A Huge Article on Evolution / Một bài báo khổng lồ về thuyết tiến hóa

In 2013, Prof John Michael Fischer published a huge article on evolution, titled: “Debunking Evolution, Scientific evidence against evolution – the clash between theory and reality”[1]. PVHg’s Home would like to introduce its main contents to the readers as follows.

1

Năm 2013, GS John Michael Fischer công bố một bài báo khổng lồ nhan đề: “Bóc trần thuyết tiến hóa, Bằng chứng khoa học chống lại thuyết tiến hóa – cuộc đụng độ giữa lý thuyết và thực tế”. PVHg’s Home xin giới thiệu những nội dung chính của bài báo đó với độc giả như dưới đây.

(0) 1

Bài báo “Debunking Evolution” (Bóc trần thuyết tiến hóa) của John Michael Fischer[2], một Giáo sư về Khoa học Thông tin tại Đại học Yale, là một bài báo khổng lồ – nguyên bản tiếng Anh gồm 32570 từ (words), nếu copy ra một word file thì sẽ chiếm 84 trang A4 (khổ chữ 14 font chữ Times New Roman), chưa kể rất nhiều hình minh họa rất đẹp, rõ ràng, mầu sắc sinh động.

Là một nhà khoa học thông tin hàng đầu ở Mỹ, John Michael Fischer có mối quan tâm đặc biệt đến sinh học. Điều này thật dễ hiểu: sinh học hiện đại là một khoa học về thông tin của sự sống. Hơn lúc nào hết, sinh học cần có sự cộng tác của các nhà khoa học về thông tin. Bạn không thể hiểu sự sống nếu bạn không nắm vững các khái niệm thông tin. Vì thế, chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng phổ biến trong khoa học ngày nay là rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực ngoài sinh học như toán học, vật lý, hóa học, khoa học thông tin… có mối quan tâm đặc biệt tới sinh học. Đây là hiện tượng rất đáng mừng.

Vì bài báo của Fischer là khổng lồ, việc dịch thuật đòi hỏi một nỗ lực lớn. Độc giả nên đọc nguyên bản tiếng Anh tại địa chỉ:

http://www.newgeology.us/presentation32.html

Trong khi chưa thể có một bản dịch đầy đủ, tôi xin gửi đến độc giả một bản tóm tắt những nội dung chính của bài báo mà tôi lĩnh hội được. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

(0)

(1)

Thuyết tiến hóa trộn lẫn hai câu chuyện với nhau, một câu chuyện có thật và một câu chuyện tưởng tượng. Chuyện có thật là những biến đổi nhỏ, tức biến đổi trong loài (variation). Chuyện tưởng tượng là những biến đổi lớn, tức những biến đổi làm cho loài này thành loài khác.

Để mọi người dễ tin câu chuyện tưởng tượng là có thật, họ gọi biến đổi lớn là “vĩ tiến hóa”, còn biến đổi nhỏ là “vi tiến hóa”. Những người nhẹ dạ cả tin sẽ nghĩ biến đổi lớn và biến đổi nhỏ có cùng một bản chất là tiến hóa – “vĩ tiến hóa” chẳng qua là tích phân của các “vi tiến hóa” (!).

Nhưng người thông minh có bản lĩnh thì không bị lừa, vì họ biết rằng biến đổi trong loài có giới hạn – đặc trưng của loài chính là giới hạn của sự biến đổi. Do đó, dù biến đổi trong loài diễn ra bao lâu chăng nữa cũng không bao giờ biến loài này thành loài khác. Do đó cái gọi là “vĩ tiến hóa” chỉ là câu chuyện tưởng tượng.

“Vi tiến hóa” là một thuật ngữ sai lầm, không phản ánh chính xác sự thật, vì những biến đổi trong loài không phải là tiến hóa. Đơn giản đó chỉ là những biến đổi nhỏ trong phạm vi loài.

Sự khám phá ra thông tin của sự sống càng cho thấy sự biến đổi để thích nghi hoặc đột biến không bao giờ tạo ra loài mới, bất kể thời gian kéo dài bao lâu, đơn giản vì những biến đổi ấy không làm TĂNG thông tin.

2

(2)

Muốn vượt qua giới hạn biến đổi, các biến dị phải có thông tin mới để tạo ra những cơ quan mới. Nhưng thực tế và thí nghiệm cho thấy đột biến đều làm mất thông tin, thay vì tạo ra thông tin mới.  

Sự mất thông tin không tạo ra cấu trúc mới, mà còn hủy hoại sự sống đang tồn tại.

Một lỗi ngẫu nhiên trong một chương trình computer giống như một đột biến trong DNA. Không ai muốn nâng cấp computer theo cách tạo ra những lỗi như thế.

(3)

Mọi cấu trúc trong một sinh vật chỉ hình thành theo một chương trình điều khiển, thay vì ngẫu nhiên. Đó là chương trình nằm trong phôi đang phát triển. Chẳng hạn:

  • Phải chuyên biệt hóa tế bào gốc thành loại tế bào thích hợp.
  • Phải có khả năng nhận chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải.
  • Phải có dây thần kinh và cơ bắp hoặc các thiết bị khác liên kết với trung tâm điều khiển.
  • Phải tích hợp với các yếu tố khác của hệ thống sinh học.

Nếu tất cả những thay đổi này trong DNA không xảy ra cùng một lúc thì không thể tạo ra một cơ quan mới hoạt động được. Cơ chế chọn lọc tự nhiên không thể tác động để tất cả những yêu cầu đó đồng thời thỏa mãn.

(4)

Nếu sự tiến hóa từ loài này thành loài khác đã thực sự xảy ra thì ắt phải có hóa thạch của những loài chuyển tiếp. Đó là đòi hỏi của chính Darwin. Thậm chí Darwin còn nhấn mạnh rằng nếu không có những hóa thạch này thì lý thuyết của ông sẽ sụp đổ. Thực tế không hề có hóa thạch các loài trung gian. Đây là bằng chứng rõ nhất bác bỏ thuyết tiến hóa. 

4

(5)

Chuỗi tiến hóa chỉ có ý nghĩa nếu biết sự sống đầu tiên từ đâu mà ra. Nói cách khác, thuyết tiến hóa bắt buộc phải chứng minh được nguồn gốc sự sống. Nhưng lý thuyết này gặp bế tắc đến nỗi các nhà tiến hóa né tránh bàn đến nguồn gốc sự sống.

Lý thuyết nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa tin rằng sự sống đầu tiên đã ra đời từ sự kết hợp ngẫu nhiên các phân tử vật chất vô sinh. Đó là thuyết tự sinh (Abiogenesis).

Để chứng minh thuyết tự sinh là khả thi, từ năm 1953, các nhà tiến hóa đã làm rất nhiều thí nghiệm hòng tổng hợp ra sự sống. Nổi tiếng nhất là thí nghiệm Urey-Miller.

Nhưng cái mà họ tạo ra trong 2/3 thế kỷ qua chỉ là một số nucleotide và acid amin không thích hợp với sự sống. Họ không thể chế tạo ra màng tế bào, RNA, DNA, ribosomes, organelles, cytoplasm, hoặc cilia của một tế bào đơn giản nhất.

Ngày nay các nhà tiến hóa biết rõ rằng thuyết tự sinh đang lâm vào bế tắc, vì họ không thể có mã DNA từ các phản ứng hóa học. Câu hỏi về nguồn mã DNA đẩy thuyết tự sinh tới bước đường cùng.

Nếu các phản ứng hóa học thuần túy không tạo ra sự sống thì cũng không thể có sự tiến hóa.  

(6)

Các nhà tiến hóa lập ra những biểu đồ hiển thị các dòng gốc được cho là tổ tiên của các loài. Họ gọi đây là những cành nhánh của “cây sự sống”. Nhưng sự gián đoạn của hồ sơ hóa thạch làm cho “cây sự sống” của thuyết tiến hóa trở thành vô nghĩa. Bài báo “Darwin was wrong” trên tạp chí New Scientist 24/01/2009 đã công khai bác bỏ “Cây sự sống” của Darwin. Nhiều mô hình khác đã được thay thế, trong đó có mô hình “thảm cỏ sự sống”, ý nói các loài đột nhiên xuất hiện đồng thờ, thay vì loài này tiến hóa từ loài kia. Bằng chứng về “Vụ nổ Cambri” ủng hộ mô hình “thảm cỏ sự sống”.  

5

(7)

Các nhà tiến hóa gặp bế tắc khi hồ sơ hóa thạch cho thấy sự xuất hiện của cùng một cơ quan mới trên các sinh vật không có liên quan họ hàng gì với nhau cả. Khi đó họ buộc phải đưa ra giả thuyết về sự “tiến hóa song song hoặc hội tụ” (parallel or convergent evolution). Đó là một ngụy biện.

(8)

Sinh học hiện đại đã có những khám phá “chết người” đối với thuyết tiến hóa. Một trong số đó là việc tìm thấy những “gene mồ côi” (orphan gene).

Thật vậy, trong mỗi nhóm phân loại được nghiên cứu cho đến nay, khoảng 10 đến 30% số gene được gọi là “gen mồ côi” vì chúng không giống với gene ở bất kỳ loài nào khác. Nói cách khác, “gene mồ côi” là gene “không có cha mẹ, họ hàng” với bất kỳ gene nào khác của bất kỳ một loài nào khác. Chúng không phải là “con cháu” tiến hóa từ gene nào của loài khác, không phải là gene được sửa đổi từ gene được cho là tổ tiên của chúng. Chúng phải được hình thành một cách “tự phát”, “hoàn toàn mới” (de novo), không thể có tổ tiên chung với gene của loài nào khác. Điều đó trước đây được cho là không thể, nhưng đến nay đó là một sự thật không thể chối cãi. Đây là một đòn trời giáng trực tiếp vào lý thuyết đột biến gene dẫn tới tiến hóa – lý thuyết cho rằng đột biến làm biến đổi hệ gene và sự biến đổi hệ gene dẫn tới tiến hóa.

Với tư duy tiến hóa, người ta từng cho rằng “gene mồ côi” không thể tồn tại. Nhưng thực tế chỉ ra rằng nó tồn tại. Đây là đòn “knock-out” đối với thuyết Tân-Darwin – một học thuyết dựa trên nền tảng cho rằng đột biến gene dẫn tới biến đổi hệ gene, và do đó dẫn tới tiến hóa.

“Gene mồ côi” buộc các nhà tiến hóa phải thừa nhận có PHÉP MẦU!

3

(9)

Định luật thứ hai của Nhiệt động lực học chỉ ra rằng tất cả các quá trình tự nhiên đều có xu hướng “xuống cấp” – ngày càng hỗn loạn hơn – theo thời gian. Điều này trái với quá trình tiến hóa – quá trình làm tăng tính tổ chức của sự sống.

Năng lượng là điều kiện cần của sự sống nhưng không đủ. Yếu tố quyết định để hình thành sự sống là thông tin. Nếu cung cấp năng lượng cho sự sống mà không có thông tin hướng dẫn việc sử dụng năng lượng ấy thì năng lượng càng thúc đẩy việc tăng entropy, làm cho sự sống bị hủy hoại nhanh hơn.

Các phản ứng hóa học thuần túy không thể tạo ra thông tin, do đó phản ứng hóa học thuần túy sẽ không bao giờ tạo ra sự sống. Do đó tham vọng chế tạo ra sự sống là không tưởng, vì không thể “chế tạo” ra mã DNA. Nói cách khác, tham vọng giải thích nguồn gốc sự sống bằng vật lý và hóa học là không tưởng.  

Sự tăng entropy ngăn cản sự hình thành các cơ quan mới do đột biến. Nó làm cho các cấu trúc bị tan rã nhanh hơn là hình thành. Muốn hình thành phải có thông tin hướng dẫn để sử dụng năng lượng vào việc chế tạo ra những cơ quan cần thiết theo một chương trình thiết kế từ trước. Cơ chế đột biến – chọn lọc tự nhiên quá thô sơ để giải thích sự hình thành những cơ quan mới.

(10)

Định luật Tạo sinh khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống, trong khi thuyết tiến hóa nói rằng sự sống đầu tiên ra đời một cách tự phát và ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Có nghĩa là thuyết tiến hóa chống lại Định luât Tạo Sinh, một định luật đã được khoa học thừa nhận. Vậy thuyết tiến hóa ắt phải sai.

Thực tế, các thí nghiệm nhằm chế tạo ra sự sống từ vật chất vô sinh đều thất bại.

Có ý kiến cho rằng Định luật Tạo sinh của Pasteur chỉ kiểm tra được sự hình thành sự sống trong thời hạn ngắn, không kiểm tra được trong thời hạn dài hàng tỷ năm. Đây là ý kiến nực cười, vì không có thí nghiệm nào của khoa học có thể kiểm tra được một sự kiện trong thời hạn hàng tỷ năm.

Nếu thuyết tiến hóa muốn chứng minh sự sống có thể ra đời từ vật chất vô sinh thì phải có bằng chứng. Nhưng câu hỏi về nguồn mã DNA đã ngầm nói rằng tham vọng chứng minh ấy là không tưởng.

(11)

Định luật Pasteur[3] là Định luật về tính bất đối xứng của sự sống, do Louis Pasteur nêu lên từ 1848. Định luật này chỉ ra rằng phân tử của vật chất không sống luôn luôn tồn tại hai dạng cấu trúc đối xứng gương với nhau như hai bàn tay phải và trái, với tỷ lệ 50-50. Tính chất này được gọi là “chirality” (đối xứng gương), trong khi phân tử của sự sống luôn luôn chỉ có một dạng cấu trúc, hoặc “thuận tay trái”, hoặc “thuận tay phải”. Nói cách khác, phân tử của sự sống luôn luôn bất đối xứng.

Tính bất đối xứng là một đặc trưng của sự sống, phân biệt sự sống với vật chất không sống. Điều này cho thấy sự sống đã được định hướng – đã được thiết kế theo một định hướng – thay vì hình thành một cách ngẫu nhiên như thuyết tiến hóa đã nói.

Sinh học hiện đại xác nhận Định luật Pasteur: Trong khi DNA chỉ bao gồm những nucleotide thuận tay phải thì protein chỉ bao gồm các acid amin thuận tay trái.

Các nhà tiến hóa đã cố gắng chế tạo ra acid amin và nucleotide của sự sống, nhưng kết quả họ chỉ nhận được acid amin và nucleotide đối xứng. Đó không phải là acid amin và nucleotide của sự sống. “Sự cố chirality” làm tiêu tan tham vọng của thuyết tiến hóa – tham vọng chứng minh sự sống có thể hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Thuyết tự sinh của thuyết tiến hóa là bất khả thi.

(12)

Số lượng gene tối thiểu cần thiết để một sinh vật tồn tại là vào khoảng 200 đến 300. Hầu hết vi khuẩn có khoảng 1000 đến 4000 gene. Và có ít nhất 17 chức năng cơ bản cần thiết cho một tế bào hoạt động. Đây là mức độ phức tạp tối thiểu phải đáp ứng để một tế bào tồn tại.

Mỗi protein là một tập hợp các chuỗi acid amin tự gấp lại thành hình dạng chính xác cần thiết để tương tác với các protein chuyên biệt khác và khi cần thiết, có thể nhận được sự trợ giúp từ các protein chaperone xuất hiện một cách tình cờ.

Các loại protein cần thiết khác nhau phải có mặt cùng một lúc để sẵn sàng làm việc cùng với nhau. Nếu protein không có mặt đầy đủ cùng một lúc, chúng sẽ trở thành vô dụng, và sẽ nhanh chóng tan rã. Nhưng cơ chế đột biến – chọn lọc tự nhiên chỉ có thể tác động trên từng loại một, thay vị tác động lên tất cả các protein có mặt cùng một lúc.

Mạng lưới điều hòa gen (GRN, Gene Regulator Network) điều khiển hệ gene trong tất cả mọi sinh vật. Hệ điều hòa này phức tạp đến mức những nỗ lực ánh xạ chúng nhanh chóng biến thành những mê cung của các tương tác. Trong khi đó, các đột biến ngẫu nhiên không thể tạo ra bất kỳ sự phức tạp nào cả.

Tính siêu phức tạp của sự sống cho thấy nó không thể là kết quả của những tương tác ngẫu nhiên của vật chất, mà phải là kết quả của một chương trình đã được thiết kế. Một cỗ máy như thế không thể giải thích bằng những cơ chế thuần túy vật chất và quá thô sơ như cơ chế chọn lọc tự nhiên.

(13)

“Vi tiến hóa” không phải là tiến hóa, mà chỉ là sự biến đổi trong loài.

“Vĩ tiến hóa” không hề có, vì không có bất kỳ một bằng chứng nào làm chỗ dựa cho nó. Khái niệm “vĩ tiến hóa” hoàn là suy diễn tưởng tượng.

Thuyết tiến hóa vi phạm các định luật khoa học.

Mọi quá trình hình thành sự sống đều phải có chương trình hướng dẫn. Một khoa học về sự sống thuần túy vật chất không có thông tin đều không thể tiếp cận tới bản chất sự sống.

Khoa học càng phát triển càng cung cấp thêm nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thuyết tiến hóa Darwin là bất khả thi.

DJP, Sydney 25/07/2021


[1] http://www.newgeology.us/presentation32.html

[2] https://www.cs.yale.edu/homes/fischer/

[3] http://www.whonamedit.com/synd.cfm/3617.html

9 thoughts on “A Huge Article on Evolution / Một bài báo khổng lồ về thuyết tiến hóa

  1. Bình luận.

    1. Một bài báo hay và chất chứa nhiều ý tưởng chính xác. Nếu có thời gian và hứng thú, đề nghị tác giả cho các độc giả Việt ngữ được tiếp cận càng nhiều càng tốt với nội dung đầy đủ của bài báo.
    2. Từ 1848 hai định luật của Louis Pasteur đã chuẩn bị bản cáo trạng cho cái gọi là Thuyết tiến hóa của Darwin. Sau đó các định luật về di truyền của Mendel cũng đưa ra các thông tin về sự duy trì các tính trạng của một loài trên cơ sở của xác xuất thống kê toán học chặt chẽ: con gà sẽ đẻ ra con gà, con gà không thể đẻ ra con dê…
    3. Khoa học càng phát triển, đặc biệt từ khi phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của DNA vào năm 1953 của Watson và Crick (giải Nobel) thì người ta càng nhận thấy tính “ngụy khoa học” của cái gọi là học thuyết tiến hóa của Darwin.
    4. Tôi ủng hộ việc đưa Darwin với học thuyết tiến hóa của ông ta và những học thuyết liên quan ra một tòa án về khoa học hoặc hình sự quốc tế.

    Đã thích bởi 2 người

  2. Cháu xin chào bác Hưng,
    Quả thật đây là một bản dịch có thể là chưa thật sự hoàn chỉnh 100% so với nội dung gốc của tác giả nhưng nó đã cô đọng gần như mọi kiến thức để cho một người có sự hiểu biết hết sức bình thường như cháu có thể hiểu được. Thiết nghĩ, nếu những ai đang còn tin vào thuyết tiến hóa một cách mù quáng thì chỉ cần tìm kiếm, học hỏi, nghiên cứu để phá vỡ 1 trong 12 luận điểm bên trên là đã quá đủ mệt mỏi rồi. Còn đối với những người đã có lòng tin vào Đấng tạo hóa như cháu, cháu nghĩ rằng bước tiếp theo mình cần làm đó chính là chịu mở lòng, mở mắt và mở lỗ tai để tìm cầu sự hiểu biết về Đấng sáng tạo tuyệt vời ấy. Khi ấy, những khái niệm như “thuyết tiến hóa”, “Định luật Entropy” hay “missing links” v.v.. đều phải dừng chân và nhường bước cho một cuốn sách trí tuệ thật sự, mang tên Kinh Thánh. Bởi vì sao lại là Kinh Thánh mà không phải là những cuốn kinh khác? Đơn giản vì đó là lời của Đấng sáng tạo, đó là những lời nói được phán từ nơi mà dường như khoa học chỉ là trò cười. Cũng như bài viết cũng có đề cập, khi mọi thứ đã tới cực hạn của nó, thì đó là lúc mọi thứ phải nhường bước cho trực giác và niềm tin.
    Một lời cuối cháu xin gửi đến bác Hưng. Đứng ở góc độ những người ham mê tri thức. Cháu cảm ơn bác đã rộng lượng chia sẻ những kiến thức mà không phải ai cũng có thể có được đến với cộng đồng. Đứng ở góc độ một tạo vật của Đấng tạo hóa. Cháu cảm ơn Chúa vì Ngài sử dụng bác như một người đưa tin đến cho những người ham mê khoa học và từ đó giúp cho những người như cháu càng vững tin hơn về một Đấng tạo hóa vô cùng siêu hạn.
    P/S: Cháu cũng có một câu hỏi nhỏ, hi vọng bác Hưng không phiền giải đáp.
    Trong 6 ngày Đấng tạo hóa tạo ra mọi thứ, cháu thắc mắc là vì sao không nhắc đến việc tạo ra nước? Nhưng Kinh Thánh lại có nói đến việc Chúa phân chia nước và các tầng trời. Cháu có nghe được một mục sư nói sơ về việc này nhưng trong lòng còn khá thắc mắc. Cụ thể, mục sư này nói rằng nước đã có từ trước khi Chúa tạo ra mọi thứ. Trong một câu Kinh thánh Sáng thế ký 1:2 có nói nôm na ý như vầy:Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Và vị trí xuất hiện của câu này nằm ngay câu thứ 2, khái niệm “nước” chỉ xuất hiện sau khái niệm “Trời” và “Đất”, nhưng câu văn lại thể hiện giống như là nước đã có từ trước. VÀ đến câu 6 thì Chúa đã phân chia nước. Nếu theo vị mục sư ấy nói thì nước đã có trước khi có cả trời và đất, nghĩa là trước khi “BAN ĐẦU” xảy ra. Cháu băn khoăn là theo hiểu biết và suy luận nhỏ bé của cháu thì nước được cấu tạo tự phân tư Hidro và Oxi. Bên trong 2 phân tử này còn vô số thứ trong ấy. Thế nên cháu cho rằng 2 phân tử này là vật “THỌ TẠO” – nghĩa là 2 vật được tạo ra, mà được tạo ra thì nó phải được tạo ra sau mốc thời gian “BAN ĐẦU”. Tóm lại, đứng ở góc độ khoa học thì cháu không biết được “Nước” được tạo ra từ lúc nào? Cháu hi vọng với sự hiểu biết của bác, bác có thể dành chút thời gian để giải đáp cho cháu.
    Cháu xin cảm ơn bác! Chúc bác thật nhiều sức khỏe và được phước Chúa đầy luôn! Amen!

    Thích

    • Nếu bạn thuần tuý chỉ học hỏi và không có thành kiến với tôn giáo khác, bạn có thể tham khảo video này (tôi đã dịch theo trải nghiệm “thứ” “tôi” thấy biết (không tư duy, logic) trong thiền minh sát-vipassana chứ không nặng về ngôn ngữ, tôi dịch theo yêu cầu của awakentheworld.com). Muốn hiểu (tư duy) thêm thì đọc abhidhamma-vi diệu pháp của Phật giáoTheravada.

      Thích

      • Em xin cảm ơn! Em ko có thành kiến với bất kỳ tôn giáo nào. Tuy bản thân có theo Đạo nhưng em chỉ đơn thuần chỉ muốn biết nhiều hơn về mọi thứ.

        Thích

  3. Xin chào anh Hưng.

    Vấn đề tiến hóa đã được anh nhắc đến khá nhiều trong trang này, nhưng việc tóm tắt một bài báo khổng lồ theo như cách trên quả nhiên là rất tuyệt vời. Những người có mức am hiểu bậc dưới như tôi hoàn toàn sáng tỏ lại những gì mình vốn đã được hiểu qua các công trình của anh trên trang này, nhưng theo một góc nhìn khái quát hơn và gọn hơn, thay vì phải đọc 84 trang A4.

    Tôi vẫn xin nhắc lại đề nghị từ lâu với anh Hưng về việc bằng kinh nghiệm và uy tín của mình, anh Hưng có thể triển khai một sự phổ biến sâu rộng hơn về loạt kiến thức xung quanh chủ đề “tiến hóa” này không, để nhằm phổ cập hơn trong nhận thức cộng đồng về vấn đề “tiến hóa” này, nhằm đánh đổ sự nhận thức sai lầm đó. Ít nhất có thể bắt đầu từ các trường đại học. Từ khi được tiếp cận với kiến thức của anh Hưng, tôi đã thử nói chuyện với nhiều người xung quanh, kể các các cô giáo cũ của mình, họ đều ngơ ngác với những vấn đề này và thậm chí còn phản đối. Tôi mong rằng những kiến thức khoa học chân chính nên được các nhà khoa học như anh Hưng thúc đẩy trong xã hội, thì sẽ tốt cho lịch sử nhận thức của con người.

    Chúc anh mạnh khỏe hơn trong mùa covid.

    Thích

  4. Trước khi có phần comment của bài viết trên cho phép tôi xin phép được đăng bài viết này: (cảm ơn chú Hùng)

    Mặc dù đã được khoa học công nhận và chứng minh từ lâu. Tuy nhiên, Học thuyết tiến hóa từ khi ra đời, nó đã đi ngược lại quyền lợi và lợi ích của các Nhà tôn giáo hữu thần. Cho nên việc chống phá, bác bỏ của họ là chuyện bình thường. Rất tiếc là, các kiến thức sinh học của các Nhà tôn giáo, các Chiens còn rất hạn chế và bị ảnh hưởng nặng nề kiểu áp đặt, nhồi sọ từ nhỏ.
    Trong khuôn khổ bài viết này, với kiến thức, hiểu biết hạn hẹp, tôi xin chia sẽ với các bạn về vài ví dụ về sự tiến hóa. RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC PHẢN BIỆN TỪ CÁC BẠN
    Khoa học đã chứng minh, mỗi tính trạng trên cơ thể con người / động thực vật đều do gene tương ứng qui định (khi gene thay đổi thì tính trạng cũng thay đổi theo). Khoa học cũng đã giải mã được bộ gene người (kết quả cho thấy con người có khoảng 20.000 – 25.000 gene, tức # 20.000 – 25.000 tính trạng)
    Vậy Sự tiến hóa là gì? Sự tiến hóa là sự lưu giữ lại những gene tốt (# những tính trạng tốt sẵn có), sự tiếp nhận những gene tốt (mới) từ bên ngoài (có thể do đột biến gene hoặc do lai tạo) những gene này thích nghi với môi trường cá thể, quần thể đang sống và truyền lại cho đời sau. Đồng thời loại bỏ dần những gene xấu (# những tính trạng xấu) do không còn phù hợp với môi trường đang sống.
    +++ Con người sinh ra xa xưa – ngày nay đều có trí thông minh như nhau??? (theo quan điểm Kinh thánh?). Tôi nói con người bây giờ thông minh hơn so với vài chục ngàn năm trước là kết quả của sự tiến hóa. Có thể đụng chạm (tôi thành thật xin lỗi), nhưng đó là sự thật! Người Kinh có vẻ như thông minh hơn người Dân tộc thiểu số. Một ví dụ rõ ràng khác: Nếu lấy 10 em bé Âu, Á (đang sống trong môi trường ngày nay) + 10 em bé thổ dân trong rừng Amazon (khá giống với con người ngày xưa) cùng nuôi dưỡng, chăm sóc, cùng học hành điều kiện như nhau. Theo bạn nhóm nào thông minh, học giỏi hơn?? Chắc chắn là 10 em bé Âu, Á sẽ thông minh học giỏi hơn 10 bạn kia vì NÃO phát triển hơn do thừa hưởng gene tốt từ bố mẹ, ông bà tổ tiên (là kết quả tiến hóa của rất nhiều thế hệ liên tục do áp lực suy nghĩ, áp lực học tập, áp lực công việc hàng ngày). Trong khi não của thổ dân Amazon suy nghĩ đơn giản, ít áp lực nên chậm phát triển. Thời buổi này mà chậm chạp, khù khờ (có liên quan đến di truyền – gene) thì xã hội sẽ loại bỏ, khó lập gia đình (có nghĩa là gene xấu không có cơ hội truyền lại cho đời sau)
    +++ Con người ngày nay cao hơn, đẹp hơn??? Con người từ khi sinh ra đến khi bắt đầu có ý thức đã biết hướng đến cái đẹp, cái hoàn hảo (đó là chất liệu tự nhiên của sự tiến hóa). Nếu là con gái bạn có thích đàn ông cao to, đẹp, khỏe mạnh không? Nếu là con trai bạn có thích gái đẹp, chân dài khỏe mạnh không? Vậy Trai, gái xấu xí, dị tật, bệnh hiểm nghèo, lùn <1.45m, ốm yếu, kém thông minh # khờ (có liên quan đến di truyền – gene) có dễ lập gđ không? Khó lập gia đình có nghĩa là khó có cơ hội truyền lại gene xấu cho đời sau (bị loại bỏ dần). Có nghĩa là tỷ lệ những gene tốt (# những tính trạng tốt) xuất hiện ở đời sau cao hơn (gene tốt là những gene phù hợp, thích nghi với môi trường sống của cá thể và quần thể). Như vậy tỷ lệ gene tốt ở các thế hệ sau cao hơn. Hay nói khác đi con người cao hơn, đẹp hơn vài chục ngàn năm trước.
    +++ Các loại vi khuẩn Kháng kháng sinh và biến thể của Covid 19 là sự tiến hóa của chính nó trước đó (có thay đổi về gene di truyền liên quan đến gene gây bệnh của virus Covid 19 và gene chống lại tác dụng của kháng sinh lên vi khuẩn). Những gene này được truyền lại cho đời sau.
    +++ Những giống chó ngày nay đều có nguồn gốc từ CHÓ RỪNG – Bạn có biết những giống chó Chihoahoa (nhỏ xíu), chó Pug (mặt móm, xệ), chó Puddle (lông nhiều xoăn), chó pitbull (con này chiến đấu đến chết không bỏ chạy), chó bull (nuôi rất ít sủa có thể nuôi trong căn hộ chung cư) . Tất cả những giống chó này đều có chung 1 nguồn gốc – đó là CHÓ RỪNG. Từ CHÓ RỪNG người ta mới nuôi, sinh sản và chọn lọc (chọn lọc nhân tạo – chọn đặc điểm ưa thích (liên quan đến di truyền và lai tạo thêm để có được những gene mới bên ngoài và nhân ra đời sau và tiếp tục chọn lọc cứ lặp đi lặp lại như vậy. sau rất rất nhiều thế hệ, rất rất nhiều năm. Kết quả là con người có nhiều loại giống chó (các kiểu) đáp ứng sự mong đợi của con người – Đây là kết quả của sự tiến hóa loài chó theo định hướng của con người (từ nguồn gốc là chó rừng). Sự tiến hóa này diễn ra nhanh hơn vì có sự tác động định hướng của con người.
    CHÚ Ý: Trong điều kiện tự nhiên nhiều giống chó (hiện nay) không thể tự giao phối với nhau (ví dụ: Chihoahoa, Fox, Nhật, Bắc Kinh vs Becgie, Alaska, Rottweiler. . .) Nghĩa là không tồn tại dạng trung gian giữa Chihuahua, Fox, . . . vs Becgie, Alaska, Rottweiler . . . Nếu nuôi trong điều kiện sống khác nhau, các giống chó này phát triển theo các hướng khác nhau là cơ sở để hình thành các loài khác nhau, khi mà tỷ lệ sự khác nhau về gene giữa 2 giống Chó đạt được mức để tách thành loài. Nên nhớ là tên của loài, lớp, họ động thực vật là do chính các nhà khoa học đặt ra.

    Thích

    • Chào cháu Vương Huân,
      Từ lâu chú đã có bài “Wise Men Do not Debate / Trí giả không tranh biện”. Cháu có thể đọc bài đó ở đây:

      Wise Men Do not Debate / Trí giả không tranh biện


      Vì thế chú định không đăng ý kiến của cháu. Nhưng đọc ý kiến của cháu, chú thấy cháu có một thái độ chân thành, nên chú quyết định vẫn đăng, kèm theo vài nhận xét sau đây. Cháu đọc và suy ngẫm nhé. Nếu cháu muốn trao đổi thêm với chú thì gửi email về địa chỉ của chú, chú cháu mình sẽ trao đổi riêng, không làm mất thì giờ của độc giả.
      Đây, chú có vài ý kiến với cháu như sau:
      1/ Cháu viết: “Học thuyết tiến hóa từ khi ra đời, nó đã đi ngược lại quyền lợi và lợi ích của các Nhà tôn giáo hữu thần. Cho nên việc chống phá, bác bỏ của họ là chuyện bình thường. Rất tiếc là, các kiến thức sinh học của các Nhà tôn giáo, các Chiens còn rất hạn chế và bị ảnh hưởng nặng nề kiểu áp đặt, nhồi sọ từ nhỏ”.
      Chú góp ý kiến:
      Chữ “Chiens” cháu viết là cái gì vậy? Cháu gõ nhầm chính tả chăng? Nhưng gõ nhầm như thế thì nguy hiểm quá.
      Cháu SAI hoàn toàn khi có ý nói rằng các nhà tôn giáo hữu thần chống phá thuyết tiến hóa. Đây là một ý kiến thiếu hiểu biết. Chú nói rõ để cháu biết thuyết tiến hóa bí CÁC NHÀ KHOA HỌC LỚN bác bỏ, và lý do học bác bỏ là vì thuyết tiến hóa phi khoa học, phản khoa học, ngụy khoa học, chứ không phải vì tôn giáo! Cháu có biết nhà sinh học Thụy Điển Soren Lovtrup không? Ông ấy nói rất rõ vấn đề này đấy. Nếu cháu chưa biết rõ vấn đề này thì cháu đừng chụp mũ cho các nhà tôn giáo hữu thần như thế. Bản thân chú khi phê phán thuyết tiến hóa, chú luôn luôn phê phán từ góc độ khoa học, không bao giờ chú phê phán nó từ góc độ tôn giáo.
      Giáo hoàn Phan-xi-cô hiện nay không phản đổi thuyết tiến hóa, cháu có biết điều đó không? Chỉ một thí dụ đó là đủ để cho thấy cháu SAI!
      2/ Cháu viết: “Trong khuôn khổ bài viết này, với kiến thức, hiểu biết hạn hẹp, tôi xin chia sẽ với các bạn về vài ví dụ về sự tiến hóa. RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC PHẢN BIỆN TỪ CÁC BẠN”
      Cháu khiêm tốn như thế là RẤT TỐT. Đó là lý do chú đăng ý kiến của cháu đấy. Quả thật, chú thấu kiến thức và hiểu biết của cháu còn rất hạn hẹp. Cháu còn hiểu sai nhiều khái niệm lắm. Cụ thể cháu không hiểu TIẾN HÓA LÀ GÌ cả.
      3/ Cháu viết: “Khoa học đã chứng minh, mỗi tính trạng trên cơ thể con người / động thực vật đều do gene tương ứng qui định”
      Quan điểm ấy cổ lỗ sĩ rồi. Hiện nay khoa học đã khám phá ra không phải mỗi gene tương ứng với một và chỉ một tính trạng xác định. Thực tế phức tạp hơn rất nhiều so với ta tưởng. Nói cách khác, quan hệ giữa gene và tính trạng không phải là quan hệ tương ứng 1 – 1 , mà mỗi tính trạng có thể tương ứng với một tổ hợp gene. Khoa học hiện còn biết rất ít về tổ hợp này, nhưng người ta bắt đầu thấy mối quan hệ đó phức tạp hơn quan hệ 1 – 1 rất nhiều.
      3/ Cháu viết “Sự tiến hóa là gì? Sự tiến hóa là sự lưu giữ lại những gene tốt (# những tính trạng tốt sẵn có), sự tiếp nhận những gene tốt (mới) từ bên ngoài (có thể do đột biến gene hoặc do lai tạo) những gene này thích nghi với môi trường cá thể, quần thể đang sống và truyền lại cho đời sau. Đồng thời loại bỏ dần những gene xấu (# những tính trạng xấu) do không còn phù hợp với môi trường đang sống”.
      Đó là “giấc mơ” của thuyết tiến hóa chứ không phải sự thật. KHÔNG AI chỉ ra được một thí dụ cụ thể nào để chứng minh sự tiến hóa như cháu nói. Thực tế cho thấy:
      SỰ SỐNG CÓ XU HƯỚNG BẢO TÔN BẢN THIẾT KẾ (Bộ Gene của loài), không ưa thích sự thay đổi.
      Hầu hết mọi đột biến đều dẫn tới thoái hóa, bệnh tật và sự chết.
      Sự sống không tiếp nhận những gene mới từ bên ngoài, vì nó trái với bộ gene đã được thiết kế. Chuyện cháu nói là phỏng đoán, là ước mơ, nhằm giải thích sự tiến hóa. Nhưng không hề có trong thực tế.
      Sự thích nghi không làm biến đổi gene. Đó là tưởng tượng. Đó là tư tưởng tiếp thu từ Lamarck về cái gọi là “những đặc tính giành được” (acquired traits).
      Khái niệm gene xấu cũng là tưởng tượng. Tất cả các gene, nếu đúng với thiết kế, đều tốt. Chỉ có gene lỗi, và sinh vật có cơ chế sửa chữa lỗi. Nếu sinh vật không sửa chữa được thì nó sẽ bị thoái hóa, thậm chí tuyệt chủng.
      4/ Cháu viết: “Tôi nói con người bây giờ thông minh hơn so với vài chục ngàn năm trước là kết quả của sự tiến hóa … Người Kinh có vẻ như thông minh hơn người Dân tộc thiểu số … Nếu lấy 10 em bé Âu, Á (sống trong môi trường ngày nay) + 10 em bé thổ dân trong rừng Amazon (khá giống với con người ngày xưa) cùng nuôi dưỡng, chăm sóc, cùng học hành điều kiện như nhau. Theo bạn nhóm nào thông minh, học giỏi hơn?”.
      Cháu không hiểu trí thông minh là gì cả, nên nêu lên những thí dụ vô nghĩa. Thí dụ, con cái bây giờ biết tiếng Anh, giỏi kỹ năng computer, điều đó không có nghĩa là con cái thông minh hơn cha mẹ.
      5/ Cháu nêu 2 thí dụ về tiến hóa:
      • Các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và biến thể của Covid 19 là sự tiến hóa của chính nó trước đó
      • Những giống chó ngày nay đều có nguồn gốc từ CHÓ RỪNG
      Cháu đúng là học trò đang học tiến hóa nên nói y như những ông thầy dạy tiến hóa. Những cái mà cháu gọi là tiến hóa đó không phải là tiến hóa mà chỉ là BIẾN ĐỔI TRONG LOÀI mà thôi. Nhưng các nhà tiến hóa gọi đó là “vi tiến hóa” (micro-evolution). Đó là việc cố tình áp đặt từ ngữ sai lầm để gây nên sự ngộ nhận có tiến hóa. Để hiểu vấn đề này, cháu hãy đọc bài:
      “Debunking Evolution” của GS John Michael Fischer tại địa chỉ sau đây:
      http://www.newgeology.us/presentation32.html
      Nếu cháu đọc không hiểu thì tạm thời đọc bài giới thiệu sau đây:
      “A Huge Article on Evolution / Một bài báo khổng lồ về thuyết tiến hóa”

      A Huge Article on Evolution / Một bài báo khổng lồ về thuyết tiến hóa


      Nếu đọc bài giới thiệu ấy cũng không hiểu thì bác đành chịu. Bác chỉ khuyên cháu phải nghiên cứu, học hỏi, chứ tranh luận trên mạng không đủ để cháu thấy chân lý đâu. Bác đặc biệt khuyên cháu cố đọc và hiểu bài báo khổng lồ của Fischer ở trên.
      Chúc cháu may mắn
      PVHg

      Đã thích bởi 2 người

  5. Pingback: Điểm ẩn khuất sau Giải Nobel Hóa học 2021: Báo đài ‘chót quên’ điều này? | Viet Luan - Báo Việt Luận

  6. Pingback: Pasteur và Mendel trên vai người khổng lồ – Tổng hợp tin tức đầy đủ, được cập nhật từ nhiều nguồn trên toàn thế giới.

Bình luận về bài viết này