Gödel Refuted Darwinism / Gödel bác bỏ Thuyết Darwin

Some evolutionists have been shocked when they see Darwinism is refuted by Gödel’s Theorem – a mathematical theorem that seems to have not any relation with evolutionary biology. This essay will explain why Gödel’s Theorem can be used as a philosophical argument to deny Darwinism.

Một số nhà tiến hóa đã bị sốc khi họ thấy học thuyết Darwin bị bác bỏ bởi Định lý Gödel – một định lý toán học dường như không liên quan gì đến sinh học tiến hóa. Tiểu luận này sẽ giải thích tại sao Định lý Gödel có thể được sử dụng như một luận cứ triết học để phủ nhận học thuyết Darwin.

Thưa độc giả,

Ngày 15/09/2020, độc giả Đạt Phùng đã bình luận bài báo “Probability of Life’s Spontaneous Generation / Xác suất để sự sống hình thành tự phát”[1] như sau:

“Câu chốt có đoạn: “trái với Định lý Gödel” là biết bác chưa hiểu gì về Định lý Gödel. Định lý Gödel chỉ dùng trong toán học thôi”.

Ngày 16/09/2020, tác giả PVHg trả lời bạn Đạt Phùng như sau:

Trả lời bạn Đạt Phùng,

Tôi định bỏ ý kiến của bạn vào thùng rác, nhưng chợt nhận thấy ý kiến của bạn có giá trị tích cực – nó để lộ một sự thật là nhiều người vẫn còn thiếu hiểu biết về ý nghĩa của Định lý Gödel nên đã phản ứng với lập luận cho rằng định lý này bác bỏ thuyết tiến hóa.

Vì thế tôi quyết định công bố ý kiến của bạn, và tìm cách giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn. Cụ thể:

1/ Bạn nói “Định lý Gödel chỉ dùng trong toán học thôi”, chứng tỏ bạn có trình độ hiểu biết kém – bạn thiếu thông tin khoa học về ý nghĩa của Định lý Gödel. Thưa bạn, nhiều sách báo đã giới thiệu tác động của Định lý Gödel đối với các lĩnh vực ngoài toán học, bạn nên tìm đọc, chẳng hạn:

– Cuốn “Từ xác định đến bất định”, của David Peat, bản dịch tiếng Việt của Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức 2011. Hãy đọc Chương 2: Định lý Gödel và tính bất toàn.

– Cuốn “Định lý Gödel – Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, của Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức 2019. Hãy đọc Chương 5: Lý thuyết Nguồn gốc sự sống dưới ánh sáng của Định lý Gödel.

2/ Bạn comment bài báo “Probability of Life’s Spontaneous Generation / Xác suất để sự sống hình thành tự phát” – một bài báo nói về sự bế tắc của thuyết tiến hóa trong tham vọng giải thích nguồn gốc sự sống – nhưng bạn không hề bình luận gì về sự bế tắc đó, tức là không bình luận gì về nội dung cốt lõi của bài báo. Điều này chứng tỏ bạn muốn bảo vệ thuyết tiến hóa nhưng không biết bảo vệ như thế nào. Vậy tôi sẽ giúp bạn bằng cách viết một bài báo giải thích tại sao Định lý Gödel lại bác bỏ Thuyết tiến hóa. Tôi sẽ chọn tiêu đề là:

GÖDEL BÁC BỎ DARWIN

Thực ra tôi đã viết về vấn đề này rồi, điển hình như Chương 5 trong cuốn “Định lý Gödel…” (đã dẫn ở trên). Nhưng vì có những người như bạn nên tôi thấy nên viết thêm một bài báo về vấn đề này cho rõ hơn, dễ hiểu hơn.

Thực tế, nhiều người tin vào thuyết tiến hóa thường bị shock khi thấy niềm tin của mình bị bác bỏ, nhất là khi bị bác bỏ bởi một định lý toán học tưởng như chẳng có liên hệ gì với thuyết tiến hóa cả. Phải chăng bạn nằm trong số những người đó?

Vậy bạn hãy chú ý đọc bài báo mới: “Gödel bác bỏ Darwin”.

PVHg

Ngày 19/09/2020 độc giả Thu Nhạn lên tiếng:

Để tôi nói với các bạn một số vấn đề liên quan đến Định lý Bất toàn:

1. Theo tôi thì Định lý Bất toàn của Goedel có tầm vóc lớn hơn Thuyết tương đối (Hẹp và Rộng) của Einstein và Nguyên lý bất định của Heidelberg (trong Cơ học lượng tử) rất nhiều vì nó liên quan tới NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI.

Tôi tự hỏi: trên thế giới có bao nhiêu người hiểu sâu sắc về Thuyết tương đối hẹp (năm 1905) và Thuyết tương đối rộng (năm 1916)?

Còn về Cơ học lượng tử (khoảng những năm 1920) thì tôi không đặt câu hỏi tương tự mà chỉ xin trích dẫn lời của R. Feynman (Giải Nobel Vật lý): chẳng ai có thể hiểu được Cơ học lượng tử.

Tình hình đối với Định lý Bất toàn không đến nỗi bi đát như vậy nhưng có thể khẳng định: Hiểu sâu sắc Định lý Bất toàn và các hệ quả của nó là rất khó khăn với hầu hết mọi người, ngay cả với các nhà toán học chuyên nghiệp.

Vậy các bạn phải bình tĩnh mà nghiên cứu, mà tìm hiểu.

Có thể cuối cùng bạn không hiểu gì cả thì đó cũng là điều bình thường.

Nhưng hãy tin tôi: việc bạn nghe nói tới Thuyết tương đối của Einstein, Nguyên lý Bất định của Heisenberg, thang xoắn kép ADN, Định lý bất toàn của Goedel…cũng đã là một điều hạnh phúc nơi bạn rồi.

2. Định lý Goedel liên quan tới toàn bộ NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI.

Mà nhận thức của con người không chỉ bó gọn trong lĩnh vực Toán học, mà nó liên quan tới tất cả các lĩnh vực khác: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chính trị, triết học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật…

Ánh sáng của Định lý Bất toàn soi rọi tới TÂT CẢ các lĩnh vực nhận thức của con người.

Nên nhớ như vậy.

Có lẽ khi tìm ra Định lý Bất toàn (năm 1931) Goedel cũng không hình dung ra được tầm vóc và tác động của Định lý tới cuộc sống của loài người lại lớn lao đến như vậy.

3. Hãy gõ cửa rồi cửa sẽ mở

Trong quá trình trao đổi với độc giả, PVHg’s Home được biết TS Thu Nhạn là một chuyên viên thẩm định giáo dục quốc tế. Ý kiến của TS Thu Nhạn thể hiện một hiểu biết sâu sắc về Định lý Gödel, cho thấy định lý này có tác động và ảnh hưởng rộng khắp trên mọi lĩnh vực nhận thức, chứ không chỉ áp dụng trong toán học, như bạn Đạt Phùng nói. Nói cách khác, bạn Đạt Phùng không hiểu điều chính bạn nói ra. Để giúp bạn Đạt Phùng và những người có quan điểm tương tự thấy rõ sự thật, tiểu luận hôm nay, “Gödel Refuted Darwinism / Gödel bác bỏ Thuyết Darwin”, sẽ chỉ ra rằng:

  • Theo Định lý Gödel, mọi lý thuyết về nguồn gốc đều bất khả thi. Đây là nội dung cơ bản của tiểu luận này.
  • Do đó Lý thuyết nguồn gốc sự sống của Thuyết tiến hóa là bất khả thi. Nói cách khác, Thuyết tiến hóa đã, đang và sẽ thất bại trong tham vọng chứng minh nguồn gốc sự sống.  

Mọi lý thuyết về nguồn gốc đều bất khả thi

Theo Định lý Gödel, mọi hệ logic không thể tự chứng minh hệ tiên đề của nó[2].

Hệ tiên đề của một lý thuyết chính là nguồn gốc của lý thuyết đó. Do đó, theo Định lý Gödel, mọi lý thuyết không thể tự chứng minh nguồn gốc của mình.

Vấn đề nguồn gốc không thể chứng minh bằng khoa học, mà chỉ có thể tiếp cận bằng triết học dựa trên trực giác!

Đó là một kết luận chắc chắn, áp dụng cho bất kỳ một lĩnh vực nhận thức nào, từ toán học cho tới vật lý học, vũ trụ học, và sinh học. Vì không hiểu điều này nên nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã thất bại ê chề trong việc tìm kiếm và chứng minh các lý thuyết về nguồn gốc.

Thực ra, các lý thuyết về nguồn gốc thể hiện khát vọng, tham vọng hiểu biết đến tận cùng của con người. Nhưng Định lý Gödel chỉ ra rằng khát vọng ấy, tham vọng ấy là KHÔNG TƯỞNG, vượt quá khả năng của khoa học.

Người đầu tiên có tư tưởng đó không phải là Kurt Gödel, tác giả của Định lý Bất toàn, mà là Blaise Pascal, một trong những nhà hiền triết lỗi lạc nhất mọi thời đại.  

Thật vậy, ngay từ thế kỷ 17, trong tác phẩm “Về tinh thần hình học và nghệ thuật thuyết phục” (De l’esprit géométrique et de l’art de persuader), Pascal đã chỉ ra rằng:

  • Toán học dù chặt chẽ đến mấy nhưng rốt cuộc vẫn phải dựa trên một hệ thống các niềm tin ban đầu – đó là hệ tiên đề.
  • Hệ tiên đề của toán học chỉ có thể xây dựng bằng trực giác chứ không thể chứng minh.
  • Muốn chứng minh hệ tiên đề, phải dựa vào những tiên đề mới. Do đó quy trình mở rộng hệ tiên đề sẽ tiếp tục với vô hạn, không có điểm kết thúc. Rốt cuộc, không thể tuyệt đối loại bỏ các niềm tin ban đầu ra khỏi toán học.  

Với những người thực sự thông minh và có trực giác nhạy bén, triết học toán học của Pascal là quá đủ để nhìn thấy sự thật. Nhưng với những “cỗ máy suy nghĩ” – những người tôn sùng chủ nghĩa duy lý tới mức cực đoan, tôn sùng toán học như một hệ thống nhận thức duy lý tuyệt đối chính xác, thì triết học của Pascal không đủ để họ tin. Cho tới đầu thế kỷ 20, họ vẫn lao vào tìm kiếm một hệ tiên đề tuyệt đối hoàn hảo cho toán học – một hệ tiên đề toán học vừa đầy đủ vừa nhất quán, không có chỗ để nghi ngờ, như thế mới có thể ăn ngon ngủ yên!

Những người ấy là ai?

Đó là “trường phái Hilbert”, bao gồm những nhà toán học giỏi nhất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 như David Hilbert, Gottlob Frege, Bertrand Russell, Alfred Whitehead….

Những người như thế không thể không đọc Pascal, nhưng họ không tin Pascal – họ tin rằng bằng một phương pháp nghiên cứu chính xác hơn, hình thức hơn, “sạch sẽ” hơn, gạt bỏ mọi yếu tố mập mờ ra khỏi hệ thống logic, các nhà toán học có thể khám phá ra một hệ tiên đề hoàn hảo cho toán học, tuyệt đối loại bỏ mọi niềm tin không thể kiểm chứng ra khỏi toán học.

Tóm lại, với trường phái Hilbert, toán học không có chỗ cho niềm tin!

Để chứng minh mình đúng, đích thân Hilbert đã lao vào xây dựng một hệ tiên đề cho Hình học Euclid, từng được mệnh danh là Hệ tiên đề Hilbert. Đồng thời ông cũng kêu gọi các nhà toán học hãy góp tay xây dựng một hệ tiên đề hoàn hảo cho số học. Đó là Bài toán số 2 trong nhiều bài toán Hilbert nêu lên trong Hội nghị Toán học Quốc tế tại Paris năm 1900. Kết quả ra sao?

Về Hệ tiên đề Hilbert, một hệ tiên đề từng được quảng cáo là một mẫu mực của phương pháp tiên đề, thực ra nó chẳng hoàn hảo như được quảng cáo. Để biết rõ vấn đề này, xin đọc bài “Hệ tiên đề Hilbert có hoàn hảo?”[3] của Phạm Việt Hưng trên tạp chí TIA SÁNG, số Tháng 08/2002.

Về Bài toán số 2, Định lý Gödel chỉ ra rằng không thể xây dựng được một hệ tiên đề hoàn hảo cho số học – một hệ tiên đề vừa đày đủ vừa nhất quán cho số học.

Tóm lại, chương trình Hilbert phá sản!

Mơ ước loại bỏ tuyệt đối niềm tin ra khỏi toán học là một mơ ước không tưởng. Đúng như Pascal đã khẳng định từ 4 thế kỷ trước: Toán học dù chặt chẽ đến mấy, rốt cuộc vẫn phải dựa trên một hệ thống các niềm tin ban đầu, được gọi là hệ tiên đề. Chỉ có một chỗ dựa duy nhất cho hệ tiên đề: TRỰC GIÁC! Đây, Pascal viết[4]:

Tất cả những chân lý này không thể chứng minh được; ấy thế mà chúng lại là nền tảng và nguyên lý của hình học”.

“…nếu khoa học này không xác định và chứng minh được mọi thứ thì lý do đơn giản là vì nó không thể”.

“…những nguyên lý đầu tiên này chỉ có thể nắm bắt được bằng trực giác, và rằng sự thật này khẳng định sự cần thiết phải nhờ cậy đến Chúa trong việc khám phá chân lý”.

Tóm lại, toán học không thể chứng minh hệ tiên đề của nó, tức “nguồn gốc” của nó. Toán học chỉ có thể dựa vào trực giác để thừa nhận hệ mệnh đề nguồn gốc của mình, đúng như Pascal đã nói. Nếu toán học là hệ logic chặt chẽ nhất mà còn phải thừa nhận sự thật đó thì lập tức suy ra rằng các hệ logic khác, vốn kém chặt chẽ so với toán học, càng phải thừa nhận sự thật đó. Nói cách khác, không có một lý thuyết khoa học nào có thể chứng minh được nguồn gốc của mình. Mọi nỗ lực chứng minh nguồn gốc đều bất khả thi, hoặc phá sản!

Vấn đề nguồn gốc vũ trụ

Lý thuyết Big Bang đã đẩy vũ trụ học tới giới hạn của nhận thức: đó là điểm ban đầu của vũ trụ, được gọi là “nguyên tử nguyên thủy” (primeval atom) hoặc điểm kỳ dị (singularity point). Theo lý thuyết này, vũ trụ ban đầu là một điểm siêu vật chất (một điểm tập trung vật chất với mật độ lớn ở mức không thể tưởng tượng được), rồi sau một vụ nổ lớn (big bang) nó nở ra rồi “tiến hóa” dần thành vũ trụ như ngày nay.

Nhiều người nói Lý thuyết Big Bang là lý thuyết về Nguồn gốc Vũ trụ, điều đó không đúng, vì lý thuyết này không hề giải thích nguồn gốc điểm ban đầu của vũ trụ. Nó chỉ mô tả lịch sử của vũ trụ kể từ điểm ban đầu đó về sau mà thôi.

Một số người khác lại nói Lý thuyết Big Bang có mầu sắc tôn giáo, vì nó ủng hộ quan điểm Sáng Thế của Kinh Thánh. Chính Albert Einstein lúc đầu đã có ý nghĩ này, vì thế ông tỏ ra không thích Lý thuyết Big Bang. Nhưng sau những lần gặp gỡ trao đổi với Georges Lemaître, vị linh mục công giáo người Bỉ đã nêu lên và chứng minh Lý thuyết Big Bang, Einstein đã dần dần thay đổi quan điểm và cuối cùng tỏ ra thích thú lý thuyết này. Lemaître đã thuyết phục được Einstein rằng lý thuyết của ông hoàn toàn là một lý thuyết khoa học chính xác không thể chối cãi. Để biết rõ lịch sử của Lý thuyết Big Bang và những khái niệm cơ bản của vũ trụ học hiện đại, xin đọc câu chuyện “BÀI TOÁN NGUỒN GỐC VŨ TRỤ”, trong cuốn “Định lý Gödel: Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, của Phạm Việt Hưng, NXB tri Thức, 2019, trang 139.

Mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều ý kiến phê phán thậm chí bác bỏ Lý thuyết Big Bang, nhưng khốn thay, có nhiều lý do để lý thuyết này vẫn đứng vững:

  • Rất khó bác bỏ những lập luận toán học chính xác của Lý thuyết Big Bang. Cụ thể: Việc giải phương trình trường trong Thuyết tương đối tổng quát của Einstein rút ra những nghiệm tương ứng với một vũ trụ giãn nở.
  • Quan sát thiên văn của Edwin Hubble cho thấy quả thật vũ trụ giãn nở.  
  • Tính toán của Stephen Hawking và Roger Penrose trong những năm 1968-1970 cũng đi đến kết luận khẳng định rằng sự khởi đầu của vũ trụ là không thể tránh được.
  • Quan điểm cho rằng vũ trụ có khởi đầu và có quá trình phát triển phù hợp với Định luật 2 của Nhiệt động lực học, và phù hợp với quan sát thiên văn hiện đại.
  • Quan sát thiên văn hiện đại của Saul Perlmutter (đoạt Giải Nobel vật lý năm 2011) cho thấy vũ trụ không chỉ giãn nở, mà thậm chí giãn nở gia tốc.
  • Vũ trụ học hiện đại cũng phát hiện được những vi sóng phát đi từ vụ nổ lớn từ thủa sơ sinh của vũ trụ, xác nhận tiên đoán của Lý thuyết Big Bang.
  • Cho đến nay vẫn không có một lý thuyết vũ trụ học nào tốt hơn Lý thuyết Big Bang.

Với chừng ấy lý do, Lý thuyết Big Bang vẫn được coi là lý thuyết vũ trụ học đáng tin cậy nhất của khoa học hiện đại. Thậm chí, nhờ những tiên đoán chính xác của Lý thuyết Big Bang, thời đại ngày nay được mô tả là “Thế kỷ vàng của Vũ trụ học” (The Gold Age of Cosmology), và Lý thuyết Big Bang được Murray Gell-Mann, nhà vật lý đoạt Giải Nobel năm 1969, ca ngợi là “một cuộc phiêu lưu bền bỉ và vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại nhằm hiểu biết vũ trụ vận hành ra sao và từ đâu tới”.

Nhưng Lý thuyết Big Bang nêu lên một thách đố: Nguồn gốc điểm ban đầu của Vũ Trụ và ai đã tạo ra Vụ Nổ Lớn?

Mọi ý đồ trả lời câu hỏi này đều dẫn tới chuyện hoang đường hoặc bế tắc. Hoang đường nhất là Lý thuyết Đa Vũ Trụ (Multiverse) – hoang đường đến nỗi chính những nhà khoa học trung thành nhất với chủ nghĩa tự nhiên cũng phải lên tiếng bác bỏ.

Câu hỏi thách đố ấy đã chia rẽ giới khoa học thành 2 trường phái đối lập:

Trường phái sáng tạo (Creationism) thừa nhận rằng điểm ban đầu của vũ trụ là giới hạn của khoa học duy lý. Khoa học buộc phải dừng lại ở đây và thừa nhận rằng tồn tại một sức mạnh, một trí tuệ siêu việt đã sáng tạo ra điểm ban đầu đó và tạo ra Vụ Nổ Lớn đó. Đại diện cho trường phái này là Robert Jastrow, một nhà thiên văn vũ trụ học hàng đầu của NASA, nổi tiếng với tuyên bố:

Đối với nhà khoa học sống bằng niềm tin vào lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như một giấc mơ buồn. Anh ta đã leo lên ngọn núi vô minh; sắp chinh phục được đỉnh cao nhất; nhưng khi trèo lên tảng đá cuối cùng, anh ta lại được chào đón bởi một nhóm các nhà thần học đã ngồi ở đó từ hàng thế kỷ nay” (For the scientist who has lived by his faith in the power of reason, the story ends like a bad dream. He has scaled the mountains of ignorance, he is about to conquer the highest peak; as he pulls himself over the final rock, he is greeted by a band of theologians who have been sitting there for centuries)[5].

Trường phái duy lý (rationalism) không chịu thừa nhận điểm ban đầu của vũ trụ là giới hạn của nhận thức khoa học. Họ muốn tìm ra nguyên nhân của điểm ban đầu, tức là nguồn gốc của vũ trụ. Để thoát khỏi cái bẫy do chính khoa học đặt ra – điểm ban đầu của vũ trụ – họ bắt đầu SÁNG TÁC RA CÁC GIẢ THUYẾT MỚI. Như đã nói ở trên, giả thuyết về Đa Vũ Trụ là kỳ quái nhất.

Stephen Hawking cũng rất hăng hái bảo vệ chủ nghĩa duy lý trước “bước đường cùng” do Lý thuyết Big Bang đẩy tới.

Thật vậy, trong cuốn “Thiết kế Lớn” (Grand Design), ông lớn tiếng nói: “Vì có một định luật như luật hấp dẫn, vũ trụ có thể và sẽ tự tạo ra nó từ hư không”. 

Đây là một bước thụt lùi vĩ đại của Hawking, bởi chính ông, trong một bài giảng năm 2002 nhan đề “Gödel và sự kết thúc của vật lý” đã nói rằng[6]:

Định lý Gödel có quan hệ như thế nào với vấn đề xây dựng lý thuyết về vũ trụ trong phạm vi một số hữu hạn các nguyên lý? Có một liên hệ rất rõ ràng. Theo triết học thực chứng của khoa học, một lý thuyết vật lý là một mô hình toán học. Vì vậy, nếu có những kết quả toán học không thể chứng minh được thì cũng có những bài toán vật lý không thể dự đoán được”.

Nhưng chúng ta không phải là thiên thần nhìn vũ trụ từ bên ngoài. Thay vào đó, cả chúng ta lẫn các mô hình của chúng ta đều là một bộ phận của vũ trụ mà chúng ta đang mô tả. Như vậy, một lý thuyết vật lý là một hệ tự quy chiếu, như trong định lý của Gödel. Do đó người ta có thể cho rằng nó hoặc không nhất quán hoặc không đầy đủ. Cho đến nay, các lý thuyết hiện có vừa không nhất quán vừa không đầy đủ”.

Với 2 phát biểu trên, có thể kết luận:

  • Vấn đề nguồn gốc vũ trụ chính là một bài toán vật lý không thể trả lời được.
  • Theo Định lý Gödel, muốn giải thích nguồn gốc vũ trụ, chúng ta phải đi ra bên ngoài vũ trụ. Nhưng đúng như Hawking nói, chúng ta không phải là các thiên thần để bay ra bên ngoài vũ trụ, và do đó sẽ không bao giờ có thể giải thích được nguồn gốc vũ trụ.

Ấy thế mà sau 8 năm (kể từ 2002 khi ông có bài giảng “Gödel và sự kết thúc của vật lý đến năm 2010 khi ông xuất bản tác phẩm cuối cùng, The Grand Design), Hawking lại tuyên bố trái ngược với chính ông, rằng “Vũ trụ có thể và sẽ tự tạo ra nó từ hư không”.

Tóm lại, Hawking muốn nói thế nào cũng được. Rốt cuộc, ông đã tự mình mâu thuẫn với mình. John Lennox, Giáo sư toán học tại Đại học Oxford đã mạnh mẽ chỉ ra tính phi logic trong các lập luận của Hawking, rồi kết luận:

“Sự vô nghĩa vẫn là vô nghĩa ngay cả khi nó được nói ra từ những nhà khoa học nổi tiếng thế giới”[7].

Những người mắc bệnh sùng bái Hawking có thể rất khó chịu với John Lennox, nhưng nếu bình tâm sẽ thấy Hawking thực chất đã dẫm lại vết xe đổ của David Hilbert – vết xe của chủ nghĩa duy lý muốn dùng lý lẽ để giải thích mọi thứ.

Nếu Hilbert muốn dùng toán học để giải thích mọi thứ của toán học thì Hawking muốn dùng vật lý để giải thích mọi thứ của vật lý, trái với tinh thần của chính ông thể hiện trong bài giảng “Gödel và sự kết thúc của vật lý”. Nói cách khác, Hawking tuy đã thừa nhận Định lý Gödel, nhưng mức độ thấm nhuần chưa đủ để hiểu ý nghĩa triết học sâu xa của định lý toán học vĩ đại này, và càng không hiểu triết học thâm thúy cuả Blaise Pascal mấy trăm năm trước, nói rằng:

“Bước cuối cùng của lý lẽ là nhận ra rằng có vô số thứ ở bên kia tầm với của lý lẽ. Lý lẽ còn non yếu lắm nếu nó không đạt tới bước cuối cùng đó” (La dernière démarche de la raison est de reconnaître qu’il y a une infinité de choses qui la surpassent. Elle est bien faible si elle ne va pas jusque là)[8].

Vấn đề Nguồn gốc Sự Sống

Toàn bộ câu chuyện nói trên cho thấy mọi lý thuyết về nguồn gốc đều là những giấc mơ không tưởng. Đó là một hệ quả triết học của Định lý Gödel. Thuyết Tự Sinh (Abiogenesis) là một lý thuyết về nguồn gốc sự sống. Vậy Thuyết tự sinh là không tưởng.

Thuyết Tự Sinh có rất nhiều dị bản với nhiều tên gọi khác nhau, như:

● Học thuyết “sự sống hình thành tự phát”, thường được viết ngắn gọn trong tiếng Anh là “Spontaneous Generation”, do nhà đại hiền triết Cổ Hy-lạp Aristotle nêu lên từ thế kỷ 4 TCN.

● Giả thuyết của Darwin về “cái ao nhỏ ấm áp” (Darwin’s warm little pond hypothesis), do Charles Darwin nêu lên trong một bức thư viết ngày 01/02/1871 gửi cho một người bạn của ông là Hooker.

● Lý thuyết “nồi súp nguyên thủy” (primordial soup) hoặc “nồi súp tiền sinh thái” (pre-biotic) của Oparin-Haldane khoảng những năm 1920

● Thuyết “tiến hóa hóa học” (Chemical Evolution), tên gọi này xuất hiện gần đây

● Giả thuyết “Thế giới RNA” …

Và còn nhiều tên gọi khác nữa. Một người ít quan tâm tới sinh học tiến hóa có thể sẽ giật minh kinh hãi khi tiếp xúc với những tên gọi rắc rối có vẻ khoa học đó, nhưng sẽ thở phào và “ồ lên một tiếng” khi biết tất cả những thuật ngữ kêu loảng xoảng đó hóa ra đều có chung một tư tưởng cốt lõi, rằng SỰ SỐNG ĐẦU TIÊN ĐÃ RA ĐỜI MỘT CÁCH NGẪU NHIÊN TỪ VẬT CHẤT KHÔNG SỐNG!

Vì thế, tất cả các giả thuyết nói trên đều nằm trong một học thuyết có tên gọi chung là THUYẾT TỰ SINH, hoặc THUYẾT PHI TẠO SINH (ABIOGENESIS). Đây chính là lý thuyết về nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa, một trong những bộ phận quan trọng nhất và cũng là một trong những chỗ yếu nhất của thuyết tiến hóa Darwin.

Như chúng ta đã biết, mọi lý thuyết về nguồn gốc đều chỉ là một giấc mơ không tưởng, do đó lý thuyết về nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa Darwin cũng là một giả thuyết không tưởng. Kết luận này được củng cố vững chắc khi mổ xẻ Thuyết Tự Sinh bằng con dao của chính khoa học. Thật vậy, Thuyết Tự Sinh vi phạm một loạt các định luật cơ bản của tự nhiên, hoặc lâm vào bế tắc trước nhiều câu hỏi thách đố của tự nhiên. Cụ thể:

  1. Thuyết Tự Sinh vi phạm Định luật Tạo Sinh (The Law of Biogenesis) – một định luật cơ bản của sự sống do Louis Pasteur khám phá năm 1864.
  2. Thuyết Tự Sinh bế tắc trước Định luật Bất Đối Xứng của Sự Sống, được gọi tắt là Pasteurian Law[9] – một định luật cơ bản của sự sống do Louis Pasteur khám phá năm 1848.
  3. Thuyết Tự Sinh bị toán học xác suất bác bỏ.
  4. Thuyết Tự Sinh bế tắc trước câu hỏi về nguồn mã DNA – “nguồn gốc thông tin của sự sống là gì?”. Toàn bộ thế giới sinh học đều thừa nhận rằng đây là câu hỏi thách thức thuyết tiến hóa và đưa học thuyết này tới chỗ hoàn toàn bế tắc.
  5. Thuyết Tự Sinh trái với Định luật 2 của Nhiệt động lực học (Định luật Entropy).
  6. Thuyết Tự Sinh bế tắc trước Nghịch lý Con gà và Quả trứng.

Tất cả 6 nhận định trên đều đã được phân tích chi tiết trong cuốn “Định lý Gödel: Nền tảng của Khoa học Nhận thức hiện đại”, Chương 5: Lý thuyết Nguồn gốc sự sống dưới ánh sáng của Định lý Gödel, trang 231.

Kết luận

1/ Một trong những hệ quả triết học quan trọng nhất của Định lý Gödel là: Mọi lý thuyết về nguồn gốc đều bất khả thi

2/ Lý thuyết về nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa là bất khả thi. Kết luận này vừa là hệ quả của Định lý Gödel, vừa là kết quả của việc mổ xẻ Thuyết tự Sinh của Thuyết tiến hóa bằng con dao phẫu thuật của khoa học.

3/ Chính Kurt Gödel, tác giả của Định lý Bất toàn, cũng trực tiếp bác bỏ Thuyết tiến hóa Darwin. Sự thật này đã được nói rõ trong nhiều tài liệu khác nhau, đặc biệt trong cuốn “Incompleteness: The Proof and Paradox of Kurt Gödel (Great Discoveries)” [Tính Bất Toàn: Chứng minh và Nghịch lý của Kurt Gödel (Những khám phá vĩ đại)] của Rebecca Goldstein. Trong đó tác giả cho biết Gödel từng công khai nói rằng ông không tin vào thuyết tiến hóa.

4/ Những người thông minh và có bản lĩnh đều nhận thấy Thuyết tiến hóa là phi khoa học hoặc phản khoa học. Có vô số dẫn chứng cho nhận định này, nhưng chỉ xin nhắc lại một dẫn chứng tiêu biểu. Đó là nhận định của Lord Kelvin, một trong những tác giả của một trong những định luật tự nhiên quan trọng nhất là Định luật 2 của Nhiệt động lực học, tức Định luật Entropy. Kelvin thực sự là một nhà đại tiên tri khi ông tuyên bố một cách khẳng định từ cách đây hơn 100 năm: 

Tôi cần phải nói công khai rằng sự khởi đầu và sự duy trì sự sống trên trái đất hoàn toàn vượt quá phạm vi của mọi phỏng đoán hợp lý trong khoa học động lực. Đóng góp duy nhất của khoa học động lực cho sinh học lý thuyết là sự phủ định tuyệt đối về sự khởi đầu tự động hoặc sự duy trì tự động của sự sống

PVHg, Sydney 22/09/2020


[1] https://viethungpham.com/2016/02/06/probability-of-lifes-spontaneous-generation-xac-suat-de-su-song-hinh-thanh-tu-phat/#comment-13508

[2] Định lý 2 của Định lý Bất toàn, do Kurt Gödel khám phá năm 1931. Xem “Định lý Gödel – Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, Phạm Việt Hưng, NXB tri Thức, 2019, trang 80.

[3] Về Hệ Tiên đề Hilbert (On Hilbert’s Set of Axioms) https://viethungpham.com/2013/12/16/ve-he%CC%A3-tien-de-hilbert-on-hilberts-set-of-axioms/

[4] “Định lý Gödel: Nền tảng của khoa học nhận thức hiện đại”, Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức, 2018, trang 40: BLAISE PASCAL.

[5] https://www.goodreads.com/author/quotes/87585.Robert_Jastrow

[6] “Định lý Gödel: Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, trang 130

[7] “Định lý Gödel: Nền tảng Khoa học Nhận thức Hiện đại”, trang 156.

[8] https://dicocitations.lemonde.fr/citations/citation-136022.php

[9] http://www.whonamedit.com/synd.cfm/3617.html

12 thoughts on “Gödel Refuted Darwinism / Gödel bác bỏ Thuyết Darwin

  1. Nói về nhận thức tức là nói về một hoạt động với hai ngôi rõ rệt,và như vậy thì định lý Gödel giới hạn hoạt động này là có thể.Nhưng nói về sự hiểu biết thì chưa chắc. Định lý Gödel chỉ giới hạn đối với một phương pháp nhận thức nào đó thôi, còn nói nó giới hạn sự hiểu biết thì chưa chắc . Chẳng hạn nó có giới hạn việc “tu thiền” không?.

    Thích

    • “tu thiền?” Giới hạn của tu thiền như lời bạn hỏi, vậy mình hỏi lại tu thiền tu được tới đâu rồi bạn? Còn tu mà thay đổi thế giới quan hay “khám phá vũ trụ” thì mình xin lỗi hơi khiếm nhã khi nói là nói láo và đánh tráo các sự vật với nhau. Phật giáo tự nhận mình là “tôn giáo thông minh, tôn giáo của khoa học…”, Theo tài liệu và bằng chứng lịch sử thì chưa có ông sư nào có cống hiến vĩ đại cho khoa học, còn cái các bạn “phật giáo” lấy ra để tự nhận là tôn giáo khoa học thì chỉ đơn giản là ủng hộ thuyết tiến hóa, sau đó vẽ vời ra đủ thứ nào là “2 người Pháp và Anh đầu tiên chứng minh được trái Đất hình tròn là nhờ lãnh ngộ được bản chất không không của Phật giáo” trong khi đó 1 trong 2 người đó lại là mục sư nữa chứ. Một người mà ngồi thiền và chỉ tu thiền mà lãnh ngộ, khám phá được cái gọi là chân lý vũ trụ thì….. Dân Do Thái không được công nhận là dân tộc thông minh nhất thế giới rồi. Ngồi một chỗ lẩm bẩm vai quyển sách mà lãnh ngộ được “chân lý vũ trụ” thì chỉ có nói láo và tự khen mới dám nói thôi bạn ak.

      Thích

  2. Chào thân ái bác Hưng.
    Đầu thư cháu chúc bác mạnh khỏe, mãi giữ ngọn lửa trong mình để cháu có
    thêm nhiều bài viết và kiến thức bổ ích bác nhé.
    Công việc hằng ngày cứ thế cuốn đi nên cũng đã lâu rồi cháu không theo dõi
    các bài viết của bác thường xuyên được. Hôm nay đây ngồi làm việc ở nhà
    cháu lại có hứng nghe nhạc, cháu mở ngẫu nhiên vậy thôi không ngờ lại được
    bản nhạc mình yêu thích, đó là bản nhạc nền trong phim LIFE OF PI. Thế rồi
    cứ theo dòng suy tưởng cháu lại nhớ ra có lần đã đọc hay xem một video của
    bác có nói về tác phẩm này. Vì thế cháu viết thư vừa chúc sức khỏe bác vừa
    muốn chia sẻ bản nhạc nền này.
    https://www.youtube.com/watch?v=m-53OChgtaA đây bác nhé. Hi vọng bác sẽ
    thích.

    Vào Th 4, 23 thg 9, 2020 vào lúc 16:04 PhamVietHung’s Home đã viết:

    > Phạm Việt Hưng posted: ” Some evolutionists have been shocked when they
    > see Darwinism is refuted by Gödel’s Theorem – a mathematical theorem that
    > seems to have not any relation with evolutionary biology. This essay will
    > explain why Gödel’s Theorem can be used as a philosophical ”
    >

    Thích

    • Cám ơn Thuan Ho rất nhiều vì comment và đặc biệt vì lời chúc sức khỏe. Cháu có thú đam mê thương thức văn hóa rất hay đấy.
      Cuốn phim LIFE OF PI quả thật có sức mê hoặc người xem vì những sự lạ, từ cảnh vật cho tới âm nhạc, có một cái gì đó kỳ ảo.
      Cháu đã đọc truyện của tác phẩm này chưa? Nếu chưa thì nhất thiết nên đọc nhé. Đối với bác thì đó là tác phẩm đáng đọc nhất trong thời buổi hiện nay.
      Chúc cháu mọi sự tốt đẹp nhé.
      PVHg

      Thích

    • Độc giả “Conchimnon” đúng là non nớt chẳng hiểu biết gì cả:
      Chúa là một Vị Thần Tối Cao, cháu đừng dại dột mà đặt câu hỏi lý sự về Chúa nhé.
      Cháu có biết Voltaire không? Cháu có biết John Lennon không? Hai vị này nói năng tỏ ra xấc xược với Chúa mà bị trả giá thế thảm đấy. Cháu có biết chuyện đó không?
      Đối với những người có Đức tin vào Chúa, việc đặt một câu hỏi lý sự về Chúa, chất vấn về Chúa … là một điều vô cùng dại dột và bất kính đấy cháu à.
      Dù cháu có Đức tin hay không, bác khuyên cháu nên biết kính sợ thần linh. Đối với những người có Đức tin, đó là tiêu chuẩn đầu tiên của trí khôn và đạo đức đấy.
      Bác Hưng

      Thích

  3. Gửi đến tác giả và độc giả của bài viết,
    Dù rằng bản thân con rất nhỏ tuổi so với bác, nhưng con mạn phép xưng tôi để nói lên suy nghĩ bản thân sau khi đọc qua những bài viết của bác, cách xưng này chỉ là để đưa ra quan điểm cá nhân một cách thẳng thắn mà thôi.
    Trước hết, các bài viết của bác về định lý bất toàn của Kurt Godel và thuyết tiến hóa thực sự đã đưa người đọc đến những kiến thức mới lạ, đồng thời nó cũng khiến mỗi chúng ta phải nhìn nhận lại cách thức tiếp cận vấn đề trong cuộc sống. Nhưng tôi cũng xin đưa ra vài ý kiến:
    1.Theo như các bài viết của bác, định lý bất toàn chỉ ra những giới hạn mà nhận thức con người không thể vượt qua, tức là chúng ta sẽ không thể nào hiểu hết thế giới này vì chúng ta là một phần của nó. Điều này đúng, nhưng như vậy thì chúng ta vẫn có quyền tò mò về cái chưa biết phải không, điển hình như việc chứng minh các tiên đề Ơ-clit, ta thấy rằng phải chấp nhận nó đúng thì mới giải quyết được các bài toán tiếp theo, nhưng khi tự hỏi liệu rằng các tiên đề có thực sự là tuyệt đối đúng???, đến đây, người ta đã thử bác bỏ nó và chấp nhận các tiên đề phủ định với nó là đúng thì lại nảy sinh một thứ hình học khác vẫn là đúng. Như vậy thì chẳng phải giới hạn cũng bị phá hay sao, phá bỏ giới hạn để đến một chân trời tri thức mới. Đến đây, tôi xin chốt lại, chân lý khoa học là vô tận, nếu khám phá ra cái này thì sẽ nảy sinh cái khác cần lý giải, nhiệm vụ của chúng ta là hiểu càng nhiều về thế giới càng tốt để phục vụ cho cuộc sống, chứ không nên bị giới hạn kìm hãm để rồi tự ngộ nhận là chúng ta không có khả năng hiểu về thế giới, tin vào Đấng tạo hóa là điều kiện cần khi làm khoa học nhưng chưa đủ, người sáng suốt không chỉ tin mà phải là người khám phá ra sự thật.
    *chú thích thêm: sự thật ở đây không phải là cái tận cùng của sự hiểu biết, Đấng tạo hóa mà tôi tin là một quy luật gì đó ngoài kia đã chi phối hoạt động của vũ trụ.
    2. Về thuyết tiến hóa của Darwin, gủi đến độc giả, nhiều người bác bỏ, nhiều người ủng hộ, là một người khi đọc lý thuyết này, tôi không chắc là bên nào hoàn toàn đúng, hoàn toàn sai, nếu các bạn chỉ đọc chỉ ở bên ủng hộ hoặc chỉ bên phản đối thì thường những người không làm khoa học như chúng ta sẽ cảm thấy cái mình đang đọc có vẻ đúng. Chúng ta nên đọc cả hai, rồi từ đó đưa ra cái nhìn của bản thân, hoặc là cũng không cần đưa ra ý kiến, cảm thấy mình đã có thêm một chút gì đó với khoa học là được rồi.
    3. Quan điểm cá nhân tôi về khoa học: thế giới này có thể ví von như một đường cong bất định trên mp Oxy, nếu ta chia nhỏ các đoạn và xấp xỉ nó thì sẽ được một quy luật xác định trên đó, nhưng khi có điểm gãy, cứ xem như đây là Đấng tạo hóa, thì bạn sẽ phải hiểu rằng đến đây quy luật trước đó không đúng, chúng ta sẽ phải xấp xỉ đoạn cong kế tiếp bằng một cách khác và sẽ ra một quy luật khác, các quy luật có thể liên quan hoặc chẳng liên quan bởi vì thể giới là một đường cong vô định, chia nhỏ nó thì ta mới tìm ra quy luật, đường cong này là vô tận, chúng ta không thể xấp xỉ vô cùng nhưng chắc chắn có thể xấp xỉ đoạn kế tiếp dẫu rằng khó khăn. Đến đây tôi muốn nói: giới hạn là cái mà chúng ta có thể vượt qua, dẫu rằng khó khăn còn phía trước, nhưng TRỰC GIÁC mách bảo rằng sẽ có cái gì đó ở ngoài kia, và chúng ta sẽ tìm được nhiều hơn trước đó đã từng.
    **Kurt Godel có thể sẽ làm bạn thực sự thích thú bởi vì những gì ông nói rất sâu sắc và đúng. Nhưng chúng ta phải là người tìm ra cái TIN của bản thân, các bạn có thể phủ nhận ông hoặc tin tưởng hoàn toàn vào ông, nhưng nên là tin vào cái gọi là TRỰC GIÁC bản thân, nó là thứ sẽ đưa bạn đến những thứ mới mẻ hơn là chỉ tin vào một người.
    ***Cuối cùng, chân lý không bao giờ có quy luật xác định.

    Thích

    • Bài viết như một thầy giáo giàu kinh nghiệm, lời văn thật châu chuốt, trong thế giới khoa học hiện đại khi trí tuệ con người bước tới một bước, mấy thông minh đã bước tới hàng vạn bước rồi. Cho nên siêu mấy móc sẽ là một cây cầu tương lai đầy hứa hẹn nối liền 2 bờ viễn tiến giữa chân không. Cái định của bất toàn của Goddad suy cho cùng vẫn là một tiên đề còn nóng hổi, có thể trong tiềm thức của cái định luật này còn ẩn chứa nhiều điều chưa được khai quát, nhưng cũng là một bước tiến căn bản cho những ai có tài năng xuất chúng sau này khai phá một cách sâu xa hiện đại hơn. Cái lý thuyết của Darwins cũng có lý chớ không, đưa trí tuệ con người tới hiểu biết cân đối từ nguyên thủy tới tiến hóa, nhưng vô tình dấy lên nỗi lo sợ, hoài nghi về các định luật bất cân xứng này nọ. Vì thế một bên quy Ngài Darwins là người vô thần. Nếu như vào thời của Ngài Gallieo chắc ông ta đã bị quy y sớm rồi. Tóm lại nếu trí tuệ và khoa học máy móc có hiểu biết đến tột cùng nào cũng bước qua một sự kiện khác thôi. Cái hay là ở chỗ đó!

      Thích

    • Gửi đến bạn “thích…..”
      Ngay từ cái đầu tiên bạn đã sai và sai cực kỳ trầm trọng, có thể nhiều người khi đọc sẽ cảm thấy đúng vì thấy khoa học quá bao la. Đồng ý với bạn rằng khoa học rộng lớn nhưng bạn mô tả khoa học là “vô tận” thì không, hi vọng bạn có thể hiểu được một điều rằng khoa học là môn nghiên cứu và phản ánh hiện thực của thế giới/ vũ trụ mà chúng ta đang sống, mình hỏi bạn thử là vũ trụ này còn có giới hạn thì lấy cớ gì mà bạn dám tuyên bố khoa học là vô hạn? Mọi thứ đều là hữu hạn, lấy ví dụ đơn giản cho dễ hiểu là bảng tuần hoàn hóa học, nếu không có kiến thức vật lý về lượng tử thì nhiều người sẽ nói rằng bảng tuần hoàn hóa học là vô hạn nhưng thực chất là không phải vậy, còn nhiều lắm thì số chất trong bảng đó mà ta chưa khám phá ra cũng không nhiều hơn một chữ số đâu vì liên kết và điện tích chỉ có thể chịu đựng được ở mức độ giới hạn nên nếu vượt quá thì sẽ phân rã tạo ra hạt tự do.
      Về thuyết tiến hóa thì ngay cả tới bây giờ nền sinh học vẫn không tạo ra nỗi một cấu trúc ADN từ chất vô cơ. Con người bế tắc khi giải thích nguồn gốc của sự sống cũng như là sự hình thành của vũ trụ. Thuyết tiến hóa nói sự sống hình thành bằng ngẫu nhiên nhưng tới bây giờ con người đã và đang cố tạo ra sự sống nhờ vào “trí tuệ” nhưng vẫn là số không thì làm sao mà ngẫu nhiên xảy ra được trừ một “trí tuệ” khác giỏi hơn con người?

      Thích

  4. Xin có một số ý kiến trao đổi sau:

    1. Isaac Newton có nói: những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước khi so với một đại dương mênh mông của những điều chưa biết.
    David Hilbert – một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỷ XX tuyên bố: Chúng ta sẽ biết, chúng ta phải biết. Câu chữ này cũng đã được ghi khắc trên bia mộ của ông ở thành phố Goettingen (Đức).
    Vào đầu thế kỷ XX D. Hilbert đã đề xuất một chương trình vĩ đai và đầy tham vọng: Tiên đề hóa toàn bộ Toán học dựa trên nền tảng của logic hình thức.
    Tò mò xem thử ý tưởng đó của Hilbert có khả thi hay không, Kurt Godel – vào năm 1931, một nhà toán học trẻ người Austria đã bất ngờ tìm ra Định lý Bất toàn. Định lý này khẳng định ý tưởng của Hilbert là bất khả thi, và rằng: Bất kỳ một hệ tiên đề (hữu hạn) nào, dù phức tạp và khổng lồ đến đâu, đều không thể vừa đảm bảo tính “đầy đủ” và tính “phi mâu thuẫn”.
    Lâu đài toán học có vẻ như được xây trên cát.
    Do đó tất cả các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…có dựa vào toán học có thể sẽ cũng rơi vào tình trạng “vừa không đầy đủ, vừa chứa chấp mâu thuẫn nội tại” (xem: Stephan Hawking: Sự kết thúc của Vật lý học – Trang mạng PVHg’ Home).

    2. Tình hình cũng diễn ra tương tự trong Cơ học lượng tử với Nguyên lý Bất đinh của Heidelberg: chúng ta không thể đồng thời vừa biết chính xác vị trí và vận tốc của một hạt. Càng đo đạc chính xác vị trí một hạt bao nhiêu thì chúng ta càng đo đạc kém chính xác vận tốc của nó bấy nhiêu, và ngược lại.

    3. Cũng có thể cái gọi là “Logic toán học” do trí óc con người nghĩ ra cũng có những mâu thuẫn. Vũ trụ, các quy luật của vũ trụ và cuốc sống nhiều khi không diễn ra theo cái Logic đó.
    Khi điều này xảy ra (và nó đã xảy ra) thì con người sẽ được chứng kiến những điều “phi logic” không thể hiểu nổi.

    4. Sau gần 100 năm, ngày nay chúng ta bỗng sửng sốt khi nhận thấy rằng: Định lý Bất toàn có vô số các hệ quả, không chỉ trong toán học, mà trong tất cả các lĩnh vực nhận thức khác nhau của con người.
    Có thể kể ra đây một hệ quả đặc sắc của Đinh lý Bất toàn: ngoài những tri thức mà chúng ta “đã biết”, chúng ta “đang biết”, chúng ta “sẽ biết” thì còn vô số những tri thức chúng ta “KHÔNG THỂ BIẾT”.
    Nhưng đó lại là một điều may mắn: bởi tại thời điểm chúng ta biết hết tất cả mọi chuyện thì cũng là lúc tiếng chuông cảnh báo giờ cáo chung của loài người đã điểm.

    Thích

  5. Chào anh Hưng, tôi là Nguyễn Hữu Đổng (nguyenhuudong52@gmail.com), Sđt: 0983600506 có lần hội thảo cùng anh về vấn đề Thuyết Darwin (2019), tôi ủng hộ ý kiến anh; và tôi cố gắng viết bài về “Nguồn gốc sự sống”, mong anh đọc và cho ý kiến liệu có khoa học không? Để lý giải nguồn gốc sự sống chỉ có thể bằng triết học (như anh nói) như TRIẾT HỌC KHOA HỌC với cảm giác (giác quan thứ 6) và thức giác (giác quan thứ 7). Anh đọc thêm bài viết sau: https://vanhoavaphattrien.vn/triet-luan-ve-nguon-goc-su-song-a19773.html

    Thích

Bình luận về bài viết này