Chemical Evolution is Impossible / Tham vọng tổng hợp sự sống thất bại

1

Despite Pasteur’s Law of Biogenesis, evolutionists have been trying for years to do chemical synthesis experiments to prove that life is generated from non-living matter. Miller’s experiment in 1953 was trumpeted as the 1st triumph of chemical evolution. However, the following videos will show the truth, for we all to ponder…

Bất chấp Định luật Pasteur khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống, giới tiến hóa vẫn cố làm thí nghiệm tổng hợp hóa học để chứng minh sự sống có thể ra đời từ vật chất không sống. Thí nghiệm Miller năm 1953 được tuyền truyền rùm beng như thắng lợi đầu tiên của thuyết tiến hóa hóa học. Nhưng những video sau đây sẽ nói cho bạn biết sự thật…

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

 

Gần đây có ý kiến nói rằng vấn đề nghiên cứu nguồn gốc sự sống không nằm trong Thuyết Tiến hóa. Nói cách khác, có những người muốn bênh vực Thuyết Tiến hóa nhưng lại rất sợ nhắc đến vấn đề nguồn gốc sự sống. Thái độ này vô tình bộc lộ CHỖ YẾU của Thuyết Tiến hóa, và đó cũng chính là chỗ Darwin né tránh khi ông mới công bố Thuyết Tiến hóa.

Hiện nay, vấn đề nguồn gốc sự sống là một khúc xương hóc trong cổ họng Thuyết Tiến hóa.

Nếu không trả lời được câu hỏi “sự tiến hóa bắt đầu từ đâu?” thì toàn bộ phần còn lại của Thuyết Tiến hóa sẽ trở thành vô giá trị. Điều này tương tự như một hệ thống lý thuyết toán học sẽ trở thành vô giá trị nếu hệ tiên đề của nó không đáng tin cậy. Đó là trường hợp của Gottlob Frege về “Cơ sở Số Học” – một lý thuyết được xây dựng trên nền tảng của Lý thuyết Tập hợp đầu thế kỷ 20. Nhưng “Nghịch lý Tập hợp” của Bertrand Russell đã làm sụp đổ công trình của Frege. Thuyết Tiến hóa cũng vậy, nó sẽ sụp đổ nếu không chứng minh được sự sống ra đời từ đâu và như thế nào.

Như tôi đã từng trình bày trên PVHg’s Home, lúc đầu chính Darwin cũng né tránh vấn đề nguồn gốc sự sống [1]. Nhưng rồi ông bị chất vấn – nguồn gốc sự sống là mắt xích đầu tiên của chuỗi tiến hóa, không thể né tránh. Thế là Darwin “sáng tạo” ra lý thuyết về “cái ao ấm áp”, được hậu bối của ông nâng cấp lên thành “nồi soup nguyên thủy”, rồi bây giờ là “thuyết tiến hóa hóa học” – toàn là những chữ nghĩa và khái niệm mơ hồ, khó hiểu, làm cho nhiều người yếu bóng vía thấy khiếp hãi mà tin rằng đó là một thứ khoa học “cao siêu”, được khởi xướng bởi một nhân vật “huyền thoại” được cả thế giới tôn sùng, đó là Charles Darwin. Lẽ nào một người được cả thế giới coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại lại có thể sai? Đó là kiểu suy nghĩ không chỉ của những người ít chữ nghĩa. Có một người nhiều chữ nghĩa đặt câu hỏi: “Tại sao lại phê phán thuyết tiến hóa của Darwin?”. Có nghĩa là đối với người này, thuyết tiến hóa của Darwin là một chân lý hiển nhiên đã được chứng minh, tại sao lại phê phán nó. Câu hỏi ấy vừa nói lên tính tự phụ, vừa nói lên tính bảo thủ, vừa nói lên sự kém hiểu biết, bởi những ai có khả năng cập nhật thông tin đều biết rằng Thuyết Tiến hóa đang khủng hoảng, đúng như mô tả của Michael Denton, một nhà sinh-hóa nổi tiếng người Anh-Úc.

Tuy nhiên, ngay trong số độc giả của trang PVHg’s Home, có một môn đệ của Thuyết Tiến hóa đã chân thật thú nhận rằng riêng chuyện “nồi soup nguyên thủy” thì không thể tin được. Tại sao vậy? Đơn giản vì nó quá HOANG ĐƯỜNG và không có cách nào để kiểm chứng.

Nếu nhìn sâu vào toàn bộ Thuyết Tiến hóa, ta sẽ thấy 2 yếu tố tối cần thiết làm chỗ dựa cho lý thuyết này, đó là sự MAY MẮN và THỜI GIAN dài bất tận.

MAY MẮN & THỜI GIAN

Thật vậy, câu chuyện “nồi soup nguyên thủy” kể rằng, tại một thời điểm nào đó (?) trong quá khứ vô cùng xa xưa, trong một hồ nước hay một cái ao nào đó (?) với một môi trường thích hợp, có nhiệt độ thích hợp, chứa những hợp chất hữu cơ thích hợp,… và dưới một tác động sấm sét đúng lúc, các hợp chất hữu cơ NGẪU NHIÊN kết hợp lại với nhau một cách may mắn để hình thành nên phân tử sống đầu tiên, rồi phân tử này lại trải qua một thời gian rất dài, dài lắm,… để đến một lúc nào đó (?) phân tử này tự làm được PHÉP LẠ, đó là khả năng TỰ SAO CHÉP VÀ NHÂN BẢN… Thế là cuộc tiến hóa bắt đầu….

Câu chuyện hoang đường nói trên có thể phát triển thêm, hư cấu thêm, thêm mắm thêm muối để dựng thành một kịch bản ly kỳ hấp dẫn cho một cuốn phim 3D giống y như thật, có thể làm cho trẻ con thích thú mê mẩn, và ngay cả những người lớn khó tính nhất, những nhà khoa học khôn ngoan sắc sảo nhất cũng phải giật mình ngỡ ngàng tưởng đó là sự thật. Có lẽ Hollywood sẽ phải có thêm một Giải Oscar dành cho những loại phim như thế, để tặng thưởng cho những đạo diễn giỏi nhất trong nghệ thuật đánh lừa nhận thức.

Tuy nhiên có những người không nghĩ “cái ao ấm áp” của Darwin là chuyện thuần túy hư cấu tưởng tượng, mà có thể là một dự đoán trực giác thiên tài, giống như Mendeleev nằm mơ mà ngộ ra Bảng Nguyên tố Tuần hoàn vậy. Đối với những người này, vấn đề chỉ là THỜI GIAN – chỉ cần có một thời gian đủ dài, rất dài và… dài đến mức đủ để một CƠ MAY xảy ra. Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn có thể sống vài trăm tuổi, 1000 tuổi, 10.000 tuổi hay lâu hơn nữa,… và bạn cứ kiên trì liên tục đánh xổ số thì thể nào cũng có một lúc vận may trúng độc đắc sẽ tới.

Điều đáng NGẠC NHIÊN là kiểu tư duy này không chỉ có ở những người đam mê cờ bạc, mà có ngay cả trong đầu óc những bậc chữ nghĩa đầy mình, lý luận đầy mình, tên tuổi khoa bảng đầy mình! Điển hình là Richard Dawkins, giáo sư Đại học Oxford, một nhà phát ngôn tiêu biểu của giới tiến hóa hiện nay. Điều này chứng tỏ đây là một kiểu tư duy đặc trưng của giới tiến hóa, một kiểu lập luận bắt buộc phải có để bảo vệ Thuyết Tiến hóa.

Trong video dưới đây, sau khi nhấn mạnh tính phức tạp và thông tin của sự sống không thể nẩy sinh từ một bước ngẫu nhiên, giáo sư Dawkins gợi ý chúng ta rằng nó sẽ nẩy sinh sau hàng loạt bước ngẫu nhiên MAY MẮN, diễn ra trong một THỜI GIAN đủ dài. Ông nói:

“…giống như tung một con súc sắc 1000 lần mà lần nào cũng được mặt 6 chấm, không thể có chuyện đó. NHƯNG nếu bạn cho phép một chút may mắn trong một thế hệ, và một chút may mắn trong thế hệ kế tiếp, và một chút may mắn trong thế hệ kế tiếp nữa, cộng dồn sự may mắn này, từng bước từng bước một, từ bất kỳ mức độ đơn giản nào bạn cũng sẽ nhận được tính phức tạp ở bất kỳ mức độ nào. Tất cả những gì bạn cần là THỜI GIAN đủ dài. Vậy điều đó (sự phức tạp và thông tin của sinh vật, PVHg) ở đâu ra? Nó ra từ một quá trình tiến hóa gia tăng dần dần, nhờ chọn lọc tự nhiên”.

Chao ôi, hóa ra NỀN TẢNG CỦA CƠ CHẾ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN LÀ SỰ MAY MẮN ư? Hơn thế nữa, SỰ MAY MẮN XẢY RA LIÊN TIẾP trong nhiều thế hệ kế tiếp, và do đó điều kiện duy nhất còn lại của sự tiến hóa là THỜI GIAN ĐỦ DÀI…

Lý luận như thế có thể coi là khoa học được không? Một kết luận ĐẶT CƯỢC vào sự may mắn như thế mà được xem là một kết luận khoa học ư?

KHÔNG! Đó không phải là khoa học, đó là một sự đặt cược, một niềm tin, một thứ “tôn giáo”, đúng như nhận định của Tiến sĩ Ben Carson, một bác sĩ thần kinh nổi tiếng của Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ. TS Carson nói: “Phải có đức tin để tin vào Chúa và phải có đức tin để tin vào Thuyết Tiến hóa, vì cả hai đều là tôn giáo. Nhưng để tin vào Thuyết Tiến hóa, cần nhiều đức tin hơn là để tin vào Chúa” [2].Dr Ben Carson

Liệu ai có khả năng bênh vực Thuyết Tiến hóa giỏi hơn Dawkins nữa không?

Có thể có nhà tiến hóa nói khéo hơn Dawkins, không sơ hở như Dawkins, thậm chí biết cách tung ra những hỏa mù chữ nghĩa để che giấu chỗ yếu của Thuyết Tiến hóa, nhưng dù loanh quanh thế nào cũng khó tránh khỏi kiểu lập luận của Dawkins. Cách gì thì sự chọn lọc tự nhiên vẫn cứ phải dựa vào sự may mắn, rồi lại may mắn, rồi lại may mắn nữa,… như Dawkins nói.

Vậy đứng trước một biến cố có tính chất MAY RỦI, một NHÀ KHOA HỌC CHÂN CHÍNH (a true scientist) phải ứng xử như thế nào mới đúng?

Đơn giản là phải tính xác suất xảy ra biến cố đó. Xác xuất mới là câu trả lời khoa học, thay vì đặt cược vào một vận may, rồi lại một vận may, và lại một vận may nữa,… giống như một kẻ chơi cờ bạc. Kẻ chơi cờ bạc có niềm tin và hy vọng vào vận may thắng cuộc, và nó nuôi hy vọng đó mãi mãi, vì thế môn cờ bạc mới tồn tại vĩnh cửu, mặc dù ai cũng biết cờ bạc là sai lầm, xấu xí, phi lý, không thể chấp nhận.

Rất may, các nhà toán học đã giúp đỡ các nhà sinh học trong vấn đề này. Đó là Hội thảo chuyên đề Wistar ở Philadelphia 1966, nhằm đánh giá khả năng thành công của Thuyết Tân-Darwin (Neo-Darwinism). Biên bản của Hội thảo tuyên bố: “Thuyết Tân-Darwin đơn giản là không thể bảo vệ được bằng toán học” (Neo-Darwinism was simply not mathematically tenable) [3]. Các nhà tiến hóa đã tảng lờ sự thật này, không muốn mọi người biết. Nhưng với internet, mọi thông tin đều được phơi bày để bất cứ ai cũng có thể tự mình khám phá chân lý.

fred_hoyle_largeTrong số các nhà toán học hiện đại, người quan tâm đến thuyết tiến hóa nhiều nhất phải kể đến là Fred Hoyle (1915-2001), một nhà thiên văn vũ trụ học nổi tiếng người Anh, người đầu tiên gieo thuật ngữ “Big Bang” vào khoa học. Sử dụng một computer mạnh nhất và với sự trợ giúp của các sinh viên, ông đã tính xác suất để sự sống hình thành ngẫu nhiên từ các vật chất không sống. Kết quả nhận được là (1/10) mũ 40.000.

Con số ấy làm cho Fred Hoyle thốt lên: “Khả năng sự sống xuất hiện trên Trái Đất bởi các phản ứng hóa học tương đương với khả năng một trận cuồng phong quét qua một khu xưởng lắp ráp máy bay làm cho các linh kiện tập hợp lại hành một chiếc Boeing 747” [4]

Nếu các nhà tiến hóa không hiểu điều Fred Hoyle nói, tôi xin dẫn thêm 2 ý kiến bất hủ của Émile Borel, một trong những nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20, nói về ý nghĩa của xác suất:

  • “Dù cho tri thức của nhân loại tiến bộ đến đâu, luôn luôn có chỗ cho cái ngu dốt (ignorance), và do đó có chỗ cho sự may rủi và xác suất” [5a]
  • “Có thể nói một cách chắc chắn rằng bất kỳ sự kiện nào có xác suất nhỏ hơn (1/10) mũ 50 sẽ không bao giờ xảy ra, bất kể thời gian kéo dài thế nào và bất kể có bao nhiêu cơ hội cho sự kiện đó xảy ra” [5b].

Nếu gọi xác suất (1/10) mũ 50 là “xác suất Borel”, ta sẽ có một Định lý Borel, rằng một sự kiện có xác suất nhỏ hơn xác suất Borel chắc chắn không bao giờ xảy ra, bất kể thời gian kéo dài chừng nào và có bao nhiêu cơ hội may mắn cho sự kiện ấy. BOREL Emile1

Thực ra dưới con mắt triết học, vấn đề nguồn gốc sự sống vượt quá khả năng nhận thức của con người, tức là nó nằm trong phạm trù của “cái ngu dốt” mà Borel đã nói. Tại sao vậy?

Vì vấn đề nguồn gốc sự sống thuộc về những NGUYÊN LÝ ĐẦU TIÊN của lý thuyết về sự sống. Nhưng một trong những hệ quả triết học lớn nhất của Định lý Bất toàn của Kurt Gödel là ở chỗ không có cách nào để kiểm tra được tính đầy đủ và phi mâu thuẫn của những nguyên lý đầu tiên của bất kỳ hệ logic nào. Những nguyên lý đầu tiên chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác, hoặc niềm tin, thay vì chứng minh.

Thuyết Tiến hóa không hiểu triết học nên mới dám đương đầu với vấn đề bất khả thi đó. Vì thế không có gì để ngạc nhiên khi ta thấy Dawkins lý luận loanh quanh nhưng rốt cuộc vẫn phải cầu viện đến sự may mắn để giải thích sự chọn lọc tự nhiên.

Thực ra, khi đối diện với những sự kiện có tính chất may rủi, con người có hai cách ứng xử:

Một, đặt cược vào vận may (chơi cờ bạc) hoặc cầu nguyện (tôn giáo);

Hai, sử dụng khoa học xác suất. Quyết định tư duy theo kết quả xác suất.

Nhưng than ôi, khoa học xác suất chống lại Thuyết Tiến hóa. Thật vậy, hãy so sánh xác suất để sự sống hình thành tự phát mà Fred Hoyle đã công bố với xác suất Borel, ta có:

5

Vậy, thưa ông Dawkins và những nhà tiến hóa, theo Định lý Borel thì sự kiện sự sống nẩy sinh ngẫu nhiên từ vật chất không sống chắc chắn không bao giờ xảy ra, bất kể thời gian kéo dài chừng nào, và bất kể có bao nhiêu cơ hội may mắn cho nó xảy ra.

Niềm hy vọng vào THỜI GIAN như một cứu cánh của sự tiến hóa chỉ là một hy vọng hão huyền, một ảo tưởng (illusion), một giấc mơ không tưởng (an utopian dream)! Người nào có hy vọng đó chắc chắn phải là người không hiểu biết gì về xác suất, tức là thiếu hiểu biết về khoa học.

Điều thú vị là kết luận của toán học đối với vấn đề nguồn gốc sự sống cũng phù hợp với kết luận của Lý thuyết Thông tin.

VẤN ĐỀ THÔNG TIN

Thật vậy, từ một góc độ khác, các nhà khoa học thông tin cũng giúp các nhà sinh học giải thích VÌ SAO sự kiện sự sống hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống không thể xảy ra: Đơn giản vì nó không có TELEONOMY – THÔNG TIN hướng dẫn các phân tử kết hợp lại để tác thành sự sống!

Vật chất không sống làm sao tự nó có thể tạo ra thông tin? Ông Dawkins quả thật là người mơ ngủ khi nói rằng sự phức tạp và thông tin của sinh vật là kết quả của chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên làm sao có trí thông minh để tạo ra thông tin? Nói chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra thông tin là bịa đặt, một sự bịa đặt trắng trợn!

Xin nhắc ông Dawkins nói riêng và các nhà tiến hóa nói chung: Bất cứ thông tin nào cũng có nguồn trí tuệ thông minh. Đó là một tiên đề của Lý thuyết Thông tin, và bất cứ “chủ nghĩa vật chất nào thất bại trong việc nhận thức điều này sẽ không thể sống sót một ngày”, đó là lời nhắc nhở đặc biệt của Norbert Weiner, cha đẻ Cybernetics (Điều khiển học).

Tuy nhiên, vào năm 1953, Lý thuyết Thông tin chưa chính thức ra đời, vì thế có nhiều nhà tiến hóa nghĩ rằng có thể tổng hợp ra sự sống bằng phương pháp hóa học thuần túy. Một trong những nhà tiên phong trong tham vọng này là Stanley Miller.

THÍ NGHIỆM CỦA STANLEY MILLER

Miller đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng, được quảng cáo rùm beng là đã chế tạo ra sự sống, gây chấn động toàn cầu. Nhưng chẳng bao lâu sau, mọi người được biết đó chỉ là trò quảng cáo giật gân, phóng đại. Thực tế, Miller chỉ tổng hợp được một loại hợp chất hữu cơ là acid amin, với tỷ lệ trái/phải là 50/50. Mặc dù acid amin là một thành phần quan trọng của protein, nhưng acid amin trong thí nghiệm của Miller không phải là acid amin của sự sống, vì acid amin của sự sống chỉ thuận tay trái (tỷ lệ acid amin thuận tay trái phải là 100%). Còn quá xa để acid amin của Miller trở thành sự sống. Nhưng nếu cần phải ca ngợi Miller thì tôi sẽ ca ngợi như sau: ông là một người có ý chí mạnh mẽ, dấn thân nghiên cứu, và ông đã chứng minh cho mọi người thấy rằng thuyết tiến hóa hóa học sẽ không bao giờ có kết quả mong muốn, vì nó không bao giờ tạo ra hợp chất hữu cơ chỉ thuận tay trái và không bao giờ TẠO RA THÔNG TIN CỦA SỰ SỐNG!

Sự sống không đơn giản chỉ là một cấu trúc hóa học, mà còn là thông tin. Thậm chí thông tin mới là cái làm cho sự sống hoàn toàn khác biệt với vật chất không sống. Thông tin độc lập với vật chất, vì thế các phản ứng hóa học không bao giờ có thể tạo ra thông tin. Và đó là lý do để các thí nghiệm tổng hợp sự sống thất bại, thất bại, và thất bại. Đó là điều các nhà tiến hóa cần phải học.

Xin độc giả xem cuốn video sau đây, trong đó các nhà khoa học Gary Parker và Duane Gish sẽ giải thích cho ta biết sự thật Thí nghiệm Miller và tại sao nó thất bại.

Tiến sĩ Sinh học Gary Parker là chủ nhiệm khoa khoa học của Đại học Clearwater Christian College ở Florida, Mỹ, hội viên Hội động vật học Mỹ, từng đoạt Giải thưởng của Hội Khoa học Quốc gia Mỹ, tác giả nhiều đầu sách khoa học nổi tiếng, tham gia nhiều cuốn phim khoa học được truyền bá rộng rãi.

Tiến sĩ Sinh học Duane Gish từng là giáo sư Đại học Cornell, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Sáng tạo, tác giả của hàng loạt sách bóc trần sự thật của Thuyết Tiến hóa.

Như quý độc giả đã thấy trong video ở trên, bản thân Stanley Miller được mời tranh luận với Tiến sĩ Henry Morris và Duane Gish, nhưng ông đã từ chối, vì ông biết rõ hơn ai hết rằng thí nghiệm của ông đã thất bại.

Nhưng nếu đọc các tài liệu về Thí nghiệm Miller trên các tài liệu ủng hộ Thuyết Tiến hóa, một người kém bản lĩnh vẫn có cảm tưởng thí nghiệm này là một thành tựu rực rỡ, hứa hẹn một tương lai sáng lạn đối với những nghiên cứu tiến hóa hóa học hiện nay. Vậy muốn biết rõ sự thật, phải đọc thêm nhiều tài liệu khách quan. Tôi xin cung cấp vài tài liệu như thế. Những nhà tiến hóa nên đọc những tài liệu này để biết rằng sự thật không thể che giấu được mãi.

1/ Bài báo “New research rejects 80-year theory of primordial soup as the origin of life” (Nghiên cứu mới bác bỏ lý thuyết 80 năm nay về nồi soup nguyên thủy như là nguồn gốc sự sống), 03/02/2010 trên Science Daily.

Bài báo này chỉ ra rằng không có một lực dẫn dắt (driving force) thì không thể tạo ra sự sống. Lực này tác động theo thông tin chỉ đạo các hợp chất kết hợp với nhau ra sao. William Martin, nhà sinh học tiến hóa tại Viện Thực vật III ở Düsseldorf, nói: “Nồi soup không có khả năng tạo ra năng lượng sống cho sự sống”. Phải có thông tin hướng dẫn để biến năng lượng bình thường thành năng lượng sống.

2/ Bài báo “Origin-of-Life Experiment: Going from Bad to Worse” (Thí nghiệm về nguồn gốc sự sống đi từ tồi tệ đến tồi tệ hơn” của Tiến sĩ Fazale Rana đăng ngày 08/07/2013.

Bài báo viết: “Thí nghiệm phóng tia lửa điện huyền thoại của Stanley Miller trong những năm 1950 được xem là một thí nghiệm đầu tiên được công nhận về tiến hóa hóa học giải thích nguồn gốc sự sống. Nhưng từ đó đến nay các nhà khoa học dấy lên nhiều mối quan ngại đối với thí nghiệm Urey-Miller. Mọi thứ giờ đây đã đi từ tồi tệ đến tồi tệ hơn”.

3/ Bài báo “Scientists finish a 53-year-old classic experiment on the origins of life” (Các nhà khoa học kết thúc một thí nghiệm 53 năm trước về nguồn gốc sự sống), của Ed Yong, công bố ngày 21/03/2011 trên tạp chí Discover

Và còn nhiều tài liệu khác nữa, không thể liệt kê hết. Thời đại để các nhà tiến hóa có thể làm những bằng chứng giả mạo như “Piltdown Man”, đánh lừa được nhân loại tới 41 năm, hoặc bưng bít nhiều sự thật khác đã qua rồi. Trong thời buổi internet ngày nay, sự thật không từ chối ai, nếu người ấy không bị định kiến làm hỏng tư duy, chỉ cần người ấy có tấm lòng trung thực mà thôi.

 

PVHg, 24/06/2016

CHÚ THÍCH

[1] Quan điểm của Darwin về nguồn gốc sự sống đã được trình bày rõ trong 2 bài sau đây:

“If Darwin were alive / Nếu Darwin còn sống”, trên PVHg’s Home ngày 20/09/2015 https://viethungpham.com/2015/09/29/if-darwin-were-alive-neu-darwin-con-song/

“Darwin’s Inconsistency / Sự bất nhất của Darwin”, PVHg’s Home ngày 09/04/2016 https://viethungpham.com/2016/04/09/darwins-inconsistency-su-bat-nhat-cua-darwin/

[2] Ben Carson: ‘It Takes a Lot More Faith to Believe in Evolution’ Than ‘To Believe in God’, By Michael W. Chapman | October 5, 2015

http://cnsnews.com/blog/michael-w-chapman/ben-carson-it-takes-lot-more-faith-believe-evolution-believe-god-evolution

[3] Xem “Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin”, mục Chủ nghĩa Tân-Darwin và sự đánh giá của toán học, PVHg’s Home 28/08/2016

https://viethungpham.com/2015/08/28/mendel-disproved-darwinism-mendel-bac-bo-hoc-thuyet-darwin/

[4] The Miller Urey Experiment, British astrophysicist, Fred Hoyle, compares the likelihood of life appearing on Earth by chemical reactions “as equivalent to the possibility that a tornado sweeping through a junkyard might assemble a Boeing 747 from the materials therein”.  http://www.windows2universe.org/earth/Life/miller_urey.html

[5a] Quels que soient les progrès des connaissances humaines, il y aura toujours place pour l’ignorance et par suite pour le hasard et la probabilité https://en.wikiquote.org/wiki/%C3%89mile_Borel

[5b] The occurrence of any event where the chances are beyond one in ten followed by 50 zeros is an event which we can state with certainty will never happen, no matter how much time is allotted and no matter how many conceivable opportunities could exist for the event to take place http://www.azquotes.com/author/28143-Emile_Borel

30 thoughts on “Chemical Evolution is Impossible / Tham vọng tổng hợp sự sống thất bại

  1. Hay quá ! Hay quá ! Bác Hưng ơi. Thật là trùng hợp và thật đúng lúc, đúng thời điểm. Bác đã xem bài này của Evolit chưa?
    http://sinhtienhoa.blogspot.com/2016/06/phan-bien-ong-pham-viet-hung-phan-3-xac.html?m=1

    Thật sự là cháu thấy rất nực cười vì sự LỐ BỊCH của Evolit. Nhất là ở chỗ họ nói Định luật sự sống bất đối xứng/thuận tay trái chỉ là bác bịa ra và nó chỉ có trên PVHg Home. Buồn cười quá đi. Cháu tự tra cứu cũng thấy ngay là có định luật đó hay không. Tại sao sự sống thuận tay trái đến nay vẫn là vấn đề hóc búa. Thế mà họ nói như sau:
    ” Tôi thật sự không biết mục đích của ông Hưng khi bịa đặt và tạo dựng định luật của Pasteur để làm gì. Nhưng tôi biết một nhà khoa học lớn như Pasteur có lẽ sẽ rất buồn khi hậu thế lại lợi dụng tên tuổi của mình cho một mục đích nào đó.” ==> Còn cháu thì thấy buồn cho họ vì cái định luật ấy đã bị che đậy quá kĩ khiến họ mặc nhiên nghĩ là do bác phát minh ra

    Thích

    • Trả lời bạn Nguyễn Tiến Nam,
      Chao ôi, tội nghiệp cho họ quá. Trình độ thế thì chấp làm gì hả cháu. Có lẽ họ không có khả năng đọc Anh ngữ nên mới thảm hại như thế. Quả thật tài liệu tiếng Việt về Định luật sự sống thuận tay trái quá thiếu. Nhưng tiếng Anh thì nhiều lắm.
      Cháu nói đúng. Định luật ấy bị che giấu kỹ quá, nên họ không biết và không tin rằng đó là một sự thật. Họ thật đáng thương. PVHg

      Thích

  2. Tôi có xem đường line http://sinhtienhoa.blogspot.com/2016/06/phan-bien-ong-pham-viet-hung-phan-3-xac.html?m=1
    tôi thấy tác giả này đang cố bảo vệ 1 cái ……. “chủ trương” (khó diễn tả bằng từ ngữ) nào đó của ông ta chứ không phải là cùng tìm ra sự thật của khoa học. ông ta viết ra nhiều công thức hóa học chứng tỏ như là mình rất giỏi hóa vậy, để đánh lừa độc giả tin vào ông ta. Theo tôi thấy ông ta giống học vẹt vậy thôi, thuộc lòng các công thức đó chứ không có hiểu rõ về nó.

    Tôi không có nhiều kiến thức khoa học để diễn đạt về xác xuất hình thành sự sống nhưng có thể có ví dụ như sau : 1 cái quạt gió điện chẳng hạn, nó cấu tạo gồm : cánh quạt, motor, lồng bảo vệ, các ốc vít, nút bấm, …v..v… người tạo ra nó trước khi sản xuất thì phải có bảng thết kế như thế nào và mục đích gì ?
    Thử hỏi nếu tháo rời những cái bộ phận đó ra giao cho 1 con người (có trí thông minh) chưa từng thấy và biết cây quạt, thì người đó có láp ráp thành cây quạt hoàn chỉnh không ? Đó là chưa nói tới chuyện bỏ tất cả vào cái thùng rồi ngồi lắc chờ thời gian đủ để tự các bộ phận nó ráp lại thành cây quạt.

    Tóm lại là ông này ngoan cố chỉ muốn phản bác chú Phạm Việt Hưng chứ không phải bảo vệ thuyết tiến hóa bởi vì ông ta biết thuyết đó là bịa đặt

    Thích

    • Chính xác đó, bạn/anh Trần Vĩnh Kha. Và lại, họ không phải là ” ông ” nào như bạn/anh nghĩ. Họ mới còn trẻ thôi. Trong đó, có 1 tác giả tên là TN còn tự nhận là chuyên gia sinh học nên phải hiểu về tiến hóa hơn ai hết. Đó chính là cái tự phụ của họ.

      Còn cái link này: http://sinhtienhoa.blogspot.com/2016/05/phan-bien-ong-pham-viet-hung-phan-1.html?m=1
      Trong đó, cái câu:” Làm thế nào để loài khỉ (hoặc vượn, tinh tinh) với 54, hoặc 48, hoặc 42 nhiễm sắc thể có thể biến thành loài người với 46 nhiễm sắc thể?” ==> Họ xoáy vào câu này, cho là bác Hưng dựng người rơm, rồi họ lại nhắc lại mấy cái cũ rích của tiến hóa.
      Khi được chất vấn: ” Làm thế nào để tổ tiên chung tiến hoá ra từng loài khác nhau với số nhiễm sắc thể khác nhau? ” ==> Họ lại viện đủ lý do. Họ bảo rằng thực tế số NST của Đười ươi, Gorilla, Tinh tinh đều là 48, và tổ tiên chung của chúng và chúng ta có số NST là 48, còn lí do con người có 46 là do có hiện tượng nhập cặp NST số 2. Rồi họ dẫn ra cái link này:
      https://www.mun.ca/biology/scarr/Human_Ape_chromosomes.htm

      Rõ ràng là không sinh vật nào có thể đột biến gen được, rồi thêm hoặc bớt NST đều gây hại, sinh ra bệnh tật, quái thai. Thế mà họ lại bảo điều ấy là hoàn toàn sai nên không phải chứng minh một điều sai làm gì. Thật là lố bịch. Chỉ riêng với DNA và lý thuyết Thông Tin đã cho thấy tiến hóa là impossible

      Thích

      • Cám ơn bạn Trần Vĩnh Kha và bạn Nguyễn Tiến Nam,
        Theo bạn Tiến Nam cho biết, bạn Evolit này không biết gì về Định luật Sự sống thuận tay trái. Điều này chứng tỏ: 1/ Trong hơn 150 năm qua, các nhà tiến hóa trên thế giới đã thành công trong việc che đậy định luật này (giống như che đậy các vụ làm bằng chứng giả); 2/ Bạn Evolit này không có khả năng nghiên cứu, vì trong thời đại internet hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể khám phá ra những sự thật bị che đậy, trừ khi người ấy bị những định kiến ngăn trở, hoặc thiếu tính trung thực trước sự thật.
        Theo bạn Vĩnh Kha cho biết, ông Evolit này phải viết cả công thức hóa học ra nữa để giải thích Thuyết Tiến hóa. Điều này ứng nghiệm lời Einstein: “Nếu bạn không thể giải thích vấn đề một cách đơn giản, chứng tỏ bạn không hiểu vấn đề đó”.
        Hình tượng bạn Vĩnh Kha so sánh khả năng sự sống hình thành tự phát với khả năng vật chất vô tri tự lắp ráp thành cái quạt máy là chính xác và thú vị. Nhưng ông Dawkins sẽ cãi: “Bạn cho phép một may mắn trong thế hệ này, rồi lại một may mắn trong thế hệ kế tiếp, rồi lại một may mắn trong thế hệ kế tiếp nữa, cộng dồn các may mắn đó, từng bước từng bước một, từ bất kỳ sự đơn giản nào bạn cũng sẽ có sự phức tạp ở bất kỳ mức độ nào, cái mà bạn cần duy nhất chỉ là thời gian mà thôi”. Có nghĩa là với thời gian, ốc vít, motor, cánh quạt,… sẽ tự nó sẽ NGẪU NHIÊN MAY MẮN tập hợp lại thành cái quạt mà không cần một trí tuệ thông minh nào can thiệp…
        Các bạn có thể đặt dấu hỏi: một nhà khoa học tên tuổi om sòm như ông Dawkins mà lại nói năng phi khoa học như thế ư? Không, đừng trách ông ấy. Đó là tư tưởng, một niềm tin sắt đá, của chính ông tổ Thuyết Tiến hóa, Charles Darwin, và tư tưởng ấy đã trở thành một lý thuyết linh thiêng của toàn bộ giới tiến hóa rồi. Muốn bênh Thuyết Tiến hóa, buộc phải nói điều đó. Đây:
        George Wald, tác giả cuốn “The Origin of Life, in The Physics and Chemistry of Life”, do NXB Simon & Schuster xuất bản năm 1955, viết:
        “Người ta chỉ thấy mặt khó khăn của vấn đề sự sống hình thành tự phát để bảo rằng điều đó là không thể xảy ra. Tuy nhiên TÔI TIN rằng sự có mặt của chúng ta trên thế gian này chính là kết quả của sự sống hình thành tự phát. Điều quan trọng là ở chỗ sự hình thành sự sống là hiện tượng chỉ cần xảy ra ít nhất một lần, vì thế thời gian đóng vai trò ủng hộ nó. Tuy chúng ta không thể quan sát được sự kiện này… nhưng nếu có đủ thời gian thì chắc chắn điều đó xảy ra ít nhất một lần. Thời gian là vị anh hùng trong câu chuyện. Thời gian để xảy ra điều đó phải vào tầm cỡ 2 tỷ năm. Cái chúng ta coi là bất khả thi dựa trên kinh nghiệm của con người là vô nghĩa ở đây. Có đủ thời gian thì cái không thể biến thành có thể, cái có khả năng xảy ra, cà cái chắc chắn có thể xảy ra. Người ta chỉ cần chờ đợi: THỜI GIAN TỰ NÓ SẼ TRÌNH BÀY CÁC PHÉP LẠ”
        Đó là chú lược dịch. Chú sẽ dịch lại cẩn thận và chính xác hơn, và sẽ công bố điều này trong một bài viết chính thức. Mặc dù những lời lẽ nói trên nằm trong một cuốn sách từ 1955, tức là quá lạc hậu rồi, nhưng VẪN CÓ GIÁ TRỊ trong việc thể hiện tư tưởng của Thuyết Tiến hóa. Đó là điểm cốt lõi của Thuyết Tiến hóa. Chúng ta sẽ phải phơi bày tư tưởng đó ra cho mọi người thấy, để mọi người phán xét. Câu kết là hay nhất: Thời gian tự nó sẽ trình bày các phép lạ.
        Quả thật, chú đã đọc rất nhiều tài liệu tiến hóa và chống tiến hóa, nhưng chưa thấy tuyên bố nào “BẤT HỦ” như câu nói đó. Thực chất đó là sự thuyết minh tư tưởng của Darwin và là thầy dạy của Dawkins. Điều thú vị nữa là ở chỗ ông George Wald này vẫn THÀNH THẬT mờ đầu đoạn thuyết giảng đó bằng chữ “TÔI TIN rằng…”. Đúng là một “đức tin” của nhà tiến hóa, như Ben Carson đã nói.
        Một lần nữa cám ơn các bạn vì những thảo luận thú vị và bổ ích. PVHg

        Thích

      • Tôi đôi khi cũng có những cuộc tranh luận với những người ý kiến trái chiều nhưng không khi nào tôi để nó chuyển thành công kích cá nhân.
        Kiểu tranh luận của những bài phản biện này chỉ trích cá nhân bác Hưng là đã thấy họ không chuyên nghiệp.
        Bằng chứng khách quan thì chỉ có một.
        Mỗi người nhìn nó qua một ống kích khác biệt. Tranh luận cũng nên tập trung vào điểm chốt yếu một cách logic và tôn trọng đối phương. Nếu không thì đã chứng tỏ mình thua rồi.

        Thích

  3. Xem qua mấy link của bạn Nguyễn Tiến Nam tôi mừng vì blog Chú PVH bắt đầu có nhiều người quan tâm và đồng tình, đã tạo được sức ảnh hưởng trong việc đem sự thật đến mọi người. cho nên trang Evolit gì đó tìm cách phản bác Chú Hưng. Hình như là có cả 1 tổ chức và đó là 1 nhiệm vụ luôn thì phải.
    Con người là 1 cổ máy cực kỳ hoàn hảo được Thiên Chúa tạo ra, ví dụ của tôi về cái quạt là thứ khá đơn giản so với các cái khác phức tạp hơn do con người tạo ra thì mãi mãi cũng không thể so sánh với sản phẩm của Thiên Chúa được.
    Sản phẩm vật chất đơn giản vô tri của con người mà còn không thể ngẫu nhiên có được nói chi tới 1 lập trình (thông tin) của DNA (1 phần nhỏ sản phẩm của Thiên Chúa).
    Thật là nực cười và tội nghiệp cho cái nhóm người Evolit gì đó. Họ lo sợ đủ điều nào là chú Hưng được mọi người ủng hộ, nào là chủ nghĩa vô thần bị lật tẩy, …v…v… nên họ bất chấp sự thật dần dần dẫn đến bản thân họ bị mù quán luôn.

    Thích

    • Anh Trần Vĩnh Kha nói đúng lắm. Để tin tiến hóa thì đúng là cần nhiều đức tin hơn.
      Chính các nhà khoa học còn chẳng thể can thiệp biến đổi gen để tạo ra loài mới thì lẽ nào chỉ cần May Mắn và Thời Gian mà một quá trình vô tri như Chọn lọc tự nhiên lại làm được? Thí nghiệm Miller cũng chính là một thất bại khi cố tổng hợp sự sống, thế mà vẫn nhiều người còn tin vào cái may rủi, mù quáng của Nồi soup nguyên thủy thì kể cũng lạ

      Ở cái bài viết của Evolit, họ cố tình gạt phắt đi cái xác suất hình thành sự sống, cho là bác Hưng bịa ra. Cũng như việc họ né tránh Định luật sự sống bất đối xứng dù em cũng không biết do họ thiếu trung thực hay do họ không có khả năng tra cứu tài liệu. Nhưng tất cả đều cho thấy họ rất sợ bị đánh vào cái điểm yếu chết người của Thuyết tiến hóa => Nguồn gốc sự sống
      Trang mạng Evolit thực chất đã được lập ra từ năm 2011. Tuy nhiên, gần đây, khi tình cờ thấy họ viết một bài phản biện bác Hưng thế là em mới nghi ngờ vào xem thế nào. Quả thật là Darwinist nói chung, khi ai đó đụng tới thần tượng và niềm tin của họ thì sao họ có thể chịu nổi được

      Thích

      • Bạn Nam mến !
        Không biết bạn bao nhiêu tuổi, làm gì, ở đâu !? nhưng qua các comment tôi hình dung ra 1 người chửng chạc đầy kiến thức. Tôi tự giới thiệu : Tôi 40 tuổi, Tôn giáo : Công Giáo, tốt nghiệp THPH năm 1994 (do cuộc sống không cho phép mình có thể học thêm). nơi ở : thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang. nghề nghiệp hiện nay : Thợ hồ. có 3 con.
        Tôi không có nhiều kiến thức để tham gia bình luận khoa học đâu. chỉ thấy cái gì cảm nhận được theo cách hiểu của mình thể hiện ra bằng vốn từ ngữ ít ỏi mình có thôi, rất vui khi có bạn đồng cảm !
        Trang Evolit gì đó nếu được lập năm 2011 thì đánh giá của tôi chưa chính xác về nó, tôi tưởng nó mới có đây (khâm phục vì bạn cảm nhận được suy nghĩ của tôi tưởng rằng nó được mới lập ra để phản bác chú Hưng), người vô thần biết thuyết tiến hóa sai, có thể họ không tin nhưng họ vẫn bảo vệ Thuyết đó, vì họ đã tuyên truyền, Darwin vẫn được tôn sùng, gần giống như : “Đình thần có linh là nhờ ban tế tự”. 1 số khác thì do sự kiêu ngạo của Lu-si-phe ngự tri nên cố lừa gạt bản thân mình tin vào thuyết đó.

        Tôi nghĩ chủ nghĩa vô thần cũng giống như 1 đạo vậy, đạo của Lu-si-phe …. chống lại Thiên Chúa, chống loài người. Những người được Chúa Thánh Thần soi sáng sẽ không bị cám dỗ của Lu-si-phe, Ngày xưa ba tôi nói thường nghe lời Chúa nói khi thanh tịnh (lúc đó tôi còn nhỏ chưa biết và tin đâu) Giờ tôi đã cảm nhận được khi có những lúc khó khăn không biết tựa vào đâu mình đã tâm sự với Chúa,
        Ba tôi kể rằng ngày xưa khi chiến tranh loạn lạc, bom đạn khắp nơi, không còn chổ nào để trú thì khi đó ai cũng vậy thường chạy vào các nhà thờ hay chùa để nương tựa. Khi phải đối đầu với sinh tử thì con người duy nhất chỉ có thể nương tựa vào tâm linh. Những người vô thần cũng vậy. Khi họ chưa lâm vào cảnh hoạn nạn nên họ kiêu ngạo, tự đắc nói không tin vào Thần.

        Thích

  4. Anh Trần Vĩnh Kha. Tốt quá ! Thật là may mắn khi vẫn có những người sáng suốt, hiểu được thiên sự như anh.
    Thuyết tiến hóa tuy phản khoa học và nó lố bịch đến mức tội nghiệp nhưng vẫn rất nhiều người còn bị mờ mắt trước nó. Có những người là chuyên gia sinh học nhưng họ không có trực giác, không biết cảm nhận. Và cũng có người thắc mắc Thượng Đế như con nít vậy, nào là Ai tạo ra Thượng Đế, rồi thì Phật bảo không có Thượng Đế nọ kia. Họ chỉ máy móc như con vẹt mà không biết đi vào sâu trong nội tâm để cảm nhận. Mới chỉ có chút ít kiến thức khoa học thôi mà họ đã phủ nhận Thượng Đế rồi. Đọc trang Evolit anh cũng thấy rồi đó, những gì họ viết chỉ là ngoan cố, bất chấp Sự Thật

    Em cũng xin giới thiệu. Em 17 tuổi. Học trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội. Thực sự nhiều lúc em cũng thắc mắc ý nghĩa cuộc sống là gì. Tại sao mình ở đây, để làm gì. Có Đấng tối cao nào đó quan tâm đến mình không? Qua trải nghiệm và cảm nhận cá nhân, em cũng thấy mình may mắn một cách khó tin, không hiểu sao. Tại sao có nhiều triết lý, chân lý đơn giản như vậy mà ta không được giảng dạy ở trường? Tại sao người ta phải che đậy định lý của Godel, định luật của Pasteur, nhồi sọ thuyết tiến hóa? Mình đã học được cái gì trong khi phải cắm đầu vào kiểm tra, thi cử đủ kiểu? Đó là tâm tư của em

    Nếu anh muốn hiểu và tìm về Thượng Đế thì em giới thiệu với anh trang này. Anh hãy từ từ nghiên cứu nhé:
    http://ufo-connguoi-thuongde.blogspot.com/2012/12/loi-noi-au.html?m=1
    Anh có quan tâm đến Người ngoài hành tinh/UFO chứ? Nếu có thì giờ hãy quên nó đi. Trước em hay tìm hiểu lắm nhưng giờ em đã gạt nó sang một bên rồi. Trang mạng trên đã phân tích rất rõ, chúng ta là tạo vật duy nhất của Thượng Đế. Người cổ đại đã làm được những thứ không tưởng mà nhiều người cứ cho là Người ngoài hành tinh giúp đỡ đó. Chúng ta hay có xu hướng tự cho rằng thời đại này văn minh nhất, còn thời cổ xưa thì thấp kém. Nếu không tu tỉnh, sửa chữa sai lầm thì chắc chắn sẽ có ngày Tận Diệt như quá khứ đã diễn ra với Atlantis và một số nền văn minh cổ khác.

    Ngoài ra, cũng có cuốn sách của mục sư Nguyễn Ngọc Lan mang tựa đề ” Tiến hóa hay Tạo hóa” rất có ích. Anh có thể ấn vào link này để tải về:

    Click to access Tien%20hoa%20hay%20Tao%20Hoa%20-%20final%20v2%20electronic%20(1).pdf

    Thích

  5. Các bạn biết tại sao khi họ search google “why is life left-handed” mà google chỉ cho ra 2 kết quả của bác PvH không. Là vì họ đã thêm vào câu đó dấu ngoặc kép khi search (để ý hình họ chụp sẽ thấy). Đây là thủ thuật của google vì làm cách này google chỉ tìm ra câu y hệt như vậy (câu này chỉ có trên trang PvH mà không hề có trên bất kỳ trang web nào khác trên thế giới). Để khẳng định họ đúng họ phải qua mặt mọi người như thế đấy, rồi gán cho bác Hưng là người chế ra định luật sự sống thuận tay trái.

    Thích

    • Trả lời bạn Phúc,
      Cảm ơn bạn Phúc đã chỉ ra thủ thuật của mấy ông “trí thức nửa mùa”.
      Chao ôi, nếu tôi “chế ra định luật sự sống thuận tay trái” thì tôi vinh dự quá, bởi như thế tôi chính là Louis Pasteur rồi. Nhưng tôi đâu có dám hỗn láo như thế. Tôi chỉ giới thiệu một công trình vĩ đại của Louis Pasteur với mọi người mà thôi, một công trình bị giới tiến hóa tìm mọi cách che đậy bao lâu nay. Khi biết rằng không thể chống lại định luật đó về mặt khoa học, giới tiến hóa chỉ còn cách che đậy nó. Đây là sự hèn mạt đáng khinh bỉ, tương tự với việc tạo ra bằng chứng giả mạo. Vì thế Phillip Johnson mới viết cuốn sách “Darwin on Trial” (Darwin trước tòa).
      Đối với tôi, về trí tuệ Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ dại nhất của mọi thời đại, về công đức, ông là một trong những vị thánh để nhân loại tôn thờ và tưởng nhớ, về tôn giáo, ông là một người con đích thực của Chúa. Tôi nghĩ rằng việc giới thiệu Pasteur và công trình của ông, đặc biệt là những công trình bị che đậy, là một nghĩa vụ của những người yêu sự thật.
      Tuy nhiên, việc làm của đám “trí thức nửa mùa” này xác nhận 2 sự thật:

      1/ Giới khoa học vô thần đã thành công đáng kể trong việc giấu diếm che đậy công lao của Pasteur. Trong thâm tâm, giới tiến hóa RẤT GHÉT ÔNG và RẤT SỢ ÔNG, mặc dù bề ngoài vẫn phải nhắc đến ông, vì công lao khoa học của ông lớn như trời biển, không thể không nhắc đến. Nhưng cái gì có thể che đậy thì cứ che đậy. Chỗ nào có thể nói xấu ông thì vẫn tìm cách nói xấu. Chẳng hạn, Wikipedia, một trang ủng hộ Thuyết Tiến hóa, vẫn tìm cách đặt dấu hỏi về đạo đức y khoa của Pasteur. Đó là một hành vị hèn hạ của giới tiến hóa. Họ phải cố gắng làm giảm uy tín của Pasteur bằng mọi cách. Đó là lý do tôi muôn nói rõ công lao của Pasteur với mọi người. Định luật sư sống thuận tay trái là một trong những định luật vĩ đại của tự nhiên mà Pasteur đã khám phá, MỘT THÁCH ĐỐ VĨ ĐẠI đối với Thuyết Tiến hóa. Vì thế mấy ông “trí thức nửa mùa” SỢ HÃI, phải tìm mọi cách gây nhiễu xung quanh thông tin về định luật này.

      2/ Einstein vĩ đại khi khẳng định rằng “Chỉ có 2 thứ vô hạn: Vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người…”. Émile Borel cũng chí lý khi khẳng định: “Bất kể sự hiểu biết của con người tiến bộ như thế nào, luôn luôn có chỗ cho sự ngu dốt, và do đó có chỗ cho sự may rủi và xác suất”. Theo thăm do của Gallup, có thể ước tính xác suất để một người tin vào Thuyết Tiến hóa là 19%. Con số này đủ để ta thấy Einstein và Borel sâu sắc đến thế nào.

      PVHg

      Thích

      • Chúng ta để ý trong bài viết và phần comment của họ sẽ thấy cái đám ” trí thức nửa mùa ” Evolit đó không lý trí mà chỉ dùng tình cảm để bảo vệ tiến hóa. Trong khoa học, cần phân biệt giữa “lý trí ” và “tình cảm “. Khi xét tới lý trí, tức là dựa vào những yếu tố thực tế của khoa học thì mọi việc mới có cơ sở. Khi mình mến mộ điều gì đó, tất cả tình cảm mình sẽ đổ dồn về nó, và sẽ tìm mọi cách bảo vệ niềm tin đó. Nhưng niềm tin và khoa học thực nghiệm là hai cái khác nhau. Mỗi người có quyền tin vào bất cứ điều gì, nhưng không thể đứng trên khoa học. Một Tỷ người tin vào điều gì đó nhưng không thể chứng minh qua khoa học thì tất cả chỉ còn là Đức Tin chứ không phải sự thật.
        Tóm lại, đám Evolit đó chỉ vì muốn bảo vệ thần tượng của mình nên dẫn đến mù quáng luôn, không dám nhìn thẳng vào Sự Thật. Họ không có cách gì ngoài việc phải gây nhiễu thông tin để lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin

        Thích

    • Tôi thấy họ Search cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life” mà. Vả lại lý do tại sao họ bỏ vào ngoặc kép thì họ cũng nói luôn mà. Bạn làm như đã tìm được một phát hiện lớn lao vậy

      Tôi muốn tìm hiểu Pasteur phát biểu định luật này như thế nào. Do đó, tôi đã tra 2 cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life”. Tôi bỏ 2 cụm từ vào ngoặc kép, việc này sẽ giúp tra ra kết quả của cả một cụm từ. Nếu không sử dụng ngoặc kép, chúng ta chỉ có kết quả của từng từ riêng lẻ chứ không phải một cụm từ cụ thể. Kết quả thật ngạc nhiên, 2 cái tên này chỉ có duy nhất nằm trong bài của ông Hưng mà thôi.

      Vả lại nếu bị che dấu thì tạo sao web ông Hưng lại có. Mặt khác ông Hưng cho rằng đây là định luật không phải của ông ta thì ông ta phải lấy ở đâu đó chứ. Vậy tại sao ông ta không trích dẫn nguồn. Bạn có thấy rõ đây là 2 mâu thuẫn không.

      Đã thích bởi 1 người

      • Trả lời bạn ebookfreeweb,
        Bạn thật đáng khen ở tinh thần tra cứu học hỏi và chân thật bày tỏ. Nhưng bạn có vẻ còn thiếu kinh nghiệm tra cứu. Tôi gợi ý bạn nên làm như sau:
        1/ Tìm hiểu xem phân tử thuận tay trái là gì?
        2/ Tìm hiểu xem tính chất thuận tay trái có phải là đặc trưng cuả TẤT CẢ các phân tử của sự sống hay không.
        3/ Tìm hiểu xem “định luật là gì?” (định nghĩa khái niệm định luật). Để giúp bạn và những người như bạn, tôi sẽ hỏi bạn: Tại sao tính chất hấp dẫn giữa các vật thể có khối lượng lại được phát biểu thành định luật? Nếu đã trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ hiểu vì sao tính chất thuận tay trái của mọi phân tử của sự sống lại có thể quy thành định luật.
        4/ Nếu bạn đồng ý rằng mọi phân tử của sự sống đều thuận tay trái, mà không dám quy tính chất đó thành định luật, thì rõ ràng là bạn không công bằng. Nếu bạn cãi “không ai gọi đó là định luật, chỉ có ông Hưng gọi đó là định luật thôi”, thì có nghĩa là bạn không tranh luận khoa học, vì dù ông Hưng hay ai gọi đó là định luật cũng đều đúng, vì đó là một đặc trưng phổ biến và đúng với toàn bộ sự sống. Cá nhân ô Hưng hay ai gọi nó là định luật không quan trọng, vấn đề quan trọng là đặc trưng thuận tay trái có đúng là một đặc trưng phổ biến với mọi sự sống hay không. Nếu một trang mạng hay tác giả nào nói đến sự thật này mà không dám gọi nó là định luật, ấy là vì họ SỢ sự thật, sợ Pasteur đúng, sợ cái định luật ấy. Nếu bạn không thích gọi đó là định luật, thì bạn có thể gọi đó là Quy Luật, hoặc Đặc Trưng Cố Hữu,… Nếu bạn chỉ gọi đó là “tính chất” thì cũng đúng, nhưng không lột tả được rằng đó là một tính chất phổ biến và đúng với mọi sự sống, tức là bạn che giấu một phần sự thật.
        5/ Nếu Wikipedia không có chữ “Law of Left-Handed Life” hoặc “Law of Life Asymmetry” thì ấy là vì Wikipedia là một đệ tử trung thành của Thuyết Tiến hóa, nó SỢ chữ “Law” trong trường hợp này, vì dùng chữ như thế là tự giết chết Thuyết Tiến hóa, là tự tử. Tôi nói Wikipedia là nói một ví dụ mà tôi biết rõ. Từ đó bạn có thể suy rộng ra. Nếu giới khoa học có thiếu sót thì TA PHẢI DŨNG CẢM nói lên sự thật để cộng đồng hiểu biết đầy đủ hơn, đó là NHÂN CÁCH KHOA HỌC. Mong bạn thông cảm và hiểu cho những trang như Wikipedia có cái kém cỏi của nó, mặc dù trên những bình diện khác, nó có đóng góp to lớn. Vả lại, người có học THẬT đâu có nô lệ vào kiểu chữ nghĩa của mấy ông hủ nho dò từng câu đếm từng chữ, phải không bạn? Ta phải hiểu các sự kiện theo sự thật của nó chứ. Đây, sự thật là:
        1/ Mọi phân tử của sự sống đều thuận tay trái.
        2/ Do đó tính chất thuận tay trái là một quy luật hoặc một định luật của sự sống.
        Nếu bạn muốn tranh luận, hãy tranh luận điểm 1/ trước, rồi hay sang điểm 2/. Vậy bạn có đồng ý điểm 1/ không?
        Nếu bạn không tán thành 1/ thì bạn không nên tranh luận, vì khi đó hiểu biết của bạn có vấn đề. Khi đó tôi sẽ cung cấp cho bạn vài đường link để bạn tự tìm hiểu sự thật.
        Nếu bạn tán thành 1/ thì tôi cảm ơn, và tôi nghĩ cũng không cần tranh luận thêm, vì 2/ là hệ quả tất yếu của 1/.
        PVHg

        Thích

      • Nói thêm với những bạn sợ Định luật Sự sống Thuận tay trái,
        Tôi thông cảm với nỗi đau khổ của các bạn, vì quả thật Định luật này nó hủy hoại Thuyết Tiến hóa ghê quá. Tôi hứa sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ những tài liệu về Định luật này nếu các bạn đề nghị Viện Sinh học thuộc Viên Khoa học VN hoặc Bộ Giáo dục tổ chức một cuộc tranh luận công khai và bình đẳng mọi vấn đề về Thuyết Tiến hóa nói chung và Định luật Sự sống Thuận tay trái nói riêng. Tôi nghĩ đó sẽ là diễn đàn thích hợp nhất để tôi trình bày ý kiến, từ những nội dung lớn mang tính bao quát đến những chuyện lặt vặt mà các bạn thắc mắc. Nếu không, chuyện tranh cãi lặt vặt có nguy cơ làm lạc hướng sự chú ý của cộng đồng đối với sự sai lầm và giả dối của Thuyết Tiến hóa. Vậy tôi sẽ tránh những tranh luận vặt vãnh nếu các bạn làm được điều tôi đề nghị. PVHg

        Thích

      • Anh Hưng thân mến
        Vấn đề tôi đang hỏi là 2 cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life” ở đâu ra, chỉ cần anh dẫn chứng ở đâu ra là thỏa mãn được tôi.

        Ở dưới tôi thấy anh chưa trả lời thỏa đáng:
        1. Anh nói rất nhiều về phân tử thuận tay trái. Nhưng phân tử đường trong sự sống, tức là đường ăn được, lại thuận tay phải.
        2. Từ cái trên anh dẫn tiếp ra cái thứ 2, tức là anh CHO RẰNG (tôi dùng từ cho rằng vì anh cứ kiên quyết sự sống phải thuận tay trái trong khi sự thật không phải vậy, điển hình phân tử đường) phân tử thuận tay trái là một đặc tính bất biến
        3. Cộng cả 2 cái trên, anh CHO RẰNG ĐƯƠNG NHIÊN PHẢI CÓ MỘT ĐỊNH LUẬT CHO PHÂN TỬ THUẬN TAY TRÁI. Anh cũng cho rằng, tên định luật không quan trọng, nhưng cái quan trọng ở đây là phân tử thuận tay trái phải là định luật—> và từ đó anh đã gán cho phân tử thuận tay trái một cái tên định luật. Từ từ tôi đã hiểu dụng ý của anh. Tức là anh đã tạo dựng ra tên định luật một cách ngượng ép
        4. Không phải là wiki không có chữ mà là cả thế giới không chỗ nào có cụm từ của định luật đó
        5. Wiki không phải là tổ chức ủng hộ tiến hóa, đó chỉ là ngụy biện của anh. Chỉ vì anh thấy nó nói về tiến hóa không hợp ý của anh thôi

        Đây là những gì tôi đồng ý: Tính chất bất đối xứng là có mặt trong tất cả các phân tử sống

        Đã thích bởi 1 người

  6. Vấn đề là nếu ông Hưng gọi đó là định luật thì phải nói là định luật “Ông Hưng” chứ tại sao nói là định luật Pasteur trong khi ông Pasteur không có nói

    Đã thích bởi 1 người

    • Xin lỗi bạn tdtran,
      Ý kiến của bạn làm tôi phì cười, vì vô tình bạn gán cho tôi một danh hiệu to lớn mà chính bạn cũng không muốn, và tôi càng không muốn. Và vô tình bạn trở thành một người vô ơn đối với Pasteur, vì phủ nhận công lao của Pasteur. Tóm lại là bạn chẳng hiểu gì sự thật cả.
      Những ý kiến của bạn và tương tự như bạn có nguy cơ đánh lạc hướng sự chú ý vào SAI LẦM của Thuyết Tiến hóa. Vậy những ý kiến này sẽ không thể tiếp tục xuất hiện trên PVHg’s Home.
      Mong bạn và những người có ý kiến tương tự đọc ý kiến của tôi nhan đề “Nói thêm với những người sợ Định luật sự sống thuận tay trái” nhé. Xin cảm ơn. PVHg

      Thích

      • Kính thưa chú Hưng
        Cái đó chú nói chứ cháu đâu có nói. Xin nhắc lại ở trên chú nói là

        Cá nhân ô Hưng hay ai gọi nó là định luật không quan trọng, vấn đề quan trọng là đặc trưng thuận tay trái có đúng là một đặc trưng phổ biến với mọi sự sống hay không.

        Nguyên văn của chú như thế. Nên cháu mới nói nếu không ai nói mà ông Hưng là người đầu tiên gọi đó là định luật thì chú cứ mạnh dạn cho nó mang ông Hưng đi. Vì vấn đề là ở Evolit người ta hỏi rằng nếu đó là do Pasteur nói thì link ở đâu. Nếu Pasteur nói thì chú cứ đưa link ra. Chú lại bảo ai nói không quan trọng nên cháu mới thắc mắc thế.

        Chú cứ trả lời thẳng vào những vấn đề mà người ta đang thắc mắc, người ta sẽ tâm phục khẩu phục.

        Đã thích bởi 1 người

  7. Kính thưa chú.
    Và một điều nữa cháu xin trình bày cho chú rõ. Đó là không phải TẤT CẢ các amino acids của các sinh vật sống trên trái đất đều thuận tay trái đâu chú.
    Đúng là đa số các amino acids đó là thuận tay trái. Nhưng không phải tất cả.
    Và cái chuyện D-Amino-Acid có trong vi khuẩn đã được tìm ra rồi. Cháu gởi link cho chú

    Click to access 705.full.pdf

    Thích

    • Trả lời bạn ebookfreeweb và tdtran,
      Tôi thừa nhận rằng phân tử đường của sự sống thuận tay phải. Đây là một trường hợp duy nhất thuận tay phải mà tôi đã biết. Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên khi nhận được tài liệu do bạn tdtran cung cấp: http://www.jbc.org/content/190/2/705.full.pdf . Tài liệu này công bố từ 1951, vì thế tôi sẽ thận trọng hơn trong việc tìm hiểu tài liệu này. Tôi sẽ mở rộng nghiên cứu từ tài liệu này. Nếu tài liệu này đúng thì Định luật sự sống thuận tay trái sẽ được sửa lại chính xác hơn là ĐỊNH LUẬT SỰ SỐNG BẤT ĐỐI XỨNG, vì dù thuận tay trái hay thuận tay phải cũng đều là bất đối xứng, và điều đó càng làm cho Thuyết Tiến hóa gặp khó khăn hơn, vì:
      Một, Thuyết Tiến hóa chịu chết không làm sao giải thích được TẠI SAO sự sống bất đối xứng.
      Hai, mọi thí nghiệm tổng hợp hóa học đều cho ra các phân tử đối xứng (trái/phải = 50/50).
      Tôi sẽ có bài viết chính thức về vấn đề này trên PVHg’s Home.
      Thực ra Pasteur nhấn mạnh đến tính bất đối xứng là đặc trưng của sự sống, và thậm chí ông coi đó là đặc trưng của vũ trụ nói chung. Ông lấy làm tiếc rằng đã không đẩy tiếp chương trình nghiên cứu về tính bất đối xứng của vũ trụ. Có nghĩa là Pasteur vẫn đúng.
      PVHg

      Thích

  8. Kính thưa chú
    Cháu rất mừng vì được nghe chú sẽ xem xét kỹ hơn về vấn đề.
    Có khi chú hiểu lầm là những người đặt những câu hỏi trên trang này là “công kích Chúa”. Nhưng thật ra Chúa là 1 chuyện, còn khoa học là một chuyện khác. Cháu không có ý kiến gì về Chúa cả, vì đó là niềm tin, hay như chú nói “trực giác” …
    Cháu chỉ có ý kiến trên những vấn đề cụ thể về khoa học mà thôi. Theo chổ cháu biết thì hầu hết các amino acids trên cơ thế sống đều thuận tay trái, (hầu hết chứ không phải tất cả). Và Pasteur không có đưa ra 1 định luật nào rằng là sự sống phải thuận tay trái cả. Cháu chỉ trình bày 2 điều đó với chú.

    Nay thấy chú vui vẻ đối thoại và tìm hiểu, cháu rất cảm ơn.

    Đã thích bởi 1 người

  9. Bài viết tuyệt vời bác ạ! Cháu có xem nhiều buổi phỏng vấn ông Richard Dawkins, ông ta là một fan cuồng của thuyết tiến hóa, cho rằng ai không tin vào tiến hóa tức là bị tâm thần đấy.

    “It is absolutely safe to say that if you meet somebody who claims not to believe in evolution, that person is ignorant, stupid or insane (or wicked, but I’d rather not consider that).”

    Nhưng quanh co không thể đưa ra nổi bằng chứng về missing links.

    Thời gian biến chuyện cổ tích hoàng tử ếch thành sự thật.
    Frog+ kiss= prince (fairy tale)
    Frog+milion years= human (evolution)

    “Thật tôi nói tuổi trái đất bị lạm phát một cách trầm trọng. Năm 1770, George Buffon nói trái đất 70,000 tuổi, theo Integrated Principals of Zoology 1996 trang 151. Năm 1905, tuổi trái đất được chính thức cho là 2 ti năm tuổi theo Newsweek 20 tháng 7, 1998 trang 50. Năm 1969, tuổi của trái đất và mặt trăng được chính thức cho là 3.5 ti nam tuổi theo Minneapolis Tribune 25 tháng 8, 1969. Ngày nay, học sinh được dạy ở trường tuổi trái đất được cho là 4.6 ti năm tuổi. Tức, tuổi trái đất tăng một cách chóng mặt 21 triệu năm một năm hay 40 năm một phút.”

    Đây là một đoạn trong bài blog của cháu.
    Cháu cũng ngưỡng mộ bác sĩ Ben Carson lắm, vừa rồi cứ mong cho ông thắng cử.
    Đúng là cần nhiều faith để tin vào thuyết tiến hóa hơn là tin vào Thượng Đế. Nói đúng ra thì evolution là một religion mang danh khoa học mà người theo “đạo tiến hóa” dùng đủ mọi cách kể cả lừa đảo để nhiều người gia nhập, và nhiều người cũng mê tín đến độ cứ nghĩ nó là khoa học mà không hiểu gì hết.

    Thích

  10. Mọi người xem video Programming of Life trên Youtube giải thích về khoa học thông tin của DNA và xác suất xảy ra sự kiện từ các tương tác vật lý mà lắp ráp thành được DNA và protein.

    Thích

    • Cảm ơn bạn Đúc,
      Xin lỗi bạn vì hôm nay tôi mới xem cái video bạn giới thiệu. TUYỆT VỜI. VIDEO RẤT HAY! Tôi sẽ công bố trên PVHg’s Home. Cám ơn bạn một lần nữa. Nếu bạn có thể viết một bản tóm tắt video đó thì rất cảm ơn bạn.
      Bạn gửi cho tôi qua email: bizet09@gmail.com
      PVHg

      Đã thích bởi 1 người

  11. Pingback: Quy luật bất đối xứng của cuộc sống – Blog KHOAI TÂY

  12. Cháu xin gửi tới chú Hưng bổ sung dẫn chứng gốc cho các luận điểm của Fred Hoyle về xác suất (1/10) mũ 40.000 và ví dụ lắp ráp máy bay Boeing 747 (cháu đã tìm vào dẫn chứng số [4] ở trong bài của bác nhưng đây là nguồn thứ cấp nên cháu quyết định lục tìm bài viết gốc của Fred Hoyle):

    1, Về xác suất để sự sống hình thành ngẫu nhiên từ các vật chất không sống. Kết quả nhận được là (1/10) mũ 40.000. Trích ở trang 24, chương Enzymes and other biochemicals (trên Google Books), trong cuốn sách “Evolution from Space”, của Fred Hoyle (Sir.), Nalin Chandra Wickramasinghe, NXB Simon and Schuster, 1981, nguyên văn [The trouble is that there are about two thousand enzymes, and the chance of obtaining them all in a random trial is only one part in ((10)^20)^2000=10^40.000, an outrageously small probability…].

    2, Về ví dụ lắp ráp Boeing 747. Trích ở trang 19 (Google Books), cuốn “The intelligent universe” của Fred Hoyle, NXB Holt, Rinehart, and Winston, 1984, nguyên văn [Since this reference became widely and not quite accurately qouted I will repeat it here. A junkyard contains all the bits and pieces of a Boeing 747 dismembered and in disarray. A whirlwind…]

    Có thêm một số bình luận về ví dụ này của Hoyle như của Richard Gordon trong bài Hoyle’s Tornado Origin of Artificial Life: A Computer Programming Challenge (http://www.biota.org/podcast/Gordon2008OriginALifev1.pdf)

    Ngoài ra có thể tìm các trích đoạn câu văn khác của Hoyle ở trang [https://www.goodreads.com/author/quotes/199992.Fred_Hoyle]

    Bình luận của cháu: Do cháu không có 2 cuốn sách này và Google Books chỉ cho xem trước đoạn nhỏ nên không thể đọc toàn bộ chương và cuốn sách nên cháu không rõ cách lập luận và cơ sở đi đến con số xác suất này và bối cảnh của ví dụ cho chiếc Boeing của các tác giả là như thế nào.

    Thực sự thì thế giới phân tử sinh học (chẳng hạn như quá trình sao chép DNA và sinh tổng hợp protein) rất lý thú và chứa đựng các nguyên lý nhiệt động lực học và xác suất thống kê. Nếu từ mô hình “cái ao nguyên thủy” các phân tử vô cơ bắt gặp nhau “dưới những điều kiện thích hợp” để tạo ra các phân tử sinh học thì đúng là rất khó hình dung và gần như không thể.

    Cháu có thử tìm hiểu vấn đề các phân tử tự lắp ráp và quá trình biến đổi của các phân tử sinh học thì tìm thấy các bài viết mang tính chất học thuật của Manfred Eigen, như “Selforganization of Matter and the Evolution of Biological Macromolecules”… Cháu không đủ chuyên môn để đọc các bài báo của ông nhưng nếu nhìn qua nội dung (xin lỗi bác vì sự đọc lướt qua) thì có vẻ ông ta lập luận rất chặt chẽ về sự tiến hóa và lắp ráp các phân tử sinh học dưới góc nhìn của các định luật khoa học (mà không có Đấng sáng tạo).

    Cháu nêu ra đây là muốn trao đổi với bác về vấn đề trên, xin lỗi bác vì các ý cháu nêu ra dài mà chưa tóm gọn lại được cái ý cháu muốn trao đổi với bác.

    Thích

    • Bạn Đỗ Minh Đức thân mến,

      1/ Xem ra bạn rất có công tầm chương trích cú. Nếu bạn muốn phát biểu ý kiến thì điều đầu tiên bạn phải học lễ, rồi mới học văn. Thí dụ, bạn nói tài liệu dẫn trong bài là tài liệu “thứ cấp”, còn tài liệu của bạn cung cấp mới là tài liệu cao cấp, hoặc đáng tin cậy. Từ ngữ bạn dùng không đạt được yêu cầu của chữ “Lễ”, nhưng tôi thông cảm với bạn, nên tôi vẫn đăng nguyên ý kiến của bạn, vì về cơ bản, ý kiến của bạn là ý kiến nghiêm túc, ngoài cái lỗi tôi vừa nêu.
      2/ Tài liệu “thứ cấp” hay cao cấp không quan trọng bằng BẢN CHẤT của vấn đề. Vấn đề quan trọng ở đây là xác suất sự sống ra đời từ vật chất không sống rất thấp. Xác suất do Fred Hoyle chỉ là kết quả của một bài toán xác suất trong vấn đề sự sống ra đời ngẫu nhiên mà thôi. Trong vấn đề này có thể phát biểu nhiều bài toán xác suất khác nhau. Thí dụ, xác suất để tập hợp ngẫu nhiên các enzymes cần thiết; xác suất để 20 acid amin cần cho sự sống hầu hết đều thuần tay trái (chưa nói đến thứ tự sắp xếp các acid đó); xác suất để các acid amin thuận tay trái tập hợp đúng thứ tự; xác suất để tất cả những hiện tượng cần thiết cho sự sống ra đời ngẫu nhiên đồng thời xảy ra; v.v. Như thế ta sẽ có nhiều bài toán lắm. Bạn hãy chịu khó đọc bài báo về xác suất tôi đã dẫn trong nhiều bài về Darwinism. Để hiểu bài ấy cần kiến thức toán học khá giỏi đấy. Và thêm nữa, cần hiểu những khái niệm xác suất của Borel,… Vì thế tầm chương trích cú không nói lên sự thông minh, mà vấn đề là TRỰC GIÁC nhìn vấn đề thế nào. Tôi không rõ nghề nghiệp học vấn của bạn, nhưng tôi cảm thấy ý kiến của bạn không thể hiện một tư tưởng gì đáng chú ý, mà chỉ là chuyện cố gắng bênh vực thuyết tiến hóa bằng NIỀM TIN vào mấy ông khoa học gia mà bạn nhắc đến trong ý kiến của bạn.
      3/ Mấy cái lý thuyết mà bạn nói là có thể là những nghiên cứu đáng chú ý, xin thưa với bạn:

      THUYẾT TIẾN HÓA CÓ HÀNG ĐỐNG NHỮNG LÝ THUYẾT NHƯ THẾ, CÒN CAO CẤP HƠN NHỮNG CÁI MÀ BẠN NÓI, NHƯNG CHỈ TOÀN LÀ LÝ THUYẾT PHỎNG ĐOÁN THÔI, CHẲNG CÓ GÌ LÀ THỰC TẾ CẢ!
      Về vấn đề sự sống có thể ra đời từ vật chất không sống hay không, CHỈ CÓ 2 cách nghiên cứu:
      – Một, tính xác suất để đánh giá khả năng hiện thực. Toán học đã có câu trả lời rồi!!! Khả năng ấy là KHÔNG CÓ !!!
      – Hai, thí nghiệm thực tế. Nếu không chứng minh được trên thực tế thì đừng nói gì cả. Đó là lời khuyên của Louis Pasteur đấy.
      Vậy nếu bạn thích mấy cái lý thuyết ấy thì bạn cứ việc nghiên cứu tiếp, không ai cấm. Nhưng những người có trực giác tốt người ta chỉ thấy phí công phí của phí thì giờ mà thôi.
      Ngoài hai cách trên, không có cách nào khác để chứng minh cái gọi là “Cái ao ấm áp” hay “Nồi súp nguyên thủy”,… đâu bạn ơi. Tôi sẽ nói điều này với bất cứ nhà tiến hóa nào, chứ không chỉ nói với bạn đâu.
      Xin bạn chớ có nhầm lẫn Sinh học Phân tử với Thuyết tiến hóa. Tôi không thiếu tài liệu của sinh học phân tử, và tôi nói để bạn biết GS Sinh học Phân tử Michael Denton có rất nhiều công trình bác bỏ thuyết tiến hóa đấy. PVHg

      Thích

Bình luận về bài viết này