How Did Life Start? Sự sống bắt đầu thế nào?

SS1On the occasion of Christmas, I’ve just received some issues of the magazine “Awake”, in which there are some interesting articles: “How Did Life Start?” and “Your Cell, A Lively Library”. I would like to share these with anyone who wants to uncover the secret of life.
Nhân dịp Giáng Sinh, tôi vừa nhận được vài số tạp chí “Tỉnh thức”, trong đó có những bài báo rất hay: “Sự sống bắt đầu như thế nào?” và “Tế bào của bạn, một thư viện sống”. Tôi muốn chia sẻ những bài báo này với bất kỳ ai muốn khám phá bí mật của sự sống.

(click vào hình để xem với kích thước lớn hơn)

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

 

Sự sống bắt đầu như thế nào và Tế bào của bạn là một thư viện sống

Bài trên tạp chí Tỉnh thức do Watch Towe Bible and Tract Society of New York xuất bản.

SS2SS3SS4TB1TB2TB3TB4TB5TB6

 

Advertisement

17 thoughts on “How Did Life Start? Sự sống bắt đầu thế nào?

  1. Chào các bạn.
    Xin được chia sẻ tiếp tài liệu về những buổi phỏng vấn thú vị của Chàng phóng viên dễ mến và vị Giáo Sư đáng kính- Chương trình Của đài Xuyên Thế Giới được đăng lại trên đặc san Hướng Đi.

    SỰ SỐNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
    GIÁO SƯ: Có người nói một chuyên gia là người biết nhiều hơn và nhiều hơn, về ít hơn và ít hơn. Chuyên gia phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực hẹp.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chuyên gia cao cấp nhất sẽ là “một người biết mọi điều về không điều gì cả.”

    GIÁO SƯ: Nhiều nhà khoa học tập trung quá cao độ vào một lãnh vực tri thức hẹp, đến nỗi đôi khi họ không còn thấy ý nghĩa những phát hiện của họ. Đó chính là nơi một triết gia có thể đưa ra quan điểm của mình.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bức tranh lộn ngược trên bìa cuốn sách gần đây nhất của giáo sư Antony Flew tượng trưng cho sự thay đổi hoàn toàn về thế giới quan của ông. Cuốn sách Có Một Đức Chúa Trời của ông có một lời phụ đề: “Nhà vô thần nổi tiếng nhất thế giới đã thay đổi quan điểm như thế nào.”

    GIÁO SƯ: Giáo sư Flew mở đầu chương 7 như sau: “Lần đầu tiên các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin về những thay đổi trong thế giới quan của tôi, tôi được trích dẫn là đã nói rằng: những nghiên cứu về ADN của các nhà sinh học đã chứng tỏ, bởi tính chất phức tạp đến gần như khó tin trong các sự sắp xếp cần thiết để tạo ra sự sống, trí thông minh hẳn phải liên quan.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Khi chúng ta xem xét những yếu tố hết sức phức tạp trong tự nhiên, hoàn toàn hợp lý khi lập luận rằng chắc chắn một người thông minh nào đó đã tạo nên tự nhiên.

    GIÁO SƯ: Nhiều năm trước đó, thuyết vô thần của ông bị lung lay khi ông nghiên cứu mức độ phức tạp của tế bào sống đơn giản nhất – và mức độ khó khăn để những tiến trình tự nhiên kết hợp các vật chất vô tri thành một tế bào như vậy.

    Thậm chí ông còn khó theo đuổi thuyết vô thần hơn, khi ông biết rằng vật chất sống đầu tiên đã có khả năng sinh sản theo lối di truyền. Ông lập luận rằng không có cách giải thích nào theo quan điểm tự nhiên học thỏa đáng cho một việc như vậy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Cuối cùng, khi giáo sư Flew từ bỏ thuyết vô thần, những người theo thuyết vô thần khác lập tức công kích ông. Họ cáo buộc ông đã phớt lờ những giả thuyết mới nhất về cách vật chất sống đầu tiên có thể đã hình thành.

    GIÁO SƯ: Flew trả lời: “Chính tôi cảm thấy rất vui…vì…ngày nay các nhà sinh học hoàn toàn có khả năng đưa ra những giả thuyết về sự tiến hóa của vật chất sống đầu tiên, và vì một số trong các giả thuyết này phù hợp với những bằng chứng khoa học đến nay đã được xác minh.”

    Nhưng ông cũng thêm vào một lời cảnh báo quan trọng. Tất cả các giả thuyết hiện hành mà các nhà sinh học có thể nghĩ ra, đều cần nhiều hơn khoảng thời gian vũ trụ đã thực sự tồn tại. Vũ trụ quá ít tuổi để có thể sản sinh ra dạng sống đầu tiên, tính từ thời điểm nó tồn tại.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Hầu hết các nhà vật lý tin rằng vũ trụ đã tồn tại hơn 13 tỉ năm. Có phải ông ấy nói rằng không đủ thời gian để “sự sống hình thành” – để các vật chất vô tri tiến hóa thành các cơ thể sống?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu khởi nguyên sự sống đều hiếm khi cân nhắc đến các ngụ ý rộng hơn cho những phát hiện của họ. Flew nói tiếp: “Câu hỏi mang tính triết học chưa được trả lời về khởi nguyên sự sống là: Làm sao một vũ trụ gồm những vật chất vô tri có thể tạo ra những thực thể có mục đích nội tại, có khả năng tự sao chép, và đặc tính hóa học được mã hóa?”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vật chất vô tri không chứa đựng mục đích, hay khả năng tự sao chép, hay các mã gen như ADN hay ARN. Vì vậy giáo sư Flew đặt câu hỏi làm sao các vật chất không có sự sống, không có khả năng tự sao chép có thể biến đổi thành những thực thể sống và có khả năng tự sao chép.

    GIÁO SƯ: Ông giải thích: “Ở đây không phải chúng ta đang bàn đến sinh học, mà là một loại vấn đề hoàn toàn khác.” Vật chất sống chứa đựng một sự tổ chức có mục đích không hề được tìm thấy trong bất kỳ vật chất tiền thân nào của nó. Vật chất sống được xây dựng ở một mức độ phức tạp cho phép nó trao đổi chất và sống động.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các nhà khoa học và các triết gia đã phát triển một số giả thuyết rất công phu về cách sự sống có thể đã hình thành. Nhưng không có giả thuyết nào của họ về những thứ như “cái ao nhỏ ấm áp của Darwin” vượt qua được những cuộc kiểm chứng.

    GIÁO SƯ: Một vấn đề then chốt thứ hai là: Sau khi đơn vị sống đầu tiên đã hình thành, làm sao nó có được khả năng tự sao chép?

    Các giả thuyết về khởi nguyên sự sống chỉ giả định rằngkhả năng tự sao chép tồn tại vào một giai đoạn rất sớm của quá trình tiến hóa. Nhưng giáo sư Flew nói ông chưa bao giờ đọc được một lời giải thích duy vật thuyết phục về sự hình thành đầu tiên từ vật chất vô tri thành vật chất sống. Ông nói: “Để sống động, vật chất sống chứa đựng một sự tổ chức có mục đích hoàn toàn không có trong mọi vật chất tiền thân của nó.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vật chất sống chứa đựng một sự tổ chức có mục đích không có trong các vật chất vô tri.

    GIÁO SƯ: Chính các dạng sống đầu tiên cũng không thể tự sao chép. Flew đặt ra câu hỏi các dạng sống đã hình thành khả năng tự sao chép như thế nào. Ông chỉ ra: “Nếu không tồn tại một khả năng như vậy, các loài khác nhau đã không thể xuất hiện thông qua đột biến ngẫu nhiên và chọc lọc tự nhiên.” Những vấn đề này khiến ông nghi ngờ khả năng sự sống có thể tự hình thành mà không cần một Đấng Tạo hóa khôn ngoan thiết kế.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là ông ấy có hai lý do để nghi ngờ sự sống đã không tự hình thành. Thứ nhất, sự sống có tổ chức quá cao để có thể tự hình thành từ các vật chất vô tri. Và thứ hai, các cơ quan sống có khả năng tự sao chép.

    GIÁO SƯ: Giáo sư Flew nhìn thấy một phương diện triết học thứ ba về khởi nguyên sự sống. Tất cả các dạng thức sống đều chứa đựng khả năng mã hóa và xử lý thông tin thiết yếu để sống còn.

    Nhà toán học David Berlinski chỉ ra bản chất đáng chú ý của hiện tượng này, khi ông nhấn mạnh từ “mã thông tin.” Ông mô tả mã thông tin giống như một bản đồ hay một hệ thống kết nối giữa hai vật thể riêng biệt.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi nhớ trong một chương trình trước đây, nhà di truyền học, tiến sĩ Francis Collins đã minh họa lượng thông tin mỗi tế bào trong cơ thể người chứa đựng. Ông chỉ ra nếu chúng ta in thông tin trong một tế bào ra giấy, thì chồng giấy đó phải dày bằng một tượng đài ở Washington, cao 169 mét!

    GIÁO SƯ: Điều này dẫn đến một câu hỏi quá lớn đến nỗi các chuyên gia không thể trả lời: Trong thực tế chúng ta có tin rằng một hệ thống thông tin được mã hóa như vậy lại được hình thành nhờ những tiến trình tự nhiên không? Hay những hiểu biết của chúng ta về cách con người viết mật mã khiến chúng ta thấy hợp lý khi tin rằng Đức Chúa Trời đã viết ra những mật mã phức tạp mà chúng ta thấy trong tự nhiên, như ARN hay ADN?

    Trên tạp chí ARN, nhà nghiên cứu về khởi nguyên sự sống Carl Woese [WOSE, rhymes with “rose”] lượng giá những tri thức hiện nay. Ông nói quan điểm cho rằng một nguyên tắc vật lý nền tảng nào đó kiểm soát hoạt động của các gen, đã “lỗi thời” rồi. Ông giải thích: “Không chỉ không có nguyên tắc vật lý nào chi phối, mà chính sự tồn tại của một mã thông tin đã là một bí ẩn. Các nguyên tắc mã hóa…đã được biết. Nhưng chúng không cho chúng ta một gợi ý nào về lý do tại sao các mã thông tin tồn tại và tại sao cơ chế giải mã lại là như vậy.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải ông ấy nói rằng chúng ta không biết gì về sự hình thành của gen và mã gen?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông nói thêm: “Khởi đầu của sự giải mã, …trước khi nó trở thành một cơ chế giải mã thực sự, đã bị lạc mất trong sự mơ hồ của quá khứ, và tôi cũng không mong muốn liên quan đến…những giả thuyết cũng như…những tiến trình nào đã mở đầu và phát triển chúng, hay suy đoán về sự hình thành của…mã gen.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Hầu hết các giả thuyết về khởi nguyên sự sống tập trung vào đặc tính hóa học của sự sống.

    GIÁO SƯ: Nhưng sự sống không chỉ là những phản ứng hóa học. Tế bào cũng chính là một kho chứa thông tin, một hệ thống xử lý và sao chép thông tin. Tiến sĩ Paul Davies [DAY-vees] nói; “Chúng ta cần giải thích sự hình thành của những thông tin cũng như sự hình thành của bộ máy xử lý thông tin này.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, chúng ta cần giải thích phần mềm và cả phần cứng xử lý các thông tin mà phần mềm di truyền chứa đựng.

    GIÁO SƯ: Anh tóm tắt tốt lắm. Một gen là một tập thông tin hướng dẫn được mã hóa với một công thức sản xuất protein chính xác. Davies nói: “Việc thông tin được tự sinh ra từ một tập hợp các phân tử vô tri phụ thuộc vào các chủ thể mù quáng và vô thức” là một vấn nạn có ý nghĩa thật khó hình dung được.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các nhà sinh học cũng có những giả thuyết về sự tiến hóa của vật chất sống đầu tiên.

    GIÁO SƯ: Nhưng họ vẫn còn cả một chặng đường dài trước khi đi đến bất kỳ kết luận đáng tin cậy nào. Nhà sinh học tại Đại học Harvard, giáo sư tiến sĩ Andrew Knoll [NOL] lưu ý: “Nếu chúng ta cố tóm tắt…những gì…mình biết về lịch sử lâu dài của sự sống trên trái đất, về sự khởi đầu, các giai đoạn biến đổi…, chúng ta phải thừa nhận rằng mình đang nhìn xuyên qua một tấm gương mập mờ. Chúng ta không biết sự sống đã khởi đầu trên hành tinh này như thế nào, khi nào, và trong hoàn cảnh nào.”

    Và tiến sĩ Antonio Lazcano [laz-KAHN-oh], chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Khởi nguyên Sự sống quốc tế, báo cáo: “Sự sống đã không thể tiến hóa nếu không có cơ chế gen – cơ chế cho phép cất giữ, sao chép, và truyền lại cho các thế hệ sau những thông tin có thể thay đổi theo thời gian… Bộ máy gen đầu tiên được tiến hóa chính xác như thế nào vẫn cứ là một vấn đề chưa được giải quyết. Thật ra, câu trả lời chính xác về khởi nguyên sự sống không bao giờ có đáp án.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu chúng ta còn biết quá ít về cách sự sống hình thành, thì chúng ta biết gì về cách các quá trình tự sao chép đã hình thành? Thể sống đơn bào tự sao chép bằng cách chia đôi, nhưng sinh sản hữu tính còn phức tạp hơn nhiều.

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ John Maddox [MAD-ux], tổng biên tập danh dự của tạp chí Tự nhiên, viết: “Câu hỏi quan trọng nhất là sinh sản hữu tính đã tiến hóa từ khi nào (và sau đó là như thế nào). Dù đã nghiên cứu hàng thập kỷ, chúng ta vẫn không biết.”

    Cuối cùng, tiến sĩ Gerald Schroeder [SHROH-der] chỉ ra rằng sự tồn tại của những điều kiện thuận lợi cho sự sống vẫn không giải thích được sự sống đã hình thành như thế nào.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chỉ vì một môi trường không giết chết sự sống, không có nghĩa là môi trường đó có khả năng tạo ra sự sống.

    GIÁO SƯ: Chính xác!

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy chúng ta giải thích về khởi nguyên sự sống như thế nào?

    GIÁO SƯ: Nhiều năm trước, nhà vật lý đoạt giải Nobel George Wald tranh luận rằng “chúng ta chọn tin vào điều vô lý rằng sự sống tự phát sinh cách ngẫu nhiên.” Gần đây hơn, sau khi nghiên cứu và suy nghĩ kỹ hơn, ông kết luận rằng “một trí tuệ hiện hữu từ trước” đã dựng nên một vũ trụ vật chất sinh ra sự sống.

    Giáo sư Flew kết luận: “Đây cũng chính là kết luận của tôi. Cách giải thích thỏa đáng duy nhất về khởi nguyên của sự sống có mục đích, tự nhân bản như chúng ta thấy trên trái đất như vậy chỉ có thể là một Trí tuệ khôn ngoan vô hạn.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy sự sống đã hình thành như thế nào?

    GIÁO SƯ: Như Lord Kelvin đã nói: “Nếu suy nghĩ đủ kỹ càng bạn sẽ bị khoa học buộc phải tin vào Đức Chúa Trời.”

    Thích

  2. PHẢI CHĂNG CON NGƯỜI CHỈ LÀ LOÀI ĐỘNG VẬT?

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một bản nhạc rock nói rằng con người chẳng qua là một loài động vật mà thôi.

    GIÁO SƯ: Nhưng Shakespeare nói con người giống như một thiên sứ hay một vị thần.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy ai đúng?

    GIÁO SƯ: Chúng ta hãy cùng thảo luận về vấn đề này.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Suốt nhiều tuần qua chúng ta đã thảo luận về việc liệu các nhà khoa học có thể chứng minh rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người hay không, hay con người đã được tạo thành bởi các tiến trình tự nhiên.

    Và cho đến giờ chúng ta đã kết luận rằng sinh học và nhân loại học không thể đưa ra câu trả lời dứt khoát.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Làm sao một người có thể nắm rõ được cốt truyện của một cuốn tiểu thuyết 1000 trang, nếu chỉ có trong tay 13 trang không theo thứ tự?

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy làm sao chúng ta có thể biết được liệu Đức Chúa Trời có phải là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta hay không? Chúng ta tung đồng xu chăng?

    GIÁO SƯ: Không. Cơ đốc giáo có thuận lợi là “các thông tin nội bộ” – các thông tin về Đấng tạo hóa là ai, được chính Đức Chúa Trời ban cho.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vâng, nhưng vị thính giả của chúng ta, anh Vladimir nói rằng bạn của anh ấy không thừa nhận Kinh Thánh. Vậy chúng ta phải nói sao với anh ấy?

    GIÁO SƯ: Chúng ta có thể phân tích xem thuyết vô thần và thuyết hữu thần dẫn đến đâu. Một quan điểm nâng con người lên thành tạo vật mang ‘ảnh tượng của Đức Chúa Trời.” (Sáng Thế Ký 1:27). Một quan điểm khác hạ chúng ta xuống chỉ còn là một loài động vật.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thật thú vị khi nghe giáo sư nói vậy. Tôi vừa nghe một bản nhạc rock hát rằng:

    “Em và anh, em yêu, chẳng qua là những động vật hữu nhũ,

    Nên chúng ta hãy hành động giống như những loài vật trên kênh Discovery Channel.”

    GIÁO SƯ: Tôi thường ít nghe nhạc rock lắm. Anh cho rằng bản nhạc đó đưa ra một ý kiến triết học phải không?

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đúng vậy. Tôi đề cập đến bản nhạc này bởi vì tôi nghĩ nó có liên quan đến câu hỏi mà chúng ta đã thảo luận trong suốt nhiều tuần qua. Có phải con người “chẳng qua là một loài động vật hữu nhũ?”

    GIÁO SƯ: Không. Nhiều vị giáo sư đã trình bày một loạt các bài diễn thuyết tại Đại học Wisconsin, và những bài này sau đó được xuất bản thành một cuốn sách mang tựa đề Christianity Challenges the University, nghĩa là Cơ đốc giáo Thách thức Trường đại học. Tiến sĩ Wayne M. Becker [BEK-er] là một giáo sư sinh học, và ông đặt tựa cho chương của mình là: “Con người: Chỉ là một loài khỉ không đuôi trần trụi?”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đó là một cách nói thú vị – gọi con người là một loài “khỉ không đuôi trần trụi.” Đó chẳng phải là tựa đề của một cuốn sách bán rất chạy cách đây vài năm sao?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy, nó được viết bởi nhà động vật học Desmond Morris [DES-mund MOR-is]. Trong phần giới thiệu của cuốn sách, giáo sư Morris nói: “Tôi là một nhà động vật học và khỉ không đuôi là một loài động vật. …Dù đã trở nên rất thông minh, người hiện đại vẫn còn lưu giữ lại những đặc điểm của khỉ không đuôi; dù có những động cơ cao quý hơn, nhưng vẫn không đánh mất những đặc điểm cổ xưa. Điều này vẫn thường làm con người lúng túng, vì những đặc điểm cổ đã tồn tại suốt hàng triệu năm, trong khi những đặc điểm mới chỉ vài nghìn năm…- không thể nào loại bỏ các di sản di truyền được tích lũy suốt quá trình tiến hóa này được. Con người sẽ ít lo lắng và làm một loài vật có ý nghĩa hơn nếu chấp nhận sự thật này. Có lẽ đây là những gì các nhà động vật học có thể giúp được.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là giáo sư Morris nói con người chỉ là một loài động vật, cho nên chúng ta đừng bối rối khi con người đôi lúc cũng hành động như loài vật.

    GIÁO SƯ: Vâng, nhưng tiến sĩ Becker không đồng ý như vậy. Ông nói: “…Những hiểu biết của chúng ta về sinh lý học và các thực hành y khoa…dựa trên…các điểm tương đồng sinh học giữa con người và các loài động vật khác… Tôi thật mừng là mã gen mang tính phổ quát, nhờ đó những gì chúng ta nghiên cứu được về vi khuẩn thường cũng có liên quan đến con người. Tôi mừng vì insulin của ngựa giúp trị bệnh tiểu đường ở người. …Mối liên quan của chúng ta với thế giới động vật…khiến các nghiên cứu y sinh học trên chuột, chuột lang và khỉ trở nên thực tế với sức khỏe và phúc lợi của con người.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy ông ấy nhất trí rằng con người cũng là một loài động vật. Còn ông ấy không nhất trí ở điểm nào?

    GIÁO SƯ: Theo lời ông ấy là: “Vấn đề này đi kèm với một triết lý trần tục không thỏa mãn khi chỉ đơn thuần mô tả con người là một loài khỉ không đuôi trần trụi, mà nhấn mạnh thêm rằng, chẳng qua là…

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng qua là một loài khỉ không đuôi?

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Becker lý giải: “Vấn đề xảy ra khi khoa học không được dùng để mô tả và định nghĩa con người, nhưng để…giới hạn con người – khi nói rằng đến lúc các mô tả khoa học hoàn chỉnh, thì con người sẽ được định nghĩa đầy đủ và giải thích đầy đủ.”

    Ông tiếp: “…Đây chỉ là triệu chứng…của một thế giới quan trần tục, đặt lòng tin quá mức vào khả năng của con người tự hiểu và mô tả chính mình cùng một cách…với việc hiểu và mô tả các hiện tượng tự nhiên. Khuynh hướng giáo điều trần tục nhấn mạnh rằng con người là một phần của thế giới tự nhiên… Điều này dựa trên tiền giả định rằng chỉ có thực tế…mới có thể được giải thích và mô tả theo thuật ngữ khoa học, và rằng bất kỳ kết luận nào đi ngược lại đều là…sai.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tại sao ông ấy lại phản đối quan điểm này?

    GIÁO SƯ: Bởi vì nó loại bỏ ý niệm về Đức Chúa Trời. Nó kết luận rằng, khi tất cả các quan sát và đo lường hoàn tất, hiểu biết của chúng ta về con người sẽ hoàn chỉnh. Không có giá trị hay mục đích nào tiếp theo đó cả.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, tiến sĩ Becker nói rằng khi gọi con người là một loài khỉ không đuôi trần trụi, chúng ta đã loại bỏ đi quan điểm cho rằng cuộc sống có giá trị hoặc mục đích.

    GIÁO SƯ: Ông minh họa cho quan điểm của mình bằng cách trích dẫn một nhà khoa học vô thần đã đoạt giải Nobel.

    Nhà sinh học phân tử người Pháp, tiến sĩ Jacques Monod [ZHAK moh-NOH] có viết một cuốn sách có tựa đề Chance and Necessity, nghĩa là Ngẫu nhiên và Nhất thiết. Tiến sĩ Becker giải thích: “ ‘Ngẫu nhiên’ trong tựa đề này có ý chỉ về các đột biến ngẫu nhiên, không thể đoán trước được; còn ‘nhất thiết’ có ý chỉ về sự chọn lọc tự nhiên theo thuyết Darwin…

    “Tranh luận của ông ấy…rất công phu và dựa trên các dữ liệu và phán đoán liên quan đến các cấu trúc phân tử và tế bào. Tuy nhiên, sự công kích đầu tiên trong cuốn sách này lại không phải về khoa học mà là về triết học. Hầu hết những điều ông ấy nói không dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học cho bằng dựa trên các tiền giả định triết học.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng hạn như?

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Monod viết: “Chỉ có ngẫu nhiên nằm ở cội nguồn của mọi sáng tạo, mọi biến đổi trong sinh quyển. Ngẫu nhiên đơn thuần, hoàn toàn tự do nhưng mù quáng, …là giả thuyết duy nhất mà ngày nay con người có thể tin vào.”

    Sau đó, Monod thêm vào triết lý của mình: “…Cuối cùng con người cũng sẽ phải tỉnh dậy khỏi giấc mơ của mình để đối diện với sự cô độc vốn có. …Giống như một người du mục sống trên ranh giới của một thế giới xa lạ – một thế giới không thèm lắng nghe âm nhạc của anh ta, cũng như không quan tâm gì đến những hy vọng, đau khổ và những tội lỗi của anh ta.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, nếu vũ trụ không có Đấng tạo hóa, thì cũng như không có tai, không có tấm lòng – và không có ai kiểm soát.

    GIÁO SƯ: Đúng như vậy, NẾUvũ trụ không có Đấng tạo hóa, không có Đức Chúa Trời. Tiến sĩ Becker diễn giải tư tưởng của Monod là: “Vậy thì không có quá khứ thực; tất nhiên là không có phương hướng nào và rõ ràng là cũng không có mục đích nào. Chỉ là ngẫu nhiên: thuần túy, mù quáng, tình cờ…

    “…Vậy tương lai sẽ như thế nào? …Dây cót năng lượng của vũ trụ hết dần mà không gì có thể ngăn cản được, và cuối cùng mọi thứ sẽ bị tàn diệt… Theo một cách nào đó, tôi cho rằng dù gì thì cũng có sự công bằng nhất định trong đó – chúng ta đến từ ngẫu nhiên, rồi chúng ta sẽ trở về với ngẫu nhiên.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu chúng ta đến từ trống không, thì rồi chúng ta sẽ trở về với trống không.

    GIÁO SƯ: Nếu triết lý này là đúng, thì hành trình từ trống không đến trống không của chúng ta – sẽ chẳng cùng đi với ai cả!

    Monod kết luận cho ảo tưởng về một vũ trụ không có Đức Chúa Trời của mình như sau: “Cuối cùng con người cũng nhận ra rằng mình cô độc giữa vũ trụ bao la vô cảm, nơi mình đã được tạo nên cách tình cờ. Không biết đích đến hay trách nhiệm của mình là gì. Vương quốc bên trên hay sự tối tăm bên dưới; con người phải lựa chọn.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư nói nhà biên kịch vĩ đại Shakespeare có một quan điểm khác. Vậy ông ấy đã viết gì?

    GIÁO SƯ: Trong vở Hamlet, Shakespeare viết:

    “Con người là một kiệt tác lạ lùng!

    Thật cao quý trong lập luận! thật vô hạn trong học thức!

    Trong vóc dáng, trong cách di chuyển, thật nhanh nhẹn và đáng ngưỡng mộ! Trong hành động thật giống thiên thần! trong sự lĩnh hội như một vị thần! Vẻ đẹp của thế gian! Tuyệt phẩm trong số các loài động vật!”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi phải thừa nhận quan điểm cho rằng con người là “kiệt tác” được làm nên “theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời” khiến con người cao quý và có giá trị hơn. Nhưng chẳng phải quan điểm vô thần là khoa học, còn quan điểm Kinh Thánh dựa trên đức tin sao?

    GIÁO SƯ: Không phải như vậy. Giáo sư Becker trả lời: “Cả hai đều đòi hỏi đức tin.”

    Ông nói thêm: “Vậy là ngày nay chúng ta cũng có hai bàn thờ, như trong thời Cựu Ước trên núi Cạc-mên. Tiếng của nhà tiên tri vẫn còn vang vọng: ‘Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào?’

    “Bàn thờ bên trái có ghi ‘thế giới quan thế tục.’ Còn bàn thờ bên phải có ghi ‘quan điểm thay thế của Cơ đốc giáo.’ Bàn thờ thế tục chỉ nhận biết những gì có thể được quan sát và đo lường trong phòng thí nghiệm. Bàn thờ Cơ đốc nhận biết những giá trị và mục đích vượt cao hơn. Một bên xem con người chỉ là loài khỉ không đuôi trần trụi; còn bên kia nhìn nhận con người theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời.”

    “Một bên kêu gọi chúng ta tin rằng không có gì vượt hơn vũ trụ vật lý và thế giới tự nhiên. Bên kia kêu gọi chúng ta thừa nhận rằng vượt trên vũ trụ vật lý và thế giới tự nhiên là Đức Chúa Trời.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là cả hai đều đòi hỏi phải có niềm tin.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Giáo sư Becker kết luận: “Hãy lắng nghe một lần nữa hai câu kinh, và chọn bàn thờ cho mình cách cẩn thận – vì quý vị sẽ trở nên người như thế nào phụ thuộc vào bàn thờ quý vị lựa chọn để thờ phượng.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Từ bàn thờ bên trái, có lời của Jacques Monod: ‘Chỉ có ngẫu nhiên, hoàn toàn tự do nhưng mù quáng … Con người biết đến cuối cùng mình sẽ cô độc giữa vũ trụ mênh mông quạnh quẽ.’”

    GIÁO SƯ: “Và từ bàn thờ bên phải, tiên tri Ê-sai nói rằng (42:5-6):

    Giê-hô-va Đức Chúa Trời,

    Là Đấng đã dựng nên các từng trời và giương ra,

    Đã trải đất với mọi sự ra bởi nó,

    Đã ban hơi sống cho dân ở trên nó,

    Và thần linh cho mọi loài đi trên nó,

    Có phán như vầy:

    ‘Ta, Đức Giê-hô-va, đã kêu gọi ngươi trong sự công bình;

    Ta sẽ nắm tay ngươi và giữ lấy ngươi.’

    Những câu kinh ở đó, hai bàn thờ cũng ở đó. Sự chọn lựa dành cho quý vị là rất rõ ràng.

    Thích

  3. ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ DÙNG SỰ TIẾN HÓA KHÔNG?

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, có phải Đức Chúa Trời dựng nên con người đầu tiên từ bụi đất không? Hay từ vượn người hoặc một loài động vật nào khác?

    GIÁO SƯ: Chúng ta hãy cùng khám phá: các hóa thạch nói gì – và Kinh Thánh nói gì.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trong chương trình trước chúng ta đã bắt đầu trả lời các câu hỏi từ một thính giả. Anh ấy có viết một điều là: “Bạn tôi nói: ‘Có thể nào Đức Chúa Trời đã điều khiển quá trình tiến hóa không?”

    GIÁO SƯ: Tôi ước gì chúng ta có thể trả lời câu hỏi này cách dứt khoát. Nhưng, như chúng ta đã học được từ các nhà nhân chủng học trong chương trình trước – các bằng chứng hóa thạch là không đầy đủ, nên việc đó giống như cố xây dựng lại các tình tiết trong cuốn Chiến tranh và Hòa bình chỉ từ 13 trang được lựa chọn ngẫu nhiên.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vâng, tôi có nhớ.

    GIÁO SƯ: Tuần rồi tôi có bắt gặp một suy nghĩ tương tự khi đến thăm một trường dạy khoa học. Một tấm biển ở đó ghi: “Hóa thạch cho chúng ta một khung cửa sổ hẹp, để qua đó chúng ta cố nhìn ra một quang cảnh bao la.”

    Ngôi trường này có một bảng trình bày cách hiểu của mình về tiến trình tiến hóa. Trên đó nói rằng nếu thời gian được biểu thị bằng một đường thẳng dài hơn một ki-lô-mét, thì phần chúng ta có thể chứng minh bằng tài liệu nhờ các bằng chứng hóa thạch sẽ chỉ chiếm vài cen-ti-mét.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vài cen-ti-mét các bằng chứng hóa thạch tất nhiên chỉ là một phần rất nhỏ của một ki-lô-mét.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Chính vì vậy tấm biển ghi: “Hóa thạch cho chúng ta một khung cửa sổ hẹp, để qua đó chúng ta cố nhìn ra một quang cảnh bao la.” Các nhà khoa học cố hết sức để hoàn thành bức tranh quang cảnh đó bằng cách sử dụng nhiều lối giải thích và một ít trí tưởng tượng.

    Nhưng họ thừa nhận có rất nhiều điều họ không biết.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải giáo sư ngụ ý rằng một trong những điều chúng ta không biết là, liệu Đức Chúa Trời có dùng quá trình tiến hóa để tạo nên con người hay không?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. “Cửa sổ hẹp” các bằng chứng hóa thạch này không chứng minh được liệu con người có tổ tiên là động vật hay không.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy người bạn của vị thính giả của chúng ta đã nói: “Hãy chứng minh bằng các hóa thạch rằng con người không tiến hóa từ khỉ,” và vị thính giả đó có thể trả lời: “Tôi thách thức anh chứng minh rằng con người có tiến hóa từ tổ tiên không phải người.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các hóa thạch không nói có hay không. Chúng chỉ nói “có thể.”

    GIÁO SƯ: Nhưng chúng ta có một bản báo cáo từ một người đã nhìn thấy sự sáng tạo con người, được viết trong Kinh Thánh.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chờ một phút nào! Năm sách đầu tiên trong Kinh Thánh được viết bởi Môi-se. Và ông ấy mới sống cách đây vài nghìn năm mà thôi. Chắc giáo sư không nói là ông ấy đã nhìn thấy A-đam và Ê-va được dựng nên đấy chứ!

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Các học giả nghĩ Môi-se sống vào khoảng 1500 trước công nguyên. Nhưng Đức Chúa Trời cho chúng ta biết Kinh Thánh được mặc khải bởi chính Ngài: “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.” (II Phi-e-rơ 1:21).

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là, nếu Đức Chúa Trời bảo cho Môi-se những điều cần viết ra, thì các thông tin của ông ấy là rất chính xác – thậm chí về những điều đã xảy ra trước khi ông được sinh ra.

    GIÁO SƯ: Hãy quay trở lại câu hỏi Đức Chúa Trời đã dựng nên con người đầu tiên như thế nào nào. Tôi đã đọc hàng chục đầu sách về đề tài này, và đã nói chuyện với rất nhiều học giả. Một số các nhà sinh học là Cơ đốc nhân nghĩ có thể Đức Chúa Trời đã sử dụng sự tiến hóa để dựng nên con người – hay ít nhất là cơ thể con người. Những người nghĩ như vậy được gọi là “người theo thuyết tiến hóa hữu thần.” Tôi không đồng ý với họ, nhưng tôi cũng không tin những người đó là vô thần hay có quan điểm dị thường.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư nói giáo sư không đồng ý với những người theo thuyết tiến hóa hữu thần. Họ tin vào điều gì? Và giáo sư tin vào điều gì?

    GIÁO SƯ: Câu trả lời xác đáng nhất cho cả hai câu hỏi này đến từ một nhà sinh học Cơ đốc, là người đã nghiên cứu câu hỏi này nhiều năm rồi. Giáo sư tiến sĩ Pattle [PAT-ul] Pun là giáo sư sinh học tại Đại học Wheaton [WEE-tun] College, bang Illinois. Ngoài bằng tiến sĩ sinh học, ông còn có một bằng thạc sĩ về thần học.

    Tiến sĩ Pun có viết một bài báo được xuất bản trên tờ Perspectives on Science and Christian Faith, tức tờ Quan Điểm Khoa học và Niềm tin Cơ Đốc, là cơ quan ngôn luận chính thức của Hiệp hội Khoa học Hoa Kỳ.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông ấy đã nói gì?

    GIÁO SƯ: Ông ấy viết rằng những người theo thuyết tiến hóa hữu thần “chấp nhận các tiến trình tiến hóa xảy ra trên cơ thể là phương pháp Đức Chúa Trời lựa chọn để tạo nên con người. …Vì vậy, họ nhìn thấy cánh tay tể trị của Đức Chúa Trời đằng sau các quá trình đột biến…”

    Ông nói thêm: “Nhiều người theo thuyết tiến hóa hữu thần chấp nhận tính lịch sử của Kinh Thánh, nhưng một số khác chỉ xem những điều được chép trong sách Sáng Thế Ký như chuyện cổ tích nhằm xem toàn bộ ký thuật về sự Sáng tạo là một sự mô tả ‘đầy chất thơ’ các lẽ thật tâm linh về sự phụ thuộc của con người vào Đức Chúa Trời Đấng sáng tạo, và sự sa ngã của họ khỏi ân điển của Đức Chúa Trời vì…một hành động không vâng lời.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy họ nghĩ những ký thuật trong Kinh Thánh về sự sáng tạo con người của Đức Chúa Trời là thi ca chứ không phải là lịch sử?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy, nhưng chỉ một số người thôi chứ không phải tất cả. Chẳng hạn như, một số người nói Môi-se không có ý nói rằng Đức Chúa Trời đã lấy bụi đất và nắn lên A-đam theo nghĩa đen.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư Pun nghĩ như thế nào?

    GIÁO SƯ: Ông ấy nói những người theo thuyết tiến hóa hữu thần gặp rắc rối với một số phần trong Kinh Thánh.

    Chẳng hạn như, đoạn hai trong sách Sáng Thế Ký chép: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấp thịt thế vào. Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam. A-đam nói rằng: ‘Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là “người nữ”, vì nó do nơi người nam mà có’.” (2:21-23).

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thật thú vị!

    GIÁO SƯ: Một học giả Kinh Thánh có một cách giải thích rất thú vị về lý do Đức Chúa Trời tạo nên người nữ đầu tiên từ xương sườn của người nam đầu tiên. Ông ấy nói Đức Chúa Trời đã không làm nên Ê-va từ xương đầu của A-đam, để cai trị ông. Ngài cũng không làm nên Ê-va từ xương chân của A-đam, để bị hạ thấp và bị cai trị. Thay vào đó, Đức Chúa Trời tạo nên người nữ từ một phần gần trái tim của người nam, để bầu bạn với ông.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu tôi hiểu đúng, thì hầu hết những người theo thuyết tiến hóa hữu thần đều giải thích phân đoạn này theo nghĩa bóng. Thay vì tin rằng Đức Chúa Trời đã thực sự lấy ra một xương sườn từ A-đam và từ đó dựng nên người nữ, thì họ lại nói Đức Chúa Trời đã sử dụng các tiến trình tự nhiên để dựng nên hai con người đầu tiên.

    GIÁO SƯ: Đúng, họ tin như vậy. Nhưng tiến sĩ Pun nói Thánh Linh đã mặc khải để Sứ đồ Phao-lô nhắc lại việc này là một sự kiện có thật. Phần Kinh Thánh này nằm ở sách I Cô-rinh-tô đoạn 11.

    (LẬT TRANG) Trong câu 8 và 9, Phao-lô viết: “Bởi chưng không phải đàn ông ra từ đàn bà, bèn là đàn bà ra từ đàn ông; không phải đàn ông vì cớ đàn bà mà được dựng nên, bèn là đàn bà vì cớ đàn ông vậy.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là ông ấy đang nhắc đến việc người nữ đầu tiên ra từ người nam đầu tiên – Đức Chúa Trời dựng nên Ê-va từ một phần của A-đam?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Giải thích thêm một lý do khác vì sao ông không chấp nhận thuyết tiến hóa hữu thần, tiến sĩ Pun tiếp: “…Một người có thể lập luận rằng Đức Chúa Trời đã chọn hai trong số các họ người làm A-đam và Ê-va, và ban cho họ ảnh tượng của Ngài…” Nhưng ông nói giả thuyết này mâu thuẫn với đoạn hai trong sách Sáng Thế Ký. Mà đặc biệt là câu số 7.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Pun phân tích câu Kinh Thánh này theo nguyên ngữ của phần Kinh Thánh nầy.

    Từ được dịch là “sanh linh” cũng chính là từ mà Đức Chúa Trời đã mặc khải cho Môi-se viết ra trong chương trước để mô tả các loài động vật nhất định. Xin đọc trong đoạn một, câu 20 và 21.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời.Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.”

    GIÁO SƯ: Ngôn ngữ nguyên văn nói về “các vật sống” dưới nước, sử dụng cùng một từ đã dùng để mô tả con người là “sanh linh.”

    Vì vậy, Tiến sĩ Pun lập luận: “…Trong Sáng Thế Ký 2:7 lần đầu tiên con người trở nên một loài sanh linh… Điều này như loại trừ cách giải thích rằng con người đã biến đổi về mặt di truyền từ một dạng sống nào đó tồn tại từ trước.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Cho tôi suy nghĩ về điều này một lúc. Chúng ta đọc: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi, thì người trở nên một loài sanh linh.”

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Vì vậy giáo sư Pun nói rằng con người không phát triển từ một loài vật đã sống từ trước.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư nói có những nhà sinh học Cơ đốc nghĩ Đức Chúa Trời đã dùng các tiến trình tiến hóa để tạo nên con người – và một số khác nghĩ Đức Chúa Trời đã thực sự nắn nên người nam từ bụi đất và người nữ từ người nam.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy, cũng như các hóa thạch có thể được giải thích theo nhiều cách, một số phân đoạn trong Kinh Thánh cũng vậy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tại sao Đức Chúa Trời không trả lời tất cả các nghi vấn lịch sử và khoa học của chúng ta trong Kinh Thánh?

    GIÁO SƯ: Bởi vì đó không phải là mục đích của Đức Chúa Trời khi Ngài mặc khải cho con người viết ra Kinh Thánh như là thông điệp của Ngài cho loài người. Đức Chúa Trời không ban lời Ngài để làm thoả mãn sự tò mò của chúng ta – nhưng cho một mục đích cao hơn.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Mục đích đó là gì?

    GIÁO SƯ: Để cho chúng ta biết “mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính…” (II Phi-e-rơ 1:3). Nếu thật sự quan tâm về sự tạo dựng con người, tôi khuyên Vladimir và bạn của anh ấy đọc ba chương đầu của sách Sáng Thế Ký – cầu xin Đức Chúa Trời giúp họ tin và hiểu những điều được chép trong đó.

    Như trước giả Thi Thiên đã nói về Đức Chúa Trời: “Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài.” (Thi Thiên 100:3).

    Thích

  4. CUỐN SÁCH THỨ HAI CỦA DARWIN

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, có ý kiến cho rằng người ta quá ưa thích cuốn sách đầu tiên của Darwin đến nỗi phần lớn mọi người không để ý đến cuốn sách thứ hai của ông. Như thế có đúng không?

    GIÁO SƯ: Vâng. Tôi cho là như vậy. Trong hơn 120 năm, phần lớn thế giới chẳng biết gìnhững điều Darwin nghiên cứu được sau khi ông viết cuốn Nguồn Gốc Các Loài.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy thì chúng ta hãy cùng dành mười lăm phút để tìm hiểu về những điều đó nhé.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, có một thính giả gửi câu hỏi. Vladimir viết: “Tôi cố gắng theo dõi tất cả các chương trình của giáo sư. Chúng giúp tôi tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi của tôi. Cảm ơn chương trình rất nhiều.
    “Tôi có một yêu cầu: Xin giúp tôi chứng minh với bạn của mình rằng con người không tiến hóa từ loài khỉ. Bạn tôi tin vào Đức Chúa Trời, nhưng anh ấy không tin vào Kinh Thánh. Anh ấy chỉ tin vào những sự kiện Kinh Thánh nào đã được chứng minh bởi các nhà sử học và các nhà khảo cổ học. Anh ấy cũng xem kênh truyền hình ‘Discovery’, một chương trình nói rất nhiều về sự tiến hóa.
    “Bạn tôi nói: ‘Có thể Đức Chúa Trời đã điều khiển quá trình tiến hóa chăng?’ Xin giúp tôi chứng minh với anh ấy rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người và rằng anh ấy không tiến hóa từ khỉ. Xin giúp tôi minh chứng Kinh Thánh là đúng.”

    GIÁO SƯ: Vladimir, cảm ơn bức thư của anh. Nhưng tôi nghĩ anh đã khen chúng tôi quá lời rồi. Thậm chí các nhà khoa học đoạt giải Nobel cũng chưa thể xem xét một con người và một con khỉ và chứng minh được một cách thuyết phục rằng hai loài có liên quan với nhau hay không.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: (NGẠC NHIÊN) Sao giáo sư lại nói như vậy?

    GIÁO SƯ: Tất cả các loài linh trưởng đều có cấu trúc xương tương tự nhau, và ADN cũng tương đồng. Một số nhà khoa học giải thích điều đó theo hướng con người và loài khỉ có liên quan về mặt di truyền. Một số khác giải thích theo hướng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên chúng với cấu trúc cơ thể tương đồng với con người.Nhưng chưa hề có ai từng thấy một con khỉ hay một loài linh trưởng sinh ra một con người.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chưa, tất nhiên rồi. Các nhà khoa học theo thuyết tiến hóa lập luận rằng tiến trình này xảy ra từng bước, trải qua nhiều thế hệ.

    GIÁO SƯ: Nhưng các bằng chứng về việc đó đều liên quan đến những hoàn cảnh đặc biệt. Hơn nữa, chúng cũng khá là mơ hồ. Vì vậy các bằng chứng này có thể được giải thích là con người và các loài linh trưởng khác có liên quan, hoặc là Đấng tạo hóa đã tạo dựng nên chúng bởi các thiết kế tương tự nhau.Tôi xin minh họa. Tất cả các nhà thiết kế xe hơi sử dụng các mẫu thiết kế về cơ bản là tương tự nhau. Chúng đều có bánh xe, động cơ và bộ truyền động. Như vậy có thể hiểu là tất cả xe hơi đều có liên quan về mặt sinh học với nhau. Hay nó có nghĩa là các kỹ sư đã sáng chế ra bánh xe, động cơ và bộ truyền động – và ứng dụng chúng trong hàng loạt ô-tô.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy chúng ta phải nói với quý vị thính giả như thế nào đây? Làm sao chúng ta có thể kiểm tra liệu con người có tiến hóa từ khỉ hay không?

    GIÁO SƯ: Đây là một điều chúng ta có thể khẳng định chắc chắn. Có một phần trong con người không phải được thừa hưởng từ các loài khác. Có những khác biệt lớn giữa năng lực đạo đức và tư duy của con người so với bất kỳ loài động vật nào khác.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải giáo sư ngụ ý về trí thông minh không?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Và, thậm chí còn quan trọng hơn, đó là lương tâm – nhận thức về đúng và sai. Một cuốn sách mới đây nói rằng lương tâm là thứ nâng con người lên cao hơn các loài khác.Tiến sĩ David Loy là một nhà tâm lý học, một nhà khoa học máy tính và cũng là một nhà lý luận tiến hóa. Tiến sĩ Loy là giáo sư tại Đại học Princeton và Đại học Y California, và là một tác giả đã từng giành giải thưởng. Ngạc nhiên thay, ông đưa ra quan điểm của mình bằng cách trích dẫn Charles Darwin!Trong một cuốn sách của ông có tựa đề Học Thuyết Bị Thất Lạc về Tình Yêu của Darwin, tiến sĩ Loy cho thấy vào cuối đời mình Darwin cố kết nối các ý tưởng của ông về cái gọi là “sự hoàn tất nửa cuối” cho thuyết tiến hóa.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Darwin đã trau chuốt học thuyết của mình trong suốt gần ba thập kỷ trước khi xuất bản cuốn Nguồn Gốc Các Loài. Có phải tiến sĩ Loy cho rằng học thuyết của Darwin chưa hoàn chỉnh trong cuốn sách đầu tiên?

    GIÁO SƯ: Đúng, ông ấy cho là như vậy. Cuốn Nguồn Gốc Các Loài tập trung vào suy luận của Darwin về cách các loài có thể đã tiến hóa.Trong cuốn Nguồn Gốc Loài Người ông đưa ra giả thuyết về sự tiến hóa của loài người. Ông phỏng đoán về sự hình thành của đạo đức và lương tâm. Darwin nói “có lẽ tôi đã quy cho tác động của chọn lọc tự nhiên quá nhiều, tức sự sống sót của cá thể thích nghi nhất.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trong phần lớn của thế kỷ hai mươi, những người ủng hộ thuyết tiến hóa đã tin rằng sự ích kỷ chính là động lực hình thành bản tính con người.

    GIÁO SƯ: Đó là bởi vì họ đã đọc cuốn Nguồn Gốc Các Loài, nhưng chưa đọc cuốn sách thứ hai của Darwin, Nguồn Gốc Loài Người. Các học giả đã đọc cuốn sách về các loài động vật, nhưng lại bỏ lỡ cuốn về loài người.
    Chẳng hạn như, nhà động vật học người Anh Despond Morris [DEZ-mund MOR-is] có viết một cuốn sách gọi là Loài Vượn Người Trần Trụi. Morris nghĩ con người đã tiến hóa từ các loài linh trưởng – nhưng phát triển một bộ não thông minh hơn và khả năng đứng trên hai chân, cùng với việc rụng bớt lông trên cơ thể.
    Một nhà động vật học người Anh khác, Richard Dawkins [DAW-kinz] viết cuốn Gen Ích Kỷ. Ông đưa ra giả thuyết là nguồn gốc tổ tiên động vật khiến con người ích kỷ, và rằng thậm chí ngay cả khi các hành vi của con người không tỏ ra ích kỷ, thì thật ra chúng cũng hình thành từ các động cơ ích kỷ.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải tiến sĩ Loy cho rằng các ý kiến đó là sai?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Sau khi cẩn thận đọc cuốn Nguồn Gốc Loài Người, tiến sĩ Loy nói: “Ở đây người ủng hộ thuyết tiến hóa nhiệt tình nhất, xác nhận rằng điều gì con tim nói với bạn là đúng, là thật sự đúng. Darwin nói rằng: Đúng, chúng ta ích kỷ, nhưng bên cạnh đó cũng có một hệ thống động cơ khác, đó chính là hướng đến người khác và làm điều tốt cho họ.
    Darwin kết luận rằng “bản năng xã hội” chính là nền tảng của đạo đức. Ông quan sát thấy con người bày tỏ sự cảm thông và quan tâm, và khả năng chọn lựa thay vì chỉ hành động theo bản năng. Ông cũng chú ý thấy con người trong hầu hết các nền văn hóa trên khắp thế giới đều đề cao các giá trị đạo đức mà chúng ta gọi là Luật Vàng.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Luật Vàng chính là một phát ngôn của Chúa Giê-xu: “Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ…” (Ma-thi-ơ 7:12).

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Darwin đã đi đến nhiều nơi. Ông quan sát thấy con người ở khắp mọi nơi đều nhận thức rằng giúp đỡ người khác là điều nên làm. Ông phát hiện thấy con người có những phẩm tính rất khác biệt với bản năng “sống sót của cá thể thích nghi nhất” ở động vật.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải Darwin là một người vô thần sao?

    GIÁO SƯ: Đôi khi ông tự cho mình là người theo thuyết bất khả tri, tức ông không biết liệu Đức Chúa Trời có tồn tại hay không. Ông nghĩ tự nhiên đã ban những mong muốn không ích kỷ này cho con người.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là ông ấy không nhất trí với lời Kinh Thánh là Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta?

    GIÁO SƯ: Nhưng thật ngạc nhiên, Darwin viết rằng: “một niềm tin cao quý vào Đức Chúa Trời” là rất quan trọng đối với sự tiến hóa của loài người. Ông nói thêm: “nền tảng của những gì cao thượng nhất trong bản chất con người” không dựa trên sự ích kỷ.
    Tiến sĩ Loy tin rằng điều đó là quan trọng bởi vì nó trái ngược với một hình thái của thuyết tiến hóa trong đó một số người hết sức đề cao quan điểm cho rằng thậm chí sự vô vị kỷ cũng được thúc đẩy bởi sự vị kỷ.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Darwin cho xuất bản cuốn Nguồn Gốc Loài Người vào năm 1871. Vì sao phải mất hơn một thế kỷ các học giả mới chú ý đến nó?

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Loy tin rằng cuốn sách này đã bị bỏ qua lâu như vậy thứ nhất là vì ảnh hưởng chi phối từ việc xuất bản cuốn sách thứ nhất của Darwin.
    Và giáo sư Weber [WEB-er] tại Đại học California nói thêm các quan điểm trong cuốn sách thứ hai của Darwin đã không được trình bày rõ ràng như trong cuốn Nguồn Gốc Các Loài.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhiều người kéo dãn thuyết tiến hóa ra xa khỏi lĩnh vực sinh học. Chẳng hạn như, một số người ứng dụng nó vào tâm lý học để cố giải thích tại sao đôi khi con người hành động tàn nhẫn như loài vật.

    GIÁO SƯ: Đúng là có như vậy thật. Tiến sĩ Weber nói cuốn sách của tiến sĩ Loy là rất quan trọng bởi vì nó minh họa rằng khoa học không buộc con người phải chấp nhận cách giải thích như vậy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các học giả khác phản ứng với cuốn sách của tiến sĩ Lucy, Học Thuyết Bị Thất Lạc về Tình Yêu của Darwin, như thế nào?

    GIÁO SƯ: Nhà toán học Ralph Abraham nói: “Nó sửa chữa một sự thiếu sót trong lịch sử khoa học vốn đã khiến thế giới hiện đại bị lệch hướng.”

    Tư tưởng của thuyết Darwin về bản chất con người đã đem đến cho chúng ta phim ảnh, chương trình ti-vi, tiểu thuyết, và trò chơi máy tính mà theo lời tiến sĩ Loy là: “đầy khẩu phần bạo lực của những tình tiết và nhân vật ‘theo Darwin’.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sự sống sót của những cá thể thích nghi cao nhất. Giết chóc hoặc bị giết.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông ấy nghi ngờ những tư tưởng như vậy đã góp phần gây ra những cuộc chiến chết chóc nhất trong lịch sử.
    Tiến sĩ Loy nói thêm rằng quan điểm cho rằng cuộc sống là vô nghĩa, bị điều khiển bởi những sự tình cờ mù quáng trong một vũ trụ ngẫu nhiên, “gây một hiệu ứng tâm lý kinh khủng lên con người. …Có gì đó sai trong quan điểm cho rằng cuộc sống là vô định hướng.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: và quan niệm sai có thể gây ra những hành động sai trái.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông nói thêm rằng nét đẹp trong cuốn sách thứ hai của Darwin, Nguồn Gốc Loài Người, đó là nó nói rằng cuộc sống có định hướng. Và nguồn lực đưa quá trình tiến hóa đi tới là tình yêu và nhận thức đạo đức. Nó nói với chúng ta rằng đạo đức “là phần căn bản trong mọi con người, và chúng ta phải hiểu cách nghiêm túc về đạo đức, về việc nhận biết các quy tắc đạo đức và sống theo như vậy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy tiến sĩ chỉ ra rằng vào cuối đời, Darwin đã nghĩ rằng con người có một phương diện đạo đức và lương tâm rất khác so với những gì các loài vật khác có.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Điều này cho chúng ta hai lựa chọn về nguồn gốc của những nhận thức đó. Một là chúng ta đã thừa hưởng chúng từ tổ tiên là động vật không phải người.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó có nghĩa là chúng ta đã thừa hưởng chúng từ các sinh vật không có nhận thức về đạo đức và lương tâm, vậy chúng không thể truyền lại những điều đó cho chúng ta.

    GIÁO SƯ: Hai là nhận thức đạo đức đó đã được ban cho chúng ta bởi Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa – Đấng đã dựng nên chúng ta “thấp hơn các thiên sứ một chút.”
    Vì câu hỏi của vị thính giả này rất quan trọng nên chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này trong chương trình tới.

    Thích

  5. CỘNG SỰ THẦM LẶNG CỦA DARWIN

    GIÁO SƯ: Khi có ai đó đề cập đến “thuyết tiến hóa,” hầu hết mọi người đều nghĩ đến Charles Darwin. Chúng ta thường dùng “học thuyết Darwin” như một từ đồng nghĩa của “thuyết tiến hóa.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng có hai người đã cho xuất bản học thuyết tiến hóa của mình trong cùng một năm. Alfred Russel Wallace [AL-fred RUS-ul WAL-us] là “cộng sự thầm lặng của Darwin”

    GIÁO SƯ: Darwin và Wallace có những quan điểm rất khác nhau về cách thức con người trở nên quá thông minh và tài giỏi. Hôm nay mời chúng ta cùng thảo luận những tư tưởng của Wallace.

    GIÁO SƯ: Charles Darwin đã tập trung vào học thuyết tiến hóa hữu cơ của mình suốt hơn 20 năm, khi ông nghe nói rằng một nhà khoa học khác cũng nghĩ ra một học thuyết tương tự như vậy.

    Alfred Russel Wallace không hề biết gì về những ý tưởng của Darwin. Nhưng khi Darwin biết về những ý tưởng của Wallace, các bạn của ông thúc giục ông mau chóng cho xuất bản để chắc chắn giành được danh tiếng là người đầu tiên nghĩ ra học thuyết đó. Bài viết của Darwin và Wallace được xuất bản cùng lúc, trong một tạp chí khoa học vào năm 1855.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: 1855 là bốn năm trước khi Darwin xuất bản cuốn sách nổi tiếng của mình, cuốn Origin of Species (Nguồn Gốc Các Loài,) vào năm 1859.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Và hơn một thập kỷ sau đó, vào năm 1871, Wallace xuất bản một cuốn sách nhỏ có tựa đề The Action of Natural Selection on Man (Tác Động Của Chọn Lọc Tự Nhiên Lên Con Người.)

    Wallace nhất trí với học thuyết của Darwin, về phần nói về thế giới động vật. Nhưng Wallace nhận định rằng, dù các điều kiện sống trên trái đất đã thay đổi rất nhiều, nhưng cơ thể con người không thay đổi nhiều. Wallace viết: “…chúng ta biết rằng con người đã vượt qua những thay đổi rất lớn trong môi trường sống tốt hơn bất kỳ loài động vật có tổ chức cao nào khác mà không thay đổi, nhờ những thích nghi trong trí óc, chứ không phải trong cấu tạo cơ thể.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bằng cách sử dụng trí óc, chứ không phải chân tay.

    GIÁO SƯ: Đúng như vậy. Wallace nói rằng người man rợ và người văn minh rất khác biệt trong thái độ ứng xử, thức ăn, quần áo và vũ khí. Ngược lại, gần như không có khác biệt nào trong hình dáng và cấu tạo cơ thể – ngoại trừ một bộ não lớn hơn.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Động vật thích ứng với khí hậu lạnh hơn bằng cách thay đổi cơ thể – Chẳng hạn như, bằng cách mọc lông. Nhưng con người thích ứng bằng cách sử dụng trí óc – hình dung ra làm thế nào để tạo ra quần áo hoặc dựng một ngôi nhà và sưởi ấm.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Wallace viết tiếp: “Nhờ tri thức vượt trội của mình con người có khả năng tự trang bị quần áo và vũ khí, cày cấy trồng trọt để tự tạo một nguồn cung cấp thực phẩm thích hợp ổn định. Điều đó khiến cơ thể con người không cần phải thay đổi theo những biến đổi của điều kiện sống – có được một sự che phủ tự nhiên ấm áp hơn, có được hàm răng hay bộ móng vuốt mạnh mẽ hơn, hay trở nên thích nghi để thu thập và tiêu hóa những loại thức ăn mới…”

    Giáo sư Wallace nói học thuyết của ông giải thích về hai nhận định dường như trái ngược nhau: Rằng cơ thể người hết sức tương đồng với vượn người, nhưng bộ não người khác xa bộ não vượn người đến mức có một “vực thẳm tri thức,” giữa não người và não vượn người.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông ấy nghĩ điều gì đã tạo nên sự khác biệt lớn đó?

    GIÁO SƯ: Giáo sư Wallace kết luận một chương bằng cách nói rằng những phẩm chất trí tuệ khiến con người thông minh vượt trội hơn các loài động vật khác “là bằng chứng chắc chắn cho thấy có những thực thể khác cao cấp hơn chúng ta, và những phẩm chất đó có thể có nguồn gốc từ những thực thể này.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải ý ông ấy là Đức Chúa Trời không?

    GIÁO SƯ: Nghe có vẻ như vậy. Ông ấy không dùng từ “Đức Chúa Trời.” Nhưng cho đến lúc này ông đã nói về một hoặc nhiều hơn một thực thể “cao cấp hơn chúng ta.” Ông tóm tắt luận điểm của mình trong 4 trang rưỡi cuối cuốn sách. Theo lời ông ấy là: “Tôi xin tiếp tục tranh luận của mình cách ngắn gọn – tôi đã chứng minh được bộ não của những người man rợ thấp kém nhấp…có kích thước chỉ nhỏ hơn rất ít so với loại người cao cấp nhất, và vô cùng vượt trội so với những loài động vật cao cấp…”

    “Nhưng các nhu cầu trí óc của người man rợ…không hơn những loài động vật này bao nhiêu. Những xúc cảm cao hơn về đạo đức thanh cao và cảm xúc tao nhã, sức mạnh lập luận trừu tượng và khả năng tư duy, không có ý nghĩa gì với họ, …và không có mối liên hệ quan trọng nào với khao khát sung túc của họ. Họ sở hữu một cơ quan trí óc vượt trội hơn nhu cầu của mình.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng hạn như, những người sống trong rừng rậm có thể sống sót mà không cần có khả năng giải toán đại số hoặc vẽ tranh nghệ thuật. Nhưng bộ não của họ có khả năng học hỏi những điều cao cấp này.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Đó là ý của ông ấy khi nói: “Họ sở hữu một cơ quan trí óc vượt trội hơn nhu cầu của mình. Chọn lọc tự nhiên chỉ có thể phú cho người man rợ một bộ não trội hơn vượn người một ít, trong khi bộ não họ sở hữu chỉ kém hơn một triết gia có một ít.” Sau đó ông nói: “Một số khả năng trí óc của họ không có liên hệ gì đến…các phát triển thể chất. Sức mạnh tư duy về cõi vĩnh hằng và sự vô tận, và tất cả những hình dung đầy tính trừu tượng về hình dạng, số liệu và sự hài hòa, …hoàn toàn nằm ngoài thế giới tư duy của người man rợ, và không có ảnh hưởng gì đến sự tồn tại của cá nhân hay bộ tộc của người đó.
    “Vì vậy, chúng không thể được phát triển bởi bất kỳ sự tích lũy các dạng tư duy hiệu quả nào… Và sự phát triển của một ý thức đạo đức hay lương tâm theo những phương cách tương tự là điều không hình dung được.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, ông ấy không tin lương tâm của con người đã được hình thành thông qua các tiến trình tự nhiên.

    GIÁO SƯ: Đúng như vậy. Nhưng một người sẽ không hoàn toàn là con người nếu không có tất cả những phẩm chất đó. Theo lời Wallace là: “Sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh trong những điều kiện thuận lợi hẳn không thể nào xảy ra nếu trí óc của con người không được chuẩn bị từ trước – tức được phát triển đầy đủ về cấu trúc và kích thước… – và chỉ cần qua vài thế hệ sử dụng cũng như thói quen để phối hợp các chức năng phức tạp của nó.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tư thế đi thẳng có ích như thế nào trong việc giúp con người văn minh hơn?

    GIÁO SƯ: Giáo sư Wallace trả lời: “Dáng đứng thẳng của con người, nhờ giải phóng đôi tay khỏi các hoạt động di chuyển, đã trở nên cần thiết cho sự tiến bộ về tri thức của con người; và chính sự hoàn hảo tuyệt vời của đôi tay đã mang lại sự ưu việt trong tất cả các khía cạnh của văn minh, và chính văn minh nâng con người lên cao hơn người man rợ rất nhiều…”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, nhờ không phải di chuyển bằng cả tay và chân, con người đã có thể sử dụng đôi tay cho những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo như hội họa, chơi nhạc cụ, và phẫu thuật.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Anh có bao giờ thấy một loài vật di chuyển bằng cả chi trước và chi sau có thể làm được những việc như vậy chưa?

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chưa, tất nhiên là chưa.

    GIÁO SƯ: Giáo sư Wallace nói tiếp: “Như vậy, những khả năng đó cho phép chúng ta…nhận thức được những tư duy tuyệt vời về toán học và triết học, hay giúp chúng ta có một khao khát mãnh liệt về những sự thật trừu tượng, …rõ ràng là rất quan trọng cho sự hoàn thiện của con người ở vị thế những thực thể có linh hồn. Nhưng hoàn toàn không thể hiểu được những khả năng đó lại được tạo ra thông qua tác động của một quy luật vốn…chỉ biết tìm kiếm những lợi ích vật chất trước mắt của cá nhân hoặc của chủng tộc.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu chọn lọc tự nhiên có thể cho một con vật hoặc một người một khả năng mới nào, thì đó chính là khả năng vượt qua những khó khăn xảy đến trước mắt.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tự nhiên sẽ không bao giờ cho con người khả năng triết lý, giải các phương trình toán học, hay cầu nguyện.

    Giáo sư Wallace lập luận: “Kết luận tôi sẽ rút ra…, là một trí thông minh vượt trội đã hướng dẫn quá trình phát triển của con người theo một hướng nhất định và một mục đích đặc biệt, cũng như con người hướng dẫn quá trình phát triển của nhiều loài động vật và thực vật.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Dường như ông ấy đang so sánh chọn lọc tự nhiên với những phương cách con người đã lai giống các loài thực vật và động vật.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Con người đã sử dụng những hiểu biết về di truyền của mình để phát triển các loại cây ăn trái không hạt, và gây giống bò cho nhiều sữa hơn. Wallace lập luận rằng có người sẽ nhìn vào những giống loài mới do con người tạo ra và tin rằng chúng đã được tạo nên bởi tự nhiên. Nhưng, ông chỉ ra: “một sức mạnh mới đã tác động đến sự tạo ra chúng, …trong những trường hợp này một trí thông minh đã kiểm soát và chi phối tác động của các quy luật biến dị, nhân bản và tồn tại, cho mục đích riêng của mình.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta biết rằng các nhà di truyền học đã cải tiến tự nhiên để khiến cây trồng và vật nuôi có hiệu quả hơn trong việc sản xuất thực phẩm.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Do đó Wallace đã lập luận: “…vì vậy chúng ta phải thừa nhận khả năng là…một trí thông minh vượt trội nào đó có thể đã hướng dẫn quá trình phát triển của loài người…’ Ông nói thêm: “…Giả thuyết này…ngụ ý rằng các quy luật trọng yếu chi phối vũ trụ vật lý này cũng chưa là điều kiện đủ cho quá trình này, …hay, ảnh hưởng mang tính kiểm soát của…những trí thông minh vượt trội hơn là một phần cần thiết của các quy luật này…”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, người đồng sáng tạo học thuyết tiến hóa, Alfred Russel Wallace, không phải là một người vô thần.

    GIÁO SƯ: Đúng như vậy. Ông nói về một hoặc nhiều thực thể “cao cấp hơn chúng ta,” vượt trội hơn con người. Là người đồng sáng tạo thuyết tiến hóa với Darwin, Wallace bị các nghiên cứu của mình thuyết phục rằng sự tiến hóa đã không làm nên bộ não con người. Mặc dù không dùng từ Đức Chúa Trời, ông vẫn tin rằng một “sức mạnh vượt trội” nào đó đã tạo dựng nên con người.

    Thích

  6. 1. Các trích dẫn của Tạp chí Tỉnh thức đều đã phủ nhận hoàn toàn “thuyết tiến hóa” một cách “rất khoa học”.

    2. Xuất hiện mối liên hệ giữa “thuyết sáng tạo” với “mục đích và ý nghĩa” cuộc sống của con người và xã hội loài người.

    3. Xuất hiện câu hỏi: Liệu có mối liên hệ nào giữa “thuyết sáng tạo” với khả năng tồn tại một hành tinh nào đó trong vũ trụ khác với Trái Đất mà cũng có “loài người” có cấu hình như chúng ta sinh sống trên đó hay không ?

    4. Và sẽ nảy sinh rất nhiều câu hỏi khác tiếp theo.

    Thích

  7. BIỂU TƯỢNG CỦA TIẾN HÓA – JONATHAN WELLS

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta đều đã thấy những bức hình vẽ những sinh vật trông giống vượn người, tiến hóa qua nhiều giai đoạn nửa khỉ nửa người – cho đến khi nó trở thành một con người.

    GIÁO SƯ: Nhưng đó không phải là ảnh chụp. Và nhiều nhà sinh học cũng như nhân loại học tra vấn liệu chúng có phải là những bức vẽ tả thực hay không.

    Chúng ta hãy cùng thảo luận về những bức hình này.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, một người bạn muốn tôi chứng minh rằng con người không tiến hóa từ khỉ. Anh ấy không tin vào Kinh Thánh, mà muốn các bằng chứng từ khoa học tự nhiên.

    GIÁO SƯ: Gần đây tôi có mua một cuốn sách có tựa đề Icons of Evolution, nghĩa là Biểu Tượng Tiến Hóa, được viết bởi tiến sĩ Jonathan Wells. Ông có đến hai bằng tiến sĩ, trong đó có một bằng về sinh học phân tử và tế bào.

    Chương 11 có liên quan đến thắc mắc của bạn anh. Tiến sĩ Wells nói: “…Cách lý giải các bằng chứng hóa thạch về sự tiến hóa của con người chịu ảnh hưởng nặng nề bởi niềm tin và thành kiến cá nhân. Các chuyên gia cổ nhân loại học – ngành học nghiên cứu về người tiền sử – nhận thấy lĩnh vực của mình mang tính chủ quan và dễ gây bất đồng nhất trong số các lĩnh vực thuộc sinh học…”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải ông ấy nói rằng các chuyên gia tranh luận với nhau, và thừa nhận rằng cách giải thích của mình chứa đựng rất nhiều quan điểm cá nhân?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông trích dẫn lời của cố giáo sư ngành nhân loại học tại Đại học Harvard, Stephen Jay Gould [goold], người đã nói một số các phát ngôn của các học giả là “các ý tưởng được biến thành các mô tả.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, các suy đoán được tuyên bố là những sự thật đã được chứng minh?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Wells nói “đây khó có thể là một nền tảng vững chắc cho các tuyên bố có ảnh hưởng sâu rộng mà một số người theo thuyết Darwin muốn đưa ra về bản chất con người.”

    Chẳng hạn như, một tuyên bố có ảnh hưởng lớn mà Darwin đã đưa ra là lòng mộ đạo trong tôn giáo của con người chỉ là một hình thức cao hơn của “tình yêu sâu sắc mà một con chó dành cho chủ của mình.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Dường như không có một nhà khoa học nào có thể phân tích tuyên bố đó một cách khách quan được.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Điều đó phù hợp với những gì tiến sĩ Wells nói, rằng những cách lý giải về sự tiến hóa của con người chịu ảnh hưởng nặng nề bởi niềm tin và thành kiến cá nhân.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu điều đó là đúng, vậy có cách nào để tìm ra đâu là những giả thuyết có thể được khoa học thực thụ kiểm chứng không?

    GIÁO SƯ: Có. Tiến sĩ Wells viết: “Có ít nhất ba câu hỏi được đặt ra ở đây. Thứ nhất, con người có các đặc điểm chung với các loài động vật khác hay không? Thứ hai, có phải con người đạt được các đặc điểm này thông qua kế thừa có phát huy từ các tổ tiên động vật không? Và thứ ba, có phải con người chỉ là động vật không?”

    Ông trả lời: “Darwin đã trả lời dứt khoát là ‘có’ đối với hai câu hỏi đầu tiên, và bởi xác nhận rằng đạo đức và tôn giáo của con người chỉ khác về cấp độ…so với bản năng động vật, ông cũng đã ngụ ý trả lời ‘có’ cho câu hỏi thứ ba.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trả lời “có” cho câu hỏi thứ nhất nghe có vẻ hợp lý. Con người có rất nhiều điểm chung với các loài động vật khác.

    GIÁO SƯ: Tôi không tranh cãi về điều đó. Nhưng câu trả lời cho các câu hỏi thứ hai và thứ ba là chưa rõ: có phải con người đạt được các đặc điểm này thông qua kế thừa có phát huy từ các tổ tiên động vật không? Và, có phải con người chỉ là động vật không?

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Những nhà khoa học nào tin rằng con người chỉ là một loài động vật tiến hóa cao, đã bị lừa dối nhiều lần.

    Chúng ta đã biết một trường hợp điển hình của điều này ở trường học– Người Piltdown ở Anh vào đầu thế kỷ hai mươi.

    GIÁO SƯ: Vâng. Vào năm 1912, nhà cổ sinh vật học nghiệp dư Charles Dawson tuyên bố đã tìm ra khoảng trống còn thiếu trong chuỗi tiến hóa của con người trong một hầm mộ. Ông đem các mảnh sọ vỡ của một người và một phần hàm dưới của một con khỉ đột đến Viện bảo tàng Anh quốc. Ở đó Arthur Woodward đã làm thành bộ xương sọ hoàn chỉnh – sử dụng các mảnh sọ vỡ của người, mảnh hàm của con khỉ đột, và thạch cao để hoàn thiện phần còn lại theo suy đoán của mình.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Làm sao ông ấy biết được bộ xương sọ đó có hình dạng như thế nào?

    GIÁO SƯ: Theo các hiểu biết vào năm 1912, thuyết tiến hóa dự đoán rằng tổ tiên của con người phải có một bộ não lớn và hàm giống hàm của khỉ đột. Woodward đã đi theo giả thuyết đó, và tạo hình cái đầu của người Piltdown cho phù hợp với nhận thức này.

    Tiến sĩ Wells giải thích: “Chỉ sau khi tìm thấy một số hóa thạch không thể bị gượng ép vào các học thuyết có sẵn, thì quan điểm về nguồn gốc con người mới được thay đổi.”

    Nhà cổ sinh vật học Roger Lewin [LOO-in] nói lý do các nhà khoa học vẫn còn thảo luận về người Piltdown là vì nó cho thấy “thể nào những người tin vào hóa thạch nhìn thấy trong đó những điều họ muốn thấy.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Việc đó minh họa cho điều tiến sĩ Wells đã nói, rằng cổ sinh vật học mang tính chủ quan nhất trong tất cả các lĩnh vực thuộc sinh học.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Một tác giả trên tạp chí chuyên ngành Khoa học có viết: “Bằng chứng khoa học quan trọng nhất là một sự sắp xếp các mẩu xương một cách tầm thường để từ đó dựng lên lịch sử tiến hóa của con người.” Một nhà nhân loại học đã so sánh công việc này với việc xây dựng lại các tình tiết trong cuốn Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy chỉ từ 13 trang được lựa chọn ngẫu nhiên.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nghe như chỉ có rất ít bằng chứng, cộng với rất nhiều trí tưởng tượng và phỏng đoán.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Cây bút chính cho chuyên mục khoa học của tạp chí chuyên đề Tự nhiên, Henry Gee, nói thêm: “Không có hóa thạch nào bị vùi lấp cùng với giấy khai sinh của nó cả…” Ông tiếp rằng mỗi hóa thạch là “một điểm riêng rẽ, không có mối liên hệ có thể nhận biết nào với các hóa thạch đã có sẵn khác, và tất cả chúng trôi nổi giữa một đại dương bao la của những khoảng trống.

    Tiến sĩ Gee nói ý tưởng cho rằng con người đã tiến hóa qua nhiều bậc tổ tiên “hoàn toàn là một phát minh của con người…, được định hình để hòa hợp với những định kiến sẵn có. …Đó không phải là một giả thuyết khoa học có thể kiểm chứng được, mà chỉ là một sự khẳng định có giá trị tương đương với một câu chuyện kể trước giờ đi ngủ – vui, mang tính giáo dục, nhưng không hề khoa học.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ồ! Nếu các bằng chứng thực sự thiếu sức thuyết phục như vậy, tại sao lại có nhiều người tin rằng con người đã tiến hóa từ các tổ tiên là động vật không phải người?

    GIÁO SƯ: Nhà cổ sinh vật học tại Đại học Yale, Misia Landau đã rất ngạc nhiên khi nghiên cứu các học thuyết khác nhau về sự tiến hóa của con người. Trong cuốn Narratives of Human Evolution, tức Chuyện kể về Sự tiến hóa của Con người, bà nói rằng rất nhiều quan điểm được lặp đi lặp lại rộng rãi trong ngành cổ sinh vật học “được xác định là những câu chuyện kể hơn là những bằng chứng quan trọng.” Bà nói những câu chuyện dân gian về thuyết tiến hóa kể về một vị anh hùng rời bỏ nhà mình trên những cành cây để thực hiện một cuộc hành trình nguy hiểm, phát triển nhiều khả năng mới đa dạng, và cuối cùng biến đổi thành một con người thực thụ.

    Lời kể có thể khác đi đôi chút, nhưng tất cả các câu chuyện đều chứa đựng bốn sự kiện chính. Thứ nhất, các tổ tiên động vật chuyển từ trên cây xuống mặt đất. Thứ hai, chúng phát triển dáng đi thẳng. Thứ ba, chúng đạt được trí thông minh và ngôn ngữ. Và thứ tư, chúng phát triển các hệ thống kỹ thuật và xã hội để chung sống với nhau.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vâng, tôi vẫn thường nghe về điều đó.

    GIÁO SƯ: Thật đáng ngạc nhiên! Tiến sĩ Landau đã khám phá ra rằng, mặc dầu bốn yếu tố này xuất hiện trong tất cả các sách giáo khoa giải thích về sự tiến hóa của con người, nhưng không phải lúc nào chúng cũng xuất hiện theo cùng một thứ tự! Bà lập luận “các chủ đề trong các bài viết về cổ nhân loại học trong thời gian gần đây…đã đi quá xa những gì có thể được suy đoán từ việc đơn thuần nghiên cứu các hóa thạch.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Dường như bà ấy nhất trí với vị chuyên gia mà giáo sư đã trích dẫn, về sự khó khăn trong việc sử dụng các hóa thạch tương đối ít mà chúng ta có, và ghép chúng lại với nhau để thể hiện sự tiến hóa. Ông ấy đã so sánh việc này với việc xây dựng lại các tình tiết trong cuốn Chiến tranh và Hòa bình chỉ bằng 13 trang được lựa chọn ngẫu nhiên.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Landau nói các hóa thạch đưa ra quá ít dấu vết về những điều đã thực sự xảy ra, đến nỗi các nhà cổ sinh vật học trở thành những người kể chuyện.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bà ấy có phải là nhà khoa học duy nhất nghĩ như vậy không?

    GIÁO SƯ: Hoàn toàn không! Nhà sinh vật học Geoffrey Clark [JEF-ree KLARK] có viết: “Chúng tôi chọn lựa trong số nhiều kết luận nghiên cứu khác nhau, dựa trên định hướng và định kiến của mình – một quá trình mang tính chủ quan. …Cổ sinh vật học chỉ có hình thức chứ không có cốt lõi là khoa học.”

    Nhà cổ sinh vật học Ian Tattersall nói thêm: “Trong ngành cổ sinh vật học, các khuôn mẫu chúng tôi nhận biết được vừa như được hình thành từ nếp suy nghĩ vô thức của mình, vừa như từ bản thân các bằng chứng.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bạn tôi xem rất nhiều chương trình khoa học trên ti-vi. Các báo cáo về tiến hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng đáng tin cậy đến mức nào?

    GIÁO SƯ: Là một nhà sinh vật học thực thụ, tiến sĩ Wells nhìn thấy một sự khác biệt lớn giữa những điều ông học được từ các bài báo chuyên ngành, và những điều những người ngoài ngành nghe. “Quần chúng ít khi biết được những điều không chắc chắn dai dẳng về nguồn gốc con người được phản ánh trong các phát ngôn của các chuyên gia khoa học như thế này. Thay vào đó, họ thường chỉ được thông tin về một cách giải thích mới nhất từ học thuyết của một người nào đó, mà không biết rằng chính các nhà cổ sinh vật học cũng còn chưa nhất trí về điều đó. Và điển hình, học thuyết đó thường được minh họa bởi những bức hình đầy trí tưởng tượng về người nguyên thủy, hay các diễn viên được hóa trang giống vượn người.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi đang nghĩ về sự so sánh mà chúng ta đã đề cập trước đây. Chỉ với 13 trang ngẫu nhiên, làm sao các nhà sinh vật học có thể khôi phục được chính xác các tình tiết trong cuốn Chiến tranh và Hòa bình? Gần như là không thể được.

    GIÁO SƯ: Trước khi kết thúc chương trình, chúng ta hãy cùng xem lại ba câu hỏi của tiến sĩ Wells. “Thứ nhất, con người có các đặc điểm chung với các loài động vật khác không?”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta đã trả lời là “có.”

    GIÁO SƯ: Ông ấy hỏi: “Thứ hai, có phải con người đạt được những đặc điểm này thông qua kế thừa có phát huy từ các tổ tiên động vật không?”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Và trả lời rằng các nhà khoa học thành thật thừa nhận là họ không biết.

    GIÁO SƯ: Câu hỏi thứ ba và cũng là quan trọng nhất của ông là “Có phải con người chỉ là động vật?” Chúng ta sẽ thảo luận về câu hỏi này trong chương trình tới.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi rất mong chờ đến lúc đó!!

    Thích

  8. Ị GIÁO SƯ ĐÃ THAY ĐỔI LẬP TRƯỜNG

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một giáo sư gặp rắc rối. Ban quản trị trường đại học của ông ra chỉ thị ông phải ngưng giảng dạy một điều ông tin chắc là đúng.

    GIÁO SƯ: Hôm nay chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện về một nhà nghiên cứu đã viết một cuốn sách thuyết phục rất nhiều nhà khoa học về một quan niệm khoa học quan trọng – nhưng giờ đây phải chịu thuyết phục rằng giả thuyết ông từng đưa ra là sai.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng tôi muốn cảm ơn nhà báo John Myers [MY-ers] vì bài tường thuật của ông về mâu thuẫn giữa một giảng viên và các người quản lý thuộc Đại học San Francisco tại California.

    GIÁO SƯ: Vấn đề nảy sinh khi ba sinh viên chuyên ngành sinh học năm nhất gặp tiến sĩ John Hafernik [HAF-er-nik], trưởng khoa sinh học. Sau khi nghe bài đầu trong ba bài thuyết trình về thuyết tiến hóa, các sinh viên này có hai điều phàn nàn về thầy của mình, tiến sĩ Dean Kenyon:
    1. Ông trích dẫn từ một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy phần lớn người Mỹ tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng tạo hóa, và
    2. Ông chỉ trích: “tư tưởng tiến hóa tiêu chuẩn.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Kenyon có trình độ chuyên môn gì để giảng dạy môn học này?

    GIÁO SƯ: Ông lấy bằng tiến sĩ sinh học tại Đại học Stanford vào năm 1965 và hoàn thành công trình hậu tiến sĩ tại Đại học California, Oxford, và NASA.
    Vào năm 1969, Kenyon là đồng tác giả của cuốn sách có tựa đề Biochemical Predestination, nghĩa là Tiền định sinh hóa. Cuốn sách này được sử dụng làm sách giáo khoa sau đại học trên cả nước và được xem là công trình lý thuyết có giá trị nhất về phương thức các tế bào sống có thể đã được hình thành từ các chất hóa học vô tri.
    Và ông đã giảng dạy tại Đại học San Francisco 22 năm rồi.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều gì đã khiến giáo sư Kenyon nghi ngờ chính giả thuyết của mình?

    GIÁO SƯ: Ông và nhiều nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới đã thất bại sau nhiều năm cố gắng tái tạo trong phòng thí nghiệm tình trạng lý thuyết mà họ cho rằng đã tồn tại vào khởi thủy của thế giới. Vào năm 1976, Kenyon và tiến sĩ A. Nissenbaum [NIS-en-baum] đã nhận xét rằng các điều kiện thử nghiệm trong phòng thí nghiệm rất khác so với các điều kiện có lẽ đã tồn tại trên trái đất cổ. Trên tờ Journal of Molecular Evolution, tức Tạp chí Tiến hóa Phân tử, Kenyon và Nissenbaum đã viết: “…tính hợp lý về địa hóa học của rất nhiều các mẫu ‘tế bào nguyên thủy’ mở ra nhiều câu hỏi quan trọng.”
    Vào những năm 1980, Kenyon đi đến kết luận rằng nếu cần quá nhiều hướng dẫn để đạt được những kết quả nhỏ bé như vậy trong phòng thí nghiệm, thì ắt hẳn phải có một nhà thiết kế thông minh đã tạo ra khởi đầu của sự sống.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Khi ông nói một thí nghiệm cần “sự hướng dẫn” trong phòng thí nghiệm, có phải ý ông ấy là các nhà nghiên cứu “giúp” thí nghiệm diễn ra theo chiều hướng ông mong muốn?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Chẳng hạn như, khi một nhà khoa học thấy thí nghiệm của mình tạo ra một hợp chất mà ông nghĩ có thể đã được tự nhiên sử dụng trong một bước lý thuyết nào đó để tiến tới việc sản sinh ra tế bào sống đầu tiên, thì người đó sẽ thu thập và bảo tồn hợp chất đó.
    Tiến sĩ Kenyon nhận ra rằng tự nhiên không thể nào thông minh và có tính chọn lọc như vậy. Tự nhiên đã có thể để các hợp chất “tốt” tiếp tục bị tác động bởi gió, mặt trời, sấm sét,… Các yếu tố này có thể đã tiêu diệt các hợp chất trước khi chúng có thể phát triển thành một sinh thể nào.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy đó là ý của ông ấy khi nói “hướng dẫn” các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Từ năm 1980, Kenyon đã bình luận trong các khóa sinh học dành cho sinh viên năm nhất về những điều các nghiên cứu của ông đã giúp ông hiểu ra. Vị trưởng khoa trước của khoa ông chưa bao giờ phản đối.
    Ngay sau khi các sinh viên phàn nàn vào năm 1992, trưởng khoa Hafernik [HAF-er-nik] đã gọi Kenyon vào văn phòng mình. “Tôi ra lệnh ông không được thảo luận về thuyết sáng tạo trên lớp nữa. Ông có thể xem đây là một mệnh lệnh chính thức. Tôi được sự ủng hộ của giáo sư chủ nhiệm…chúng tôi đã thống nhất với nhau.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Myers tiếp tục bài tường thuật của mình…

    GIÁO SƯ: Giáo sư Kenyon đã viết đơn xin giải trình mệnh lệnh của vị trưởng khoa của mình, hỏi xem có phải ông bị “cấm đề cập với các sinh viên rằng có những tranh luận quan trọng giữa các nhà khoa học về liệu tiến hóa sinh học đã thực sự diễn ra trên trái đất cổ hay không…?” hay “không được thảo luận các vấn đề triết học quan trọng về khởi nguyên…?”
    Trong phúc đáp, giáo sư chủ nhiệm yêu cầu Kenyon chỉ “giảng dạy các quan điểm khoa học chủ đạo.”
    Kenyon đáp lại: “Tôi có dạy các quan điểm khoa học chủ đạo. Nhưng tôi cũng thảo luận về các khúc mắc trong các quan điểm chủ đạo đó và rằng một số nhà sinh học nhìn thấy những bằng chứng về sự sáng tạo thông minh. Xin vui lòng cho tôi biết nếu có bất kỳ sự bất hợp lý nào trong phương pháp này.”
    Câu trả lời duy nhất của giáo sư chủ nhiệm là ngưng công việc giảng dạy môn sinh học đại cương của Kenyon vào mùa xuân năm 1993. Kenyon nói: “Cho đến hôm nay, tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời cho câu hỏi mình gởi đến Dean Kelley để yêu cầu ông ấy xác nhận tôi làm điều gì không hợp lý. Đó là một hành động độc đoán dựa vào quyền quản lý.”
    Hafernik và Kelley chưa bao giờ trực tiếp hỏi Kenyon về những điều ông dạy trên lớp.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nghe có vẻ như các cấp quản lý chỉ hành động dựa trên những ý kiến của các sinh viên sinh học đại cương về bài diễn thuyết của Kenyon.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Thật ra, giáo sư Kenyon đã công bố trên lớp rằng đây là bài thứ nhất trong một loạt ba bài diễn thuyết về chủ đề này. Và các sinh viên năm nhất này mới chỉ nghe được một phần ba nội dung nhưng đã đưa ra những lời phàn nàn.
    Nguyên giáo sư luật đại học California, tiến sĩ Phillip Johnson chỉ ra: “Quan niệm cốt lõi gây nên vấn đề ở đây là theo cách nhìn của những người như Dean Kelley và giáo sư Hafernikpoints, thì hoặc là ông giảng dạy khoa học, …và đề cao triết học của chủ nghĩa tự nhiên, hoặc là ông giảng dạy sách Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh thay vì khoa học. …Họ không muốn nghe sự thật bởi vì họ muốn quyết định trường hợp này theo tư tưởng rập khuôn của mình.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Hầu hết các trường đại học công bố ủng hộ “tự do học thuật.” Điều đó thường có nghĩa là giáo sư có thể nói trên lớp hầu như bất cứ điều gì ông muốn.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Giáo sư Kenyon đã phản đối lên Hội Đồng Tự Do Học Thuật của trường. Vào mùa hè năm 1993 hội đồng phán quyết như vậy là vi phạm tự do học thuật. Hội đồng khẳng định rằng các nguyên tắc chỉ đạo của trường “cho phép và khuyến khích trao đổi sôi nổi, thậm chí là tranh luận. …Sinh viên thuộc tất cả các ngành học phải được cung cấp những bài thuyết trình hiệu quả có tầm nhìn bao quát trong lĩnh vực nghiên cứu của họ.”
    Hafernik và Kelley đã từ chối lời khuyên của hội đồng về việc phục hồi vị trí cho Kenyon. Thay vào đó, họ đã trích dẫn đặc quyền được quyết định chương trình giảng dạy phù hợp.
    Họ lý giải: loại bài diễn thuyết của Kenyon nên được để dành cho sinh viên các khóa cao hơn; sinh viên sinh học đại cương còn quá trẻ và đơn sơ nên không thể hiểu và đánh giá được các dạng phát biểu của Kenyon. Lối lý luận nầy trở nên nổi tiếng dưới tên gọi là vấn đề “diễn đàn thích hợp.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, ông ấy đã nói đúng về vấn đề, nhưng ở sai chỗ. Ông ấy sẽ được cho phép để nói những điều này với sinh viên sắp tốt nghiệp, chứ không phải là sinh viên năm nhất?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nhưng Myers chỉ ra những điểm bất hợp lý của lối tranh luận này. “Kenyon bị ngưng giảng dạy môn sinh học đại cương dựa trên những đánh giá truyền miệng của các sinh viên sinh học đại cương về nội dung giảng dạy trên lớp của ông. Vậy nhưng sự lý giải được đưa ra để ngưng công tác này là các sinh viên sinh học đại cương không thể hiểu chính xác và đánh giá được loại bài diễn thuyết như vậy của Kenyon.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy chính người nói rằng các sinh viên năm nhất chưa đủ sức đánh giá những điều họ nghe, lại nói rằng chính những sinh viên đó là những chuyên gia có thể quyết định những điều họ sẽ được nghe tiếp theo trên lớp!

    GIÁO SƯ: Đúng như vậy. Đừng trông chờ một nhà lý luận trở nên hợp lý.
    Giáo sư Kenyon đã đến gặp ban giám hiệu trường đại học. Ban giám hiệu đã lên kế hoạch cho một cuộc bỏ phiếu vào ngày 7 tháng Mười hai để đưa ra quyết định cho trường hợp này.
    Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, một bài báo đã được xuất bản và lưu hành khắp Hoa Kỳ, nói chi tiết về vấn đề của giáo sư Kenyon. Việc này đã ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu ngày hôm sau.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bài báo đó nói gì?

    GIÁO SƯ: Trong đó, tiến sĩ Stephen Meyer, giáo sư lịch sử và triết học khoa học, viết: “…vị giảng viên đã bị ngưng công tác không phải vì đã dạy thuyết tiến hóa…nhưng vì ông đã đưa ra một chỉ trích về thuyết này. Vấn đề là… những người chiếm ưu thế trong cuộc chơi cứ khăng khăng đòi phải giải thích mọi thứ theo quan điểm duy vật cứng nhắc – ngay cả khi, như Tiến sĩ Kenyon khẳng định, việc giải thích bằng chứng đòi hỏi nhiều thứ hơn là sức mạnh hạn chế của vật chất đơn thuần.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, nếu một người đã dành hàng chục năm nghiên cứu thuyết tiến hóa kết luận rằng tự bản thân tự nhiên không thể tạo ra dạng sống đầu tiên, thì sẽ có nhiều người muốn khóa miệng ông.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Myers trình bày tiếp: “Những cấm đoán về học thuật như vậy phản ánh…sự áp chế các luận văn phản biện bằng các nguyên tắc tư tưởng gò bó.”
    Hội đồng khoa học của trường đại học đã bỏ 25 phiếu ủng hộ Kenyon được phép trở lại giảng dạy so với 8 phiếu đối nghịch. Vài tuần sau đó, Hafernik và Kelley cuối cùng cũng phải nhượng bộ, và Kenyon bắt đầu giảng dạy trở lại vào năm 1994.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy cuộc tranh luận đã kết thúc chưa?

    GIÁO SƯ: Chưa. Những người làm công tác quản lý này vẫn muốn chỉ vẽ cho vị chuyên gia này phải dạy môn học của mình như thế nào.
    Giáo sư Walter Bradley bình luận: “Một số người không muốn cho phép bất kỳ loại bằng chứng thuyết phục nào ủng hộ cho một khởi nguyên thông thái.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ý ông là Đức Chúa Trời?

    GIÁO SƯ: Đức Chúa Trời có khả năng là một “khởi nguyên thông thái.” Hay một vài nhà khoa học có nói về một vài dạng khởi nguyên thông thái nằm trong tự nhiên.
    Quan điểm về một Đức Chúa Trời khôn ngoan hay tự nhiên khôn ngoan bị loại trừ bởi một số người chỉ muốn tin rằng không có ai thông minh hơn họ.
    Trong chương trình tới, giáo sư Kenyon sẽ nói nhiều hơn về những suy nghĩ của ông bị những người khác ở trường đại học muốn ngăn không cho ông nói ra.

    Thích

  9. BÍ ẨN VỀ KHỞI NGUYÊN SỰ SỐNG
    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Cuộc sống đã khởi đầu trên trái đất như thế nào? Các nhà khoa học và các triết gia đã suy gẫm câu hỏi này suốt nhiều thế kỷ.

    GIÁO SƯ: Trong hơn 40 năm, một số nhà sinh hóa đã nghĩ họ đã biết câu trả lời cho câu hỏi lâu đời về khởi nguyên sự sống này.
    Nhưng gần đây một cuốn sách đã chất vấn mạnh mẽ câu trả lời mà các nhà sinh hóa đã nghĩ ra vào những năm 1950. Thật vậy, các bằng chứng được đưa ra trong cuốn sách này quá mạnh mẽ đến nỗi một nhà khoa học từng viết một cuốn sách giáo khoa vào năm 1969 ủng hộ thuyết tiến hóa sinh hóa, giờ đây lại viết để chống lại nó.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trong chương trình trước chúng ta đã nói về một vị giáo sư gặp rắc rối. Tiến sĩ Dean Kenyon dạy cho sinh viên những điều ông tin là đúng. Nhưng đó lại không phải là điều các cấp lãnh đạo của trường đại học nghĩ sinh viên nên nghe.
    Các cấp quản lý của ông không nói ông dạy điều sai. Nhưng họ nghĩ các sinh viên năm nhất chưa sẵn sàng để nghe phần sự thật đó.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu tôi nhớ không lầm, vài năm trước vị giáo sư này đã viết một cuốn sách thuyết phục hầu hết giới khoa học về một giả thuyết. Giờ đây giả thuyết đó không còn thuyết phục được ông!

    GIÁO SƯ: Đúng như vậy. Tiến sĩ Dean Kenyon [KEN-yun] là giáo sư môn Sinh học của Đại học San Francisco tại California. Ông nổi tiếng ở tầm quốc tế chủ yếu nhờ tác phẩm có tựa đề Biochemical Predestination (Tiền Định Sinh Học) của mình. Trong đó ông giải thích một giả thuyết của mình về cách mà ông nghĩ các chất hóa học vô tri đã tự kết hợp để tạo thành các sinh thể.
    Nhưng vài năm trước tiến sĩ Kenyon có đọc qua bản thảo của cuốn sách The Mystery of Life’s Origin: Reassessing Current Theories, nghĩa là Bí Ẩn Về Khởi Nguyên Sự Sống: Đánh Giá Lại Các Giả Thuyết Hiện Nay. Những điều viết trong đó đối lập với giả thuyết của ông cũng như những giả thuyết tương tự khác. Giáo sư Kenyon đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình đến nỗi ông đã viết một phần lời tựa ngắn cho cuốn sách này đi ngược lại giả thuyết của chính mình.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi có đọc một bài phê bình nói rằng tiến sĩ Kenyon đã chính thức thừa nhận rằng những lý giải trước đó của ông đã dựa trên điều mà bây giờ ông gọi là “một sai lầm căn bản.”

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Kenyon mô tả cuốn sách mới: “…có sức thuyết phục, độc đáo, và hấp dẫn.” Ông phủ định giả thuyết trước đây của mình bằng những lời như sau: “Các đồng tác giả…tin, và BÂY GIỜ TÔI THỪA NHẬN, rằng có một SAI LẦM CĂN BẢN trong tất cả các giả thuyết hiện nay về khởi nguyên hóa học của sự sống.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải ý ông ấy là sự sống không phát nguyên từ các chất hóa học?

    GIÁO SƯ: Không hẳn như vậy. Ý ông ấy là sự sống không phát nguyên từ các chất hóa học VÔ TÌNH TỰ KẾT HỢP VỚI NHAU. Ý ông ấy là các chất hóa học cần có sự hướng dẫn thông minh mới kết hợp thành các sinh thể. Ông thừa nhận rằng, mặc dù danh tiếng học thuật ông có được phần lớn là nhờ trước đó ông đã viết những điều hoàn toàn ngược lại.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư làm tôi tò mò quá. Xin hãy nói chi tiết hơn.

    GIÁO SƯ: Rất sẵn lòng. Giáo sư Kenyon viết rằng những nghiên cứu thông qua thí nghiệm về khởi nguyên sự sống trên trái đất bắt đầu bằng nghiên cứu của Stanley Miller [STAN-lee MIL-ur] vào đầu những năm 1950.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải Stanley Miller chính là người đã cho điện chạy qua các hợp chất vô cơ khác nhau sao?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông bắt đầu với a-mô-ni-ắc (NH3), mê-tan (CH4), và các chất đơn giản khác, đưa ra giả thuyết là năng lượng điện có thể khiến chúng kết hợp thành các hợp chất phức tạp hơn – kể cả các chất hữu cơ. Theo lời của Kenyon: “Mục đích của công trình là tìm ra các cơ chế quân biến hợp lý cho quá trình phát sinh tự nhiên lâu dài của các vật chất sống từ các phân tử tương đối đơn giản trở nên phong phú trên khắp bề mặt trái đất nguyên thủy.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi thật ngưỡng mộ vốn từ của con người này, nhưng xin giáo sư hãy định nghĩa một số từ. “Cơ chế quân biến hợp lý” là gì?

    GIÁO SƯ: “Hợp lý” có nghĩa là “Có vẻ đúng, nhưng vẫn còn nghi ngờ. Xét bên ngoài có vẻ đáng tin cậy.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, là những điều đáng tin, nhưng chưa chắc đã chính xác. Một giả thuyết “hợp lý” chưa hẳn đã đúng, nhưng ít nhất nó không hoàn toàn nực cười. Nó nghe có thể đúng.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy “cơ chế quân biến hợp lý” là gì?

    GIÁO SƯ: Thuyết quân biến là niềm tin rằng, nếu chúng ta quan sát cách vận hành hiện nay của tự nhiên, thì chúng ta có thể phỏng đoán rằng từ trước đến giờ tự nhiên vẫn luôn vận hành như vậy. Các LỰC và HIỆN TƯỢNG của tự nhiên được cho là tồn tại gần như y nguyên, có cùng cường độ và tốc độ trong hiện tại cũng như trong quá khứ.
    Thuyết quân biến là một giả thuyết phổ biến, nhưng đó không phải là quan niệm được hoàn toàn tán thành trong giới khoa học.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi nghĩ tôi biết “cơ chế quân biến hợp lý” đồng thuận với các giả thuyết về khởi thủy của sự sống ở điểm nào. Tôi cho rằng các cơ chế này là các lực của tự nhiên có khả năng đã tạo nên sinh thể đầu tiên, mà không tương khắc với quan điểm của thuyết quân biến.

    GIÁO SƯ: Anh giả định đúng lắm. Theo nguyên văn nghiên cứu của Miller và một số nhà khoa học khác là: “Mục đích của công trình là tìm ra các cơ chế quân biến hợp lý cho quá trình phát sinh tự nhiên lâu dài của các vật chất sống…”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: (NGẮT LỜI) Làm sao một ai đó lại có thể chứng minh quá trình phát sinh tự nhiên là hợp lý? Chẳng phải Pasteur đã bác bỏ giả thuyết này một lần đủ cả rồi sao?

    GIÁO SƯ: Pasteur đã chứng minh bằng nhiều thí nghiệm lặp lại rằng sự sống không tự phát sinh từ chất vô cơ trong khí quyển ngày nay. Chính vì thế Miller và một số nhà khoa học khác đưa ra giả thuyết là trái đất đã từng có một BẦU KHÍ QUYỂN KHÁC VỚI HIỆN NAY. Họ tiến hành các thí nghiệm với một môi trường mà họ gọi là “khí quyển nguyên thủy,” bao gồm các chất khí mà họ cho rằng đã từng bao quanh trái đất khi mới hình thành.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó có “hợp lý” không?

    GIÁO SƯ: Không, vì hai lý do. Thứ nhất, chưa ai từng chứng minh rõ ràng rằng trái đất từng có một bầu khí quyển như vậy – có chứa mê-tan, a-mô-ni-ắc, và một số hợp chất đơn giản khác, và sự thiếu ô-xy khiến các hợp chất hữu cơ phân hủy.
    Thứ hai, các thí nghiệm đó cũng chưa hề chứng minh được bầu khí quyển đó có thể tạo ra SỰ SỐNG dù ở đạng đơn giản nhất, là sinh vật đơn bào.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi không được học điều đó trong sách giáo khoa. Để xem tôi có hiểu đúng điều này không nhé.
    Thứ nhất, chưa ai từng chứng minh rằng trái đất từng có một bầu khí quyển bao gồm các thành tố như Miller giả định.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Thật ra, một số khám phá gần đây khiến điều đó càng đáng nghi ngờ hơn.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Và thứ hai, các thí nghiệm đó cũng cho thấy dù là một bầu khí quyển lý tưởng như vậy cũng không thể tự phát sinh ra một điều gì có thể được gọi chính xác là sự sống.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Do đó tiến sĩ Kenyon chỉ ra toàn bộ quan niệm này chẳng qua là một giả thuyết mà thôi.
    Ông tiếp: “…có những lý do đáng kể để chúng ta phải nghi ngờ. Trong những năm sau khi xuất bản cuốn Tiền định Sinh học, tôi đã dần bị thuyết phục bởi một điểm đặc biệt trong nhiều thí nghiệm được công bố trong cùng lĩnh vực. …Trong hầu hết các trường hợp, các điều kiện thí nghiệm…đã bị đơn giản hóa một cách quá giả tạo đến mức hầu như không còn liên hệ gì đến những tiến trình thực sự đã diễn ra trên trái đất nguyên thủy.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các điều kiện được tạo ra trong phòng thí nghiệm được đơn giản hóa quá mức đến nỗi không đại dương nguyên thủy nào lại có thể đơn giản như vậy phải không?

    GIÁO SƯ: Chính xác. Tiến sĩ Kenyon nói thêm: “Các khía cạnh khác của nghiên cứu về khởi thủy sự sống đã góp phần vào sự băn khoăn ngày càng lớn của tôi về thuyết tiến hóa hóa học. Một trong số đó là KHOẢNG CÁCH quá lớn giữa hệ thống mẫu ‘tế bào nguyên thủy’ phức tạp nhất được tạo ra trong phòng thí nghiệm với tế bào sống đơn giản nhất.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Tế bào nguyên thủy” là gì?

    GIÁO SƯ: Đó là một khách thể nằm trong giả thuyết: một hệ thống có tổ chức của các vật chất vô tri được một số nhà khoa học cho rằng có thể là một bước tiến hóa để tiến tới tế bào sống đầu tiên.
    Giáo sư Kenyon viết về: “…KHOẢNG CÁCH quá lớn giữa hệ thống mẫu ‘tế bào nguyên thủy’ phức tạp nhất…và các tế bào sống đơn giản nhất.” Rồi ông tiếp: “Chẳng hạn, bất cứ ai quen thuộc với sự phức tạp về cấu trúc và sinh hóa của khuẩn gây bệnh về đường hô hấp Mycoplasma [MY-koh-plas-muh], đều sẽ có những nghi ngờ sâu sắc về tính thực tiễn của bất cứ loại nào trong số rất nhiều các loại ‘tế bào nguyên thủy’ khác nhau được tạo nên trong phòng thí nghiệm so với thực tiễn lịch sử của tế bào.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư Kenyon có nói rằng ông ấy không còn tin rằng sự sống đã tự hình thành không?

    GIÁO SƯ: Có. Ông ấy nói các hóa chất vô tri hoàn toàn không thể nào tự kết hợp với nhau thành những hợp chất đủ phức tạp để trở thành một vật chất sống…

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: (NGẮT LỜI) …cũng như cách đây hai chương trình, giáo sư Polanyi đã bày tỏ những nghi ngờ về việc mực tự bắn tung tóe lên các trang giấy để hình thành những cuốn sách đáng cho chúng ta đọc.

    GIÁO SƯ: Đúng lắm! Các vật thể vô tri không có trí thông minh hoàn toàn không thể nào tự kết hợp với nhau thành những hợp thể thông minh. Đó là độc quyền của các sinh vật có NÃO BỘ.
    Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục khám phá ngày càng sâu sắc hơn SỰ PHỨC TẠP ở mức độ di truyền học và sinh hóa học của từng loài vật sống. Mỗi khám phá mới càng khiến chúng ta khó tin hơn rằng các chất hóa học trong khí quyển và sấm chớp đã tự động tạo ra sự phức tạp đó. Và càng dễ tin hơn rằng Một Trí Khôn Ngoan Vô Hạn đã tạo dựng nên tất cả.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Quan điểm về một Đức Chúa Trời tạo hóa thông thái trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.

    Thích

  10. SỰ SỐNG VƯỢT TRÊN VẬT LÝ

    GIÁO SƯ: Phân tích nghĩa là chia nhỏ ra. .

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng ai sẽ ghép các phần lại với nhau để xem chúng tạo nên thứ gì?

    GIÁO SƯ: Hóa học và vật lý có giải thích vì sao sự sống tồn tại và sự sống đã bắt đầu như thế nào không? Một triết gia đồng thời cũng là một nhà sinh học chia sẻ những hiểu biết của mình về câu hỏi quan trọng này.

    GIÁO SƯ: Tác giả Alvin Toffler [AL-vin TOF-ler] viết: “Một trong những kỹ năng phát triển cao nhất trong nền văn minh đương đại là phân tích: mổ xẻ vấn đề ra thành các thành phần nhỏ nhất có thể. Chúng ta làm việc đó rất giỏi. Quá giỏi đến nỗi chúng ta thường quên ghép các thành phần đó lại với nhau.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trong khi các nhà khoa học chuyên mổ xẻ mọi vấn đề để phân tích, các nhà triết học lại cố ghép chúng lại với nhau – trong khuôn khổ ý tưởng. Vì vậy chúng ta thật mừng vì được khám phá những suy nghĩ của một học giả nổi tiếng trên toàn thế giới, người vừa là một nhà khoa học, vừa là một triết gia.

    GIÁO SƯ: Cố tiến sĩ Michael Polanyi [poh-LAHN-yee] là viện sĩ viện hàn lâm khoa học của bốn quốc gia. Ông giảng dạy ở hàng chục trường đại học, kể cả đại học Oxford ở Anh quốc và đại học Yale ở Hoa Kỳ.
    Giáo sư Polanyi đã giành được tiếng tăm ở cả vật lý học và khoa học xã hội. Ông là tác giả của chín cuốn sách về các đề tài khoa học, kinh tế, và triết học. Ông nổi danh nhất ở cương vị nhà triết học của khoa học.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Polanyi có viết một bài cho tạp chí chuyên ngành, Chemical and Engineering News (Thời sự Hóa Học và Kỹ Thuật). Kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1967, tạp chí này đã được xem là kinh điển trong lãnh vực này.
    Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về bài báo của cố giáo sư Micheal Polanyi có tiêu đề “Sự Sống Vượt Trên Vật lý và Hóa học.”

    GIÁO SƯ: Giáo sư Polanyi mở đầu: “Khám phá của Watson và Crick về chức năng di truyền của ADN được nhiều người tin tưởng là có khả năng chứng minh các vật sống có thể được biểu hiện…bằng các quy luật vật lý và hóa học.”
    Nhưng giáo sư Polanyi không đồng tình với quan điểm phổ biến đó. Ông tranh luận rằng cần có điều gì đó vượt trên các nguồn lực của vật lý và hóa học mới tạo ra được sự sống con người – và đặc biệt là Ý THỨC của con người.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng bộ não và cơ thể con người chứa đựng các nguồn lực vật lý và hóa học.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nhưng ông nói rằng chúng cũng chứa đựng một TRẬT TỰ mà tự bản thân vật lý và hóa học không thể cung ứng được.
    Theo lời tiến sĩ Polanyi: “Tôi có quan điểm khác với…hầu hết các nhà sinh học, vì tin chắc rằng không có cơ cấu nào – dù là một cỗ máy thực sự hay là một sinh thể có chức năng như máy móc – có thể được biểu hiện theo ngôn ngữ vật lý và hóa học.”
    Ông nói thêm: “Máy móc…có những tính năng thông minh không được tạo ra bởi sự hòa hợp tự nhiên của các nguồn lực vật lý và hóa học. Chúng không hình thành bởi cân bằng lý-hóa, nhưng được con người làm ra.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Cân bằng” nghĩa là gì?

    GIÁO SƯ: Nó có gốc Latinh là “equilibrium.”[1] Từ điển cho biết cân bằng là một thuật ngữ có nghĩa là “Một lực hoặc một hệ lực khi tác động lên một vật thì trung hòa với một lực hoặc một hệ lực khác và sinh ra sự cân bằng.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, một hoặc nhiều lực trung hòa với một lực khác, và hiệu quả cuối cùng là SỰ CÂN BẰNG.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Giáo sư Polanyi nói máy móc “…không được hình thành bởi cân bằng lý-hóa, nhưng được con người làm ra.”
    Ông dùng từ “nhân tạo” trong phát biểu này.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Dường như ông ấy ngụ ý rằng nếu một nhà khảo cổ học khám phá ra một chiếc đòn bẩy hay một công cụ khác, thì ông ấy sẽ xem đó là bằng chứng cho thấy con người đã từng sống ở đó.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Một nhà khảo cổ học sẽ không xem xét khả năng ngành vật lý và hóa học vào thời đó đã đủ phát triển để tạo ra một cỗ máy hay chưa. Sự có mặt của một công cụ dưới một lớp khai quật sẽ thuyết phục ông rằng một NGƯỜI LÀM RA công cụ đã từng sống vào đương thời của lớp khai quật đó.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, người làm ra công cụ hẳn đã làm ra các công cụ của mình từ các vật liệu. Nhưng tự thân vật liệu không thể tạo ra công cụ – vì không có bộ não và đôi tay của người làm công cụ.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Liệu có chính xác khi gọi các quy luật của tự nhiên là “các nguyên lý vận hành” chứ không phải là các nguyên lý cấu tạo không? Các quy luật tự nhiên chi phối phương cách vận hành của một cỗ máy hoặc một cơ thể sống – nhưng có vẻ như chúng không thể tạo nên một cỗ máy hoặc một cơ thể sống?

    GIÁO SƯ: Đó là một điểm thú vị đấy.
    Tiến sĩ Polanyi nói máy móc được điều khiển bởi hai nhóm nguyên lý. “…nguyên vật liệu của máy móc phụ thuộc vào các nguyên lý vật lý và hóa học, trong khi định dạng và tác dụng của máy móc được kiểm soát bởi các nguyên lý cấu trúc và vận hành.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư có thể nhắc lại phần trích dẫn vừa rồi được không? “…nguyên vật liệu của máy móc phụ thuộc vào các nguyên lý vật lý và hóa học,

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. “…trong khi định dạng và tác dụng của máy móc được kiểm soát bởi các nguyên lý cấu trúc và vận hành.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, máy móc vận hành tuân theo các quy luật vật lý và hóa học, nhưng chúng cần một điều gì đó bên cạnh các quy luật tự nhiên để được thiết kế và tạo nên.

    GIÁO SƯ: Chính xác.
    Trong một phần chú thích, tiến sĩ Polanyi dùng cách diễn đạt: “nội dung thông tin trên một đơn vị vật chất.” Trong các vật sống, hình dáng và chức năng phức tạp hơn rất nhiều so với một vật chất vô sinh. Nội dung thông tin trên một đơn vị vật chất của chúng cao hơn nhiều.
    Chẳng hạn như một cái cây có rễ, thân, cành và lá – được hình thành với hình dáng khá phức tạp. Nhưng sự phức tạp cao nhất trong một cây nằm ở sự trao đổi chất – quá trình giúp cây sống và phát triển.
    Vật chất sống là vật chất thông tin. Chúng chứa đựng một nội dung thông tin lớn trên một đơn vị vật chất.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi sẽ ghi nhớ điều này. “Vật chất sống là vật chất thông tin. Chúng chứa đựng một nội dung thông tin lớn trên một đơn vị vật chất.”
    Tiến sĩ Polanyi có đưa ra ví dụ nào cho nhận định này không?

    GIÁO SƯ: Có. Trước tiên ông ấy đưa ra những ví dụ về các vật vô sinh chứa đựng một thứ gì đó khác hơn là những ảnh hưởng của vật lý và hóa học. Ông viết về máy móc và sách vở trước khi áp dụng các nguyên tắc đó vào các cơ thể sống.
    Giáo sư Polanyi minh họa: “Hãy thử mô tả một chiếc máy bằng thuật ngữ lý -hóa. Một sơ đồ lý-hóa hoàn chỉnh về chiếc đồng hồ của tôi…sẽ không giúp chúng ta biết vật đó là gì.
    “Tuy nhiên, nếu chúng ta đã biết đồng hồ, chúng ta sẽ nhận ra một vật là chiếc đồng hồ nhờ mô tả…rằng đó là một vật cho biết thời gian có các kim xoay quanh một bề mặt có đánh dấu các giờ trong ngày. Chúng ta biết đồng hồ và chỉ có thể mô tả chúng bằng các từ như ‘chỉ thời gian,’ ‘kim,’ ‘mặt,’ và ‘đánh dấu,’ chứ không thể mô tả bằng các chỉ số biến thiên của vật lý, độ dài, khối lượng và thời gian.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy chúng ta mô tả một chiếc đồng hồ chính xác hơn khi nói đến CHỨC NĂNG, hơn là nói đến CẤU TẠO của nó.

    GIÁO SƯ: Chúng ta mô tả một chiếc đồng hồ có ý nghĩa hơn khi nói về chức năng, hơn là chỉ nói về cấu tạo của nó. Điểm này được đưa ra trong ví dụ minh họa thứ nhì của tiến sĩ Polanyi.
    “Bây giờ, …chúng ta hãy cùng bàn đến các loại sách và các phương tiện truyền thông khác. Một sơ đồ lý-hóa không thể cho biết gì về nội dung của một cuốn sách. Tất cả các vật thể mang thông tin không thể được đơn giản hóa bằng các thuật ngữ vật lý và hóa học.”
    Một triết lý khác được giáo sư minh họa sáng tỏ. Tiến sĩ John F. Haught [HOWT] hỏi: “Hóa học có quyết định sự kết hợp từ ngữ trong trang sách này không? Hay có điều gì không liên quan đến hóa học đưa ra sự kết hợp cụ thể nầy không?”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Dường như ông ấy ngụ ý rằng xuất bản sách vượt hơn hóa học và vật lý. In mực lên giấy không thể làm ra một cuốn sách có thể đọc hiểu được, nếu không có bản in để in mực lên giấy theo các khuôn mẫu từ ngữ có ý nghĩa.

    GIÁO SƯ: Nếu không có “nội dung thông tin,” nhà in thậm chí không biết phải dùng bảng chữ cái nào. Nên dùng bảng chữ cái Latinh, hay Trung Quốc, Ả-rập?
    Và tất nhiên, nếu cuốn sách muốn có ý nghĩa, thì nó phải có tác giả – người lựa chọn chủ đề và từ ngữ để diễn tả chủ đề đó.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Theo quan điểm hóa học, một cuốn sách đơn giản chỉ là giấy và mực…

    GIÁO SƯ: (Xen vào) …cùng với đầy đủ chỉ và keo để đóng cuốn sách đó.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng một cuốn sách chứa đựng nhiều hơn các thành tố hóa học. Đó là hóa học CỘNG VỚI THÔNG TIN.

    GIÁO SƯ: Nhưng thông tin chứa đựng trong một cuốn sách không phải là một chất được thêm vào các chất liệu vật lý. Thông tin được chứa đựng trong các mẫu mà các vật liệu hình thành nên.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sự khác biệt giữa một tác phẩm kinh điển của Nguyễn Du và những gì cậu bé nhà hàng xóm viết còn lớn hơn phân ngành hóa học về giấy và mực ứng dụng trong ngành in.

    GIÁO SƯ: Giáo sư Polanyi nâng mức độ phức tạp từ những cuốn sách lên máy móc, chỉ ra rằng bất cứ cỗ máy có thể làm việc nào cũng có sự phức tạp cho thấy một nội dung thông tin cao.
    Sau đó ông tiếp: “Đến đây, chúng ta có thể chuyển những điều đã rút ra được từ máy móc cho CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA VẬT THỂ SỐNG GIỐNG VỚI MÁY MÓC. Lấy một vài ví dụ từ các động vật bậc cao – các cơ quan trong hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, và điều hòa thân nhiệt của chúng. Hãy nghĩ đến hình thái giải phẫu học và cách chúng vận hành để thực hiện các chức năng. Không một khái niệm nào trong số đó có thể được định nghĩa bằng thuật ngữ vật lý và hóa học.
    Nếu hóa học và vật lý không thể tạo ra sự sắp xếp từ ngữ thông minh trên một trang giấy in, thì tại sao một người thông minh lại cho rằng hóa học và vật lý có thể tạo ra cấu trúc xoắn kép cực kỳ phức tạp của một phân tử ADN?…Hay một trí óc đoạt giải Nobel có khả năng phân tích phân tử đó?

    Thích

  11. CÓ THỂ CHÚNG TA ĐỀU LÀ NGƯỜI SAO HỎA
    GIÁO SƯ.: Một nhà khoa học vũ trụ có nói rằng: “Có thể chúng ta đều là người sao Hỏa!”
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   (NGẠC NHIÊN)  Ông ấy nói như vậy là có ý gì thưa giáo sư?
     
    GIÁO SƯ.: Hãy cho tôi 15 phút, và chúng ta sẽ thảo luận về điều đó – và cả về các tàu vũ trụ đã thăm dò bề mặt sao Hỏa.
     
    GIÁO SƯ.: Nhà thiên văn học Carl Sagan  có viết rằng: “Nhiều năm trước đây, có một nhà xuất bản báo chí gửi một bức điện tín cho một nhà thiên văn học nổi tiếng với nội dung như sau: ‘Hãy gửi cho chúng tôi một bức điện tín năm trăm từ cho biết liệu sự sống có tồn tại trên sao Hỏa hay không.’ Nhà thiên văn học nhiệt tình trả lời: “Không ai biết, không ai biết, không ai biết…’ 250 lần.”
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   (CƯỜI)   Bây giờ vẫn như vậy sao? Hay là hai tàu vũ trụ đáp xuống sao Hỏa vào tháng Một, 2004, đã chứng minh được có một dạng sống nào tồn tại ở đó?
     
    GIÁO SƯ.: Không, họ thậm chí vẫn chưa tìm ra được dạng sống đơn giản nhất ở đó. Nhưng việc tiêu tốn hơn 800 triệu đô-la để nghiên cứu về khả năng tồn tại của sự sống trên sao Hỏa cho thấy có rất nhiều người khao khát muốn biết điều đó. Tàu thăm dò sao Hỏa số 1, được đặt tên Spirit, đáp xuống hành tinh đỏ vào ngày 4 tháng Một năm 2004. Tàu thăm dò sao Hỏa số 2, với tên gọi Opportunity, hạ cánh ba tuần sau đó.
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Vì sao mà phải tốn công tốn của nhiều đến thế? 
     
    GIÁO SƯ.: Sự hiếu kỳ khoa học là một phần lý do. Một số nhà khoa học cũng nói rằng họ hy vọng sẽ tìm ra liệu có phải vì nhiệt độ trên sao Hỏa từ xưa đến nay đều quá thấp nên những dạng sống như con người không thể sống ở đó được. Nếu ở đó đã từng có những dạng sống phức tạp, nhiều nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra tại sao nhiệt độ lại trở nên lạnh quá sức như vậy, và có thể hình dung ra làm thế nào để giữ cho hành tinh của chúng ta khỏi bị nóng hoặc lạnh quá đến mức con người có thể bị tuyệt diệt.
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Như vậy họ có thể học được điều gì đó có giá trị thực tiễn đối với sự sống còn của chúng ta trên trái đất.
     
    GIÁO SƯ.: Vâng, có thể. Nhưng lý do mà NASA nói đến nhiều nhất là các nhà lý luận tiến hóa không thể minh chứng được rằng các vật chất vô sinh đã tiến hóa thành tế bào sống đầu tiên trên trái đất. Vài người trong số họ lý giải về sự thiếu bằng chứng bằng cách biện minh rằng tiến hóa sinh hóa có thể đã diễn ra ở đây trên trái đất, nhưng những bằng chứng đó đã bị ăn mòn. Một trang web của NASA nói rằng: “Sao Hỏa có thể là một nghĩa trang hóa thạch, ghi lại những điều kiện hóa học đã giúp hình thành nên sự sống trên trái đất, trong đó những thông tin về… khoảnh khắc đầu tiên của sự sống dường như đã bị đánh mất vĩnh viễn.”
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Giáo sư nói “một số” nhà khoa học giải thích sự thiếu bằng chứng theo cách đó. Có các giả thuyết khác không?
     
    GIÁO SƯ.: Có. Các nhà khoa học khác giải thích sự thiếu bằng chứng cho thấy các vật chất vô sinh đã tiến hóa thành tế bào sống đơn giản nhất, bằng cách suy luận rằng trái đất chưa tồn tại đủ lâu để các tiến trình tự nhiên sản sinh ra tế bào sống đầu tiên tại đây. Kỹ sư trưởng dự án Gentry Lee giải thích: “Có lẽ sự sống đã tiến hóa trước tiên trên sao Hỏa, sau đó bị bật ra khỏi bề mặt và được mang đến trái đất. Có thể chúng ta đều là người sao Hỏa!”
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   “Có thể chúng ta đều là người sao Hỏa?” Phải chăng nhà kỹ sư đó muốn nói rằng có thể tế bào sống đầu tiên đã phát triển trên sao Hỏa, và có thể chúng ta có nguồn gốc từ đó?
     
    GIÁO SƯ.: Không nhất thiết phải là tế bào sống, nhưng ông ấy hy vọng rằng ít nhất một vài chất hóa học hữu cơ như a-xít a-min có thể đã phát triển trên sao Hỏa và di chuyển đến trái đất, cho rằng đó là bước đầu tiên hình thành nên sự sống trên trái đất.
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Nếu họ tìm ra đúng như vậy, điều đó có nghĩa rằng chúng ta đều là người sao Hỏa – theo nghĩa là một vài vật chất sống trên sao Hỏa là tổ tiên xa xôi của chúng ta.
     
    GIÁO SƯ.: Như vậy đó là một động lực để tàu vũ trụ khám phá sao Hỏa – để tìm bằng chứng cho thấy sự sống đã tiến hóa ở đó. Bởi vì các nhà khoa học thừa nhận họ không có bằng chứng nào cho thấy các sinh vật sống đã tiến hóa trên trái đất từ các hóa chất vô cơ. 
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Tôi biết được từ các báo cáo tin tức rằng điều chính yếu họ đang tìm kiếm, là nước. NASA lựa chọn vùng hạ cánh cho hai tàu Spirit và Opportunity bởi vì những địa điểm đó trông có vẻ như đã từng có nước. 
     
    GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Các tàu sao Hỏa trước đó đã khám phá ra hê-ma-tít, một khoáng chất thường được hình thành khi có nước, mặc dù nó cũng có thể được hình thành theo những cách khác. Họ tin rằng nếu tìm ra nước trên sao Hỏa, thì đó chính là dấu hiệu của sự sống trong quá khứ hoặc ở hiện tại.    
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Chúng ta thường nghe câu nói: “Ở đâu có nước, ở đó có sự sống.” Điều đó có đúng không? 
     
    GIÁO SƯ.: Chính xác hơn thì phải nói rằng: “Ở đâu có sự sống, ở đó có nước.” Các sinh vật sống có chứa nước, nhưng không phải tất cả nước đều chứa đựng sự sống. Các tế bào sống có nhiều thành phần hơn là chỉ có H2O. 
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Tôi sẽ viết điều này xuống. (TIẾNG VIẾT TRÊN GIẤY)  “Các tế bào sống có nhiều thành phần hơn là chỉ có H2O.”
     
    GIÁO SƯ.: Những người tạo ấn tượng rằng nước tương đương với sự sống đang “dựng nên một ngọn núi từ chỉ một phân tử.” Họ nói về một thành phần nhỏ của sự sống cứ như đó là cả sự sống. 
    Tiến sĩ sinh học Michael Behe [BEE-hee] chỉ ra sự sai lầm của việc ngây ngô suy luận rằng nước tương đương với sự sống. Ông nói: “Điều đó cũng giống như nói rằng nếu chúng ta tìm thấy sắt trên sao Hỏa, thì chúng ta sẽ tìm thấy xe hơi, bởi vì xe hơi có chứa sắt.  …Không ai có được ý tưởng mơ hồ nhất về việc làm thế nào để có thể đi từ những hóa chất đơn giản, cùng với hoặc không cùng với nước, đến tế bào sống đầu tiên.  …Đó chỉ là một ví dụ về cách nghĩ khác…trong các sách giáo khoa: ‘điều đó phải xảy ra như vậy.’”    
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Có phải ông ấy ngụ ý rằng tác giả các sách giáo khoa đang lờ đi một điều gì đó?
     
    GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Nhà sinh học, ký giả khoa học Isaac Asimov thừa nhận rằng các dữ kiện khoa học không buộc ông phải chấp nhận thuyết tiến hóa và chối bỏ một sự giải thích khác về khởi nguồn của sự sống. Thuyết vô thần đã đưa ông đi theo hướng đó.
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Thật không? Ông ấy đã nói gì?
     
    GIÁO SƯ.: Trong Bách khoa toàn thư về Khoa học & Công nghệ của Asimov, ông viết: “Suốt gần một thế kỷ người ta cho rằng Pasteur đã đưa ‘thuyết tự sinh’ vào quên lãng. Nhưng…Pasteur chỉ bác bỏ thuyết tự sinh theo những điều kiện đặc biệt trong thí nghiệm của ông. Ông lưu giữ các dung dịch vô ích suốt bốn năm mà không hề có sự sống phát sinh, nhưng nếu ông ấy giữ những dung dịch đó suốt hàng tỉ năm thì sao?…”  
                     Ông tiếp: “Suy cho cùng, từ sự thật đơn giản là chúng ta đang tồn tại, chúng ta bị buộc phải giả luận rằng từ xa xưa ít nhất đã có một trường hợp tự sinh xảy ra (giả luận xa hơn là không xét đến sự tạo dựng siêu nhiên).”
     
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   (NGẠC NHIÊN)  Như vậy ông ấy chỉ “giả thuyết” loại trừ sự tạo dựng siêu nhiên? Ông ấy chỉ “giả thuyết” là Đức Chúa Trời không tồn tại?
     
    GIÁO SƯ.: Chính xác! Ông ấy nhận ra không có bằng chứng nào về sự tự sinh – tức là thiên nhiên sinh ra sự sống từ vật chất vô sinh. Nhưng ông ấy lại ủng hộ ý tưởng chưa được chứng minh đó, thay vì ý tưởng Đức Chúa Trời là Đấng tạo hóa. 
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Nếu tôi hiểu đúng, thì giáo sư đang nói rằng một số người có tham gia vào việc thăm dò sao Hỏa muốn tìm ra bằng chứng rằng sự tự sinh đã diễn ra tại đó. Điều đó sẽ thuyết phục họ rằng sự tự sinh có thể cũng đã diễn ra trên trái đất, nhưng bằng chứng đó đã bị ăn mòn mất.
     
    GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Sagan nói nếu sự sống chỉ tồn tại trên trái đất, thì đó có thể là một phép lạ của Chúa. Nhưng trong tâm trí ông, nếu sự sống tồn tại ở hai hoặc nhiều nơi, sẽ minh chứng rằng sự sống đã tự hình thành bởi các tiến trình tự nhiên, mà không cần có Đức Chúa Trời. 
    Sagan tin một cách sốt sắng vào sự sống ngoài trái đất. Nhưng chính ông cũng nhận thức rằng: “…cốt lõi của sự sống không nằm ở các nguyên tử và phân tử đơn giản tạo nên chúng ta, nhưng nằm ở cách chúng được đặt vào với nhau.”  
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Điều đó nghe có vẻ hợp lý. “Các nguyên liệu” chỉ là một phần trong công thức nấu ăn. Chúng ta cần một đầu bếp – để kết hợp các nguyên liệu theo tỉ lệ thích hợp, rồi nấu chúng ở nhiệt độ thích hợp trong một khoảng thời gian thích hợp.
     
    GIÁO SƯ.: Hơn một thế kỷ trước, một trong những người bạn của Darwin thừa nhận rằng nguyên nhân ông ấy tin vào thuyết tiến hóa không hoàn toàn là khoa học. Ông ấy sử dụng cùng một từ với Asimov, đó là “giả thuyết.”
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Đó là người bạn nào của Darwin vậy? 
     
    GIÁO SƯ.: Aldous Huxley.   Ông ấy viết: “Tôi có những động cơ để mong muốn thế giới không có ý nghĩa; cho nên cứ giả định rằng nó không có, và tôi có thể dễ dàng tìm ra những lý do thỏa mãn giả định này. Triết gia tìm thấy sự vô nghĩa trong thế giới không bận tâm đặc biệt về một vấn đề thuần túy siêu hình…”
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Không chỉ là một vấn đề triết học.
     
    GIÁO SƯ.: Huxley tiếp: “Ông ấy cũng quan tâm đến việc chứng minh rằng không có lý do thực sự nào khiến ông ấy không làm những việc ông ấy muốn. Với tôi, cũng như hầu hết bạn bè tôi, triết lý về sự vô nghĩa cơ bản là một công cụ giải thoát khỏi một hệ thống luân lý nhất định. Chúng tôi phản đối đạo đức bởi vì nó cản trở sự tự do luyến ái của chúng tôi.   …Có một phương pháp đơn giản đáng ngưỡng mộ để chúng tôi bác bỏ những người này và biện minh cho mình trong cuộc nổi loạn tình dục: đó là chúng tôi sẽ phủ nhận và cho rằng thế giới chẳng có ý nghĩa gì cả.”
     
    NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ nghe ai thừa nhận rằng đây là nguyên do thật sự khiến họ từ chối tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng tạo hóa.
     
     
    GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Ước muốn tìm ra sự sống ở một nơi nào đó trên thế giới, có những động lực vượt ra ngoài sự hiếu kỳ khoa học. Carl Sagan từng nói sự sống trên một hành tinh là một phép lạ, nhưng tìm ra sự sống trên một hành tinh thứ hai sẽ chứng minh rằng sự sống là một hiện tượng tự nhiên. Điều đó khiến ông muốn sự sống tồn tại trên sao Hỏa. 
                     Vì những hình ảnh và dữ liệu vẫn tiếp tục được gửi về từ sao Hỏa, hãy cẩn thận với cách suy diễn của họ. Một số nhà khoa học sẽ cố  lợi dụng và diễn đạt chúng theo chủ ý của mình. Những người vô thần ngủ ngon hơn khi họ tìm ra vài cái móc chỉ hơi đáng tin cậy để treo sự thiên vị của họ lên – để lý giải sự tồn tại của chúng ta mà không cần phải nhận biết một Đấng tạo hóa buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình.

    Thích

  12. AI ĐANG ĐỨNG LỘN NGƯỢC
    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, cuốn sách trên bàn giáo sư sao trông lạ vậy? Bức ảnh người đàn ông trên bìa sách bị lộn ngược!

    GIÁO SƯ: Nó được chủ ý in như vậy đấy. Trước đây các nhà phê bình đã nói anh ta đúng nhưng gần đây anh ta lại thay đổi quan điểm của mình. Anh ấy nói thế giới quan của anh trước đây bị đảo lộn và bây giờ anh đã sửa lại cho đúng.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Dù nói theo cách nào, thì người đàn ông này cũng đã thay đổi 180 độ quan điểm của mình về một vấn đề quan trọng. Hãy cùng thảo luận về việc này.

    GIÁO SƯ: Bên cạnh bức ảnh đảo ngược, bìa sách còn có một nét bất thường nữa. Một phần bản in bị gạch xóa và được sửa lại bằng nét bút viết tay. Cụm từ “Không có Đức Chúa Trời” được sửa lại thành “Có một Đức Chúa Trời.” Tựa sách có thêm phần phụ đề “Nhà vô thần nổi tiếng nhất thế giới đã thay đổi quan điểm của mình như thế nào.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi thấy tác giả của cuốn sách là nhà triết học người Anh, giáo sư Antony Flew [AN-tun-ee FLOO]. Ba năm trước ông ấy đã thay đổi quan điểm và tin chắc rằng Đức Chúa Trời có tồn tại.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nhưng giáo sư Flew có một đồng tác giả. Một bài phê bình trên tờ New York Times tuyên bố rằng vị đồng tác giả này đã “đặt lời nói vào miệng Flew” – tức trích dẫn ý kiến của mình cứ như thể Flew còn tin chắc vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời hơn cả chính mình.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhà phê bình đó là ai vậy?

    GIÁO SƯ: Mark Oppenheimer [OP-uh-hy-mer], một nhà báo nói rằng trước đó ông đã phỏng vấn Flew, khi Flew còn là một người vô thần. Ông ấy thấy thật khó tin là Flew đã thay đổi quan điểm của mình và nói những điều như trong cuốn sách.
    Oppenheimer viết: “Với năng lực đang tuột dốc, Antony Flew, một người đã cống hiến đời mình cho những tranh luận sáng suốt, chỉ còn là một biểu tượng, một chiến tích trong trận chiến của những người có công việc ông không hiểu trọn vẹn.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Phát biểu đó có chính xác không?

    GIÁO SƯ: Không. Một bài báo trên ấn bản vào ngày 14 tháng Mười một năm 2007 của Publishers Weekly nói rằng đồng tác giả của Flew không hề bóp méo những giải thích và quan điểm của Flew.
    Bài báo mở đầu: “Trong phần điểm sách, Oppenheimer mô tả Flew như là một người bị lão suy bị lôi kéo và lợi dụng bởi các Cơ đốc nhân Tin lành cho mục đích riêng của họ.”
    Nhà xuất bản của Flew tuyên bố: “Phê bình, đặt câu hỏi và tranh luận về những lý lẽ trong cuốn sách là một chuyện. Nhưng Oppenheimer đã không làm như vậy – ông ta đã xâm phạm sự chính trực của tác giả cũng như của chúng tôi. Có vẻ như ông ta chỉ xem đây là một cơ hội để tạo dựng danh tiếng cho mình, và việc này là không đúng đắn.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là nhà phê bình đã làm nhục và cho vị đồng tác giả là không trung thực, nhằm thu hút sự chú ý?

    GIÁO SƯ: Có vẻ như vậy đấy. Rõ ràng Oppenheimer hết sức rối trí vì một trong những người biện hộ nổi tiếng nhất cho triết học vô thần giờ đây lại nói rằng ông đã chín chắn và không còn tin vào thuyết vô thần nữa. Nhà phê bình tuyệt vọng lên tiếng để bảo vệ thuyết vô thần mà tiến sĩ Flew đã loại bỏ.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có điều gì trong cuốn sách gây ấn tượng rằng những quan điểm trong đó không phải của tiến sĩ Flew mà là của vị đồng tác giả không?

    GIÁO SƯ: Không hề, nếu anh xem xét văn bản. Flew đã 84 tuổi và ở trong một tình trạng được gọi là “chứng mất ngôn ngữ” – một tình trạng gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ các tên gọi, nhưng không hề ảnh hưởng đến trí nhớ tổng quan của ông.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi từng gặp người như vậy rồi. Năng lực lý luận và hầu hết trí nhớ của họ vẫn tốt như thường. Phần duy nhất bị suy giảm là khả năng ghi nhớ các tên gọi.

    GIÁO SƯ: Nhưng Oppenheimer đã giải thích sai tình trạng “mất ngôn ngữ” này thành chứng lão suy. Và ông ta dùng sự giải thích sai lạc này để ngụ ý rằng Flew đã không viết ra cuốn sách.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bìa sách có ghi “Antony Flew cùng với Roy Abraham Varghese [var-GHEE-zee].” Chẳng phải cách ghi như vậy ngụ ý rằng một người nổi tiếng và một người ít nổi tiếng hơn đã làm việc cùng nhau, trong đó người ít nổi tiếng hơn thực hiện hầu hết công việc ghi chép lại?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy, và một vài đồng tác giả đôi khi hiểu lầm hoặc tự ý bóp méo điều người kia thực sự nói.
    Nhưng giáo sư Flew nói vị đồng tác giả của mình đã trình bày trung thực những quan điểm của ông. Ông khẳng định “Tên tôi được in lên sách và nó trình bày chính xác những quan điểm của tôi. Tôi sẽ không để một cuốn sách được in tên tôi nếu tôi không đồng ý 100% với nội dung bên trong đó. Tôi cần một người ghi chép vì tôi đã 84 tuổi, và đó chính là vai trò của Roy Varghese. Ý kiến cho rằng có ai đó đã lợi dụng tôi vì tôi đã già là hoàn toàn sai lệch. Đây là cuốn sách của tôi và nó trình bày những suy nghĩ của tôi.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là giáo sư Flew đã không trực tiếp đánh máy nội dung vào máy vi tính.

    GIÁO SƯ: Nhưng đó chính là những suy nghĩ của ông. Đồng tác giả Varghese đã thực hiện vô số các cuộc vấn đáp và trao đổi với ông, cũng như bổ sung thêm vào đó các tài liệu mà Flew đã viết từ trước.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giờ thì chúng ta đã xác minh là cuốn sách trình bày chính xác những suy nghĩ của giáo sư Flew, vậy ông ấy nói gì trong cuốn sách đó?

    GIÁO SƯ: Ông ấy trình bày rất nhiều những quan điểm thú vị mà chúng ta sẽ phải mất vài chương trình mới thảo luận hết. Hôm nay, chúng ta hãy cùng thảo luận về chương có tựa đề “Cuộc Hành Hương Của Lý Trí.”
    Ông mở đầu với một hình ảnh minh họa: “Hãy tưởng tượng có một chiếc điện thoại kết nối vệ tinh bị trôi dạt vào một bờ biển ở một hòn đảo xa xôi trên đó có một bộ lạc chưa hề tiếp xúc với nền văn minh hiện đại. Những người thổ dân chơi với các con số trên mặt điện thoại và nghe có tiếng nói… Trước tiên họ kết luận đây là thiết bị tạo ra âm thanh. Một số thổ dân thông minh hơn, những nhà khoa học của bộ lạc, làm ra một mô hình giống hệt và lại bấm số. Họ lại nghe có tiếng nói. Kết luận như đã quá rõ ràng với họ. Sự kết hợp đặc biệt của các tinh thể, kim loại và hóa chất này tạo ra thứ giống như tiếng người, và điều này có nghĩa tiếng nói đơn giản là đặc tính của thiết bị này.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Những người thổ dân nghĩ rằng chiếc điện thoại kết nối vệ tinh tạo ra âm thanh, chứ không phải nhận những âm thanh đó từ một nguồn khác.

    GIÁO SƯ: Giáo sư Flew tiếp: “Nhưng nhà thông thái của bộ lạc cho gọi các nhà khoa học đến để thảo luận. Ông đã suy nghĩ lâu và kỹ…và đã đi đến kết luận: âm thanh truyền qua thiết bị này phải đến từ những con người giống như họ, những người đang sống và có nhận thức mặc dù sử dụng một ngôn ngữ khác. Thay vì cho rằng âm thanh chỉ đơn giản là đặc tính của chiếc điện thoại, họ nên điều tra khả năng thông qua một mạng lưới thông tin liên lạc bí ẩn nào đó họ đang ‘tiếp xúc’ với những con người khác. Có lẽ những tìm tòi sâu hơn theo hướng này có thể dẫn đến một tầm hiểu biết rộng lớn hơn về thế giới bên ngoài hòn đảo của họ. Nhưng các nhà khoa học chỉ cười nhà thông thái và nói: ‘Xem này, khi chúng ta phá hỏng thứ đó, thì không còn âm thanh nữa. Vậy rõ ràng đây chỉ là những âm thanh được tạo ra bởi sự kết hợp độc đáo của pin, các bản mạch in và các đi-ốt phát quang mà thôi.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư Flew dùng câu chuyện này để minh họa điều gì?

    GIÁO SƯ: Ông giải thích: “Trong câu chuyện này chúng ta thấy thật dễ dàng để những lý thuyết đã hình thành từ trước định hình cách chúng ta xem xét bằng chứng thay vì để cho bằng chứng định hình lý thuyết của mình. …Và với tôi, trong đó còn chứa đựng sự nguy hiểm đặc biệt…của thuyết vô thần giáo điều. Hãy xét những phát ngôn như ‘Chúng ta không nên tìm một lời giải thích về việc thế giới đã tồn tại như thế nào; nó đang tồn tại và như vậy là đủ rồi’ hay ‘Bởi vì chúng ta không thể chấp nhận một nguồn sự sống siêu việt, nên chúng tôi chọn tin điều không thể xảy ra: đó là sự sống tình cờ nảy sinh từ vật chất’ hay ‘Các định luật vật lý là “các định luật không có quy luật” nảy sinh từ chỗ trống không.’”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đó là những lý lẽ những người vô thần hay đưa ra. Vốn từng là một nhà vô thần, giáo sư Flew trả lời họ như thế nào?

    GIÁO SƯ: Ông nói: “Bây giờ để tạo một tranh luận sáng suốt rằng vấn đề là như vầy như vầy thì tất yếu phải đưa ra những lý lẽ để ủng hộ cho vấn đề đó. …Bởi vì nếu phát ngôn thực sự sáng suốt và là một tranh luận, nó phải thực sự đưa ra những lý lẽ đứng về phía mình từ khoa học và triết học. Và bất kỳ điều gì chống lại phát ngôn đó, hay muốn thuyết phục người nói rút lại và thừa nhận rằng đó là một lầm lẫn, phải được đưa ra. Nhưng nếu không có lý lẽ và bằng chứng nào được đưa ra để hỗ trợ, thì cũng không có lý lẽ hay bằng chứng nào cho thấy đó là một tranh luận sáng suốt.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy một người phải lượng định tất cả các bằng chứng – những cơ sở lập luận ủng hộ cho ý kiến, và những cơ sở lập luận chống lại ý kiến đó.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Trong câu chuyện, nhà thông thái đã gợi ý rằng nếu không điều tra mọi mặt của vấn đề sẽ khiến bộ lạc không hiểu được thế giới bên ngoài cùng với công nghệ ở đó.
    Giáo sư Flew giải thích: “Ngày nay những người không theo thuyết vô thần dường như không có bằng chứng nào thuyết phục được những người vô thần giáo điều có vẻ ngoài như có tư duy khoa học rằng mọi sự trên đời đều không phải ngẫu nhiên mà có và thừa nhận ‘Phải có một Đức Chúa Trời.’ Vì vậy tôi đặt ra cho những người bạn vô thần cũ của tôi một câu hỏi trọng tâm đơn giản: ‘Điều gì phải xảy ra hay phải được chứng minh là đã xảy ra để đưa ra cho quý vị một lý lẽ khiến quý vị ít nhất phải cân nhắc đến sự tồn tại của một Trí tuệ siêu phàm?’”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Những sự thật nào một người vô thần cần phải thấy, để ít nhất người đó nghĩ về khả năng có một ai đó thông minh hơn con người tồn tại?

    GIÁO SƯ: Flew nói rằng việc ông thay đổi từ vô thần sang tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời, là một “cuộc di trú” kéo dài hai thập kỹ suy nghĩ cẩn trọng. Trong vài chương trình tới, chúng ta sẽ cố khám phá ra: Liệu giáo sư Flew đang đứng lộn ngược, hay giáo sư Flew đang đứng bình thường.

    Thích

  13. AI VIẾT ĐỊNH LUẬT TỰ NHIÊN

    GIÁO SƯ: Có hai điều cùng đồng hành với giáo sư Antony Flew cả cuộc đời: Tâm trí của ông tập trung vào “những câu hỏi lớn” – và ông đã quyết định thành thật đi theo các chứng cứ, dù chúng dẫn đến đâu.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng khi có thêm nhiều thông tin khoa học được khám phá, nguyên tắc đó đã đưa ông đến chỗ phải thay đổi – để đạt đến một kết luận hoàn toàn trái ngược với những quan điểm ban đầu của ông.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, ông vừa đề cập rằng “những câu hỏi lớn” luôn chiếm hữu tâm trí giáo sư Flew. Vậy những câu hỏi nào được ông ấy xem là “lớn”, hay quan trọng?

    GIÁO SƯ: Đến phần cuối của chương 4 trong cuốn sách Có một Đức Chúa Trời của ông, giáo sư Flew trả lời: “Thứ nhất là câu hỏi đã làm rối trí và vẫn tiếp tục làm rối trí những nhà khoa học thích suy tư: Từ đâu mà có các định luật của tự nhiên? Thứ hai là…sự sống đã hình thành từ tình trạng không có sự sống…như thế nào? Và thứ ba là…vũ trụ đã…hình thành như thế nào?
    Ông đặt tựa cho chương 5 là “Ai đã viết các định luật tự nhiên?” Ông mở đầu: “Có lẽ tranh luận phổ biến nhất về sự tồn tại của Đức Chúa Trời là cái gọi là tranh luận về sự hình thành thế giới. Theo tranh luận này, những thiết kế chúng ta nhìn thấy trong thiên nhiên gợi ý về sự tồn tại của một Nhà thiết kế kỳ diệu.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một số người gọi đây là “tranh luận từ thiết kế.” Những người khác gọi đây là “tranh luận về thiết kế.”

    GIÁO SƯ: Giáo sư Flew nói: “Tôi vẫn thường nhấn mạnh rằng đây thật sự là một tranh luận về thiết kế từ trình tự, vì những tranh luận như vậy phát sinh từ trình tự có thể nhận thấy được trong tự nhiên để bày ra những chứng cứ về thiết kế, và vì vậy, cũng về một Nhà thiết kế nữa.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Suốt hơn bảy thập kỷ là một người vô thần, giáo sư Flew chối bỏ tranh luận về thiết kế này. Điều gì đã khiến ông ấy thay đổi?

    GIÁO SƯ: Ông ấy nói: “Những tiến triển trong hai lãnh vực cụ thể đã đưa tôi đến kết luận này. Thứ nhất là câu hỏi về nguồn gốc của các định luật trong tự nhiên và những quan điểm có liên quan của các nhà khoa học hiện đại xuất sắc. Thứ hai là câu hỏi về khởi nguyên của sự sống và sự sinh sôi nảy nở.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông ấy định nghĩa “các định luật của tự nhiên” như thế nào?

    GIÁO SƯ: Ông ấy trả lời: “Về định luật, tôi chỉ đơn giản ngụ ý về tính quy tắc…trong tự nhiên.” Một ví dụ là định luật thứ nhất về chuyển động của Niu-tơn…

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: …“Vật đang đứng yên sẽ cứ đứng yên nếu không bị tác động bởi ngoại lực; vật đang chuyển động sẽ cứ chuyển động nếu không bị tác động bởi ngoại lực.”

    GIÁO SƯ: Đó là “tính quy tắc” hay “định luật,” bởi vì nó mô tả cách vận động căn bản của một bộ phận trong tự nhiên. Giáo sư Flew chỉ ra: “Điểm quan trọng không chỉ là có những quy tắc trong tự nhiên, mà là những quy tắc này chính xác về mặt toán học, phổ quát, và ‘gắn liền với nhau.’”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng tác động nhịp nhàng với nhau.

    GIÁO SƯ: Giáo sư Flew đặt vấn đề này vào một góc nhìn: “Câu hỏi chúng ta nên đặt ra là tự nhiên đã được gói sẵn theo khuôn mẫu này như thế nào. Đây chắc chắn là câu hỏi mà các nhà khoa học từ Newton cho đến Einstein và Heisenberg đã đặt ra – và đã trả lời. Câu trả lời của họ là Trí tuệ của Đức Chúa Trời.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vài thế kỷ trước, đây là một quan điểm chung giữa vòng các nhà khoa học, kể cả Isaac Newton và James Maxwell. Nhưng các nhà khoa học ngày nay có nhắc gì về những điều như “Trí tuệ của Đức Chúa Trời” không?

    GIÁO SƯ: Có. Một ví dụ điển hình là nhà vũ trụ học người Anh, tiến sĩ Stephen Hawking. Hawking giữ vị trí mà Isaac Newton đã nắm giữ suốt cuộc đời mình, giáo sư toán học cao cấp tại Đại học Cambridge.
    Tiến sĩ Hawking trả lời một người phỏng vấn: “Càng khám phá về vũ trụ, chúng ta càng thấy nó được tể trị bởi những quy luật sáng suốt.” Cuốn sách của ông A Brief History of Time (Lược sử thời gian) nằm trong danh sách các sách bán chạy nhất tại Anh trong suốt năm năm. Trong đó, Hawking thảo luận câu hỏi vì sao chúng ta tồn tại và vì sao vũ trụ tồn tại. Ông nói: “Nếu chúng ta tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, đó sẽ là niềm hân hoan lớn lao nhất cho nền lý luận của nhân loại – vì lúc đó chúng ta sẽ biết về trí tuệ của Đức Chúa Trời.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi có đọc được những phát ngôn mâu thuẫn về những điều Einstein tin. Một đoạn trích dẫn từ lời của ông là “Tôi muốn biết Đức Chúa Trời đã tạo dựng thế giới này như thế nào… Tôi muốn biết suy nghĩ của Ngài, phần còn lại là phần triển khai chi tiết.” Nhưng một vài tác giả lại tuyên bố Einstein là một người vô thần..

    GIÁO SƯ: Einstein đáp lại câu hỏi đó: “Tôi không phải là một người vô thần… Chúng ta đang ở vị thế của một đứa trẻ nhỏ bước vào một thư viện khổng lồ đầy các sách viết bằng nhiều ngôn ngữ. Đứa trẻ biết có ai đó đã viết những cuốn sách. Nhưng nó không biết những sách đó được viết như thế nào. Nó không hiểu những ngôn ngữ được viết trong các sách đó. Đứa trẻ mơ hồ nghi vấn về một trật tự bí ẩn nào đó trong việc sắp xếp các sách nhưng nó không biết trật tự đó là gì. Với tôi, có vẻ như đó chính là thái độ của con người thông minh nhất đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta nhìn thấy vũ trụ được sắp xếp cách tuyệt hảo và tuân theo những quy tắc nhất định nhưng chỉ hiểu mơ hồ về những quy tắc này…”
    Một lần khác Einstein nói Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình qua những định luật của vũ trụ.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Einstein đôi khi viết về “một trí tuệ siêu việt,” “một sức mạnh lý luận siêu phàm,” và “quyền năng bí ẩn điều hành các chòm sao.”

    GIÁO SƯ: Ông cũng viết: “Bất kỳ ai nghiêm túc theo đuổi khoa học đều tin rằng những quy luật tự nhiên bày tỏ sự hiện diện của một vị Thần siêu việt hơn hẳn loài người, và trước mặt vị Thần đó con người có sức mạnh lớn nhất cũng phải hạ mình.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bên cạnh Einstein, có nhà khoa học đoạt giải Nobel nào cũng bày tỏ niềm tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời không?

    GIÁO SƯ: Có. Nhà vật lý học đoạt giải Nobel Erwin Schrödinger [SHROH-ding-er] phát biểu: “Bức tranh khoa học của thế giới quanh tôi là không đầy đủ. Nó cho tôi rất nhiều thông tin thực tế, sắp đặt tất cả những kinh nghiệm của con người theo một trật tự nhất quán đẹp lộng lẫy, nhưng lại yên lặng cách rùng rợn về những điều gần với tấm lòng chúng ta, những điều thật sự quan trọng đối với chúng ta… Nó không biết gì về đẹp hay xấu, tốt hay không tốt, Đức Chúa Trời và sự vĩnh cửu. Khoa học đôi khi giả vờ trả lời các câu hỏi trong phạm vi này, nhưng câu trả lời thường quá ngây ngô đến mức chúng ta ít khi xem chúng là nghiêm túc.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi cũng đọc rằng Schrödinger đã gọi quan niệm về Đức Chúa Trời là “quan niệm tuyệt vời nhất mà con người có được.”

    GIÁO SƯ: Nhà khoa học đoạt giải Nobel Max Planck nói: “Không bao giờ có sự đối đầu thực sự nào giữa tôn giáo và khoa học; vì cái này là phần bổ sung của cái kia.” Ông cũng nói: “Tôn giáo và khoa học tự nhiên đang cùng đánh một trận thập tự chinh không ngơi nghỉ cũng không có hồi kết để chống lại chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa giáo điều, chống lại sự vô tín và mê tín…”
    Nhà vật lý lượng tử đoạt giải Nobel Paul Dirac [dee-RAHK] nhận định: “Đức Chúa Trời là một nhà toán học ở cấp độ rất cao và Ngài sử dụng những thuật toán cao cấp để tạo dựng vũ trụ.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là, có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng đồng ý rằng những khám phá của họ phù hợp với tranh luận về sự thiết kế – và ngụ ý rằng một Đấng tạo hóa cực kỳ thông minh, là Đức Chúa Trời, có tồn tại.

    GIÁO SƯ: Nhà khoa học đoạt giải Templeton Paul Davies [DAY-vees] cũng nhất trí: “Khoa học chỉ tiến lên được nếu một nhà khoa học chấp nhận một thế giới quan thần học căn bản. …Thậm chí việc nhà khoa học có tư tưởng vô thần nhất cũng đã lấy đức tin chấp nhận sự tồn tại của một trật tự có quy luật trong tự nhiên, là việc chúng ta có thể hiểu được phần nào.” Các quy luật của tự nhiên được viết theo mật mã vũ trụ mà các nhà khoa học đang giải mã. Davies nói sự phức tạp chúng ta khám phá được trong tự nhiên quá “diệu vợi” đến mức “gợi đến một dạng thức tồn tại ẩn chứa sâu trong đó.”
    Nhà triết học tại Đại học Oxford John Foster tin rằng cách giải thích tốt nhất về lý do tự nhiên vận hành theo một quy luật khoa học là bởi vì trí tuệ của Đức Chúa Trời đã tạo nên tự nhiên. Ông nói, hoàn toàn hợp lý khi nghĩ rằng Đức Chúa Trời “tạo nên các định luật bằng cách áp đặt các quy tắc vào thế giới…”
    Triết gia khoa học Richard Swinburne [SWIN-burn] lý luận rằng một Đức Chúa Trời có thân vị chính là cách giải thích tốt nhất về cách các định luật tự nhiên vận hành.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trong chương trình trước của chúng ta, giáo sư Flew đã minh họa một vấn đề bằng cách nhắc đến một bộ lạc ban sơ khám phá một chiếc điện thoại kết nối vệ tinh. Ông hình dung ra cách những người thổ dân tranh cãi về việc liệu chiếc điện thoại tạo ra âm thanh, hay nó chỉ chuyển tiếp âm thanh từ người nói ở một nơi xa xôi nào đó.

    GIÁO SƯ: Trong chương này, một lần nữa ông nhắc đến điều đó, rằng: “…Những định luật của tự nhiên tạo nan đề cho những người vô thần bởi vì chúng là tiếng nói của sự sáng suốt được nghe thấy nhờ những cơ chế của vật chất.”
    Tiến sĩ Paul Davies nói: “Khoa học dựa trên giả thuyết rằng vũ trụ hoàn toàn hợp lý và chặt chẽ ở mọi cấp độ. Những người vô thần tuyên bố rằng các định luật tự nhiên tồn tại cách ngẫu nhiên và rằng vũ trụ rút cục chỉ là điều ngớ ngẩn.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có lẽ con người nổi tiếng nhất có suy nghĩ như vậy là nhà vật lý học đoạt giải Nobel, tiến sĩ Stephen Weinberg, là một người vô thần. Ông nói: “Vũ trụ càng có vẻ dễ hiểu, thì nó càng vô nghĩa. Nỗ lực để hiểu được vũ trụ là một trong rất ít những điều nâng cuộc sống con người lên hơn mức hài kịch một chút, và ban cho cuộc sống đó một ít ân huệ của bi kịch.”

    GIÁO SƯ: Giáo sư Flew phản ứng: “Là một nhà khoa học, tôi thấy điều này thật khó chấp nhận.” Vũ trụ được sắp xếp theo một phương thức chặt chẽ, trật tự. Vì vậy óc lô-gic của chúng ta nhận thấy vũ trụ là công việc của một kỹ sư và nhà xây dựng lô-gic.
    Từng là một người vô thần, tiến sĩ Flew kết luận chương 5 trong cuốn sách Có một Đức Chúa Trời của ông bằng những lời sau: “Các nhà khoa học dựa vào Trí tuệ của Đức Chúa Trời không chỉ thúc đẩy một loạt những tranh luật hay tiến trình…lý luận. …Với cá nhân tôi, đó là một khải tượng rõ ràng và không thể bác bỏ được.”

    Thích

  14. SỰ THẬT LỚN ĐẾN MỨC KHOA HỌC KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, vũ trụ đã khởi đầu như thế nào? Có phải thực thể được tạo thành từ chỗ hư vô không? Có thể nào thực thể được tạo thành từ chỗ hư vô không?

    GIÁO SƯ: Con người đã đặt ra nhiều câu hỏi cực kỳ quan trọng trong suốt nhiều thế kỷ qua. Thật may mắn, trong thế kỷ hai mươi mốt chúng ta đã có được những câu trả lời tốt hơn những người đã đặt ra những câu hỏi đó.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vũ trụ đã hình thành như thế nào?

    GIÁO SƯ: Khoa học và triết học vũ trụ cố gắng trả lời câu hỏi quan trọng này. Triết gia nổi tiếng thế giới Antony Flew đã viết một cuốn sách có tựa đề The Presumption of Atheism, nghĩa là Giả định của Thuyết Vô Thần vào năm 1976. Ông nói ông sẽ xem như Đức Chúa Trời không tồn tại, trừ khi các bằng chứng thuyết phục ông tin vào điều ngược lại.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải ông ấy là người đã nói phương châm của đời mình là “đi theo các bằng chứng, dù chúng có dẫn đến đâu” đó sao?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Các nhà khoa học đã khám phá được rất nhiều điều trong suốt ba thập kỷ kể từ khi ông viết cuốn Giả định của Thuyết Vô Thần vào năm 1976. Nhờ đi theo các bằng chứng, suy nghĩ của giáo sư Flew đã có nhiều bước tiến đến nỗi ông đã đặt cho cuốn sách vào năm 2007 của mình, cuốn Có Một Đức Chúa Trời, phụ đề “Nhà vô thần nổi tiếng nhất thế giới đã thay đổi quan điểm của mình như thế nào.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bằng chứng nào đã tác động khiến ông thay đổi quan điểm của mình?

    GIÁO SƯ: Suốt nhiều năm, thật hoàn toàn khả thi khi tin rằng vũ trụ là vĩnh cữu, và rằng vũ trụ không có khởi đầu. Nhưng các nhà thiên văn học đã khám phá ra những bằng chứng có sức thuyết phục cao cho thấy vũ trụ có một khởi đầu. Họ đã khám phá ra các sóng vô tuyến là tiếng vọng của vụ nổ sáng tạo“big bang.”

    Giáo sư Flew giải thích: “Lần đầu tiên tiếp xúc với thuyết big bang khi còn là một người vô thần, tôi thấy dường như giả thuyết này đã tạo nên một sự khác biệt lớn vì nó gợi ý rằng vũ trụ có một khởi đầu, và rằng câu đầu tiên trong Sáng Thế Ký (‘Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất’) có liên quan đến một sự kiện trong vũ trụ. Bao lâu vũ trụ được nhẹ nhàng chấp nhận là…không có khởi đầu, … thì không cần phải suy đoán điều gì đó đã tạo nên tất cả.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là nếu vũ trụ không có khởi đầu, thì không cần phải có ai đó đã dựng nên vũ trụ. Một người vô thần sẽ thấy dễ chịu với ý kiến này.

    GIÁO SƯ: Nhưng thuyết big bang đã thay đổi mọi thứ. Nếu vũ trụ có một khởi đầu, thì hoàn toàn hợp lý khi đặt câu hỏi điều gì đã tạo nên khởi đầu đó. Điều này đã thay đổi tình huống triệt để.

    Flew giải thích: “Tôi đã đoán trước là những người vô thần đã chủ ý đòi hỏi một sự giải thích về mặt vật lý cho vụ nổ big bang… Tôi thừa nhận rằng các tín hữu cũng hoàn toàn chào đón thuyết big bang với khuynh hướng xác nhận niềm tin của mình là vào ban đầu vũ trụ đã được tạo dựng bởi Đức Chúa Trời.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải các nhà vũ trụ học nương các giả thuyết của mình trên quan điểm rằng vũ trụ vẫn luôn tồn tại sao? Chẳng phải họ không hề muốn loại bỏ các giả thuyết cũ và giải thích về một sự khởi đầu sao?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nhưng, một cách nhanh chóng, các bằng chứng cho thấy vũ trụ có một khởi đầu trở nên quá mạnh mẽ đến nỗi không thể bị phản biện. Sau đó, các nhà thiên văn học nhận ra hàng chục đặc tính của vũ trụ phối hợp với nhau quá tốt, đến nỗi dường như chúng đã được thiết kế và tổ chức theo một kiểu mẫu được tinh chỉnh.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta từng đề cập đến thuyết nhiều vũ trụ, hay đa vũ trụ, trong vài chương trình trước. Tuần này tôi có đọc rằng các nhà thiên văn học dự đoán số lượng vũ trụ có thể lên đến 10 lũy thừa 500. Nghĩa là số 1 theo sau bởi 500 số không.

    Họ lập luận rằng, nếu có nhiều vũ trụ, không có gì ngạc nhiên khi một trong số chúng có mang những đặc điểm cho phép sự sống tồn tại. Đó chính là cách những người vô thần giải thích vũ trụ có sự sống mà chúng ta đang sống.

    GIÁO SƯ: Khi cố đi theo các bằng chứng, giáo sư Flew nhớ lại “Tôi đã không thấy cách lập luận thay thế đa vũ trụ là thực tế. Thừa nhận đa vũ trụ…là một sự thay thế tuyệt vọng. Nếu sự tồn tại của một vũ trụ đòi hỏi một sự giải thích, thì đa vũ trụ còn đòi hỏi sự giải thích dài dòng hơn nhiều: vấn đề bị nhân lên thêm theo hệ số là số lượng vũ trụ.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy là nếu thực sự có 10500 (lũy thừa) vũ trụ, giải thích về cách chúng đã hình thành phức tạp và khó khăn hơn đến 10500lần.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nó mở rộng thêm câu hỏi “Vì sao thực thể lại được tạo thành từ cõi hư vô?” Thay vì hỏi tại sao lại có một vũ trụ mà không phải là không có gì, thì lại phải hỏi “Vì sao lại có đa vũ trụ thay vì không có gì?”

    Flew so sánh điều đó với lời bào chữa của các cậu học sinh với thầy giáo của mình, để giải thích lý do họ chưa làm bài tập về nhà. Ông nói về quan điểm đa vũ trụ: “Nó có một chút giống trường hợp một cậu học trò có thầy giáo không tin con chó đã ăn bài tập về nhà của cậu ta. Vì vậy cậu thay thế phiên bản đầu bằng câu chuyện một bầy chó – không thể đếm hết – đã ăn bài tập về nhà của mình.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: (CƯỜI LỚN) Vậy nên giáo sư Flew mới gọi quan điểm đa vũ trụ là “một sự thay thế hết sức tuyệt vọng.”

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông gọi sự tồn tại của một vũ trụ phối hợp quá chính xác là “một điều lớn đến mức khoa học không thể giải thích.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đó quả là một lời phát biểu thú vị. Sự tồn tại của một vũ trụ phối hợp quá chính xác là “một điều lớn đến mức khoa học không thể giải thích.”

    GIÁO SƯ: Mới đây một người được nhận một giải thưởng hơn một triệu đô-la đã bày tỏ một suy nghĩ tương tự. Nhà vũ trụ học, triết gia người Ba-lan Michael Heller [HEL-ur] đã được tặng giải thưởng Templeton [TEM-pul-tun] Prize cho Tiến bộ trong Tôn giáo trong một buổi lễ tại cung điện Buckingham.

    Tiến sĩ Heller nói về “gốc rễ của mọi nguyên do có thể.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông ấy nói “gốc rễ của mọi nguyên do có thể” là có ý gì?”

    GIÁO SƯ: Ông phân tích cách một số người cố trả lời câu hỏi “vì sao lại tồn tại thực thể thay vì cõi hư vô?”

    Trên trang web Templeton, Heller lập luận: “Các tiến trình khác nhau trong vũ trụ có thể được biểu hiện như một sự nối tiếp các trạng thái theo cách trạng thái trước là nguyên nhân của trạng thái sau.” Một số người tuyên bố rằng sự tồn tại của vũ trụ tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều có thể được giải thích rằng nó đã tồn tại từ một thời điểm trước đó, và cứ như vậy, quay ngược lại thời điểm vô tận.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, thực thể sau được phát triển từ thực thể đã tồn tại trước đó.

    GIÁO SƯ: Nhưng tiến sĩ Heller phân tích: “Nếu nhìn sâu hơn vào những tiến trình như vậy, chúng ta luôn thấy có một quy luật động lực quy định một trạng thái phải được sinh ra từ một trạng thái khác như thế nào. Nhưng các quy luật động lực được trình bày dưới dạng các phương trình toán học, và nếu chúng ta hỏi về căn nguyên của vũ trụ, chúng ta nên hỏi về căn nguyên của các quy luật toán học.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó nhắc tôi nhớ lại bài báo của một nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới. Ông đã tự hỏi vì sao vũ trụ có thể được phân tích bằng cách sử dụng các phương trình vi phân.

    GIÁO SƯ: Anh đang nói đến tiến sĩ Allan Sandage [AL-un SAND-age]. Ông ấy nói câu trả lời hợp lý là vũ trụ đã được dựng nên bởi một Đức Chúa Trời là Đấng am hiểu toán học.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta có thể lập luận rằng một sự kiện dẫn đến một sự kiện khác. Nhưng đôi khi chúng phải nhận thức rằng chuỗi sáng tạo phải bắt đầu từ đâu đó. Đã có thời điểm không có gì tồn tại cả. Vào một thời điểm sau đó, thực thể đầu tiên đã xuất hiện.

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Heller nói nếu chúng ta tìm kiếm căn nguyên của các quy luật toán học đã tạo nên vũ trụ, là “chúng ta đang quay lại với Bản thiết kế vĩ đại cho sự tư duy và tạo dựng vũ trụ của Đức Chúa Trời.” Khi hỏi “Vì sao lại tồn tại thực thể thay vì cõi hư vô?” là không phải chúng ta đang hỏi về một căn nguyên như những căn nguyên khác. Chúng ta đang hỏi về gốc rễ của mọi căn nguyên có thể.”

    Giáo sư Flew nói sự khởi đầu ban sơ này là một điều lớn đến mức khoa học không thể giải thích.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một điều lớn đến mức khoa học không thể giải thích.?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông ấy nói chúng ta chỉ có thể giải thích các trạng thái của sự vật dựa trên mối quan hệ với các trạng thái khác của sự vật đó. Bản thân các quy luật không thể tự giải thích được các trạng thái này. Chúng ta cần các trạng thái của sự vật cũng như các quy luật để giải thích.

    Ông viết: “Và nếu chúng ta không có được những điều liên quan đến khởi đầu của vũ trụ đó, bởi vì không còn trạng thái nào trước đó, thì chúng ta không thể giải thích được khởi đầu của vũ trụ.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Và đó chính là điều ông gọi là “lớn đến mức khoa học không thể giải thích.”

    GIÁO SƯ: Triết gia khoa học John Leslie [LES-lee] đã cho thấy không giả thuyết nào trong số các giả thuyết vũ trụ học hiện đại loại bỏ khả năng về một đấng tạo hóa.

    Chẳng hạn như, một trong các nhà vũ trụ học nổi tiếng nhất thế giới, tiến sĩ Stephen Hawking [HAWK-ing]. Ông có viết một cuốn sách bán rất chạy có tựa đề Lược sử thời gian. Trong một cuộc phỏng vấn không lâu sau khi xuất bản cuốn sách này, Hawking đã thừa nhận rằng khuôn mẫu của ông không hề có liên quan gì đến sự tồn tại của Đức Chúa Trời.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nó không nói “Đúng, Đức Chúa Trời có tồn tại,” hay “Không, Ngài không tồn tại.”

    GIÁO SƯ: Khi nói các quy luật vật lý quyết định cách vũ trụ hình thành, chúng ta chỉ đang nói rằng Đức Chúa Trời đã không chọn “vận hành vũ trụ một cách tùy tiện để chúng ta không thể hiểu được. Chúng không cho biết gì về sự tồn tại của Đức Chúa Trời…”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nó chỉ nói rằng, nếu Đức Chúa Trời tồn tại, Ngài làm mọi việc một cách có hệ thống.

    GIÁO SƯ: Chắc hẳn là, nếu có một Đức Chúa Trời, Ngài sẽ làm điều gì đó có tầm cỡ và độ phức tạp như một vũ trụ. Một vũ trụ không thể nào tồn tại mà không có nguyên do.

    Vì vậy, tranh luận từ sự tồn tại của vũ trụ đến sự tồn tại của Đức Chúa Trời là rất hợp lý.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Vì sao lại tồn tại thực thể thay vì cõi hư vô?” là câu hỏi cần một lời giải thích.

    GIÁO SƯ: Và khi phân tích sự phức tạp của vũ trụ cũng như các quy luật toán học chi phối vũ trụ, chúng ta thấy đó là “một điều lớn đến mức khoa học không thể giải thích” nếu không thừa nhận một Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo siêu phàm.

    Thích

  15. VŨ TRỤ CÓ BIẾT CHÚNG TA SẼ CÓ MẶT KHÔNG?
    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thưa giáo sư, tối hôm qua tôi nằm mơ về một kỳ nghỉ thật xa hoa. Trong giấc mơ đó, khách sạn tôi ở cung ứng cho tôi mọi thứ tôi ưa thích.

    GIÁO SƯ: Nghe hấp dẫn quá. Anh kể thêm đi.

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ triết học người Anh, giáo sư danh dự Antony Flew mở đầu chương tiếp theo: “Hãy tưởng tượng bạn bước vào phòng khách sạn trong kỳ nghỉ kế tiếp của mình. Chiếc máy đĩa đặt trên chiếc tủ nhỏ cạnh giường ngủ đang chơi một bản trong đĩa nhạc yêu thích của bạn. Hoa văn trên đầu giường giống hệt như hoa văn phía trên lò sưởi ở nhà bạn. Cả căn phòng phảng phất mùi hương bạn thích. Bạn lắc đầu kinh ngạc và đánh rơi hành lý xuống sàn.”

    Ông tiếp: “Khi mở tủ lạnh ra, bạn ngạc nhiên nhìn vào những thứ được chứa bên trong. Những loại nước uống bạn ưa thích. Thậm chí cả nhãn hiệu nước đóng chai bạn thích.

    “Bạn nhìn kỹ quanh căn phòng. Bạn để ý thấy trên bàn là cuốn sách mới nhất của tác giả bạn yêu thích. Bạn mở ti-vi lên; kênh ưa thích của bạn đã được chỉnh sẵn.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông ấy đang minh họa cho điều gì vậy?

    GIÁO SƯ: Ông tiếp: “Nhiều khả năng là, với mỗi khám phá mới về căn phòng tuyệt vời của mình, bạn càng có xu hướng ít tin rằng tất cả những điều đó chỉ là tình cờ hơn, phải không? Có thể bạn tự hỏi làm thế nào mà người quản lý khách sạn biết được những thông tin chi tiết như vậy về mình. Có thể bạn lấy làm lạ về sự chuẩn bị quá kỹ càng của họ. Thậm chí có thể bạn kiểm tra lại xem tổng cộng bạn phải trả bao nhiêu. Nhưng chắc chắn bạn có khuynh hướng tin rằng có người biết bạn sẽ đến!”

    Đó chính là cách giáo sư Flew giới thiệu chương sách có tựa đề “Vũ trụ có biết chúng ta sẽ có mặt không?” Đây là chương sáu của cuốn sách mà vị giáo sư từng là một người vô thần này viết: Có Một Đức Chúa Trời.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông ấy có ngụ ý gì khi đặt tựa “Vũ trụ có biết chúng ta sẽ có mặt không?”

    GIÁO SƯ: Ông ấy giải thích: “Hình ảnh về kỳ nghỉ đó là một sự so sánh vụng về, hạn chế với cái gọi là tranh luận về sự tinh chỉnh. Sự phổ biến gần đây của tranh luận này đã làm nổi bật một phương diện mới của các quy luật tự nhiên.”

    Tựa đề của chương này lấy cảm hứng từ phát biểu của nhà vật lý Freeman Dyson [FREE-man DY-sun]: “Càng xem xét vũ trụ và nghiên cứu những chi tiết trong thiết kế của nó, tôi càng tìm được nhiều bằng chứng cho thấy theo một ý nghĩa nào đó vũ trụ đã biết trước chúng ta sẽ có mặt.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi nghĩ là tôi hiểu. Các quy luật tự nhiên dường như đã được lựa chọn cẩn trọng để tạo thành một vũ trụ nơi sự sống có thể tồn tại.

    GIÁO SƯ: Khi các nhà khoa học nghiên cứu những quy tắc vật lý căn bản nhất, họ nhận ra rằng thậm chí nếu giá trị của một trong số các hằng số vật lý cơ bản chỉ khác đi một chút thôi, thì không hành tinh nào có khả năng chứa đựng sự sống con người có thể được hình thành.

    Hai trong số rất nhiều ví dụ là vận tốc của ánh sáng và khối lượng hạt điện tử. Chúng phải ở tình trạng thật chính xác, nếu không sự sống trên Trái Đất không thể tồn tại được.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu tôi hiểu đúng, thì có rất ít các nhà khoa học cho rằng sự tinh chỉnh này chỉ hoàn toàn là kết quả của những nhân tố ngẫu nhiên xảy ra trong cùng một vũ trụ đơn độc.

    GIÁO SƯ: Anh đúng rồi đấy. Vì vậy họ cố giải thích sự tinh chỉnh này theo một trong hai cách. Một số nhà khoa học nghĩ có thể vũ trụ của chúng ta không phải là vũ trụ duy nhất. Họ suy diễn về khả năng có nhiều vũ trụ, hay đa vũ trụ. Họ giả thuyết rằng có thể có nhiều vũ trụ cùng bắt đầu phát triển nhưng bị sai lệch trong một số chi tiết nào đó và không hoàn thiện được, còn vũ trụ của chúng ta đã may mắn hơn.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư nói có hai cách giải thích có thể áp dụng để có sự chính xác cao độ cho phép sự sống tồn tại. Cách giải thích kia là gì?

    GIÁO SƯ: Nhà lý luận khoa học John Leslie [LES-lee] lập luận trong cuốn sách Những trí tuệ vô hạn của mình rằng, cách giải thích tốt nhất cho sự tinh chỉnh đó là sự tạo dựng thần thánh. Ông nghĩ ý kiến về một Đức Chúa Trời khôn ngoan có lý hơn ý kiến về những vật chất vô tri tự kết hợp với nhau theo những cách cực kỳ chính xác. Ông nói không một ví dụ nào về sự tinh chỉnh thuyết phục được ông, nhưng ông đã bị thuyết phục bởi sự thật rằng những tranh luận này tồn tại rất nhiều.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Rằng vũ trụ chứa đựng quá nhiều yếu tố được tinh chỉnh.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Leslie viết: “Vậy, nếu có những khía cạnh của tự nhiên có vẻ như rất may mắn và cũng hết sức nền tảng, thì chúng cũng nên được xem là bằng chứng hướng về niềm tin nơi Đức Chúa Trời.” Ông liệt kê một vài ví dụ về các khía cạnh “may mắn” và “nền tảng” trong tự nhiên. Ông nói một hoặc hai trong những chi tiết này có thể đã xảy ra tình cờ, nhưng sự kết hợp của hàng chục chi tiết như vậy ngụ ý rõ ràng rằng một nhà thiết kế đã dựng nên chúng.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi cũng đang đọc về giả thuyết đa vũ trụ, và tôi nghĩ nó cũng rất đáng để thảo luận. Nhà vũ trụ học Martin Rees viết: “Bất kỳ vũ trụ nào có thể chứa đựng sự sống…phải được điều chỉnh một cách đặc biệt. Điều kiện quyết định cho sự sống thuộc bất cứ dạng nào mà chúng ta biết, như những ngôi sao bền vững, những nguyên tử bền vững như các-bon, ô-xy và si-li-côn, có khả năng kết hợp thành các phân tử phức tạp,…là rất nhạy cảm với các quy luật vật lý và với kích cỡ, độ bành trướng và những thành phần của vũ trụ.”

    Ông ấy nói nếu có nhiều vũ trụ với những quy luật và hằng số vật lý khác nhau, thì không có gì là ngạc nhiên nếu có sự tinh chỉnh ở ít nhất một trong những vũ trụ đó.

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Rees đưa ra ba giả thuyết khác nhau về khả năng đa vũ trụ đã hình thành. Nhưng ông cũng thừa nhận rằng tất cả những giả thuyết này “hoàn toàn mang tính suy đoán.”

    Ông lưu ý rằng chỉ một trong số đó có thể đúng. Và, thật ra, ông nói thêm: “Cũng rất có thể là không có giả thuyết nào đúng: có những giả thuyết khác nói về một vũ trụ duy nhất.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng ông ấy nói rằng, nếu vũ trụ là vô hạn, “tất cả những gì có thể xảy ra sẽ xảy ra.”

    GIÁO SƯ: Nhà vật lý học, tiến sĩ Paul Davies gạt bỏ quan điểm đa vũ trụ. Ông viết rằng “sự thật tầm thường là, trong một vũ trụ vô hạn, tất cả những gì có thể xảy ra sẽ xảy ra.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Sự thật tầm thường? Có phải ông ấy nói rằng, thậm chí nếu quan điểm đó có thể đúng, thì nó cũng không có tầm quan trọng gì?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Đây chẳng phải là một cách giải thích gì cả. Nếu chúng ta đang cố hiểu tại sao vũ trụ chứa đựng ít nhất một hành tinh nơi động vật và con người có thể sống, thì việc được bảo rằng có thể tồn tại nhiều vũ trụ cũng chẳng có ích lợi gì. Davies nói: “nó giải thích mọi thứ và cũng chẳng giải thích được thứ gì cả.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Nó giải thích mọi thứ và cũng chẳng giải thích được thứ gì cả?” Ông ấy nói vậy là có ý gì?

    GIÁO SƯ: Đó là một lời tuyên bố trống rỗng không thể chứng minh được. Davies nói rằng quan điểm về đa vũ trụ thay thế thế giới thật với trình tự hợp lý bằng một sự sắp xếp trí tưởng tượng vô cùng phức tạp khiến cho toàn bộ suy nghĩ về “sự giải thích” trở nên vô nghĩa.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta không thể trực tiếp quan sát sự hình thành của vũ trụ, bởi vì chúng ta không thể đi ngược thời gian. Nhưng cách giải thích hợp lý hơn giả thuyết đa vũ trụ là gì?

    GIÁO SƯ: Triết gia tại Đại học Oxford, tiến sĩ Richard Swinburne nói: “Thật không bình thường khi chấp nhận sự tồn tại của cả nghìn tỷ…vũ trụ để giải thích những yếu tố của chỉ một vũ trụ, trong khi chấp nhận sự tồn tại của một thực thể, là Đức Chúa Trời, có thể giải đáp mọi chuyện.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nghe hợp lý lắm. Giả thuyết rằng có cả nghìn tỷ vũ trụ để giải thích những yếu tố của chỉ một vũ trụ thì không hợp lý bằng lập luận rằng một Đức Chúa Trời có thể đã dựng nên vũ trụ duy nhất mà chúng ta biết đang tồn tại.

    GIÁO SƯ: Giáo sư Flew có nói ba điều về sự tinh chỉnh.

    Thứ nhất, chúng ta biết chắc chắn rằng mình sống trong một vũ trụ với những quy luật và hằng số nhất định, và sự sống đã không thể tồn tại nếu một vài trong số những quy luật và hằng số này khác đi.

    Thứ hai, sự thật rằng các quy luật và hằng số hiện có cho phép sự sống tồn tại không trả lời cho câu hỏi về khởi nguyên của sự sống.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng hạn như, thức ăn, nước uống, và không khí giữ chúng ta sống, nhưng không khiến chúng ta sống.

    GIÁO SƯ: Thứ ba, sự thật rằng có thể tồn tại đa vũ trụ với những quy luật tự nhiên riêng của chúng là hợp lý cũng không chứng minh rằng những vũ trụ đó có tồn tại.

    Hiện nay chưa có bằng chứng nào về đa vũ trụ. Đó vẫn chỉ là một giả thuyết.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Vậy tại sao quan điểm về đa vũ trụ lại phổ biến như vậy?

    GIÁO SƯ: Một phần bởi vì các nhà khoa học cố gắng tìm ra lời giải thích khoa học cho mọi thứ.

    Lý do thứ hai nhiều người thích quan điểm về đa vũ trụ là nó cho họ một sự thay thế tương đối hợp lý để không tin vào Đức Chúa Trời.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tại sao giáo sư nói đó chỉ là một sự thay thế “tương đối hợp lý” cho Đức Chúa Trời?

    GIÁO SƯ: Nếu đa vũ trụ thật sự tồn tại, thì các quy luật tự nhiên hẳn đã tạo nên chúng. Những giả thuyết này không giải thích được các quy luật tự nhiên đã hình thành như thế nào. Đặt câu hỏi các quy luật kiểm soát sự hình thành đa vũ trụ đã hình thành như thế nào cũng chính là đặt câu hỏi các quy luật tự nhiên nói chung đã hình thành như thế nào.

    Giáo sư Flew kết luận chương có tựa đề “Vũ trụ có biết chúng ta sẽ có mặt không?” bằng phát biểu tóm tắt: “Vậy dù đa vũ trụ có tồn tại hay không, chúng ta vẫn phải tìm hiểu về sự hình thành của các quy luật tự nhiên. Và cách giải thích duy nhất có thể chấp nhận được ở đây là trí tuệ thần thánh.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Trí tuệ của Đức Chúa Trời.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy, vũ trụ có biết chúng ta sẽ có mặt không?

    GIÁO SƯ: Đức Chúa Trời Đấng đã dựng nên vũ trụ biết. Đức Chúa Trời biết Ngài sẽ tạo dựng loài người chúng ta. Vì vậy Ngài đã chuẩn bị vũ trụ và trái đất này cho chúng ta, “tinh chỉnh” tất cả các chi tiết để vũ trụ vận hành trôi chảy – và tạo ra loại khí quyển, nhiệt độ cũng như hàng nghìn chi tiết phù hợp khác để con người chúng ta có thể sống được trên trái đất này.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ngài đã làm điều đó thậm chí còn cẩn thận và tỉ mỉ hơn cả người quản lý khách sạn đã “điều chỉnh” mọi chi tiết để đón tiếp tôi tại khách sạn.

    Thích

  16. SANDAGE VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ THUYẾT HƯ VÔ
    GIÁO SƯ.: Allan Sandage[1] nhìn qua kính viễn vọng, và biết rằng ông phải trở thành một nhà thiên văn! Giấc mơ thời thơ ấu của ông trở thành hiện thực khi ông khởi đầu làm việc, và sau này đã thành công, với Edwin Hubble.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Các giải thưởng của tiến sĩ Sandage bao gồm các Huy Chương Vàng từ một số hiệp hội thiên văn học – và Giải Crafford, một giải thưởng của ngành thiên văn học tương đương với giải Nobel.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Sandage gọi kính thiên văn 5 mét của mình là một cỗ máy kẹo khổng lồ. Theo lời ông: “Tôi giống như một đứa trẻ trong một cửa hàng kẹo…có nhiều những thứ mà tôi muốn đến nỗi đó giống như lễ hội lớn nhất của cuộc sống.”

    GIÁO SƯ.: Ký giả khoa học Dennis Overbye mô tả một cách sinh động cách Sandage chuẩn bị các vật liệu chụp ảnh để quan sát những thiên hà mà chưa ai quan sát được. Ông viết rằng: “…Những tấm kính ảnh có hóa chất tráng phim đã được nhúng vào hi-đrô hoặc nung trong ni-tơ cho đến khi lớp tráng bạc vốn rất nhạy kích ứng được với ánh sáng phát xuất từ một ngôi sao hoặc thiên hà nào đó từ trước khi con người được tạo nên.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Bách khoa toàn thư Britannica gọi tiến sĩ Sandage là người khám phá ra các chuẩn tinh – tức là các khối vật chất giống như các vì sao. Các thành tựu khác của ông là gì?

    GIÁO SƯ.: Thành tựu vĩ đại nhất của ông là trong chuyên ngành vũ trụ học – ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc tổng thể của vũ trụ. Ông đã cống hiến nhiều năm để vẽ nên bản đồ kích cỡ của vũ trụ, và mức độ rộng lớn của nó.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Không phải trước đây các nhà thiên văn học xem vũ trụ học là một lĩnh vực phi khoa học sao? – bởi vì ngành này chỉ có suy luận mà không có quan sát.

    GIÁO SƯ.: Đúng vậy, nhưng Sandage đã thay đổi quan niệm đó. Bài viết tiên phong của ông trên Chuyên san Vật Lý Thiên Văn đã mô tả chi tiết cách thức ông sử dụng kính thiên văn để thu thập dữ liệu nhằm lựa chọn giữa lý thuyết cho rằng vũ trụ đã tồn tại từ trước vô cùng, và lý thuyết cho rằng vũ trụ có một khởi đầu. Vào năm 1961 Sandage đã đưa ra nhiều quan sát thực tế có thể được sử dụng để “…lựa chọn lý thuyết nào phù hợp với thế giới thực nhất.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Làm thế nào Tiến sĩ Sandage vào được chỗ mà lúc đó là đài thiên văn lớn nhất thế giới?

    GIÁO SƯ.: Ông còn đang theo học thiên văn tại Viện Công Nghệ California [Caltech] khi kính viễn vọng 5 mét Mount Palomar được khánh thành vào năm 1948. Sau đó, khi tiến sĩ Edwin Hubble xin một trợ lý, thì học viện Caltech đã cử Sandage đến.
    Sandage đã học đúng chuyên ngành và có những kinh nghiệm thích hợp để tận dụng cơ hội này – cộng với tính tò mò và khả năng tập trung hiếm có. Một học viên tốt nghiệp cùng khóa đã khen ngợi: “Allan không thông minh hơn chúng tôi nhiều lắm đâu. Có điều anh ấy mổ xẻ vấn đề kỹ hơn chúng tôi mười lần.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Sandage sinh năm 1926, vậy là bây giờ ông ấy đã ở độ tuổi tám mươi. Ông ấy định khi nào mới nghỉ hưu?

    GIÁO SƯ.: Sự tò mò không cho phép ông nghỉ hưu. Một nhà báo nhận xét khi Sandage nói về công việc của ông rằng: “Ánh mắt và giọng nói của ông cho thấy bất cứ ai khác cũng sẽ đam mê như vậy, chứ không riêng gì ông.”
    Với thái độ đó, tiến sĩ Allan Sandage có một danh sách dài những câu hỏi mà ông còn muốn nghiên cứu.

    GIÁO SƯ.: Cảm giác về sự diệu kỳ và kinh ngạc đã lôi cuốn Allan Sandage vào thiên văn học. Nhưng đáng buồn thay, cảm giác đó biến mất chỉ hai tuần sau khi ông đến Caltech.
    Tiến sĩ Sandage hồi tưởng lại như sau: “Khi tôi…nhận ra để trở thành một nhà thiên văn học, tôi phải trở thành một cỗ máy phân tích, tôi đã bị đánh gục. …Cảm giác thích thú của tuổi thơ đã bị thay thế bằng cảm giác kinh ngạc về một sự phức tạp đồ sộ và trật tự của thế giới vật lý cần phải học biết.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng theo một chiều hướng khác, học tập tại trường đại học ở một mức độ phức tạp sâu sắc hơn đã lại khơi dậy cảm hứng ham thích trong tôi. Tiến sĩ Sandage giải bày…

    GIÁO SƯ.: “…thế giới thật sự trở nên huyền bí hơn – theo ý nghĩa là mối tương tác giữa thế giới vật lý và toán học trở nên tuyệt đẹp nhưng cũng thật khó khăn. …Tại sao các phương trình vi phân lại mô tả được thế giới? Không ai hiểu được tại sao thế giới biết phải làm như vậy, nhưng sự thật là như vậy.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, ông ấy đã nghi vấn tại sao vũ trụ lại được tạo dựng theo một phương cách hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc tính toán. Có phải ông ấy ngụ ý rằng vũ trụ nhất định đã được dựng nên bởi một ai đó am hiểu về toán học không?

    GIÁO SƯ.: Đúng vậy. Ông phát biểu với tờ New York Times rằng: “Tôi thấy khá vô lý nếu một trật tự như vậy có thể ra từ hỗn độn. Phải có những nguyên tắc tổ chức nào đó. …Với tôi…Đức Chúa Trời là sự giải thích cho phép lạ về sự sống, tại sao phải có một nguyên nhân khởi đầu thay vì không có gì cả?”
    Vũ trụ chứa đựng những khuôn mẫu có thể được phân tích bởi nhiều phương trình khác nhau, và sự thật đó như ngụ ý rằng vũ trụ được dựng nên bởi Một Ai Đó đã áp dụng toán học vào sự thiết kế và tạo dựng của mình.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy tiến sĩ Sandage có nhận thức về Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo?

    GIÁO SƯ.: Đúng vậy, và còn hơn cả sự sáng tạo nữa.
    Trong một vài cuộc phỏng vấn được xuất bản, tiến sĩ Sandage đã đi xa hơn câu hỏi về trật tự của vũ trụ, để nói về một điều khác còn chiếm ngự tâm trí ông nhiều hơn nữa. Vào lúc Sandage nhận được bằng tiến sĩ, ông nhớ có hỏi cha mình đâu là mục đích của cuộc sống. Nhưng cha ông không có câu trả lời.
    Câu hỏi về mục đích cuộc sống đó đã ám ảnh ông nhiều thập kỷ. Sandage đọc về những triết gia suy luận rằng cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì. Và ông quan sát “triết học về hư không” đó đã dẫn họ về đâu.
    Triết gia người Đức vào thế kỷ mười chín Freedrich Nietzsche [FREED-rik NEET-shee] đã dùng từ thuyết hư vô. Bắt nguồn từ chữ “không gì cả” trong tiếng La-tinh, thuyết hư vô được định nghĩa là “một trạng thái thất vọng về sự trống không hay vô nghĩa trong sự tồn tại của con người.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một trạng thái thất vọng vì nghĩ rằng sự tồn tại của con người chẳng có mục đích nào, dù là một mục đích rất nhỏ?

    GIÁO SƯ.: Đúng vậy.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ông có ý gì khi nói rằng tiến sĩ Sandage đã quan sát “triết học về hư không” đó đã dẫn một số người về đâu?

    GIÁO SƯ.: Triết gia bảo vệ thuyết hư vô mạnh mẽ nhất đến cuối đời đã bị điên! Sandage đã trả lời phỏng vấn cho một cuốn sách của Văn phẩm Đại học Havard rằng: “kết thúc giống như Nietzsche, ngồi bất động bên cửa sổ suốt bảy năm liền, không nói chuyên với ai cả chỉ vì thuyết hư vô, thì không phải là giải pháp… Thuyết hư vô cuối cùng kết thúc trong sự điên loạn, ít nhất là trong trường hợp của Nietzsche… Để tránh không bị như vậy, tôi sẵn lòng tin rằng cuộc sống có một mục đích.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Rồi Sandage có tìm được câu trả lời cho mục đích của cuộc sống không?

    GIÁO SƯ.: Có. Một ngày kia có người nói với ông: “Mục đích của cuộc sống là tôn cao Đức Chúa Trời.” Tiến sĩ Sandage nói: “Điều đó nghe có vẻ đúng.” Đó giống như là một liều thuốc giải cho thuyết hư vô.
    Nhiều năm sau đó, ông nhận xét: “Sẽ không có mục đích nào trong cuộc sống, nếu không có nguồn gốc của mục đích đó.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Sẽ không có mục đích nào trong cuộc sống, nếu không có nguồn gốc của mục đích đó?”

    GIÁO SƯ.: Đúng như vậy. Trong một bài viết vào năm 1985, tiến sĩ Sandage nói rằng chúng ta không thể chứng minh Đức Chúa Trời theo một cách rõ ràng như khi chúng ta đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trời được. Theo lời tiến sĩ Sandage: “Những bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời có rất nhiều loại – đây là một điểm quan trọng cần được các nhà khoa học vốn chỉ chấp nhận những kết quả thu được bởi các phương pháp khoa học thấu hiểu. Khoa học chiếu soi rực rỡ, nhưng nó chỉ chiếu soi một phần của hiện thực.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: “Khoa học chiếu soi rực rỡ, nhưng nó chỉ chiếu soi một phần của hiện thực.” Ông ấy có nói chi tiết hơn không?

    GIÁO SƯ.: Có. Tiến sĩ Sandage giải thích rằng khoa học và tôn giáo giải quyết những khía cạnh khác nhau của hiện thực. Chúng ta không học Kinh Thánh để tìm ra cường độ và bước sóng của tuyến hi-đrô Balmer. Cũng như khoa học không thể đi vào lãnh vực tâm linh tối hậu nhưng rất thật của thế giới.
    Sandage nói rằng: “…khoa học chỉ có thể trả lời một dạng câu hỏi xác định. Đó là những câu hỏi liên quan đến cái gì, khi nào, và như thế nào. Theo phương pháp của mình, khoa học không thể, và thực sự không thể nào trả lời được tại sao.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN:Xin giáo sư hãy nói lại điều đó. Khoa học chỉ có thể trả lời những câu hỏi về cái gì, khi nào và như thế nào.

    GIÁO SƯ.: Phần còn lại trong phát biểu của ông là: Theo phương pháp của mình, khoa học không thể, và thực sự không thể nào trả lời được tại sao.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng tôi muốn cảm ơn tiến sĩ Allan Sandage vì đã chia sẻ sự thông tuệ của ông.

    GIÁO SƯ.: Trước khi kết thúc, chúng ta hãy cùng suy nghĩ về những ý tưởng này. Vũ trụ bao la tồn tại thay vì cõi hư vô là bởi vì Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên nó. Và Đức Chúa Trời không ngừng công việc sáng tạo lại khi Ngài chạm vào các tinh vân và các chuỗi xoắn ADN. Chính quyền năng đã khởi động ánh sáng nhiệt hạch của các vì sao đang sẵn sàng để biến đổi cuộc đời bạn.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó nhắc nhở tôi về một điều sứ đồ Phao-lô đã viết trong Kinh Thánh. Ông nói rằng: “Vì Đức Chúa Trời là Đấng có phán: ‘Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm!’ đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Giê-xu Christ.” (2 Cô-rinh-tô 4:6).

    GIÁO SƯ.: Vũ trụ riêng tư của quý vị cũng có thể trở nên có ý nghĩa thay vì hư vô. Hãy cùng thưa với Đấng Tạo Hóa mình: “Lạy Đức Chúa Trời, Ngài đã khiến ánh sáng soi trong vũ trụ tối tăm. Linh hồn con cảm thấy tăm tối và lạnh lẽo như ngoài không gian. Xin biến đổi con thành một người biết đáp ứng lại tình yêu của Ngài. Xin soi chiếu vào lòng con sự thông hiểu về Ngài, và hiểu về ‘ý nghĩa’ Ngài muốn ban cho cuộc đời con. Con cầu xin Chúa ban cho con một cuộc sống ý nghĩa thông qua con Ngài là Chúa Giê-xu Christ. Amen.”

    Thích

  17. CÓ NÊN CHẤP NHẬN NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA KHÔNG THỂ CHỨNG MINH?
    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một thính giả đặt ra câu hỏi: Có nên chấp nhận những điều chúng ta không thể chứng minh không?

    GIÁO SƯ: Đó cũng chính là thắc mắc của nhiều người. Hãy xem chúng ta có thể đưa ra loại câu trả lời nào nhé.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Một thính giả có viết thư cho chương trình nói rằng anh ấy có theo dõi chúng ta thảo luận về hiện thực, nhưng anh ấy không tin chúng ta thực sự biết sự thật.
    Evgenie [ev-GEN-ee] từ Ukraine hỏi: “Chúng ta có nên cố vươn tới những điều vượt quá nhận thức của mình không? Có nên chấp nhận những sự thật chúng ta không thể chứng minh không?”

    GIÁO SƯ: Tôi sẽ bắt đầu bằng câu hỏi anh biết được bao nhiêu điều một cách chắc chắn.
    Trước khi anh trả lời, hãy nhớ rằng nhà vật lý đoạt giải Nobel, tiến sĩ Charles Hard Townes [TOWNZ] nói rằng thậm chí định luật vạn vật hấp dẫn cũng “chỉ là một giả thuyết ứng dụng được.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: (Ngạc nhiên) Định luật vạn vật hấp dẫn chỉ là một giả thuyết ứng dụng được thôi sao?

    GIÁO SƯ: Tiến sĩ Townes nói rằng, bởi vì định luật đó không đúng với các đối tượng siêu nhỏ như các vật chất bên trong nguyên tử.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy thậm chí một số quy luật thiên nhiên cũng không được chứng minh trong mọi trường hợp.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tuần trước chúng ta đã thảo luận một bài diễn thuyết của tiến sĩ Kenell Touryan có tựa đề “Các Công Bố Khoa Học Có Bị Tác Động Bởi Các Yếu Tố Xã Hội?” Một tuyên bố trong bài diễn thuyết của ông đã đưa ra một phần câu trả lời cho câu hỏi của Evgenie “Có nên chấp nhận những sự thật chúng ta không thể chứng minh không?”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi nhớ ông ấy dùng hình ảnh sợi dây thừng để chỉ ra rằng các nhà khoa học thiên nhiên tin vào nhiều điều họ chưa hoàn toàn thấu hiểu.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông nói: “…bởi sự phức tạp và tinh tế của thiên nhiên, các nhà khoa học đang tìm kiếm ngày càng nhiều hơn các luồng luận chứng đa dạng, rất nhiều trong số đó không đủ mạnh và thường mơ hồ. Nhưng khi được kết hợp lại với nhau, chúng tạo nên một sự liên kết logic chặt chẽ có sức mạnh lớn lao.”
    Sau đó, ông lại nói: “…tri thức, là một nỗ lực của con người, dù không bao giờ chắc chắn, nhưng vẫn hoàn toàn đáng tin.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tri thức loài người có thể không bao giờ hoàn toàn chắc chắn, nhưng lại hoàn toàn đáng tin?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông minh họa quan điểm của mình rằng các sợi chỉ khám phá nhỏ thường được kết lại với nhau thành một sợi dây thừng chắc chắn – bằng cách tóm lược những luồng luận chứng nào đã thuyết phục các nhà khoa học chấp nhận thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn).
    Giáo sư Touryan nói: “Một trong các cách giải các phương trình thuyết tương đối của Einstein dẫn đến kết quả là vũ trụ vừa đang mở rộng ra vừa đang hãm lại. Hiện tượng vật lý duy nhất trong đó sự giãn nở và co lại diễn ra cùng lúc là một vụ nổ. Và từ đó mà có thuyết Big Bang.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng tự bản thân một phép tính không thể chứng minh được giả thuyết đó – dù đó có là phép tính của Einstein.

    GIÁO SƯ: Touryan tiếp tục với việc kết dây thừng của mình: “Sợi chỉ đầu tiên tạo lòng tin về thuyết Big Bang là công bố của Hubble vào năm 1929 về hiện tượng tăng bước sóng bức xạ từ các hành tinh, dựa trên quan sát các thiên hà ở xa: thiên hà ở càng xa, tốc độ tách biệt của nó càng lớn.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Thiên hà càng cách xa chúng ta, thì di chuyển ra xa càng nhanh.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Điều đó dường như cho thấy ban đầu các vật chất cấu thành các thiên hà có thể đã tồn tại ở cùng một nơi. Nếu một vụ nổ khổng lồ xảy ra, thì chúng ta có thể hiểu tại sao các phần của vũ trụ di chuyển với các tốc độ khác nhau.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nhưng đó chỉ mới là một luồng sợi – chưa đủ để chứng minh một điều quan trọng như giả thuyết về sự hình thành vũ trụ.

    GIÁO SƯ: Vì vậy tiến sĩ Touryan cho biết thêm một luồng luận chứng khác là bức xạ Kelvin 2,7 độ được phát hiện vào năm 1965.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải các nhà thiên văn học gọi đó là “bức xạ dấu tích” hay “sóng dội vô tuyến của vụ nổ Big Bang” sao?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Arno Penzias [PEN-zee-us] và Robert Wilson [WIL-sun] đã phân tích bức xạ đó bằng các phương pháp quá kỹ thuật và bằng toán học nên không thể thảo luận trong một chương trình ngắn như thế này. Nhưng ý tưởng căn bản là nếu vũ trụ được bắt đầu bằng một vụ nổ, bức xạ từ đó sẽ vẫn còn tồn tại trong vũ trụ. Các nhà vật lý học thậm chí đã tính toán ngày nay các bức xạ này phải đang tồn tại ở bước sóng nào, và lượng bức xạ của mỗi bước sóng là bao nhiêu.
    Vì vậy, khi Penzias và Wilson khám phá ra bức xạ trên các bước sóng này, và đúng theo lượng bức xạ được ước đoán trước, họ đã được trao giải thưởng Nobel.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Không người nào sống đủ lâu để quan sát liệu vũ trụ có một khởi đầu hay không. Và không có bằng chứng liền mạch nào cho thấy vũ trụ đã khởi đầu bằng một vụ nổ.

    GIÁO SƯ: Đúng như thế. Giáo sư Touryan đã đề cập ngắn gọn ba luồng luận chứng chặt chẽ nữa cũng hàm ý vũ trụ đã bắt đầu theo cách hầu hết các nhà thiên văn học dự đoán. Và ông nói: “…khi được xoắn lại với nhau, chúng tạo nên một sợi dây thừng cực kỳ bền chắc.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Câu hỏi của Evgenie là: “Có nên chấp nhận những sự thật chúng ta không thể chứng minh?” Giáo sư đã chỉ ra rằng các nhà khoa học chấp nhận nhiều điều không thể được chứng minh một cách hoàn toàn chắc chắn.

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Vài phút trước tôi có trích dẫn một điểm quan trọng trong bài diễn thuyết của tiến sĩ Touryan: “…tri thức, dù không bao giờ chắc chắn, nhưng vẫn hoàn toàn đáng tin.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tôi nghĩ Evgenie đang đề cập đến những vấn đề lớn hơn vật lý. Chẳng phải những sự thật về Đức Chúa Trời rất khó chứng minh sao?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nhà khoa học người Pháp thế kỷ mười bảy Blaise Pascal [blez pas-KAHL] viết: “Đức Chúa Trời đã cho con người đủ lý do trong thiên nhiên và trong môi trường chung quanh để tin vào Ngài nếu người đó muốn tin, và cũng đủ lý do để không tin vào Ngài nếu người đó không muốn tin.”
    Đức Chúa Trời không ép buộc chúng ta tin vào sự tồn tại của Ngài. Ngài muốn chúng ta tự do chọn lựa đi theo và vâng lời Ngài.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chẳng phải có lần giáo sư đã phỏng vấn một nhà khoa học đoạt giải Nobel từng nói rằng ông ấy chắc chắn về nhiều điều trong niềm tin Cơ đốc hơn cả một số tính toán hóa học của ông ấy hay sao?

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nhà hóa học lượng tử, tiến sĩ Henry Schaefer [SHAY-fer] III, đã nói ông chỉ có thể chắc 66% khi dự đoán vị trí của một hạt điện tử nhất định vào một thời điểm nhất định.
    Nhưng ông đã nghiên cứu nhiều bằng chứng khác nhau về sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ, như chúng ta đã thảo luận trong một chương trình trước đây. Những nghiên cứu đó đã thuyết phục ông rằng khả năng Chúa Giê-xu đã thực sự phục sinh lên đến hơn 99,99%!

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó rõ ràng là “hoàn toàn có thể.”

    GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Touryan quay trở lại hình ảnh các luồng sợi tạo nên dây thừng, và áp dụng ví dụ đó vào các công bố của Kinh Thánh.
    Tôi xin được trích dẫn ở đây: “Lý luận là một phần không thể tách rời của thế giới quan Cơ đốc. Kinh Thánh mong muốn chúng ta yêu Đức Chúa Trời hết lòng, hết linh hồn, hết năng lực và trí óc. (Ma-thi-ơ 22:37). Đức Chúa Trời thách thức chúng ta: ‘bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau…’ (Ê-sai 1:18); Chúa Giê-xu quở trách những người lãnh đạo tôn giáo vì phân biệt rõ sắc trời mà không nhận biết được sự hiện diện của Đức Chúa Trời giữa vòng mình. (Ma-thi-ơ 16:1-4).”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có bao nhiêu luồng luận chứng kết nên sợi dây thừng cho thấy thông điệp của Kinh Thánh là đúng?

    GIÁO SƯ: Năm. Theo lời giáo sư Touryan: “…năm luồng luận chứng…tạo nên sự hợp lý của niềm tin Cơ đốc: các chứng cứ từ vũ trụ vật lý; các chứng cứ từ chính bản chất con người; các chứng cứ lịch sử và khảo cổ; các chứng cứ từ Kinh Thánh; và các chứng cứ từ kinh nghiệm cá nhân.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta đã thảo luận về những chứng cứ này rất nhiều trong suốt những năm qua. Đối với những tranh cãi về vũ trụ vật lý, một bằng chứng về tính chính xác của Kinh Thánh là tuyên bố mở đầu trong đó rằng vũ trụ thực sự có một khởi đầu.
    Nhiều nhà khoa học, kể cả Einstein, nghi ngờ điều đó. Nhưng những khám phá trong nửa cuối thế kỷ hai mươi đã xác nhận vũ trụ thực sự có một khởi đầu.

    GIÁO SƯ: Trong thư của mình, Evgenie chỉ ra rằng sách Thi Thiên trong Kinh Thánh chứa đựng những thông tin chính xác về di truyền học. Thi Thiên 139 nói về sự phát triển của một thai nhi trong bụng mẹ và nói rằng: “Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi. Số các ngày định cho tôi, đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy.” (câu 16).
    Ông ấy bình luận: “Các nhà di truyền học giờ đây đã khám phá ra rằng rất nhiều điều trong cuộc đời chúng ta vốn được định trước. …Các nghiên cứu về di truyền giúp chứng minh Thi Thiên 138.”

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Mười lăm phút không thể nào đủ để đưa ra một câu trả lời hoàn chỉnh. Nhưng giáo sư sẽ tóm tắt những gì chúng ta đã thảo luận hôm nay như thế nào, về câu hỏi của một thính giả: “Chúng ta có nên cố vươn tới những điều vượt quá nhận thức của mình không? Có nên chấp nhận những sự thật chúng ta không thể chứng minh không?”

    GIÁO SƯ: Phải nói rằng mỗi ngày chúng ta chấp nhận rất nhiều điều không qua kiểm chứng. Khi lái xe vào trạm xăng, chúng ta không thực hiện một phân tích hóa học trước khi đổ xăng; chúng ta tin tưởng nhà sản xuất. Chúng ta ăn và uống nhiều sản phẩm mỗi ngày mà không “chứng minh” chúng không chứa độc tố hay các vi khuẩn chết người.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nếu phải “chứng minh” mọi chi tiết trước khi thực hiện, chúng ta sẽ sống một nhịp sống cực kỳ chậm chạp.

    GIÁO SƯ: Thử hỏi một nhà tâm lý học đã bao giờ nhìn thấy tiềm thức chưa? ông có phát hiện được xung động bản năng hay cái siêu ngã hay nỗi ám ảnh nhờ chụp X quang không?
    Họ kiếm sống bằng cách phân tích những điều ông chưa từng nhìn thấy. Tất cả chúng ta làm việc mỗi ngày với những điều chúng ta chưa bao giờ chứng minh được 100%.

    NGƯỜI PHỎNG VẤN: Xin mời quý vị tiếp tục theo dõi chương trình của chúng tôi trong những tuần đến. Quý vị sẽ thấy các bằng chứng về lẽ thật trong Kinh Thánh kết chặt với nhau để tạo thành một sợi dây thừng hay sợi xích “hoàn toàn đáng tin cậy.”

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s