Teleonomy and Vital Force / Teleonomy và Lực sống

1

The Law of Entropy universally governs every physical system, be it an isolated or an open one. Life is no exception. Evolutionists declare that life is an open system receiving energy from the sun and therefore evolution is possible. Such argument is wrong for life actually generates thanks to teleonomy and vital force. Teleonomy is information, not matter. The sun cannot create teleonomy, hence evolution is impossible.

Định luật Entropy là một định luật phổ quát chi phối mọi hệ vật lý, kể cả hệ đóng lẫn hệ mở. Sự sống không phải một ngoại lệ. Các nhà tiến hóa nói rằng sự sống là một hệ mở nhận năng lượng từ mặt trời, nên tiến hóa có thể xẩy ra. Đó là một lập luận sai lầm, vì thực ra sự sống nẩy sinh nhờ có teleonomy và lực sống. Teleonomy là thông tin, không phải vật chất. Mặt trời không thể tạo ra teleonomy, do đó sự tiến hóa là bất khả.

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

 

Khái niệm teleonomy và lực sống là những khái niệm mới, sẽ được thảo luận kỹ ở phần cuối bài viết này. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu câu chuyện từ những gì đã biết.

Trong bài thuyết trình “Sự thật Thuyết Tiến hóa” [1] ngày 13/05/2016 vừa qua, tôi đã chỉ ra rằng Thuyết Tiến hóa vi phạm hàng loạt định luật cơ bản của khoa học, trong đó có Định luật Thứ hai của Nhiệt Động lực học, hay còn gọi là Định luật Entropy.

Entropy là gì? Định luật Entropy nói gì? Bài viết “Entropy và Đạo” [2] trên PVHg’s Home ngày 09/06/2015 đã trả lời. Nay xin nhắc lại:

─ Entropy là đại lượng đo mức độ vô trật tự của một hệ vật lý. Một hệ không có sự trao đổi năng lượng với bên ngoài được gọi là một hệ kín. Mọi hệ kín có xu hướng tăng entropy một cách tự phát. Nói cách khác, mọi hệ vật lý đóng kín có xu hướng biến đổi từ trật tự đến vô trật tự và ngày càng vô trật tự hơn. Chiều biến thiên ấy là đặc trưng cố hữu của tự nhiên, không thể đảo ngược. Đó chính là định luật thứ hai của nhiệt động lực học.

─ Stephen Hawking giải thích: “Định luật đó nói rằng trong một hệ thống kín thì vô trật tự hay entropi luôn tăng với thời gian. Nói cách khác, đó là một dạng của Định luật Murphy: mọi vật luôn tiến triển theo chiều xấu đi” (trích “Lược sử Thời gian”).

─ Mọi đồ vật xung quanh ta đều là những hệ vật lý của các phân tử cấu tạo nên chúng. Nếu để mặc chúng với thời gian, tức là không có sự can thiệp từ bên ngoài, tất cả các đồ vật rồi sẽ hư hỏng, cũ nát, hoen rỉ rồi tan biến. Sự sống cũng không nằm ngoài quy luật này – sinh vật già đi, rồi chết, thối rữa, tan hủy, nhiều loài tuyệt chủng…

Đó là những bằng chứng rõ rệt cho thấy tác động của định luật entropy trong sự sống. Vì thế có dịch giả gọi định luật entropy là định luật tàn úa. Nhưng bất chấp những sự thật dễ thấy đó, các nhà tiến hóa vẫn tìm cách cứu vãn lý thuyết của mình bằng cách lập luận rằng sự sống là một hệ mở – Trái Đất được bổ sung năng lượng từ Mặt Trời – vì thế không thể áp dụng định luật entropy cho sự sống. Lập luận này SAI, vì những lý do sau đây:

1/ XU THẾ TĂNG ENTROPY TRONG MỌI HỆ THỐNG

Khi phát biểu định luật entropy một cách chặt chẽ, người ta thường nhắc đến giả thiết hệ vật lý là một hệ đóng kín, hoặc hệ cô lập (isolated) – hệ tuyệt đối không có sự trao đổi năng lượng với môi trường bên ngoài.

Nhưng trong thực tế không tồn tại một hệ vật lý nào thực sự đóng kín. Bất kỳ hệ vật lý hữu hạn nào trong tự nhiên cũng đều ít hoặc nhiều có sự trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh. Điều này đã được Emil Borel, nhà toán học trứ danh người Pháp trong nửa đầu thế kỷ 20 chứng minh một cách dứt khoát.

z1Bài báo “Mũi tên thời gian” (The Arrow of Time) trên tạp chí Scientific American Tháng 12/1975 của David Layzer, giáo sư Đại học Harvard, khẳng định:

“Borel đã chỉ ra rằng không có một hệ vật lý hữu hạn nào có thể được xem là đóng” [3]

Chỉ có một hệ vật lý duy nhất được xem là thực sự đóng, đó là vũ trụ xét như một tổng thể. Cái tổng thể ấy tất nhiên cũng bị chi phối bởi định luật thứ hai của nhiệt động lực học. Hiện tượng vũ trụ giãn nở gia tốc là biểu hiện của sự tăng entropy ở quy mô toàn vũ trụ [4]

Vì thế, những hệ vật lý được quan sát từ trước đến nay mà ở đó ta thấy entropy tăng lên hoặc không giảm, đều là những hệ mở. Nói cách khác, định luật entropy đúng cả với những hệ mở. Một cách tổng quát, có thể khẳng định rằng trong mọi hệ vật lý, entropy luôn luôn có xu hướng tăng lên.

Về mặt logic từ ngữ, trong định luật 2 của nhiệt động lực học, khi nói entropy của một hệ kín tăng lên, không có nghĩa là định luật này không đúng trong mọi hệ mở. Thực tế quan sát vật lý cho thấy: Entropy của một hệ mở có thể tăng, có thể không đổi, có thể giảm, tùy theo mức độ trao đổi năng lượng của hệ với môi trường xung quanh. Nhưng trong mọi trường hợp, entropy đều có xu hướng tự phát tăng lên.

Trong một hệ nào đó, nếu entropy không tăng, hoặc giảm, không phải vì xu hướng tự phát ấy thay đổi, mà vì có sự can thiệp từ bên ngoài – một sự bổ sung năng lượng từ bên ngoài có thể làm cho sự tăng entropy chậm lại, hoặc tạm thời ngừng tăng, hoặc tạm thời giảm.

Trong một số hệ mở, entropy có thể tạm thời giảm, chẳng han: nước trong tủ lạnh; hiện tượng đóng băng ở đại dương; sự hình thành tinh thể (crystalisation); sự hình thành các bông tuyết; những cơ chế máy móc được lập trình để tạo ra những sản phẩm có tính tổ chức cao; sự hình thành tế bào và sự phát triển của cơ thể sinh vật đang khỏe mạnh và tăng trưởng,…

Tuy nhiên, những trường hợp nói trên thường mang tính chất cục bộ về không gian và tạm thời về thời gian (diễn ra trong thời hạn ngắn). Nói cách khác, xét trong phạm vi toàn cục, mọi hệ vật lý đều có entropy tăng. Tại sao? Có nhiều lý do:

Một, nguồn năng lượng bổ sung trong thực tế là hữu hạn.

1bHai, sự giảm entropy của một hệ thường phải trả giá đắt bằng sự tăng entropy của môi trường xung quanh. Điển hình là việc sử dụng tủ lạnh và máy điều hòa phải trả giá đắt bằng việc đốt nóng bầu khí quyển – entropy của nước trong tủ lạnh hoặc entropy của không khí trong nhà giảm, nhưng entropy của không khí trong bầu khí quyển tăng. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng môi trường, phá hoại sự cân bằng sinh thái hiện nay. Điều này nói lên rằng sự giảm entropy chỉ là một hiện tượng cục bộ và tạm thời của một tiến trình tăng entropy ở quy mô lớn hơn về không gian và dài hơn về thời gian. Nói cách khác, xu thế tăng entropy là xu thế chủ đạo, thống trị mọi quá trình vật lý.

Với sự sống, vấn đề phức tạp hơn rất nhiều, bởi vì năng lượng một mình nó không đủ để tạo ra sự sống.

Thật vậy, năng lượng Mặt Trời chỉ là điều kiện CẦN nhưng KHÔNG ĐỦ để sự sống nẩy sinh. Thậm chí năng lượng mặt trời có thể làm tăng entropy của môi trường sống đến mức thiêu hủy sự sống, nếu nó không được ĐIỀU HƯỚNG MỘT CÁCH TINH TẾ để cân bằng sinh thái. Vậy không thể nói một cách đơn giản rằng Mặt Trời là nguồn năng lượng bổ sung cho Trái Đất để từ đó sự sống hình thành và tiến hóa. Vấn đề này sẽ được thảo luận kỹ ở phần dưới. Nhưng ngay bây giờ đã có thể khẳng định rằng xu thế tăng entropy trong hệ sinh thái cũng là một xu thể không thể đảo ngược. Bằng chứng là mọi sinh vật, sau giai đoạn sinh và trưởng, tất yếu đi đến quá trình suy, lão, bệnh, tử,…

Từ đó xuất hiện một CÂU HỎI LỚN:

Cơ chế nào thực sự giúp cho sự sống hình thành – cơ chế nào cho phép một hệ vật lý có thể chế ngự được xu thế tăng entropy để tạo nên những tổ chức sống phức tạp có độ trật tự cao trong một thời hạn nhất định? Cơ chế ấy có phải là nguyên nhân dẫn tới tiến hóa không? Phải chăng cơ chế đó là năng lượng mặt trời?

2/ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ SỰ SỐNG

Quả thật năng lượng mặt trời vô cùng cần thiết cho sự sống. Không có Mặt Trời sẽ không có sự sống. Mặt Trời là điều kiện CẦN nhưng không ĐỦ để tạo ra sự sống.

Một cái cây mới chết, chưa kịp phân hủy, chứa đựng những phân tử có cấu trúc hóa học giống y như những phân tử của cái cây đang sống. Cái cây mới chết này vốn đã từng sống – đã từng nhú mầm, trưởng thành, rồi trở thành một cái cây hoàn chỉnh, có đủ rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa quả,… tất cả từ một hạt giống đơn giản. Nhưng rồi nó phải chết, tức là nó phải tuân thủ định luật entropy. Mặt Trời không đủ sức làm cho nó sống lại, mặc dù trong thân thể nó có sẵn những phân tử có cấu trúc hóa học giống hệt các phân tử trong cái cây đang sống.

ed4e3358f5d31d8dc3f4f47cc506a7ad copyVậy cái cây đã chết và cái cây đang sống khác nhau ở chỗ nào? Rõ ràng là chúng đều đang được bổ sung bởi năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời là một thứ thức ăn vô cùng cần thiết cho cái cây đang sống. Nói cách khác, cái cây đang sống đã sử dụng năng lượng mặt trời một cách hiệu quả để làm giảm entropy của các phân tử bên trong nó, tạo ra một cấu trúc bên trong có độ trật tự cao hơn, phức tạp hơn. Ngược lại, năng lượng mặt trời trở thành vô dụng đối với cái cây đã chết, thậm chí là nguyên nhân phân hủy cái cây đã chết mau hơn, vì nó làm tăng entropy của thế giới bên trong cái cây đó.

Nếu quả thật có một lực tiến hóa mạnh mẽ hoạt động trong vũ trụ, và nếu hệ mở của Trái Đất tạo ra mọi sự khác biệt, thì tại sao năng lượng mặt trời không làm cho cái cây đã chết sống lại? Điều gì xẩy ra khi một cái cây đã chết nhận được năng lượng từ Mặt Trời? Câu trả lời là tổ chức bên trong cây sẽ trở nên hỗn loạn hơn; tan rã nhanh chóng hơn thành những vật chất đơn giản hơn – sức nóng của Mặt Trời làm tăng tốc độ phân hủy sự sống của nó mà thôi.

Kết luận: Mặt Trời là ĐIỀU KIỆN CẦN, nhưng KHÔNG ĐỦ cho sự sống. Nói cách khác, Mặt Trời không tạo ra sự sống, và do đó không tạo ra sự tiến hóa. Lập luận Mặt Trời là nguồn năng lượng có thể thúc đẩy sự tiến hóa là một lập luận sai lầm.

Vậy đã đến lúc phải trả lời CÂU HỎI LỚN ở trên. Cơ chế nào dẫn tới một hệ vật lý như sự sống? Xin trả lời: Đó là Teleonomy và Lực sống.

3/ TELEONOMY & LỰC SỐNG

Tiến sĩ Arthur Ernst Wilder-Smith, một nhà hóa học hữu cơ nổi tiếng về vấn đề nguồn gốc sự sống, bình luận về sự khác biệt giữa một cái cây đang sống với một cái cây đã chết như sau:

“Sự khác biệt giữa một cái gậy (một cành cây đã chết) với một cành phong lan đang sống là gì? Sự khác biệt là ở chỗ cành phong lan có cái teleonomy trong nó. Đó là một cơ chế lấy năng lượng để làm tăng trật tự. Khi bạn có sự sống, bạn có teleonomy, và rồi năng lượng mặt trời sẽ được chuyển hóa để làm cho sự vật sinh trưởng – làm tăng trật tự của nó (tạm thời trong một gian nhất định nào đó)”.

Nói rõ hơn, teleonomy là thông tin chứa đựng bên trong vật sống, được thiết kế nhằm một mục đích rõ ràng là chỉ dẫn vật chất sử dụng năng lượng để làm giảm entropy, nhờ đó tạo ra một hệ thống vật chất có trật tự, đạt tới cấu trúc phức tạp trong một thời hạn nhất định mà chương trình DNA đã quy định. Không có teleonomy, vật chất sẽ rơi vào tình trạng “vô-định-hướng” (directionlessness) và vô mục đích. Teleonomy của một vật sống nằm bên trong các genes.

1cCái cây mới chết vẫn còn có những phân tử giống hệt cái cây đang sống, nhưng nó không còn cái teleonomy nữa. Vì thế nó chết! Nói cách khác, hóa học thuần túy không tạo ra sự sống. Phải có teleonomy, một chương trình thiết kế có định hướng, có mục đích mới có thể làm cho vật chất kết hợp lại theo một định hướng, một mục đích rõ ràng, và đó chính là sự sống.

Thuật ngữ “teleonomy” ra đời vào khoảng cuối thập kỷ 1950, xuất xứ từ sự kết hợp hai từ Hy Lạp: “Telos” (mục đích) + Nomos (định luật) = Teleonomy, có nghĩa là “luật-mục-đích”.

Tóm lại, năng lượng mặt trời rất cần thiết cho sự sống, nhưng năng lương thuần túy không đủ để tác thành sự sống. Phải có thông tin chỉ dẫn việc sử dụng năng lượng đó như thế nào. Nói cách khác, để sự sống hình thành phải có teleonomy. Nhưng một CÂU HỎI LỚN KHÁC lại nẩy sinh:

Teleonomy của vật sống bắt nguồn từ đâu, nếu không phải từ một nguồn thiết kế thông minh?

Thuyết Tiến hóa bế tắc, không trả lời được câu hỏi này, vì Thuyết Tiến hóa không thừa nhận nguồn thiết kế thông minh, không thừa nhận vật chất sống đã được thiết kế từ trước nhằm một mục đích rõ ràng.

Theo Thuyết Tiến hóa, sự sống hình thành một cách ngẫu nhiên trong “nồi soup nguyên thủy” – tại đó, vào một thời điểm mơ hồ từ xa xưa, các nguyên tố hóa học ngẫu nhiên và may mắn kết hợp lại với nhau thành sự sống đầu tiên, rồi tiến hóa… Trải qua hơn 150 năm, mặc dù không làm thế nào chứng minh được điều đó là một sự thật, nhưng các nhà tiến hóa vẫn khăng khăng nói rằng sự sống hình thành một cách tự phát và ngẫu nhiên như thế.

Không may cho họ, toán học xác suất đã bác bỏ khả năng ngẫu nhiên ấy. Biên bản Hội nghị chuyên đề Wistar ở Philadelphia năm 1966 đã khẳng định rằng Học thuyết Tân-Darwin KHÔNG CÓ CƠ HỘI THỰC HIỆN ĐƯỢC, vì xác suất để sự sống hình thành ngẫu nhiên rồi tiến hóa là một đại lương nhỏ đến mức có thể coi như bằng 0.

Cần nhấn mạnh rằng teleonomy không nằm trong bản thân vật chất. Bản thân vật chất không có tính sáng tạo. Tiến sĩ hóa học Wilder-Smith nói:

3“Hóa học thuần túy của một tế bào không đủ để giải thích sự hoạt động của một tế bào, mặc dù sự hoạt động đó là hóa học. Sự hoạt động hóa học của một tế bào được kiểm soát bởi thông tin không nằm trong các nguyên tử và phân tử”.

Ở trên chúng ta đã thấy teleonomy là thông tin định hướng sự hoạt động vật chất nhằm mục đích rõ ràng là chỉ dẫn vật chất lấy năng lượng để chống lại sự tăng entropy, tạo ra trật tự cao trong các sinh vật sống. Như vậy ắt phải có một lực sống (vital force / life force) để thực hiện công việc này. Lực sống ấy đã được Louis Pasteur nhắc đến, và thậm chí Kurt Gödel, tác giả của Định lý Bất toàn nổi tiếng, cũng đã đề cập đến. Gödel nói:

“Tôi không nghĩ bộ não hình thành theo kiểu của Darwin. Thực ra có thể phủ nhận điều này. Cơ chế đơn giản không thể tạo ra bộ não… Lực sống là một thành phần cơ bản của vũ trụ và nó tuân thủ những định luật xác định. Những định luật này không đơn giản, và chúng không mang tính cơ giới” [5]

Có nghĩa là theo Pasteur và Gödel, ngoài những lực tự nhiên mà vật lý học đã biết, như lực hấp dẫn, lực điện từ,… còn có lực sống. Thật vậy, phải có LỰC SỐNG thì vật chất trong các vật sống mới có thể tập hợp lại thành một tổ chức có trật tự với trình độ phức tạp cao. Tất nhiên, lực sống hoạt động theo thông tin hướng dẫn có mục đích do teleonomy chỉ dẫn.

Tóm lại, teleonomy hướng dẫn vật chất sử dụng năng lượng để tạo ra lực sống, chế ngự sự tăng entropy trong một thời hạn nhất định, tạo nên những tổ chức sống phức tạp có độ trật tự cao. Không có teleonomy thì bao nhiêu năng lượng cũng vô ích, thậm chí năng lượng càng nhiều càng làm cho entropy tăng nhanh hơn, dẫn đến sự tan rã nhanh hơn.

Tư tưởng về teleonomy đẩy Thuyết Tiến hóa vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan: Không thừa nhận teleonomy thì không thể giải thích được sự hình thành sự sống (làm thế nào sự sống có thể tạm thời chiến thắng được xu thế tăng entropy trong mọi hệ vật lý); Nhưng thừa nhận teleonomy thì có nghĩa là thừa nhận sự sống đã được thiết kế bởi một nguồn thiết kế thông minh, trái với tư tưởng duy vật của Thuyết Tiến hóa (một lý thuyết muốn giải thích toàn bộ sự sống dựa trên những cơ chế thuần túy vật chất cơ giới mà Gödel đã bác bỏ).

Để thấy rõ tình cảnh tiến thoái lưỡng nan của Thuyết Tiến hóa, hãy lắng nghe ý kiến các nhà khoa học hàng đầu về vai trò của định luật thứ 2 của nhiệt động lực học.

4/ CÁC NHÀ KHOA HỌC NÓI VỀ ENTROPY

Khi được hỏi “Định luật 2 của nhiệt động lực học đã bao giờ sai chưa?”, nhà vật lý Frank A. Greco trả lời ngay: “Chưa”. Các nhà vật lý G.N. Hatspoulous và E.P. Gyftopoulos cũng nói: “Không có một thí nghiệm nào được ghi chép trong lịch sử khoa học mâu thuẫn với định luật 2 của nhiệt động lực học”.

Duane Gish, Tiến sĩ sinh học thuộc Đại học California ở Berkeley, nhận định: “Chỉ riêng định luật 2 của nhiệt động lực học cũng đã đủ để bác bỏ Thuyết Tiến hóa”.

Nhiều nhà khoa học khác cũng có quan điểm tương tự. Trên thực tế trong những năm gần đây, định luật 2 của nhiệt động lực học là một trong những lý do quan trọng nhất giải thích vì sao nhiều nhà tiến hóa đã từ bỏ Thuyết Tiến hóa để chuyển sang Thuyết Sáng tạo hoặc Thuyết Thiết kế Thông minh.

Tiến sĩ Emmett Williams nói: “Không có gì là cường điệu khi nói rằng định luật thứ 2 của nhiệt động lực học là một trong những định luật khoa học tuyệt vời nhất mà chúng ta biết hiện nay”.

Trong bài báo nhan đề “The Second Law of Thermodynamics” (Định luật 2 của nhiệt động lực học) [6], Jonathan Safari viết:

a7“Tất nhiên nhiều nhà tiến hóa nói rằng định luật 2 của nhiệt động lực học không áp dụng được cho những hệ mở. Nhưng điều đó không đúng. Tiến sĩ John Ross tại Đại học Harvard tuyên bố: Không có sự vi phạm nào được biết đối với định luật 2 của nhiệt động lực học. Thông thường định luật này được phát biểu đối với các hệ bị cô lập, nhưng nó vẫn áp dụng được một cách đúng đắn đối với các hệ mở… Các hệ mở cũng có xu hướng tiến tới vô trật tự. Có những trường hợp đặc biệt ở đó trật tự cục bộ có thể tăng với cái giá phải trả là sự vô trật tự ở chỗ khác. Một trường hợp là quá trình hình thành tinh thể… Hoặc những cỗ máy được lập trình để hướng dẫn năng lượng vào việc duy trì và làm tăng tính phức tạp, với cái giá phải trả là sự mất trật tự tăng lên ở đâu đó. Sinh vật sống cũng có những cỗ máy chuyển hóa năng lượng tương tự như thế để tạo ra những cấu trúc phức tạp của sự sống”.

Safari viết tiếp:

“Lập luận về hệ mở không biện hộ được cho Thuyết Tiến hóa. Năng lượng thô không thể tạo ra thông tin phức tạp chuyên biệt trong vật thể sống. Năng lượng không được hướng dẫn chỉ làm tăng tốc độ hủy hoại… Đứng ngoài nắng bạn sẽ bị ung thư da vì năng lượng không được hướng dẫn của mặt trời sẽ gây ra những đột biến (đột biến là những sao chép sai trong gene và làm mất thông tin). Tương tự, năng lượng không được hướng dẫn khi chảy qua nồi soup nguyên thủy sẽ phá vỡ các phân tử phức tạp của sự sống nhanh hơn là tạo thành”.

Trong bài báo “Entropy and Open Systems” (Entropy và các hệ mở) [7], Tiến sĩ Henry M. Morris khẳng định:

“Định luật 2 của nhiệt động lực học cũng áp dụng cho những hệ mở, bởi vì chẳng có một hệ nào thực sự đóng. Trật tự có thể tăng trong một số dạng đặc biệt của hệ mở, nhưng điều này không có nghĩa là trật tự tăng trong mọi hệ mở! Ý kiến nói rằng “Trái đất là một hệ mở” là một phát biểu trống rỗng không chứa một thông tin có ý nghĩa nào cả, bởi vì tất cả mọi hệ đều là hệ mở”.

Bài báo viết tiếp:

“Định luật 2 của nhiệt động lực học cũng có thể phát biểu một cách đúng đắn như sau: Trong bất kỳ một hệ có trật tự nào, đóng hoặc mở, đều tồn tại một xu thế làm cho hệ suy sụp dần tới một trạng thái vô trật tự. Xu thế ấy có thể bị dừng hoặc bị đảo ngược bởi sự bổ sung của một nguồn năng lượng bên ngoài được hướng dẫn bởi một chương trình thông tin, thông qua một cơ chế chuyển hóa, nguồn năng lượng bổ sung ấy được biến đổi thành một CÔNG hữu ích để tạo dựng nên cấu trúc phức tạp của hệ đó”.

Bài báo nhấn mạnh:

“Nếu hệ mở đó không có cả chương trình thông tin lẫn cơ chế chuyển hóa đó thì nó không thể làm tăng trật tự, bất kể là năng lượng bổ sung từ bên ngoài là bao nhiêu. Hệ sẽ tiếp tục suy tàn theo định luật 2 của nhiệt động lực học”.

Kết luận trên hoàn toàn phù hợp với nhận định của Ilya Prigogine, một nhà vật lý đoạt Giải Nobel và một chuyên gia hàng đầu về các hệ nhiệt động lực học phức tạp. Ông nói:

a6“Vấn đề là ở chỗ trong một hệ không cô lập tồn tại khả năng hình thành những cấu trúc trật tự có entropy thấp tại nhiệt độ đủ thấp. Nguyên lý trật tự này chịu trách nhiệm đối với sự xuất hiện những cấu trúc trật tự như tinh thể, hay những hiện tượng chuyển pha. Thật không may, nguyên lý này không thể giải thích sự hình thành những cấu trúc sinh học. Xác suất sao cho tại nhiệt độ thông thường một số phân tử lớn kết hợp lại để tạo ra những cấu trúc có trật tự cao và có những chức năng thích hợp với sinh vật sống là nhỏ đến mức coi như bằng 0. Do đó ý tưởng sự sống như hiện nay ta thấy có thể hình thành một cách tự phát là hoàn toàn không thể, dù cho sự tiến hóa tiền sinh học kéo dài hàng tỷ năm”.

Tiến sĩ Henry Morris kết luận:

“Do đó, dù các nhà tiến hóa có biết điều đó hay không, bài toán entropy mà họ phải đối mặt là một trong những nan đề cơ bản nhất mà sinh học không thể giải quyết được. Thực tế bài toán này còn tệ hơn cả một nan đề, đó là sự bác bỏ hoàn toàn đối với mô hình tiến hóa. Tình hình sẽ tiếp tục như thế đến khi nào các nhà tiến hóa chứng minh được rằng sự tiến hóa vừa có một chương trình hướng dẫn vừa có một cơ chế chuyển hóa năng lượng để làm cho sự tiến hóa có khả năng xẩy ra. Nếu không, định luật 2 của nhiệt động lực học sẽ loại trừ nó”.

5/ KẾT LUẬN

5.1.Mặc dù sự sống là một hệ mở, nó vẫn bị chi phối bởi quy luật tăng entropy, tức là trật tự ngày càng suy giảm và hỗn loạn ngày càng tăng lên, trái với chiều tiến hóa (tăng trật tự, giảm hỗn loạn). Vì thế, Thuyết Tiến hóa trái với Định luật Entropy, và do đó Thuyết Tiến hóa là phản khoa học.

5.2.Để giải thích sự hình thành và duy trì sự sống, buộc phải chấp nhận khái niệm teleonomy, tức là thừa nhận sự sống là kết quả của một chương trình thiết kế đã định trước. Nói cách khác, Thuyết Sáng tạo hoặc Thuyết Thiết kế Thông minh là cách giải thích tốt nhất đối với sự hình thành và duy trì sự sống. animal_nature3

5.3.Kết luận 5.2 nói trên sẽ được củng cố thêm nếu ta đặt câu hỏi tại sao năng lượng mặt trời dùng cho sự sống lại được điều chỉnh một cách tinh vi để đảm bảo không thiêu hủy sự sống. Nếu lạnh quá, năng lượng sẽ không đủ để sự sống chuyển hóa thành CÔNG có ích, kiềm chế được sự tăng entropy. Nếu nóng quá, sự tăng entropy sẽ nhanh đến mức hủy hoại sự sống. Vậy không chỉ có một bản thiết kế được cài đặt trong teleonomy, mà còn một bản thiết kế điều chỉnh khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt Trời, điều chỉnh quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời,… để đảm bảo năng lượng mặt trời đến Trái Đất nằm trong giải tần vừa đủ và thích hợp với sự sống. Điều này không thể là kết quả của sự ngẫu nhiên, mù quáng và vô mục đích. Ngược lại, nó ắt phải là kết quả của một thiết kế có định hướng, có mục đích.

Mục đích đó là gì?

Đó là tạo dựng và duy trì sự sống trên Trái Đất mà Bà Mẹ Tự Nhiên mong muốn.

 

PVHg, 14/06/2016

CHÚ THÍCH:

[1]: https://viethungpham.com/2016/05/13/the-truth-of-evolution-su-that-thuyet-tien-hoa/

[2]: https://viethungpham.com/2015/06/09/from-entropy-to-the-tao-tu-entropy-den-dao/

[3]: http://www.icr.org/article/entropy-open-systems/

[4]: Khám phá này đã đoạt Giải Nobel vật lý. Tạp chí TIME đã có bài nói về tương lai của vũ trụ, trong đó nói rằng vũ trụ sẽ loãng dẫn và sẽ đi đến chỗ tan biến thành hư không.

[5]: I don’t think the brain came in the Darwinian manner. In fact, it is disprovable. Simple mechanism can’t yield the brain. I think the basic elements of the universe are simple. Life force is a primitive element of the universe and it obeys certain laws of action. These laws are not simple, and they are not mechanical

[6]: http://creation.com/the-second-law-of-thermodynamics-answers-to-critics

[7]: http://www.icr.org/article/entropy-open-systems/

10 thoughts on “Teleonomy and Vital Force / Teleonomy và Lực sống

  1. Không phải lời bình luận nào cũng được đăng trên trang của chú phải không. Con khá thích thú với bài viết của chú đó, nhưng do bút lực có hạn nên không thể diễn đạt suy nghĩ cho trọn vẹn, tuy nhiên con luôn ủng hộ các bài viết của chú. Chúc chú nhiều sức khoẻ, ngày càng có thêm nhiều bài viết hay, …

    Thích

  2. Cảm ơn bác vì bài viết. Nguồn gốc sự sống theo thuyết tiến hóa là không có cơ sở vì
    1/ Toán học xác suất đã bác bỏ
    2/ Ngay cả tế bào đơn giản nhất cũng đã cực kỳ phức tạp
    3/ Không giải thích được các Thông Tin đến từ đâu

    DNA chính là cả một chương trình mà Đấng Tạo Hóa đã cài đặt để hướng dẫn sự sống. Cái tiến hóa đã hoàn toàn chịu chết với DNA, vậy mà giới evolutionist vẫn gân cổ lên cãi

    Thích

    • Rất cảm ơn bạn Nguyễn Tiến Nam,
      Bác đã xem các comments trên trang Evolit. Phải chăng trang này lập ra để cứu vãn thuyết tiến hóa. Họ run sợ trước sự thật được phơi bày. Trong các comments, có một độc giả có nickname là Son Norman có quan điểm chống thuyết tiến hóa rất mạnh mẽ. Bác không biết Son Norman là ai, nhưng chắc chắn Son Norman đã đọc tất cả các bài phê phán thuyết tiến hóa trên PVHg’s Home, và nhất trí với việc phê phán này. Thật may mắn là những người sáng suốt vẫn không thiếu. Bác vừa xem một thống kê thăm dò dư luận của Gallup về thuyết tiến hóa ở Mỹ. Thật đáng mừng là số người tin vào thuyết tiến hóa vẫn là thiểu số, bất chấp lý thuyết này được nhồi sọ vào mọi người từ trường phổ thông.
      PVHg

      Đã thích bởi 1 người

      • Cháu nhớ họ nói không có cuộc tranh cãi về tiến hóa có xảy ra không mà chỉ là tiến hóa xảy ra thế nào. Rồi thì họ bảo định luật của Pasteur chỉ phủ nhận spontaneous generation chứ không mâu thuẫn với abiogenesis. Họ bảo rằng không có nghĩa sự sống không thể ra đời từ cái không sống, chỉ là chưa tìm ra cơ chế => thật là khôi hài. Họ cũng sắp sửa viết 1 bài về sự phản khoa học của Thiết kế thông minh. Cháu biết là họ sẽ không để niềm tin về tiến hóa của họ sụp đổ mà.
        Có mấy bài mà “Ai đang từ bỏ tiến hóa (phần 1, 2, 3)”. Họ cho thấy tiến hóa được chấp nhận trên các phương tiện truyền thông chính thống và vẫn sẽ sống mãi? Bác đã đọc rồi chứ?
        Có trang mạng Newscientists với đầu đề là Darwin was wrong. Evolit họ bảo bài báo ấy chỉ là ” treo đầu dê bán thịt chó” vì thực ra Newscientists vẫn ủng hộ tiến hóa gì đó. Đây, bác hãy xem:
        https://lh6.googleusercontent.com/d6CdlsowLVOSTLeK0vFeSH2QZc_HHLvItqdPR3z_IKaNth64mhQUYh8c46YXFBaeWHdtaaV3UDAs0OeRbC0Fc_heKc-Z7t3WhMlVbZNmVRxoxV5lly6K9zEioGg7vY35CrwLIuDs

        Thích

      • Trả lời bạn Nguyễn Tiến Nam,

        Chao ôi, bác chỉ đọc lướt qua trang Evolit nên không biết họ nói như vậy. Nếu quả thật:

        1/ Họ nói không có sự tranh cãi về thuyết tiến hóa mà chỉ có tranh cãi sự tiến hóa xẩy ra như thế nào thì suy ra rằng:
        – Hoặc họ không có thông tin (do không có ai chỉ bảo hoặc lười nghiên cứu)
        – Hoặc họ cố tình bưng bít sự thật
        Nhưng dù thế nào thì điều họ nói cũng để lộ ra rằng họ rất lo sợ nếu cuộc tranh cãi về thuyết tiến hóa được thông tin đầy đủ cho mọi người biết.

        2/ Họ nói định luật của Pasteur chỉ phủ nhận lý thuyết spontaneous generation chứ không phủ nhận lý thuyết abiogenesis của họ thì suy ra rằng họ đã tự phủ nhận mình, vì abiogenesis chính là sự tiếp tục của lý thuyết spontaneous generation. Cháu nhận xét đúng, họ thật hài hước. Về thuật ngữ, bản thân tên gọi định luật của Pasteur và lý thuyết của họ đã chứng tỏ đó là 2 lý thuyết đối nghịch nhau (cái này đúng thì cái kia phải sai): Biogenesis >< Abiogenesis

        3/ Nói New Scientists ủng hộ thuyết tiến hóa thì lố bịch quá. Nói thế thì là lý sự cùn rồi, chấp làm gì nữa.

        PVHg

        Đã thích bởi 1 người

  3. Đúng đó, bác. Có thể họ sợ thật. Vì họ lại còn bảo đa số nguồn dẫn và các thông tin họ tham khảo đều là ” Từ điển, đài truyền hình, sách báo thường thức v.v. Tạp chí khoa học, trường đại học, tổ chức giáo dục, viện bảo tàng…”. Trong khi rõ ràng Thuyết tiến hóa nó đã thắng thế và được chấp nhận rộng rãi trên các kênh truyền thông chính thống, trong cả trường học v.v rồi. Và lại, câu cửa miệng của họ vẫn là thuyết tiến hóa có rất nhiều bằng chứng.

    Theo thuyết tiến hóa thì sự sống hình thành từ các chất vô sinh sang tế bào đơn giản rồi tiến hóa dần lên thành vô số loài. Điều ấy đã bị bác bỏ. Giống như một tòa nhà dù to đẹp đến mấy nhưng nếu phần gốc ( móng) mà không chắc thì sẽ sụp đổ ngay. Thuyết tiến hóa cũng vậy. Vì thế, Evolit họ càng hài hước hơn khi lại cho rằng Nguồn gốc sự sống và Tiến hóa là 2 vấn đề khác nhau, được nghiên cứu riêng biệt. Bác thấy có đúng không?

    Thích

  4. Hơn nữa, họ cũng trên cả hài hước khi cho rằng mấy vụ lừa đảo của tiến hóa chỉ là người ta thổi phồng, xuyên tạc và họ nói sẽ đập xẹp hết mấy cái thổi phồng đó. Điển hình là vụ Haeckel, trước đó khá lâu họ đã có mấy chùm bài. Cháu đã lướt qua thì thấy họ nói Haeckel không lừa đảo mà chỉ là vẽ hình chưa đúng. Bác hãy xem đây:
    http://sinhtienhoa.blogspot.com/2013/08/phoi-hoc-tien-hoa.html?m=1
    http://sinhtienhoa.blogspot.com/2012/04/tong-hop-ve-phoi-thai-cua-haeckel-p1.html?m=1
    http://sinhtienhoa.blogspot.com/2012/04/tong-hop-ve-phoi-thai-cua-haeckel-p2.html?m=1
    http://sinhtienhoa.blogspot.com/2012/04/tong-hop-ve-phoi-thai-cua-haeckel-p3.html?m=1
    http://sinhtienhoa.blogspot.com/2012/04/ve-khe-mang-tong-hop-ve-phoi-thai-cua.html?m=1
    http://sinhtienhoa.blogspot.com/2012/06/ve-khe-mang.html?m=1

    Các hóa thạch chuyển tiếp cũng rất quan trọng. Nhưng Evolit họ nói một câu không khác Richard Dawkins là mấy: ” Một người hiểu biết chút gì về hóa thạch thì sẽ không yêu cầu hóa thạch “đầy ra đấy”, vì hình thành hóa thạch là một sự kiện hiếm, tìm được hóa thạch lại càng hiếm hơn, và qua bao nhiêu thiên niên kỷ biến động địa chất, đại đa số hóa thạch đều không hoàn thiện” => Ý họ là tiến hóa chắc chắn đã xảy ra, còn hóa thạch thì kệ nó. Bác có công nhận không?

    Thích

  5. “Hai, sự giảm entropy của một hệ thường phải trả giá đắt bằng sự tăng entropy của môi trường xung quanh”.

    Thực sự đọc xong bài này mà con cảm thấy thật sung sướng. Sướng vì có quá nhiều thứ mới học được, nào là định luật Murphy, nào là teleonomy… Sướng vì bớt dằn vặt khi hiểu ra, à, thì ra để duy trì cuộc sống đủ tốt, con người sẽ phải trả giá bằng việc tăng entropy của hệ khác lên, đó là hệ sinh thái. Thì ra sự tuyệt chủng các loài là tất yếu, kể cả loài người.

    Càng đọc con càng thấy Định Luật 2 này quả là thâm sâu, ý nghĩa triết học của nó có thể sánh ngang với Định Lý Bất Toàn luôn. Thật là vi diệu.

    Đối với nhiều người có thể blog này của bác chẳng có ý nghĩa gì với họ cả. Nhưng đối với con, nó là cả một bầu trời đấy ạ. Con cám ơn bác rất nhiều!

    Thích

    • Lục Phong thân mến,
      1/ Con hãy đọc kỹ CHƯƠNG 5 cuốn “Định lý Gödel: Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, trang 294: “ĐỊNH LUẬT ENTROPY BÁC BỎ THUYẾT PHI TẠO SINH”. Trong đó đã nói khá rõ về Định luật 2 của Nhiệt động lực học có ý nghĩa lớn lao như thế nào.
      2/ Cám ơn con đã nhận xét về trang PVHg’s Home. Có một số độc giả khác cũng có những nhận xét quý báu. Có thể một lúc nào đó bác sẽ công bố ý kiến của độc giả về trang PVHg’s Home và về cuốn sách “Định lý Gödel: Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”. Con sẽ thấy con không “cô đơn” đâu!
      PVHg

      Đã thích bởi 1 người

  6. Bất cứ trong hệ thống dù kín hay mở thì nó luôn thoát ra năng lượng. Cái năng lượng thoát ra đó là năng lượng mù nó không có trí thông minh nào lập trình hướng dẫn để tạo ra kết quả có tính mục đích nên cái năng lượng đó nó gây ra kết quả hỗn độn mang tính phá hoại. Khi một hệ thống trật tự được cung cấp thêm năng lượng thì năng lượng thoát ra từ hệ thống càng tăng làm cho entropy càng tăng. Không phải cung cấp thêm năng lượng cho hệ mà hệ trở nên trật tự hơn nhưng là ngược lại mới đúng. Cái hỗn độn mất trật tự gây ra bởi năng lượng tương tác ngẫu nhiên không có trí thông minh điều khiển. Cái trật tự được tạo ra khi có sự lập trình của trí thông minh. Hỗn độn hay trật tự là ở có trí thông minh điều khiển hay không chứ không phải ở năng lượng. Một chiếc xe gỉ sét, nếu bạn cung cấp năng lượng cho nó như phơi nắng hay đốt nóng thì nó hư nhanh hơn. Nhưng chỉ khi có trí thông minh thực hiện tu sửa thì chiếc xe mới trở nên hệ thống trật tự hơn. Cây xanh thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời nó trở nên cơ thể phát triển trật tự. Không phải năng lượng làm cho cơ thể cây xanh trở trên phát triển trật tự mà là có trí thông minh thông qua lực sống (sinh khí) điều hành cho nó phát triển trật tự. Một cây xanh đã chết không còn lực sống và trí thông minh điều hành thì bạn cung cấp thêm năng lượng cho nó, chỉ biến nó mau thành củi khô mà thôi.

    Thích

Bình luận về bài viết này