The Game of Evolution / Trò chơi Tiến hóa

In the light of information era, evolution is no longer a scientific theory, but only a game of propaganda.  In this game, evolutionists appear to be true scientists, but they are in fact extremely anxious, because evolution is increasingly exposed to be unscientific. The following story will say more clearly how evolution is unscientific…

Dưới ánh sáng của thời đại thông tin, thuyết tiến hóa không còn là một lý thuyết khoa học nữa, mà chỉ là một trò chơi tuyên truyền. Trong trò chơi này, các nhà tiến hóa có vẻ là những nhà khoa học đích thực, nhưng thật ra họ đang rất lo lắng, vì thuyết tiến hóa ngày càng bị bóc trần là phi khoa học. Câu chuyện sau đây sẽ nói rõ hơn thuyết tiến hóa phi khoa học như thế nào…

Hình trên: Một GAME về tiến hóa, bán rất chạy, vì nó kích thích trẻ em tha hồ tưởng tượng ra những quái vật tiến hóa từ con vật này thành con vật khác.

Ý kiến bình luận của bạn Nguyễn Tiến Nam về thuyết tiến hóa rất sâu sắc. Để những ý kiến đó có thể đến được với một cộng đồng rộng rãi hơn, tôi xin biên tập lại dưới đây như một cuộc trao đổi học thuật giữa những người cùng nhìn thấy bản chất phi khoa học của thuyết tiến hóa. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

I – Bản chất phi khoa học của thuyết tiến hóa

(Ý kiến của bạn trẻ Nguyễn Tiến Nam)

I.1) Sự tiến hóa của thông tin là một dấu hỏi lớn

Dù sách vở, báo chí, truyền thông quả quyết rằng, tiến hóa hóa học – tức là quá trình các chất hóa học kết hợp ngẫu nhiên thành một đơn bào; đơn bào tiến hóa thành đa bào,…, thành một vi sinh vật vật đơn giản,…, rồi tiến hóa thành thú vật, thành vượn và rồi thành người – là một “chân lý”, nhưng thực tế, không ai biết sự sống bắt đầu như thế nào, bởi tất cả những “chân lý” đến nay vẫn chỉ là tuyên truyền trên sách vở, báo chí, tuyệt nhiên chẳng có lấy một mẩu chứng cớ thuyết phục nào.

Hình bên: “Chỗ bị che khuất của học thuyết Darwin”, sách của Peter Bowler

Cho đến nay, tốn biết bao nhiêu sức lực con người đổ ra để chứng nghiệm thuyết tiến hóa là chân lý, nhưng sự sống bắt đầu như thế nào vẫn còn là một bí nhiệm – vấn đề nguồn gốc sự sống vẫn là một cái gót A-sin của thuyết tiến hóa.

Theo 2 bài báo của Đại học Arizona: “Các nhà nghiên cứu đề nghị một phương thức mới để nhìn vào buổi bình minh của sự sống” / Researchers propose new way to look at the dawn of life và bài “Nguồn gốc sự sống theo cái nhìn của thuật toán” / The algorithmic origins of life  thì “Sự sống xẩy ra trước đây đã quá lâu, tất cả dấu vết hóa học đều đã bị phai nhòa, chỉ chừa lại nhiều chỗ trống cho sự võ đoán và bất đồng”.

Thật vậy, thuyết tiến hóa của Darwin rốt cuộc vẫn chỉ là một lý thuyết chưa được chứng nghiệm, nghĩa là nó không phải là một chân lý như các nhà tiến hóa quảng bá rùm beng.

Đây là một bế tắc của các nhà tiến hóa, vì nếu không chứng minh được sự sống tiến hóa từ các chất hóa học vô sinh, thì không thể không chấp nhận có một Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo ra muôn loài. Đó là điều mà người vô thần gần như không bao giờ muốn chấp nhận.

Để giải quyết bế tắc này, Paul Davies, giáo sư và nhà nghiên cứu tại Đại Học Arizona, cùng cộng sự của ông là tiến sỹ Sara Walker đã đề nghị một phương thức mới để đi tìm nguồn gốc của sự sống. Phương thức đó là, thay vì tập trung đi tìm bằng chứng “cứng”, tức là dấu vết vật chất, giới khoa học nên tập trung vào bằng chứng “ mềm”.

Đối với một sinh vật, “phần cứng” nói về tất cả các thành tố vật chất cấu tạo nên sinh vật đó, như là các cơ quan trong cơ thể, bộ xương, DNA, các chất hóa học cấu tạo nên các bộ phận đó, …Còn “phần mềm” tức là lượng thông tin và nội dung thông tin chứa đựng trong DNA, hoặc lượng thông tin được vận chuyển từ não bộ tới tứ chi,… Nói cách khác, thay vì tập trung công sức để đi tìm bằng chứng cứng (đụng chạm được, cân đong đo đếm được), chúng ta nên đi tìm bằng chứng mềm (không đụng chạm được).

Tuy nhiên, dù là “cứng ” hay “mềm” thì cũng dẫn tới cùng một chướng ngại. Đó là, làm thế nào các chất hóa học, điển hình là các chất C (carbon), O (oxygen), H (hydrogen), N (nitrogen) tự động ráp lại vào nhau để thành chuỗi DNA mang thông tin di truyền ?

Chúng ta thử lấy một ví dụ. Chúng ta đặt một đứa trẻ 3 tuổi trước một cây đàn piano và bảo em chơi một bản nhạc. Trong ví dụ này, cây piano là “phần cứng” và bản nhạc là “phần mềm”. Giả sử nhờ một cái “duyên kỳ ngộ” nào đó, một trận gió lớn thổi qua khiến cho các thành phần vật liệu của cây đàn tự lắp ráp lại với nhau để tạo thành cây đàn piano mới toanh! Tuy nhiên, sau đó, chúng ta sẽ nhận ra ngay là em bé 3 tuổi này sẽ không bao giờ chơi được một bản nhạc có ý nghĩa nào cả. Tất cả những cú gõ của em bé trên phím đàn chỉ là những nốt ngẫu nhiên, và ngẫu nhiên, may rủi sẽ không thể hình thành được một âm thanh có ý nghĩa, chứ chưa nói gì đến một bản nhạc tuyệt hay, hoặc một bản nhạc truyền cảm du dương.

Tương tự như vậy, nếu thử đặt một bộ đồ chơi bằng gỗ gồm 24 chữ cái và các dấu tiếng Việt trước mặt em (phần cứng) rồi bảo em hãy xếp các chữ lại thành một bài thơ của Xuân Quỳnh (phần mềm) thì sự sắp xếp của em sẽ chỉ tạo thành một mớ chữ cái và dấu lộn xộn. Cho dù em có thể ngẫu nhiên xếp thành chữ “ông bà” hay “cha mẹ” đi chăng nữa, nhưng nếu muốn sáng tác một bài thơ như là thơ theo thể loại “thất ngôn bát cú” thì sẽ cần phải học tới một trình độ nào đó chứ không thể đến từ một quá trình ngẫu nhiên, đui mù được. Để chơi một bản nhạc Beethoven trên phím piano hay sáng tác một bài hát cũng vậy, cần đến một bộ óc sáng tạo và kỹ năng siêu việt chứ không thể nhờ vào sự ngẫu nhiên, đặt cược được.

Vậy là đề nghị của giáo sư Paul Davies đã chính thức và công khai thừa nhận trường phái “phần cứng” của Darwin là vô vọng và đó là lý do để công trình của các nhà tiến hóa trong suốt 150 năm qua là luống công vô ích.

Tuy nhiên, con đường theo “phần mềm” của ông cũng sẽ dẫn tới cùng một ngõ cụt. Đó là, các nhà tiến hóa theo trường phái “phần mềm” một khi đã “cắn câu” của Paul Davies mà đi vào con đường này, thì sẽ không bao giờ giải thích được bằng cách nào THÔNG TIN có được một cách ngẫu nhiên? Nói cách khác, bản thân thông tin cũng từ đâu mà ra? Chẳng lẽ thông tin cũng hình thành ngẫu nhiên ư? Thông tin từ trên trời rơi xuống ư? Ở đây, chúng ta có thể tạm dùng câu thành ngữ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” dành cho các nhà tiến hóa.

Đó là lý do để trong suốt hơn 150 năm qua tham vọng chứng minh nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa đã trôi qua một cách vô ích, và tôi dám đánh cược rằng nhiều thế kỷ tới học thuyết này cũng sẽ trôi qua vô ích, đơn giản vì họ, các nhà tiến hóa, nhất định không chịu chấp nhận một điều, rằng có một Đấng Tạo Hóa tạo dựng nên muôn loài. Hay nói cách khác, ắt phải có một Nhà Thiết Kế đã kiến tạo nên Vũ Trụ

Những bài báo rất thú vị sau đây nói rõ tính BẤT KHẢ của thuyết tiến hóa về sự hình thành sự sống ngẫu nhiên từ vật chất không sống:

Còn một điều nữa đó là khi nhìn vào cấu trúc DNA. Chúng ta luôn tự hỏi bằng cách nào để các nguyên tố hóa học có thể tự lắp ráp lại với nhau tạo thành chuỗi DNA mang các thông tin di truyền trong đó ? Các nguyên tố hóa học giống như các mẫu tự chữ cái A, B, C, và thông tin di truyền thì nó giống như một bài thơ, chứa đựng vần, điệu, âm, nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Thông tin là một thông điệp bao gồm các chữ, câu, đoạn được ráp lại để mang một ý nghĩa nào đó.

Hình bên: Hóa thạch cho thấy không có tiến hóa

Có một quy luật gọi là “quy luật Morse” ( Morse code). Một thông điệp được mã hóa bằng quy luật Morse, là những tín hiệu, là tập hợp của những tiếng “bíp” / “ tè ” được gửi đi qua không khí. Tín hiệu này được truyền tải giữa người gửi và người nhận, đã được quy ước trước với nhau để chúng đại diện cho một số chữ trong bảng chữ cái

Ví dụ: tín hiệu S.O.S. ( Save Our Soul ) là tín hiệu xin cứu giúp của tàu bè bị nạn, mà theo mã Morse có thể sẽ là: bíp bíp bíp… tè tè tè…bíp….

Nếu một trong hai người không biết trước mã Morse, thì khi người kia phát tín hiệu “bíp” và “tè”, người nhận tín hiệu sẽ chẳng hiểu được người phát muốn nói điều gì. Như vậy, thông tin có liên quan mật thiết với một quy luật có mục đích và chủ ý từ trước.

Quy luật ắt hẳn phải được sáng chế từ một đối tượng thông minh. Đối tượng đó có thể ngụy trang tín hiệu của mình để tín hiệu ấy, đối với người không liên can, sẽ trở thành một thứ nhiễu, tức là một tín hiệu không có ý nghĩa gì, để khi có người vô tình nhận được, họ nghe hay nhìn nó sẽ chỉ như một tín hiệu lộn xộn, ngẫu nhiên.

Phương pháp biến một tín hiệu (có nghĩa) thành một thứ nhiễu gọi là “xáo tín hiệu” (scramble). Kỹ thuật này liên quan nhiều đến toán học mà những người không thuộc chuyên ngành sẽ khó mà giải được. Hình thức xáo tín hiệu này cũng được dùng nhiều trong chiến tranh khi các phe đối đầu không muốn cho kẻ địch của mình nghe lén thông tin bí mật. Tín hiệu được mã hóa là do một người có kinh nghiệm sáng chế và giải mã, hoặc cũng do những người gọi là hacker làm ra. Còn từ trước đến giờ không có ai trưng ra được bằng chứng nào cho thấy tín hiệu TỰ NÓ có thể tiến hoá từ nhiễu (vô trật tự) đến có ý nghĩa (trật tự) cả, bởi như vậy là phản lại Định Luật Entropy.

Nói một cách khác, người “thông minh” hoàn toàn có thể giả vờ làm kẻ “ngu đần” (tín hiệu được biến thành nhiễu), nhưng không bao giờ có trường hợp ngược lại (nhiễu tự biến thành tín hiệu có ý nghĩa). Vì vậy, thông tin di truyền DNA được mã hóa trong tế bào sống phải là sản phẩm của một trí tuệ siêu thông minh, chứ chúng không thể tiến hóa từ các chất hóa học vô cơ được.

Tóm lại, “mật mã bí ẩn, kín giấu trong DNA” chính là một cách xáo tín hiệu của Nhà Thiết Kế dành cho những người thực sự hiểu biết ─ những nhà khoa học giỏi có cái đầu minh triết, biết khiêm nhường để hạ mình xuống học hỏi, và biết thán phục trước kỳ công sáng tạo của Ngài.

I.2) Từ thí nghiệm Frankenstein đến thí nghiệm Miller

Thí nghiệm của Stanley Miller không khác gì tiểu thuyết giả tưởng Frankenstein, trong đó nhà bác học đã sử dụng nguyên liệu có sẵn và muốn tạo ra một con người (quái vật) từ những bộ phận của các xác chết. Ông đã lắp ghép thành hình một con người rồi cắm dây kích điện vào, thế là cái xác trở nên một con quái vật sống. Tại sao các nhà tiến hóa hóa học không thử thực hiện một thí nghiệm tương tự ─ thử tìm cách làm cho người chết sống lại xem có được không? Việc này dễ hơn nhiều so với việc chế tạo một phân tử sống từ các phân tử nguyên tử vô cơ, bởi vì người chết có sẵn DNA rồi, chỉ cần làm cho nó hoạt động trở lại thôi. Thậm chí có thể thí nghiệm với một con vật nhỏ nhất, đơn giản nhất như vi khuẩn, virus, làm cho một con vi khuẩn đã chết sống lại. Hãy thử xem, hởi các quý ngài từng đoạt Giải Nobel Sinh lý học như Jacques Monod hay George Wald, hay giáo sư hàng đầu về tiến hóa như Richard Dawkins. Nếu các ngài không làm được điều đó mà cứ thao thao bất tuyệt rằng “với hàng tỷ năm ít nhất sẽ có một cơ may để sự sống hình thành ngẫu nhiên” chẳng hóa ra chuyện thần tiên khoác lác quá hay sao ?

Hình bên: Những tổ chức chống thuyết tiến hóa ở Mỹ từ đầu thế kỷ 20 đến nay vẫn hoạt động

Hãy thử dùng biện pháp nào đó rồi phóng điện như trong truyện Frankenstein để xem người chết hoặc con vật chết có thể nào sống dậy được không, thay vì tốn công vô ích đi phóng điện vào những vật chất vô cơ chưa từng có sự sống. Tất nhiên một chuyện như truyện Frankenstein không bao giờ có thể xảy ra rồi. Nhưng thật sự thí nghiệm Miller còn nực cười hơn cả Frankenstein. Nếu để ý chúng ta cũng sẽ thấy có một số nhà khoa học lừng lẫy như Nikola Tesla được mệnh danh là “bác học điên”, nhưng đây là cái “điên” thông minh ! Đúng thế, Tesla không giống như Darwin (một “thiên tài” sáng tác nên những lý thuyết suông không thể kiểm chứng), mà là một nhà sáng chế, phát minh thiên tài có hàng loạt đóng góp to lớn hữu ích cho nhân loại, đồng thời là một nhà tư tưởng uyên thâm và minh triết. Trong khi đó những nhà khoa học như Stanley Miller thì phải nói một cách chính xác rằng họ là những bác học điên theo đúng nghĩa đen, những người mang danh nhà khoa học nhưng thực chất có trực giác kém nên cứ theo đuổi những công trình không tưởng gần 2 thế kỷ này mà vẫn chưa tỉnh ngộ.

Tháp Wardenclyffe là một trong những mơ ước tuyệt hảo của Tesla. Nếu thành công, thế giới ngày nay sẽ được sử dụng điện miễn phí và không giới hạn chỉ bằng một cái ăng-ten. Nhưng cuối cùng đã bị JP Morgan rút nguồn tài trợ. Nhân loại không theo kịp Tesla, cả trong những ý tưởng thực tiễn lẫn những niềm tin sâu xa của ông vào sự hiện hữu của những tầng thế giới cao hơn thế giới vật chất. Tiếc thay, những bộ óc như Tesla lại không được ủng hộ. Dụ ngôn “Gã Điên” của Nietzsche cho thấy chỉ có những con người vô minh, cố tình bịt mắt không nhìn vào Sự Thật mới là những kẻ điên rồ.

Hãy thử tìm hiểu cái rồ dại ấy qua những nghiên cứu về sự hình thành sự sống mà bài báo sau đây đã thể hiện: “Mô phỏng môi trường hình thành sự sống đầu tiên trên trái đất

Hình bên: “Tư tưởng chống học thuyết Darwin của Nietzsche”, sách của Dirk Johnson

Ngay từ đoạn giới thiệu đầu tiên, bài báo đã đã để lộ cái ấu trĩ của họ khi tin vào câu chuyện thần thoại “abiogenesis” (tức lý thuyết chống lại Định luật Tạo Sinh của Pasteur). Họ viết: “Bạn đã từng xem những cảnh trong phim Frankenstein, các bác sỹ đã sử dụng điện để làm cho những con quái vật sống lại. Trong các tác phẩm KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG, điện thường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sự sống trên Trái Đất. Xung điện luôn tồn tại xung quanh chúng ta, nhưng làm cách nào các tia điện tạo ra sự sống đầu tiên trên hành tinh của chúng ta?”.

Đối với một người có lý trí sáng suốt, có tư duy độc lập cao, sẽ nhận ra ngay câu hỏi trên thật là một câu hỏi ngây thơ. Đó là cách họ dẫn dắt người đọc tin vào một học thuyết hoang đường, rằng cứ chịu khó KIÊN TRÌ hàng tỷ năm phóng tia lửa điện vào một cái hồ “soup nguyên thủy” rồi thể nào cũng sẽ có ít nhất một cơ may để sự sống hình thành nên từ các chất hóa học không sống. Đó là một lý thuyết ngụy khoa học, một câu chuyện cổ tích chỉ có trong giấc mơ, vì chẳng khác gì khuyên một con bạc khát nước hãy kiên trì chơi cuộc đỏ đen vì thời gian sẽ mang đến vận may.

Họ thật đáng thương !

II – Bình luận của PVHg’s Home

Đây là một ý kiến xuất sắc. Một nghiên cứu công phu. Thuyết phục. Bổ ích. Vạch trần tính ngụy khoa học và hoang đường của Thuyết Tiến hóa. Đề cao tư duy khoa học đích thực mà Nicolas Tesla là một thí dụ điển hình.

Việc thách đố các nhà tiến hóa hóa học hãy làm cho sinh vật chết sống lại làm tôi nhớ đến ý kiến của bác sĩ Stephen Blume trong bài If Darwin were alive / Nếu Darwin còn sống trên PVHg’s Home ngày 29/09/2015. Xin trích lại:

“Các nhà sinh học tiến hóa làm việc với vấn đề tạo ra sự sống từ vật chất không sống đã cẩn thận đặt những thành phần vật chất được chọn lựa một cách hoàn hảo vào trong các hòm chứa, rồi biến đổi các điều kiện của môi trường với hy vọng tạo ra một cái gì đó. Nhưng chẳng có gì cả. Đây, bạn xem, nghề nghiệp của họ và kinh phí tài trợ của nhà nước mà họ nhận được phụ thuộc vào thắng lợi của họ. Nhưng CHẲNG CÓ GÌ được xem là một thành công. Nếu họ chế tạo ra được một vài đoạn RNA, họ sẽ làm lễ hội tưng bừng như phát điên. Các tạp chí khoa học định kỳ sẽ đăng những bài báo “tin tức khổng lồ” về việc họ đã thu được kết quả kinh ngạc như thế nào, và rằng chúng ta đang “hầu như đã tới lúc” sáng tạo ra sự sống trong phòng thí nghiệm. Lễ hội sẽ om sòm. Các phòng thí nghiệm PHẢI đạt được thắng lợi, nếu không, việc làm của họ và các quỹ tài trợ sẽ rơi vào tình trạng bị đe dọa trầm trọng. Có một sự kích thích về tiền bạc rất mạnh để đạt tới thắng lợi. Tất nhiên trong các bài báo họ sẽ không bao giờ đề cập đến sự thật là các tế bào sống có hàng chục ngàn proteins và hơn năm trăm enzymes của protein cần thiết để duy trì sự sống. Bất kỳ một kỹ sư nào cũng biết khi một nhà khoa học đối mặt với một dự án khó khăn, họ phải biết bước khó khăn nhất có thể thực hiện được hay không… Các nhà sinh học cũng vậy, họ cần phải chú ý và lắng nghe những quy trình công nghệ tốt. Trước hết họ phải biết chắc chắn có thể biến vật chất không sống thành vật chất sống được hay không. ĐẦU TIÊN hãy lấy những tế bào chết rồi biến chúng thành tế bào sống đã. Nếu không làm nổi điều này thì sẽ là hoàn toàn vô nghĩa để tổ chức rầm rộ việc tổng hợp hóa sinh, trong khi không có hy vọng để thành công trong việc tạo ra mô sống từ một hỗn hợp vật chất không sống. Khoa học này thực ra chỉ là để kiếm chác tiền tài trợ và công ăn việc làm mà thôi!”.

Ranh giới để phân biệt một người tin vào thuyết tiến hóa với một người không tin học thuyết này nằm tại 2 điểm mấu chốt sau đây :

  • Trực giác nhạy bén mách bảo sự sống là một cơ chế siêu phức tạp, bắt buộc phải có một trí tuệ siêu thông minh thiết kế ra nó. Trong khi đó, một trực giác thô thiển sẽ cho rằng các nguyên tử phân tử có thể ngẫu nhiên tập hợp lại thành sự sống. Hãy xem các phim động vật để kiểm tra cái trực giác này.
  • Toán học xác suất dứt khoát bác bỏ khả năng sự sống hình thành ngẫu nhiên và tự phát từ vật chất không sống. Hãy đọc và cố gắng hiểu những bài toán xác suất được trình bầy rất kỹ và tỉ mỉ trong bài báo sau đây. Unanswered Mathematical and Computational Challenges facing Neo-Darwinism as a Theory of Origins Hầu hết các nhà toán học và vật lý học giỏi đều bác bỏ thuyết tiến hóa, chính vì họ có một trình độ toán học đủ để thấy rõ điều đó.

Thú thực rằng khi tôi chưa có điều kiện tìm hiểu thuyết tiến hóa, trực giác đã làm tôi ngờ vực học thuyết này, nhưng khi tôi nghiên cứu kỹ học thuyết này, tôi thực sự kinh ngạc trước những ý kiến của các nhà tiến hóa hàng đầu về cái gọi là cơ may để sự sống hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Tôi có cảm tưởng rằng trẻ con cũng không thể tin được những lập luận mơ hồ đó, những lập luận dựa trên niềm tin vào sự may rủi, chứ đừng nói tới một người lớn có tư duy độc lập.

Hình bên: Một trò chơi tiến hóa khác

Thậm chí tôi có có cảm giác xấu hổ, giống như sự xấu hổ vì trông thấy vị “hoàng đê cởi truồng” khi được nghe các nhà tiến hóa bậc thầy đưa ra những lý lẽ được mệnh danh là khoa học kiểu như “Thời gian tự nó sẽ làm các phép lạ” của George Wald hay như những lập luận ngây thơ ngớ ngẫn sau đây của Richard Dawkins, rằng “…giống như tung một con súc sắc 1000 lần mà lần nào cũng được mặt 6 chấm, không thể có chuyện đó. NHƯNG nếu bạn cho phép một chút may mắn trong một thế hệ, và một chút may mắn trong thế hệ kế tiếp, và một chút may mắn trong thế hệ kế tiếp nữa, cộng dồn sự may mắn này, từng bước từng bước một, từ bất kỳ mức độ đơn giản nào bạn cũng sẽ nhận được tính phức tạp ở bất kỳ mức độ nào. Tất cả những gì bạn cần là THỜI GIAN đủ dài. Vậy điều đó (tức sự phức tạp và thông tin của sinh vật) ở đâu ra? Nó ra từ một quá trình tiến hóa gia tăng dần dần, nhờ chọn lọc tự nhiên”. Ý kiến này đã được trích dẫn trong bai Chemical Evolution is Impossible / Tham vọng tổng hợp sự sống thất bại trên PVHg’s Home ngày 24/06/2016.

Trước những sự thật rành rành ra như thế mà còn cố cãi chày cãi cối thì không còn gì để nói nữa. Vì thế theo tôi, không nên mất thì giờ tranh luận với các nhà tiến hóa. Hãy cứ nêu lên sự thật cho mọi người biết, mỗi người sẽ có chủ kiến của mình, tùy theo cái phúc được Thượng đế mặc khải đến đâu. Dù thuyết tiến hóa có tập hợp được một số đông như thế nào, kêu gọi được những GSTS to/nhỏ nào viết bài ủng hộ, đó vẫn chỉ là cái đám đông vô minh mà Albert Einstein từng phải lắc đầu ngao ngán vì tính vô hạn và thiên thu trường tại của nó mà thôi. Chẳng phải Galileo Galilei từng nói, đại ý “Nếu tôi đúng, một ngàn người cũng không thắng nổi tôi, nếu tôi sai, chỉ cần một người cũng đủ thắng tôi” đó sao?

Đối với tôi, chỉ cần một trong những bộ óc sau đây là thừa để không cần phải bận tâm đến cái đám đông ấy: Louis Pasteur, Gregor Mendel, Lord Kelvin, Kurt Godel,…

Để kết, xin kể một cuộc đối thoại diễn ra gần đây trong một gia đình mà cậu con trai là học trò cũ của tôi. Tôi được nghe ông bố kể lại, sau khi ông đọc một bài báo của tôi về thuyết tiến hóa:

–  Tiến hóa toàn chuyện bịa đặt. Ngày xưa đi học tao cũng tưởng đó là khoa học. Nhưng càng sống càng thấy đó là chuyện láo toét. Ông bố nói với cậu con trai.

–  Ôi, sao bố nói thế. Darwin được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại đấy. Bố cứ vào Google gõ mà xem. Cậu con trai phản ứng.

–  Úi giời, mạng đầy chuyện nhảm nhí. Nếu tiến hóa thì tại sao bây giờ chẳng thấy tiến hóa ở đâu cả? Tại sao vượn không tiếp tục biến thành người đi?

–  Nhưng virus đang tiến hóa đấy, bố không thấy à ?

–  Mày đúng là bị nhồi sọ. Virus tiến hóa thành con gì vậy? Biến thành con muỗi à?

–  Bố đừng diễu thế, virus tiến hóa để kháng thuốc đấy.

–  Nhưng tao hỏi mày nó tiến hóa thành con gì ? Nếu vẫn là con virus thì đâu có tiến hóa?

–  Tại sao không ? Nó biến đổi để thích nghi đấy rồi còn gì?

–  Ngu quá, mày xem lại định nghĩa tiến hóa đi. Tiến hóa là con này phải biến thành con vật khác cao cấp hơn mới gọi là tiến hóa, hiểu chưa?

–  Không, những biến đổi nhỏ tích tụ dân dần sau một thời gian rất dài mới làm thay đổi loài được chứ.

–  Mày có bằng chứng nào để nói rằng sau một thời gian những biến đổi nhỏ tích tụ lại để biến loài này thành loài khác không?

–  Ô có chứ, trong sách có hàng đống bằng chứng.

–  Ôi, mày nói những gì viết trong sách là bằng chứng hả? Bây giờ tao chứng minh cho mày 1 = 2  rồi in thành sách hoặc tung lên mạng, mày cũng sẽ coi đó là bằng chứng hả?

–  Không, chuyện bố nói khác, bằng chứng trong sách là sự thật được kiểm chứng rồi người ta mới dám in thành sách chứ.

–  Con ơi, thuyết tiến hóa toàn nói chuyện ngày xưa cách đây hàng tỷ năm mà chẳng thấy tiến hóa hiện nay đang xảy ra ở đâu cả. Virus biến hóa để thích nghi là sự thật, nhưng nói virus tiến hóa là bịp bợm  đấy con ạ. Thôi, bố không tranh cãi với con nữa, mệt lắm.

Kết thúc câu chuyện,ông nói với tôi: “Thế mới biết học để có mảnh bằng kiếm cơm không khó, học để biết sự thật mới là học”.

Rồi đột nhiên ông hỏi: “Làm thế nào để nắm bắt được sự thật?”.

Tôi cười trả lời: “Thì chính anh là sự thật đấy thôi”.

Sydney 21/06/2017

 

14 thoughts on “The Game of Evolution / Trò chơi Tiến hóa

  1. Bạn Tiến Nam thân mến, bác Hưng kính mến!
    Bài viết thật xuất sắc! Excellent! Chúng cháu rất thích!
    Cháu biết hiện nay số người tin vào thuyết tiến hóa còn rất nhiều, vì họ được (phải) học môn học này trong nhà trường từ nhỏ, bị nhồi sọ giống như cậu học trò mà bác kể, nên họ coi thuyết tiến hóa là khoa học chính xác. Dù họ là GS hay TS thì họ cũng vẫn không có suy nghĩ riêng, không biết chọn lựa đúng sai theo quan điểm riêng của bản thân mình. Họ theo đám đông và rất sợ lạc ra khỏi đám đông. Giống như ông Yersin khi còn sống đã từng nói “Không có sự kỳ vĩ nào được thực hiện ở số nhiều…bè nhóm, ở đó hàm lượng trí tuệ tỉ lệ nghịch với số lượng thành viên tạo nên đám đông ấy. Thiên tài luôn đơn độc”.
    Vì vậy, đọc bài viết này và nhiều bài khác về thuyết tiến hóa trên trang mạng của bác, cháu biết đây chỉ là một giả thuyết hoang đường và không tưởng, nhưng một số người coi việc bác đang làm chẳng có ý nghĩa gì, vì thuyết tiến hóa đúng hay sai có liên can gì đến họ đâu, đối với họ thế giới này vẫn tồn tại, nhà trường vẫn dạy thuyết tiến hóa,… Trong số đó rất nhiều người mang danh nhà này nhà nọ đấy.
    Cháu và nhiều bạn bè cháu tin rằng một ngày không xa thuyết tiến hóa sẽ đi vào dĩ vãng, không bằng chuyện thần thoại, vì chuyện thần thoại vẫn còn có ích hơn nhiều.
    Bạn Tiến Nam không biết bao nhiêu tuổi nhưng kiến thức có vẻ sâu sắc lắm. Tôi rất ngưỡng mộ những bạn như thế. Những bài khoa học trên trang của bác Hưng tuy bàn đến những vấn đề khoa học cao cấp nhưng rất dễ hiểu, cám ơn bác nhiều. Rồi sẽ đến lúc rất nhiều người bác bỏ thuyết tiến hóa, vì sự thật đang ngày càng sáng tỏ.
    Chúc bác Hưng và bạn Nam sức khỏe để cống hiến nhiều bài viết giá trị. Cháu Bình Minh.

    Thích

  2. Cảm ơn bạn Bình Minh rất nhiều. Mình 18 tuổi

    Bạn biết đấy. Lời nói dối mà nói đi nói lại nhiều lần, qua hàng thế kỷ thì nó cũng đều biến thành ” sự thật “.
    Hoặc người đời cũng có câu là ” Để lâu phân trâu hóa bùn ” đó. Chỉ vì cái học thuyết này đã lâu không bị vạch trần một cách CÔNG BẰNG, THẲNG THẮN nên nó đã ăn sâu vào tư tưởng, tâm trí, vào máu thịt của mọi người và trở thành truyền thống lâu đời rồi. Bạn hiểu ý mình chứ ?

    Về việc bạn nói những người họ theo đám đông và sợ lạc khỏi đám đông. Mình thấy có phần đúng, nhưng cũng không hoàn toàn như vậy đâu. Chẳng qua là vì họ quá VÔ MINH, không biết phân biệt được PHẢI, TRÁI mà thôi. Còn khi họ lựa chọn tin vào điều gì đó là họ lựa chọn trong Ý THỨC và CÓ Ý THỨC rõ ràng, chứ họ có phải con robot hay con vật hành động theo bản năng đâu.
    Họ làm những điều đó trong nhận thức và ý chí tự do chọn lựa của một con người, chứ không phải vô thức như con vật. Họ vẫn biết đúng sai, vẫn phân biệt được thiện ác… v.v, Cho nên họ vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả cho những sự chọn lựa của họ.

    Cái gốc rễ của thuyết tiến hóa nó cũng xuất phát từ chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy tự nhiên ( naturalism ), chủ nghĩa khoa học vạn năng ( scientism ), bạn ạ
    Darwin là một nhà lý thuyết suông chứ không phải là một nhà khoa học. Giả thuyết của ông chỉ là một sự suy diễn, giống như những câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em và cho những “người lớn thích chuyện cổ tích”. Làm sao có thể coi giả thuyết của ông là một khoa học khi ông và các đệ tử của ông chẳng có mảy may một thực nghiệm nào có thể kiểm chứng và lặp lại được (điều kiện thiết yếu để đánh giá một lý thuyết có phải khoa học hay không). Để ý thì sẽ thấy Darwin hoàn toàn khác Mendel chính ở chỗ đó, vì mọi kết luận của Mendel đều dựa trên những thí nghiệm lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Kể cả sau này hậu thế lặp lại thí nghiệm của Mendel vẫn thấy đúng. Thế mới đáng gọi là khoa học chứ.

    Bạn nói rất chính xác đấy. Học thuyết Darwin còn không sánh bằng các câu chuyện thần tiên. Vì ít nhất khi đã nhắc đến chuyện thần tiên thì ta hiểu rằng ắt hẳn trong truyện phải có yếu tố ” phép màu “. Vậy mà đằng này thuyết Darwin cho rằng cứ đợi thật lâu, thật lâu, lâu hàng tỷ năm, rồi ” thời gian + quy luật tự nhiên ( không biết do Ai tạo ra ) + cơ hội ” sẽ cứ thế mà trình bày các phép lạ.

    Nothing always produces nothing. Ai cũng biết hư không chỉ tạo ra hư không mà thôi. Lối giải thích mọi vật tự nhiên mà có, đòi hỏi một người phải có một niềm tin điên rồ, vượt quá lý trí của con người mới có thể chấp nhận được. Thật thế, người đó phải tin rằng
    1) Vật chất là vĩnh cửu
    2) Vật chất phi sự sống đã sản sinh ra sự sống.
    3) Vật chất phi tâm trí đã tạo ra tâm trí.
    4) Vật chất phi thông minh đã tạo ra thông minh.
    5) Vật chất phi đạo đức đã tạo ra đạo đức.
    6) Vật chất phi lương tâm đã tạo ra lương tâm.
    7) Vật chất phi mục đích đã tạo ra mục đích và trật tự.

    Vì vậy, thà tin vào một Đấng Tối Thượng, một Nhà Thiết Kế Vĩ Đại hơn là đi tin vào câu chuyện thần thoại ” nồi soup nguyên thủy ” và chuyện ” từ con ếch đến chàng hoàng tử trai tráng ”

    Bạn nhận xét rằng rất hay rằng nhiều người mang danh nhà này nhà nọ. nhưng thực chất chỉ là ” hữu danh vô thực ” mà thôi.
    Ngược lại, có rất nhiều nhà khoa học, nhà bác học DANH CHÍNH NGÔN THUẬN mà bác Hưng đã nhiều lần nhắc đến trên PVHg Home đấy. Chắc bạn cũng biết rồi chứ ?

    Tôi cũng đồng ý với bạn rằng một ngày không xa, thuyết tiến hóa sẽ chỉ còn là DĨ VÃNG, chỉ còn là QUÁ KHỨ KHÔNG ĐÁNG NHỚ. Nhưng trước khi nhiều người sẽ lên tiếng bác bỏ thuyết tiến hóa, mình có cảm tưởng Thuyết tiến hóa tự nó sẽ đào huyệt chôn nó, vì Sự Thật sẽ tự khắc tỏ lộ ra.

    Mình cũng chúc bạn sức khỏe và bạn sẽ càng lúc càng đến gần Đấng Thượng Đế Trí Cao hơn, nhận được ánh sáng minh triết từ Ngài

    Mà bạn biết không ? Thực ra những nhà khoa học vô thần nói chung ấy. Họ cũng yêu chân lý và khao khát tìm kiếm chân lý lắm. Tuy nhiên họ rất không thích và rất sợ CHÂN LÝ, bạn ạ. Trong tiếng anh, chữ truth mà họ sợ chính là ” truth with capital T ” đấy.

    Thích

  3. Vấn đề tranh cãi thuyết sáng tạo và tiến hóa tôi thấy thật nực cười. Cái tên “Thuyết tiến hóa”, cái từ “thuyết” là đã cho thấy nó chỉ là giả thuyết, chả có gì là chân lý, chưa biết đúng sai thế nào cả. Chính Darwin cũng nói thuyết của ông vẫn chưa hoàn chỉnh, cần thời gian của khoa học làm sáng tỏ. Thuyết sáng tạo cũng thế. Vậy mà blog của chú Hưng lại nâng tầm thuyết tiến hóa là lý thuyết, là chân lý, là sự thật rồi viết bài phản biện gây chia rẽ nhau như thế để làm gì?

    Đã thích bởi 1 người

    • Cảm ơn bạn PBQP.

      Ý kiến của bạn chính xác. Thuyết tiến hóa không những chỉ là giả thuyết, mà đúng hơn nó chính là một ngụy thuyết và mãi vẫn chỉ là ngụy thuyết cho đến ngày tận thế !

      Hơn nữa, bạn biết không ? Câu nói ” chẳng có gì là Chân Lý ” là một câu tự phản đấy. Nếu câu đó sai thì đây là một câu sai. Còn nếu câu đó đúng thì nó cũng thành sai, vì trong trường hợp này, không có Chân Lý nào cả, kể cả chính câu nói đó.
      Ví dụ như câu: We can find facts and truth, but not the Truth with a capital T. Đây chính là một câu tự phản đấy

      Tôi tin chắc sẽ đến lúc cuộc tranh cãi về Sáng Tạo và Tiến Hóa phải ngã ngũ mà thôi. Vậy nên chúng ta hãy cứ để thời gian làm sáng tỏ mọi chuyện nhé

      Thích

  4. Tham vọng tổng hợp sự sống nhân tạo hẳn là một điều nực cười, một trò hề. Nếu các nhà khoa học có thể tạo ra sự sống thuận tay trái, tạo ra được chuỗi DNA và nhất là thông tin trong DNA thì nó sẽ chứng minh cho cái gì ? Nó không hề chứng minh cho tiến hóa. Nhưng chỉ có điều là nếu chuyện đó xảy ra thì đó sẽ là một tin tức kinh thiên động địa, và các nhà khoa học đó ắt hẳn phải là thánh, là Ông Trời rồi. Bởi vì chuyện ấy chỉ có Trời mới làm được chứ.

    Giả sử thí nghiệm Miller mà thành công thì nó vẫn cho thấy là phải có một chủ thể, một trí tuệ thông minh can thiệp vào mới khiến vật chất không sống trở nên sự sống. Vì rõ ràng sự sống chỉ ra đời từ sự sống mà thôi. Life always come from life, and only life can product life.
    Nothing always product nothing. Non-life or death always product non-life or death

    Nếu việc tạo sự sống nhân tạo mà thành công thì chắc chắn Miller đã nhận được giải Nobel từ lâu rồi, và nó sẽ gây nên tiếng vang rực rỡ cho thuyết tiến hóa. Nhưng rất tiếc, thí nghiệm Miller đã thất bại thảm hại.
    Điều trớ trêu là ở chỗ tại sao một nhà khoa học trực tiếp làm thí nghiệm với những đo lường rất cẩn thận trong phòng thí nghiệm như vậy để rồi cuối cùng là chứng minh rằng sự sống đã xuất hiện thông qua thời gian, cơ hội, may rủi mà không cần một Nhà Thiết Kế nào. Trong khi thí nghiệm trên lại cần phải có một ” nhà thiết kế ” là ông Miller, mà ông đã thất bại không tài nào tạo được sự sống ?
    Do vậy, đó hẳn chính là một cái tát mà giới tiến hóa đã tự vả vào mặt mình, tự vạch áo cho người xem lưng.

    Có người cũng sẽ lý luận rằng: ” Nhưng môi trường trái đất thời nguyên thủy khác xa so với thời hiện đại mà ông Miller sống chứ “.
    Xin thưa: nếu bạn đặt đức tin vào một điều, một thứ lý thuyết ngông cuồng, ảo tưởng, mà không thể kiểm chứng, không thể lặp lại được như vậy thì đó là đức tin mù quáng rồi

    Thích

  5. Xin chào giáo sư Việt Hưng! Nếu theo lý luận của GS ta chấp nhận một “đức sáng thế đã tạo nên sự sống” vậy xin hỏi ai đã đẻ ra “đức sáng thế” ạ?
    Trân trọng!

    Thích

    • Trả lời độc giả Nguyễn Văn Khánh
      Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi: “Nếu …ta chấp nhận một “đức sáng thế đã tạo nên sự sống” vậy xin hỏi ai đã đẻ ra “đức sáng thế” ạ?”.
      XIN TRẢ LỜI:
      Câu hỏi của bạn thuộc về logic, vậy cần phải hiểu những khái niệm cơ bản của logic. Nhưng câu hỏi của bạn để lộ ra rằng bạn chưa biết gì về Định lý Gödel – định lý vĩ đại nhất và quan trọng nhất về logic – do Kurt Gödel khám phá ra năm 1931. Tôi xin giúp bạn bổ khuyết những kiến thức về logic trong 3 bài báo sau đây. Đồng thời đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Bạn nên bình tâm đọc kỹ 3 bài báo đó, vì nếu đọc vội hoặc đọc nhanh, đọc lướt qua, tôi e rằng bạn sẽ không nắm được những điều cần năm.
      Một lần nữa cám ơn bạn. Sau đây là 3 bài báo bạn nhất thiết nên đọc, nếu bạn thực sự muốn có câu trả lời cho câu hỏi của bạn. PVHg.
      ● The Limit of Logic / Hạn chế của Logic

      The Limit of Logic / Hạn chế của Logic


      ● “Who created the Creator? Ai tạo ra Đấng Sáng tạo?”, đã đăng trên trang PVHg’s Home ngày 19/09/2016

      Who created the Creator? Ai tạo ra Đấng Sáng tạo?


      ● “To ask again: Who created God? Lại hỏi: Ai tạo ra Chúa?”, đã đăng trên trang PVHg’s Home ngày 19/02/2019

      To ask again: Who created God? Lại hỏi: Ai tạo ra Chúa?

      Thích

      • Xin cảm ơn GS Việt Hưng đã hồi đáp câu hỏi của tôi! Nhưng theo tôi lý luận của GS cơ bản dựa trên Các định lý bất toàn của Gödel, tuy nhiên việc suy diễn và phạm vi áp dụng của định lý này đã được GS Hưng đẩy đi quá xa bởi “định kiến” của chính GS đối với khoa học thực chứng và sự “cuồng tín”. Việc con người nhận thức thế giới vẫn còn nhiều hạn chế nhưng sự tiến bộ khoa học sẽ dần lấp đầy các khoảng trống của bức tranh ghép hình bằng sự “tiến hoá về trí tuệ” và “tiến hoá về công nghệ” và “tiến hoá về thông tin”. “Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả sự hiểu biết” và một đứa trẻ cũng có trí tưởng tượng.
        Trân trọng!

        Thích

      • Về việc áp dụng định lý bất toàn trong các lĩnh vực khác Sửa đổi

        Một số lập luận phản biện và lập luận tương tự (analogy) đôi khi đưa ra các định lý không hoàn chỉnh để hỗ trợ các giả thuyết có chủ đề vượt ra ngoài phạm vi áp dụng của các định lý là toán học và logic. Ví dụ như chủ đề Nguồn gốc vũ trụ và Tiến hóa, để củng cố cho thần học, một số sự hiểu lầm những định lý này dẫn đến khả năng tồn tại những vấn đề không thể giải thích cặn kẽ bằng logic khoa học – chúng có thể là căn cứ để “chứng minh” một thế lực mà sự tồn tại vượt ngoài phạm vi logic và là cơ sở cho thuyết Tạo hóa (Creationism); hay trong để chống lại chủ nghĩa hiện thực trong triết học.[1]

        Tuy nhiên thực tế đa số lập luận trên là siêu hình, và xuất phát từ việc không hiểu rõ rằng hệ logic áp dụng phải là hệ chính thức (xem định nghĩa ở trên) chứ không phải là toàn bộ mọi hệ logic và mọi lĩnh vực. Lí do có thể là họ quy chụp, nhầm lẫn hoặc thừa nhận một mệnh đề phát biểu không chính xác giả thiết của các định lý; và một số tác giả uy tín đã có bình luận trái chiều về việc mở rộng phạm vi áp dụng và giải thích, lập luận như vậy, bao gồm: Torkel Franzén (2005); Panu Raatikainen (2005); Jean Bricmont (1999); và Ophelia Benson và Jeremy Stangroom (2006). Một số sách của các tác giả trên cũng hướng dẫn cách hiểu chính xác.

        Bricmont và Stangroom (2006, trang 10), ví dụ, trích dẫn từ những bình luận của Rebecca Goldstein về sự khác biệt rõ ràng giữa chủ nghĩa Platon mà Gödel thừa nhận và những tư tưởng chống chủ nghĩa hiện thực mà đôi khi có trong những ý tưởng của ông đưa ra. Sokal và Bricmont (1999, trang 187) chỉ trích Régis Debray trong việc ông ta đã áp dụng định lý trong bối cảnh xã hội học; tuy vậy sau đó Debray đã phản biện rằng việc sử dụng này của ông ta chỉ là phép ẩn dụ chứ không có ý định áp dụng sai (sđd.).

        Thích

      • Cám ơn bạn Nguyễn Văn Khánh,
        Bạn rất giống nhiều học giả Tây Phương khi nói rằng Định lý Gödel là một định lý về logic toán học, chỉ áp dụng trong phạm vi toán học, nhất là phạm vi logic hình thức và công nghệ thông tin, vì thế việc áp dụng nó tràn lan ra ngoài toán học là làm dụng Định lý Gödel…
        Vậy tôi xin nói để bạn hay:
        Những học giả Tây phương ấy là những người sợ ánh sáng, sợ sự thật, sợ sức mạnh của ĐL Gödel. Họ cố tình nói như vậy để hạn chế việc áp dụng ĐL Gödel, hạn chế ảnh hưởng to lớn của ĐL này. Những học giả Tây phương ấy là ai? Đó là:
        – Một số nhà toán học, những nhà toán học muốn chứng minh toán học là vạn năng, là vô địch, điển hình là David Hilbert và các môn đệ.
        – Những người theo chủ nghĩa scientism, cho rằng science là chúa tể của nhận thức, và có thể nhận thức được mọi sự thật, chỉ cần có đủ thời gian. V.v.
        Nhưng sự thật có sức mạnh của nó. Nó đạp đổ mọi chướng ngại.
        Có những ứng dụng của ĐL Gödel mà những người sợ ĐL này kêu trời lên là những ứng dụng phi lý, chằng hạn ứng dụng ĐL Gödel để nói rằng Lý thuyết Nguồn gốc Sự Sống của Darwin là bất khả thi. Vậy xin nói:
        – Không cần đến ĐL Gödel cũng đã thừa lý do khoa học để chứng mình Lý thuyết NGSS là bất khả thi,
        – Nhưng ĐL Gödel là một công cụ hỗ trợ rất hữu ích để bác bỏ Lý thuyết NGSS ấy. Có nghĩa là ĐL Gödel phù hợp với những lý do khoa học khác.
        Những ai thấy sợ ĐL Gödel thì nên đọc ý kiến của:
        – Stephen Hawking về “Gödel và Sự Kết thúc của Vật lý” (đã đăng trên PVHg’s Home).
        – David Peat, Chương 2, Định lý Bất toàn, cuốn “Từ Xác định đến Bất định”, NXB Tri Thức 2011, bản dịch của Phạm Việt Hưng.
        Chúc bạn Khánh tìm thấy ý nghĩa thực sự của ĐL Gödel sau khi đọc những tài liệu nói trên.
        PVHg

        Thích

      • Kính gửi GS Việt Hùng!
        Trước tiên tôi rất kính trong những kiến giải và hiểu biết sâu rộng của GS
        trong nhiều vấn đề của chủ đề này. VN ta cũng rất ít người nghiên cứu về
        lĩnh vực triết học như GS, nên việc có một người nghiên cứu và nêu
        quan điểm như GS theo tôi đó là điều rất đáng mừng, đáng ngưỡng mộ và trân
        trọng trong khoa học. Trong khoa học đa dạng về quan điểm, nên rất cần sự
        tôn trọng quan điểm lẫn nhau. Mỗi thời đại có một nền tảng nhận thức khác
        nhau. Ta không dùng quan điểm thời đại này phán xét ai đó ở thời đại khác
        là “ngu ngốc” và “Chúa” của GS chắc cũng chưa từng phán rằng ai đó là “ngu
        ngốc”! Tôi không có gì phải sợ trước Định lý Gödel hay những hệ quả từ nó,
        vì thực chất tôi cũng chẳng biết gì về đinh lý này cho đến khi đọc và nghe
        các bài viết của GS (Vì tôi là dân sinh học không phải dân toán).
        Nhưng cũng như GS tin vào “Chúa” của mình, tôi cũng tin vào “Khoa học thực
        chứng” của tôi cho dù nhiều vấn đề chưa chứng minh được hay vĩnh viễn không
        chứng minh được nhưng nó sẽ thúc đẩy còn người ngày càng làm giàu tri thức
        của nhân loại.
        Bằng tất cả sự tôn trọng và mến mộ, kính chúc GS Việt Hưng dồi dào sức khỏe
        và tiếp tục với những đam mê nghiên cứu của mình và công hiến cho nhận thức
        của Nhân loại.
        Trân trọng!
        Nguyễn Văn Khánh

        On Thu, Apr 1, 2021 at 7:12 AM PhamVietHung’s Home wrote:

        > Phạm Việt Hưng commented: “Cám ơn bạn Nguyễn Văn Khánh, Bạn rất giống
        > nhiều học giả Tây Phương khi nói rằng Định lý Gödel là một định lý về logic
        > toán học, chỉ áp dụng trong phạm vi toán học, nhất là phạm vi logic hình
        > thức và công nghệ thông tin, vì thế việc áp dụng nó tràn lan ra”
        >

        Thích

      • Thân gửi bạn NGUYỄN VĂN KHÁNH,
        Tôi thực sự quý trọng bạn vì tinh thần trao đổi rất nghiêm túc và thẳng thắn, không tự ái khi quan điểm của mình bị phê phán. Ít người có được sự nghiêm túc và thẳng thắn như thế.
        Tôi đồng ý với bạn là chúng ta phải sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhau khi trao đổi hoặc tranh luận. Đó cũng chính là lý do tôi đăng các ý kiến của bạn, mặc dù tôi thấy rõ ngay từ đầu rằng bạn hầu như chưa biết gì về Định lý Gödel.
        Ngay đến Stephen Hawking cũng phải đợi mãi đến năm 2002 mới thấy ông nhắc đến Định lý Gödel, mặc dù nó ra đời từ 1931. Vì thế nếu bạn chưa biết gì về định lý này thì đó là chuyện rất bình thường. Tôi sẽ rất vui nếu vì những trao đổi này mà bạn quan tâm đến định lý này.
        Mặc dù đây là một định lý toán học, nhưng nó đã được “phiên dịch” sang ngôn ngữ thông thường để mọi người có thể hiểu. Và Định lý này rất đáng được mọi người tìm hiểu, vì nó ĐỤNG tới cách chúng ta nhận thức vũ trụ, nhận thức sự sống, và nhận thức cả chính chúng ta nữa. Vì thế mà tôi “si mê” định lý này nhiều như thế. Tôi muốn chỉ ra cho mọi người thấy tác động của nó đến hết thảy mọi lĩnh vực nhận thức, đặc biệt là những lĩnh vực duy lý.
        Câu hỏi đầu tiên của bạn, rằng AI TẠO RA CHÚA? là một câu hỏi duy lý, vì thế câu hỏi ấy ắt phải chịu sự chi phối bởi Định lý Gödel. Vì thế tôi mới dùng ĐL Gödel để chỉ ra rằng đó là một câu hỏi không có câu trả lời. Chính Gödel đã tỏ ra “bất mãn” khi thấy người đời cứ thích “đánh đố” nhau bằng những câu hỏi không có câu trả lời như thế. Ông coi đó là điều rất vô lý, như tôi đã nói với bạn trong các trả lời trước.
        Vậy khái niệm Chúa không nằm trong phạm vi logic suy diễn và chứng minh, mà nằm trong khu vực cảm nhận, giống như ta cảm nhận về CÁI ĐẸP vậy.
        Chẳng hạn, có những bản nhạc đối với tôi rất hay, rất tuyệt vời, nhưng với người khác chẳng có gì hay cả. Đó là vì cảm nhận khác nhau. Trong trường hợp ấy, tôi không dại gì chứng minh cho người ấy rằng bản nhạc ấy hay lắm. Vì người ấy không thấy hay thì làm sao tôi chứng minh được.
        Vấn đề về Chúa cũng tương tự. Tôi tôn trọng cảm nhận của bạn, và ngược lại. Ngay trong toán học còn có những bài toán không chứng minh được, không phủ nhận được, huống chi những lĩnh vực khác.
        Tất cả những điều tôi nói trong thư trả lời này cũng chỉ là những trao đổi mang tính tâm sự chứ không phải là chứng minh.
        Một lần nữa cám ơn bạn, và chúc bạn thành công trong mọi mong muốn.
        PVHg

        Thích

      • Cám ơn bạn Nguyễn Văn Khánh,
        Tôi cám ơn bạn vì:
        – Bạn nhiệt tình thảo luận
        – Thảo luận của bạn thể hiện một thái độ chân thành và nghiêm túc.
        Tuy nhiên, với những gì bạn nói, bạn tự thể hiện rõ rằng:
        1/ Bạn là một môn đệ nhiệt thành của Scientism. Chủ nghĩa này là một tai họa của loài người, vì bên cạnh việc ủng hộ khoa học, nó cổ súy cả những thứ ngụy khoa học, và nó triệt tiêu Đức tin, tức là không hiểu bản chất của khoa học, vì xét cho cùng, chính khoa học cũng dựa trên những nền tảng Đức tin (hệ tiên đề)
        2/ Bạn chưa hiểu bản chất của Định lý Gödel. Xin nói để bạn biết rằng nhiều khía cạnh triết học của ĐL này thực ra đã được biết trước khi có ĐL Gödel, nhưng ĐL này có công lớn là nó chấm dứt mọi sự tranh cãi chống đối lại nó. Vì thiên hạ không thể tranh cãi với những chứng minh toán học của Gödel. Đây là một vấn đề rất rộng lớn của triết học về nhận thức, tôi không thể nói hết. Phải mất cộng nghiên cứu mới hiểu đầy đủ.
        3/ Tôi không đi quá xa trong việc ứng dụng ý nghĩa triết học của ĐL Gödel, mà vì bạn “đi quá gần” ĐL này đó mà thôi. Nói cách khác, bạn không đủ hiểu biết về ĐL này. Còn rất nhiều điều cần phải nói về ý nghĩa của ĐL Gödel mà tôi không có đủ thì giờ, đủ chỗ để nói.
        4/ Chắc chắn bạn không hiểu câu nói của chính Gödel rằng: “Human reason is utterly irrational in asking questions it cannot answer”. Câu nói ấy dành cho những người như bạn đấy, nhưng bạn không thể hiện một sự tiếp thu nào đối với câu nói ấy. Bạn vẫn muốn bảo vệ câu hỏi của bạn, rằng “Ai tạo ra Chúa?” – một câu hỏi mà tôi đã chỉ ra cho bạn thấy, rằng đó là một câu hỏi “utterly irrational”. Đây là chìa khóa của vấn đề. Nếu bạn không hiểu điều này thì tôi chỉ có thể kết luận 2 khả năng:
        – Một, bạn không hiểu gì về ĐL Gödel (Tôi e rằng bạn không chịu nghiền ngẫm 3 bài báo tôi đã chỉ cho bạn)
        – Hai, bạn là một tín đô của Scientism, nên bạn rất sợ ĐL Gödel.
        Trong trường hợp tôi đã chỉ cho bạn thấy những tài liệu cần đọc (nhiều lắm, tôi có một thư viện về Gödel đấy), mà bạn không chịu đọc, mà cứ tranh luận theo định kiến cá nhân, thì tôi e rằng cuộc thảo luận sẽ vô bổ.
        PVHg

        Thích

  6. Bình luận.

    Không phải ai cũng hiểu được Định lý Bất toàn và các hệ quả về triết học nhận thức của nó đâu.
    Hãy kiên nhẫn tìm hiểu.
    Nếu ai đó không hiểu thì đó cũng là chuyện bình thường thôi.
    Nhiều nhà toán học và nhiều người theo chủ nghĩa “duy khoa học” không những không hiểu mà thậm chí còn căm ghét nó vì rất nhiều lý do (!).

    Thích

Bình luận về bài viết này