Video “Genesis Problem / Nan đề Sáng Thế”

 

Nguồn Video: Audio Catholic.

Phần phát âm tiếng nước ngoài trong video còn có nhiều thiếu sót, xin độc giả lượng thứ. PVHg

4 thoughts on “Video “Genesis Problem / Nan đề Sáng Thế”

  1. Thưa Thầy Hưng,
    Tôi năm nay 68 tuổi. Tôi là con chiên ngoan đạo của Chúa. Nhưng nay tôi không đi lễ nữa. Có vài lí do, nhưng một trong những lí do ấy là : Trong Thánh Lễ có phần đọc Thánh Thư Và Phúc âm. Sau khi đọc Phúc Âm xong thì Linh mục nói “Đó là Lời Chúa”. Tôi đồng ý Đây là Lời Chúa. Nhưng sau khi đọc Thánh Thư thì người đọc cũng nói “đó là Lời Chúa”. Thưa Thầy, Thánh thư có nhiều câu chuyện rùng rợn, giết người, cướp của, lấy vợ người khác….Vậy mà sau khi đọc xong thì kết thúc bằng câu “đó là Lời Chúa – và giáo dân : Tạ ơn Chúa”. Chúa nào mà dạy người khác giết người chỉ vì muốn lấy vườn nho của người khác? Chúa nào mà dạy gian dâm? (rất tiếc tôi không biết những trích dẫn nguồn của những chuyện trên, nhưng đó là tôi nghe rõ ràng trong nhà thờ). Tôi có hỏi vài Linh mục xin giải thích nhưng họ không làm tôi thỏa mãn. Thầy giúp tôi nhé. Tại sao gọi Thánh Thư là Lời Chúa? Tôi mong Thầy giúp để tôi khỏi bức rứt trong lòng. Xin cảm ơn Thầy.

    Thích

    • Trả lời Chú Nguyễn Đình Hiến
      – Trước hết cảm ơn Chú vì đã đưa ra câu hỏi không chỉ riêng Chú mà rất nhiều người Ngoại Đạo và thậm chí ngay cả người Công giáo cũng thắc mắc.
      1. Chú khẳng định “Tôi là con chiên ngoan đạo của Chúa. Nhưng nay tôi không đi lễ nữa ?

      Để trả lời thắc mắc của Chú

      Vậy Chú cho con hỏi Chú hiểu thế nào là ” Con Chiên ” Từ Con chiên trong Kinh Thánh được dùng làm biểu tượng cho những người hiền lành, đạo đức. Trong dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa đã tách chiên ra khỏi dê. Chiên ở bên phải, dê ở bên trái.

      Chúa Giêsu đã chịu hiến tế vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Bữa tiệc ly chính là tiệc Lễ Vượt Qua mà Chúa Giêsu ăn với các môn đệ. Hình ảnh con chiên chịu sát tế trong ngày lễ vượt qua là hình ảnh tiên báo về Đức Ky-tô là ” Chiên Thiên Chúa bị sát tế để cứu nhân loại “.

      Chúa Giêsu là “Con Chiên” hiền lành, không hé môi khi bị đem đi xén lông. Người khiêm nhường gánh lấy tội lỗi nhân loại. Thế nên, những ai là môn đệ của Chúa cũng được ví như con chiên hiền lành, vì người môn đệ luôn được mời gọi bước theo Thầy Chí Thánh Giê-su phải trở nên hiền lành và khiêm nhường, đồng thời biết sẵn lòng hy sinh bản thân vì hạnh phúc tha nhân.

      Quay trở lại vấn đề Chú Thắc Mắc ” vì những lý do mà Chú cảm thấy “Thánh thư có nhiều câu chuyện rùng rợn, giết người, cướp của, lấy vợ người khác….Vậy mà sau khi đọc xong thì kết thúc bằng câu “đó là Lời Chúa – và giáo dân : Tạ ơn Chúa”. Chúa nào mà dạy người khác giết người chỉ vì muốn lấy vườn nho của người khác? Chúa nào mà dạy gian dâm?” vv…con cũng xin mạn phép nói lên vài điều theo những gì con được biết

      Như chúng ta biết, Kinh Thánh không phải là một quyển sách. Đó là một bộ sách. Bộ sách này gồm nhiều thể loại khác nhau, được hình thành qua nhiều thời kỳ khác nhau, chịu tác động từ nhiều dòng văn hoá khác nhau. Các sách trong bộ Kinh Thánh Cựu Ước ra đời từ khoảng hơn 2000 đến 2800 năm trước đây, được viết bằng tiếng Do–thái và tiếng A–ram cổ. Các sách này lại được viết ra từ một đất nước xa xôi, từ một vùng văn hóa có rất nhiều điều xa lạ với chúng ta. Chúng ta cũng biết, để hiểu được một bản văn hay một câu chuyện kể, chỉ biết ngôn ngữ thôi thì chưa đủ. Quan trọng hơn là cần hiểu được nền văn hóa, về cách suy nghĩ của con người, về những lối nói, về cách chơi chữ trong nền văn hóa đó. Cũng vậy, để hiểu được một bản văn Kinh Thánh, cần hiểu được rõ nền văn hóa mà từ đó bản văn Kinh Thánh được viết ra. Cần phải hiểu xem những tác giả của các bản văn Kinh Thánh sống trong hoàn cảnh nào, những người đầu tiên khi đọc bản văn Kinh Thánh mà chúng ta đang đọc thì họ hiểu ra sao. Không hiểu được nền văn hóa, rất dễ có nguy cơ chúng ta sẽ hiểu trật những điều mình đọc.

      Thử xét một thí dụ đơn giản thế này.

      Chú nghĩ gì khi đọc Thánh Vịnh 136, câu 10: “Chúa sát hại các con đầu lòng Ai–cập, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”?

      Đọc vào, Chú có bị dội ngay không? Chú tự hỏi gì? Chúa chi mà ác vậy? Niềm xác tín của tác giả Thánh Vịnh này sao mà kỳ vậy? Câu trước kể chuyện Chúa giết chết con đầu lòng của người ta, vậy mà câu sau vẫn tuyên xưng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương!

      Ấy… nhưng mà khoan đã. Trước khi phản ứng theo kiểu của mình và kết luận một cách thẳng thừng, có lẽ Chú cần phải dừng lại một tí để tự hỏi xem liệu Chú có hiểu đúng câu Thánh Vịnh này chưa. Có khi nào Chú lại đang diễn giải điều được viết từ một nền văn hoá này dưới cái nhìn của một nền văn hoá khác? (Giống như trường hợp của anh Tây nấu canh râu tôm với ruột bầu đấy!) Hiểu trật thì đương nhiên phản ứng của mình sẽ trật. Tại sao các tác giả Kinh Thánh lại viết như vậy? Họ viết như vậy trong bối cảnh nào? Trong bối cảnh đó, viết như vậy có ý nghĩa gì?

      Chúng ta biết rằng, trong dòng lịch sử của dân Ít–ra–en, Ai–cập luôn được xem là kẻ thù số một. Ai–cập đô hộ và thống trị Ít–ra–en trong những khoảng thời gian rất dài. Trước một Ai–cập hùng mạnh và mang đầy tham vọng bá quyền, Ít–ra–en chỉ là một rẻo đất nhỏ bé và yếu nhược. Đọc lại dòng lịch sử của dân tộc mình, các tác giả Ít–ra–en thấy việc họ thoát khỏi Ai–cập để sống trong hòa bình và tự do thật giống như một phép lạ vậy. Và phép lạ ấy, không ai khác, chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm được cho họ.

      Hơn nữa, khi kể lại những kỳ công Chúa đã thực hiện cho dân mình trong dòng lịch sử, những người có niềm tin bình dân thường xác tín thế này: tình thương của Chúa dành cho họ được thể hiện không chỉ qua việc bảo vệ họ là những người hiền lành và yếu đuối, nhưng còn qua việc trừng phạt kẻ thù của họ, là những kẻ ác. Ác giả thì phải ác báo. Vậy nên Ai–cập, kẻ ác chuyên đè đầu cỡi cổ họ, đương nhiên phải bị trừng trị.

      Sách Xuất Hành kể lại rằng trong suốt thời gian Ít–ra–en làm nô lệ trên đất Ai–cập, vị thủ lãnh của dân Ít–ra–en là Mô–sê đã làm đủ mọi cách để thuyết phục Pha–ra–ô tha cho dân Ít–ra–en, nhưng nhà vua không nghe. Cuối cùng, vì biến cố các con đầu lòng Ai–cập bị chết hàng loạt, vua Pha–ra–ô sợ hãi nên tha cho dân Ít–ra–en để họ lên đường về lại quê hương xứ sở. Người Ít–ra–en, với niềm tin bình dân, đọc lại sự kiện ấy như là biến cố Chúa gởi đến. Ngang qua biến cố ấy, họ nhận ra cách Chúa thể hiện tình thương với dân tộc mình. Vậy là họ tuyên xưng tình thương ấy thế này: “Chúa sát hại các con đầu lòng Ai–cập, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.

      Như thế, không phải là Chúa ra tay sát hại các con đầu lòng của Ai–cập. Đó thật ra là cách mà người dân Ít–ra–en đọc lại lịch sử và kể lại cảm nghiệm thiêng liêng của mình. Hãy đọc lại trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Vịnh 136 để thấy điều này: tất cả những diễn biến của lịch sử đều được đọc lại dưới nhãn quan thần học. Tác giả Thánh Vịnh không phải đang kể chuyện lịch sử như một sử gia, nhưng đúng hơn là đang lần dò đi lại từng bước những thăng trầm của dân tộc mình để nhìn ra cách mà Thiên Chúa đã yêu thương dân Người. Ngang qua mọi biến cố, xác tín nền tảng được lặp đi lặp lại như một câu điệp khúc: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Đó là cách tác giả Kinh Thánh bày tỏ cảm nghiệm đức tin của mình, trong mức độ giới hạn mà ngôn ngữ con người cho phép. Có thể có nhiều điều trong lối diễn giải ấy không thích hợp với lối hiểu và nền nhân học của chúng ta ngày nay. Nhưng chúng ta đừng quên, đó là cách diễn đạt niềm tin bình dân của những người sống trong một nền văn hóa cách chúng ta hơn 2000 năm. Đức tin của con người vào Thiên Chúa cũng phải lớn lên từng ngày. Cách mà con người diễn tả về Thiên Chúa cũng lớn lên từng ngày cùng với sự phát triển của văn hoá, ngôn ngữ và văn minh nhân loại. Người có đức tin là người có khả năng nhìn ra tình thương của Chúa chảy tràn trên cuộc đời mình ngang qua mọi biến cố, dù tốt hay xấu, dù hay hay dở.

      Đó là vài ý kiến của Cháu đối với câu hỏi của Chú
      Chú có thể xem thêm Video

      Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế? để hiểu rõ hơn.

      Thích

  2. Cảm ơn anh Hưng đã có những tổng hợp kiến thức để cho mọi người mở rộng nhận thức. Nhân dịp năm mới kính chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe.

    Thích

Bình luận về bài viết này