Evolutionists’ Fear / Nỗi sợ hãi của giới tiến hóa

The asymmetry of living molecules is one of the unresolvable problems for evolution. Evolutionists feel uneasy with it and fear it. They have been trying for centuries to overcome it, but only failure and hopelessness they receive. Why? Because the asymmetry is a natural law of life that evolutionists don’t know why…

Tính bất đối xứng của sự sống là một trong những bài toán không có lời giải của thuyết tiến hóa. Giới tiến hóa khó chịu với nó và sợ nó. Trong nhiều thế kỷ họ đã cố gắng vượt qua thách đố đó, nhưng chỉ nhận được thất bại và vô vọng. Tại sao vậy? Vì tính bất đối xứng là một định luật tự nhiên của sự sống mà giới tiến hóa không biết tại sao…

Ngày 26/03/2018, bạn Khoa Nguyen (xin viết tắt là KN) có một bình luận về bài “The Universe is Asymmetric” / “Vũ trụ là bất đối xứng”. Ý kiến của bạn KN đã gây cảm hứng để tôi viết bài này, như một cuộc trao đổi khoa học và triết học, hy vọng làm sáng tỏ thêm những vấn đề khoa học và triết học xung quanh chủ đề này.

Để phân biệt ý kiến 2 bên trong cuộc trao đổi này, ý kiến của bạn KN sẽ được tô đậm mầu xanh, mở đầu bởi chữ KN kèm theo số thứ tự ý kiến mà bạn KN đã trình bày. Ý kiến của PVHg’s Home được viết bằng chữ thông thường.

KN 1.1) Bản chất vũ trụ là bất đối xứng. Cháu không hiểu chú rút ra điều này làm gì, vì từ trước tới giờ chưa từng có 1 lý thuyết nào hay định luật nào quy định vũ trụ phải là đối xứng.

Bạn KN nói không đúng. Trước đây khoa học từng nghĩ rằng vũ trụ là đối xứng. Cụ thể, trước khi Dương Chấn Ninh và Lý Chính Đạo (2 nhà vật lý Mỹ gốc Hoa) khám phá ra tính bất đối xứng trong thế giới lượng tử thì Lý thuyết Hạt Cơ bản được xây dựng  trên nền tảng đối xứng ─ thế giới lượng tử tuân thủ tính đối xứng. Vì thế, khám phá của Dương và Lý được coi là một khám phá gây chấn động, Giải Nobel vật lý 1957 được trao cho 2 nhà khoa học này được coi là một trong những Giải Nobel mang tính cách mạng.

Vả lại, dù trước đây khoa học không khẳng định vũ trụ đối xứng thì điều đó không có nghĩa là khoa học trước đây khẳng định vũ trụ bất đối xứng. Nói cách khác, tư tưởng cho rằng vũ trụ bất đối xứng không mặc nhiên mà có. Đó là kết quả nghiên cứu khoa học công phu của những nhà khoa học lớn, cần phải thông báo cho mọi người biết. Nếu nói như bạn KN thì khám phá của 2 nhà khoa học Dương và Lý cũng chẳng có gì đáng làm cho nhân loại phải sửng sốt ngạc nhiên. Từ đó có thể thấy lập luận của bạn KN không logic.

Khám phá của 2 nhà khoa học Dương và Lý năm 1957 đã xác nhận tiên đoán thiên tài của Louis Pasteur từ trước đó ngót một thế kỷ, rằng vũ trụ là bất đối xứng.

Tiên đoán của Pasteur dựa trên khám phá của chính ông về tính bất đối xứng của sự sống. Có thể nhiều nhà vật lý trong thế kỷ 20 không biết gì về tiên đoán của Pasteur nên họ mới bị chấn động mạnh khi chứng kiến khám phá của Dương và Lý. Nếu biết, có thể họ sẽ đỡ ngạc nhiên hơn, và chắc chắn họ sẽ nhắc đến Pasteur khi nói về khám phá của Dương và Lý. Nhưng dường như Pasteur bị quên lãng. Thực tế là rất nhiều người cho đến nay vẫn không biết gì về Định luật Bất đối xứng của sự sống do Pasteur khám phá năm 1848, mặc dù khám phá này được coi là đóng góp vĩ đại nhất của Pasteur cho khoa học (Wikipedia).

Một khám phá lớn như thế mà nhiều người còn không biết, huống chi tiên đoán của Pasteur về vũ trụ bất đối xứng sẽ còn bị quên lãng đến thế nào. Đó là một thiếu sót lớn trong lịch sử giáo dục và thông tin khoa học. Nếu bạn KN sớm biết rõ sự thật này thì bạn là người may mắn. Nhưng vì bạn hỏi tôi, “chú rút ra điều này làm gì”, tôi xin trả lời: Không phải tôi rút ra điều này, người rút ra điều này là Louis Pasteur, một đại ân nhân của nhân loại. Còn tôi, tôi chỉ góp phần mang sự thật này đến với mọi người ─ một sự thật ít người biết nhưng vô cùng quan trọng đối với nhận thức sinh học nói riêng và thế giới quan nói chung. Tại sao ít được biết đến? Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu, theo tôi, là vì sự thật này bác bỏ thuyết tiến hóa.

Thật vậy, tính bất đối xứng của vũ trụ và của sự sống có ý nghĩa đặc biệt trong việc chứng minh tính bất khả thi của thuyết tiến hóa. Nó là một trong những lập luận thuyết phục nhất để bác bỏ thuyết tiến hóa. Nếu bạn KN cần tìm hiểu thêm điều này, xin bạn tìm đọc những bài trong chuyên đề sau đây:

BIO-CHEMISTRY / Chủ đề Sinh-Hóa trên PVHg’s Home, trong đó, bạn sẽ thấy chính giới tiên hóa đã phải thú nhận rằng:

“Sự sống: Tất cả đều thuận tay trái, và chúng ta không biết tại sao” (Life: It is All Left-Handed, and We Don’t Know Why)[1]

Nếu không biết tại sao sự sống thuận tay trái thì làm sao có thể chế tạo ra sự sống từ vật chất không sống? Và như thế thì bao nhiêu công lao nghiên cứu tiến hóa hóa học để chứng minh lý thuyết Phi Tạo Sinh (Abiogenesis) sẽ đổ xuống sông xuống biển. Bằng chứng là hàng trăm thí nghiệm tiến hóa hóa học, kể từ thí nghiệm Urey-Miller năm 1953 đến nay, đều thất bại thảm hại, vì không sao tạo ra được acid amin chỉ thuận tay trái. Điều này đã rõ mười mươi rồi, chỉ có những nhà tiến hóa dại dột hoặc điên rồ mới cố tiếp tục theo đuổi con đường này.

Nếu những lý lẽ nói trên làm cho bạn KN không hứng thú thì nó lại giúp những người phản đối thuyết tiến hóa củng cố niềm tin của họ rằng “Darwin SAI” (Darwin was wrong), đúng như tuyên bố trên trang bìa của tạp chí New Scientist ngày 21/01/2009. Một vấn đề quan trọng như thế thì phải loan báo cho mọi người biết chứ, tại sao không?

KN 1.2) Mà ngược lại còn chỉ ra rằng vũ trụ có hình dạng của ngày hôm nay là nhờ bất đối xứng. Nếu không có những sự bất đối xứng rất nhỏ tại thời điểm Big Bang, vật chất sẽ được phân bố đều đặn tuyệt đối trong vũ trụ, sẽ không có thiên hà hay ngôi sao, hành tinh nào được hình thành, 1 vũ trụ đối xứng tuyệt đối là 1 vũ trụ chết.

Cám ơn bạn KN. Vô tình bạn đã cung cấp thêm những dữ liệu để chứng minh tiên đoán thiên tài của Pasteur rằng vũ trụ bất đối xứng. Tuy nhiên bạn cần biết rằng những kiến thức đó không tự trên trời rơi xuống, mà là kết quả trong một thời gian rất dài của lao động khoa học. Những điều bạn nói nằm trong lý thuyết nguồn gốc vũ trụ, khởi đầu là Lý thuyết Big Bang. Bản thân lý thuyết này ra đời không phải trong một ngày, mà kéo dài trong vài chục năm, kể từ khi George Lemaitre nêu lên lần đầu tiên cho tới khi bắt đầu tìm thấy những bằng chứng thực tế để có thể tin cậy (thực ra bằng chứng còn chưa đủ để mọi người tin tuyệt đối vào lý thuyết này). Vậy xin nhắc lại để bạn biết rằng kể từ sau khám phá của Dương và Lý năm 1957 khoa học mới bắt đầu thực sự nghĩ rằng vũ trụ bất đối xứng. Sự tìm kiếm bằng chứng để chứng minh vũ trụ bất đối xứng còn tiếp tục trong những năm gần đây, mà tôi đã trình bày trong bài viết “Vũ trụ là Bất Đối xứng”. Có lẽ bạn còn trẻ, lúc sinh ra thì khái niệm vũ trụ bất đối xứng đã tồn tại rồi, nên bạn coi là hiển nhiên, việc gì mà phải làm cho to chuyện. Vậy là bạn chưa có con mắt của người nghiên cứu khoa học theo lịch sử khoa học. Muốn đánh giá một tư tưởng, phải biết rõ lịch sử và nguyên nhân ra đời của nó. Thiếu kiến thức lịch sử khoa học, bạn sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của các công trình khoa học.

Nếu bạn không thấy tiên đoán của Louis Pasteur về vũ trụ bất đối xứng là một tiên đoán thiên tài thì thật đáng tiếc, vì như thế bạn không có con mắt lịch sử. Bạn sẽ không đánh giá được thiên tài của Pasteur. Chao ôi, những khám phá từ đời thượng cổ mà người ta vẫn phải nhắc đi nhắc lại nữa là tiên đoán của Pasteur ở thế kỷ 19. Chẳng hạn, những ai dám nói tôi đã hiểu hết ý nghĩa sâu xa của Định lý Pi-ta-go thì thú thật là tôi nghi ngờ người ấy. Định lý này vẫn xứng đáng để nói về nó một cách sâu sắc ngay trong ngày hôm nay trên bất cứ diễn đàn nào mà nó không hề cũ đâu bạn KN ơi.

Nếu bạn không bị chấn động cùng với các nhà vật lý năm 1957 khi chứng kiến khám phá của Dương và Lý thì bạn không có tinh thần khoa học thực sự. Những người có tâm hồn khoa học đích thực là những người biết RUNG ĐỘNG và TRÂN TRỌNG những khám phá khoa học, đặc biệt là những khám phá lớn. Khám phá của Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống là một khám phá vĩ đại! Tiên đoán của ông về tính bất đối xứng của vũ trụ là một tiên đoán thiên tài. Cần phải biết rung động và thán phục những khám phá ấy, ý thức được tầm quan trọng vô cùng lớn lao của nó đối với nhận thức khoa học và thế giới quan, như thế mới thực sự hiểu biết khoa học.

Nếu bạn không thấy Định luật Bất Đối xứng của sự sống tự động bác bỏ thuyết tiến hóa thì bạn chưa hiểu sự thật của thuyết tiến hóa. Nếu bạn là môn đệ trung thành của thuyết tiến hóa đến mức không muốn nhắc đến Định luật Bất Đối xứng thì thật đáng tiếc, vì đó không phải là tinh thần khoa học. Tôi hy vọng bạn không phải là người như thế. Ngược lại, nếu bạn là người yêu khoa học và ham hiểu biết, tôi nghĩ bạn nên ủng hộ việc loan báo định luật này, đơn giản vì đó là sự thật!

KN 2) Bản chất sự sống là bất đối xứng. Từ việc các phân tử amino acid có mặt trong các tế bào của sự sống đều thuận tay trái để dẫn tới kết luận rằng đó là bản chất của sự sống là quá vội vàng và đơn giản, nó giông như kết luận rằng con người sinh ra là để ăn khi mà ai cũng phải ăn vậy.

Có vẻ như bạn NT không hiểu khái niệm “bản chất”. Ở đây, khái niệm “bản chất” gần như đồng nghĩa với khái niệm “quy luật” hay “định luật”. Khi ta nói các phân tử amino acid có mặt trong các tế bào của sự sống đều thuận tay trái để dẫn tới kết luận rằng đó là bản chất của sự sống thì có nghĩa đó là một quy luật, một đặc trưng rõ rệt để phân biệt sự sống với vật chất không sống ─ nếu một vật chất chứa đựng toàn acid amin thuận tay trái thì vật chất ấy ắt phải là sự sống; đảo lại, nếu một vật chất là sự sống thì ắt nó phải chứa những acid amin chỉ thuận tay trái.

Bạn không thể tìm được một vật chất không sống chứa toàn acid amin thuận tay trái. Điều này đã được chứng minh rõ ràng và được toàn thể cộng đồng khoa học thừa nhận, kể cả các nhà tiến hóa. Nếu bạn tìm được một vật chất không sống chứa toàn acid amin thuận tay trái, bạn hãy công bố ngay khám phá đó, chắc chắn bạn sẽ đoạt Giải Nobel và được toàn thế giới biết đến!

Nói cách khác, hiện tượng tất cả các acid amin đều thuận tay trái có thể là một tiêu chuẩn để phân biệt sự sống với cái không sống. Một lần nữa, xin nhắc lại để bạn KN biết rằng chính các nhà tiến hóa đã phải kêu lên rằng “Sự sống: Tất cả đều thuận tay trái, và chúng ta không biết tại sao”. Vì thế nói đó là bản chất của sự sống là đúng rối, có gì mà vội vàng? Ví von của bạn so sánh vấn đề này với kết luận con người sinh ra là để ăn khi mà ai cũng phải ăn là một ví von rất khập khễnh, vô nghĩa, và nói lên rằng bạn không hiểu Định luật Bất Đối xứng của sự sống quan trọng như thế nào, có ý nghĩa quyết định như thế nào trong việc phân biệt sự sống với cái không sống.

KN 3) Tính bất đối xứng của sự sống phải có nguyên nhân. Nguyên nhân ấy ắt phải thuộc về vũ trụ. Phải có nguyên nhân thì đã đành, ai cũng thấy việc đó không thể xảy ra ngẫu nhiên. Nhưng thuộc về vũ trụ nghĩa là sao chú? Nếu nguyên nhân nằm trong tương tác hóa học, nếu trong 1 điều kiện phản ứng đặc biệt nào đó dẫn tới kết quả này thì nguyên nhân này có thuộc loại “thuộc về vũ trụ” không ạ?

Nói nguyên nhân ấy thuộc về vũ trụ có nghĩa là nguyên nhân ấy thuộc một tác động nào đó của Tự Nhiên. Tác động này có thể là một lực bí hiểm nào đó của tự nhiên, hoặc một thông tin, một mã lệnh nào đó chi phối và hướng dẫn sự hình thành sự sống. Vào thời của Pasteur chưa có Lý thuyết Thông tin, chưa có hiểu biết gì về mã DNA, chưa có hiểu biết gì về thông tin hướng dẫn sự sống. Vì thế Pasteur thiên về chỗ cho rằng nguyên nhân ấy thuộc về một lực bí hiểm nào đó. Nhưng với kiễn thức ngày nay, chúng ta có thể mở rộng nguyên nhân ấy, hoặc nó là một lực tự nhiên nào đó hoặc do một mã lệnh nào đó buộc các phân tử của sự sống tập hợp lại với nhau theo một định luật bắt buộc không thể khác, đó là Định luật Bất Đối xứng của sự sống mà Pasteur đã khám phá ra năm 1848, khi ông mới có 26 tuổi!

Dù nguyên nhân ấy là lực hay mã lệnh thì cũng đều là một thành phần của vũ trụ. Xin nhớ rằng trong thời đại ngày nay, khái niệm vũ trụ không chỉ bao gồm vật chất và năng lượng, mà còn có cả thông tin. Vì thế, sau một thế kỷ rưỡi, tuyên bố của Pasteur vẫn đúng, rằng nguyên nhân của tính bất đối xứng của sự sống thuộc về vũ trụ. Không những đúng mà con là tiên tri nữa.

Nguyên nhân ấy không thể nằm trong tương tác hóa học, vì hàng trăm, hàng nghìn phản ứng hóa học mà các nhà khoa học đã thí nghiệm trong 150 năm qua đều KHÔNG BAO GIỜ tạo ra hỗn hợp vật chất bất đối xứng, mà chỉ toàn tạo ra hỗn hợp đối xứng (racemic). Các nhà tiến hóa hóa học đã nản lòng tới mức phải nhìn ngó lên vũ trụ để tìm những mảnh thiên thạch chứa hỗn hợp bất đối xứng, để đổ cho nguyên nhân đến từ vũ trụ. Nếu bạn KN có thể tiến hành một phản ứng hóa học tạo ra hỗn hợp bất đối xứng thì bạn sẽ làm chấn động toàn cầu đấy.

Cá nhân tôi thiên về ý nghĩ cho rằng tính bất đối xứng nằm trong thông tin hướng dẫn sự sống mà mã DNA đảm nhiệm. Nói cách khác, nguyên nhân bất đối xứng của sự sống nằm trong THÔNG TIN mà DNA chuyển tải. Điều này cũng có nghĩa là tính bất đối xứng của sự sống nằm trong thiết kế của Nhà Thiết kế Sự Sống. Một trong những ý định thiết kế là các phân tử acid amin phải cùng thuận một tay thì mới có thể kết nối với nhau thành một chuỗi kéo dài vô tận để tạo thành chuỗi xoắn kép, tức DNA.

Nhưng tại sao Nhà Thiết kế lựa chọn tất cả các phân tử đều thuận trái mà không chọn phân tử thuận phải thì chưa lý giải được. Tuy nhiên, ý đồ của Nhà Thiết kế đã quá rõ ràng. Về vấn đề này, Louis Pasteur từng nêu câu hỏi nghi vấn, nếu bỗng nhiên phân tử đường đang thuận tay phải trở thành thuận tay trái, phân tử albumin đang thuận tay trái trở thành thuận tay phải thì thế giới sẽ ra sao nhỉ? Ai có thể đoán trước điều đó? Qua đó có thể thấy Pasteur không chỉ là một nhà sinh học vĩ đại, mà còn là một nhà triết học tự nhiên vô cùng thâm thúy – dường như ông muốn hỏi Nhà Thiết kế Sự Sống rằng Ngài có thể tiết lộ ý đồ của bản thiết kế của sự sống không?

Muốn cảm nhận được vai trò của Nhà Thiết kế của vũ trụ, xin lắng nghe Albert Einstein:

“Tôi nhìn thấy một mô hình, nhưng trí tưởng tượng của tôi không thể hình dung được người tạo ra mô hình đó. Tôi nhìn thấy một chiếc đồng hồ, nhưng tôi không thể hình dung ra người làm ra chiếc đồng hồ. Tư duy của con người không nhận thức được 4 chiều, vậy làm sao mà hiểu được một vị Chúa mà đối với Ngài thì một ngàn năm hay một ngàn chiều cũng chỉ là MỘT?” (I see a pattern, but my imagination cannot picture the maker of that pattern. I see a clock, but I cannot envision the clockmaker. The human mind is unable to conceive of the four dimensions, so how can it conceive of a God, before whom a thousand years and a thousand dimensions are as one?)[2]

Dường như cảm thấy chưa đủ, một dịp khác, Einstein lại gợi mở thêm:

“Tự Nhiên chỉ để để lộ cho ta thấy cái đuôi con sư tử. Nhưng trong trí óc tôi không có gì để nghi ngờ rằng con sư tử ắt phải gắn với cái đuôi đó, cho dù nó không thể để lộ toàn bộ thân thể nó ra cho chúng ta thấy, bởi vì kích thước của nó quá khổng lồ” (Nature shows us only the tail of the lion. But there is no doubt in my mind that the lion belongs with it even if he cannot reveal himself to the eye all at once because of his huge dimension)[3].

Ý của Einstein nói với chúng ta rằng:

Một định luật vũ trụ (chẳng hạn Định luật Hấp dẫn, Định luật Bất Đối xứng của sự sống, v.v.) chính là cái đuôi của con sư tử đấy. Từ đó một người thông minh phải nhận thức được rằng ắt phải có con sư tử, mà ta muốn gọi tên là gì tùy ý: Nhà Thiết kế Vũ trụ, Đấng Sáng tạo, v.v.

Nhưng tri giác của con người chỉ có thể nhận thấy cái đuôi của con sư tử thôi, đừng bao giờ có tham vọng nhìn thấy con sư tử. Tuy nhiên, trí thông minh phải biết luận ra sự tồn tại của con sư tử, như thế mới là tư duy khoa học. Những ai cố chứng minh không có con sư tử, rằng cái đuôi đó xuất hiện từ hư vô mà ra, ấy là họ cố tình chống lại khoa học mà thôi.

Dường như bạn KN đã thoáng nghĩ rằng nguyên nhân gây ra tính bất đối xứng của sự sống nằm trong các tương tác hóa học. Bạn có quyền nghĩ như thế, không ai có thể ngăn cản bạn nghĩ. Vấn đề suy nghĩ của mỗi cá nhân là vấn đề tự do ý chí (free will), tự do lựa chọn (free choice) mà Tạo Hóa đã ban cho mỗi người. Nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của chính mình. Nếu có trực giác tốt thì sẽ lựa chọn đúng, không thì sai. Tôi cho rằng hy vọng tìm nguyên nhân bất đối xứng của sự sống trong các phản ứng hóa học là dại dột, vì hàng trăm hàng ngàn thí nghiệm hóa học tổng hợp acid amin trong một thế kỷ qua đều cho kết quả hỗn hợp “racemic”, tức hỗn hợp đối xứng, lẫn lộn phải-trái với tỷ lệ cân bằng 50-50. Trước kết quả sờ sờ ra đó, ai còn cố tiếp tục theo đuổi con đường hóa học là vô cùng dại dột.

Xin nhắc lại rằng tôi nghĩ nguyên nhân ấy nằm trong mã DNA, nhưng không biết đến bao giờ khoa học mới giải mã hết được. Một số người khoác lác nói rằng khoa học đã giải mã được bí mật của DNA, mà không nói rõ ra rằng khoa học mới chỉ giải mã được một phần nào bí mật của DNA mà thôi. Không ai có thể xác định khoa học đã giải mã được bao nhiêu %, vì làm sao mà biết trước mã DNA chứa đựng những bí mật gì để có thể tuyên bố khoác lác như thế? Biết được đến đâu hay đến ấy. Ai dám nói đã biết 1% hay 50% hoặc 100% bí mật của DNA đều là NÓI LÁO. Vĩnh viễn không bao giờ biết hết bí mật của mã DNA, giống như không bao giờ biết hết bí mật của vũ trụ. Đó là hệ quả tất yếu của Định lý Bất toàn của Kurt Gödel. Nếu không biết định lý này sẽ không thể có một thế giới quan khoa học đúng đắn. Vậy để hiểu sinh học, kiến thức sinh học không đủ. Phải có thêm nhiều kiến thức khác, như toán học, vật lý học, và đặc biệt là TRIẾT HỌC.

Kurt Gödel, bạn vong niên của Einstein, tác giả của Định lý Bất toàn vĩ đại, từng nói: “To explain everything is impossible!” (Không thể giải thích mọi điều được). Tham vọng giải thích được nguyên nhân bất đối xứng của sự sống để rồi chế tạo ra sự sống bằng hóa học thuần túy có lẽ là tham vọng muốn nhìn thấy con sư tử của Einstein đấy bạn KN ơi.

Ngày 25/09/2014, trên tạp chí Nature, tạp chí khoa học uy tín nhất, xuất hiện một bài báo “Lực tự nhiên làm cho sự sống thuận tay trái” (Force of Nature gave life its asymmetry)[4]. Tôi đã đọc bài báo này và thấy đầy rẫy những điểm đáng ngờ, không đáng để tôi mất công dịch thuật và bình luận cho mọi người biết. Nó chỉ nói lên khát vọng cháy bỏng của các nhà tiến hóa muốn vượt qua chướng ngại vật do Định luật Bất Đối xứng của sự sống dựng lên để cản đường họ trong hơn 150 năm qua mà thôi.

Bạn KN thân mến, chừng nào không giải thích được nguyên nhân bất đối xứng của sự sống thì chừng ấy lý thuyết nguồn gốc sự sống sẽ bế tắc. Ngay cả trong trường hợp giải thích được cũng không chắc đã có thể chế tạo ra sự sống từ vật chất không sống, nếu nguyên nhân thuộc về những nguyên lý tự nhiên mà con người không thể bắt chước. Chẳng hạn con người có thể giải thích được nguyên nhân lực hấp dẫn, nhưng không thể tạo ra lực hấp dẫn.

KN4) Nguyên nhân vũ trụ làm cho sự sống bất đối xứng là một bí ẩn vĩ đại của tự nhiên, để lộ cho chúng ta thấy rõ vai trò của của Nhà Thiết kế vũ trụ. Tính bất đối xứng của vũ trụ và của sự sống là một biểu lộ rõ rệt của Nhà thiết kế vũ trụ. Cháu không cho rằng đây là thái độ tích cực của 1 nhà khoa học. Nó là bí ẩn thì sẽ có ngày nào đó được làm sáng tỏ, sẽ có cách giải thích hợp lý cho nó. Cớ sao phải đổ thừa cho nhà thiết kế nào đó.

Có thể bạn KN còn quá trẻ để hiểu một câu nói thâm thúy sau đây của Perry Marshall trong bài báo “Định lý Bất toàn của Gödel: Đột phá toán học # 1 trong thế kỷ 20” (Gödel’s Incompleteness: The #1 Mathematical Breakthrough of the 20th Century)[5]:

“Người nào tự phụ tuyên bố “Bạn là người của đức tin, còn tôi là người của khoa học” thì người ấy không hiểu gốc rễ của khoa học hoặc bản chất của tri thức!” (The person who proudly proclaims, “You’re a man of faith, but I’m a man of science” doesn’t understand the roots of science or the nature of knowledge!)

Để hiểu câu nói của Marshall, bạn phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của Định lý Bất toàn. Vậy xin chân thành khuyên bạn KN nên tìm hiểu Định lý Bất toàn. Chừng nào bạn thật sự hiểu định lý này, chừng ấy bạn mới hiểu thế nào là khoa học, thế nào là đức tin tôn giáo. Ý kiến của bạn KN ở trên cho thấy bạn coi khoa học mới là cái đáng tin, còn lại không đáng tin. Đó chính là một niềm tin của bạn, chứ không phải là khoa học, nếu tôi không hiểu sai ý bạn. Niềm tin của bạn rất hợp thời ở thời điểm giữa thế kỷ 20, nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi. Chính khoa học hiện đại đang tự dẫn mình tới chỗ phải quay lại nhiều niềm tin. Tuy nhiên tôi e rằng vấn đề này vượt quá phạm vi thảo luận và vượt quá khả năng tiếp thu của bạn KN, vì dường như bạn chưa có kiến thức đầy đủ về Định lý Bất toàn. Tôi chỉ xin tâm sự với bạn KN rằng những người giỏi nhất trong khoa học đều tin vào sự hiện hữu của Đấng Sáng tạo. Những người không tin mới là những người kém hiểu biết về khoa học. Có quá nhiều tài liệu để nói về điều này, nhưng bạn có thể đọc một tài liệu rất dễ đọc sau đây:

16/02/2018 If you don’t study deep enough / Nếu bạn không nghiên cứu đủ sâu

Rồi hãy dành một chút thời gian để thiền quán về một câu hỏi: Tại sao những bộ óc vĩ đại như Newton, Einstein, Pasteur, Gödel,… đều tin vào Đấng Sáng tạo?

Bạn KN có biết Antony Flew không? Ông là một trong những nhà triết học vô thần nổi tiếng trong thế kỷ 20, một phát ngôn viên số 1 ủng hộ thuyết tiến hóa, quyết liệt chống đối Thuyết Sáng tạo và Lý thuyết Thiết kế Thông minh. Tiêu chuẩn chân lý của ông là BẰNG CHỨNG (evidence). Ông từng lập luận rằng ông không tin có Đấng Sáng tạo, vì không có bằng chứng nào để ông tin. Nhưng cuối cùng đã có bằng chứng: DNA ! Với những gì ông biết về DNA, ông đã thay đổi lập trường 180 độ, tuyên bố:

“Những gì tôi nghĩ về sự hình thành DNA chỉ ra rằng trí thông minh ắt phải liên quan tới việc tập hợp những nguyên tố đa dạng phi thường này lại với nhau” (What I think the DNA material has done is show that intelligence must have been involved in getting these extraordinary diverse elements together)[6]

KN 5) Thuyết tiến hóa là một giả thuyết có rất nhiều lỗ hổng. Một trong những lỗ hổng lớn nhất của nó là không biết gì về bản chất bất đối xứng của sự sống. Thuyết tiến hóa là học thuyết giải thích sự đa dạng của sinh giới, nó được xây dựng trên nền tảng là sự sống đã tồn tại. Sao nó lại phải chịu trách nhiệm cho việc không giải thích được nguồn gốc của sự sống vậy chú?

Một số người bênh vực cho thuyết tiến hóa cũng đã từng nói như bạn KN, rằng vấn đề nguồn gốc sự sống không nằm trong thuyết tiến hóa. Điều này một lần nữa nói lên rằng giới tiến hóa rất sợ đụng chạm tới vấn đề nguồn gốc sự sống, và trong một số trường hợp buộc phải nói đến nó, họ đành nói liều và nói bừa rằng thuyết tiến hóa và vấn đề nguồn gốc sự sống là hai lý thuyết khác nhau, độc lập với nhau, không liên quan với nhau. Tôi nghĩ bạn KN cũng chỉ là một nạn nhân của sự chạy trốn đó, ý tôi nói rằng có thể bạn KN đã tiếp thu quan điểm này từ những ai đó.

Thưa bạn KN, chính Darwin, ông tổ thuyết tiến hóa, cũng đã từng có phản ứng như bạn. Ông đã tỏ ra bực bội khi có người chất vấn ông về nguồn gốc sự sống. Nhưng rồi chính ông, sau một thời gian suy nghĩ, ông tự thấy câu hỏi chất vấn đó là có lý, và ông không thể trốn tránh nữa, thế là ông đã sáng tác ra câu chuyện về “Cái ao ấm áp” (The Warm Pond) để giải thích nguồn gốc sự sống. Tất nhiên câu chuyện ông kể hoàn toàn là tưởng tượng 100%, hay gọi là bịa đặt cũng được. Vô tình ông đã đặt một gánh nặng lên vai những người tôn thờ lý thuyết của ông. Những người này bằng mọi giá phải biến giấc mơ về “Cái ao ấm áp” thành hiện thực, nếu không sẽ bị thiên hạ chê cười. Thế là hình thành nên cái gọi là Lý thuyết Nguồn gốc Sự Sống của thuyết tiến hóa, với RẤT NHIỀU tên gọi cụ thể làm choáng váng đầu óc thiên hạ, nhất là những người mắc bệnh tôn sùng khoa học (scientitsm). Cái tên nghe có vẻ học thuật khoa học nhất là “Abiogenesis”, tiếng Việt gọi là Lý thuyết Phi Tạo Sinh, vì nó chống lại Định luật Tạo Sinh (The Law of Biogenesis) do Louis Pasteur khám phá năm 1862.

Câu chuyện về Abiogenesis đã từng được thảo luận trên PVHg’s Home, nhưng ý kiến của bạn KN cho thấy sự cần thiết phải thảo luận thêm. Tuy nhiên bài viết này đã dài, xin tạm kết thúc ở đây. Hẹn một dịp tới, chúng ta lại bàn thêm về Abiogenesis.

Nhưng dù chưa thảo luận về Abiogenesis, tôi xin khẳng định với bạn rằng vấn đề Nguồn gốc Sự Sống không những liên quan đến thuyết tiến hóa, mà còn là một trong những bộ phận quan trọng nhất của thuyết tiến hóa. Tiếc thay, đây cũng là một trong những bộ phận yếu nhất của thuyết tiến hóa. Đó là lý do nhiều nhà tiến hóa muốn chối bỏ bộ phận này. Nhiều nhà tiến hóa trung thực đã thay đổi 180 độ để chống lại thuyết tiến hóa, bất chấp những thông tin ủng hộ thuyết tiến hóa vẫn thường xuyên xuất hiện. Chẳng hạn bản tin BBC News ngày 13/02/2006 nói: “Tư tưởng về cái ao ấm áp của Darwin đã được kiểm tra” (Darwin’s warm pond idea is tested)[7]. Đó là những cố gắng cứu vãn học thuyết Darwin, cứu vãn thanh danh Darwin. Những người có khả năng tự nghiên cứu đều thấy rõ đó là một cố gắng đáng thương, vì nó tự biết đó là tự đánh lừa mình mà thôi. Từ lâu mọi người đã biết “Cái ao ấm áp” của Darwin là chuyện thần tiên dành cho người lớn. Có người lại ví nó với “Hoàng đế cởi truồng”. Đó không còn là chuyện nói đùa nữa, mà là tên của một cuốn sách khoa học nghiêm túc:

“The Naked Emperor: Darwinism Exposed” (Hoàng đế cởi truồng: Bóc trần học thuyết Darwin), tác giả là Antony Latham, một luật sư người Anh ở Southampton, một nhà viết sách phổ biến khoa học nổi tiếng.

PVHg 02/04/2018

[1] Quotes on Darwinism 2.1 https://viethungpham.com/2018/04/01/quotes-on-darwinism-trich-dan-ve-hoc-thuyet-darwin-3/#_ftn8

[2] https://quotefancy.com/quote/763210/Albert-Einstein-I-see-a-pattern-but-my-imagination-cannot-picture-the-maker-of-that

[3] http://www.businessinsider.com/25-best-quotes-from-albert-einstein-2014-8#on-scope-2

[4] https://www.nature.com/news/force-of-nature-gave-life-its-asymmetry-1.15995

[5] https://cosmicfingerprints.com/incompleteness/

[6] Quotes on Darwinism 5.20 https://viethungpham.com/2018/04/01/quotes-on-darwinism-trich-dan-ve-hoc-thuyet-darwin-3/#_ftn8

[7] http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/4702336.stm

 

3 thoughts on “Evolutionists’ Fear / Nỗi sợ hãi của giới tiến hóa

  1. đọc thấy thầy viết hay nên em cũng ngứa tay viết vài dòng !! đúng là vũ trụ bất đối xứng ! nếu đối xứng thì vũ trụ này đã phân bố đều, chả có thiên hà to nhỏ ! nhất là trái đất ! sẽ ko bị nghiêng 1 góc gần 23 độ, mà nếu trái đất ko nghiêng 1 góc 23 độ cũng ko thể có 4 mùa ! nước sẽ hút hết về 2 cực ! 1 ngày sẽ có 2 cuộc đại hồng thủy….mà theo toán học xác suất thì để tìm đc sự sống ta cần tỉ tỉ điều kiện để tạo ra sự sống !!!
    VẬY BẤT ĐỐI XỨNG ĐỂ LÀM GÌ???? em chiêm nghiệm thấy vạn vật sinh ra ứng số lẻ thì phát triển ! hoa có 5 cánh, tay có 5 ngón, …các số lẻ ko thể có tính đối xứng đc !!! chỉ có số chắn mới thể hiện tính đối xứng !!!!
    NHẦM LẪN GIỮA Ý THỨC VÀ VẬT CHẤT !
    hẳn mọi người đã xem thiên nhiên !!! và biết rằng các rễ cây mảnh mai, non nớt , mềm yếu vậy mà nó có thể soi nứt cả một tảng đã cứng rắn !!!!sự sống là ông thầy điêu khắc sự vật , cảnh quan, ….đó ko phải là sự bất đối xứng của sự sống hay sao????.
    theo định lý bất toàn ! thì con người nếu chỉ sử dụng các giác quan của thế giới – không gian này thì ko thể nào nhìn được ! ai là người đã mang lại sự sống !!! vì người tạo ra nó đâu có ở ko gian này?????
    ĐỂ CHỨNG MINH CHO SỰ TỒN TẠI CỦA CHÚA ! CHỈ CÓ THỂ SỬ DỤNG PPHAP QUI NẠP TOÁN HỌC !!!! hãy tìm ra các qui luật chung của sự sống ! để kết luận cho sự tồn tại của chúa ! amen !!!!!

    Thích

  2. vì chưa chứng mình được tính đối xứng sự sống nên kết luận nó là bất đối xứng trong sự sống? đây là logic gì vậy

    Thích

    • Trả lời bạn Lily,
      Rõ ràng là bạn KHÔNG HIỂU GÌ về bản chất BẤT ĐỐI XỨNG CỦA SỰ SỐNG. Louis Pasteur đã chứng minh điều này từ năm 1848, khi nghiên cứu tinh thể acid tartaric chiết xuất từ nho. Bạn hãy đọc kỹ những bài viết trên PVHg’s Home liên quan đến vấn đề này, trước khi phát biểu ý kiến nhé. Vì ý kiến của bạn để lộ cho thấy bạn hoàn toàn không hiểu biết gì về vấn đề này, mà nhiều bài trên PVHg’s Home đã nói rõ.
      PVHg

      Thích

Bình luận về bài viết này