi 1 người

    • Bạn ebookfreeweb thân mến
      Tôi không rõ tại sao tài liệu “The Origin of Life, in The Physics and Chemistry of Life” của George Wald bạn tải về không thấy đoạn trích dẫn trong bài. Phải chăng bạn muốn ám chỉ rằng không có câu nói đó, và tôi đã “bịa” ra câu nói “bất hủ” đó? Giống như có người nói tội “bịa” ra những xác suất cho thấy tiến hóa không thể xảy ra. Giả sử bạn có nghĩ như vậy thì tôi cũng không giận bạn, vì tôi biết các bạn rất đau lòng khi thấy NIỀM TIN của các bạn bị bác bỏ.
      Bạn chê nguồn tham khảo của tôi lấy từ tài liệu của Henry Morris, một người theo Thuyết Sáng tạo, nên tất nhiên phải phê phán Thuyết Tiến hóa, vì thế sự phê phán đó không có giá trị. Vậy thưa bạn, tiêu chuẩn chân lý của bạn là gì? Là khoa học hay nhãn mác của người đối thoại?
      Nếu bạn lấy khoa học làm thước đo, thì việc gì phải quan tâm xem Henry Morris là ai? Điều quan trọng là ý kiến nêu lên là sự thật hay bịa đặt. Nếu là sự thật thì hãy tập trung vào thảo luận nội dung ý kiến đó, xem ý kiến đó đúng hay sai.
      Trong thời buổi ngày nay, việc nghiên cứu một tài liệu này thông qua một tài liệu khác là chuyện bình thường chứ có gì là lạ đâu. Có những tài liệu ta không có bản gốc, ta phải nghiên cứu qua những bản chép lại hoặc trích dẫn, đó là chuyện thường tình mà. Tại sao bạn lại quan tâm đến việc tôi trích dẫn gián tiếp qua một tài liệu khác? Phải chăng bạn nói như thế để làm giảm giá trị bài viết của tôi, để mọi người không tin rằng George Wald đã nói lời “bất hủ” đó? Tôi không rõ động cơ của bạn, nhưng dù động cơ thế nào tôi cũng không giận bạn. Tôi chỉ khuyên bạn là làm khoa học thì phải trung thực.
      Thí dụ, bạn có học môn hình học từ bản gốc của Euclid đâu. Bạn học theo sách giáo khoa do VN biên soạn đấy chứ. Nếu bạn không hiểu điều này mà coi việc trích dẫn từ các tài liệu khác là không đáng tin cậy thì suy ra bạn SỢ SỰ THẬT!
      Đây, sự thật về câu nói của George Wald là như sau: nó nổi tiếng đến mức được RẤT NHIỀU TÀI LIỆU TRÍCH DẪN làm cho dựa để thảo luận. Phái tiến hóa trích dẫn để tự vệ, phái chống tiến hóa trích dẫn để tố cáo tính chất phi khoa học của Thuyết Tiến hóa.
      Vì thế, để thỏa mãn những người như bạn, tôi đã bổ sung vào GHI CHÚ [1] một loạt tài liệu trong đó có trích dẫn và bình luận ý kiến của George Wald. Bạn chịu khó mở ra đọc và suy ngẫm nhé. Có một tài liệu có đường link dài quá, e rằng bạn khó mở, nên tôi phải chụp ảnh màn hình để đưa ảnh lên bài viết cho bạn nhìn thấy tận mắt câu nói của George Wald, hy vọng làm bạn thỏa mãn.
      Chúc bạn thành công.
      PVHg

      Thích

      • Anh Hưng thân mến

        Nếu anh tìm thấy phần trích đoạn mà anh đề cập trong bài viết trong tài liệu mà anh đưa ra, Anh vui lòng chụp hình lại. Vì tôi đọc đi đọc lại vẫn không có

        Vấn đề trích dẫn gián tiếp tôi đã thấy nhiều, Hình học Euclid tôi cũng đã học qua từ sách giáo khoa chứ không phải từ bản gốc của Euclid. Nhưng điều quan trọng ở đây là hình học Euclid đã được xem như một môn khoa học chính thống và được chấp nhận rộng rãi. Nên học Euclid từ đâu là không quan trọng
        Mặt khác, quyển sách ”Scientific Creationism” mà anh tham khảo là thuần túy về thuyết sáng tạo, một lý thuyết được coi là phản khoa học và hầu như đã được bác bỏ trong cộng đồng khoa học. Do đó, vấn đề ở đây tôi muốn nói là nếu Henry Morris là một nhà sáng tạo, viết một quyển sách sáng tạo, thì rõ ràng có một cái thiên vị khá lớn ở đây. Mặt khác, nếu một tác giả có một quan điểm cân bằng giữa tôn giáo và khoa học thì có lẽ quyển sách sẽ mang tính chất trung lập hơn.
        Anh Hưng thân mến,

        Nguồn tài liệu của anh chưa thuyết phục được tôi lắm

        Thứ nhất, anh trích dẫn các tài liệu từ các tác giả ủng hộ thuyết sáng tạo. Tài liệu từ các forum chỉ là ý kiến cá nhân
        Thứ hai, trong tài liệu của anh, rất nhiều lập luận hầu như sử dụng các phép ẩn dụ, so sánh với xác suất đánh bạc, rồi trong vụ án. tất cả lập luận này chỉ là sự tưởng tượng, không có cơ sở.

        Nhưng khi nhìn vào kết luận của bài “Introduction to the Mathematics of Evolution, Chapter 15: The Probability of Evolution”:
        “This Universe, the planets, and life on this earth were created by intelligent beings, all under the watchful eye of God Himself or life was created by God Himself. There is no other explanation for the DNA of millions of different species of animals and plants”.

        Có lẽ tôi chỉ còn lắc đầu. Một bài viết có thể cho là khoa học đi, nhưng khi tuyên bố kết luận như thế này thì bao nhiêu khoa học biến mất hết

        Đã thích bởi 1 người

      • Bạn ebookfreeweb thân mến,
        Tôi đã cố gắng tìm toàn bộ cuốn sách của George Wald trên mạng nhưng không có đầy đủ, chỉ có một phần. Tuy nhiên có một tài liệu của chính giới tiến hóa lập ra, đó là tài liệu Evolution Quotes, địa chỉ: http://bevets.com/equotesw.htm
        Ở đây họ không trích toàn bộ câu mà tôi đã dẫn trong bài, mà trích từng đoạn trên Scientific American. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất vẫn có đủ để bạn thưởng thức. Tôi xin chép lại cho bạn đọc, và bạn có thể kiểm chứng bằng cách mở link nói trên.
        Ý kiến của George Wald nằm trong ngoặc vuông […..] sau đây:
        [ One has only to contemplate the magnitude of this task to concede that the spontaneous generation of a living organism is impossible. Yet here we are as a result, I believe, of spontaneous generation. (“The origin of life” Scientific American August 1954 p.46)
        The important point is that since the origin of life belongs in the category of at least once phenomena, time is on its side. However improbable we regard this event, or any of the steps which it involves, given enough time it will almost certainly happen at-least-once. And for life as we know it, with its capacity for growth and reproduction, once may be enough.
        Time is in fact the hero of the plot. The time with which we have to deal is of the order of two billion years. What we regard as impossible on the basis of human experience is meaningless here. Given so much time, the “impossible” becomes possible, the possible probable, and the probable virtually certain. One has only to wait: time itself performs the miracles. (“The origin of life” Scientific American August 1954 p.48) ]
        Với sự thật này mà bạn còn dám chối cãi câu nói trên không có trong cuốn The Origin of Life của George Wald thì bạn không xứng đáng để thảo luận bất cứ vấn đề gì trung thực.
        PVHg

        Thích

      • Bạn ebookfreeweb,

        Xin lỗi bạn. Tôi đã nói không có gì để trao đổi với bạn nữa, có vẻ như bạn không hiểu.
        Riêng về quyển sách của George Wald, tôi xem lại link đã cung cấp, thì hóa ra ở đó chỉ có từ trang 595 trở đi. Tôi không hiểu sao họ không cung cấp toàn bộ cuốn sách. Nhưng tôi sẽ để ý tìm kiếm cuốn sách này dưới dạng hardcopy. Bạn yên tâm.
        Ngoài ra tôi sẽ không trao đổi gì thêm với bạn, mặc dù tôi tôn trong ĐỨC TIN của các bạn.
        Tôi không quan tâm tới những link bạn cung cấp, vì tôi quan tâm đến những ông thầy của các bạn. Tôi bác bỏ những ông thầy của các bạn chứ không quan tâm tới ý kiến của các bạn. Bạn thông cảm nhé. Vì thế ý kiến mới nhất này của bạn và câu trả lời của tôi sẽ được phép tồn tại 2 ngày. Sau đó tôi sẽ bỏ vào thùng rác. Tôi không muốn làm mất thì giờ của độc giả. Mong bạn thông cảm. PVHg

        Thích

      • Cháu xin mạn phép đưa ra một vài ý kiến.
        1. Theo Ebookfreeweb thì ” thuyết sáng tạo, một lý thuyết được coi là phản khoa học và hầu như đã được bác bỏ trong cộng đồng khoa học”

        Định nghĩa của khoa học là “knowledge about or study of the natural world based on facts learned through experiments and observation”
        “Kiến thức tích lũy được nhờ sự quan sát hay thực nghiệm về những sự kiện của thế giới tự nhiên”

        Như thế ta thấy thuyết tiến hóa là phản khoa học vì không ai quan sát hoặc tìm được bằng chứng về sự tiến hóa từ một tổ tiên chung.
        Có chăng thì các nhà tiến hóa nhìn vào những khám phá khoa học và đưa ra lời giải thích theo cách riêng của họ mà thôi.
        Ngược lại cũng những khám phá khoa học ấy, những nhà sáng tạo lại khẳng định tính chính xác của Kinh Thánh, chỉ ra sự tồn tại của Đấng sáng tạo, trong đó sách Genesis đã miêu tả về việc Ngài đã tạo ra thế giới như thế nào.

        2. Có rất nhiều nhà khoa học tin vào sự sáng tạo như Albert Einstein, Isaac Newton, Johannes Kepler, James Clerk Maxwell…
        Ngày nay ta có Dr. Raymond Damadian phát minh ra máy chụp MRI. Dr. Russ Humphreys là nhà vật lý nguyên tử. Dr. Ben Carson, bác sĩ phẫu thuật não đầu tiên mổ tách não thành công cho cặp sinh đôi dính nhau. Tất cả họ đều tin vào Đấng sáng tạo. Không lẽ vì thế mà ta phủ nhân hết thành quả khoa học của họ và cho rằng đó là ” phản khoa học”?

        3. Logic mà nói nếu chúng ta đi bộ vào rừng và tìm thấy một cái máy vi tính, chúng ta sẽ cho rằng ai đó đã chế tạo ra nó, hay là nó đã tự tiến hóa mà ra?

        4. Xin hỏi bạn/anh/chị/chú có thể thừa nhận rằng mình biết tất cả không? Nếu không, giả sử bạn biết được 50% liệu phần 50% còn lại có Thượng Đế mà bạn không biết không? Có bao giờ khoa học tiến hóa từng đặt ra câu hỏi liệu Chúa thực sự tồn tại hay họ đã đặt trước một mục tiêu là gạt Ngài qua một bên để theo đuổi một lý thuyết tưởng tượng? Như thế gọi là khoa học chân chính sao?

        Bài tham khảo
        https://answersingenesis.org/creation-scientists/can-creationists-be-scientists/

        Thích

  2. Bác Hưng ơi. Xác suất hình thành sự sống với các con số như: 1/10^113 hay 1/10^50 và 1/10^40000 gì đó. Cháu nghĩ bác cần trích dẫn tài liệu vào phần Chú Thích ở trên để mấy nhà tiến hóa thấy rõ sự thật trước mắt và không nghi ngờ bác bịa đặt gì nữa

    Thích

  3. Theo dõi cuộc thảo luận về câu nói của George Wald , tôi thấy như sau :
    1 – Với tất cả những gì chú PVH trích dẫn và ghi chú , tôi tin hoàn toàn đó là sự thật .
    2 – Nếu câu nói ấy không có trong cuốn sách của George Wald thì bạn ebookfreeweb nên kiện các tác giả của những trang web mà chú PVH đã trích dẫn và chú thích . Kiện tại sao lại vu khống George Wald . Kiện tại sao lại bịa ra câu nói đó để bêu xấu thuyết tiến hóa , làm cho mọi người thấy thuyết tiến hóa là truyện cổ tích .
    3 – Nếu câu nói đó có trong cuốn sách của George Wald thì bạn ebookfreeweb nên biết xấu hổ vì comment của bạn vô tình trở thành một thứ gây nhiễu , cố tình làm con đà điểu rúc đầu xuống cát để chối bỏ sự thật . Khi đó hành vi của con đà điểu một lần nữa chứng tỏ những người bênh thuyết tiến hóa không có vũ khí nào tốt hơn là lấp liếm sự thật . Kiểu lấp liếm đáng sợ nhất là đưa ra bằng chứng lừa đảo ( như các vụ lừa đảo nổi tiếng ). Tóm lại , bạn ebookfreeweb có dám tuyên bố dứt khoát câu nói đó không có trong sách của George Wald không ?
    4 – Việc đáng thảo luận là tư tưởng về thời gian là cứu tinh của thuyết tiến hóa có đúng không ? Chú PVH không nên mất thì giờ trả lời những ý kiến gây nhiễu . Tốt nhất là nên bỏ những ý kiến đó vào thùng rác , khỏi mất thì giờ độc giả .
    Hữu Ái

    Thích

  4. Câu chuyện tiến hóa là một trong những câu chuyện tiếu lâm nhất, hoang đường nhất mà cháu được biếti, nó là một MYTH, nhưng điều độc đáo không thể phủ nhận là nó vô cùng hấp dẫn nên đã dụ dỗ được biết bao nhiêu người, đặc biệt là những người trẻ mới lớn, đây là một sự thật- nó vô cùng hấp dẫn. Cháu nói rằng nó chỉ là một trong những câu chuyện hoang đường thôi bởi vì còn rất nhiều những triết lý hoang đường huyễn hoặc khác cũng hấp dẫn không kém, nó đánh vào tâm lý là lòng tham của con người thích những điều bí mật, bí ẩn huyễn hoặc, ví dụ như một trong những số đó là thuyết vũ trụ đa vũ trụ- vũ trụ tiến hóa, cũng dạng ăn may như vậy, với một thời gian dài vô cùng và số phép thử xảy ra vô cùng thì thế nào cũng xuất hiện một vũ trụ chứa sự sống như chúng ta.- Nghe thì đã lắm nhưng thật sự sáo rỗng, nó giải thích được tất cả nhưng cũng chẳng giải thích gì cả, bằng chứng thì không có. Chúng ta cần một lời giải thích thực tế.

    Trong Kinh Thánh, đã được viết cách đây 2000 năm trước, trong đoạn 4 của sách Timothy thứ 2, câu số 3 và câu số 4, Chúa đã nói trước về một thời kỳ mà tình trạng này nó sẽ xảy đến, để chúng ta không bất ngờ :

    “For the time is coming when people will not endure sound teaching, but having itching ears they will accumulate for themselves teachers to suit their own passions, 4 and will turn away from listening to the truth and wander off into myths” (2 Timothy 4:3-4)

    “Vì sẽ đến thời kỳ người ta không chịu nhận sự dạy dỗ chân chính, nhưng chiều theo dục vọng mà quy tụ nhiều giáo sư quanh mình để dạy những điều đã ngứa lỗ tai. Họ bịt tai đi không chịu nghe chân lý nhưng lại hướng về chuyện hoang đường”

    Tiếp theo sau đó câu số 5, Chúa đã phán cho con cái Ngài như sau , chú Hưng hãy suy gẫm:

    “As for you, always be sober-minded, endure suffering, do the work of an evangelist, fulfill your ministry.’ (2 Timothy 4:5)

    “Nhưng phần con, hãy luôn luôn sáng suốt, bình tĩnh, chịu đựng gian khổ, làm trọn công việc của một người truyền giảng Phúc Âm và chu toàn nhiệm vụ trong thiên chức mình”

    Kinh Thánh hiện được dịch ra 1500 ngôn ngữ, với hàng tỷ bản in mỗi năm gồm một phần hay toàn bộ, dễ dàng tra cứu trên internet bất cứ lúc nào, Chúa Jesus đã nói rằng không có điều gì là kín dấu cả, sự thật là phải được tỏ ra.

    Tạ ơn Chúa vì chúng ta là con cái Chúa, đã được Chúa nhắc nhở, giữ gìn để không bị dụ dỗ như những người khác, vì Chúa đã Phán:

    “Chiên Ta nghe tiếng Ta; Ta biết chúng, và chúng theo Ta ” ( John 10:27).
    Không phải con cái Chúa thì không nghe được tiếng Chúa.

    Thích

    • Thưa độc giả,
      Tôi rất vui khi thấy bài viết mới nhận được sự bình luận sôi nổi, đặc biệt có sự xuất hiện của những độc giả mới, ủng hộ quan điểm phê phán Thuyết Tiến hóa. Chỉ có một ý kiến trái chiều, nhưng tôi coi ý kiến đó là một sự cùng quẫn của những người theo Thuyết Tiến hóa, khi họ thấy những ông thầy mà họ tôn sùng như George Wald hay Richard Dawkins bị xem là những nhà kể chuyện cổ tích tài ba.
      Bạn Mai Hall đã giảng cho họ thế nào là Sáng Tạo. Tôi không biết họ có hiểu không, nhưng ít nhất bạn đã nhắc họ một chân lý mà Gallup’s Poll đã tổng kết: chỉ có 19% tin vào Thuyết Tiến hóa, trong khi có tới 42% tin vào Thuyết Sáng tạo. Người càng nhiều tuổi càng tin vào Thuyết Sáng tạo, chứng tỏ người càng sâu sắc càng tin vào Thuyết Sáng tạo.
      Bạn Hoàng Lâm nói rất đúng rằng câu chuyện tiến hóa là một trong những chuyện tiếu lâm nhất. Lời Kinh Thánh bạn dẫn rất trúng với các đệ tử của đạo tiến hóa: “Họ bịt tai đi không chịu nghe chân lý nhưng lại hướng về chuyện hoang đường” (2 Timothy 4:4). Bạn hoàn toàn đúng khi nhận định thuyết tiến hóa dựa trên sự “ăn may”. Theo tôi, điều đó giống y như chơi cờ bạc mà thôi.
      Einstein nói “Chúa không chơi trò súc sắc”, nhưng George Wald, Richard Dawkins,… lại đặt cược tất cả lý thuyết của mình vào con súc sắc của thời gian. Chẳng trách Einstein phải than lên với cái vô hạn của cái human stupidity!
      Được biết George Wald đoạt Giải Nobel Sinh Hóa. Từ đó tôi suy ra rằng thước đo Nobel chỉ đo được một chiều nào đó của con người mà thôi. Giá như George Wald không có những phát biểu như tôi đã dẫn trong bài thì tôi sẽ coi ông là một người thông minh.
      PVHg

      Thích

  5. Thưa bác Hưng,
    Bác Hưng ko nên phí thì giờ với những đọc giả như ebookfreeweb . Giới tiến hóa họ từng đánh lừa được mọi người bằng những vụ lừa đảo tầy trời đấy mà bác. Bác đừng mất thì giờ với họ .
    Này bạn ebookfreeweb ,
    Nếu bạn có đủ nhân cách thì hãy tìm mua cuốn sách của George Wald . Mở ra đọc nếu chắc chắn không có câu bác Hưng trích dẫn thì bạn có quyền kiện bác Hưng đấy . Hãy tìm mua sách đi , nếu không hãy tìm ở thư viện . Tôi dám cược với bạn đấy . Cược gì nào ? Cược thế này nhé :
    Nếu trong sách có câu đó thì bạn phải khai tên tuổi địa chỉ thật ra để cho mọi người biết bạn là ai nhé . Và lúc ấy bạn hãy công khai xin lỗi về trò quấy rối của bạn nhé . Và bạn phải chấm dứt trò quấy rối nhé.
    Nếu trong sách không có câu đó , tôi sẽ đề nghị bác Hưng xin lỗi mọi người vì đã đưa thông tin sai sự thật . Và chúng ta sẽ kiện tất cả những trang web đã trích dẫn câu đó. OK?
    Vậy từ nay đến khi tìm thấy cuốn sách đó , tôi tin hoàn toàn vào những trang web đã trích dẫn câu nói đó mà bác Hưng đã cung cấp .
    Tôi cũng vào trang bác Hưng cho đường link rồi . Trang ấy chỉ có vài trang của cuốn sách đó thôi , và không đăng cái trang có câu mà bác Hưng trích dẫn. Điều đó không có nghĩa là câu đó không có trong sách, mà chỉ có nghĩa là trang đó không đăng đầy đủ cuốn sách mà thôi .
    Vậy bạn và tôi cùng tìm sách đó nhé . Trong khi chưa tìm thấy sách đầy đủ , tôi đề nghị bạn đừng quấy rối , như thế càng làm xấu mặt giới tiến hóa.
    Thực ra tôi đọc được động cơ của bạn , nhưng tôi không nỡ nói ra đây , sẽ mất đoàn kết . Nhưng tôi thấy bạn dại dột quá , bạn thách thức tất cả các tác giả của những trang web mà bác Hưng đã trích dẫn rồi đấy .
    Thưa bác Hưng , cháu đề nghị bác tạm ngưng trao đổi với những ý kiến gây nhiễu . Để thời gian trả lời sự thật.

    Thích

  6. Thật nực cười ở chỗ biết spontaneous generation là sai nhưng nhiều người lại vẫn tin vào cái chuyện cổ tích ” abiogenesis”.
    Một số người của phái tiến hóa không dám chấp nhận sự thật nên họ mới phải đi gây nhiễu thông tin như vậy đấy. Từ định luật bất đối xứng của Pasteur cho đến xác suất hình thành sự sống, rồi bây giờ thì lại đến câu nói của George Wald. Nói chung, họ ngoan cố, sợ Sự Thật được phơi bày nên chỉ có vũ khí duy nhất là Lấp Liếm

    Bạn Mai Hall cũng nói đúng. Giả sử biết được 50% thì liệu phần 50% còn lại có Thượng Đế mà đã ai biết chưa? Tóm lại, phần lớn phái evolutionist không muốn chấp nhận Thượng Đế, và họ đã đặt sẵn mục tiêu là gạt Thượng Đế sang một bên rồi. Chúng ta hãy nhìn vào tấm gương như ông Antony Flew để thấy rằng Pasteur và Einstein đã đúng khi tuyên bố ít hay nhiều khoa học sẽ làm con người xa hay gần Chúa; khoa học không có tôn giáo là nông cạn – tôn giáo không có khoa học là đui mù

    Nếu tin ” Time itself performs miracles” thì cháu cũng tin chắc rằng ” Time itself performs the TRUTH “. Sự thật về Thuyết Tiến Hóa không sớm thì muộn sẽ được phanh phui cho tất cả mọi người cùng thấy

    Thích

    • Dear readers,
      Sự thật về vụ quấy rối của ebookfreeweb là như thế này:
      Anh chàng đó không tìm thấy câu nói của George Wald trong cuốn sách của ông mà tôi đã cho đường dẫn “The Origin of Life, in The Physics and Chemistry of Life”, (Nguồn gốc sự sống dưới góc độ vật lý và hóa học), do Simon & Schuster xuất bản năm 1955, mặc dù anh ta đã trông thấy câu nói đó đầy đủ và rõ ràng trong cuốn “Scientific Creationism” của Henry Morris.
      Nhưng anh ta nói Henry Morris là người theo Thuyết Sáng tạo, có nghĩa là đối với anh ta không có giá trị, anh ta nhất định đòi trông thấy câu ấy trong cuốn “The Origin of Life…” của George Wald.
      Tôi đã kiểm tra lại đường dẫn này và thấy thì ra trang này không cung cấp toàn bộ cuốn sách của George Wald, mà chỉ cũng cấp từ trang 595 đến 611 thôi (chương The Origin of Life). Khi cung cấp đường dẫn, tôi không để ý đến chi tiết đó. Có nghĩa là câu nói của George Wald nằm ở trang khác. Cụ thể, theo tài liệu X-Evolutionist (đã dẫn trong bài), thì câu đó nằm ở trang 270, paragraph 9.
      Nếu anh ta có thiện chí tìm sự thật thì chỉ việc mở các đường dẫn khác trong ghi chú [1], trong đó cung cấp một loạt tài liệu khác có câu nói đó, đặc biệt là trang Evolution Quotes, một trang 100% của các nhà tiến hóa, cũng có câu nói của George Wald.
      Nhưng ebookfreeweb không làm như vậy, mà tiếp tục làm mình làm mẩy, cứ như một đứa trẻ con ăn vạ vậy.
      Tội nghiệp anh ta, anh ta tự để lộ cái kém cỏi của những người không có sức mạnh của khoa học, đành bấu víu vào những chuyện ngoài rìa, làm to chuyện lên để đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người vào câu nói “bất hủ” của ông thầy của anh ta, một câu nói bộc lộ rõ ràng hơn ai hết tính chất đặt cược của thuyết tiến hóa vào may rủi.
      Bản thân tôi khi đọc được câu của George Wald, tôi thực sự ngạc nhiên không thể tưởng tượng được rằng thì ra Thuyết Tiến hóa kém cỏi về lý luận đến như thế. Hóa ra không phải chỉ có Richard Dawkins đặt cược vào may rủi, mà cả George Wald cũng vậy. Thực ra toàn bộ Thuyết Tiến hóa là như vậy, kể cả ông tổ của nó là Charles Darwin. Về điểm này cần phải làm rõ hơn nữa để vạch trần tính phi khoa học của Thuyết Tiến hóa.
      Bây giờ thì tôi đã biết tại sao Darwin phải sử dụng đến bằng chứng giả của Haeckel về hình vẽ bào thai. Hình như việc sử dụng này xảy ra ngay cả khi Haeckel đã bị vạch mặt là giả mạo. Tôi sẽ xem xét kỹ lại việc này và sẽ phải một lần nữa làm sáng tỏ cái kém cỏi của “người khổng lồ chân đất sét” đó.
      PVHg

      Thích

  7. Có lẽ. Chúng ta sẽ cần có một bài viết ” Về cách tính xác suất hình thành sự sống “. Cháu nghĩ cần phải như vậy vì như đã thấy thì có một số người thuộc dạng hủ nho, chỉ biết dò từng câu đếm từng chữ mà không dám nhìn vào bản chất của vấn đề

    Thích

    • Dear Tiến Nam,
      Những ai đã học Lý thuyết Xác suất thì sẽ hiểu bài toán đó. Nếu mấy “nhà khoa học hủ nho” không hiểu gì về xác suất thì họ phải học để hiểu, việc gì cháu phải lo cho họ?
      Nếu họ thực lòng muốn tìm hiểu về xác suất, bác sẽ giảng cho họ những kiến thức cơ bản, như chỉnh hợp, tổ hợp, rồi xác suất. Và giảng cho họ một bài toán xác suất đơn giản nhất mà bất cứ một HS lớp 12 nào cũng phải biết, chẳng hạn: Trong mộ cỗ bài tây có 52 quân, tính xác suất để rút 4 quân bài tất cả đều là quân K.
      Nếu họ đã biết cách giải bài toán trên, bác sẽ giúp họ tiếp theo đại ý như sau:
      1. Bác đặt câu hỏi đối với họ: Có bao nhiêu acid amin trong tự nhiên? Giả sử họ trả lời là có khoảng 280
      2. Hỏi tiếp: Có bao nhiêu acid amin cần cho sự sống? Giả sử họ trả lời là có khoảng 20.
      3. Vậy hãy tính xác suất để rút 20 trong số 280 loại acid amin, sao cho 20 loại rút được đều là những loại cần cho sự sống,
      Bài toán này GIỐNG HỆT bài toán rút quân bài nói trên. Có gì khó đâu. Chỉ có điều tính bằng tay thì mệt lắm đấy, phải có chương trình tính toán chuyên dụng để tính những con số cực lớn.
      Kết quả sẽ cho 1 xác suất cực nhỏ.
      Đó chỉ là một bài toán GIẢM THIỂU SỰ PHỨC TẠP CỦA THỰC TẾ. Thực tế không phải có sẵn các acid amin đế cho bạn lựa chọn. Stanley Miller đã làm thí nghiệm năm 1953, với NHỮNG GIẢ ĐỊNH CÓ LỢI CHO MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM, nhưng chỉ tạo ra được VÀI LOẠI ACID AMIN VÀ TẤT CẢ ĐỀU LÀ DẠNG ACID AMIN CẦN BẰNG PHẢI/TRÁI, TỨC LÀ KHÔNG THÍCH HỢP VỚI SỰ SỐNG.
      Có một cách không cần đi sâu vào toán học, mà tin tưởng vào các nhà toán học. Fred Hoyle là một nhà thiên văn toán học lớn trong thế kỷ 20. Đầu tiên ông cũng tin vào khả năng sự sống hình thành tự phát. Nhưng sau khi tiến hành tính toán, ông từ bỏ học thuyết đó, và quay 180 độ trong vấn đề này.
      PVHg

      Thích

Bình luận về bài viết này