MY BOOKS / Sách của tôi

0 copy

“Nếu bạn có một tủ sách trông ra vườn thì bạn còn thiếu gì nữa đâu?”, Blaise Pascal nói. Trong tủ sách của tôi, bên dưới 4 bộ bách khoa toàn thư, nay đã thành đồ cổ quý giá, là những cuốn sách khiêm tốn của tôi (tôi viết / dịch / tham gia soạn thảo). Xin trân trọng giới thiệu những cuốn sách đó với độc giả qua đường link dưới đây:

True Science: Sách của tôi

Sau đây là vài nhận định về SÁCH của những người tài giỏi bậc nhất…

reading-books (1) copy

Tính thiện lương là chương đầu tiên trong quyển sách về trí khôn (Thomas Jefferson)

000 copy

Một chai rượu nho chứa nhiều triết lý hơn tất cả sách vở trên thế gian (Louis Pasteur)

reading-books (1)b copy

Trong mọi thứ tôi mê nhất là sách (Nikola Tesla)

reading-books (1)c copy

Sẽ đến một lúc nào đó trong đời bạn phải ngừng đọc sách của người khác và viết sách của chính bạn (Albert Einstein)

14 thoughts on “MY BOOKS / Sách của tôi

  1. Cháu rất vui khi được thấy những cuốn sách khoa học của bác. Nếu bác có thể dịch mấy cuốn sách chống tiến hóa thì rất hay. Ví dụ như mấy cuốn sách sau:
    http://store.nwcreation.net/evda1.html

    Cháu cũng thấy 2 chữ evolution và revolution sao nó giống nhau thế. Một từ nghĩa là tiến hóa, một từ nghĩa là xoay vòng. Nếu tiến hóa là sự thật thì đáng lẽ chúng ta phải dùng từ revolution mới đúng. Bởi vì từ con vượn thành người và bây giờ thì con người đang thoái hóa trở lại như con vật

    Thích

  2. Những quyển sách bác chụp trên giá sách của Bác thật tuyệt ạ! cháu mới chỉ có một nửa số ấy. Bác cũng nên bổ sung thêm hai quyển này nữa ạ: Kinh Nikaya và Kinh Tân Ước!
    Hai quyển đó là trí tuệ được cô đọng.

    Thích

    • Cám ơn cháu Tùng vì niềm đam mê sách.
      Cháu ơi, hình ảnh đó chỉ là một khoang nhỏ trong thư viện của bác thôi. Khi bác rời VN sang Úc, bác đã tặng người mau nhà của bác một tủ sách quý, nay tiếc đứt ruột, vì có những cuốn không sao tìm lại được.
      Nay thư viện của bác có 4 bộ bách khoa toàn thư, còn mới, đủ nguyên bộ, quý lắm. Sách tôn giáo, triết học, lịch sử, văn học, khoa học, nhiều lắm. Riêng Kinh Thánh cả Cựu Ước lẫn Tân Ước bác có khoảng 5 bộ, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Làm sao lại thiếu Tân Ước được hả cháu. Không đọc Tân ƯỚc có thể coi như không biết gì. Thank you cháu nhé. PVHg

      Thích

      • Dạ. Bác Hưng đã đọc qua bộ kinh Nikaya của Đạo Phật chưa ạ? Cuốn đó được coi là cuốn Kinh chứa nội dung các bài giảng mà trực tiếp Đức Phật Thích Ca ( Gautama) nói. Bác thử đọc qua đi ạ! Bác có thể đọc phần Trung bộ kinh luôn. Sâu sắc lắm bác ạ, Trí tuệ mà Đức Phật có được là nhờ : Làm việc tốt (công đức)+ Thiền định. Hoàn toàn không phải suy nghiệm. Nếu có thể tham khảo cả Đạo Phật nữa, kết hợp với Kinh Thánh thì quá tốt ạ. Lời dạy của hai Người vĩ đại hiển nhiên là không mâu thuẫn nhau nếu ta hiểu đúng.

        Thích

      • Dear cháu Tùng,
        Thần học Thiên Chúa giáo là một kho tàng tri thức vĩ đại.
        Thần học Phật giáo có lẽ cũng vậy.
        Bác đọc Kinh Thánh cũng không bao giờ hết, nhiều chỗ không hiểu, nhiều chỗ phải đọc đi đọc lại, mỗi lúc lại nhận thức them một khía cạnh mới, nên bác không dám đọc tất cả mọi thứ trên đời cháu ạ, dẫu biết rằng còn nhiều thứ uyên nguyên đáng đọc và đáng học lắm. Nhưng nói chung bác tán thành quan điểm của cháu.
        Người Thiên Chúa giáo chân chính và hiểu biết đều kính trọng Phật giáo.
        PVHg

        Thích

  3. Bác cho cháu hỏi. Giờ cháu muốn tìm hiểu về Kinh Tân Ước thì đọc những cuốn nào ạ? Cám ơn bác. Cháu là một người rất thích các bài viết của bác.

    Thích

    • Trả lời cháu Hoàng.
      Cháu có thể đến Tòa Giám mục Hanoi, vào cổng trên phố Lý Quốc Sư, hoặc cổng bên trái Nhà thờ Lớn Hanoi, rồi đi vào Nhà Sách Tôn giáo, ở đó có bán Sách Tân Ước. Có loại sách nhỏ ghi ngoài bìa là “KINH THÁNH TÂN ƯỚC”. Cháu mua một quyển mà đọc. Ở đó còn có nhiều sách hay khác. Chúc cháu may mắn. Cầu Chúa dẫn đường cho cháu. PVHg

      Thích

      • Dạ, cháu cám ơn bác nhiều. Cháu mua được rồi ạ. Chúc bác và gia đình luôn an lành!

        Thích

  4. Cháu chào Bác!
    Cháu đang là sinh viê và rất thích đọc những bài viết của Bác…
    Cháu thấy Bác trích dẫn dữ liệu từ rất nhiều cuốn sách. Cháu nghĩ là bác đã đọc hết những cuốn sách đó nên bác mới trích dẫn. Cháu tự hỏi là: Bác đang làm rất nhiều công việc: giảng dạy, nghiên cứu, điện tử, dịch giả, viết sách, bận như thế thì sao bác có thể đọc được nhiều như vậy.
    Cháu rất mê đọc sách, nhưng nhiều khi cháu thấy rất khó khăn để sắp xếp thời gian giữa việc học kiến thức chuyên ngành, học tiếng anh, đọc sách, cầu nguyện
    Nếu có thể, mong Bác giúp cháu. Cháu cảm ơn Bác nhiều..

    Thích

    • Chào cháu Jos,
      1/ Cám ơn cháu vì sự đồng cảm.
      2/ Cháu nói đúng, bác đọc nhiều. Nhưng trong những trích dẫn bác đưa vào bài, có trích dẫn bác đọc trực tiếp trong sách, hoặc bài báo. Có trích dẫn bác trích lại từ một nguồn tài liệu khác (tất nhiên nguồn tài liệu ấy phải đáng tin cậy).
      3/ Kiến thức ngày càng tăng lên về số lượng đến mức không ai có thể đọc được mọi thứ. Vì thế bên cạnh những sách hoặc tài liệu bắt buộc ta phải đọc bản gốc, nhưng có những trường hợp ta có thể đọc thông qua ý kiến tổng hợp của người khác. Internet phục vụ đắc lực việc đó. Tóm lại, biển thông tin bây giờ đầy ắp, nhưng quyền lựa chọn và xử lý thông tin vẫn thuộc về mỗi cá nhân. Ta có thể nhận được thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng không ai có thể thay ta để lựa chọn, sáng lọc và xử lý các thông tin đó. Trong thời đại ngày nay, với internet, các giáo sư tiến sĩ không còn độc quyền về trữ lượng thông tin nữa.
      4/ Hãy chú ý rằng các môn học cháu học ở trường phổ thông là thông qua sách giáo khoa. Liệu sách giáo khoa đúng bao nhiêu %? Về lý thuyết, SGK đúng 100%. Tâm lý mọi người cũng tin như vậy. Nhưng bác khám phá ra rằng SGK sai rất nhiều. Thậm chí có môn sai 100%. Thí dụ môn Sinh học Tiến hóa. Bác không nói riêng ở VN đâu, mà trên toàn thế giới. Có lẽ bác sẽ viết một bài về những cái sai trên sách vở nói chung, mặc dù bác cũng đã từng nói về vấn đề này rồi. Vậy, việc ta phải tự học, tự nghiên cứu là rất cần thiết. Tất nhiên, gọi là tự học, nhưng ta phải học qua sách vở, vậy thì sách vở chính là ông thầy của mình. Nhưng có thầy giỏi, thầy dốt. Bác đã từng gặp thầy giỏi, và cũng từng gặp thầy dốt. Sách vở cũng vậy, vì thế học tư duy là điều quan trọng. Muốn thế mình phải hướng tâm tới chỗ có ánh sáng. Mình phải có trực giác để nhận ra đâu là ánh sáng…
      4/ Bác chia sẻ với cháu niềm đam mê đọc sách và nỗi băn khoăn làm thế nào cùng lúc làm được nhiều việc. Theo bác thì niềm đam mê sẽ quyết định tất cả. Khi đam mê ta có thể làm được nhiều việc cùng một lúc, thiếu đam mê hoặc không có đam mê thì một việc cũng không xong. Bác đọc sách thường nắm lấy ý tổng quát, lướt nhanh để nắm bắt bản chất của vấn đề, rồi mới đi vào chi tiết những chỗ cảm thấy cần thiết. Cháu đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa chưa? Đoạn Khổng Minh sang Đông Ngô để thuyết khách, bị các mưu sĩ Đông Ngô chất vấn, cốt làm cho Khổng Minh bẽ mặt và mất uy tín, trong đó họ vặn vẹo KM đã đọc những sách gì. KM trả lời rất hay, như những lời mắng vào mặt lũ hủ nho. Hủ nho thời nào cũng có. Thời nay có khi còn nhiều hơn thời Khổng Mình. Cháu nên tìm đọc đoạn đó. Ngày xưa hồi bé bác rất thích đoạn ấy, đến mức thuộc lòng, và sau này bác cũng thường đọc sách kiểu đó. Riêng về chuyên ngành của mình thì phải đi sâu, để trở thành một người có ích cho xã hội.
      Bác nghĩ cháu sẽ thành công trên con đường học vấn, vì cháu có yếu tố căn bản, đó là niềm đam mê.
      PVHg

      Thích

      • 1. Cháu cảm ơn Bác đã phản hồi cho cháu. Khi đặt câu hỏi, cần phải ghi lại gmail, cháu tưởng câu trả lời cũng được gửi qua mail. nên ngày nào cháu cũng check mail để xem có câu trả lời của Bác hay không? Cháu cảm thấy phấn khích khi nhận được câu trả lời của Bác.

        2. Mãi đến hôm nay cháu mới hồi âm cho Bác là vì dạo này cháu không hay ngồi internet, mà chủ yếu chỉ check thư từ cá nhân, tin tức qua cellphone. Cháu không hay ngồi là vì sợ nó chiếm hết thời gian để đọc sách và học ngoại ngữ. Vì thế, cháu hồi âm muộn, Bác đừng trách cháu nhé!

        3. Hiện nay Cháu đang theo học ngành xây dựng – ĐHXDHN, bác biết đấy, lịch học là dày đặc, chương trình học khá nặng, thêm vào đó là đồ án nữa. Nhưng Bác ạ, Cháu không có ý định làm việc theo ngành cháu học, vì bác là người Công Giáo nên cháu mạn phép chia sẻ thêm, cháu đang tìm hiểu con đường ƠN GỌI. Vì thế, cháu đặt ra một nhiệm vụ nữa cho bản thân là học ngoại ngữ, Thánh Kinh và giáo lý, ngoài ra là các sách về tu đức. Cháu lại đang sinh hoạt trong môi trường cộng đoàn, nên thời gian cũng tuân theo kỷ luật. Trong hoàn cảnh này, mong bác có lời khuyên cho Cháu để việc học tập được nên hiệu quả hơn…

        4. Cháu cũng ham mê các tiểu thuyết kinh điển, nhưng cháu không sắp xếp thời gian làm sao cho hợp lý để có thể đọc nó. Vì thế, cháu đi ra hiệu sách nhìn thấy tam quốc diễn nghĩa, anna karenina, cuốn theo chiều gió, chiến tranh và hòa bình, binh pháp tôn tử..v.v nghe sướng tai lắm, nhưng cháu không dám mua, vì sợ không có thời gian để đọc. Bởi vì, ngoài việc học trường, Cháu còn phải chuẩn bị kiến thức để thi vào “Seminary” nữa bác à. Mà ở Việt Nam, và đặc biệt ở Giáo Phận Vinh của cháu thì việc thi vào Seminary không đơn giản. Vì thế, lúc nào cháu cũng cảm giác mình phải nhanh lên, phải vội vàng, không thì hết giờ mất, ước gì một ngày có 48 tiếng ???

        5. Cháu cũng khó khăn để sắp xếp vào việc học ngoại ngữ nữa. Cháu mong rằng có một phương pháp học nào đó, để tốn ít thời gian mà vẫn hiệu quả. Mong bác chia sẻ thêm cho cháu kinh nghiệm.

        Cháu cám ơn Bác nhiều!
        Hà Nội, 30/8/2016.

        Thích

      • Trả lời Jostung193,
        Bác biết rất rõ sự bận rộn của học sinh sinh viên hiện nay, bác vô cùng tiếc cho các cháu vì quá nửa những thứ phải học là không cần thiết, trong khi có rất nhiều thứ cần thiết lại không được học.
        Bác rất trân trọng những bạn trẻ có ý chí như cháu. Đó là yếu tố quyết định để cháu trở thành một người giỏi giang hiểu biết.
        Không có một công thức nào cho sự học. Quả thật thông tin và sách vở đầy ắp. Có quá nhiều thứ để đọc, để học. Vì thế cháu phải ưu tiên cho những gì CẦN NHẤT và cháu THÍCH NHẤT. Nếu cái cháu cần đồng thời là cái cháu thích thì đó là điều vô cùng may mắn. Trong trường hợp hai thứ đó không trùng với nhau thì tất nhiên phải có sự nỗ lực vượt bậc để làm được cái cần thiết. Theo bác, trong sựu học hiện nay có 3 thứ phải phần đấu để đạt được:
        1/ Giỏi chuyên môn hẹp của mình để có ích cho xã hội.
        2/ Đọc và hiểu rộng để nắm được những chân lý tổng quát, soi sáng cho toàn bộ nhận thức, có khả năng phân biệt chính xác cái ĐÚNG và cái SAI.
        3/ Trau dồi kiến thức ĐẠO. Cháu hoạt động cộng đoán như thế là rất tốt.
        Chúc cháu thành công
        PVHg

        Thích

Bình luận về bài viết này