Huge Contradictions in Scientific Thinking / Mâu thuẫn khổng lồ trong tư duy khoa học

 

In an article published on Natural News, 22/10/2013, Mike Adams announced: “Huge contradictions in ‘scientific thinking revealed: Theory of evolution in no way explains origins of life”. Moreover, he warned that modern science is becoming a new kind of religion and it’s time to dethrone Scientism if science wants to keep moving forward…

Trong một bài báo đăng trên Natural News, 22/10/2013, Mike Adams loan báo: “Mâu thuẫn khổng lồ trong tư duy ‘khoa học’ đã được vén mở: Thuyết tiến hóa không có cách nào giải thích nguồn gốc sự sống”. Hơn nữa, ông cảnh báo khoa học đang trở thành một kiểu tôn giáo mới và đã đến lúc phải hạ bệ chủ nghĩa tôn thờ khoa học nếu khoa học muốn tiếp tục tiến lên phía trước…

LỜI DẪN CỦA NGƯỜI DỊCH

Trong thời đại ngày nay, thỉnh thoảng chúng ta được nghe những ý kiến kỳ quái của các nhà khoa học. Chẳng hạn, Stephen Hawking, trong cuốn “Grand Design” (Thiết kế lớn), nói: “Bởi vì có một định luật như hấp dẫn, vũ trụ có thể và sẽ tự tạo ra nó từ hư không” (Because there is a law such as gravity, the universe can and will create itself from nothing).

Vì Hawking có uy tín lớn nên có thể ông tự cho mình cái quyền muốn nói gì thì nói, nhưng phát ngôn của ông rõ ràng là phản lại định luật bảo toàn vật chất và nguyên lý nhân quả của khoa học. Nhưng tại sao một người tài giỏi như Hawking lại có những phát ngôn kỳ quái đến như thế?

Chịu khó tìm hiểu chúng ta sẽ biết được lý do: Khoa học hiện đại chứng minh rằng vũ trụ nguyên thủy là một điểm vật chất cô đặc, được gọi là điểm kỳ dị (singularity pint), một vụ nổ lớn (big bang) đã làm cho điểm kỳ dị bùng nổ và giãn nở qua nhiều giai đoạn khác nhau để dần dần trở thành vũ trụ ngày nay. Vậy câu hỏi tất yếu đặt ra: Điểm kỳ dị ấy từ đâu mà ra? Ai đã tạo ra vụ nổ lớn?

Các nhà khoa học theo chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) bế tắc. Họ không còn lựa chọn nào khác là thừa nhận một điều cực kỳ vô lý đối với khoa học, rằng vũ trụ từ hư không mà ra. Bất kể giải thích nào của Hawking đều là “gậy ông đập lưng ông”, và đó là cái mà Mike Adams, tác giả bài báo được giới thiệu dưới đây, gọi là MÂU THUẪN KHỔNG LỒ TRONG TƯ DUY KHOA HỌC!

Điều đó không chỉ xảy ra trong vật lý học, mà ĐÃ xảy ra từ thế kỷ 19 trong Thuyết Tiến hóa.

PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu bản lược dịch toàn văn bài báo của Mike Adams. Trong khi chuyển ngữ chúng tôi chủ trương lột tả tư tưởng của tác giả một cách trung thành nhất, nhưng cố gắng Việt-Nam hóa sao cho câu văn trong sáng dễ hiểu với độc giả Việt ngữ. Để đạt mục đích đó, một số câu phải chuyển ý chứ không thể chuyển từng chữ. Để tiện theo dõi, các đề mục được đánh số thứ tự. Mọi ghi chú trong bài đều của người dịch. Ghi chú được viết bằng chữ nghiêng đặt trong ngoặc đơn, kết thúc bởi chữ ND (người dịch). Những chữ tô đậm do PVHg’s Home nhấn mạnh.

Xin chân thành cảm ơn độc giả vì sự theo dõi.

 

MÂU THUẪN KHỔNG LỒ TRONG TƯ DUY ‘KHOA HỌC’ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ: Thuyết tiến hóa không có cách nào giải thích nguồn gốc sự sống

Huge contradictions in ‘scientific’ thinking revealed: Theory of evolution in no way explains origins of life

Bài của Mike Adams trên Natural News 22/10/2013

 

Hãy hỏi bất kỳ một nhà khoa học nào về nguồn gốc sự sống trên hành tinh chúng ta, và họ thường trả lời bằng một từ cộc lốc: “Tiến-hóa”. Ngay sau đó, họ thường nhìn bạn với con mắt hạ cố,  xem bạn như một thằng ngố vì không biết một “thực tế khoa học” đã được mọi người chấp nhận như một chân lý.

Nhưng thực ra chính nhà khoa học đang bị mê hoặc, vì sự tiến hoá không bao gồm nguồn gốc sự sống. Đúng ra, sự tiến hóa (tức “chọn lọc tự nhiên”) giải thích một quá trình trong đó các loài trải qua quá trình thích nghi, thích hợp và sinh sản để đáp ứng với những ảnh hưởng của môi trường, hành vi và tính dục. Không một người có lý trí nào có thể phủ nhận chọn lọc tự nhiên luôn có mặt và xảy ra ngay bây giờ trên các loài vi khuẩn, thực vật, động vật và cả con người. Tuy nhiên chọn lọc tự nhiên chỉ hoạt động trên các dạng sống đang tồn tại từ trước. Nó không hoạt động trên vật chất không sống.

Nói cách khác, Darwin không nghiên cứu về “sự sinh sản của hòn đá”, bởi không có điều đó. Ông chỉ nghiên cứu động vật đang sống.

Do đó, thuyết tiến hóa hoàn toàn bất lực trong việc giải thích NGUỒN GỐC của sự sống đầu tiên. Làm thế nào để chọn lọc tự nhiên có thể hoạt động lúc chưa có sự sống đầu tiên? Rốt cuộc sự sống không thể “tiến hóa” từ những tảng đá chết,… trừ khi các nhà tiến hóa khư khư ôm lấy cái lý thuyết sự sống hình thành tự phát từ vật chất không sống.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Sự sống BẮT NGUỒN từ đâu?

Các nhà tiến hóa muốn tảng lờ câu hỏi quan trọng này. Vì vậy, chúng ta hãy nắm lấy chỗ yếu này của họ và xem xét nghiên cứu vấn đề này với một thái độ hoài nghi trung thực.

  1. Thuyết nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa là một NIỀM TIN chứ không phải khoa học

Theo các nhà khoa học, bạn không bao giờ có thể tranh luận với các nhà khoa học bởi vì họ có độc quyền duy nhất về mọi tri thức. Niềm tin của họ không bao giờ có thể bị chất vấn bởi vì nó vượt quá mọi đòi hỏi được kiểm chứng. “Chân lý khoa học” là đúng vì họ bảo là đúng, và niềm tin dựa trên đức tin vào lý thuyết nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa cũng không thể bị nghi ngờ.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ chất vấn! Hãy xem điều này xảy ra như thế nào: Toàn bộ vũ trụ xuất phát từ một điểm cô đặc không thể tưởng tượng nổi rồi bùng nổ, đó là một sự kiện mà các nhà vũ trụ học gọi là Big Bang. Tất cả các vật chất chúng ta biết hiện nay đều có nguồn gốc từ sự kiện đó, nhưng điều quan trọng là không có sự sống trong Big Bang. Không có sinh vật nào có thể sống trong quá trình Lạm phát (quá trình vũ trụ dãn nở đột ngột ngay sau vụ nổ lớn, ND). Trước Lạm phát, mật độ của vật chất dầy đặc đã nghiền nát bất cứ cái gì có thể là sự sống sinh học trong đó.

Theo các nhà vật lí, Big Bang bản thân nó diễn ra theo những quy luật vũ trụ chưa từng có trước đó. Thực ra, tất cả các định luật vật lý mà chúng ta biết ─ lực hấp dẫn, điện từ … ─ đều xuất hiện từ Big Bang. Thậm chí ngay cả cái thế giới hiện thực (không gian và thời gian) cũng được tạo ra từ Big Bang (Big Bang là cái nguyên thủy không thể giải thích được, mọi sự giải thích về vũ trụ chỉ có thể tính từ Big Bang về sau, ND).

Hóa ra Big Bang là một phép lạ dựa trên đức tin của khoa học hiện đại. “Hãy cho tôi một phép lạ, và chúng tôi có thể giải thích mọi thứ tiếp theo”, họ thích nói như thế.

Ngoài cách tin Big Bang là một phép lạ, không có cách nào để giải thích sự kiện Big Bang. Làm thế nào mà mọi thứ có thể bất ngờ xuất hiện từ hư không? Làm thế nào mà toàn bộ vũ trụ xuất hiện mà không có một nguyên nhân nào cả? Những câu hỏi này thường bị tảng lờ. Thay vào đó, chúng ta được người ta nói cho biết rằng chúng ta nên tin vào Big Bang như là một vấn đề của đức tin và tin rằng đó là ngoại lệ duy nhất đối với các định luật của vũ trụ. Tất nhiên đây là vấn đề của đức tin chứ không phải sự thật.

Còn vấn đề nguồn gốc sự sống thì sao? Ngày nay, được cho là 13.8 tỷ năm sau Big Bang, chúng ta nhìn thấy sự sống ở xung quanh. Một cách logic, sự sống phải xuất hiện ở đâu đó trong khoảng giữa Big Bang (nơi không có sự sống) và hiện nay.

Nhưng nó xuất hiện như thế nào?

  1. Các nhà khoa học tin vào phép thần thông

Một lần nữa, nếu bạn hỏi hầu hết các nhà khoa học về nguồn gốc sự sống, họ sẽ nhắm mắt trả lời một cách chính xác: “tiến hóa!”. Nhưng nếu không có sự sống đã tồn tại từ trước thì chẳng có cái gì tiến hóa cả. Vậy SỰ SỐNG đến từ đâu?

Cuối cùng, các nhà khoa học trả lời sự sống nẩy sinh tự phát từ cái không sống. Đó là câu trả lời thực sự nghiêm túc của họ. Họ có thêm những danh từ kỹ thuật nghe rất kêu để đặt tên cho sự kiện đó, và có hàng trăm cuốn sách viết về các lý thuyết khác nhau để giải thích điều đó, nhưng rốt cuộc, các nhà khoa học tin vào phép lạ thần thông. Bởi vì “phép lạ thần thông” là cách duy nhất họ có thể thực sự giải thích sự sống nẩy sinh từ cái không sống.

Vậy tóm lại là thuyết tiến hóa không thực sự giải thích được nguồn gốc sự sống. Phép lạ thần thông đã làm điều đó. Chuyện sự sống phát sinh từ cái không sống giống hệt như cái cách mà Big Bang đột ngột xảy ra mà không có lý do: tất cả đều được thực hiện bởi phép lạ thần thông! (Tôi đoán có hai phép lạ chứ không phải một, nhưng ai mà biết được?).

Tất cả đều bất thình lình, ý tưởng về một Đấng Sáng tạo bất thình lình gieo hạt mầm Big Bang hoặc gieo hạt mầm sự sống dường như ít điên rồ hơn rất nhiều so với những lời giải thích “ma thuật” của nhiều nhà khoa học thông thường. Khả năng vũ trụ của chúng ta được tạo ra bởi một ý thức toàn tri cao cấp là khả thi hơn rất nhiều so với khả năng vũ trụ bằng cách nào đó xuất hiện không vì bất cứ một lý do nào.

  1. Chủ nghĩa vô thần, cái chết không có linh hồn và vĩnh viễn

Tất nhiên các nhà khoa học thông thường sẽ thực hiện những biện pháp làm méo mó kinh khủng để cố gắng loại bỏ tư tưởng về một nhà thiết kế, một kỹ sư hoặc một Đấng Sáng tạo ra khỏi thế giới quan của họ. Đó là vì hầu như tất cả bọn họ đều là những người vô thần nhiệt thành. Họ cũng phủ nhận bất kỳ niềm tin nào về sự hiện hữu của ý thức, ý chí tự do, linh hồn, thượng đế hoặc tâm linh. Theo sự giải thích của riêng họ, bản thân họ cũng chỉ là những robots sinh học không có tư tưởng, vì tư tưởng chỉ là một ảo giác được tạo ra như một dạng phóng chiếu giả tạo của những hoạt động sinh học của bộ não.

Hãy xem cuốn phim tài liệu ngắn “The God Within” (Chúa ở bên trong) của tôi để tìm hiểu chi tiết hơn về điều này:

Triết lý méo mó của nhiều nhà khoa học cũng gây ra những sự suy đồi đạo đức kỳ quái, chẳng hạn như niềm tin của họ cho rằng giết một con chuột trong phòng thí nghiệm, hoặc một con chó, hoặc thậm chí một con người sẽ chẳng có hệ lụy đạo đức gì cả, vì tất cả những sinh vật này không thực sự “đang sống’ theo bất kỳ phương diện thực tế nào. Đó là lý do tại sao các công ty dược phẩm, nhà sản xuất vaccine và khoa học nói chung cảm thấy không hối tiếc vì đã tiến hành những thí nghiệm chết chóc đối với trẻ em, người da đen, tù nhân hoặc dân tộc thiểu số.

Điều tồi tệ nhất của các nhà khoa học thông thường không chỉ đơn thuần là họ tự lừa dối một cách dã man khi tin rằng họ không có ý thức thực sự; sự thật thực ra là họ vừa kiêu ngạo một cách man rợ, vừa hiếu thắng áp đặt niềm tin méo mó của họ lên người khác.

Niềm tin dựa trên đức tin của họ luôn được miêu tả là “sự thật’ trong khi họ tuyên bố niềm tin của người khác là “ảo tưởng”. Bạn không thể tranh luận với bất kỳ nhóm người nào hoàn toàn tin rằng niềm tin của họ là sự thật, bởi vì bất kỳ suy nghĩ quan trọng nào mà bạn có thể nêu lên đều tự động bị bác bỏ theo thông lệ và bị xem như một phản biện vô lý.

  1. Kiểm tra niềm tin về vaccine

Để lấy làm ví dụ về điều vừa nói ở trên, hãy hỏi bất kỳ bác sĩ hoặc dược sĩ nào câu hỏi này: “Có vaccine nào không an toàn không?”

Câu trả lời bạn sẽ được người ta hạ cố nói cho biết là “Không!”. Theo niềm tin dựa trên đức tin trong hiện trạng khoa học ngày nay, không có vaccine nào là có hại, theo định nghĩa. Chất vấn về vaccine như thế là vi phạm hệ thống niềm tin của họ, và do đó chính cái câu hỏi liệu một vaccine có khả năng an toàn dưới 100% hay không sẽ không được xem xét. Nói cách khác, câu hỏi đó trái với đức tin của họ.

Câu hỏi đó giống như hỏi một tín đồ Thiên Chúa giáo liệu có Chúa hay không. Câu hỏi đó quá mâu thuẫn với hệ thống đức tin của người Thiên Chúa giáo đến nỗi nó sẽ không được xem xét.

Bạn có thể thử nghiệm thêm bằng cách hỏi bác sĩ tiêm vaccine, “Liệu có bất cứ thứ gì có thể được cho thêm vào một loại vaccine để làm cho nó không an toàn không?”

Sau khi suy nghĩ cẩn thận, một bác sĩ trung thực có thể trả lời, “À, chắc chắn, có tất cả các loại chất độc có thể được thêm vào một loại vaccine làm cho nó không an toàn”.

Hãy yêu cầu họ nêu tên vài thí dụ. Sớm hay muộn họ cũng phải đưa ra một thí dụ hiển nhiên về “thủy ngân”, một chất độc thần kinh chết người vẫn còn hiện diện trong nhiều loại vaccine hiện đại.

Hãy hỏi bác sĩ, “Có bất kỳ mức an toàn nào về thủy ngân từ trước tới nay đã được thiết lập để tiêm cho trẻ em không?”

Câu trả lời tất nhiên là không. Về mặt logic, không có vaccine chứa thủy ngân nào có thể được coi là “an toàn” bất kể mức thủy ngân chứa trong nó là bao nhiêu. Do đó, bằng cách hỏi một vài câu hỏi trực tiếp, bạn có thể dễ dàng nhận ra một bác sĩ trung thực để cảnh tỉnh niềm tin sai lạc của chính họ về vaccine ─ một niềm tin dựa trên ảo tưởng được dẫn dắt bởi đức tin cho rằng không có một vaccine nào không an toàn (bất kể nó chứa đựng cái gì).

Nếu, tại bất kỳ một điểm nào trong quá trình đặt câu hỏi này, bạn đụng phải bức tường đá do người này dựng lên, bạn hãy nhận ra rằng họ đang từ bỏ lẽ phải và đang quay trở lại đức tin vào “chủ nghĩa duy khoa học” (scientism) của họ. Khoa học là một hệ thống các niềm tin, trong đó tất cả những sáng tạo của các công ty dược phẩm, các công ty công nghệ sinh học và các công ty hóa chất đều tự động được cho là có vị thế như Chúa. Họ vượt lên trên sự chất vấn. Họ là tối cao. Họ không bao giờ có thể bị chất vấn hay thậm chí bị thẩm định. Thực ra, chẳng có yêu cầu hoặc đòi hỏi thẩm định nào cả. Ai cần phải thẩm định “sự thật” làm gì cơ chứ? Mọi người đã biết rằng họ đúng, có phải thế không?

Tất cả các loại thuốc được giả định là an toàn và có hiệu quả trừ khi được chứng minh là không phải như thế. Đây là lý do tại sao các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân rằng những chất bổ sung trong chế độ ăn uống của họ là “sự quấy rối chế độ thuốc men của họ” chứ không phải là lý do nào khác. Thuốc men được cho là có xuất xứ từ một trật tự cao hơn, như thể chúng được chế ra từ một nơi thiêng liêng: Ông Trùm Dược Phẩm (Big Pharma)!

  1. Nhiều nhà khoa học không có khả năng nhận ra sai lầm logic của họ

Nhiều nhà khoa học, thật đáng buồn, không nắm được những lỗ hổng to lớn trong hệ thống niềm tin của họ. Họ không có khả năng nhận ra rằng nhiều niềm tin của họ dựa trên một hệ thống đức tin chứ không phải là một hệ thống tư duy hợp lý.

Khi các nhà khoa học nói về sự tiến hóa, họ xuất phát hoàn toàn từ sự kiêu ngạo, cho rằng họ đúng một cách mặc định. Bất cứ ai dám tranh luận với họ đều phải chứng minh rằng họ sai, nhưng bản thân họ không có nghĩa vụ phải chứng minh họ đúng. Niềm tin của chủ nghĩa duy khoa học không đòi hỏi bằng chứng, chỉ có đức tin. Tin một sự kiện nào đó là đúng là một nguyên tắc then chốt của thứ tôn giáo duy khoa học.

Đây không phải là điều bất thường trong các tôn giáo. Chẳng hạn Thiên Chúa giáo cho rằng Chúa tồn tại và không cần phải “chứng minh” điều đó. Sự tồn tại của Ngài được chấp nhận như một sự kiện của đức tin. Điều này chẳng đúng mà cũng chẳng sai; nó là đặc trưng của một hệ thống tín ngưỡng mà khoa học tuyên bố bác bỏ. Tuy nhiên, chính khoa học cũng đi theo một khuôn mẫu y như thế.

Ngay cả lý thuyết chọn lọc tự nhiên dựa trên sự thừa kế di truyền thuần túy cơ học cũng có những lỗ hổng rất lớn về logic, và do đó nó là một sự kiện của đức tin. Đầu tiên là không có đủ dữ liệu lưu trữ trong bộ gene của con người để có thể mô tả đầy đủ sự thừa kế về mặt vật chất và về mặt hành vi của con người. Sự thất bại to lớn của Dự án Giải mã Gene Người cũng làm cho chúng ta phải suy nghĩ: Đây là một dự án hứa hẹn giải quyết điều bí ẩn về nguồn gốc của hầu hết các bệnh tật. Một khi hệ gene của con người đã được giải mã hoàn toàn, bệnh tật sẽ được loại bỏ khỏi loài người, chúng ta đã được hứa hẹn như vậy.

Những lời hứa này giờ đây không chỉ là những ví dụ đáng buồn về ảo tưởng từ một dự án duy khoa học thất bại mà phần lớn là dẫn đến những công ty công nghệ sinh học phá sản, thay vì những việc chữa bệnh thần kỳ.

  1. Phần lớn các nhà khoa học cho rằng con người là những robots không biết suy nghĩ

Một mâu thuẫn rõ rệt khác giữa nhiều nhà khoa học là niềm tin hài hước của họ rằng tất cả mọi người khác là một robot sinh học không biết suy nghĩ trừ chính họ! Vâng, chỉ riêng họ có suy nghĩ thông minh dựa trên ý chí tự do, nguồn cảm hứng và sự sáng tạo. Chúng ta nên đọc sách của họ, vì sách của họ xuất phát từ những tư tưởng độc đáo được vận dụng bởi những tư duy độc nhất vô nhị.

Tuy nhiên, niềm tin này mâu thuẫn với toàn bộ quan điểm của họ về người khác. Họ tuyến bố “tư tưởng” chỉ là ảo giác, và không có cái gọi là ý thức. Nếu bạn tin vào những gì họ nói, thì tất cả những cuốn sách do Dawkins, Hawking hay những người tôn thờ chủ nghĩa duy khoa học khác, theo tuyên bố của riêng họ, chỉ là những lời nói ngớ ngẩn vô giá trị được tạo ra thông qua một quá trình “viết tự động” do các phản ứng hóa học vô hồn, phi tư tưởng trú ngụ trong một khối neuron cơ học trôi lềnh bềnh trong hộp sọ. Do đó, những cuốn sách của họ hoàn toàn thiếu ý nghĩa và không phục vụ cho một mục đích nào cả. Từ ngữ chứa trong đó chỉ đơn thuần là “đầu gối viết ra” từ những chiếc máy tự động có hình dạng của con người.

  1. Làm sao ý thức có thể tiến hóa nếu không phục vụ cho một mục đích nào cả?

Và có một mâu thuẫn lớn khác trong cộng đồng khoa học. Hầu hết các nhà khoa học thông thường cho rằng ý thức là một ảo tưởng mà bằng cách nào đó phát sinh từ chọn lọc tự nhiên để các thành viên cá thể của một loài có thể hoạt động dưới ảo tưởng về ý chí tự do. Tuy nhiên, họ đồng thời tuyên bố “tư tưởng” giả tạo này không có tác động thực tế lên thế giới hiện thực vì theo định nghĩa nó là một ảo giác.

Vậy làm thế nào một hiện tượng huyền ảo có thể dẫn đến chọn lọc tự nhiên và tiến hóa nếu nó không tác động đến thế giới thực?

Đây là một mâu thuẫn sâu sắc thể hiện những niềm tin sai lệch của các nhà duy vật (tức là các nhà khoa học chính thống). Với đủ thời gian và công sức, tôi có thể đặt tên cho hàng trăm mâu thuẫn hiển nhiên mà họ không xấu hổ quảng bá là “sự thật”.

Thực ra nhiều “sự thật” khoa học đã đắm chìm trong “niềm tin”.

  1. Khoa học bị làm cho méo mó ngày nay chỉ là một dạng tôn giáo khác

Tại sao tôi lại trình bày tất cả những điều này trên Natural News? Bởi vì nếu chúng ta tiến lên phía trước như một nền văn minh, chúng ta phải vượt qua niềm tin ngớ ngẩn cho rằng bất kể cái gì được mưu cầu dưới lá cờ của “khoa học” hiện đại đều nghiễm nhiên cao hơn (thậm chí là thần thánh) so với tất cả các dạng nhận thức khác.

Bất kỳ hệ thống tư duy nào không chịu được những câu hỏi chất vấn hoặc những thách thức đối với niềm tin của nó thì đều không phải là khoa học gì hết.

Để giải trí và khảo sát tỉ mỉ, bạn có thể nêu lên những câu hỏi sau đây, nhằm chất vấn những người theo chủ nghĩa duy khoa học và nhanh chóng bóc trần niềm tin sai lầm của họ:

  • Có vaccine nào không an toàn không? Phải chăng mọi vaccine đều hiển nhiên an toàn theo định nghĩa?
  • Bạn có đánh con chó của bạn không? Nếu động vật không có linh hồn và không có ý thức, thì liệu bạn có đồng ý rằng sẽ chẳng có hệ lụy gì về đạo đức khi tra tấn cá heo và voi không? Còn động vật linh trưởng thì sao? Mèo? Người hàng xóm?
  • Nếu ý chí tự do không tồn tại, thì không ai có thể chịu trách nhiệm về hành động của họ. Tất cả các hành động, theo định nghĩa, là “tự động” và không có lỗi của người đó bởi vì không có sự lựa chọn nào trong một bộ não vô ý thức. Nếu bạn tin điều này, bạn có còn ủng hộ việc giải phóng tất cả những kẻ giết người và kẻ hiếp dâm khỏi nhà tù vì họ không chịu trách nhiệm về hành động của họ không? Mục đích của hình phạt là gì nếu bọn tội phạm bạo lực không có “lựa chọn” vì họ không có ý chí tự do?
  • Nếu bộ gene người không có đủ thông tin để mô tả một dạng người hoàn chỉnh, thì sự thừa kế di truyền thuần túy cơ học là như thế nào?
  • Nếu ý thức là một ảo giác, bởi cơ chế gì mà bộ não tạo ra ảo giác này? Và vì mục đích gì? Lợi thế tiến hóa nào có thể phục vụ được điều này nếu “ảo giác về ý thức” không thể có bất kỳ tác động “thực tế” nào đối với hành vi? Theo định nghĩa, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải những chức năng vô dụng của bộ não. Vậy làm thế nào mà ý thức cứ tồn tại vô cùng lâu dài như vậy?
  • Nếu chọn lọc tự nhiên chỉ có thể hoạt động trên các dạng sống đã tồn tại từ trước, vậy sự sống đầu tiên đến từ đâu? Nó phát sinh như thế nào? (Phải chăng do ma thuật?)
  • Cái gì gây ra Big Bang? Nếu không có gì gây ra nó, làm thế nào để bạn giải thích một vũ trụ được chi phối bởi “những định luật” mà bản thân nó xuất hiện không theo định luật nào cả?
  • Nếu các định luật của vũ trụ xuất hiện trong quá trình Big Bang, và nếu các vũ trụ song song khác có thể có các hằng số khác điều chỉnh sự thay đổi của các định luật vật lý mà chúng ta biết và hiểu, thì vũ trụ của chúng ta làm thế nào mà “nhớ” được những định luật đã được lựa chọn của nó? Hằng số vật lý có thể thay đổi không? Tốc độ ánh sáng có thể thay đổi không? Phải chăng nó biến đổi trong một mô hình lặp lại?

… vân vân và vân vân. Những câu hỏi như thế này là một cách đơn giản để vạch trần những người tin vào chủ nghĩa duy khoa học là những người có trình độ tư duy kém cỏi.

  1. Đã đến lúc hạ bệ các Linh mục cao cấp của Chủ nghĩa duy khoa học

Nếu chúng ta muốn tiến lên phía trước như là một nền văn minh, chúng ta phải hạ bệ các linh mục cao cấp của chủ nghĩa tôn thờ khoa học và trở lại một quá trình khoa học thực sự, nơi những câu hỏi được hoan nghênh, sự khiêm tốn được phục hồi, và tinh thần khám phá không kiêu ngạo thống trị trên hết.

Đây là quá trình tôi đang nắm giữ ở Natural News, và đó là lý do tại sao hàng triệu độc giả khắp thế giới đang chuyển sang Natural News thay vì đọc các ấn bản khoa học kiêu ngạo như Scientific American, một tạp chí theo chủ nghĩa duy khoa học dựa trên đức tin hiện nay hoạt động không chỉ là một công ty bán hàng tuyên truyền “kinh thánh của chủ nghĩa duy khoa học” cho các tín đồ của họ. Bất kỳ ấn phẩm nào nói rằng mọi người không nên biết những gì nằm trong thực phẩm của họ (dán nhãn GMO)[1] tất nhiên là không mang tinh thần khoa học thực sự bởi vì khoa học thực sự là sự theo đuổi tri thức, chứ không phải là sự chôn vùi các sự kiện vì lợi ích của công ty. Không có khoa học hợp pháp nào muốn từ chối sự hiểu biết của công chúng.

“Khoa học” hiện đại ngày này đang bị thách đố bởi mâu thuẫn khổng lồ và những lỗ hổng tri thức. Phần lớn những người tôn thờ kiểu “khoa học” này tự xác định mình như những robots sinh học vô tri vô nghĩa, sống cuộc đời vô mục đích. Tất cả họ đều tin rằng giết người, hãm hiếp và thậm chí lạm dụng tình dục trẻ em cũng không có bất kể hệ lụy đạo đức nào vì không ai chịu trách nhiệm về những hành động của chính họ, bởi vì ý chí tự do là “ảo giác” như họ từng giải thích. Đạo đức của Jerry Sandusky[2] được xem như tương đương với đạo đức của Mẹ Theresa[3].

Những người theo chủ nghĩa duy khoa học này sẽ không bao giờ thừa nhận bất kỳ một khoảng trống nào trong kiến thức của họ, vì họ tin rằng họ có tài năng trời phú không thể chối cãi được và không thể bị chất vấn và không bao giờ cần phải thẩm định. Không cần phải có bằng chứng nào để hỗ trợ cho những niềm tin cốt lõi của họ như “thủy ngân trám răng là vô hại” hoặc “hóa học trị liệu cứu sống con người”. Tất cả các tuyên bố của các công ty dược phẩm, các công ty công nghệ sinh học và các công ty hóa chất được tự động chấp nhận như là Lời của Đức Chúa Trời vì họ là những người biết tất cả, toàn năng và không bao giờ bị thẩm vấn.

Để thành công như là một nền văn minh, chúng ta phải cùng nhìn nhận sự sai lầm của hệ thống niềm tin sai lầm dựa trên đức tin này và trở lại với một quá trình khám phá chân thực vượt qua những thất bại của khoa học hiện đại.

Và thậm chí đừng bắt tôi phải chứng kiến sự nổi lên của những tên robot giết người và trí thông minh nhân tạo. Đó là một trường hợp khác, khi mà sự kiêu ngạo và ảo tưởng về khoa học hiện đại có thể dẫn đến sự tàn phá nhân loại vĩnh viễn.

BÌNH LUẬN của PVHg’s Home

Bình luận (BL) 1: Mike Adams hoàn toàn đúng khi nói rằng thuyết tiến hóa không có cách nào giải thích nguồn gốc sự sống, ngoài NIỀM TIN cho rằng sự sống đầu tiên ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Mọi nỗ lực chứng minh niềm tin này trong khoảng 150 năm qua kể từ ngày Darwin nêu lên  giả thuyết “Cái ao nhỏ ấm áp” đến nay đều THẤT BẠI thảm hại.

Tuy nhiên, tôi không tán thành quan điểm của Mike Adams khi ông cho rằng “chọn lọc tự nhiên” vẫn đang tác động lên sự sống, vì theo tôi, bản thân khái niệm “chọn lọc tự nhiên” (natural selection) là một KHÁI NIỀM MÙ MỜ ĐẦY MÂU THUẪN. Thật vậy, sự “chọn lọc” ─ sự phân biệt cái có lợi với cái bất lợi để lấy cái có lợi và loại bỏ cái bất lợi ─ phải là một hành vi của một chủ thế có trí tuệ thông minh, hoặc một chủ thể có ý thức. Vậy ai là chủ thể của hành vi “chọn lọc”? Nếu hành vi này thuộc về tự nhiên thì tự nhiên phải có trí tuệ thông minh. Nếu tự nhiên chỉ là một tập hợp vật chất vô tri vô giác thì làm sao nó có thể có ý thức để chọn lọc? Vậy bắt buộc tự nhiên phải có ý thức. Nếu tự nhiên là một chủ thế có ý thức để điều khiển sự sống thì tự nhiên ấy chính là Nhà Thiết kế Thông minh, điều này trái với Thuyết tiến hóa (một lý thuyết không thừa nhận bất cứ sự can thiệp của một lực lượng siêu hình nào). Tóm lại, khái niệm “chọn lọc tự nhiên” mâu thuẫn với nền tảng tư tưởng của Thuyết tiến hóa.

BL 2: Lord Kelvin, tác giả của Định luât 2 của nhiệt động lực học, từ lâu đã khẳng định rằng tham vọng chứng minh nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa vượt quá khả năng của các khoa học động lực (tức khoa học tự nhiên). Nói cách khác, khoa học tự nhiên không thể chứng minh nguồn gốc sự sống được. Định luật Tạo sinh (Biogenesis) do Louis Pasteur khám phá năm 1862 khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống, do đó nó tự động bác bỏ giả thuyết “Phi Tạo sinh” (Abiogenesis), tức lý thuyết nguồn gốc sự sống của Thuyết tiến hóa ─ lý thuyết cho rằng sự sống ra đời một cách ngẫu nhiên tình cờ từ vật chất không sống. Định lý Gödel cũng cho thấy mọi tham vọng chứng minh nguồn gốc của các hệ vũ trụ đều là không tưởng. Vì thế, cái gọi là “Abiogenesis” của Thuyết tiến hóa thực chất là phản khoa học, và trên thực tế nó là một giả thuyết thuần túy dựa trên NIỀM TIN của các nhà tiến hóa vào những tiên đoán viển vông của Darwin, tương tự như tín đồ của các tôn giáo tin vào Giáo chủ của họ. Nhưng đức tin của các nhà tiến hóa là chuyện nực cười và mâu thuẫn, bởi vì chính họ bác bỏ mọi niềm tin tôn giáo.

BL 3: Thí nghiệm duy nhất từng được quảng cáo rùm beng một thời như một thắng lợi vĩ đại của lý thuyết nguồn gốc sự sống là thí nghiệm Urey-Miller năm 1953. Nhưng chẳng bao lâu sau, trò quảng cáo này đã tự động tắt ngấm, vì các acid amin do Miller chế tạo ra không phải là acid amin cần cho sự sống. Nếu thí nghiệm Miller thực sự chế tạo ra sự sống, ắt nó đã đoạt Giải Nobel sinh học, vì vấn đề nguồn gốc sự sống là một trong những câu hỏi triết học khó nhất và lớn nhất. Ai trả lời được đều xứng đáng đoạt bất cứ giải thưởng khoa học nào mà con người có thể có. Các chất hóa học do Miller chế tạo ra không tuân thủ Định luật Bất đối xứng của sự sống do Pasteur khám phá năm 1848. Định luật này chỉ ra rằng mọi phân tử của sự sống đều bất đối xứng, hầu hết thuận tay trái. Trong khi đó các acid amin của Miller đều xuất hiện đối xứng theo xác suất cân băng trái phải với tỷ lệ 50-50. Các phản ứng sinh hóa không thể tạo ra phân tử chỉ thuận tay trái. Tồn tại một lực hoặc một chương trình hướng dẫn bí hiểm nào đó buộc các phân tử của sự sống xuất hiện bất đối xứng thuận tay trái. Đó là cái mà Mike Adams nói là “phép lạ thần thông” nào đó tạo ra sự sống”. Sai lầm của các nhà tiến hóa nói riêng và của “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” nói chung là ở chỗ không thừa nhận những gì họ không nhìn thấy, và do đó muốn giải thích mọi sự kiện thông qua những tương tác vật chất thuần túy. Vì thế họ hoàn toàn bất lực trong việc giải thích những hiện tượng bí hiểm bên ngoài thế giới vật chất.

BL 4: Trong mục 3 Mike Adams bắt đầu đề cập đến vấn đề ý thức và tâm linh. Ông muốn nhấn mạnh đến sai lầm của “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” trong việc không thừa nhận sự hiện hữu của ý thức như một hiện thực tồn tại khách quan phi vật chất. Từ đó dẫn tới những hệ lụy vô cùng đáng tiếc, đặc biệt là sự suy đồi đạo đức của con người

BL 5: Quả thật các nhà tiến hóa không có khả năng nhận ra sai lầm của họ. Có hai nguyên nhân. Một, sự vô minh. Hai, họ đã chót thờ phụng một tín điều và trung thành với tín điều đó còn hơn cả những “thánh tử đạo” ─ họ coi sự tiến hóa là một sự thật hiển nhiên, bất chấp việc không có bằng chứng thực tế trong hơn 150 năm qua. Tạp chí National Geographic còn trơ trẽn tuyên bố bằng chứng tiến hóa có mặt ở khắp nơi. Thực ra cái mà họ khoe khoang toàn là những biến đổi trong loài, mà họ gọi bằng một thuật ngữ đánh lận con đen là “vi tiến hóa” (micro-evolution). Nhiều nhà tiến hóa không ngần ngại tạo ra bằng chứng giả mạo để lừa đảo mọi người, cốt để bảo vệ “đức tin” của mình. Tại sao họ như thế? Mike Adams nói do họ kiêu ngạo, nhưng theo tôi, còn có một lý do khác, đó là sự vô minh. Một khi đã vô minh thì người ta có thể làm tất cả những gì mà một người có tâm trí lành mạnh không thể tưởng tượng nổi. Chẳng hạn, làm sao có thể tưởng tượng những người được coi là nhà khoa học mà có thể ăn ngon ngủ yên khi làm những việc lừa đảo cả thế giới: hàng loạt vụ lừa đảo của thuyết tiến hóa đã được phơi bày. Nhưng điều kỳ lạ là các nhà tiến hóa tảng lờ những sự thật này. Liệu có nhà tiến hóa nào có thể trả lời câu hỏi: nếu thuyết tiến hóa có bằng chứng thì tại sao phải làm bằng chứng giả mạo? Lương tâm nhà khoa học để đâu? Những ai thích bênh vực Thuyết tiến hóa xin hãy bình tâm nhìn vào sự thật: hàng loạt các vụ giả mạo và lừa dối về hóa thạch của Thuyết tiến hóa đã và đang bị vạch trần. Xin đừng tranh luận, hãy hỏi lương tâm của chính mình, rằng đứng trước sự gian lận, một con người trung thực nên có thái độ như thế nào. Cái gì thúc đẩy nhiều nhà tiến hóa gian lận và lừa dối nhân loại? Câu trả lời: Vì kho bằng chứng của Thuyết tiến hóa RỖNG TUẾCH! Nếu không có bằng chứng thì Thuyết tiến hóa sẽ sụp đổ. Vì thế, việc giả mạo bằng chứng là một nhu cầu sống còn của nhiều nhà tiến hóa. Thực tế họ đã rất thành công trong việc lừa dối này: “Người vượn Piltdown” đã lừa được cả thế giới trong 41 năm trời! 500 luận án tiến sĩ về tiến hóa đã lấy “Người Piltdown” làm đề tài (làm hoen ố bằng tiến sĩ)! Đặc biệt, nhờ bằng “Người Piltdown”, Thuyết tiến hóa đã thắng lớn trong vụ kiện John Scopes! Xin đừng tranh luận, hãy dành thì giờ để tìm hiểu xem Tạp chí National Geographic đã bao nhiêu lần công bố bằng chứng giả mạo của thuyết tiến hóa? Tại sao những vụ gian lận và lừa đảo về tiến hóa không được công bố rộng rãi cho mọi người biết? Vì thế, các nhà tiến hóa không chỉ kiêu ngạo như Mike Adams nhận xét, mà còn vô minh

BL 6: Một lần nữa Mike Adams đề cập đến vấn đề ý thức và ông cho biết các nhà khoa học theo “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” không thừa nhận ý thức như một hiện thực tồn tại khách quan. Họ coi ý thức chỉ là một ảo giác, chứ không phải một hiện thực. Thực ra những nhà khoa học này không có lựa chọn nào khác, một khi đã trở thành tín đồ của “tôn giáo khoa học”. Bởi lẽ nếu họ thừa nhận ý thức là một hiện thực khách quan thì bắt buộc phải chứng minh ý thức là một dạng vật chất nào đó, nếu không thì ý thức phải là một hiện thực phi vật chất. Họ biết rõ rằng không thể chứng minh ý thức là vật chất, do đó buộc phải thừa nhận ý thức là một hiện thực phi vật chất. Lập tức suy ra rằng vũ trụ không chỉ có vật chất, mà còn có phi vật chất. Nhưng đến đây, khoa học tự nó mâu thuẫn với nó, bởi ngay từ đầu, khoa học đã tự phụ cho rằng vũ trụ chỉ có vật chất, ngoài vật chất không có bất cứ cái gì là phi vật chất. Tóm lại, chính khoa học hiện đại đã tự đưa mình đến bế tắc. Chỉ có thể vượt qua bế tắc này bằng cách thay đổi thế giới quan. Định nghĩa lại khoa học là gì, đồng thời xem xét lại thế giới quan khoa học. Thực tế Lý thuyết Thông tin đã đưa “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” đến ngã ba đường, bởi vì lý thuyết này khẳng định thông tin không phải vật chất hoặc năng lượng. “Nếu không thừa nhận điều này thì không thể tồn tại trong thế giới ngày nay” (Nobert Wiener). Lý thuyết Thông tin buộc khoa học phải đưa ra những mô hình mới về vũ trụ.

Để cho tiện, ký hiệu: U = vũ trụ (universe); M = vật chất có khối lượng (mass, matter); E = năng lượng (energy); I = thông tin (information); Rm = hiện thực vật chất (material reality); Rum = hiện thực phi vật chất (unmaterial reality); x = cái chưa biết (unknown). Chúng ta sẽ có:

BL 7: Tôi học được từ bài báo của Mike Adams một số tri thức khoa học rất bổ ích: Không phải loại vaccine nào cũng tuyệt đối an toàn. Không có một chất liệu nào chứa thủy ngân có thể tuyến bố không độc hại, bất kể lượng thủy ngân là bao nhiêu.

Những kết luận đó cũng tương tự như không có một chương trình computer nào là hoàn hảo, không thể đoán trước một chương trình computer sẽ chạy mãi mãi hay bỗng nhiện bị dừng (Sự cố dừng do Alan Turing khám phá năm 1936). Tất cả những kết luận đó đều là biểu hiện của Định lý Bất toàn do Kurt Gödel chứng minh năm 1931.

Nhiều nhà vật lý và nhà sinh học có lẽ vì không biết Định lý Gödel nên mới cố gắng giải thích nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc sự sống. Nếu thấm nhuần Định lý Gödel thì có lẽ họ đã từ bỏ những tham vọng đó từ lâu, vì định lý này chỉ ra rằng không có một hệ logic nào có thể chứng minh nguyên lý đầu tiên của nó. Theo Gödel, muốn hiểu rõ hơn về hệ tiên đề của một hệ logic, phải đi ra bên ngoài hệ logic đó. Suy rộng ra, không thể giải thích được nguồn gốc của bất kỳ một hệ thống vũ trụ nào, bởi vì chúng ta và các lý thuyết của chúng ta luôn luôn nằm bên trong các hệ thống vũ trụ ấy. Không có cách nào để chúng ta có thể đi ra bên ngoài vũ trụ hoặc bên ngoài sự sống để nhìn vào vũ trụ hoặc nhìn vào sự sống từ bên ngoài.

“Chủ nghĩa tôn thờ khoa học” (Scientism) tự nó chứng tỏ rằng nó thiếu hiểu biết về Định lý Gödel. Nếu biết định lý này, con người sẽ khiêm tốn và từ bỏ thói tự phụ cho rằng khoa học sẽ có thể biết hết mọi thứ. Đơn giản vì Định lý Gödel chỉ ra rằng tư duy logic, tư duy duy lý có giới hạn. Chính Gödel tuyên bố: “Giải thích mọi thứ là bất khả” (To explain everything is impossible). Còn Blaise Pascal từ thế kỷ 17 đã nói: “Chức năng tối cao của lý lẽ là chỉ ra cho con người thấy rằng có một số thứ nằm ở phía bên kia tầm với của lý lẽ” (The supreme function of reason is to show man that some things are beyond reason). Vì thế “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” thực ra một chủ nghĩa kém hiểu biết. Ấy thế mà nó lại tự phụ cho mình là hiểu biết nhất. Thật là lố bịch hết chỗ nói.

BL 8: Muốn khôn ngoan hiểu biết để tiến lên, con người không thể không chịu khó học hỏi những bài học sâu sắc về triết học nhận thức rút ra từ lịch sử, bởi “Toàn bộ lịch sử cuộc sống của nhân loại là cuộc đấu tranh giữa sự khôn sáng minh triết với cái vô minh”, như Philip Pullman, một nhà văn nổi tiếng người Anh, đã tổng kết.

Một trong những tấm gương khôn sáng điển hình là Albert Einstein. Ấy vậy mà cậu sinh viên Einstein ngày xưa ở Đại học Bách khoa Zurich, Thụy Sĩ, từng bị điểm 1 môn vật lý, với lời phê của thầy giáo: “Không có khả năng vật lý, nên chọn một ngành nghề khác không cần vật lý”. Cậu cũng từng bị thầy dạy toán là Hermann Minkowski gọi là “con chó lười biếng” (a lazy dog). Năm 1905, Einstein công bố Thuyết tương đối hẹp làm cả thế giới phải sửng sốt ngạc nhiên và thán phục trước những tư tưởng mới lạ đảo lộn thế giới quan khoa học. Riêng Minkowski không tin tác giả của lý thuyết vật lý mới mẻ này chính là “con chó lười biếng” mà ông đã từng mắng mỏ trước đây…

Ngược lại, có nhiều học trò luôn được điểm 10, mang tiếng học sinh giỏi, thậm chí xuất sắc, sau này có đủ các bảng vàng, danh hiệu, giáo sư, tiến sĩ,… nhưng thực ra chỉ giỏi “tụng kinh niệm phật”, thuộc lòng kinh kệ sách vở, cả đời không hề có một lúc nào dám “thanh thản nói ra ý kiến đi chệch khỏi định kiến của chung quanh… thậm chí không đủ sức có được những ý kiến như thế”[4]. Cổ học gọi đám trí thức này là “hủ nho”. Hủ nho thời nào cũng có, thậm chí bây giờ còn đông hơn ngày xưa. Đặc điểm nổi bật của đám hủ nho là ghen tị, đố kị, sợ người có tài, sợ sự thật. Họ thường nhảy dựng lên mỗi khi nghe thấy ý kiến phê phán những kinh kệ mà họ tôn thờ. Thật tội nghiệp, vì Mike Adams gọi họ là những “incompetent thinkers” (những kẻ suy nghĩ bất tài).

Đám hủ nho trên thế giới ngày nay, không ai bảo ai, đều tự động đứng dưới ngọn cờ của “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” (Scientism) ─ một trào lưu hoặc một xu hướng tư tưởng tôn thờ khoa học như chúa tể trong thế giới nhận thức, coi khoa học là vạn năng (có thể giải thích được mọi điều) và cái gì không được khoa học thừa nhận thì không đáng tin cậy,… Chủ nghĩa này có thể gọi bằng những cái tên khác như “chủ nghĩa duy khoa học”, “thuyết khoa học vạn năng”, hay thậm chí là “tôn giáo khoa học”.

Chủ nghĩa này đang ngày càng trở thành một vật cản to lớn của chính khoa học, và đó là lý do để Mike Adams lên tiếng phê phán gay gắt. Ông là một nhà khoa học nhiệt thành trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe tự nhiên cho con người, cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Muốn cho tinh thần khỏe khoắn, phải làm cho tinh thần sạch sẽ, triệt tiêu những căn bệnh thâm căn cố đế đã ăn vào lục phủ ngũ tạng, mà “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” chính là một căn bệnh như thế.

Mike Adams đã làm rất nhiều để lột trần bộ mặt phản khoa học của căn bệnh có cái nhãn mác khoa học này. Ông nêu lên hàng loạt câu hỏi chất vấn, từ Thuyết tiến hóa cho đến Lý thuyết Big Bang, vấn đề Ý thức, và nhiều vấn đề hóc búa khác nữa, mà ông biết các tín đồ của “tôn giáo khoa học” không thể trả lời được. Qua đó ông muốn cảnh tỉnh sự dốt nát của họ và khuyên họ hãy từ bỏ thói tự phụ lố bịch và khiêm tốn lắng nghe sự thật, như thế khoa học mới vượt qua được những rào cản hiện nay để phát triển.

Lý thuyết Big Bang ra đời trong thế kỷ 20 như một hệ quả suy diễn logic trực tiếp từ các phương trình toán học trong Thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Được hỗ trợ bởi những quan sát thiên văn của Edwin Hubble, Lý thuyết Big Bang chỉ ra rằng vũ trụ ắt phải xuất phát từ một điểm vật chất ban đầu ─ điểm vật chất cô đặc ở mức lạ thường với kích thước bằng zero, được gọi là điểm kỳ dị. Một vụ nổ lớn đã xảy ra làm cho điểm kỳ dị dãn nở đột ngột (lạm phát), rồi dãn nở dần dần thành vũ trụ ngày nay. Mọi chứng minh toán học của lý thuyết Big Bang là không thể chối cãi được. Các quan sát thiên văn vật lý trong một thế kỷ qua đã và đang cung cấp nhiều bằng chứng ủng hộ Lý thuyết Big Bang. Đó là lý do để lý thuyết này được hầu hết các nhà toán học và vật lý ủng hộ. Bản thân Einstein đã chứng kiến buổi báo cáo đầu tiên của lý thuyết này do George Lemaître trình bày, và Einstein tán thưởng đến mức cho rằng đấy là một lý thuyết có ý nghĩa nhất kể từ khi Thuyết tương đối tổng quát của ông tìm thấy những ứng dụng thực tế. Murray Gell-Mann, một trong những nhà vật lý lớn nhất giữa thế kỷ 20, ca ngợi Lý thuyết Big Bang như cuộc trường chinh vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học… Rất khó để bác bỏ những lập luận khoa học của lý thuyết này, vốn dựa trên logic toán học chứng minh chặt chẽ đồng thời được nhiều quan sát vật lý xác nhận. Nhưng chính tại chỗ khoa học đạt tới đỉnh cao nhất này, nó gặp phải một NAN ĐỀ lớn, gọi là “Nan đề Sáng thế” (Genesis Problem)[5]

Đến đây, Lý thuyết Big Bang bế tắc và không thể tiến thêm một bước nào nữa, bởi không thể nào giải thích được nguồn gốc của điểm kỳ dị và nguồn gốc của Big Bang (vụ nổ lớn). Điểm kỳ dị ấy từ đâu mà ra? Ai hoặc cái gì kích hoạt nó để xảy ra vụ nổ lớn? Chắc chắn khoa học không bao giờ có thể trả lời được những câu hỏi này ─ những câu hỏi thuộc về bản thể luận đã có từ lâu đời trong triết học nhận thức ─ trừ khi nó thừa nhận một lực lượng siêu nhiên hoặc một tác động siêu nhiên nào đó là nguyên nhân của điểm kỳ dị và Big Bang. Nhưng như thế là từ bỏ chính bản thân khoa học, bởi khoa học xưa nay bác bỏ bất kể cái gì siêu nhiên, bất kể cái gì mà nó không thể tiếp cận hoặc không thể chứng minh.

Vậy một là chấp nhận bế tắc; hai là chấp nhận thỏa hiệp với thần học. Tại đây Robert Jastrow, một nhà khoa học của NASA, nhận xét hóm hỉnh: “Đối với nhà khoa học sống bằng niềm tin vào lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như một giấc mơ buồn. Anh ta đã leo lên ngọn núi vô minh; sắp chinh phục được đỉnh cao nhất; nhưng khi trèo lên tảng đá cuối cùng, anh ta lại được chào đón bởi một nhóm các nhà thần học đã ngồi ở đó từ hàng thế kỷ nay”…

Tình trạng bế tắc tương tự cũng xảy ra trong Lý thuyết về nguồn gốc sự sống của Thuyết tiến hóa. Lý thuyết này được gọi là “Abiogenesis” (lý thuyết phi tạo sinh), vì nó chống lại Định luật Tạo sinh (Biogenesis) do Louis Pasteur khám phá năm 1862. Lý thuyết phi tạo sinh đưa ra hàng đống giả thuyết nhằm chứng minh rằng sự sống ra đời một cách tự phát và ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Nhưng sau khoảng 150 năm đã trôi qua kể từ ngày Darwin nêu lên giả thuyết về “cái ao nhỏ ấm áp” (a warm little pond) ─ “cụ tổ” của “Abiogenesis” ─ tất cả mọi thí nghiệm của lý thuyết này đều thất bại thảm hại, nhưng các nhà tiến hóa vẫn một mực khư khư ôm lấy cái lý thuyết dựa trên “đức tin tôn giáo” của họ. Hơn ai hết và hơn bao giờ hết, Thuyết tiến hóa chính là một thứ “kinh thánh” của những tín đồ theo “chủ nghĩa tôn thờ khoa học”!

Tóm lại, khoa học hiện đại, như Mike Adams chỉ ra trong bài báo của ông, đã và đang dẫn khoa học tới NIỀM TIN vào sự xuất hiện ngẫu nhiên của những vật chất ban đầu mà không thể nào kiểm chứng được. Nói cách khác, khoa học rốt cuộc cũng phải dựa vào ĐỨC TIN, chẳng khác gì những tôn giáo mà chính khoa học đã tự phụ bác bỏ. Đó là những mâu thuẫn khổng lồ trong tư duy ‘khoa học” mà Mike Adams vạch trần không thương tiếc trong bài báo của ông, để rồi kết luận rằng đã đến lúc phải hạ bệ các “linh mục cao cấp” của thứ tôn giáo đó, trả lại cho khoa tọc tinh thần khoa học đúng nghĩa ─ đó là tôn trọng sự thật khách quan, biết lắng nghe mọi ý kiến trình bày sự thật, lấy thực tế làm thước đo chân lý. Đó mới là con đường mở ra tương lai cho khoa học tiếp tục tiến lên.

 

PVHg, Sydney 10/02/2018

[1] Đoạn này là một lối nói bóng bẩy ám chỉ những người theo chủ nghĩa tôn sùng khoa học (mà Scientific American là một đại biểu) không muốn mọi người biết những lỗ hổng trong lập luận khoa học của họ, và cách ứng xử đó trái với tinh thần khoa học thực sự.

[2] Một tội phạm nổi tiếng.

[3] Một vị thánh Công giáo nổi tiếng đạo đức.

[4] Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, NXB Tri Thức, 2007, trang 210.

[5] https://viethungpham.com/2013/11/13/nan-de-sang-the-genesis-problem/

17 thoughts on “Huge Contradictions in Scientific Thinking / Mâu thuẫn khổng lồ trong tư duy khoa học

  1. Ts cho cháu hỏi một cái này được không.
    Nói thật cháu rối lắm không biết nên tin vào đâu cháu muốn tin vào tâm linh vào kiếp sau nhưng lại cảm thấy không vững chãi vì khoa học phủ nhận nó, có cận tâm lý học nhưng nó cũng bị phủ nhận bởi khoa học chính thống, nói thật cháu rất sợ chủ nghĩa hư vô sợ bản thân chỉ là cái máy sợ rằng chết là hết.
    Vậy rốt Cuộc có thể có một cơ sở nào để cho cháu thấy một niềm tin vững vàng không.

    Đã thích bởi 1 người

    • Trả lời cháu Số 22,
      1/Về bài báo Hawking tin vào Chúa, bác cũng không có thêm thông tin gì khác ngoài bài báo đã nói. Bác cũng đã nghi ngờ thông tin đó không xác thực, nhưng bài báo đó vẫn tồn tại trên mạng, không bị dỡ bỏ, tức là không bị Hawking hoặc ai khác kiện cáo là vu khống. Xã hội Tây phương tuy tự do nhưng pháp luật rõ ràng. Vu khống bị coi là một tội. Thực ra bác đã dỡ bỏ tin đó, nhưng có độc giả (một nhà giáo dục) đề nghị cứ đăng, vì thông tin đó vẫn tồn tại trên thế giới.
      2/Cháu muốn tin vào tâm linh nhưng lại sợ vì thấy khoa học bác bỏ. Vậy bác trả lời: Về tâm linh, khoa học không biết gì hơn bản thân cháu. Ai nói khoa học đã chứng minh để bác bỏ tâm linh là nói LÁO. Tất nhiên vì thế giới tâm linh là nơi chúng ta không trực tiếp chứng kiến nên chúng ta không thể khẳng định điều gì ngoài niềm tin của mình thông qua những trải nghiệm cá nhân, và thông qua những người có uy tín đạo đức và trí tuệ. Vậy để tìm hiểu vấn đề tâm linh, đòi hỏi cháu phải học trải nghiệm và lắng nghe những người cháu tin. Sự trải nghiệm thường đòi hỏi thời gian, nhưng cũng có trường hợp đến rất nhanh, tùy từng người. Những nhà bác học vĩ đại nhất và đạo đức nhất như Blaise Pascal, Louis Pasteur, Kurt Gödel,… đều tin vào tâm linh đấy. Chúc cháu may mắn. PVHg.

      Thích

      • Con nghĩ hawking thực sự là một anh hùng nhưng do quá vội vàng nên đôi khi cũng sai, vì tin niềm tin rằng không có ý thức chủ quang nên khi nói đến Ai ông sẽ cho rằng nó có thể hủy diệt thế giới vì ông chỉ nghĩ con người giống máy nhưng là một người đang học lập trình Ai thì con biết khá rõ là robot không có được cái khả năng tự ý thức viễn tưởng như phim mà ông hawking nói, nhiều khi ông vẫn có sai vì đó không phải chuyên ngành của ông nhưng ông là một nhà khoa học lớn lời nói của ông rất có sức nặng nên dễ gây ra một hệ tư tưởng.
        Video ki trên ted talk đã cho thấy một sự khủng hoảng nhẹ về cách hiểu biết ý thức là gì của các nhà duy vật.

        Đã thích bởi 1 người

      • Số 22 thân mến,
        Cám ơn con rất nhiều vì video. Bác sẽ công bố video này trên PVHg’s Home kèm theo những comments cần thiết. Đó không phải là một cuộc “khủng hoảng nhẹ” của các nhà khoa học duy vật nữa, mà là khủng hoảng NẶNG đấy con à, bởi nó đưa các nhà duy vật đến chỗ bế tắc! Nó THÁCH THỨC các nhà khoa học duy vật có giỏi thì giải thích đi, nhưng làm sao giải thích được? Và chắc chắn sẽ phải đi tới cuộc cách mạng về nhận thức rằng reality consists not only of material, but of non-material, and it’s the end of materialism. That’s why Kurt Gödel, with his very sensible intuition, said long ago that materialism is wrong!
        Còn Stephen Hawking, đúng là một anh hùng. Bác thích ông này ở cái tinh thần thẳng thắn nói sự thật, mặc dù có nhiều nhận định của ông sai.
        Bác tán thành với con rằng robots are never as intelligent as human, but to do against human, they do not need to be as intelligent as human. If a robot can kill the engineer who has created it, it is not because of the robot’s intelligent, but because of the engineer himself. Hawking warns us that, and in this case, he is reasonable! PVHg

        Thích

      • Nhưng con có một thắc mắc về video
        m.genk.vn/nha-vat-ly-hoc-nguoi-anh-dung-may-gia-toc-hat-lon-de-chung-minh-ma-khong-he-ton-tai-20170225123124982.chn
        Nó kêu rằng ông này đã chứng minh rằng không tồn tại linh hồn qua máy gia tốc và luật vật lý, nói thật nó làm con hoang mang gần đây con bị ám ảnh bởi nỗi sợ mất đi người thân và nỗi sợ cái chết.

        Thích

      • Số 22 thân mến,
        Qua ý kiến của con, bác đoán con còn rất ít tuổi, vì ý kiến của con cho thấy con còn ngây thơ quá. Cũng qua ý kiến này, bác thấy internet thật là nguy hiểm, bởi bên cạnh những thông tin bổ ích, nó cũng đầy rẫy thông tin sai lạc, bệnh hoạn, ngu xuẩn. Bài báo mà con dẫn là một bài báo thuộc loại đó. Vì còn còn quá ngây thơ nên mới bị bài báo đó làm cho lo lắng, sợ hãi.
        Trong khi con chưa đủ bản lĩnh để làm chủ tình huống, con hãy tin vào một người nào đó mà con thấy người ấy rất giỏi và rất đạo đức. Hãy nghe lời khuyên của người ấy. Thí dụ, đối với bác, Louis Pasteur là một người như thế.
        Vì con đã hỏi ý kiến bác, nên bác trả lời rằng trong giới khoa học có rất nhiều kẻ ngu xuẩn và vô đạo đức. Cái ông khoa học mà bài báo đó nói, theo bác, chắc chắn là một gã ngu xuẩn, vì “ma” là một khải niệm 100% phi vật chất! Máy gia tốc dù có sức mạnh lớn đến mấy cũng chỉ có tác dụng trong thế giới vật chất. Hắn ta dùng máy gia tốc để kết luận không có “ma” thì suy ra một trong 2 khả năng sau đây:
        1/ Hắn là một gã ngu, không hiểu gì về triết học (không phân biệt được cái gì là vật chất, cái gì là phi vật chất), và khoa học chỉ có giới hạn đến đâu.
        2/ Hắn là một gã bịp bợm. Thích dùng khoa học, kỹ thuật để lòe bịp thiên hạ, vì thiên hạ ngày nay rất dại dột, cứ nghe nói cái gì là khoa học thì cứ thế nhắm mắt mà tin, mà không biết rằng khoa học đầy rẫy cái sai và cái dốt nát, bịp bợm.
        Vậy con đừng có lo lắng nữa nhé. Chúc con may mắn. PVHg

        Thích

      • Một kiểu ví dụ là phim Avatar, một con người điều khiển một cơ thể của người hành tinh Pandora để bạn thấy thí nghiệm này khập khiển như thế nào.

        Thích

  2. Ôi bài báo thật hoành tráng, rất bổ ích và lý thú, cho thấy chủ nghĩa tôn thờ khoa học thật vô lý kệch cỡm ! Chủ nghĩa này cho rằng mọi thứ phải dựa vào khoa học mới được coi là tiêu chuẩn để thẩm định xem nó đúng hay là sai. Nhưng thật là nực cười bởi vì chính khoa học còn chưa thể trả lời được những câu hỏi về nguồn gốc sự sống hay nguồn gốc vũ trụ và nhiều câu hỏi khác nữa như vấn đề ý thức mà bác Hưng đã nói… Vậy tại sao mấy ông khoa học lại luôn tin rằng chỉ có khoa học mới đúng đắn một cách hoàn hảo nhất? Thực ra các ông chỉ là khoa học nửa mùa thôi . Những nhà khoa học thật sự giỏi giang thường lại không bảo thủ cứng nhắc như thế.
    Chú Hưng đã dịch một bài báo rất hay để cho mọi người hiểu được ra rằng khoa học cũng phải dựa vào niềm tin chứ không phải chỉ có tôn giáo, và cũng có những lý thuyết khoa học dựa trên những niềm tin không đáng tin cậy, cụ thể là thuyết tiến hóa, thế mà mấy ông tiến hóa lại thích lên mặt bác bỏ tôn giáo là không đáng tin . Ôi! trên đời này sao lại có những kiểu độc quyền trong tư duy như thế mà lại khoác cho mình danh hiệu khoa học mới được cơ chứ. Thật là lố bịch.
    Tác giả bài báo đặt vấn đề rất chính xác: Đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại cái bệnh tôn thờ khoa học như tôn giáo, bởi đó là niềm tin sai lầm, niềm tin của đám người kiến thức nửa vời, của những người vì bằng cấp và danh vọng không dám phản bác bất cứ điều gì nghe trái với khoa học. Cháu rất thích thú với những hình ảnh của mấy cuốn sách về tôn giáo Darwin. Hay quá, hóa ra thuyết tiến hóa cũng là một tôn giáo ! Từ nay cháu sẽ gọi thuyết tiến hóa là tôn giáo Darwin.
    Cảm ơn chú Hưng đã dịch một bài báo rất hay rất tuyệt vời đánh động đến lương tri của mọi người, đặc biệt là của các nhà khoa học chân chính!
    Cháu Bình Minh

    Thích

  3. Thật là kinh khủng. Rõ ràng là mọi con người, phàm đã được sinh ra trong thế giới này, đều phải bấu víu vào một cái gì đó trong sâu thẳm tâm hồn mình, do hoặc là được giáo dục bằng nhiều cách khác nhau bởi nhiều nền, nhiều kiểu giáo dục khác nhau, hoặc là tự trải nghiệm, hoặc (thông thường hơn cả) là bởi cả hai cách đó. Sự cuồng tín hóa bất kỳ một kiểu tư tưởng nào cũng chỉ dẫn con người, nhóm người, cộng đồng người đến những hành động phản nhân văn và suy cho cùng là phản lại chính sự tiến bộ của loài người.
    Sự cuồng tín đối với chủ nghĩa duy vật đã làm thế giới bị tổn thương đến thế nào, thì những người nghiên cứu đều đã hiểu rõ.
    Nhưng có một câu hỏi tôi nghĩ cũng quan trọng với phương pháp nhận thức không kém những câu hỏi khác, đó là: Phải chăng có sự dẫn dắt của Đấng sáng tạo rằng, loài người hãy trải qua đủ mọi cung bậc, mọi dạng thức của chính nhận thức của mình đi; và hãy có những cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức đó (như kiểu đấu tranh giữa phương pháp duy tâm và phương pháp duy vật bao đời nay vậy). Như thể rằng Đấng sáng tạo đang chơi một trò chơi với con người vậy. Thật kinh hãi.
    Bao giờ thì loài người mới có thể đí đến dung hợp nhiều phương pháp nhận thức lại thành một cách chung nhất được. Có lẽe là không thể cho đến khi loài người còn chưa bị diệt vong bởi tuổi hữu hạn của Trái đất này.

    Thích

  4. Có một câu nói hài hước, đóng đinh chủ nghĩa duy khoa học, đó là: ” Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, mọi người sẽ tin vào bất cứ điều gì khi bạn tuyên bố là ” các nhà khoa học đã khám phá ra nó ” ” ( Scientists have discovered that people will believe anything when you claim “scientists have discovered that. ” )

    Thuyết phi tạo sinh có lẽ nên gọi nó bằng cái tên là ” úm ba la cho ta sự sống “. Những nhà khoa học nào cố gắng tạo sự sống trong phòng thí nghiệm, mà giả sử họ thành công thì họ sẽ là những ” thuật sỹ ” tài ba. Nhưng rất tiếc họ luôn luôn thất bại

    Những tín đồ khoa học vạn năng ( scientism ) thường bài bác đức tin vào Đấng Sáng Tạo. Nhưng nếu không tin rằng thuyết tiến hóa là ” sự thật ” thì liệu họ có cố công đi tìm bằng chứng, hoặc thực hiện hết thí nghiệm này đến thì nghiệm nọ để ” chứng minh ” nó không ? Hay như thuyết Big Bang cũng vậy, dù thuyết này vẫn có cơ sở khoa học
    Nếu không tin rằng thế giới chỉ có vật chất, ma quỷ không tồn tại, thì liệu Brian Cox có làm việc xuẩn ngốc, dùng máy gia tốc để kết luận không có ma như bài báo ở trang genk.vn không ? Họ cố tình không hiểu rằng, nếu không có ” niềm tin ” thì khoa học sẽ sớm chết yểu. Vì niềm tin đi trước, còn việc chứng minh và khám phá theo sau

    Thích

  5. Tương tự. Nếu không tin vào dự đoán như thần về sóng hấp dẫn và hạt higgs thì liệu các nhà khoa học có nghiên cứu, kiểm chứng để cuối cùng tạo nên một thành tựu khoa học vĩ đại, mà thán phục Einstein, và thán phục Peter Higgs hay không ?

    Chủ nghĩa duy khoa học cho rằng bất cứ điều gì không thể kiểm chứng bằng khoa học đều không đáng tin cậy. Hay nói cách khác, khoa học chính là con đường duy nhất để hiểu được thực tại và tìm ra chân lý. Bản thân mệnh đề này đã tự phủ nhận chính nó, vì khi một người tuyên bố như vậy thì họ sẽ phải dùng chính khoa học để chứng minh và họ phải tự chứng minh cho lời khẳng định ấy. Nhưng họ không thể làm vậy được. Do đó, lời khẳng định ấy là dựa trên đức tin mà không có bằng chứng

    Nhiều người vô thần có thể nói rằng: ” Nhưng lịch sử cho thấy khoa học liên tục thành công trong việc tìm ra sự thật và vốn hiểu biết về thực tại “.
    Tuy nhiên, ngay cả vấn đề đó cũng không cho thấy khoa học là con đường duy nhất để hiểu thực tại. Giống như chiếc máy dò kim loại đa năng có thể phát hiện ra được vô số kim loại, trong đó có vàng, bạc. Nhưng không vì vậy mà nó chứng minh rằng kim loại là tất cả những gì tồn tại. Muốn biết còn những gì tồn tại ngoài kim loại ra thì phải sử dụng công cụ khác, hoặc phương pháp khác
    Khoa học là một phương pháp hữu hiệu và đem lại nhiều thành công, nhưng không vì thế mà nó là cách duy nhất để tìm ra chân lý

    Chúng ta yêu mến khoa học ( science ). Nhưng chủ nghĩa khoa học vạn năng ( scientism ) là sai lầm

    Đã thích bởi 1 người

  6. Ghê tởm quá bác ơi, nếu những cái này là sự thật thì con dao động quá.

    http://khoahoc.tv/my-tao-thanh-cong-phoi-thai-loai-lai-cuu-nguoi-90846

    Nó mà đúng thì thuyết tiến hóa đúng hay sai không quan trọng nữa. Dù có tin vạn vật do đấng sáng tạo làm ra thì địa vị con người là loài tể trị chim trời cá nước cũng không còn nữa, chỉ là một trong vô số các loài động vật “bình đẳng” với nhau mà thôi. Địa vị không còn, đạo đức lề luật không có lí do gì phải giữ nữa. Tại sao phải giữ mình trong khi ngoài kia động vật vẫn cắn giết lẫn nhau, mình có hơn gì chúng đâu!!!

    Thích

  7. Một người vô thần có thể có nhiều lý do. Nhưng một người đã theo chủ nghĩa scientism thì họ chắc chắn là một người vô thần

    Những người theo chủ nghĩa scientism dường như họ tự giam hãm mình trong một cái nhà kính cách âm vậy.
    Có thể lấy ví dụ minh họa là một anh chàng rất ” yêu ” khoa học. Anh ta cứ ngày qua ngày giam mình trong một nhà kính cách âm ( không thể nghe được âm thanh bên ngoài, nhưng vẫn nhìn ra ngoài được ). Bên trong đó chỉ có anh ta và những người mà anh ta gọi là ” các nhà khoa học chân chính ” ( mà thực ra là tầm thường, rẻ tiền ). Còn bên ngoài thì có những nhà triết học chân chính, những nhà thần học, và cả những nhà khoa học tin vào Đấng Sáng Tạo. Họ đứng bên ngoài hết lòng khuyên bảo anh chàng đó nhưng anh ta không thể nghe ( vì nhà kính cách âm ) và bản thân anh cũng không muốn nghe. Anh nói rằng: ” tôi không muốn nghe và cũng không muốn cho các ngài vào đây. Tôi chỉ nghe và mở cửa cho những nhà khoa học thuần túy vào đây thôi. Khoa học chân chính ai lại nhét Chúa vào hả các ngài ? Hãy gạt bỏ Ngài sang một bên đi, vì riêng khoa học là không thể có chỗ nào cho Chúa hết. ” ”

    Chủ nghĩa duy khoa học chính là vậy đó.
    Hơn nữa. Họ cũng thường dùng khái niêm god of the gaps để tấn công những người theo thuyết sáng tạo. Tuy nhiên, chính họ mới là những người cần có một đức tin thật lớn. Khi không thể giải thích được tại sao ý thức tồn tại, và nhiều vấn đề beyond science khác, nhất là cả chuyện hình thành sự sống, thì họ có nature of the gaps ( đặt đức tin vào TỰ NHIÊN ) như chủ nghĩa duy tự nhiên ( naturalism ) hay không ?
    Thuyết tiến hóa tuyệt đối vô bằng chứng. Rồi khi thấy sự tương đồng giữa nhiều loài, họ không dám thừa nhận chúng có cùng một Nhà Thiết Kế, mà thay vào đó thì họ đặt niềm tin vào một quá trình tiến hóa tự nhiên. Như vậy có thể gọi là evolution of the gaps hay không ?
    Khi các nhà tiến hóa cố gắng giải thích tại sao các sinh vật hoặc thực vật trông như đã được thiết kế, thì câu trả lời hầu như luôn luôn là ” do tiến hóa ” hoặc ” do chọn lọc tự nhiên mà ra “, nhưng không có bất kỳ lời giải thích nào cho biết bằng cách nào các bộ phận mà họ gọi là ” trông như được thiết kế ” đó có thể tiến hóa một cách tình cờ bởi cơ hội mù quáng.
    Richard Dawkins có nói về nguồn gốc sự sống:
    ” We have no evidence about what the first step in making life was, but we do know the kind of step it must have been. It must have been whatever it took to get natural selection started . …. by some process as yet unknown ”
    Rõ ràng ta thấy có một khoảng trống ( gap ) rất lớn trong những gì tiến hóa có thể giải thích về nguồn gốc của sự sống, và Dawkins đã viện dẫn một ” vị thần ” mang tên tiến hóa để lấp khoảng trống và khẳng định rằng sự lựa chọn tự nhiên đã ” phải ” bắt đầu theo cách nào đó. Nhưng ta đã biết rằng lựa chọn tự nhiên chính nó không thể tạo ra bất cứ thứ gì mới, mà nó chỉ có thể lựa chọn từ những thứ đã có sẵn, bộ gen có sẵn, thông tin có sẵn để giúp sinh vật thích nghi mà thôi. Họ luôn miệng nói ” sự tiến hóa đã làm nên điều đó ” , nhưng không bao giờ thực sự giải thích tiến hóa đã xảy ra như thế nào, bằng cách nào.
    Chính hóa thạch cũng là một khoảng trống ( gap ) của tiến hóa. Mắt xích thiếu ngày nay vẫn còn thiếu mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về các bằng chứng hóa thạch về sự tiến hóa trên khắp thế giới. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy con người luôn có sự khác biệt đáng kinh ngạc so với loài khỉ vượn. Con người đi bộ hai chân, trong khi khỉ vượn đi bằng cả bốn chân. Con người có bàn chân thẳng cứng, trong khi khỉ vượn có bàn chân mềm dẻo và tách ra một chiếc ngón cái rất giống với bàn tay. Nhất là bằng chứng hóa thạch đến nay cho thấy không có sinh vật nào giống như con khỉ vượn có bàn chân giống như người để có thể đi thẳng. Các nhà tiến hóa luôn bỏ qua những khoảng trống như vậy và khuyến khích mọi người đặt niềm tin vào vị thần mang tên tiến hoá.
    Thêm một ví dụ nữa đó chính là DNA rác. Khi bộ gen người được phát hiện ra rằng có nhiều thông tin hơn mọi người nghĩ, thì các nhà tiến hóa ngay lập tức nhảy tới kết luận rằng những bộ gen ” thừa ” đó là ” DNA rác ” bởi vì tiến hóa sẽ cho ra thiết kế ngu xuẩn ( bad design ), chứ không có là thiết kế thông minh. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó lại cho thấy rằng DNA rác không thực sự là rác, nhưng nó vẫn có những chức năng quan trọng. Vậy mới thấy niềm tin vào tiến hóa đã kìm hãm khoa học như thế nào.
    .

    Thậm chí một số người cũng thắc mắc rằng tại sao lại chỉ có một Nhà Thiết Kế mà không phải là nhiều vị thần cùng tạo ra thế giới, giống như cái nhà thì có thợ nhà, cái đồng hồ thì có thợ đồng hồ, gỗ thì có thợ mộc v.v ? Vậy cũng xin hỏi các ông rằng dựa vào đâu các ông cho rằng theo thuyết tiến hóa thì muôn loài đều có cùng một nguồn gốc chung, mà không phải là nhiều nguồn gốc ?. Mà nguồn gốc chung đó là nguồn gốc gì, từ đâu ? Từ một đơn bào như thuyết abiogenesis chăng ? Nó còn hài hước hơn cả truyện cổ tích vậy. Cứ cho là nguồn gốc chung đi, nhưng thuyết tiến hóa không thể giải thích được và không có bằng chứng, mà chính nhiều người trong số họ cũng bảo rằng nguồn gốc sự sống chẳng liên quan tới tiến hóa. Vậy thì chẳng phải chúng ta sẽ lại gặp Chúa, sẽ phải đối mặt với Genesis Problem như thuyết Big Bang hay sao ?
    Thêm nữa, giả sử là có nhiều vị thần ( đa thần ) cùng tạo ra thế giới thì vẫn sẽ phải đặt câu hỏi rằng Ai đã tạo ra các vị thần đó, vì rõ ràng phải có một Đấng Vô Hạn Tuyệt Đối là Khởi Nguyên của tất cả mọi sự. Khi họ khẳng định rằng có nhiều vị thần thì chính họ cũng đã xác nhận là những vị thần đó có giới hạn, tức là không toàn năng, nên sẽ phải có vị thần lớn hơn hết và cứ thế truy tầm lên ta sẽ lại phải kết luận là có Một Đấng Toàn Năng – Thần của mọi thần

    Thích

  8. Xem lại bài ” Nan đề Sáng Thế ”

    Nan đề Sáng Thế (Genesis Problem)

    Nếu thuyết tiến hóa bế tắc không giải thích được nguồn gốc sự sống, hay đúng hơn là nguồn gốc muôn loài xuất phát bắt đầu từ đâu, trong khi thuyết tiến hóa bản thân nó khẳng định rằng muôn loài đều có chung một nguồn gốc, thì sẽ gặp phải ” nan đề Sáng Thế ” giống như thuyết Big Bang. Thuyết này chỉ không giải thích được nguyên nhân đầu tiên, chứ không như thuyết tiến hóa, big bang vẫn được coi là scientific. Đến khi gặp vấn đề thì các nhà tiến hóa lại nói nguồn gốc sự sống không liên quan tới tiến hóa. Đây chính là một sự bất nhất thật khó hiểu

    Thích

  9. Thiết nghĩ nói về nguồn gốc sự sống như vậy cũng đã khá đầy đủ rồi, vì ai cũng có thể thấy cái sai lầm rõ mồn một của nó. Chú Hưng nên tập trung vào nhiều khía cạnh khác của thuyết tiến hóa nữa để mọi người hiểu rõ hơn. Nguồn gốc sự sống là cái chỗ yếu nhất của thuyết tiến hóa nên tự khắc nó đã, đang và sẽ bại lộ mà thôi. Ngay chính việc các nhà tiến hóa phải né tránh, bảo nó không liên quan như vậy đã là một minh chứng rồi. Thế nên ta hãy, nói vui là ” tạm tha ” cho nguồn gốc sự sống và tiếp tục phơi bày những ” tử huyệt ” quan trọng khác của tiến hóa. Cái gót Achilles mà cứ bị người ta phóng lao vào mãi thì nó cũng sẽ ” hoại tử ” và ông Achilles tự ông ta cũng phải chọn giải pháp là chặt cái chân đó đi để không bị ai tấn công nữa mà thôi ( y như việc mấy nhà tiến hóa né tránh nguồn gốc sự sống vậy đó ). Khi ấy, người ta sẽ không tấn công vào chân nữa vì cái chân đã vô dụng rồi, bị ném ra sọt rác rồi, ai nấy đều thấy cả rồi, nên phải chuyển sang tấn công vào các bộ phận khác

    Thích

  10. Chuẩn đấy. Không nên quá chú trọng vào nguồn gốc sự sống mà bỏ qua nhiều vấn đề khác. Một tên Achilles vừa có sức mạnh thần thánh bất khả chiến bại, vừa có thân thể mình đồng da sắt như vậy thì ta phải tìm ra những điểm yếu kín dấu trên người của hắn, hoặc phải tìm ra thứ vũ khí nào đó để có thể xuyên thủng được thân thể hắn thì mới xứng đáng. Còn cái gót chân Achilles quá lộ liễu ai cũng biết như vậy chỉ cần phóng lao vào là hắn liền bị thương chí tử thì quá dễ dàng. Nguồn gốc sự sống có thể bàn luận bất kỳ lúc nào cũng được, nhưng các vấn đề trọng yếu của tiến hóa mới cần phải để tâm và expose chúng

    Thích

  11. Gần đây tôi có suy nghĩ là quả thật không thể đặt niềm tin tuyệt đối vào “duy vật luận”. Trong thế giới tự nhiên thì thế giới sinh vật quá phức tạp và rất thông minh, điều này cho thấy phải có một “thiết chế thông minh” nào đó…xây dựng nên điều kỳ diệu này. Con người là sản phẩm của thiết kế thông minh ấy, có lẽ ở mức cao nhất hiện nay về khả năng trí tuệ. Tôi chỉ còn băn khoăn là sự thông minh mà cụ thể là con người bắt đầu xuất hiện (ra đời) như thế nào? Nghĩa là con người có mặt trên quả đất bằng cách nào, và tại sao người không thông minh hơn hiện nay? Trong tương lai con người có khả năng thông minh hơn nữa không?

    Thích

Bình luận về bài viết này