Hội thảo Nguồn gốc sự sống

Hội thảo trên chủ đề:

Abiogenesis in the Light of Gödel ’s Theorem – Thuyết Phi Tạo sinh dưới ánh sáng của Định lý Gödel  

ngày 14.05.2019 tại Liên hiệp các Hội KHKT Hà-nội, 67 Bà Triệu Hà-nội, đã diễn ra tốt đẹp. Video ở trên là nội dung chính trong Hội thảo, do diễn giả Phạm Việt Hưng trình bày. Video quay trực tiếp tại Hội thảo sẽ được công bố trong vài ngày tới. Xin trân trọng cảm ơn độc giả vì sự quan tâm.

12 thoughts on “Hội thảo Nguồn gốc sự sống

    • CMCN là gì thì anh nên đọc lại lịch sử. Không nên vì một câu hỏi, nếu là của trẻ con, thì là lười đọc lịch sử nhưng lại ra vẻ ham hiểu biết; nếu là của người đã lớn, thì lại có vẻ chỉ muốn khiêu khích anh Hưng không đúng chỗ, mà anh Hưng phải mất công trả lời.

      Thích

      • Bạn Nguyễn Bình ơi! Đây không phải là vấn đề lịch sử,cũng không phải là sự khiêu khích anh Hưng mà là câu hỏi có liên quan đến nguồn gốc của sự sống ở bài mà anh Hưng đang nói tới.Tôi nhận thấy có thể bắt đầu một thảo luận tốt về chủ đề này từ câu hỏi đó,ngoài ra không có ý gì khác.Tôi hoàn toàn tôn trọng anh Hưng,nhưng ẩn ý của câu hỏi có thể làm bạn nghĩ nhiều đến sự không lành mạnh của câu hỏi mà thôi.

        Thích

      • Chủ đề mà anh Hưng trình bày tại hội thảo thực ra là rất rộng lớn chứ không phải được bó hẹp trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào.Nó mang dáng dấp của một hội thảo với chủ đề về Triết học nhiều hơn là vấn đề về sinh học. Việc anh Hưng đưa vào chủ đề hội thảo với định lý Godel có lẽ là anh ấy hàm ý muốn dẫn dắt sự truy tìm nguồn gốc của sự sống bên ngoài hệ thống cấu trúc vật chất của nó theo cách hiểu truyền thống.Thành thử, ở một chuyên môn hẹp hơn,khi tôi đặt câu hỏi về CMCN dễ bị hiểu lầm là sự khiêu khích, vì vấn đề nguồn gốc sự sống và CMCN có vẻ chẳng liên quan gì với nhau.Nếu phải tìm định nghĩa CMCN bằng cách đọc lịch sử như bạn Nguyễn Bình gợi ý,chúng ta có thể hỏi Google.Nhưng chúng ta sẽ thất vọng, rằng ở đó chúng ta sẽ nhận được câu trả lời là CMCN không phải là sự vận động để chuyển trạng thái của nền CN từ,chẳng hạn là lần thứ nhất đến lần thứ tư.Mọi vận động của nền CN là biểu kiến vì nó chỉ loanh quanh trong hệ thống vật chất mà thôi.Nói một cách khác,hệ thống nền CN luôn ở trạng thái “tĩnh”,và nền CN phát triển đến một lúc nào đó sẽ “dừng”lại ở bên trong hệ thống chứa nó (nên nhớ một chiếc rừu đá của người nguyên thủy và một chiếc máy cắt gọt hiện đại đều có cấu trúc giống nhau khi chuyển qua giới hạn vật chất.Nghĩa là giữa chúng không có một thứ tự nào ở giới hạn này và nền CN, vì vậy bất động ở đó).Muốn thoát khỏi tình trạng này,nền CN phải đi ra bên ngoài hệ thống chứa nó,và đó là gợi ý của Godel mà anh Hưng đang giảng cho chúng ta.Chúng ta đang ở thời đại của cuộc CMCN lần thứ tư,những sản phẩm của thời đại này có cấu trúc và hoạt động như não bộ của con người.Rồi sẽ đến lúc chúng ta phải đặt câu hỏi:Cái gì mới thực sự là nguyên nhân của sự vận động của nền CN?.Theo Godel thì chúng ta phải đi ra bên ngoài hệ thống với cấu trúc vật chất của sản phẩm CN để tìm câu trả lời.Như vậy bên ngoài một cấu trúc vật chất thì có gì tốt hơn khi chúng ta nghĩ đó là ý thức của con người.Nhưng nếu việc đi ra bên ngoài một hệ thống là tuyến tính thì rồi sẽ đến lúc chúng ta phải đặt câu hỏi:Cái gì đã sinh ra ý thức của con người .v.v.Đến lúc đó chúng ta sẽ rời bỏ hệ thống của Darwin để đến một hệ thống khác tìm câu trả lời cho nguồn gốc của con người. Vậy thì câu hỏi mà tôi nêu ra với anh Hưng là để cùng thảo luận một chủ đề tương tự được anh Hưng đưa ra chứ không phải là sự khiêu khích.

        Thích

    • Cách mạng công nghiệp ko phải là sự tiến hoá của loài người , mà là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đi ngược lại với sự tiến bộ đấy là đạo đức con người bị suy đồi trầm trọng vì mọi người đều bị vật chất điều khiển ý thức

      Đã thích bởi 1 người

  1. Chào anh Hưng.
    Xin chúc mừng thành công của Hội thảo Nguồn gốc sự sống ngày 14/5. Tôi lại vừa thấy một bài nói rằng họ tạo được bộ mã của vi khuẩn, muốn đề nghị anh cùng xem và cho ý kiến. Có thể anh đã xem thì thông cảm vì tôi cũng chỉ muốn được anh cho ý kiến trước những vấn đề tương tự. Xin cảm ơn anh.
    https://news.zing.vn/buoc-ngoat-vi-dai-con-nguoi-da-lap-trinh-duoc-vi-khuan-post947048.html

    Thích

    • Dear anh Nguyễn Bình,
      Tôi đã đọc qua bài báo anh gửi. Tôi sẽ đọc kỹ hơn. Sơ bộ tôi nhận xét như sau:
      Tôi biết là anh đã “giật mình” với tiêu đề bài báo, vì tưởng rằng con người đã CHẾ TẠO ra DNA của vi khuẩn. Đó là sự hiểu lầm, do cách đưa tin của bài báo. Điều này cũng tương tự như Giải Nobel sinh hoá 2018 mà tôi đã có bài phê phán trên PVHg’s Home.
      Giới sinh hoá thường thổi phồng những thành tựu khoa học của họ và trong đó hàm chứa sự lường gạt.
      Theo tôi hiểu thì cái gọi là bộ mã nhân tạo của họ chỉ là sự can thiệp của con người vào bộ gene của một vi khuẩn, họ sửa chữa, thay đổi nó thành ra một bộ gene mới, chứ không phải họ chế tạo ra DNA từ vật chất vô sinh. Việc làm của họ nằm trong công nghệ biến đổi gene chứ không phải là chế tạo ra một bộ gene từ vật chất không sống.
      Vậy anh yên tâm nhé.
      Nếu họ chế tạo ra bộ mã nhân tạo từ vật chất vô sinh thì mặt trời sẽ không bao giờ mọc nữa!
      PVHg

      Thích

  2. Kính Giáo sư HưngPV

    Hôm rồi em có dành đc thời gian tham gia buổi hội thảo của GS. Trước đây cũng đc tham gia một vài buổi hội thảo về vấn đề này của GS. Em xin có một vài góp ý riêng với GS như sau: Với kiến thức rộng và sâu của GS, với những thông tin chính xác, có khoa học nên các buổi thuyết trình của GS có hiệu quả rất tốt đến người nghe. Tuy nhiên em thấy rằng số người dự thính lặp lại khá lớn (em thấy tính lặp lại là hơn 50% và đa phần là những thính giả nhiều tuổi) Em thấy rằng lớp trẻ bây giờ đều bị nhồi sọ về thuyết Darwin rất khủng khiếp và sự thay đổi nhận thức của họ mới hy vọng thay đổi nền giáo dục của nước ta.

    Do vậy nếu được xin GS hãy có những buổi thuyết giảng tại những địa điểm có nhiều bạn trẻ (đặc biệt là những bạn đang có tính đấu tranh cho công cuộc thay đổi của nền giáo dục nước nhà)

    Việc thay đổi nhận thức về Thuyết Darwin (sự sống bắt nguồn từ đối tượng vô tri) và Định luật “Sự sống chỉ có thể bắt nguồn từ sự sống” cần thay đổi nhận thức trong lớp trẻ nhiều hơn, qua đó thúc đẩy việc thay đổi giáo dục.

    Rất mong hội ngộ cùng GS HưngPV

    Thân ái Đức Thuận . Lee

    On Wed, May 15, 2019 at 3:23 PM PhamVietHung’s Home wrote:

    > Phạm Việt Hưng posted: ” > https://www.youtube.com/watch?v=–JIzbNgqws&feature=youtu.be Hội thảo > trên chủ đề: Abiogenesis in the Light of Gödel ’s Theorem – Thuyết Phi Tạo > sinh dưới ánh sáng của Định lý Gödel ngày 14.05.2019 tại Liên hiệp các > Hội KHKT Hà-nội” >

    Thích

  3. Con người có thể lý luận đủ kiểu để chứng minh sự sống có thể ra từ sự không sống. Nhưng có một thứ họ không bao giờ trả lời được đó là câu hỏi về mục đích hay ý nghĩa của sự sống.

    Nếu không có một lực tác động, hay một mệnh lệnh nào đó được thiết lập cho vũ trụ và mọi sinh vật phải nghe theo thì chẳng có lý do gì khiến cho các sinh vật đó phải cố gắng sống, cố gắng tồn tại trong cuộc đời.

    Tại sao phải sống tiếp, phải duy trì nòi giống, phải tìm kiếm cái gì đó tốt hơn, khi mà chúng ta chỉ là những chất hóa học được chuyển hóa bởi các tác động vật lý vô tri vô giác. Sống hay chết chẳng có gì khác nhau.

    Khoa học vô thần chỉ có thể trả lời được câu hỏi kiểu: cái gì?? (what) một cách ngụy biện nào đó. Nhưng khi vấp phải câu hỏi dạng: tại sao?? (why) thì họ bó tay. Vì ngay từ đầu họ đã loại bỏ Đấng Sáng Tạo thì họ không thể trả lời được điều đó.

    Thực tế vũ trụ này không hề tồn tại 1 cách vô tri, vô thức, các sinh vật sống khi bị dồn đến đường cùng đều có một sự phản kháng cực kỳ mãnh liệt để chống lại cái chết. Vì chúng nhận được mệnh lệnh. Phải sống, vì sự sống là một điều tốt lành.

    Giống như Kinh Thánh đã nói ngay những dòng đầu của sách Sáng Thế: “Chúa thấy tất cả những điều đó thật rất tốt lành “

    Thích

  4. Đây là một hội thảo rất giá trị.
    Tuy nhiên hội thảo kén người nghe.
    Để hiểu sâu sắc, người nghe phải có một open mind và các kiến thức vừa rộng vừa sâu trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.

    Thích

  5. Đây là một hội thảo rất giá trị.
    Tuy nhiên để hiểu sâu sắc hội thảo, thính giả cần có một open mind, dám từ bỏ những định kiến cũ để đón nhận những tri thức mới.

    Thích

  6. Pingback: Phạm Việt Hưng's Home - Lục Phong writing

Bình luận về bài viết này