Six Men in Indostan / Sáu anh mù ở Indostan

Click vào hình để xem với real size

4 thoughts on “Six Men in Indostan / Sáu anh mù ở Indostan

  1. Dear chú Hưng, cháu là một độc giả thường xuyên đọc các bài viết của chú. Nhân câu truyện ” Thầy bói mù sờ voi ” của Phật gia. Cháu xin nêu một vài cảm nhận của cháu để bàn luận về cái học của Ngài Thích Ca.

    Có một Thiền sư đã nói thế này ” Ngày nay người ta chỉ tìm thấy giáo lý của nhà Phật ở những nơi không có Phật giáo “.

    Cụ Thu Giang trong cuốn ” Phật học tinh hoa ” có viết ” Có cần gì phải mang nhãn hiệu Phật mới là Phật, có cần gì phải mang nhãn hiệu Phật giáo mới nói lên được những lời nói của Phật ”

    Đến đây cháu có thể nói rằng : Chú theo Đạo Chúa, tư tưởng xuyên suốt các bài viết không nằm ngoài lời dạy của Chúa Jesus ” Phúc cho ai không thấy mà tin ” và của Luis Paster ” Phúc cho ai có Chúa ở trong lòng ” nhưng ẩn sâu bên trong cũng chính là tinh hoa của Phật học đó chú.

    Cái trực giác mà chú luôn nói đến để cảm nhận được sự hiện hữu của Chúa, Đức Phật Ngài gọi đó là Trí Huệ Bát Nhã Ba La Mật. Đó là một cái năng khiếu của trực giác để CẢM được về một thực tại siêu việt, siêu nhiên.. Thứ Trực giác đó là thứ ” hiểu mà không hiểu, biết mà không biết ” một ý niệm không thể ý niệm.

    Thực Tại siêu việt đó người thường không sao có thể hiểu được bằng lý trí, hay cái tâm phân biệt của mình. Cho nên mới có câu truyện Thầy bói mù sờ voi, ai cũng cho mình là hiểu rõ về thực tại và nắm giữ chân lý.

    Hình ảnh Ngài dùng tay chỉ ánh Trăng, dùng tay chỉ lên trời và câu cuối cùng Ngài nói với các đệ tử của Ngài được nghi lại trong kinh Lăng Già :

    ” Ta thuyết Pháp ròng rã bốn mươi chín năm nhưng chưa từng nói một lời nào ”

    Đến cuối đời Ngài đã phủ định toàn bộ giáo lý của Ngài rồi. Ngài đưa tay chỉ Trăng như muốn nói Ngài chỉ là một người chỉ đường, chỉ cho con người một con đường đến với Ánh sáng của Từ Bi. Trên Ngài còn có một vị gọi là Ánh Sáng của Từ Bi nữa. Mà muốn đến phải tu luyện được một thứ Trực Giác đặc biệt gọi là Trí Huệ bát nhã ba la Mật.

    Đến đây ta thấy giáo lý của Ngài là do Ngài lập để mà độ chúng sinh, giả lập đến đâu phủ định đến đấy. Vậy thì Luật Nhân quả, Luật Luân Hồi, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế vừa có lại vừa không!!! Ngài bảo ” Nghĩ vậy thì nó vậy ”

    Ngài luôn im lặng trước câu hỏi về Vũ trụ bao la, về sự huyền bí trong vũ trụ.. Bởi vì với trí óc hạn hẹp của con người làm sao hiểu được ý nghĩa của Thực Tại này. Nó vừa Có mà cũng vừa không! Nó là cái không thể ý niệm được.

    Vậy thì những ai dùng đạo Phật để lý giải về vũ trụ rồi cho rằng đó là chân lý rồi đi tranh cãi om sòm trong cõi Ta Bà liệu có đúng với tinh thần Phật học. Những ai còn chấp vào Kinh sách Phật giáo, coi đó là chân lý bất diệt rồi đi chê bai Kinh sách của tôn giáo khác liệu có là một ông thầy bói mù hay không?

    Đã thích bởi 2 người

  2. Cháu xin tiếp tục…

    Phật học là cái học thuộc về Tâm, về Trực Giác. Nó không phải là cái học logic đúng sai như Toán học hay chủ nghĩa Duy Vật. Nó càng không phải là một lý thuyết suông. Nó là một cái học Tâm truyền Tâm và phải HÀNH!!

    Phật giáo bây giờ toàn các vị sư ngồi trong những ngôi Chùa nguy nga tráng lệ rồi giảng đạo rất đao to búa lớn. Người ta có thể nói rất hay về chủ thuyết này, chủ thuyết kia, thuộc làu làu kinh sách này kinh sách kia. Nhưng có một thực tế người ta không thể chối cãi đạo Phật đang ngày một suy vi đi cái tinh khiết của nó. Nó giờ chỉ còn là cái một cái vỏ. Bởi vì Phật học là Tâm truyền Tâm, nó không phải là một cái học để mua vui tâm trí trong nhất thời.

    Đa số người học Phật bây giờ câu chấp vào Kinh Phật, Phật bảo thế gian này là hư ảo, họ tin luôn là hư ảo.. Cho nên họ thản nhiên trước cái Thiện và Ác của thế gian. Phật im lặng về Thượng Đế, họ cho luôn Đạo Phật không tin có Thượng Đế. Trong khi câu cửa miệng lại là Nam Mô Adida Phật..nó là gì nếu không phải là vô lượng thọ phật, vô lượng thọ phật là gì nếu không phải là Ánh sáng đời đời!! Vậy Ánh Sáng Đời Đời ấy là gì??

    Nếu Phật học là tôn giáo thì đó là tôn giáo không có giáo thuyết, cũng không có giáo chủ!! Mà kinh sách đỉnh cao của Phật học đó là Vô Tự Chân Kinh!

    ” Tình thương yêu là vẻ đẹp và vẻ đẹp là chân lý..Đó là lý do vì sao trong một bông hoa ta có thể thấy được Chân lý của cả vũ trụ ” ( Đức Phật)

    Đã thích bởi 1 người

  3. Chào bác Hưng!

    Câu chuyện này đã quá nổi tiếng rồi đúng ko bác. Như cháu nhớ, hình như ngay cả đứa trẻ học tiểu học đã được biết đến câu chuyện này.

    Với những đứa trẻ, câu chuyện ko mang nhiều ý nghĩa. Với chúng, đó chỉ là câu chuyện ngụ ngôn, chuyện cười,… và nếu có biết thêm một chút nữa cũng là do người khác cho chúng biết.

    Khi chúng ta lớn lên ,sự nhận thức cũng được nâng lên, thì ta phát hiện thêm nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Mặc dù, cũng vẫn một câu chuyện ấy, nhưng góc nhìn, đánh giá cũng sẽ thay đổi. Câu chuyện trên bác đưa ra cũng nằm trong số ấy. Khi mà càng hiểu biết, càng trải nghiệm nhiều thì ta lại nhận ra thêm ý nghĩa của câu chuyện.
    Điều này bác có đồng ý với cháu?

    Nhận thức của mỗi người chỉ có giới hạn. Như bác từng viết về cái vòng tròn suyn a, về ý nghĩa của con số 0. thực sự cháu chưa hiểu hết ý nghĩa triết học của cái vòng tròn ấy lắm. Nhưng cháu tin, mỗi người có một cái “vòng tròn” nhận thức. Mà khi nó càng lớn, con người ta càng ngại phá bỏ nó, để tiếp thu cái mới. Tức là khó chấp nhận sự thay đổi.

    Có lần, cháu tự hỏi:
    Những thứ mình chợt nhận ra trong cuộc sống có phải do ta đọc sách vở có được hay được dạy để nhận ra?

    Rồi cháu nghĩ về cái tự nhận thức của mỗi con người. Nó như kiểu ta tìm về đúng với những chân giá trị của mình, và dường như đến một thời điểm nào nó, thứ đó ở đó và được sắp đặt riêng cho mình. Nhưng cháu biết, mọi thứ sẽ ko thể thành hiện thực nếu chỉ đứng 1 chỗ và chờ đợi, phải có sự cố gắng, lao động, luôn tin tưởng vào con đường mình đi.

    Một câu hỏi nữa:
    Cha mẹ sinh con
    Trời sinh tính

    Tính cách ko phải ai cũng giống nhau, cái này do cái gì quyết định. Nhiều lúc cháu tin tưởng vào hoàn cảnh sống tạo ra tính cách ấy, nhưng qua quan sát, đó ko hoàn toàn như thế, nó phải phụ thuộc cả vào cái nội tại bên trong, đó là linh hồn. Về quan điểm này, cháu đang có những mâu thuẫn.

    Thực sự, khi cháu biết nhiều hơn, cháu lại thấy mình nhỏ bé, thiển cận. Đôi khi còn cảm thấy chính con người mình còn có những thứ ham muốn, tạp tính.

    Cháu biết, tuổi của mình còn quá trẻ để nhận ra nhiều điều. Và những thứ mình suy nghĩ hiện tại sẽ rất khác với tương lai.

    Cảm ơn bác đã đọc bài viết, thực ra là những thứ mà cháu muốn trao đổi với mọi người, nhưng ít người quan tâm

    Chúc bác luôn mạnh khỏe!!!

    Thích

    • Bản chất con người chính là linh hồn, mọi thứ tính cách, cảm xúc đều do linh hồn quyết định. Và linh hồn thì do trời ban cho nên mới nói cha mẹ sinh con trời sinh tính là vì thế. Bạn có muốn biết chính xác câu trả lời cho mọi câu hỏi của bạn ko? CÓ thể liên lạc vs mình qua email tranquynhngavk@gmail.com. lẽ thật thật sự rất đơn giản.

      Thích

Bình luận về bài viết này