Informational Machines / Những cỗ máy thông tin

According to Information Theory and Cybernetics, any machine can operate only under the control of an operating system. Therefore, if the universe and life are machines, they must be informational machines, like computers, instead of purely dynamical ones. That is a new philosophical view that we must thoroughly grasp if we want to better understand the universe and life.  

1a

Theo Lý thuyết Thông tin và Điều khiển học, mọi cỗ máy chỉ có thể hoạt động dưới sự điều khiển của một hệ điều hành. Do đó, nếu vũ trụ và sự sống là những cỗ máy, chúng phải là những cỗ máy thông tin, giống như computers, thay vì những cỗ máy động lực học thuần túy. Đó là một quan điểm triết học mới mà chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ hơn về vũ trụ và sự sống.

Cỗ máy là gì?

Cỗ máy (machine) là “một tập hợp các thành phần được kết nối với nhau theo một trình tự nào đó để truyền hoặc biến đổi lực nhằm thực hiện một công việc hữu dụng nào đó”, đó là định nghĩa của Từ điển COLLINS English Dictionary.

Chúng ta đang sống trong thế giới của các cỗ máy:

  • Cỗ máy do con người chế tạo: Xe hơi, máy bay, điện thoại, TV, computer …
  • Cỗ máy tự nhiên: cây cối, virus, kiến, sâu bọ, ong, bướm, sư tử, voi, cá voi …
  • Cỗ máy đặc biệt nhất là con người
  • Cỗ máy sinh động nhất là sự sống.
  • Cỗ máy vĩ đại nhất là vũ trụ.

Dưới ánh sáng của khoa học thông tin và điều khiển học, ta thấy định nghĩa của từ điển Collins không đầy đủ. Chẳng hạn, một chiếc computer, dù có đủ các thành phần được sắp xếp theo đúng trình tự thiết kế, nhưng sẽ không thể hoạt động được nếu không có hệ điều hành. Một chiếc computer không có hệ điều hành sẽ là một cỗ máy “chết”. Một sinh vật không có hệ điều hành – hệ mã DNA – cũng là một sinh vật “chết”. Vậy:

Tất cả các cỗ máy đều phải có hệ điều hành, dù là cỗ máy do con người hay tự nhiên chế tạo.

Đó là một NGUYÊN LÝ CƠ BẢN của Lý thuyết Thông tin và Điều khiển học. Thậm chí hệ điều hành phải có trước – thông tin phải có trước – đúng như tên cuốn sách của Tiến sĩ Werner Gitt: “In the Beginning Was Information” (Khởi đầu đã có thông tin), do Master Books xuất bản lần đầu tiên năm 2000.

Ngay từ Chương 1, Werner Gitt đã khảo sát 5 cỗ máy (gồm 4 cỗ máy tự nhiên và 1 cỗ máy do con người chế tạo) rồi đi đến kết luận khẳng định:

  1. Tất cả các cỗ máy đều phải có một hệ điều hành được “cài đặt” vào bên trong cỗ máy ấy để chỉ huy hoạt động của nó.
  2. Tất cả các cỗ máy sẽ lập tức ngừng hoạt động (chết) nếu hệ thông tin điều hành bị xóa hoặc bị mất.

Kết luận đó lập tức cho thấy mọi mô hình về sự sống thuần túy dựa trên vật lý và hóa học (mà không có thông tin hướng dẫn) đều là “mô hình chết”. Nói cách khác, mô hình sự sống thuần túy động lực học không thể giải thích được bản chất của sự sống. Việc cố gắng giải thích sự sống thuần túy bằng các lực vật lý và hóa học (mà không có thông tin) sẽ sai lầm và thất bại. 

Qua đó có thể thấy, thông tin đóng vai trò chìa khóa để giải thích thế giới!

Với hiểu biết của chúng ta hiện nay, kết luận nói trên là điều hiển nhiên, dễ hiểu và dễ chấp nhận. Nhưng trớ trêu thay, lịch sử hơn 150 năm qua lại cho thấy điều ngược lại – hóa ra nó không dễ dàng được chấp nhận như ta tưởng. Hãy cùng nhìn lại lịch sử để thấy rõ điều trớ trêu này.

Lược sử nhận thức sự sống

● Trong thời cổ đại, ở Hy Lạp từng thịnh hành một học thuyết được gọi là “Thuyết Tự Sinh” (Doctrine of Spontaneous Generation) mà tác giả chẳng phải ai khác nhà đại triết gia Aristotle. Học thuyết này cho rằng sự sống đã nẩy sinh một cách tự phát từ vật chất không sống! Thí dụ như chuột nẩy sinh từ rơm rạ, dòi bọ sinh ra từ rác rưởi… Nhiều người có thể bật cười khi nghe chuyện đó. Nhưng những ai biết rõ lịch sử của Thuyết Tự Sinh thì sẽ không cười, vì mặc dù thuyết này đã bị Louis Pasteur đập tan, ấy thế mà nó vẫn tiếp tục tồn tại dưới những hình thức biến tướng. Thật vậy:

● Năm 1861, Louis Pasteur làm Thí nghiệm Bình cổ cong Thiên nga, bác bỏ Thuyết Tự Sinh và nêu lên Định luật Tạo sinh (Biogenesis), khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống. Có nghĩa là tồn tại một điều kiện bí mật nào đó nằm trong sự sống mà những thứ vô sinh không có. Thiếu điều kiện đó, sự sống không thể hình thành. Ngày nay chúng ta biết điều kiện đó là thông tin, cụ thể là mã DNA!

● Nhưng năm 1871, Charles Darwin lại nêu lên giả thuyết về “Cái ao nhỏ ấm áp”, cho rằng sự sống đã ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh cách đây hàng tỷ năm trong một “cái ao nhỏ ấm áp”, nơi có sẵn những chất hữu cơ cần thiết cho sự sống, và điều kiện môi trường thuận lợi cho sự sống nẩy sinh. Chú ý rằng đây là một GIẢ THUYẾT chứ không phải một lý thuyết hoặc một định luật đã được chứng minh. Thực chất giả thuyết này của Darwin là một biến tướng của Thuyết Tự Sinh vốn đã bị Pasteur bác bỏ.

● Trong những năm 1920, Oparin ở Nga và Haldane ở Anh đề xuất giả thuyết “Nồi súp nguyên thủy”, hoặc “nồi súp tiền sinh thái”, nội dung cơ bản cũng giống như “Cái ao nhỏ ấm áp” của Darwin, chỉ bổ sung thêm những chi tiết về các phản ứng hóa học, phân chia các giai đoạn hình thành phân tử từ đơn giản đến phức tạp, và tưởng tượng ra sự hình thành phân tử sống đầu tiên, nghe có vẻ rất khoa học, nhưng thực chất vẫn chỉ là một biến tướng của Thuyết Tự Sinh mà thôi.

● Năm 1953, Urey và Miller đã làm thí nghiệm nhằm chứng minh giả thuyết của Oparin và Haldane là hiện thực. Họ đã chế tạo ra acid amin – một loại phân tử được quảng cáo rùm beng là thành phần cơ bản của sự sống (!). Nhưng ngày nay mọi người biết rõ rằng lời quảng cáo đó là sai sự thật. Thực tế, Thí nghiệm Urey-Miller chỉ chế tạo ra acid amin đối xứng, không phải acid amin bất đối xứng của sự sống. Vô tình, Urey và Miller đã có công chứng minh rằng tưởng tượng của Darwin – Oparin – Haldane là một giấc mơ hão huyền! Tại sao? Có 2 lý do cơ bản:

–  Một, phản ứng hóa học không thể ngẫu nhiên tạo ra các phân tử bất đối xứng. Các tương tác hóa học ngẫu nhiên luôn luôn tạo ra phân tử đối xứng gương với tỷ lệ 50/50. Nói cách khác, các phản ứng hóa học ngẫu nhiên luôn luôn vi phạm Định luật Bất Đối xứng của Sự Sống, do Louis Pasteur khám phá ra từ năm 1848. Cả Darwin lẫn các môn đệ của ông rõ ràng là không thấm nhuần định luật này, vì thế họ mới dám nghĩ rằng sự sống có thể ra đời ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh!

–  Hai, vật chất không đẻ ra thông tin – các phản ứng hóa học thuần túy không bao giờ tạo ra mã DNA, thông tin thiết yếu phải có để chỉ huy và hướng dẫn sự hình thành sự sống.    

● Từ đó đến nay, hàng loạt thí nghiệm tương tự như Thí nghiệm Urey-Miller đã được tiến hành dưới một tên gọi rất kêu là lý thuyết “tiến hóa hóa học” (chemical evolution), tiêu rất nhiều tiền của, nhưng vẫn hoàn toàn thất bại, không tài nào chế tạo được sự sống từ vật chất vô sinh. Thực tế, những thí nghiệm này chỉ chế tạo ra những chất độc hại đối với sự sống.

Kết luận lớn rút ra từ những thất bại này là:

  1. Tương tác thuần túy vật lý và hóa học KHÔNG BAO GIỜ tạo ra THÔNG TIN CỦA SỰ SỐNG – mã DNA!
  2. Chìa khóa quyết định sự hình thành sự sống là mã DNA. Không có mã DNA sẽ không có sự sống!

Kết luận đó đẩy sinh học thuần túy động lực học (thuần túy vật lý và hóa học) đến giới hạn và buộc sinh học phải có một cách nhìn hoàn toàn mới về bản chất sự sống. Nói cách khác, sinh học hiện nay đang dừng lại ở ngã ba đường:

  1. Hoặc thừa nhận mã DNA do Nhà Lập Trình Sự Sống viết ra
  2. Hoặc phải đối mặt với NAN ĐỀ: “Mã DNA từ đâu mà ra?”

Các nhà sinh học theo mô hình Lamarck-Darwin không muốn thừa nhận sự hiện hữu của Nhà Lập Trình Sự Sống, nên buộc họ phải đối mặt với NAN ĐỀ về nguồn gốc thông tin của sự sống.

Nan đề về nguồn mã DNA

Giải thưởng 5 triệu USD do nhóm Perry Marshall lập ra[1] vẫn đang sẵn sàng trao cho bất kỳ ai trả lời được câu hỏi về nguồn gốc thông tin của sự sống.

Nhưng dưới con mắt của các nhà khoa học về thông tin, đây là một NAN ĐỀ vô vọng của sinh học thuần túy vật lý và hóa học:

Bởi vì mọi quá trình sống đều đòi hỏi phải có thông tin, nên có thể khẳng định rằng thông tin là đặc trưng thiết yếu của mọi sự sống. Mọi nỗ lực giải thích sự sống bằng những thuật ngữ thuần túy vật lý và hóa học sẽ luôn luôn thất bại. Đây là NAN ĐỀ CƠ BẢN mà sinh học ngày nay – nền sinh học dựa trên thuyết tiến hóa – phải đối mặt” [Werner Gitt, sách đã dẫn, Lời Nói Đầu, t. 11].

Nan đề ấy giống như một vách đá thẳng đứng ở bờ biển, ấy thế mà Manfred Eigen, Giáo sự Đại học Göttingen, từng đoạt Giải Nobel hóa học năm 1967, vẫn hy vọng vượt qua vách đá ấy bằng một phỏng đoán mong manh:

“Thông tin nẩy sinh từ cái không phải là thông tin” [W.G. sđd, t.99]. Ý ông muốn nói là thông tin có thể nẩy sinh từ vật chất, nhưng ông không dám nói thẳng như thế.

Phát biểu này cho thấy một nhà khoa học đoạt Giải Nobel vẫn có thể không hiểu gì về bản chất của thông tin.

Vậy thông tin là gì?

Thông tin là thông tin, không phải vật chất hay năng lượng. Không có học thuyết vật chất nào không thừa nhận điều này mà có thể sống sót trong thời đại ngày nay[2], đó là tuyên bố của Norbert Wiener, cha đẻ của Điều Khiển học.

Werner Gitt cũng nói rất rõ:

● Thông tin là một thực thể phi vật chất [Định lý 1, Sđd, t.52].

● Vật chất không thể làm nẩy sinh thông tin [Định lý 23, Sđd, t.79].

● Mọi thông tin đều bắt nguồn từ một trí tuệ thông minh [Sđd t.81]

● Thông tin là điều kiện tiên quyết của sự sống [Sđd t.81]

Có nghĩa là chúng ta không thể giải thích bản chất sự sống hoặc nguồn gốc sự sống chỉ thuần túy bằng vật lý và hóa học. Werner Gitt khẳng định:

Bất kỳ mô hình nào về nguồn gốc sự sống và về nguồn gốc của thông tin chỉ dựa trên các quá trình vật lý và hóa học đều là sai lầm từ gốc rễ” [sđd, t.98]

Muốn giải thích bản chất sự sống, hoặc nguồn gốc sự sống, bắt buộc phải giải thích được nguồn mã DNA. Nhưng điều này vượt quá khả năng của khoa học động lực học! Và đó là điều Lord Kelvin dự đoán ngay từ cuối thế kỷ 19:

Tôi tin rằng một lần nữa các nhà sinh học hiện đại đang đi tới một sự chấp nhận chắc chắn về một cái gì đó vượt quá ngay cả lực hấp dẫn, lực hóa học và các lực vật lý; và rằng cái không biết ấy là một nguyên lý về sự sống[3].

Cái vượt quá lực hấp dẫn, lực hóa học và các lực vật lý, và là nguyên lý của sự sống ấy chính là thông tin của sự sống – mã DNA! Kelvin có trực giác thiên tài!

Vậy đã đến lúc phải nhận ra rằng mô hình sự sống của Lamarck và Darwin không thể hoạt động được nữa, bởi vì chìa khóa mở cánh cửa bí mật sự sống không nằm ở các phản ứng hóa học, mà nằm ở thông tin.

Sự sống là một hệ thống phần mềm của DNA” (Life is a DNA software system), đó là tuyên bố của Craig Venter, một trong những nhà tiên phong trong dự án Giải mã Bộ Gene Người năm 2000. 

Vậy phần mềm ấy do ai viết?

Francis Collins, Giám đốc Dự án Giải mã Bộ Gene Người, trả lời: Đó là ngôn ngữ do Chúa viết. Nhưng các nhà sinh học theo chủ nghĩa tự nhiên không chịu. Họ cố gắng húc vào bức tường đá: “Nguồn mã DNA”. Đó là một bi hài kịch, đã được mô tả sống động trong một bài báo trên tờ The Guardian của Anh ngày 26/01/2019, dưới hàng tít: “Bên trong cuộc đấu tranh nhằm định nghĩa sự sống”[4].

The Guardian nói về bế tắc của sinh học hiện nay

2

Bài báo mở đầu bằng lời khẳng định rằng khoa học đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, nhưng vẫn bế tắc trong việc xác định bản chất sự sống:

Tất cả các tế bào não của sự sống trên Trái Đất vẫn không thể giải thích được (bản chất của) sự sống trên Trái Đất. Loài thông minh nhất của nó đã khám phá được những đơn vị cơ bản của vật chất, giải mã được vô số bộ gene và quan sát được sự rung động của không-thời gian khi các lỗ đen va vào nhau. Nó hiểu khá rõ sinh vật hoạt động ra sao nhưng không biết chúng hình thành như thế nào. Thậm chí không có sự thống nhất về quan điểm sự sống là gì”.

Có nghĩa là đến hôm nay khoa học vẫn không biết sự sống từ đâu mà ra! Thậm chí bài báo đó làm cho nhiều nhà sinh học cảm thấy chua chát khi nhận định:

Câu hỏi hóc búa về sự sống là bài toán cơ bản và quan trọng đến nỗi việc giải quyết được bài toán ấy sẽ được xếp hạng trong số những thành tựu quan trọng nhất về nhận thức của con người. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực của các nhà khoa học – mà đã có đầy ắp những nỗ lực như thế – những câu hỏi lớn vẫn còn đó. Nếu sinh học được định nghĩa như một khoa học nghiên cứu sự sống, thì nó là một khoa học thất bại[5].

Nhưng các nhà sinh học theo chủ nghĩa tự nhiên không chịu thất bại. Họ hy vọng vào sự “cứu rỗi” từ vật lý. Thật vậy, bài báo viết:

Nhưng điều làm sáng tỏ có thể đến từ một hướng khác. Thay vì sinh học, một số nhà khoa học hiện đang tìm kiếm câu trả lời từ vật lý học – đặc biệt là vật lý về thông tin. Bí mật của sự sống và có lẽ cả lý do cho sự tồn tại của chúng ta bị chôn vùi trong các định luật về hình thành thông tin…”

Một trong số những nhà khoa học tin rằng vật lý về thông tin có thể trở thành cứu cánh của sinh học là Paul Davies, một nhà vật lý nổi tiếng, từng là Giáo sư vật lý tại Đại học Cambridge ở Anh và hiện là Giáo sư Đại học Bang Arizona ở Mỹ. Quan điểm của Davies thể hiện tình trạng nước đôi luẩn quẩn của nhiều nhà khoa học nay: một mặt thừa nhận sự sống là một cỗ máy thông tin (vì không thể chối cãi với những sự thật đã được khám phá), mặt khác vẫn muốn tìm nguồn gốc thông tin từ vật lý (tức là muốn quay về mô hình sự sống thuần túy vật lý và hóa học).

Thật vậy, trước hết Davies thừa nhận sự sống là một cỗ máy thông tin:

Sự sống không chỉ là những phản ứng hóa học phức tạp. Tế bào còn là một hệ thống lưu trữ, xử lý và sao chép thông tin[6]:

Thậm chí, Davies còn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quyết định của thông tin đối với sự sống, gián tiếp bác bỏ mô hình Lamarck-Darwin:

Hiện nay chúng ta biết rằng bí mật của sự sống không nằm trong các thành phần hóa học như thế, mà nằm trong cấu trúc logic và sự xếp đặt có tổ chức của các phân tử… Giống như một siêu computer, sự sống là một hệ thống xử lý thông tin… Chính “phần mềm” của tế bào sống mới là bí mật thực sự, chứ không phải “phần cứng.[7].

Rồi ông nêu lên những câu hỏi thách đố sinh học:

Nhưng “phần mềm” ấy từ đâu mà ra?”, “Làm thế nào mà những nguyên tử ngu ngốc lại có thể tự phát viết ra phần mềm của chúng? … Không ai biết”.

Nhưng cuối cùng, thay vì thừa nhận “phần mềm” ấy xuất phát từ Nhà Lập Trình cho Sự Sống như Francis Collins và nhiều người khác đã thừa nhận, Davies vẫn kỳ vọng vào việc khám phá ra nguồn gốc của thông tin từ các quá trình vật lý:

Chúng ta cần phải giải thích nguồn gốc của thông tin này và cái cách mà trong đó những cỗ máy xử lý thông tin xuất hiện”.

Đó là một ảo tưởng hão huyền, trái với khẳng định của Werner Gitt:

Bất kỳ mô hình nào về nguồn gốc sự sống và về nguồn gốc của thông tin chỉ dựa trên các quá trình vật lý và hóa học đều là sai lầm từ gốc rễ” [sđd, t.98]

Tóm lại, chỉ có một lối thoát duy nhất cho sinh học là:

Thừa nhận sự sống là một cỗ máy thông tin, thông tin là yếu tố quyết định sự hình thành và duy trì sự sống chứ không phải các phản ứng hóa học, và nguồn gốc thông tin ấy ắt phải là một Siêu Trí tuệ Thông minh.

Kết luận trên cũng có thể suy rộng ra vũ trụ.

Vũ trụ – cỗ máy thông tin vĩ đại nhất

Không cần phải đợi đến thời đại thông tin chúng ta mới biết vũ trụ là một cỗ máy. Từ xa xưa nhân loại đã biết điều này. Khoa học càng phát triển càng cung cấp thêm nhiều dữ liệu để thấy vũ trụ là một cỗ máy khổng lồ do Đấng Sáng tạo chế tạo ra, và cỗ máy ấy vận hành theo một trật tự được xác định bởi các định luật tự nhiên, như Định luật hấp dẫn, các định luật của cơ học Newton, các định luật về điện từ và ánh sáng, các định luật về tương đối tính, các định luật của Cơ học lượng tử, các định luật về bảo toàn, bao gồm công thức E = mc2, các định luật về lực hạt nhân, Định luật Entropy, các định luật Pasteur về sự sống, các định luật Mendel về di truyền…

Theo nguyên lý của Lý thuyết Thông tin và Điều khiển học, tất cả các cỗ máy đều phải có Hệ điều hành, và chúng chỉ có thể hoạt động được khi có Hệ điều hành. Vậy nếu vũ trụ là một cỗ máy và hoạt động theo các định luật tự nhiên thì nó phải là một cỗ máy thông tin. Khi đó, tập hợp các định luật tự nhiên chính là THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH VŨ TRỤ, hoặc “Hệ điều hành” của vũ trụ, do Nhà Lập trình Vũ trụ (Đấng Sáng tạo) viết ra.

Khi Werner Gitt đặt tên cho cuốn sách của ông là “Khởi đầu đã có thông tin”, ông ngụ ý rằng THÔNG TIN PHẢI CÓ TRƯỚC – thông tin phải có ngay từ lúc khởi thủy của vũ trụ để chỉ huy và điều khiển sự hình thành và phát triển của vũ trụ theo một chương trình định sẵn, thay vì để cho vũ trụ phát triển một cách ngẫu nhiên.

Thật vậy, nhiều nhà khoa học ngày nay không tin một vụ nổ ngẫu nhiên như vụ nổ Big Bang có thể tạo ra một vũ trụ có trật tự như hiện nay. Trật tự ắt phải là kết quả của một chương trình định sẵn do một trí tuệ thông minh đặt ra. Có nghĩa là trí tuệ thông minh ấy phải có trước!

Tất nhiên các nhà khoa học theo chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) không tán thành điều đó. Đối với chủ nghĩa này, không có một lực lượng siêu nhiên nào đứng bên ngoài hoặc bên trên vũ trụ để can thiệp vào hoạt động của vũ trụ, vì mọi hiện tượng vũ trụ đều có thể giải thích được bằng các định luật tự nhiên. Nhưng chính khoa học hiện đại đã dẫn chủ nghĩa tự nhiên tới bế tắc. Thật vậy:

● Mã DNA dồn chủ nghĩa tự nhiên tới câu hỏi không thể trả lời: “Ai” viết ra mã DNA? Hoặc cái gì đã tạo ra thông tin của sự sống?    

● “Nguyên tử nguyên thủy” (Primeval Atom), tức điểm khởi đầu của vũ trụ trong Lý thuyết Big Bang, cũng dẫn chủ nghĩa tự nhiên tới câu hỏi không thể trả lời: “Ai” hoặc “cái gì” đã tạo ra “nguyên tử nguyên thủy”? Một cựu khoa học gia hàng đầu của NASA là Robert Jastrow đã diễn tả điều này một cách hóm hỉnh như sau:

Đối với nhà khoa học sống bằng niềm tin của mình vào sức mạnh của lý lẽ, câu chuyện kết thúc như một giấc mơ buồn. Anh ta đã leo lên những ngọn núi của sự vô minh; sắp chinh phục được đỉnh cao nhất; khi vượt qua tảng đá cuối cùng, anh ta được chào đón bởi một nhóm các nhà thần học đã ngồi ở đó trong nhiều thế kỷ”.

Ý của Jastrow là chính khoa học tự nhiên đã dẫn đến kết luận cuối cùng rằng Chúa là cần thiết, và đó là điều các nhà thần học đã kết luận từ xa xưa.

Dưới ánh sáng của Định lý Gödel, chúng ta càng thấy chủ nghĩa tự nhiên là sai lầm. Điều này đã được Perry Marshall nói rất rõ trong một bài giảng nổi tiếng của ông nhan đề “Định lý Bất toàn của Gödel: Khám phá Toán học số 1 trong thế kỷ 20”[8]:

Nếu bạn có dịp thăm một trang mạng vô thần lớn nhất thế giới có tên là Infidels, bạn sẽ thấy trên trang chủ lời tuyên bố sau đây:

“Chủ nghĩa duy tự nhiên (naturalism) là giả thuyết cho rằng thế giới tự nhiên là một hệ đóng, ngụ ý rằng không có cái gì không phải là thành phần của thế giới tự nhiên mà lại ảnh hưởng lên nó”

Nếu bạn biết định lý Gödel, bạn sẽ thấy rằng mọi hệ logic phải phụ thuộc vào một cái gì đó ở bên ngoài hệ thống. Vậy theo định lý bất toàn của Gödel, tuyên bố của trang mạng Infidels không thể chính xác. Nếu vũ trụ là logic, nó phải có một nguyên nhân bên ngoài.

Do đó chủ nghĩa vô thần vi phạm các định luật của lý lẽ và logic.

Định lý Bất toàn của Gödel chứng minh một cách dứt khoát rằng khoa học không bao giờ có thể lấp kín những lỗ hổng của chính nó. Chúng ta không có lựa chọn nào khác là nhìn ra bên ngoài khoa học để tìm câu trả lời.

Tính Bất toàn của vũ trụ không phải là chứng minh cho việc Chúa tồn tại. Nhưng… đó LÀ chứng minh cho nhận định rằng để kiến tạo nên một mô hình vũ trụ hợp lý thì niềm tin vào Chúa không chỉ logic 100%… mà đó là điều cần thiết.”

Một người thấm nhuần Định lý Gödel sẽ thấy ý kiến của Perry Marshall rất hợp lý và dễ hiểu, nhưng các nhà khoa học theo chủ nghĩa tự nhiên thì không, vì thế giới của họ không có chỗ cho Chúa. Điển hình là Stephen Hawking.

Hawking từng tin vào Chúa như Nhà Thiết kế của Vũ trụ. Nhưng về cuối đời ông ngả theo chủ nghĩa tự nhiên, tuyên bố Chúa là không cần thiết. Thật vậy, trong cuốn sách cuối cùng, “Grand Design” (Thiết kế lớn) xuất bản năm 2010, ông tuyên bố:

“Vì đã có một định luật như luật hấp dẫn, vũ trụ có thể và sẽ tự tạo ra nó từ hư không. Không cần phải cầu viện đến Chúa châm ngòi nổ (cho vũ trụ) và đưa vũ trụ vào vận hành”[9].

Nếu đã thừa nhận có một định luật như luật hấp dẫn (trước khi có vũ trụ) thì có nghĩa là đã thừa nhận sự TỒN TẠI của một THÔNG TIN / hoặc một CHƯƠNG TRÌNH / hoặc một PHẦN MỀM của vũ trụ. Vậy theo Lý thuyết Thông tin, ắt phải có NHÀ LẬP TRÌNH CỦA VŨ TRỤ. Điều này trái với kết luận của chính Hawking rằng không cần cầu viện đến Chúa.

Tại sao một người xuất sắc như Hawking lại mắc phải sai lầm logic rất đơn giản đó? Vì ông không thấm nhuần khái niệm thông tin – ông không nghĩ rằng các định luật tự nhiên chính là những thông tin điều hành vũ trụ. Những ai đã đọc bài giảng của Hawking năm 2003 nhan đề “Gödel và sự kết thúc của vật lý”[10] sẽ thấy Hawking tự mâu thuẫn với chính bản thân mình. Thật vậy, trong bài giảng đó, ông nói:

“Nhưng chúng ta không phải là những thiên thần nhìn vũ trụ từ bên ngoài. Thay vào đó, cả chúng ta lẫn các mô hình của chúng ta đều là một bộ phận của vũ trụ mà chúng ta đang mô tả. Như vậy, một lý thuyết vật lý là một hệ tự quy chiếu, như trong định lý của Gödel. Do đó người ta có thể cho rằng nó hoặc không nhất quán hoặc không đầy đủ. Cho đến nay, các lý thuyết hiện có vừa không nhất quán vừa không đầy đủ.”.

Kết luận nói trên của Hawking là một kết luận sáng suốt, thể hiện một nhận thức thấm nhuần Định lý Gödel, rằng vũ trụ cần đến một chỗ dựa ở bên ngoài nó, đúng như lập luận của Perry Marshall mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Nhưng vì vật lý theo chủ nghĩa tự nhiên không thừa nhận bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào bên ngoài vũ trụ, vì thế nó không bao giờ có thể hiểu đầy đủ về vũ trụ. Nói cách khác, vật lý không thể giải thích nguồn gốc vũ trụ. Đây là hệ quả tất yếu rút ra từ Định lý Gödel, và điều này rõ ràng là hoàn toàn trái với tuyên bố rất tự phụ của Hawking về nguồn gốc vũ trụ, rằng vũ trụ có thể tự sinh ra nó từ hư không!

Thực ra, trong số những nhà khoa học hàng đầu, những người suy nghĩ như Hawking là thiểu số. Hầu hết các nhà khoa học giỏi nhất đều tin vào sự cần thiết phải có Nhà Lập Trình Vũ Trụ, tức Đấng Sáng Tạo, đúng như Perry Marshall đã nói:

“Để kiến tạo nên một mô hình vũ trụ hợp lý thì niềm tin vào Chúa không chỉ logic 100%… mà đó là điều cần thiết”

Đây, xin lắng nghe phát biểu của những nhà khoa học cùng thời với Hawking[11].

Alexander Polyakov, một nhà toán học Xô viết: “Chúng ta biết rằng Tự Nhiên được mô tả bằng những thứ toán học đẹp đẽ nhất trong số những toán học có thể có, vì Chúa đã tạo ra nó”

Roger Penrose, nhà toán học và vật lý học xuất sắc nhất thế giới hiện nay, người vừa đoạt Giải Nobel vật lý năm 2020: “Tôi có thể nói rằng vũ trụ có một mục đích. Nó không ở đó chỉ vì tình cờ”. [Dịp khác trang PVHg’s Home sẽ giới thiệu về Roger Penrose, Hôm nay chỉ xin nhấn mạnh Penrose giỏi hơn Hawking rất nhiều]

3

Paul Davies, Giáo sư vật lý Đại học Oxford: “Các định luật [vật lý] … dường như là sản phẩm của sự thiết kế vô cùng tài tình … Vũ trụ phải có mục đích”

Allan Sandage, người từng đoạt Giải Crawford về thiên văn học: “Tôi không thể tin được rằng (một vũ trụ) trật tự như thế mà lại xuất phát từ sự hỗn loạn. Phải có một số nguyên tắc tổ chức. Đối với tôi Chúa là một bí ẩn nhưng là lời giải thích cho điều kỳ diệu của sự tồn tại”

John O’Keefe, nhà thiên văn học thuộc NASA: “Nếu Vũ trụ không được tạo ra với độ chính xác cao nhất, chúng ta có thể không bao giờ tồn tại. Theo quan điểm của tôi, những hoàn cảnh này cho thấy vũ trụ được tạo ra để con người sinh sống”.

Tony Rothman, Giáo sư Đại học Harvard, Đại học Princeton University: “Khi đối mặt với trật tự và vẻ đẹp của vũ trụ và những sự trùng hợp kỳ lạ của tự nhiên, thật là tuyệt vời để thực hiện một bước nhảy từ khoa học sang tôn giáo. Tôi chắc chắn rằng nhiều nhà vật lý muốn điều đó. Tôi chỉ mong họ sẽ thừa nhận điều đó”.

Vera Kistiakowsky, Giáo sư Đại học MIT: “Thứ tự tinh tế được hiển thị bởi sự hiểu biết khoa học của chúng ta về thế giới vật chất đòi hỏi sự thiêng liêng”

Frank Tipler, Giáo sư vật lý toán: “Khi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà vũ trụ học cách đây khoảng 20 năm, tôi là một người theo thuyết vô thần. Trong những giấc mơ hoang đường nhất của mình, tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng một ngày nào đó tôi sẽ viết một cuốn sách với mục đích chứng tỏ rằng những tuyên bố chủ yếu của thần học Do-Thái-Ki-tô giáo trên thực tế là đúng, rằng những tuyên bố này là những suy luận đơn giản của các định luật vật lý mà chúng ta hiện nay hiểu được. Tôi đã bị ràng buộc vào những kết luận này bởi logic không thể thay đổi của ngành vật lý đặc biệt của riêng tôi”.

Barry Parker, nhà vũ trụ học: “Ai đã tạo ra những định luật này? Không nghi ngờ gì nữa rằng Chúa luôn luôn cần thiết”

Arthur L. Schawlow, Giáo sư Đại học Stanford, người đoạt Giải Nobel vật lý năm 1981: “Đối với tôi, dường như khi đối mặt với những điều kỳ diệu của cuộc sống và vũ trụ, người ta phải hỏi tại sao chứ không phải chỉ bằng cách nào. Câu trả lời khả dĩ duy nhất là … Tôi thấy cần có Chúa trong vũ trụ và trong cuộc sống của chính mình”.

Henry Fritz Schaefer, Giáo sư hóa học tại Đại học Georgia: “Ý nghĩa và niềm vui trong khoa học của tôi đến trong những khoảnh khắc thỉnh thoảng khám phá ra điều gì đó mới mẻ và tự nhủ rằng “Đó là cách Chúa làm”. Mục tiêu của tôi là hiểu được một góc nhỏ trong kế hoạch của Chúa”

Antony Flew, Giáo sư Triết học, từng là nhà biện hộ số 1 của Thuyết Tiến hóa về mặt triết học: “Đối với tôi bây giờ dường như những phát hiện của hơn 50 năm nghiên cứu DNA đã cung cấp tài liệu cho một lập luận mới và cực kỳ mạnh mẽ cho quan điểm (vũ trụ đã được) thiết kế”

Frank Tipler, Giáo sư vật lý toán: “Từ quan điểm của các lý thuyết vật lý mới nhất, Cơ đốc giáo không phải là một tôn giáo đơn thuần, mà là một khoa học có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm”.

DJP, Sydney 05/04/2021


[1] https://viethungpham.com/2018/08/08/evolution-2-0-prize-giai-thuong-5-trieu-usd-cho-thuyet-tien-ho/

[2] Information is information, neither matter nor energy Information is information, not matter or energy. No materialism which does not admit this can survive at the present day  https://www.informationphilosopher.com/solutions/scientists/wiener/

[3] https://zapatopi.net/kelvin/quotes/     

[4] Tạm dịch từ nguyên văn: I predict a great revolution”: inside the struggle to define life https://www.theguardian.com/science/2019/jan/26/i-predict-great-revolution-physicists-define-life-paul-davies

[5] Tôi tô đậm để nhấn mạnh (PVHg)

[6]  Dẫn theo COMPILATION OF QUOTES ON THE COMPLEXITY OF  A CELL AND THE SCIENTIFIC MYSTERY OF LIFE’S ORIGIN By Ashby L. Camp http://theoutlet.us/Quotesoncomplexityofcellandoriginoflife.pdf

[7] https://www.glodiebybel.co.za/aanhalings-informasie-waarskynlikheid-oorsprong-van-lewe/

[8] Xem “Định lý Gödel, Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức 2019, trang 84 https://viethungpham.com/2014/08/29/dinh-ly-bat-toan-cua-godel-kham-pha-toan-hoc-so-1-trong-the-ky-20/

[9] Because there are laws such as gravity, the universe can and will create itself from nothing. It is not necessary to invoke God to light the blue touch paper and set the Universe going. https://www.age-of-the-sage.org/scientist/stephen_hawking_god_religion.htm

[10] Định lý Gödel – Nền tảng của Khoa học Nhận thức hiện đại, Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức, 2019, trang 130 https://viethungpham.com/2012/03/27/toan-van-bai-gi%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%A7a-stephen-hawking-godel-s%E1%BB%B1-k%E1%BA%BFt-thuc-c%E1%BB%A7a-v%E1%BA%ADt-ly/

[11] Toàn bộ các ý kiến trông phần này đều được dẫn từ nguồn EVIDENCE FOR GOD https://www.godandscience.org/apologetics/quotes.html

19 thoughts on “Informational Machines / Những cỗ máy thông tin

  1. Bình luận.

    1) Càng hiểu biết, chúng ta càng nhận thấy Vũ trụ, các hằng số vũ trụ cơ bản, các định luật điều hành vũ trụ, giải Ngân Hà, Hệ Mặt trời, Trái Đất, sự sống muôn loài, sự sống có ý thức và có trí tuệ, hệ sinh thái của trái đất…không phải do ngẫu nhiên mà có được.

    Đó thực sự là một phép màu VĨ ĐẠI VÀ LỘNG LẪY.

    2) Khi hiểu được điều 1) chúng ta sẽ có được một cảm nhận về hạnh phúc trong một thế giới
    vẫn còn đày rãy bất toàn, bất định, vô minh.

    Thích

  2. Bài viết rất chí lý. Cám ơn tác giả.
    Các nhà khoa học vẫn tranh luận với nhau về sự khởi đầu, nhiều người trong họ không chịu tin là có Đấng sáng tạo ra TG này, họ cố tìm mọi cách để giải thích nguồn gốc sự sống, nguồn gốc vũ trụ này mà bao năm trôi qua vẫn không thể nào giải thích nổi. Tác giả bài này đã dùng chính những kiến thức khoa học, triết học để chứng minh phải có đấng sáng tạo mới có thể tạo ra vũ trụ và sự sống trên trái đất này. Ý hay nhất trong bài này là khẳng định mọi cỗ máy đều phải có hệ điều hành.
    Vũ trụ của chúng ta phải có nhà điều hành. Bởi vì:
    – Vũ trụ là tổ hợp những sự trùng hợp: Nếu lực hạt nhân yếu mà mạnh hơn một chút thì khí heli không sinh ra được; nếu lực này hơi yếu đi một chút, thì hầu hết khi hyđro sẽ biến thành heli. Nếu vũ trụ mà thiếu khí hyđrô, thì mặt trời sẽ không đủ nguyên liệu để toả ra năng lượng thiết yếu cho sự sống. Và dẫn đến chúng ta không có nước và thực phẩm để con người sinh sống. Vậy ai là người điều khiển chính xác các lực cơ bản trong vũ trụ này? Giáo sư Paul Davies viết: “Nhìn khắp chung quanh, dường như chúng ta nhận thấy bằng chứng là thiên nhiên đã biết cách bố trí khít khao” Tại sao lại có sự điều khiển chính xác đến thế, và do đâu?
    – Những đặc điểm lý tưởng của trái đất: Trái đất có kích thước vừa phải để chúng ta có thể tồn tại. Trái đất cũng cách mặt trời một khoảng cách lý tưởng, tuyệt hảo. Nhờ vào kích thước vừa phải, thành phần nguyên tố, quỹ đạo gần như hình tròn của trái đất, hầu hết các yếu tố lý tưởng tạo nên các điều kiện đặc biệt trên trái đất, nhờ vào các điều kiện này mà nước có thể tích tụ trên trái đất. Không có nước thì sự sống không thể xuất hiện và tồn tại trên trái đất của chúng ta.
    – Các nhà khoa học phát hiện khám phá ra sự trật tự và hoà hợp lạ lùng của các nguyên tố hoá học, và ngay cả đến những hạt nguyên tử cũng biểu lộ sự hoà hợp và trật tự, đa dạng đáng kinh ngạc. Nguyên nhân nào dẫn đến sự trật tự, hoà hợp ấy?
    Tóm lại, Vũ trụ của chúng ta được điều hành tuyệt hảo, nếu không có Nhà điều hành ấy thì vật chất sẽ hỗn loạn, làm sao có sự sống được? Thiết tưởng đó là điều hợp lý về khoa học.
    Ngược lại, ai đó cho rằng tự nhiên hay ngẫu nhiên vũ trụ có các định luật, rồi tự nhiên hay ngẫu nhiên vũ trụ phải tuân thủ các định luật ấy … thì đó mới là phi khoa học, vì phi logic. Thử hỏi trong đời sống xung quanh ta, có cái gì tự nhiên chuyển động không? Vậy cớ gì bảo vũ trụ tự nhiên chuyển động theo các định luật ?
    Bài viết cũng nói một ý rất quan trọng rằng các định luật chính là các thông tin vũ trụ. Vậy thông tin ấy từ đâu ra ? Cũng lại ngẫu nhiên ư ? Thật vô lý hết chỗ nói.
    Thiên Minh

    Thích

  3. Vũ trụ vốn là toàn thể bí ẩn, từ nguyên lý thông tin, các hỗn hợp định số cho tới các định luật tuần hoàn vô cùng quá chặc chẽ, một phần nhỏ để hiểu vũ trụ cũng làm nên một cung bậc giao thoa giữa trời và đất, khi lửa, nước, khí, và đất đã tạo ra mọi thứ. Nhưng các loại này là thể từ vật chất hợp thành. Thông tin là nguồn gốc nằm trong mọi vật chất. Suy cho cùng, suy nghỉ cũng trở về thuyết nguyên thủy cái trứng và con gà, cái nào có trước. Tất cả nhận định của chúng ta chỉ là một phần nhỏ khi biết rằng trước big bang đã có một điểm đặc vô cùng hão huyền

    Thích

  4. ” Tại sao một người xuất sắc như Hawking lại mắc phải sai lầm logic rất đơn giản đó? Vì ông không thấm nhuần khái niệm thông tin – ông không nghĩ rằng các định luật tự nhiên chính là những thông tin điều hành vũ trụ “. Vậy tại sao không nghĩ là chúng ta chưa hề tìm ra hết các định luật tự nhiên, nếu nghĩ là tìm ra hết rồi, thì khoa học thật ngạo mạn.

    Thích

  5. Ngoài ra, niềm tin vào God là 1 chuyện, nhưng câu hỏi là tại sao God lại cho Newton quả táo để khám phá trọng lực, trong khi mặt khác God lại ngăn chặn con người không nên tìm hiểu quá sâu vượt quá giới hạn. Nó thật sự quá mâu thuẫn.

    Thích

    • Gửi độc giả Lê Tuấn,
      Quả thật God là điều rất dễ hiểu với một số người này, nhưng lại rất khó hiểu với một số người khác. Bạn Lê Tuấn thuộc loại hai, vì bạn có một chút ít khoa học, chứ không có đủ khoa học. Nếu có đủ khoa học thì sẽ thấy God là điều dễ hiểu, còn với những người không đủ khoa học sẽ bị khoa học làm hỏng tư duy. Muốn hiểu điều đó thì phải học, phải nghiên cứu, phải lắng nghe … Bạn comment rất nhiều, nhưng sẽ vô ích, vì tôi thấy bạn thiếu quá nhiều kiến thức. PVHg

      Thích

  6. Em đã 32 tuổi, 10 năm trước có lẽ sẽ nói chuyện tạo ra robot thông minh giống người là chuyện tào lao, nhưng giờ em tin, lẽ ra càng lớn tuổi thì phải hoài nghi nhiều thứ hơn chứ, em nghĩ là vì qua thời gian, em đã tập hợp đủ thông tin cần thiết để tin vào nó. Cuộc sống là đặt cược, đôi khi phải lựa chọn, không lựa chọn cũng là 1 lựa chọn, nhưng thường là xem xét được gì mất gì, nếu đặt cược đúng thì được hưởng và trau dồi được hy vọng, sai thì cũng có lẽ mất ít thôi vì trước sau gì cũng sống 1 lần rồi chết. Vậy em thu được những thông tin gì khiến em tin tưởng đặt cược vào khoa học ngày nay, rất nhiều thông tin được thu thập làm nền tảng giải thích cho sự tin tưởng hoặc không tin, dối trá hoặc đúng đắn, em xin liệt kê ra:

    – Nhìn lại những tiến bộ trong quá khứ đến nay, khoa học thật sự phát triển chậm, vì có những ý kiến bất đồng muốn triệt tiêu nhau, thuyết này muốn độc bá thuyết kia, muốn làm mất cân bằng và sự đa dạng của nhau, cho dù mỗi thứ có nhiều ưu điểm và cần được bảo tồn cho dù chưa được thử nghiệm nhiều, cho nên em sẽ tin 1 cách có sàng lọc vào những ưu điểm của mỗi thứ. Nếu quá khứ không có nhiều người hiến tạng cho y học, thì sao ngày nay ta có thể nghiên cứu được nhiều thành quả như vậy, cho nên có nên đặt cược vào những thí nghiệm thú vị mang lại hy vọng không, hoặc ít ra ta tìm được 1 thứ nhỏ nhoi gì đó, em đồng ý.

    – Thứ 2 những thông tin mới như lượng tử mà em đọc được: máy lượng tử có năng suất mô phỏng nhanh gấp trăm vạn lần các siêu máy cổ điển. Có nói dối không, tất cả đáp áp đến từ những câu hỏi, em đặt câu hỏi trong đầu: nếu nó mạnh vậy, tại sao Covid phải dùng các siêu máy cổ điển để phân tích, phải dùng Máy gia tốc hạt tròn synchrotron ở Melbourne Úc để phân tích. Em lại tìm thấy 1 đáp án là máy lượng tử chưa hoàn chỉnh, chưa đến 100 qubits, phần mềm khá nhiều lỗi, kể cả phần cứng chưa ổn định, có những thuật toán mà siêu máy cổ điển làm được nhưng máy lượng tử không làm được, cho nên thông tin là họ đang tìm cách kết hợp máy cổ điển và lượng tử với nhau. Hoặc ít ra máy cổ điển bây giờ đang có 1 hướng phát triển theo mạng noron giống não người, vài năm nữa là có thể có 1 tỷ noron, lúc đó kết hợp với lượng tử 1000- 1 triệu qubits thì sẽ thế nào. Sẽ ra sao nếu tương lai Intel tạo ra Neuromorphic chip Loihi với mạng noron hoàn chỉnh, nếu Blue Brain Project được hoàn thành, nếu mạng lai QuClassi cũng thành công sớm hay muộn, nếu Brain Research through Advancing Innovative Neurotechnologies hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ tìm thấy những đáp án về cách nhìn về thế giới khá thú vị kiểu giống như nghịch lý mũi tên Zeno ngày xưa, tưởng ảo nhưng thật. Đáp án rất thẳng trọng tâm, rất logic, em tin.

    – Thứ 3 vấn đề du hành thời gian, quay về quá khứ làm gì, em lại check được đáp án, các thí nghiệm mô phỏng dẫn các qubits lượng tử khi quay về quá khứ không gây ra hiệu ứng cánh bướm, quá khứ sẽ tự thiết lập lại từ đầu nếu có sai sót. Còn nếu tương lai, thì ta sẽ không thể quay về hiện tại để tạo ra tác động ảnh hưởng nào, vì hiện tại là quá khứ của tương lai, Còn nếu có đa vũ trụ, thì ta sẽ đến tương lai của vũ trụ nào, tại sao thế giới song song là vũ trụ chứ không phải chiều không gian, đó là những câu hỏi đơn giản, nhưng vấn đề gải thích quay về quá khứ là đủ để tin là khả thi, nó như là vấn đề quay về nhìn lại quá khứ thôi.

    – Thứ 4 lại nói đến y học và khoa học, các khoa học gói gọn cổ điển nói hẳn ra là khô khan và không giúp được gì nhiều nếu muốn nền văn minh phát triển hơn. Ta có lượng tử và vật lý hạt có thể bổ trợ cho cổ điển, tạo nên sự đa dạng. Tại sao đa dạng, tại vì vât lý hạt ứng dụng vào y học phóng xạ chữa ung thư bằng các hạt proton, neutron, và hỗ trợ tiềm năng cho các dạng y học vật lý khác.

    – Ngoài ra khoa học đang nói đến vấn đề trọng lực lượng tử, một nhóm các nhà vật lý đã có thể làm cho các sóng spin lượng tử giao thoa với nhau, bây giờ nó đã hoạt động, họ có thể điều tra nhiều quá trình vật lý này. Ngoài ra nếu lực hấp dẫn về cơ bản cũng là lượng tử thì nó phải tạo ra một chữ ký được gọi là phi Gaussianity. Để tìm kiếm dấu hiệu đó, họ đề xuất thăm dò một khí cực lạnh gồm vài tỷ nguyên tử caesium tồn tại ở trạng thái được gọi là chất ngưng tụ Bose-Einstein (BEC). Nếu tìm được thì thắng và tạo trọng lực nhân tạo dễ hơn, nếu không tìm được thì có lẽ ta sẽ phát hiện ra những thứ khác kỳ lạ hơn, không mất mát gì.

    – Thứ 5, nhìn lại những đường phát triển đáng kinh ngạc như ngày nay của khoa học. Trong y học: ta có hệ thống chỉnh sửa gen mới trong vài năm nay như A very fast CRISPR-Cas9 system (vfCRISPR), CRISPR Cpf1 không tế bào( Cas12a ), CRISPRoff, Prime editing, CGBE (CG base editor), Base editors. Ta có Các giải trình tự ADN thế hệ mới như pyrosequencing 454, SBS (sequencing by synthesis), SOLiD, Nanoball sequencing, SMRT (Single Molecular Real-Time). Công nghệ AI DeepMind phân tích cấu trúc protein trong năm 2020. Các sáng tạo lai tạo Xenobots.Những công nghệ plasma làm lành vết thương nhanh. Các công nghệ sẽ làm chậm lão hóa.

    – Về vật lý máy móc và ảo hóa, ta đang và sẽ có công nghệ Digital Twin, máy Dormio hỗ trợ lucid dream, thế giới Metaverse trong ống kính VR để phát triển nền kinh tế ảo tương lai, in 3D và 4D, các thiết bị sạc điện không dây, Về thiên văn ta chuẩn bị có 4 kính viễn vọng mặt đất tân tiến nhất là (LSST) , GMT, ELT và TMT, kèm viễn vọng vệ tinh James Webb trong năm nay cùng hàng loạt vệ tinh khác nghiên cứu tia vũ trụ lần lượt phóng về sau. Về máy gia tốc trong tương lai, ta sẽ có Electron-Ion Collider, Circular Electron Positron Collider, Máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA của Nga để tìm hạt kỳ lạ, Máy Gia tốc Tuyến tính Quốc tế (ILC) của Nhật để làm rõ hơn các hạt hiện có, và hiện tại ta phát hiện ra sự bất tử của hạt Quasi, ta phát hiện hạt Odderon nhưng chờ nghiên cứu tiếp trong 2030 khi Mỹ có máy gia tốc mạnh hơn ở NY. Ngoài ra ta đã tạo được năng lượng mặ trời nhân tạo tương lai và những công nghệ sơ khởi của Maglev. Về hóa học ta sẽ và có những vật liệu siêu thông minh…….Về lượng tử,thì mỗi phân nhánh quốc gia có cách nghiên cứu khác nhau, như: Magnonics, phương pháo thụ động kết hợp bị động của AWS, sử dụng các phân tử phản ứng với ánh sáng….

    – Cuối cùng, nếu tất cả đúng, con người sống lâu hơn, thì câu hỏi sẽ ra sao về mặt đạo đức con người tương lai, phát triển sống lâu thì ảnh hưởng dân số và con người mất nhiều nhân tính, cho nên tương lai phát triển mức viễn tưởng là khả thi không. Nhìn lại hành trình sao Hỏa của Elon Musk thì em thấy khả thi, dân số đông thì có thêm nhân lực để nghiên cứu, sau đó có đủ công nghệ để khai thác các hành tinh khác, chúng ta được quyền như vậy, xung đột và các dạng bệnh tật mới sẽ xuất hiện, cho nên về mặt đa dạng và đạo đức, thì tương lai cũng vậy thôi, chỉ khác là loài người sẽ sung túc hơn nếu so tương lai với quá khứ hoặc thời cổ đại. Nếu con người thoát khỏi vật chất, thì thế giới phi vật chất ảo cũng sẽ có những hiểm họa để ta đấu tranh. Còn ở thế giới vật chất, nếu khoa học không phát triển ở mức viễn tưởng, thì sao tương lai ta có thể chống lại được các thế lực khác bên ngoài hành tinh, chẳng hạn các loại virut mới từ bên ngoài. Cho nên em tin là khoa học phải phát triển, vừa phải gây hứng thú ( cái nghi vấn gọi là lừa dối ) để ta có thêm động lực, hy vọng tích cực, không phải thắc mắc, không phải sợ hãi, ý chí được giải phóng tự do không giới hạn, đối mặt với những lĩnh vực và vùng đất mới, đó là mục tiêu con người sống để làm, và hưởng thụ tất cả những cảm xúc hỷ nộ ái ố mà vũ trụ mang lại cho ta những cung bậc đa dạng đáng kinh ngạc đó.

    Đã thích bởi 1 người

    • Gửi bạn Lê Tuấn,
      1/ Bạn SAI khi nói “cái gì giáo sư cũng không tin”. Có lẽ bạn đọc chưa đủ để thấy những điều tôi tin. Hoặc đọc mà không thấy, không hiểu. Thí dụ:
      Định lý Bất toàn của Kurt Gödel là một định lý toán học đã được chứng minh chặt chẽ bằng logic toán học, và đã được toàn thế giới công nhận. Không ai dám cãi lại định lý này, chỉ có những người sợ nó, ghét nó thôi, nhưng những người này cũng để trong bụng chứ không dám lên tiếng, vì nếu lên tiếng sẽ lộ chân tướng là chống là chân lý, chống lại sự thật.
      Định luật Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống cũng là một chân lý bất khả kháng. Nếu bạn muốn chống lại nó, bạn phải đưa ra ít nhất một thí dụ.
      Chuyện NASA đi tìm sự sống ngoài vũ trụ là việc của NASA, vì họ có tiền, họ có thể làm những gì họ muốn. Bạn thích đề tài đó thì bạn cứ thích, có ai cấm bạn đâu. Nhưng điều đó không có nghĩa là nghiên cứu của NASA ủng hộ Thuyết Phi Tạo Sinh. Muốn chứng minh Thuyết Phi Tạo Sinh đúng, phải chỉ ra một bằng chứng sự sống nẩy sinh từ vật chất vô sinh. Tôi có đủ lý do để khẳng định Thuyết Phi Tạo Sinh là phi khoa học, phản khoa học, như tôi đã trình bày trong nhiều bài viết trên trang mạng này. Có thể bạn Tuấn chưa đọc, hoặc đọc mà không hiểu.
      Rất nhiều thứ khác tôi tin, không thể kể ra đây hết được.
      2/ Bạn cũng SAI khi nói: “Nếu bác bỏ 1 đáp án thì ít ra phải đưa ra 1 đáp án khác để thay vào, hoặc ủng hộ nhiều quan điểm thì kết luận là mọi thứ có thể sẽ đúng hoặc có thể sẽ sai.”. Tại sao bạn sai?
      Vì việc bác bỏ 1 đáp án và việc đưa ra một đáp án khác là 2 việc độc lập với nhau, không nhất thiết phải đồng thời xảy ra hoặc cùng một người làm.
      Chứng minh là SAI thường dễ hơn chứng minh là ĐÚNG. Thậm chí có những cái ta cảm thấy đúng nhưng không thể chứng minh được. Thí dụ:
      Vấn đề nguồn gốc sự sống là bài toán bất khả thi đối với khoa học. Hiện nay bài toán này bị dừng lại ở câu hỏi: “Mã DNA bắt nguồn từ đâu?”
      Khoa học bế tắc không thể trả lời được.
      NASA cứ việc tìm nguồn gốc sự sống trong vũ trụ, chừng nào còn có tiền để nghiên cứu, và những người như bạn Lê Tuấn cứ việc hy vọng, vì không ai cấm bạn hy vọng. Nhưng với sự hiểu biết của tôi, tôi biết chắc chắn bài toán tìm nguồn gốc sự sống là không tưởng. Tôi đã trình bày kỹ vấn đề này rồi. Bạn chiu khó đọc và suy ngẫm chứ không thể tranh luận vài dòng trên comment đâu. Bản thân tôi cũng phải đọc rất nhiều rồi mới có đủ sự tự tin như thế đấy. Chúc bạn thành công trong việc đọc và tôi sẽ không trả lời thêm nữa, vì mất thì giờ quá. Bạn thông cảm nhé. PVHg

      Đã thích bởi 2 người

      • Theo cách em hiểu, chúng ta không cần tìm nguồn gốc DNA, vì nó Xa tận chân trời, gần ngay trước mắt, ngoài ra ý của giáo sư cũng muốn nói không nên tin DNA do tự nhiên sinh ra, đó là sai lầm, và chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra nguồn gốc. Rất có lý, 1 ngụ ý rất thâm sâu, bởi vì công nghệ của con người thời tiền sử là con số 0, kiến thức chúng ta chỉ là hạt bụi nhỏ trong vũ trụ, chúng ta càng khám phá vũ trụ thì nó càng giản nở lớn hơn, càng thần bí hơn, càng thôi thúc tính tò mò hơn. Nói đến việc tìm ra nguồn gốc của DNA em thấy nó không quan trọng, bởi vì khả năng là thế hệ con cháu của em có thể tìm thấy, không phải em và không quan trọng, việc DNA tự nhiên mà có hay là do cách nào có, thuyết nào đi nữa nó cũng không ảnh hưởng đến lòng tin của em, vì tất cả chỉ là giả thuyết, với em mọi thứ trong tự nhiên đều có sự sống và liên kết, Alien cũng được, vũ trụ có noron cũng được, có God cũng được, nói chung là em tin có 1 bí ẩn tiềm ẩn trong vũ trụ kể cả khi tự nhiên được sinh theo khía cạnh phi tạo sinh, nó không thể nào lừa dối được cảm nhận của em mà nó chỉ tạo ra 1 ngành khoa học bí ẩn khác. Với cảm nghĩ của em, thuyết phi tạo sinh chính là 1 bí ẩn trong số các bí ẩn thôi thúc cảm xúc khám phá khoa học, nếu đúng thì nó là 1 thuyết lừa dối đầy thú vị, về 1 vũ trụ quyền lực có sức tạo hóa ngẫu nhiên đó, 1 cái ao sinh ra sự sống như trong truyện thần thoại và truyện kinh dị cái hồ Abhoth, hoặc 1 cái gì đó huyền bí nhưng cũng hơi có logic làm nền chờ đợi sự bổ sung vào. So, its….good.

        Thích

  7. Thua Gs. Hung, vay sau nay co tao ra Spiderman, Hulk, Di nhan X-Men duoc khong?
    Va Gs nghi sao ve phim Ma tran? Nhung phim khoa hoc vien tuong tin duoc bao nhieu %, hay la hoan toan khong dang tin, xem phim co gay ao tuong khong, co hai tu duy khong?

    Cam on Gs.

    Thích

    • Thân gửi bạn UFO,
      Theo những gì tôi được biết, có truyện khoa học viễn tưởng trở thành sự thật, chẳng hạn truyện “Hai vạn dặm dưới biển” của Jules Verne, nhưng phần lớn là truyện tưởng tượng hão huyền, hoang tưởng. Trong những truyện có thể trở thành sự thật thì nó cũng chỉ phần nào thành sự thật mà thôi. Tóm lại, mỗi truyện có thể chứa đựng một tỷ lệ % nào đó thành sự thật chứ không bao giờ 100% trở thành sự thật cả.
      Phim ảnh ngày nay có mục đích chính là kiếm tiền, nên những nhà làm phim quan tâm đến cái gì kích thích người xem nhiều hơn là tôn trọng sự thật. Đối với người yêu sự thật, phim ảnh ngày nay nói chung rất kém chất lượng so với ngày xưa. Điện ảnh trở thành công nghiệp giải trí chứ không còn là nghệ thuật thứ 7 nữa. Vì thế phim ảnh bây giờ nặng về bịa đặt, giật gân, không hấp dẫn những người có tuổi nữa.
      Bạn đã hỏi một câu rất hay, rằng:
      Nhung phim khoa hoc vien tuong tin duoc bao nhieu %, hay la hoan toan khong dang tin, xem phim co gay ao tuong khong, co hai tu duy khong?
      Tôi xin trả lời theo quan điểm của tôi:
      – Hoàn toàn không đáng tin
      – Gây ảo tượng có hại cho tư duy.
      Con của tôi học rất giỏi và không bao giờ mất thì giờ với những phim ảnh đó. Ngược lại tôi biết một vài cháu rất mê phim ảnh đó nhưng học hành lại dốt nát, vì chúng không học hành gì cả, chỉ mê phim và toàn mê những phim thuộc loại mất thì giờ đó.
      PVHg

      Thích

  8. Dạ em có đọc cuốn “Godel” của thầy. Em nghĩ, nếu 1 trí tuệ cao hơn loài chúng ta (người) đã có ý muốn tạo ra chúng ta, dưới dạng lập trình DNA rồi cho chạy chương trình, sự sống vận hành. Thì, tại sao “cái trí tuệ cao hơn đó” lại làm điều này. Nếu đã có mục đích tạo ra A, thì có thể phải có mục đích “tạo ra A để làm cái gì ?” Nói khác đi, “trí tuệ cao hơn” chơi trò lập trình này để làm cái gì ? Nó muốn quan sát điều gì khi trò chơi diễn ra. Các vấn đề về mã gen, khoảng cách Trái Đất – Mặt Trời, nhiệt độ, năng lượng, …. , và hàng tỉ tỉ thông số (biến) của màn lập trình này, tạm gom về vấn đề “kỹ thuật”, “công cụ”. Cái chính, “Ông ta” làm như vậy để làm gì ? Vấn đề 2, “Ông ta” tạo ra chúng ta (người, mankind, homo sapien, …, what ever), còn “Ông ta” được tạo ra từ ai ? Rồi, ai tạo ra cái kẻ đã tạo ra ông ta, rồi, ai tạo ra ………………………………………..? Vậy, loài chúng ta đứng ở bậc mấy trong thứ tự tạo ra như vậy ? Hiện, chúng ta tạo ra Robot AI, mà nó ngu hơn chúng ta (về mặt linh hồn, trực cảm). Vậy, nếu A tạo ra B, B tạo ra C, C tạo ra D, …. thì A khôn hơn B, B khôn hơn C, ….. Thử nghĩ điều gì khủng khiếp khi A tạo ra B mà B lại khôn hơn A, khi đó B có thể tạo ngược lại A, hoặc cái gì đó khôn hơn A luôn thì, em thấy kỳ kỳ. Vậy, có thể có 1 giới hạn trí thông minh giữa chúng ta và cái ông đã tạo ra chúng ta, chúng ta không thể trí tuệ bằng ông ta, vì nếu chúng ta trí tuệ bằng ông ta, chúng ta sẽ tạo ngược lại ông ta (nói khác đi, chúng ta tạo ngược lại God, tạo ngược lại Đấng Sáng Tạo). Có thể không ? Vậy, áo mặc không thể qua khỏi đầu. Chúng ta, dù gì, cũng ở trong 1 nhà tù tu duy mà Ông ta đã quy định dưới các dạng này nọ. Việc tim kiếm các định luật khoa học giống như đi tìm lại các quy luật của trò chơi lập trình mà Ông ta đã nghĩ ra và gán sẵn trong “trò chơi này”. Ông ta chơi mấy trò chơi ? Ông ta có chỉ đang chơi 1 trò người này ko, hay còn nhiều trò với các màn lập trình DNA kiểu khác vá các quy luật kiểu khác nữa. Ông ta có cùng lúc quan sát nhiều trò chơi đang chạy không ? Trước khi biết đến sách Godel của thầy, em không có những ý nghĩ này.

    Thích

    • Em Hải Duy thân mến,
      Em nói đã đọc cuốn Định lý Gödel …, nhưng xem ra em chưa nằm được tư tưởng cốt lõi của định lý này. Nếu em chịu khó đọc lại, rồi nghiền ngẫm suy nghĩ, em sẽ nhận ra điều Gödel nói với chúng ta, rằng:
      Không có một hệ thống lý lẽ nào là có thể đi đến cùng kỳ lý – không có một lý thuyết nào, một lập luận nào có thể chứng minh được NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN và KẾT QUẢ CUỐI CÙNG.
      Câu hỏi của em chính là câu hỏi về nguyên nhân đầu tiên. Cụ Gödel đã nói là không thể chứng minh được nguyên nhân ấy, mà chỉ có thể THỪA NHẬN, hoặc TIN vào một cái gì đó mà ta … thấy đáng tin.
      Rất nhiều người có câu hỏi giống em, kể cả ông Stephen Hawking. Em có thể đọc bài sau đây để thấy ông Hawking luẩn quẩn ra sao:
      “Hawking: Who Created God? Hawking: Ai tạo ra Chúa?

      Hawking: Who Created God? Hawking: Ai tạo ra Chúa?


      Những người hỏi câu hỏi đó tưởng rằng đó là một câu hỏi hay, nhưng hóa ra là … ngây thơ, không hiểu gì về Định lý Gödel cả.
      Định lý này dạy chúng ta rằng “Không thể giải thích mọi thứ được” (To explain everything is impossible!).
      Loài người được Mẹ Tự Nhiên ban cho một món quà quý, đó là LÝ TRÍ. Nhưng loài người lạm dụng món quà đó đến mức muốn giải thích được mọi thứ (giống như một em bé đòi cha mẹ cho bất kỳ một món quà nào mà em muốn). Nhưng Mẹ Tự Nhiên nhờ cụ Gödel nói hộ với nhân loại rằng:
      “Không thể giải thích mọi thứ được”.
      Đó chính là LOGIC! Chính cái logic này nói rằng tư duy logic rốt cuộc phải tin vào một cái gì đó chứ đừng có đòi giải thích chứng minh mọi thứ. Phải hiểu được điều đó thì mới thực sự hiểu được các QUY LUẬT CỦA NHẬN THỨC.
      Câu hỏi thắc mắc của em tỏ ra chưa hiểu quy luật của nhận thức, rằng NHẬN THỨC DUY LÝ LÀ CÓ GIỚI HẠN! Phải hiểu điều đó, và chấp nhận quy luật đó. Đáng tiếc là ông Stephen Hawking không hiểu, mặc dù ông ấy là một đại trí thức.
      Chúc em có những giấy phút suy tưởng triết học để nhận ra những quy luật bất khả kháng của sự nhận thức dựa trên lập luận logic và lý lẽ.
      PVHg

      Thích

    • Cám ơn bạn Tôn Thất Toàn vì ý kiến nhận xét. Tôi đã đọc lại bài “Những cỗ máy thông tin” và phát hiện thấy nhiều lỗi chính tả. Tôi đã sửa chữa. Xin bạn vui lòng đọc lại, có lẽ bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn. Một lần nữa rất cám ơn bạn. PVHg

      Thích

  9. Pingback: Những cỗ máy thông tin – Tổng hợp tin tức đầy đủ, được cập nhật từ nhiều nguồn trên toàn thế giới.

  10. Pingback: Những cỗ máy thông tin | | Adelaide Tuần Báo

Bình luận về bài viết này