Plato, A Master of All Time / Platon, người thầy của muôn đời

schule-von-athen

School of Athens, tranh của Raphael (1509-1510)

While children pick up wisdom from their parents’s teaching, adults do so by learning from the ancestor. Today I would like to share with the readers some Plato’s quotes, as one of the best teachings of western civilisation…

Trẻ em học trí khôn từ lời dạy của cha mẹ, người lớn cũng làm điều đó nhờ học hỏi tổ tiên. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với độc giả một số tư tưởng của Platon, như một trong những giáo huấn hay nhất trong nền văn minh tây phương…

Cùng với thầy của mình là Socrates, và người học trò nổi tiếng của ông là Aristotle, Platon là người đặt nền móng cho nền triết học và khoa học Tây phương. Ông sống trong khoảng thời gian từ năm 427 – 347 trước CN, và là người sáng lập nên Viện Hàn lâm Athens, một học viện cao cấp đầu tiên trên thế giới.

Platon không chỉ được xem như một trong những cha đẻ của nền khoa học, triết học, toán học Tây phương, mà còn được kể đến như một trong những người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự hình thành đời sống tôn giáo và tâm linh ở Tây phương. Ảnh hưởng ấy lớn đến nỗi Friedrich Nietzsche mô tả Thiên Chúa giáo ở Tây phương là “chủ nghĩa Platon cho mọi người” (Platonism for the people).

Ông cũng được xem như người sáng lập nên nền triết học về chính trị với tư tưởng cộng hòa sớm nhất trên thế giới. Bách khoa toàn thư Stanford về triết học nhận định rằng trong lịch sử văn minh Tây phương, chỉ có vài ba người có thể sánh ngang xấp xỉ với ông về chiều sâu và chiều rộng trong những thảo luận triết học, đó là Aristotle (học trò của ông), Thánh Thomas Acquinas (nhà thần học Thiên Chúa giáo lỗi lạc người Ý thế kỷ 13) và Immanuel Kant (nhà triết học lỗi lạc người Đức thế kỷ 18).

Ảnh hưởng của Platon trong nền văn minh tây phương lớn đến nổi đã hình thành một khái niệm, một thuật ngữ mang tên Platonism ─ hệ tư tưởng Platon. Hệ tư tưởng này lộ ra trên mọi phương diện của đời sống văn hóa tinh thần, từ khoa học cho đến đời sống, chính trị, triết học về nhận thức, và cả tôn giáo, thần học. Chẳng hạn, Kurt Gödel, nhà toán học vĩ đại nhất thế kỷ 20, tác giả của Định lý Bất toàn nổi tiếng, tự coi mình là người có tư tưởng platonist ─ quan điểm của Gödel về toán học là quan điểm platonist trong toán học, cách nhìn của Gödel về thế giới cũng mang tính chất platonist.

Tóm lại, biển học do Platon tạo ra vô cùng rộng lớn. Bài viết này chỉ mong tái hiện một hình bóng loáng thoáng về ông, thông qua một số phát ngôn của ông, nhưng mong sao hình bóng ấy đúng là hình bóng của ông, một nhân vật khổng lồ thời cổ đại nhưng tư tưởng có lẽ vượt xa nhiều con người hiện đại.

 

DANH NGÔN CỦA PLATON

(Lời dịch Việt ngữ của PVHg)

 

1/ Man – a being in search of meaning / Con người là một thực thể đi tìm kiếm ý nghĩa (của cuộc sống).

2/ The noblest of all studies is the study of what man is and of what life he should live / Nghiên cứu cao quý nhất là nghiên cứu câu hỏi con người là gì và con người nên sống cuộc sống như thế nào.

3/ Wonder is the feeling of the philosopher, and philosophy begins in wonder / Băn khoăn là cảm thức của nhà triết học và triết học bắt đầu từ nỗi băn khoăn.

4/ Wisdom alone is the science of others sciences / Trí khôn riêng bản thân nó là khoa học của các khoa học

5/ Science is nothing but perception / Khoa học chẳng là gì khác sự nhận thức

6/ Philosophy is the highest music / Triết học là âm nhạc cao cấp nhất

7/ Truth is its own reward / Chân lý là phần thưởng của chính nó

8/ I have good hope that there is something after death / Tôi có hy vọng tốt lành rằng có một cái gì đó sau cái chết.

9/ They deem him their worst enemy who tells them the truth / Họ nghĩ anh ta là kẻ thù tồi tệ nhất của họ, kẻ nói với họ sự thật

10/ Cunning… is but the low mimic of wisdom / Thói ranh ma chẳng có gì khác một trò bắt chước sự khôn ngoan, nhưng bắt chước một cách kém cỏi.

11/ How can you prove whether at this moment we are sleeping, and all our thoughts are a dream; or whether we are awake, and talking to one another in the waking state? / Làm thế nào mà bạn có thể chứng minh được rằng vào lúc này bạn đang tỉnh hay mơ?

12/ Ignorance, the root and the stem of every evil / Cái ngu là gốc rễ và cội nguồn của mọi cái ác.

13/ The knowledge of which geometry aims is the knowledge of the eternal / Cái tri thức mà hình học hướng tới là tri thức về cái vĩnh cửu

14/ The object of education is to teach us to love what is beautiful / Mục đích của giáo dục là dạy chúng ta yêu cái gì là đẹp.

15/ Love is the joy of the good, the wonder of the wise, the amazement of the Gods / Tình yêu là niềm vui của cái thiện, kỳ quan của nhà thông thái, nỗi kinh ngạc của thần thánh.

16/ At the touch of love everyone becomes a poet / Chạm vào tình yêu, mọi người trở thành nhà thơ.

17/ Thinking: the talking of the soul with itself / Tư duy là cuộc nói chuyện của linh hồn với chính nó.

platon18/ Music is a moral law. It gives soul to the universe, wings to the mind, flight to the imagination, and charm and gaiety to life and to everything / Âm nhạc là một luật đạo đức. Nó thổi linh hồn vào vũ trụ, chắp cánh cho tư duy, làm bay bổng trí tưởng tượng, sưởi ấm và mang niềm vui đến cho cuộc sống và cho mọi thứ.

19/ Wise men speak because they have something to say; Fools because they have to say something / Người khôn nói vì họ có cái gì đó để nói; kẻ ngu nói vì phải nói một cái gì đó.

20/ The beginning is the most important part of the work / Sự khởi đầu là phần quan trọng nhất của công việc.

21/ We can easily forgive a child who is afraid of the dark; the real tragedy of life is when men are afraid of the light / Chúng ta có thể tha thứ cho một em bé vì nỗi sợ hãi bóng tối; nhưng sẽ là thảm họa thực sự của cuộc sống khi một người trưởng thành sợ ánh sáng.

22/ To love rightly is to love what is orderly and beautiful in an educated and disciplined way / Yêu một cách đúng đắn là yêu cái có trật tự và đẹp đẽ theo một cách có giáo dục và có kỷ luật.

23/ Music is the movement of sound to reach the soul for the education of its virtue. Âm nhạc là sự chuyển động của âm thanh để chạm tới linh hồn và giáo dục linh hồn đó về đức hạnh.

24/ There will be no end to the troubles of states, or of humanity itself, till philosophers become kings in this world, or till those we now call kings and rulers really and truly become philosophers, and political power and philosophy thus come into the same hands / Sẽ không bao giờ hết những vấn nạn của nhà nước, hoặc của chính nhân loại, cho đến khi nào các nhà triết học trở thành vua chúa trên thế gian, hoặc cho đến khi nào những người mà chúng ta gọi là vua chúa hoặc kẻ cai trị thực sự trở thành những nhà triết học, khi đó sức mạnh chính trị và triết học sẽ cùng nằm trong một bàn tay.

25/ A hero is born among a hundred, a wise man is found among a thousand, but an accomplished one might not be found even among a hundred thousand men / Trong số hàng trăm người mới có một anh hùng, trong hàng ngàn người mới có một kẻ khôn ngoan, nhưng trong hàng trăm ngàn người không chắc tìm thấy một người hoàn hảo.

26/ To prefer evil to good is not in human nature; and when a man is compelled to choose one of two evils, no one will choose the greater when he might have the less / Ưa thích điều ác hơn điều thiện không phải là bản chất của con người; và khi một người buộc phải lựa chọn một trong hai điều ác, không ai muốn chọn điều ác ác hơn khi anh ta có thể chọn điều ác ít ác hơn.

27/ Necessity… the mother of invention / Nhu cầu là mẹ của phát minh.

28/ Those who wish to sing always find a song / Những người thích hát luôn luôn tìm thấy một bài ca. 29/ Justice in the life and conduct of the State is possible only as first it resides in the hearts and souls of the citizens / Công lý trong cuộc sống và trong sự lãnh đạo của nhà nước chỉ khả thi khi nó nằm trong trái tim và linh hồn của công dân.

30/ I never did anything worth doing by accident, nor did any of my inventions come by accident; they came by work / Tôi không bao giờ làm được bất kỳ cái gì có giá trị nhờ ngẫu nhiên, và cũng không có bất kỳ phát minh nào của tôi có được nhờ may rủi; chúng đến từ lao động.

31/ One of the penalties for refusing to participate in politics is that you end up being governed by your inferiors / Một trong những cái giá phải trả cho việc từ chối tham gia chính trị là rốt cuộc bạn bị thống trị bởi những kẻ kém hơn bạn.

32/ The excessive increase of anything causes a reaction in the opposite direction / Sự tăng lên thái quá của bất kỳ cái gì cũng đều gây ra một phản lực theo hướng ngược lại.

33/ Nothing in the affairs of men is worthy of great anxiety / Chẳng có chuyện gì của con người đáng phải lo lắng quá mức.

34/ The first and greatest victory is to conquer yourself; to be conquered by yourself is of all things most shameful and vile / Thắng lợi đầu tiên và vĩ đại nhất là chiến thắng bản thân; Trở thành nô lệ của chính mình là điều xấu hổ nhục nhã nhất.

35/ Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws / Người tốt không cần luật pháp bảo họ phải hành động có trách nhiệm, trong khi kẻ xấu luôn tìm được cách lách luật.

36/ Knowledge is the food of the soul / Tri thức là lương thực của linh hồn.

37/ There is no harm in repeating a good thing / Lặp lại một việc tốt chẳng có hại gì cả.

academy-copy38/ The god of love lives in a state of need. It is a need. It is an urge. It is a homeostatic imbalance. Like hunger and thirst, it’s almost impossible to stamp out / Thần tình ái sống trong trạng thái đói khát. Nó đòi hỏi. Nó hối thúc. Đó là một trạng thái mất cân bằng nội tại. Nó giống như cơn đói hoặc cơn khát, không thể dập tắt được.

39/ Knowledge without justice ought to be called cunning rather than wisdom / Trí tuệ mà không có lẽ phải nên được gọi là sự ranh ma thay vì trí khôn.

40/ God is not the author of all things, but of good only / Thượng Đế không phải là tác giả của mọi thứ, mà chỉ là tác giả của những gì tốt đẹp.

Mỗi triết lý nói trên đều đáng làm chủ đề cho mỗi cuộc thảo luận. Nhưng xin dành việc đó cho bài kỳ sau.

Bài viết này thuộc chủ đề :

PVHg, Sydney 03/11/2016

Tài liệu tham khảo

PLATO QUOTES

http://likesuccess.com/topics/22678/plato

AZ Quotes

http://www.azquotes.com/quote/764341

Brainy quotes / Plato quotes

http://www.brainyquote.com/quotes/authors/p/plato.html

 

10 thoughts on “Plato, A Master of All Time / Platon, người thầy của muôn đời

  1. Chú có dành nhiều sự quan tâm cho Immanuel Kant không ạ? Nếu được đọc thêm những điều chú viết về Immanuel Kant thì hay quá.

    Chúc chú Hưng cuối tuần nhiều niềm vui.

    Thích

    • Anna Đỗ thân mến,
      Độ này chú bận quá, không cập nhật được thông tin. Hôm nay mới đọc ý kiến của cháu. Thank you very much for your comments. Chú rất thích Immanuel Kant. Chú sẽ quan tâm để viết về nhân vật này. PVHg

      Đã thích bởi 3 người

  2. Những gì Immanuel Kant viết thì đã có vài vị đạo sư nói ra từ cả ngàn năm trước đó , chỉ có khác về ngôn ngữ trình bày và vế sau thôi . Đạo là không lời, không hình , không tướng, như vậy là đạo bất khả tri mất rồi. Rất Mong được kết bạn và nói chuyện với các bạn yêu thích Kant.:D. Cháu cam ơn chú Hưng đã cho chúng cháu hiểu thêm về platon, một bậc thầy , cá nhân cháu rất hâm mộ Arristos , thầy của platon .

    Thích

    • Cám ơn bạn whatiam,
      Aristotle là học trò của Platon,
      Thầy của Platon là Socrates.
      Bộ ba Socrates – Platon – Aristotle là ba trụ cột của tòa lâu đài văn hóa Hy Lạp cổ đại, tiền thân của nền văn minh Tây phương sau này. PVHg

      Thích

      • Dạ, cháu xin lỗi, cháu nhớ lộn. Cháu xin PhéP chú cho cháu gửi một link Phim mà cháu rất tâm đắc, một bộ Phim của nước ngoài về cơ học lượng tử nhưng mang tính triết lí rất cao , bộ Phim là một cách tiế cận rất bình dị và rõ ràng về thế giới kuan. Rất mong được chia sẻ và giao lưu với những ai kuan tâm tới bộ Phim này.

        Thích

  3. Kính gửi chú Hưng,

    Lâu không có dịp vấn an chú, chúc chú luôn khỏe và không ngừng tích lũy cũng như chia sẻ tri thức ạ.

    Cháu thấy

    từ góc độ nhân loại, các triết gia vĩ đại như Socrates, Platon, hay Aristotles có tư tưởng giúp soi sáng hơn mục đích, ý nghĩa của cuộc sống và con người. Với người thường mà nói đó là những điều cao siêu, khó giải thích cho gãy gọn. Có điều kỳ thực họ đều là những nhà tư tưởng của nhân gian. Họ tìm tòi, đặt câu hỏi, đưa phản biện, và đấu tranh cho lý tưởng của mình, ở trong tình cảnh xã hội thời đó. Thậm chí ở tình huống dẫn đến việc Socrates bị hành xử cũng là do ông cương quyết đấu tranh, bảo vệ quan điểm của mình mà thành. Theo tử vi thì số mệnh của ông đã an bài như vậy. Rốt cuộc là vẫn thuận theo diễn tiến của đạo trời.

    Mà giữa một người đã hiểu đạo trời với một nhà triết gia là khoảng cách vô cùng lớn. Cháu nhìn thấy điều đó khi đọc các phát ngôn của ba vị ở trên và so sánh với lời dạy của những vị thần giáng thế như Lão Tử, Phật thích ca và một chút ít lời răn của Chúa.
    – Một bên là lời giáo huấn của Thần – luôn đúng trong mọi thời điểm phát triển nhân loại dù là 2500 năm trước hay bây giờ, và
    – một bên là học vấn, là quy phạm đạo đức và hành vi của con người, là triết học của loài người.

    Một ví dụ nho nhỏ là người thường thì truy cầu công lý, đòi hỏi công bằng, người tốt thì tận sức đấu tranh để loại trừ cái xấu và đem đến điều tốt. Nhưng thực ra theo Đạo thì vạn vật xảy ra đều có nguyên do. Cái xấu đến là do đã có mầm mống từ trước theo diễn hóa của đất trời, dù có muốn cản cũng không được, và kỳ thực đi đến cuối cùng là rất công bằng. Con người tồn tại được không phải nhờ phát triển khoa học, không phải tri thức, âm nhạc, tình yêu, nhu cầu, tư duy, giáo dục, chính trị hay bất cứ thứ gì khác nảy sinh trong cuộc sống mà những vị triết học gia trăn trở. Con người tồn tại được nhờ thuận theo Đạo.

    Lão Tử, Phật thích ca, Chúa Giesu… đã cố gắng truyền chính Đạo cho con người theo những cách khác nhau và cứu giúp sự tồn vong của con người trong hơn 2000 năm qua. Nhưng đến giờ xem ra người ta mất dần Đạo trong tâm (một phần rất nhỏ của Đạo là đạo đức), Pháp cũng đã mạt, giống như cột trụ chống đỡ ngôi nhà đang nứt vỡ. Cháu nghĩ việc cấp bách nhất bây giờ không phải là đi biểu tình đòi công lý, không phải học hỏi tri thức mới hay tìm hiểu triết học vì những điều đó không độ nhân được, mà đó là quay trở về với Đạo, với chính Pháp.

    Cháu viết đã dài và chắc hẳn lan man và hồ đồ, mong chú đừng để tâm nhé ạ. Chỉ là ý kiến theo hiểu biết hạn hẹp của cháu thôi.

    Thích

    • Chào bạn Nguyen Tri Phuong,

      Tôi có băn khoăn này, rất mong được bạn chia sẻ: Bạn có thể chia sẻ thêm về việc phân biệt 2 khái niệm Đạo và Triết học được không ? Vì ở trên bạn có nói đại ý rằng ngay cả tìm hiểu triết học cũng không độ nhân được, mà phải quay trở về với Đạo. Hay có lẽ Triết học mà bạn nói đến ở đây được hiểu theo ý là những tri thức/đạo đức của cuộc sống con người, ở một phạm vi hẹp (?). Tôi nhớ trong môn triết học đại cương, lịch sử triết học phương Đông mà tôi được học sơ qua thời sinh viên thì có nói đến các trường phái nhận thức, một số Đạo lớn (Đạo Lão, Đạo Phật …) …, nên tôi vẫn cứ nghĩ rằng các kiến thức về triết học sẽ bao trùm tất cả nhận thức của chúng ta.

      Cảm ơn bạn.

      Thích

      • Chào bạn Thùy Linh,

        Trước nhất xin nói rằng những điều mình nói là từ hiểu biết của mình, không nhất định đúng đắn, nên bạn cứ tìm hiểu thêm nhé.

        Bạn có thể hình dung Triết học hướng tới việc tìm hiểu ý nghĩa nhân sinh quan, lý giải cuộc sống, lý giải sự vật sự việc dựa trên các cơ sở phi vật chất. Còn Đạo là… không thể cắt nghĩa được, như bạn whatiam có nói ở trên, cũng là lời của Lão Tử. Nói nôm na đó là quy luật vận hành của vũ trụ, vạn vật, quy luật sinh tồn của mọi sinh mệnh, nó đúng với từng nguyên tử nhỏ nhất cho đến những tinh cầu to lớn nhất. Ở trong Đạo, vũ trụ mà chúng ta biết thực ra rất nhỏ bé. Đạo cũng đại diện cho sáng thế chủ gây dựng nên sự tồn tại của mọi thứ (mà theo Công giáo gọi là Chúa). con đường đến gần với Đạo thì con người chúng ta may mắn có một số, đó chính là Đạo Lão, Đạo Phật… như bạn nhắc đến. tuy những trường phái này hình thái khác nhau nhưng đều có chung một hướng, đi lên tối cao thì sẽ gặp nhau ở đại Đạo. Như vậy một cách ngắn gọn Đạo là cơ sở để vạn vật (không bỏ sót bất cứ thứ gì) tồn tại, sinh sôi, vận hành, cũng như diệt vong.

        Đến đây chắc bạn cũng thấy Triết học nơi người thường sẽ không cách gì so sánh được với Đạo. Người thường vốn vô minh, họ hình thành nên một bộ môn nghiên cứu nhân thể – triết học, rồi cho rằng Đạo Lão, Đạo Phật cũng nằm trong đó. Vì thế mà thời nay người ta mới nghĩ ra đại học Phật Giáo, rồi cũng lấy bằng nghiên cứu, thạc sĩ, tiến sĩ về Phật học. Đó là họ không hiểu và cũng không ngộ được chút nào về đạo Phật, họ chỉ nghiên cứu như một bộ môn chứ không tu Phật. Tâm tính của họ vẫn là người thường, vẫn hỉ nộ ái ố, vẫn làm điều sằng bậy.

        Triết học nếu nghiên cứu tận cùng sâu xa hơn nữa, mình e cũng không bao giờ đến được với Đạo, vì Đạo là cảnh giới của giác ngộ chứ không phải tìm và hiểu. Càng níu giữ nhiều vào các biện chứng, chứng cứ thì càng xa Đạo.

        ——————————————————————-

        Mình trích một đoạn đối thoại nhỏ giữa Khổng Tử (người được ví như là người thầy của thiên hạ) với Lão Tử – người sáng lập ra Đạo giáo để bạn tham khảo nhé:

        Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào thành Lạc Dương – kinh đô của nước Chu. Ông đi lần này mục đích là để tham quan “Các nguyên tắc trị nước mà các vị Tiên vương đã dùng”, khảo sát “Nguồn gốc của Lễ Nhạc”, học tập “Các quy phạm đạo đức”, bởi vậy việc ông tới viếng thăm Lão Tử, vị quan tinh thông chế độ Lễ nghi và quản lý thư viện hoàng gia, ấy là an bài tối quan trọng [của Thiên thượng]. Khổng Tử sau khi hoàn thành việc khảo sát lần đó, đã nói một câu lưu truyền đời sau rằng: “Trong số rất nhiều học thuyết trên đời, ta chọn theo [học thuyết của] nhà Chu”. Chế độ Lễ nghi thời đại nhà Chu là phỏng theo Lễ chế thời đại nhà Hạ và nhà Thương làm cơ sở mà đặt định ra, và Khổng Tử chủ trương sử dụng Lễ chế của thời đại nhà Chu. Có thể thấy chuyến đi lần ấy của ông thu được ích lợi không hề nhỏ.

        Khổng Tử bái kiến Lão Tử. Lão Tử hỏi Khổng Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc “Chu Dịch”, và Thánh nhân đều đọc sách này. Lão tử nói: “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.

        Khổng Tử trả lời: “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa“.

        Lão Tử nói: “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”

        Lão Tử lại hỏi Khổng Tử: “Ông cho rằng tự mình đắc Đạo rồi chưa?”.

        Khổng Tử nói: “Tôi đã tìm cầu 27 năm rồi, vẫn chưa đắc được”.

        Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình có thể tìm kiếm và dâng hiến cho con người, thì người ta sẽ tranh giành nó đem dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác, thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của mình. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”.

        Khổng Tử nói: “Tôi nghiên cứu ‘Thi Kinh’, ‘Thượng Thư’, ‘Lễ’, ‘Nhạc’, ‘Dịch’, ‘Xuân Thu’, giảng nói đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để bái kiến 70 quân vương, nhưng họ đều không chọn dùng chủ trương của tôi. Xem ra người ta thật là khó thuyết phục được!”.

        Lão Tử nói: “Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi”.

        Khổng Tử thỉnh giáo xong Lễ chế nhà Chu, liền quyết tâm trở về nước Lỗ khôi phục lại nguyên xi Lễ nghi của nhà Chu. Lão Tử đối với việc này vẫn bảo lưu ý kiến. Bởi vì Lễ tuy là cần phải có, nhưng muốn khôi phục toàn diện Lễ nghi nhà Chu, e rằng không thể làm được. Thời thế thay đổi, chút Lễ nghi nhà Chu ấy cũng không thích hợp với tình huống đương thời nữa. Vì vậy Lão Tử nói với Khổng Tử: “Ông theo lời những người đó, xương cốt của họ đều đã mục nát cả rồi, chỉ là những lời bàn luận của họ là còn tồn tại mà thôi. Hơn nữa quân tử gặp được thời cơ chính trị 1 thì liền theo chính, thời cơ không thích hợp thì cũng như cây cỏ bồng kia gặp sao yên vậy. Tôi nghe nói: Người giỏi kinh doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người thác trông thấy, mặc dù giàu có nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường bề ngoài cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài. Ông cần phải vứt bỏ tâm kiêu ngạo và dục vọng, vứt bỏ tâm thái và thần sắc mà ông đang có kia đi, vứt bỏ chí hướng quá truy cầu kia đi, bởi vì những thứ này đối với ông chẳng có chỗ nào tốt cả. Đó chính là những gì mà tôi muốn cho ông biết”.

        Khổng Tử không biết nên trả lời ra sao, nhưng vẫn không buông bỏ chí hướng của mình: Đại trượng phu “biết rõ những việc không thể làm mà vẫn làm”. Tham quan xong các địa phương khác, Khổng Tử cáo từ Lão Tử, mang theo trong lòng những nỗi niềm phấn khởi xen lẫn với thất vọng mà rời kinh đô Lạc Dương của nhà Chu. Phấn khởi là vì học hỏi lễ giáo đã thành công, thất vọng là vì những lời khuyến cáo của Lão Tử. Phía sau lưng ông, một bia đá được dựng lên ghi lại mấy chữ: “Khổng Tử đến đất Chu học hỏi lễ nghi”.

        Khổng Tử trở về, 3 ngày không nói chuyện. Tử Cống thấy kỳ lạ, bèn hỏi thầy chuyện là thế nào. Khổng Tử nói: “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể chạy thì ta có thể dùng lưới giăng bắt nó, có thể bơi thì ta có thể dùng dây tơ mà câu, có thể bay thì ta có thể dùng cung tên bắn được nó. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi!”.

        Đó chính là sự khác nhau cơ bản giữa một Giác Giả độ nhân và một nhà tư tưởng của nhân gian. Cái gọi là “Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (Tạm dịch: không cùng một trình độ tu Đạo thì tâm cảnh cũng khác nhau xa), chính là tình huống như thế này. Đạo lý của Lão Tử vi diệu khó có thể hiểu nổi, bởi vì ấy là lời giáo huấn của Thần. Lời của Khổng Tử chẳng qua chỉ là học vấn của con người, là quy phạm đạo đức và hành vi của loài người mà thôi.

        Đã thích bởi 1 người

      • Bạn có thể chia sẻ thêm về việc phân biệt 2 khái niệm Đạo và Triết học được không ? khái niệm là gì ? : Khái niệm là một từ gồm có hai chữ cái dùng để mô tả một khái niệm của một sự vật, hiện tượng khác và do một hoặc một “nhóm” người nào đó định nghĩa. Tóm lại khái niệm là cách dùng các khái niệm khác để mô tả, vì thế nó là một vòng luẩn kuẩn không đầy đủ, thế nên tốt hơn hết đừng bị vướng mắc vào chữ nghĩa .theo mình khái niệm là Khái niệm, tiếng anh là concept , tiếng trung là 概念 , tiếng mông cổ là үзэл баримтлал … fun

        Thích

    • Bạn Nguyen Tri Phuong,

      Tôi đã nhầm lẫn khi cắt nghĩa một vài điều trong ý kiến đầu tiên của bạn, nên tôi đã đưa ra một câu hỏi sai. Nhưng rất cảm ơn bạn vì vẫn chia sẻ tường tận cho thắc mắc của tôi. Giờ thì tôi đã hiểu đầy đủ ý kiến của bạn rồi.
      Cảm ơn bạn!

      Thích

Bình luận về bài viết này