Gödel and the Science of Consciousness / Gödel và Khoa học về Nhận thức

Godel Kurt_ConsciousnessAlbert Einstein once said: “The most incomprehensible thing about the world is that it is comprehensible”. In other words, the most mysterious thing about the world is our very consciousness. The more we know the nature of consciousness, the more we know the world. Recently, Roger Penrose, one of the most prominent living scientists, suggested: “Gödel’s theorems may help us discover a new physics that will explain the mystery of consciousness itself”. That’s why Gödel’s philosophy is always at the core of PVH’s Home, as you can see in the list below…
Albert Einstein từng nói: “Điều khó hiểu nhất về thế giới là nó có thể hiểu được”. Nói cách khác, điều bí ẩn nhất về thế giới chính là ý thức của chúng ta. Càng biết rõ bản chất của ý thức chừng nào, chúng ta càng hiểu rõ thế giới chừng ấy. Gần đây, Roger Penrose, một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất đang còn sống, gợi ý rằng “các định lý của Gödel có thể giúp chúng ta khám phá ra một kiểu vật lý mới cho phép giải thích bí ẩn của bản thân ý thức”. Vì thế triết học của Gödel luôn luôn nằm trong phần cốt lõi của trang PVHg’s Home, như bạn có thể thấy trong bản liệt kê dưới đây

***

Mở đầu bài báo “Kurt Gödel: What Is Truth? The Strange Story of the Man Who Walked with Einstein” (Kurt Gödel: Chân lý là gì? Câu chuyện kỳ lạ của người đi tản bộ với Einstein), Jonathan David Farley, giáo sư Đại học Stanford, viết:

“Khoa học thế kỷ 20 bị chấn động bởi ba cơn sóng thần: Một, công thức E = mc2 của Albert Einstein giải thích nguyên lý bom nguyên tử và lý do mặt trời tỏa sáng; Hai, khám phá của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cho thấy toàn bộ sự sống đều bắt nguồn từ chuỗi xoắn kép; Ba, khám phá của nhà toán học trẻ người Áo, rằng chúng ta không bao giờ có thể biết chắc chắn 1 không bằng 0… Nhà toán học đó là Kurt Gödel… Khi trao tặng Gödel bằng tiến sĩ danh dự, Đại học Princeton tuyên bố: “Công trình mang tính cách mạng của ông… đã làm rung chuyển nền tảng nhận thức của chúng ta… về tư duy của con người”

Sang năm 2016, chúng ta sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của nhân vật kỳ lạ này. Những bài viết về Gödel trên trang PVHg’s Home được liệt kê dưới đây là một nỗ lực nhỏ nhoi đóng góp vào cuộc tìm hiểu lớn: Kurt Gödel, người soi đường cho khoa học về nhận thức.

Những bài viết mới về Gödel sẽ tiếp tục được bổ sung vào bảng liệt kê này. Chừng nào nhân loại còn tồn tại, chừng ấy bí mật của ý thức vẫn là một trong những câu hỏi thôi thúc nhất trong tâm khảm con người, và do đó những định lý và tư tưởng triết học của Gödel vẫn sẽ nằm trong trung tâm của các cuộc thảo luận về nhận thức.

Định hướng nhận thức sai thì mọi thành tựu nghiên cứu sẽ sai.

Điển hình là trường hợp thuyết tiến hóa của Darwin.

Thật trớ trêu, Darwin viết cuốn “The Descent of Man” để giải thích nguồn gốc loài người nhưng ông lại thú nhận:  “Tôi chẳng hay biết gì về nguồn gốc của năng lực tinh thần” (I have nothing to do with the origin of mental powers) [1]. Nếu không hay biết gì về nguồn gốc của năng lực tinh thần thì làm sao có thể giải thích nguồn gốc loài người?

Vậy cái sai của Darwin là ở chỗ ông không hiểu con người là gì. Đối với ông, con người chỉ là một thể xác vật chất thuần túy, với các tế bào, các bộ phận chân tay, mặt mũi, và có những chi tiết trông giống khỉ. Vì thế ông có ấn tượng rằng con người xuất thân từ khỉ. Từ ấn tượng đó ông chắp vá những mảnh vụn của trí tưởng tượng để biến thành một lý thuyết về nguồn gốc loài người. Ông không thấy sự khác biệt cơ bản và tuyệt đối giữa khỉ với người là ở chỗ CON NGƯỜI CÓ Ý THỨC. Nói cách khác, ông không chú trọng giá trị tinh thần. Hoặc như ông thú nhận, ông không biết gì về bản chất của năng lực tinh thần.

Đó là sai lầm về NHẬN THỨC bản chất của con người!

Hoàn toàn trái với Darwin, Gödel tuyên bố: “Bộ não (của con người) là một chiếc máy tính được kết nối với một linh hồn” (The brain is a computing machine connected with a spirit).

Đối với tôi, Gödel không đơn giản chỉ là một nhà toán học, một nhà logic thiên tài. Ông còn là một nhà triết học thâm thúy, và trên hết, ông mở ra một thế giới mới cho những con đường nhận thức. Ông chỉ ra cho chúng ta thấy con đường nhận thức bằng khoa học chỉ là một trong những con đường có thể giúp chúng ta tiệm cận tới chân lý. Còn nhiều con đường khác, và chỉ có sự bổ sung của nhiều con đường nhận thức mới cho chúng ta một nhận thức đầy đủ hơn về thế giới. Nếu không có Định lý Bất toàn và những công trình nghiên cứu khác của ông, không biết con người sẽ còn tự giam hãm mình trong những định kiến bảo thủ của chủ nghĩa duy vật và khoa học vô thần đến bao giờ.

Chủ nghĩa duy vật và khoa học vô thần làm cho con người tự phụ, ngông cuồng, tự cho mình có khả năng phán xét thế giới. Siêu toán học đầu thế kỷ 20 với tuyên bố của David Hilbert, “Chúng ta phải biết; chúng ta sẽ biết” (We must know, we will know), là một trong những biểu lộ điển hình nhất của thói tự phụ ngông cuồng. Nhiều nhà toán học khác, bao gồm cả Bertrand Russell, đã hăm hở đi dưới ngọn cờ của Hilbert, quyết tâm xây dựng một lâu đài toán học trong suốt, tuyệt đối hoàn hảo đến mức không thể có một vết rạn. Nhưng…

“Gödel bước vào”, David Farley viết, “Năm 1931, với tuổi đời 25 non choẹt, Gödel đã chỉ ra rằng Russell, nhà toán học lão làng, đã phí phạm thì giờ. Bất kể bạn xây căn nhà toán học của bạn cẩn thận đến thế nào, luôn luôn có những viên gạch bị bỏ lại ở bên ngoài; căn nhà của bạn luôn luôn bất toàn; luôn luôn còn lại những sự thật, ngay trong số học, không thể quyết định là đúng hay sai”.

Một người tự phụ như Stephen Hawking cũng đã phải tiếp thu Định lý Bất toàn để thay đổi cách nhìn đối với tương lai của vật lý (xem bài “Gödel và sự kết thúc của vật lý” trong danh sách liệt kê dưới đây).

Roger Penrose, một đồng tác giả về Lý thuyết Hốc đen, một trong những nhà toán học và vật lý xuất sắc nhất thế giới hiện nay, dự đoán “Định lý Gödel có thể giúp chúng ta khám phá ra một kiểu vật lý mới cho phép giải thích bí mật của chính bản thân nhận thức” (Gödel’s theorems may help us discover a new physics that will explain the mystery of consciousness itself). Đó là lý do vì sao chủ đề về Định lý Bất toàn và triết học của Kurt Gödel được thảo luận rất nhiều trên PVHg’s Home, và sẽ còn thảo luận mãi mãi. PVHg, Sydney 24/12/2015

DANH MỤC BÀI VIẾT

về Định lý Bất toàn và Triết học của Kurt Gödel trên PVHg’s Home

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (1) “Thầy Bói Xem Voi”

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (2): “CON VOI TOÁN HỌC” hay “CHIẾC CHÉN THÁNH” của CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (3): LỜI SÁM HỐI của một nhà toán học hình thức

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (4): Mr Why, nhà toán học vĩ đại nhất thế kỷ XX

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (5): Những “quả trứng vàng” đẻ ra từ … “một thất bại vinh quang”

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (6): Tính ngẫu nhiên trong toán học

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (7): THỰC RA TOÁN HỌC LÀ GÌ?

Gödel & The End of Physics (S. Hawking) / Gödel & sự kết thúc của vật lý (S. Hawking)

Lý lẽ của Trái tim (La Raison du Cœur)

LỬA của PASCAL (PASCAL’s FIRE)

Perry Marshall: Định lý Bất toàn của Gödel: Khám phá Toán học số 1 trong thế kỷ 20

Gödel chứng minh Chúa hiện hữu (Gödel proved that God Exists)

VỀ TÍNH BẤT TOÀN: TỪ PASCAL ĐẾN GODEL (On the Incompleteness: From Pascal to Godel)

Gödel: Materialism is False! / Gödel: Chủ nghĩa Duy vật là Sai lầm!

Video: Hệ quả Triết học của Định lý Bất toàn (Philosophical consequences of Incompleteness Theorem)

GHI CHÚ:

[1] “LIFE, How did it get here? By evolution or by creation?”, WatchTower Bible & Tract Society of New York Inc., Brooklyn, New York, USA, chapter 13, page 160

2 thoughts on “Gödel and the Science of Consciousness / Gödel và Khoa học về Nhận thức

  1. Tôi đánh giá cao cống hiến của trang mạng PVHg’s Home đối với TRI THỨC NHÂN LOẠI về các vấn đề liên quan đến Định lý bất toàn của Kurt Godel, đặc biệt trên các lĩnh vực nhận thức luận và phương pháp luận. Càng tìm hiểu thì chúng ta càng thấy Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG của Định lý này thật là lớn lao. Có thể nêu lại một số kết luận chính như sau:

    – Nhận thức của con người, nói riêng là sức mạnh của tư duy, ý thức, ngôn ngữ… của con người tuy rất lớn lao và kì diệu nhưng sức mạnh đó CHỈ CÓ GIỚI HẠN.

    – Để tiệm cận tới chân lí, con người phải tìm kiếm nhiều cách tiếp cận khác nhau. Do đó đã và sẽ hình thành rất nhiều các ngành khoa học, các trường phái triết học…Các ngành khoa học và các trường phái triết học này không mâu thuẫn với nhau, hơn nữa bổ sung cho nhau như những tấm bản đồ nhận thức của chúng ta về thực tại.

    – Loài người cần sớm thức tỉnh trước khi quá muộn để bảo vệ nền văn minh nhân loại đang bên bờ vực thẳm.

    – ……….

    – Năm 2015 sắp kết thúc, năm 2016 sắp bắt đầu, chúc trang mạng PVHg’s Home đạt nhiều thành tựu hơn nữa.

    Thích

Bình luận về bài viết này