The Limit of Logic / Hạn chế của Logic


Logic is so powerful, but has limits. That is a fundamental principle of logic which is proved by Gödel’s Theorem. For example, logic is impossible to explain God. Any attempt using logic to explain God presents itself to understand nothing about logic. That’s why the question “Who created the Creator” is an illogical question.

Logic rất mạnh mẽ, nhưng có giới hạn. Đó là một nguyên lý cơ bản của logic đã được chứng minh bởi Định lý Gödel. Ví dụ, logic không thể giải thích Chúa. Bất kỳ nỗ lực nào sử dụng logic để giải thích Đức Chúa Trời đều thể hiện không hiểu gì về logic. Vì thế câu hỏi “Ai đã tạo ra Đấng Sáng tạo” là một câu hỏi phi logic.

Trong thời buổi kỹ trị ngày nay, khi toán học trở thành “ông hoàng của các khoa học”, rất nhiều người thích dùng logic để chất vấn các niềm tin, đòi hỏi phải có bằng chứng hoặc lý lẽ thuyết phục như toán học để chứng minh cho các niềm tin ấy. Những người này tự phụ cho rằng mình giỏi, mình là người có đầu óc khoa học, nhưng hóa ra họ là là những người ấu trí về khoa học. Cụ thể, họ chẳng hiểu gì về định lý toán học vĩ đại nhất thế kỷ 20, đó là Định lý Bất toàn của Kurt Gödel, thường gọi tắt là Định lý Gödel. Quả thật, nếu thấm nhuần Định lý Gödel, người ta sẽ không hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn như câu hỏi “Ai tạo ra Đấng Sáng Tạo?”. 

Định lý Gödel chứng minh tính bất toàn của toán học, rằng toán học không bao giờ đầy đủ để có thể chứng minh tất cả mọi sự kiện toán học. Luôn luôn tồn tại những sự thật toán học mà toán học không thể quyết định được – không thể chứng minh được và cũng không thể bác bỏ.

Nói cách khác, trong toán học có rất nhiều sự kiện buộc chúng ta phải tin, thay vì có thể chứng minh. Chẳng hạn, hệ tiên đề của toán học là những mệnh đề buộc chúng ta phải tin. Nhà toán học khổng lồ David Hilbert, ông vua của chủ nghĩa duy lý, đã có tham vọng tìm ra một hệ thống toán học hoàn hảo cho phép chứng minh tất cả mọi thứ của toán học, nhưng Chương trình Hilbert đã thất bại thảm hại. Định lý Gödel ra đời năm 1931 đặt dấu chấm hết cho những tham vọng ngông cuồng muốn chứng minh và giải thích mọi thứ bằng logic!

Đó là một đòn trời giáng lên chủ nghĩa duy lý, và bài học triết học sâu sắc nhất rút ra từ đó là:

Nhận thức logic có giới hạn, và nó chỉ cho ta biết một phần của sự thật mà thôi. Ngoài thế giới nhận thức bằng logic, bằng lý lẽ, tồn tại một thế giới vô cùng rộng lớn, chứa đựng nhiều sự thật mà logic không thể với tới, nhưng ta có thể chạm tới nó bằng cảm thụ trực giác.

Cảm thụ trực giác là sự nhận biết trực tiếp không thông qua logic, không cần logic. Chẳng hạn, cảm nhận về Cái Đẹp chủ yếu là cảm nhận trực giác.

Jeanne-Marguerite Lecadre in the Garden, Claude Monet, 1866, 82x101cm Oil on canvas. State Hermitage Museum, Saint Petersburg, Russia.

Bao nhiêu lý luận về Cái Đẹp sẽ vô nghĩa nếu lý luận ấy không xuất phát từ cảm nhận trực tiếp, từ rung động nẩy sinh một cách tự nhiên trong lòng người thưởng thức. Claude Monet, họa sĩ ấn tượng nổi tiếng nhất, nói:

“Mọi người cứ thảo luận về nghệ thuật của tôi và làm ra bộ hiểu, cứ như là cần phải hiểu, trong khi đơn giản là chỉ cần yêu thích mà thôi”[1]

Charles Chaplin còn nói rõ hơn:

“Tôi không đủ kiên nhẫn với một cái đẹp mà nó phải được giải thích để hiểu”[2].

Vậy không cần phải nói tới những thế giới siêu hình, ngay trong thế giới chúng ta có thể tiếp cận được bằng ngũ quan, cũng đã tồn tại rất nhiều sự thật không thể giải thích hay chứng minh được. Vậy cớ sao lại đòi giải thích và chứng minh một khái niệm siêu tự nhiên như khái niệm “Chúa”, hay “Đấng Sáng Tạo”?

Nhưng để hiểu sâu sắc điều đó, bạn phải thấm nhuần ý nghĩa triết học của Định lý Gödel. Đó là điều đã được thảo luận kỹ trong hai bài viết sau đây:

“Who created the Creator? Ai tạo ra Đấng Sáng tạo?”, đã đăng trên trang PVHg’s Home ngày 19/09/2016

Who created the Creator? Ai tạo ra Đấng Sáng tạo?

“To ask again: Who created God? Lại hỏi: Ai tạo ra Chúa?”, đã đăng trên trang PVHg’s Home ngày 19/02/2019

To ask again: Who created God? Lại hỏi: Ai tạo ra Chúa?

Sau đó đã có nhiều trang mạng khác đăng lại. Hai bài này đã nhận được sự hưởng ứng đặc biệt của độc giả. Riêng trên trang PVHg’s Home tính đến hôm nay, 20/02/2021, đã có tới 79 comments. Đó là một phần thưởng quý giá dành cho người viết. Độc giả nào quan tâm, xin nhập theo các đường dẫn ở trên.

DJP Sydney 20/02/2021


[1] Everyone discusses my art and pretends to understand, as if it were necessary to understand, when it is simply necessary to love. https://www.brainyquote.com/quotes/claude_monet_141383

[2] I do not have much patience with a thing of beauty that must be explained to be understood https://www.quotes.net/quote/54683

25 thoughts on “The Limit of Logic / Hạn chế của Logic

  1. ĐIỂM BÁO.

    Báo điện tử Tia Sáng có 2 bài báo hay liên quan đến mối liên hệ giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT, giữa bán cầu não phải và bán cầu não trái, giữa logic và phi logic. Nền văn minh của loài người cần khoa học – công nghệ nhưng cũng cần văn hóa – nghệ thuật.
    Xin phép báo Tia Sáng để được giới thiệu rộng rãi với các độc giả.

    1) Nhạc cổ điển và những khám phá khoa học:
    https://tiasang.com.vn/-van-hoa/Nhac-co-dien-va-nhung-kham-pha-khoa-hoc-12670

    2) Âm nhạc trong các phát minh của Einstein:
    https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Am-nhac-trong-nhung-phat-minh-cua-Einstein-26881

    Thích

  2. Câu hỏi “ai tạo ra Đấng sáng tạo ?” nghe có vẻ rất khoa học , rất lô-gich, nhưng tác giả Phạm Việt Hưng đã dùng chính lô-gich để chứng minh rằng câu hỏi này thực ra thể hiện một trình độ ấu trĩ về lô-gich , cụ thể là không biết Định lý Bất toàn của Gödel hoặc biết mà không hiểu. Nếu hiểu định lý này thì sẽ không còn hỏi như thế nữa.
    Lập luận của tác giả Phạm Việt Hưng rất chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện một tư duy lô-gich sắc bén và một đầu óc triết học sâu sắc. Tôi là một độc giả mới đọc bài này lần đầu tiên mà thấy hay quá . Tôi chịu luôn.
    Tác giả đã giải quyết dứt khoát niềm tin vào sự tồn tại của Thiên Chúa, một vấn đề mà người ta tranh cãi không dứt . Quả thật là những người ưa lý luận hay chất vấn “ai tạo ra Chúa ? ”. Tôi nghĩ từ nay trở đi câu hỏi này sẽ trở thành vô nghĩa, càng hỏi càng lộ rõ là thiếu kiến thức.
    Cảm ơn tác giả đã giải được một bài toán khó của triết học và thần học.
    Thiên Minh

    Thích

  3. 1) N. Paganini – Violin Concerto No. 1 (encore: Paganini Caprice)
    In Mo Yang (South Korea) – Giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Paganini lần thứ 54 tổ chức tại thành phố Genoa – Italia.

    2) N. Paganini – Violin Concerto No. 1
    Danh cầm Shlomo Mintz (Israel) biểu diễn trên cây đàn “Il Cannone” (Súng đại bác – do tiếng vang lớn của cây đàn) – Quà tặng của Paganini cho thành phố Genoa (Italia) thành phố quê hương ông – Bảo vật của thành phố Genoa.

    3) N. Paganini – Violin Concerto No. 1
    Violinist: Sarah Chang
    Conductor: Zubin Mehta
    Berliner Philharmonike

    Thích

  4. 1) Classical Guitar – Capricho Arabe, F. Tárrega, performed by Tatyana Ryzhkova

    2) “Capricho Arabe” played by Segovia

    3) Canon in D (Pachelbel) played by Per-Olov Kindgren

    4) J. S. Bach: Air (Classical guitar) – Per-Olov Kindgre

    5) J. S. Bach: Jesu, Joy of Man’s Desiring (from Cantata 147) – Per-Olov Kindgren

    Thích

  5. 1) Alon Goldstein performs Jesu, Joy of Man’s Desiring

    2) HAUSER – Jesu, Joy of Man’s Desiring

    3) Ave Maria – Gounod/Bach – Meditation – Violin

    4) Bach/Gounod – Ave Maria

    5) Ave María’ de Gounod interpretado por Ainhoa Arteta

    Thích

  6. Tản mạn về Định lý Bất toàn của Kurt Godel và các nhà thơ.

    1) Trong một bài thơ bao giờ cũng có một hàm lượng nhất định của tính logic và phi logic.
    Một bài thơ 100% logic thì đó là…văn xuôi: nó là một thông điệp đơn nghĩa.
    Một bài thơ 100% phi logic thì đó là…thơ siêu thực: hoặc nó chẳng biểu hiện cho cái gì hoặc biểu hiện cho… tất cả, tùy thuộc vào cảm nhận của người đọc.

    2) Những bài thơ hay dường như có hàm lượng phi logic cao, nó hợp lý một cách…vô lý.

    3) Bầu rượu – Túi thơ: Rượu là hóa chất có tác dụng làm giảm tính logic và tăng tính phi logic của bộ não, do đó nhiều nhà thơ đã sử dụng rượu trong quá trình sáng tác.
    Ngoài ra, rượu bia còn làm giảm phản xạ của con người, do đó đã uống rượu bia thì đừng lái xe, mà chỉ nên sáng tác…thơ (!).

    4) Nhiều (không phải tất cả) nhà toán học do bức xúc dưới cái “vòng kim cô” của Định lý Bất toàn thường tìm cách thoát khỏi nó và giải tỏa cảm xúc bằng cách sáng tác thơ (!), khi đó họ được đi từ miền logic của khoa học đến miền phi logic của nghệ thuật, nhân văn.

    Thích

  7. Pablo de Sarasate Gypsy Tunes 1878 violin Teo Gertler The Opening of The Nutcracker 2019
    Tình yêu cuộc sống của những người du mục Digan (Gypsy)

    Thích

  8. Em thấy cái định luật bất toàn này, định luật tương đối, định luật lượng tử…..tất cả đều có nét chung hơi giống nhau, đều nói đến mọi thứ không có gì tuyệt đối hoàn hảo, không có gì đúng tuyệt đối hay sai tuyệt đối, theo lượng tử thì mỗi hướng 1 cách nhìn, theo tương đối thì nó là tương đối, và theo bất toàn thì ý là không có gì hoàn mỹ – hoàn hảo và hoàn toàn cả. Liệu đây có phải 1 sự trùng hợp nào đó, tất cả dường như có 1 mối liên quan liên kết nào đó.

    Thích

  9. Tu sĩ Martino de Porres ở Peru, người có khả năng dịch chuyển, phân thân và chữa bệnh thần kỳ vào thế kỷ 17. Nhưng ít người biết tới, ngay chính người bên đạo có khi còn không tin. Không lẻ họ đòi giải thích logic hay vì ông đó da màu nên định kiến phải không thầy?
    Con tin vào những phép lạ của người tu sĩ hèn mọn này. Như Chúa đã mạc khải cho những người nhỏ bé và giấu nó với những kẻ tỏ mình khôn ngoan. Mong thầy có thể viết bài về ông Martino de Porres để mọi người hiểu thêm.

    Thích

Bình luận về bài viết này