Scientists are abandoning Darwinism / Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin

1 Ernst_Boris_Chain-quote-675x396

Darwinism is an hypothesis without any evidence, but it has been considered as a true scientific theory for a very long time. This is the worst mistake of the science and education over the world. Now is the time to reveal the truth. PVHg’s Home has honour to introduce the new article on EPOCH TIMES, titled: “Scientist are abandoning Darwinism”…
Học thuyết Darwin là một giả thuyết vô bằng chứng, nhưng trong một thời gian rất dài nó đã được coi như một lý thuyết khoa học chân chính. Đây là sai lầm tệ hại nhất của khoa học và giáo dục trên toàn thế giới. Nay là lúc phải làm rõ sự thật. PVHg’s Home trân trọng giới thiệu bài mới trên Đại Kỷ Nguyên, nhan đề: “Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin”

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

 

Sự thật về Thuyết tiến hóa kỳ 2: Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin

Bài trên ĐẠI KỶ NGUYÊN (EPOCH TIMES) ngày 11/11/2015
Nguồn: https://daikynguyenvn.com/khoa-hoc/su-that-ve-thuyet-tien-hoa-ky-2-gioi-khoa-hoc-dang-tu-bo-hoc-thuyet-darwin.html

Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. (Ảnh: Wiki)
Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa, một sản phẩm của thế kỷ 19 thời khoa học còn kém phát triển.

Tuy vậy, đó đây trên thế giới, nhiều phương tiện truyền thông và sách giáo khoa vẫn không ngừng nói về thuyết tiến hóa như thể đó là chân lý vĩnh hằng, là triết lý duy nhất có thể giải thích được nguồn gốc của muôn loài. Một số người theo phái tiến hóa thậm chí còn có những phát ngôn gây sốc như thế này trước đông đảo công chúng:

“Thuyết tiến hóa là một thực tế mà không một nhà khoa học có giáo dục nào nghi ngờ” (Gary Huxley)

“Bạn không thể nào vừa có lý trí và được giáo dục tốt mà lại vừa không tin thuyết tiến hóa. Bằng chứng thuyết phục đến nỗi bất cứ ai không bị tâm thần và có giáo dục thì đều phải tin thuyết tiến hóa” (Richard Dawkins)

Nói cách khác, trong mắt những người theo phái tiến hóa, ai không tin lý thuyết của họ thì đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần (!) Không hiểu họ dựa trên cơ sở nào, có ẩn ý gì, đã suy nghĩ hay chưa mà lại tuyên bố như vậy. Bởi vì trên thực tế, gần như tất cả các nhà khoa học tiên phong cha đẻ của các ngành khoa học từ cổ chí kim, thì hoặc là không cần biết đến thuyết tiến hóa hoặc là hoàn toàn không tin thuyết tiến hóa.

Trên thế giới đương đại, số người không tin thuyết tiến hóa thậm chí còn nhiều hơn số người tin (Ví dụ: Theo kết quả khảo sát vào năm 2014 tại Mỹ, có 42% dân số tin rằng sự sống là do đấng Tạo Hóa mà ra, chỉ có 19% tin thuyết tiến hóa). Trong số những người phản đối thuyết tiến hóa có rất nhiều nhà khoa học tiếng tăm lẫy lừng, nhiều người là chủ nhân của các giải Nobel khoa học và nhiều giải thưởng khoa học cao quý khác.

Câu hỏi đặt ra là tại sao những người phái tiến hóa lại phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy? Họ bất chấp thực tế, bất chấp lịch sử khoa học, bất chấp sự đánh giá của dư luận để tuyên truyền một điều sai sự thật như vậy để làm gì, nếu không phải là vì lo sợ học thuyết con cưng của mình sắp sửa không còn chỗ đứng trong thế giới khoa học? Phải chăng thuyết tiến hóa yêu dấu của họ đang lâm vào bước đường cùng?

Thuyết tiến hóa chỉ là một trong số nhiều thuyết cố gắng đưa ra một lời giải thích nghe có lý về nguồn gốc của sự sống, nó không phải là triết lý duy nhất hoặc là chân lý vĩnh hằng như những người phái tiến hóa tự xưng. Hiện nay ngoài thuyết tiến hóa còn có nhiều thuyết khác về nguồn gốc sự sống, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến thuyết Thiết kế thông minh.

Trước kia khi các nhà tiến hóa chưa làm ra các tuyên bố mang đậm tính chủ quan thậm chí ngông cuồng nêu trên, các nhà khoa học có lập trường phản đối thuyết tiến hóa chưa quan tâm đúng mức đến việc bài trừ nó. Nhưng khi những người phái tiến hóa ngày càng trở nên quá quắt, các nhà khoa học chân chính buộc phải có phản ứng thích đáng. Công chúng có quyền được biết sự thật.

Bản danh sách của Viện Discovery

Đứng trước bối cảnh như vậy, Viện Discovery đã cho xuất bản danh sách Bất đồng quan điểm khoa học đối với thuyết tiến hóa của Darwin. Tính đến tháng 11/2015, danh sách này đã có khoảng 1.000 chữ ký của các nhà khoa học đương thời, là thành viên thuộc các Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia danh tiếng, chủ yếu từ Mỹ và Nga.

Những người ký tên đều có trình độ tiến sỹ trở lên trong các ngành khoa học như sinh học, vật lý, hóa học, toán học, y học, khoa học máy tính, và các lĩnh vực liên quan khác. Rất nhiều người là giáo sư hay nghiên cứu sinh tại các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu danh tiếng như Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Viện Smithsonian, Đại học Cambridge, Đại học California ở Los Angeles, Đại học California ở Berkeley, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania, Đại học Ohio State, Đại học Georgia, Đại học Washington, Đại học Harvard, Đại học Oxford…

Trang web http://www.dissentfromdarwin.org của Viện Discovery, được thành lập bởi 2 cựu thành viên trường đại học Havard là George Gilder và Bruce Chapman. Nếu bạn có bằng tiến sỹ trong các chuyên ngành kỹ sư, toán học, khoa học máy tính, sinh học, hóa học, hay một trong các ngành khoa học tự nhiên khác, và bạn không tin thuyết tiến hóa, bạn có thể liên hệ với Viện Discovery qua email cscinfo@discovery.org để xin gia nhập danh sách này. (Ảnh chụp màn hình/www.dissentfromdarwin.org)

2 trang web cua Vien Discovery

Trang web dissentfromdarwin.org của Viện Discovery, được thành lập bởi 2 cựu thành viên trường đại học Havard là George Gilder và Bruce Chapman. (Ảnh chụp màn hình/dissentfromdarwin.org)

Trong số những người ký tên có rất nhiều người lừng danh trong giới khoa học, ví dụ tiến sỹ Philip Skell – thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ; Lyle Jensen – thành viên Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Hoa Kỳ; Stanley Salthe – nhà sinh học tiến hóa và là người viết sách giáo khoa; Richard von Sternberg – nhà sinh học tiến hóa thuộc Viện Smithsonian và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ; Giuseppe Sermonti – Biên tập viên của Rivista di Biologia/ Diễn đàn Sinh học – Tạp chí sinh học cổ nhất hiện vẫn đang được xuất bản trên thế giới; Lev Beloussov – nhà phôi học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga…

Tiến sỹ John G. West thuộc Viện Discovery cho biết do số lượng các nhà khoa học bất đồng ý kiến đang ngày một gia tăng, Viện Discovery đã quyết định mở trang web dissentfromdarwin.org để lưu trữ danh sách các nhà khoa học đã ký tên. Nếu bạn có bằng tiến sỹ trong các lĩnh vực kỹ sư, toán học, khoa học máy tính, sinh học, hóa học, hay một trong số các ngành khoa học tự nhiên khác, và bạn không tin thuyết tiến hóa, thì bạn có thể liên hệ với Viện Discovery Institute qua email cscinfo@discovery.org . Độc giả có thể tải về Bản danh sách các tiến sỹ khoa học công khai tuyên bố phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery ở đây.

Một bản danh sách khác của tiến sỹ Jerry Bergman

Tiến sỹ Jerry Bergman giảng dạy sinh học, di truyền học, hóa học, hóa sinh học, nhân chủng học, địa chất học và vi sinh học tại trường Đại học Northwest State College, Mỹ trong 25 năm, và cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học khác. Ông có 7 bằng cấp khoa học khác nhau từ cấp thạc sỹ trở lên, trong số đó có 2 bằng tiến sỹ khoa học. Ông có hơn 800 tài liệu khoa học đã được xuất bản bằng 12 ngôn ngữ khác nhau, tác giả của 20 cuốn sách về khoa học và chuyên khảo.

jerry BergmanTiến sỹ Jerry Bergman. (Ảnh: members.shaw.ca)
Tiến sỹ Jerry Bergman giảng dạy sinh học, di truyền học, hóa học, hóa sinh học, nhân chủng học, địa chất học và vi sinh học tại trường Đại học Northwest State College, Mỹ trong 25 năm, và cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học khác. Ông có 7 bằng cấp khoa học khác nhau từ cấp thạc sỹ trở lên, trong số đó có 2 bằng tiến sỹ khoa học. Ông có hơn 800 tài liệu khoa học đã được xuất bản bằng 12 ngôn ngữ khác nhau, tác giả của 20 cuốn sách về khoa học và chuyên khảo.

Tiến sỹ Jerry Bergman đã tổng hợp được danh sách bao gồm hơn 3.000 nhà khoa học bày tỏ sư hoài nghi với thuyết tiến hóa của Darwin, trong đó có 12 người từng đoạt giải Nobel khoa học.

TS Bergman cũng có một danh sách riêng tư khác, bao gồm khoảng 1.000 người yêu cầu được giấu tên “vì lo sợ có thể bị trả đũa hoặc gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình”.

TS Bergman nói: “Theo ước tính của tôi, nếu tôi có thời gian và nguồn lực, tôi có thể dễ dàng hoàn thiện một danh sách với hơn 10.000 cái tên” (Xem “Những người nghi ngờ Darwin: Danh sách tuyển chọn các nhà khoa học, các viện sỹ hàn lâm, và các học giả nghi ngờ học thuyết Darwin”, ngày 24/8/2014). Danh sách các khoa học gia phản đối thuyết tiến hóa (phần công khai) của tiến sỹ Jerry Bergman có thể được tải về tại đây.

Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc

Kim Young GilTiến sỹ Kim Young Gil. (Ảnh: Đại học Calvin)
Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc có hơn 1000 thành viên, trong đó có hơn 600 người là tiến sỹ khoa học. Tất cả họ đều phản đối thuyết tiến hóa. Chủ tịch Hiệp hội là tiến sỹ Kim Young Gil, từng là giáo sư của Viện khoa học và công nghệ cao cấp Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology) trong 15 năm. Ông từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu NASA-Lewis (Trung tâm Nghiên cứu Glenn) ở Cleveland, Ohio, Mỹ. Năm 1995 ông đã thành lập Đại học Toàn cầu Handong (Handong Global University), nhận được các giải thưởng xuất sắc cho cải cách giáo dục từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc trong giai đoạn ba năm liên tiếp 1996-1998 như một trường đại học kiểu mẫu của thế kỷ 21…

Tất nhiên, không chỉ có chừng đó các nhà khoa học đương thời phủ nhận thuyết tiến hóa. Có rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới chưa biết đến các bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa và phong trào bất đồng ý kiến này. Chưa kể nhiều nhà khoa học khác dù phản đối thuyết tiến hóa kịch liệt nhưng không hứng thú với việc ký tên vào các bản danh sách phản đối.

Bản thân tác giả bài viết này đã từng nói chuyện với 2 người bạn là tiến sỹ khoa học về bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery, và tuy cả 2 đều phản đối thuyết tiến hóa nhưng họ cũng không có ý định ký tên vì nhiều lý do khác nhau.

Những người khổng lồ trong khoa học đều có tín ngưỡng và đời sống tâm linh sâu sắc

Những người phái tiến hóa khi bị chất vấn và đuối lý vì không thể trả lời câu hỏi: “Nếu thuyết tiến hóa đúng tại sao các ông phải ngụy tạo nhiều bằng chứng như vậy?“, thì họ luôn luôn sử dụng thủ đoạn ngụy biện bù nhìn rơm để hạ uy tín của các nhà khoa học không thuộc phái này. Thay vì chứng minh thuyết tiến hóa đúng hoặc chứng minh thuyết thiết kế thông minh sai thì họ quay sang cáo buộc rằng nhà khoa học nào có tín ngưỡng, có Đạo thì đều thấp kém và do đó không đáng tin. Rất nhiều công chúng tin vào lời ngụy biện đó của họ, mà không hề biết đến một thực tế hoàn toàn tương phản:

Đại đa số các phát minh quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại đều có tác giả là các nhà khoa học hữu thần, có tín ngưỡng, tin vào thế giới tâm linh (không giới hạn trong Thiên Chúa giáo).

Các phát minh quan trọng nhất thế giới từ nửa cuối thế kỷ 19 (cùng hoặc sau thời Darwin) đến nay cũng hầu hết thuộc về họ. Ví dụ:
Bóng đèn điện (Edison – tin vào đấng Tạo Hóa),
Điện thoại (Alexander Graham Bell – tin đấng Tạo Hóa),
Vắc xin (Louis Pasteur – Thiên Chúa giáo),
Phẫu thuật tiệt trùng (Joseph Lister – Thiên Chúa giáo),
Thuốc kháng sinh penicillin (Ernst Chain – Thiên Chúa giáo),
Ô tô (Karl Benz – đạo Mormon),
Động cơ diesel (Rudolf Christian Karl Diesel – Thiên Chúa giáo),
Máy bay (anh em nhà Wright – Thiên Chúa giáo),
Dây chuyền công nghiệp (Henry Ford – nhà thờ Tân giáo, và tin vào luật luân hồi tái sinh)…

Trong các danh sách những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, sau khi tìm hiểu lai lịch chủ nhân của các phát minh ấy người ta đều nhận ra rằng phần lớn trong số họ đều là các nhà khoa học hữu thần.

Hơn thế nữa, các nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đều là khoa học gia hữu thần. Ví dụ: Archimedes, Leonardo De Vinci, Thomas Edison…

Còn đây là danh sách (không đầy đủ) các ông tổ của các ngành khoa học từ cổ chí kim. Tất cả đều là những người có tín ngưỡng tâm linh:
Toán học: Pascal, Leibniz, Euler
Vật lý: Newton, Faraday, Maxwell, Kelvin, Joule
Hóa học: Boyle, Dalton, Ramsay
Sinh học: Ray, Linnaeus, Mendel, Pasteur, Virchow, Agassiz
Địa chất học: Steno, Woodward, Brewster, Buckland, Cuvier
Thiên văn học: Copernicus, Galileo, Kepler, Herschel, Maunder
Vật lý hiện đại: Max Planck
Khoa học laser: Arthur Schawlow và Charles Townes
Hàng không vũ trụ: Wernher Von Braun
Truyền thông vô tuyến tầm xa: Guglielmo Marconi
Phẫu thuật có khử trùng: Joseph Lister
Điện tử học: Ambrose Fleming
Năng lượng học: William Thompson (biệt danh: Lord Kelvin)
Thuyết nguyên tử: John Dalton
Vi trùng học: Louis Pasteur
Số học: Isaac Newton
Cơ học thiên thể: Johann Kepler
Hóa học: Robert Boyle và Antoine Lavoisier
Lâm sàng học: Herman Boerhaave
Giải phẫu so sánh: Georges Cuvier
Tin học: Charles Babbage
Phân tích thứ nguyên: Lord Rayleigh
Động lực học: Isaac Newton
Điện động học: James Clerk Maxwell
Điện từ học: Michael Faraday và Andre Marie Ampere
Côn trùng học: Henri Fabre
Lý thuyết trường: Michael Faraday
Cơ học chất lỏng: George Stokes
Thiên văn ngân hà: William Hershel
Khí động học: Robert Boyle
Di truyền học: Gregor Mendel
Địa chất băng hà: Louis Agassiz
Y học Phụ khoa: James Simpson
Thủy lực học: Leonardo da Vinci
Thủy văn học: Matthew Maury
Thủy tĩnh học: Blaise Pascal
Ngư học: Louis Agassiz
Đồng vị hóa học: William Ramsay
Phân tích mô hình: Lord Raleigh
Lịch sử tự nhiên: John Ray
Bệnh học thần kinh: John Abercrombie
Hình học phi Ơclit: Bernard Riemann
Hải dương học: Matthew Maury
Khoáng vật quang học: David Brewster
Cổ sinh vật học: John Woodard
Bệnh lý học: Rudolph Virchow
Vật lý thiên văn: Johann Kepler
Sinh lý học: Albrecht von Haller
Vật lý học Plasma: Michael Faraday
Cơ học lượng tử: Max Planck
Nhiệt động học Thuận nghịch: James Joule
Nhiệt động học thống kê: James Clerk Maxwell
Địa tầng học: Nicholas Steno
Phân loại học: Carolus Linnaeus
Nhiệt động học: Lord Kelvin
Động học nhiệt (Thermokinetics): Humphry Davy
Hóa thạch học động vật có xương sống: Georges Cuvier

Albert Einstein cũng là nhà khoa học hữu thần, ông tin phải có một đấng Tạo Hóa hiện hữu và đứng đằng sau mọi quy luật vật lý, nếu không vũ trụ sẽ hỗn loạn và không thể tồn tại được. Vợ chồng nhà Curie thì đều tin vào thế giới tâm linh, thậm chí còn nhiều lần tham gia vào các hoạt động tâm linh huyền bí…

Ngoài ra theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 50 nhà khoa học từng đạt giải Nobel khác cũng phủ định thuyết tiến hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ernst ChainTiến sỹ Ernst Chain. (Ảnh: wikipedia)
Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:
“Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy [của thuyết tiến hóa]… Nhiều năm nay tôi đã nói rằng những phỏng đoán về nguồn gốc của sự sống không thể dẫn đến một kết quả hữu ích nào, bởi ngay cả một hệ thống sinh vật đơn giản nhất cũng đã quá phức tạp để có thể hiểu được bằng trình độ hóa học vô cùng sơ đẳng mà các nhà khoa học đã dùng khi cố lý giải điều không thể lý giải xảy ra cách đây hàng tỷ năm…” (“Cuộc đời của Ernst Chain: Penicillin và hơn thế nữa”, tác giả Ronald W. Clark, London, Weidenfeld & Nicolson, 1985, trang 147-148).

Antony HewishTiến sỹ Antony Hewish. (Ảnh: mediahex.com)
Tiến sỹ Antony Hewish đoạt giải Nobel Vật lý cho công trình khám phá ra các ẩn tinh. Ông từng nói:
“Đối với tôi thật vô lý khi cho rằng: Vũ trụ và sự hiện hữu của chúng ta chỉ là một sự ngẫu nhiên lớn, và sự sống tự nảy sinh do các quá trình vật lý ngẫu nhiên trong một môi trường chỉ ngẫu nhiên có các thuộc tính phù hợp…” (Hewish 2002a).

Arthur Holly ComptonTiến sỹ Arthur Holly Compton. (Ảnh: Wikipedia)
Tiến sỹ Arthur Holly Compton (1892–1962) đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho công trình khám phá ra hiệu ứng Compton, nghĩa là sự thay đổi bước sóng của tia X khi chúng va chạm với electron. Việc khám phá ra hiệu ứng này vào năm 1922 đã xác nhận lưỡng tính sóng-hạt của bức xạ điện từ. Ông từng nói:
“…Lập luận cho rằng [sự sống] là do được Thiết Kế ra, mặc dù đã cũ xưa, nhưng chưa bao giờ bị bác bỏ một cách thỏa đáng cả. Trái lại, khi chúng ta học được nhiều hơn về thế giới chúng ta, xác suất việc nó ngẫu nhiên tự nảy sinh trở nên càng lúc càng xa vời, cho nên có rất ít nhà khoa học thực thụ đương thời nào muốn bảo vệ một quan điểm vô thần”. (Compton 1935, 73).

Robert MilikanTiến sĩ Robert A. Milikan. (Ảnh: myfirstbrain.com)
Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 1923 cho công trình đo điện tích electron, từng nói:
“Điều đáng thương là rất nhiều nhà khoa học đang cố gắng chứng minh thuyết tiến hóa, điều không ngành khoa học nào có thể làm được”. (Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel, diễn thuyết trước Hội Hóa học Hoa Kỳ)

Chúng ta sẽ trở lại với các nhà khoa học đạt giải Nobel ở các kỳ sau của loạt bài này để có một cái nhìn rõ hơn về niềm tin tiến hóa.

Có thể thấy rất rõ, những nhân vật phản đối thuyết tiến hóa hoặc đặt niềm tin vào đấng Tạo Hóa, từ xưa tới nay không hề ít mà cũng không tầm thường chút nào. Trái lại họ đều là những người khổng lồ của giới khoa học. Ấy vậy mà nhiều “nhà tiến hóa” có thể phát ngôn rằng ai không đi theo niềm tin của họ đều là đồ vô giáo dục hoặc là bị tâm thần! Rất ngược đời.

Chính Darwin cuối đời đã ân hận về thuyết tiến hóa, và tự xem mình là một người hữu thần

Một sự thật hết sức bất ngờ khác mà có lẽ không một nhà tiến hóa nào muốn chấp nhận, ấy là vào những năm cuối đời Darwin rất buồn rầu và ân hận. Darwin nói ông không có ý định viết thuyết tiến hóa một cách vô thần, thừa nhận rằng sự sống phải được tạo ra chứ không thể tự nảy sinh, và do đó ông là một người hữu thần. Thậm chí ông còn đề xuất một số ý tưởng khá tương đồng với các nhà khoa học theo phái thiết kế thông minh ngày nay.

Darwin(Ảnh: Pixshark.com)
“Tôi thường rùng mình ớn lạnh, tự hỏi rằng có lẽ nào mình đã hiến dâng bản thân cho một ảo tưởng [tiến hóa] chăng” (Charles Darwin, Cuộc sống và những lá thư, 1887, Quyển 2, trang 229)

“Một nguyên do khác để có thể tin vào sự tồn tại của Thượng Đế, liên quan đến lý trí chứ không phải cảm giác, gây ấn tượng đối với tôi hơn nhiều. Đó là vì vô cùng khó khăn đến mức gần như không thể nào hiểu nổi, sao vũ trụ vĩ đại và phi thường này, gồm cả nhân loại với khả năng nhìn sâu vào quá khứ cũng như tương lai, mà lại có thể là kết quả của sự ngẫu nhiên hoặc sự cần thiết mù quáng. Vì vậy khi ngẫm lại, tôi buộc phải thấy rằng Khởi Nguyên Đầu Tiên phải là một trí tuệ thông minh, ở chừng mực nào đó giống với trí tuệ nhân loại; và tôi xứng đáng được gọi là một người hữu thần” (“Charles Darwin và T.H Huxley, các hồi ký”, do Gavin de Beer biên tập, London, Oxford University Press, 1974, trang 50 đến 54)

“Việc xem xét vấn đề này theo quan điểm thần học là một vấn đề luôn luôn làm tôi đau khổ. Tôi rất hoang mang. Tôi đã không có ý định viết [thuyết tiến hóa] một cách vô thần. Tôi không thể nào hài lòng khi xem xét vũ trụ kỳ diệu này, đặc biệt là bản chất của loài người, mà lại kết luận rằng tất cả mọi thứ là kết quả của vũ lực tàn bạo. Tôi có ý xem tất cả mọi thứ là kết quả của các quy luật được Thiết Kế, với các tiểu tiết, dù là tốt hay xấu, là kết quả của cái mà chúng ta gọi là sự ngẫu nhiên” (Thư Darwin gửi cho Asa Gray, 22/5/1860)

Năm 1873 Darwin phát biểu: “Việc không thể nào hiểu được chuyện vũ trụ vĩ đại kỳ diệu này và bản ngã có ý thức của chúng ta đã nảy sinh một cách ngẫu nhiên, đối với tôi có lẽ là lý lẽ chính cho thấy sự tồn tại của Thượng Đế” (Thư Darwin gửi cho N.D. Doedes, 2/4/1873)

Vào năm 1879, 3 năm trước khi qua đời, Darwin viết ông “chưa bao giờ là một người vô thần và phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế” (Thư Darwin gửi cho John Fordyce, 7/5/1879)

Thế đấy, rốt cuộc thì chính cha đẻ thuyết tiến hóa còn nghi ngờ đứa con của mình, thậm chí còn tự nhận ông cũng là người hữu thần. Darwin cuối cùng thừa nhận đấng Tạo Hóa đã tạo ra muôn loài, và thuyết của ông chỉ là một cách giải thích nghe có lý về việc Thượng Đế đã tạo ra sự sống như thế nào. Ông thừa nhận trí tuệ nhân loại không đủ khả năng trả lời rốt ráo câu hỏi về nguồn gốc sự sống. Vậy mà hàng trăm năm sau, các đệ tử của ông tuyên bố ai không tin thuyết tiến hóa đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần. Thật là khôi hài.

Di sản buồn của Darwin

Những người theo phái tiến hóa rốt cuộc đã đặt niềm tin và công sức của mình nhầm chỗ, thế nhưng họ quyết không chịu buông nó ra, mà còn cố bồi đắp lên nó hàng đống các giả thuyết, giả định, khái niệm, tưởng tượng và niềm tin mới. Để rồi ngày hôm nay:

“… [Thuyết tiến hóa] đã được chấp nhận mặc dù nó được xây dựng bằng cách chồng các giả định đặc biệt lên trên các giả định đặc biệt, chồng các giả thuyết đặc biệt lên trên các giả thuyết đặc biệt, và xé bỏ kết cấu của khoa học bất cứ khi nào thuận tiện. Kết quả là một thứ hổ lốn chẳng phải lịch sử mà cũng chẳng phải khoa học” (Tiến sĩ James Conant, nhà hóa học, cựu chủ tịch trường Đại học Harvard, được trích dẫn trong Origins Research, tập 5, Số 2, năm 1982, trang 2)

“Thuyết tiến hóa là một câu chuyện cổ tích của những người trưởng thành. Lý thuyết này không giúp gì cho sự tiến bộ của khoa học. Nó vô dụng” (Giáo sư Tiến sĩ Louis Bounoure, Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Mỹ)

“Khi những nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác hỏi chúng ta hiện nay đang tin tưởng cái gì về nguồn gốc các loài, chúng ta không có câu trả lời rõ ràng. Niềm tin đã nhường chỗ cho sự hoài nghi. Cùng lúc đó, cho dù nếu niềm tin của chúng ta về tiến hóa không lay chuyển thì chúng ta cũng không có lời giải thích nào về nguồn gốc các loài mà có thể chấp nhận được” (Tiến sĩ William Bateson, nhà di truyền học vĩ đại của trường Đại học Cambridge)

“Thuyết tiến hóa chỉ đơn thuần là một sản phẩm của trí tưởng tượng” (Tiến sĩ Ambrose Flemming, Chủ tịch Hội triết học Anh)

“Hiện nay chúng ta đang gặp một cảnh tượng đáng kinh ngạc, đó là trong khi rất nhiều nhà khoa học đã đồng tình rằng không có phần nào trong hệ thống thuyết Darwin có ảnh hưởng lớn bất kỳ, và trên tổng thể, lý thuyết này không chỉ không được chứng minh mà còn không thể xảy ra, thì những kẻ ngu dốt và học thức nửa vời lại tin rằng nó được chấp nhận như một thực tế căn bản” (Tiến sĩ Thomas Dwight, giáo sư nổi tiếng tại trường Đại học Harvard)

“Tôi tin rằng một ngày nào đó câu chuyện thần thoại của Darwin sẽ được xếp hạng là vụ lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học. Khi điều này xảy ra, rất nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, “Làm sao chuyện này lại có thể xảy ra được nhỉ?” (Tiến sĩ Sorren Luthrip, nhà phôi học người Thụy Điển)

Trong thực tế, rất nhiều các nhà bác học và các nhà khoa học ưu tú đã vứt bỏ thuyết tiến hóa từ lâu. Đối với họ, thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, là một thứ ký sinh gây hại cho khoa học, một câu chuyện hoang đường trái ngược với các bằng chứng thực tế, đầy rẫy bê bối và những điều dối trá, làm băng hoại đạo đức xã hội, là gốc rễ của nạn phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh, là thứ đã tạo ra những tên độc tài khát máu nhất lịch sử, là nguyên nhân của hai lần chiến tranh thế giới và những cuộc diệt chủng quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại.

Đối với họ, thuyết tiến hóa dựa trên tuyên truyền lừa dối chứ không dựa trên khoa học chân chính, và là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng triết lý kiểu Hitler: “Lời nói dối phải tầm cỡ, làm cho nó trông thật đơn giản, lặp đi lặp lại nó thật nhiều lần, rồi mọi người sẽ tin nó… Hãy để tôi kiểm soát sách giáo khoa, tôi sẽ kiểm soát được đất nước [Đức]…”. Thế là suốt 150 năm lừa dối, đến tận bây giờ rất nhiều người vẫn tin vào những hình phôi thai giả và cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật” của Haeckel, trong đó không ít người có học hàm học vị, thậm chí có những người đang là giáo sư, tiến sĩ ngành sinh học, ở khắp nơi trên thế giới.

Thuyết tiến hóa vẫn còn nhiều vụ lừa đảo khác không kém phần kỳ dị. Thậm chí cho đến tận ngày nay hầu như vẫn không mấy ai hay biết về những điều dối trá ấy, và thế là chúng được thể ngang nhiên tồn tại, không ở nơi nào xa lạ mà chễm chệ ngay trong sách giáo khoa nhiều cấp học của nhiều quốc gia trên toàn cầu…
Bạch Vân tổng hợp

(Còn tiếp – Kỳ 3: Những bằng chứng giả trong sách giáo khoa nói lên điều gì?)

Chú ý: Hệ thống phân loại sinh vật (sự sống, vực, giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài, phân loài) hiện nay đang bị xây dựng thể theo “cây sự sống” của thuyết tiến hóa. Bản thân thuyết tiến hóa đang cần được làm rõ, vì vậy trong loạt bài không sử dụng nó mà sử dụng hệ thống quy ước khác. Theo hệ quy chiếu này, tiến hóa nhỏ không phải là tiến hóa, và do đó khi nói “thuyết tiến hóa” thì chỉ có nghĩa là “thuyết tiến hóa lớn”.

Bình luận của PVHg’s Home:

● Đây là một bài báo quý giá vì đã cung cấp nhiều thông tin lâu nay bị che đậy, giúp làm sáng tỏ sự thật. Tôi xin trân trọng cảm ơn, và xin phép đăng lại bài báo này trên trang mạng PVHg’s Home, để càng thêm nhiều người biết sự thật càng tốt.
● Đây là một tin vui đối với tất cả những ai yêu sự thật, và là tin buồn đối với những ai đã quá tin vào học thuyết này. Tôi rất thông cảm với những người đã chót coi Darwin là thánh. Không dễ gì từ bỏ một niềm tin mà mình đã tin từ thủa ấu thơ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là thảm họa về nhận thức mà thuyết tiến hóa đã gây ra. Thuyết này trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nhiều thảm họa cho nhân loại, nhưng có lẽ việc làm méo mó nhận thức về thế giới là thảm họa lớn nhất – từ cái sai trong nhận thức dẫn tới rất nhiều cái sai lớn khác mà chúng ta không thể đo lường được.
● Đoạn kết của bài báo nói về sự ân hận của Darwin là đoạn rất hay. Nên tiếp tục khai thác sự thật này, vì giới tiến hóa rất bảo thủ, ngoan cố, điển hình là Richard Dawkins. Cần phải làm rõ bộ mặt thật của Darwin cho mọi người thấy.
● Đề nghị Đại Kỷ Nguyên tiếp tục sự nghiệp vạch trần bộ mặt phản khoa học, phi khoa học và ngụy khoa học của học thuyết Darwin.

PVHg, 11/11/2015

11 thoughts on “Scientists are abandoning Darwinism / Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin

  1. Thật là khó nghĩ khi có một số nhà khoa học lớn phủ nhận thuyết tiến hóa. Hiện nay để thay thế Darwinism bằng “TKTM” thì phải xây dựng cho nó một hệ thống như thế nào để giải thích có đủ khoa học về sự hiện hửu của sinh vật hiện nay? Có thể Darwin có sai lầm nào đó một khi ông chưa nắm được những hiểu biết về gen của khoa học hiện đại nhưng tại sao gen không thể tiến hóa? ADN trong genome là rất phức tạp. Con người trước đây phải mất 20 năm để giải mã được nó…nhưng cho đến hiện nay vẫn còn chưa biết gì về hoạt động hóa học trong đó thì làm sao có thể nắm được hết vấn đề! Việc biểu đạt mạnh mẽ theo từng cá nhân trong vấn đề này mà thầy PVH đặt ra là ở ‘tiến hóa lớn’! Vậy thầy có thể đưa ra một mô hình ở dạng khái quát cho vấn đề để mọi người tham khảo về ‘TKTM’ về con người từ bé cho đến hiện nay có được không? Sau khi có nó thì có lẽ bạn đọc sẽ hiểu quan điểm này một cách cụ thể hơn.

    Thích

    • 1/ Tôi rất thông cảm với anh ĐNThủy. Tôi biết rằng chữ “tiến hóa” đã ăn sâu vào anh như một lẽ tự nhiên. Không riêng anh, rất nhiều người như thế. Đối với những người này, chữ “tiến hóa” nhiều khi đồng nghĩa với chữ “tiến bộ”, “phát triển”, “vận động”, và dường như ai cũng coi “tiến bộ, phát triển, vận động” là lẽ đương nhiên, nên không thể tin là không có tiến hóa. Vì thế mới nẩy sinh ra ý nghĩ cho rằng nếu tiến hóa của học thuyết Darwin sai thì phải có một thuyết tiến hóa khác thay thế. Ý nghĩ này xuất phát từ nỗi luyến tiếc chữ “tiến hóa”, bất chấp tiến hóa có thật hay không, bất chấp bằng chứng về HÀNG LOẠT VỤ LỪA ĐẢO XẤU XA ĐÁNG XẤU HỔ DO CÁC NHÀ TIẾN HÓA TẠO DỰNG RA ĐỂ CHỨNG MINH CHO THUYẾT TIẾN HÓA, LÀM HỎNG TƯ DUY CỦA HÀNG TỶ NGƯỜI TRÊN TRÁI ĐẤT TRONG HƠN 150 NĂM QUA.
      2/ Darwin không phải là “có sai lầm nào đó”, mà TOÀN BỘ LÝ THUYẾT CỦA ÔNG LÀ SAI LẦM. Với những người chống tiến hóa, học thuyết Darwin là chuyện hoang đường, là chuyện tưởng tượng 100%, sự lừa đảo lớn nhất trong lịch sử khoa học. Nó là bằng chứng rõ nhất để chứng minh cho câu nói bất hủ của Einstein về cái stupidity vô hạn của con người. Toán học, vật lý học cũng từng có những sai lầm lớn, nhưng không thể sánh nổi với cái sai lầm của Darwinism.
      3/ Trước khi bàn đến một lý thuyết mới thay thế học thuyết Darwin, hãy KHẲNG ĐỊNH HỌC THUYẾT DARWIN LÀ SAI LẦM. Phải phê phán nó, chỉ rõ thảm họa nó đã gây ra cho nhân loại.
      4/ Tư tưởng cơ bản của Lý thuyết Thiết kế Thông minh là đưa ra những bằng chứng cho thấy sự sống vô cùng tinh vi phức tạp, khéo léo, có mục đích rõ ràng, thay vì hình thành một cách tình cờ, ngẫu nhiên (như thuyết tiến hóa nói), để chứng tỏ có Nhà Thiết kế vĩ đại thiết kế ra nó. Tiên đề của lý thuyết này là câu nói của St Augustin, rằng “Ở đâu có một thiết kế thông minh, ở đó có nhà thiết kế thông minh”.
      5/ Càng nghiên cứu DNA, khoa học càng kinh ngạc về mức độ tinh vi, khéo léo, có mục đính rõ ràng của nó. Sự thật này giúp cho chúng ta hiểu vì sao Pasteur và Einstein sau này đều thốt lên rằng “Càng nghiên cứu khoa học tôi càng tin Chúa”.
      PVHg

      Thích

    • .Vậy nguồn gốc con người bắt nguồn từ đâu?
      Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ. Tại phương Đông cũng vậy, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Lịch sử có ghi chép lại các vị Thánh ở phương Tây, Chúa Jesus, Yahweh, thánh Marry, còn ở phương Đông có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, đến để độ nhân lên thiên quốc.
      Học thuyết nhà nho của Khổng Tử ảnh hưởng rộng lớn đến vùng Châu Á là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” , trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Văn minh Trung Hoa rực rỡ với Đông y ,phong thủy, tử vi, võ đạo,Kinh Dịch, Bát Quái, Thái Cực Quyền, đều từ học thuyết âm dương , ngũ hành mà vật lý hiện đại cũng thừa nhận là đúng , chúng chính là nền văn minh truyền thống của nhân loại trước cận đại, là nền văn hóa tu luyện, con người xoay quanh Đạo, tu Đạo để “Phản bổn quy chân” , trờ về nguồn cội của mình.
      Tu luyện chính là khoa học , là khoa học siêu thường phát triển theo con đường khác. Chúng ta vẫn nghe nhắc đến sự tranh luận giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật, ý thức và vật chất cái nào có trước. Khoa học hiện đại đã do được tư duy con người có tồn tại năng lượng, tư duy trong hình thái ý thức là vật chất. Vậy tinh thần cũng chính là vật chất, tính khí, tính cách, đặc tính hay linh hồn chính là tồn tại ở dạng vật chất, nhưng nó là vô cùng vi quan mà khoa học thực nghiệm hiện tại không cách nào đo đạc được. Vũ trụ tràn đầy những dạng vật chất vi quan cấu tạo nên sinh mệnh như thế, cái mà trong các tôn giáo nói là “trượt dốc từ thiên Đàng” phải chăng là sinh mệnh hay linh hồn càng ngày càng “nặng tư tâm” rơi rớt dần dần cho đến tầng của nhân loại là tầng cấu tạo từ hạt nặng hơn là phân tử này. Triết lý về tu luyện từ Đông Phương đến Tây Phương không còn là phương diện về triết học tinh thần mà thực sự là biến đổi về mặt vật chất. Khi thực hành các nguyên tắc về đạo đức trong tu luyện, vứt phải bỏ những tư tâm, dục vọng ích kỷ, tâm thức càng nhẹ nhàng, thanh thản, càng thăng lên các tầng thứ cao. Theo vật lý học thì gọi là đó là các tầng không gian, tu Đạo gọi đó là các tầng trời, cảnh giới hay các thiên đàng trong tôn giáo.

      Khoa học hiện đại chỉ xác định được phần bề ngoài nhất của con người là những tế bào cấu thành, một diện các tế bào tạo thành hình dáng con người chúng ta, tế bào được cấu tạo từ phân tử, phân tử từ nguyên tử, rồi nhỏ hơn nữa hạt nhân nguyên tử, quark, netrino, đến đó khoa học thực nghiệm không phát hiện ra được nữa. Nhân loại sống ở diện của phân tử và cũng giống như máy chụp X quang (chiếu chụp hình ảnh nhờ va chạm của các hạt cùng loại, cùng thể tích) đôi mắt người làm bằng phân tử nên chỉ có thể nhìn thấy những vật chất xung quanh tồn tại ở dạng phân tử. Phóng to chỉ nhìn thấy 1 vài hạt nguyên tử, chứ không phải là một diện kết cấu của nguyên tử, một diện kết cấu hật nhân nguyên tử, một diện kết cấu của hạt quark, netrino.v.v. .Diện đó là các tầng không gian, tầng nào cũng có quy luật và sự sống của tầng đó. Con người kết cấu bằng hạt nguyên tử sẽ đẹp và vĩ đại hơn phân tử, càng vi quan càng năng lượng càng mạnh, kết cấu những hạt vi quan hơn hơn nữa chả phải Thần là gì. Quá khứ nói Thần tạo ra con người, có hình dạng giống với chư Thần có gì là không đúng khoa học. Các bức vẽ cổ đại, các công trình cổ đại đều hướng đến Thần nên chúng rất tuyệt mỹ, toàn bộ nền văn hóa truyền thống đều hướng đến Thần và đó là đỉnh cao của văn hóa thần truyền. Tu luyện, phản bổn tiên thiên còn xuất ra rất nhiều công năng đặc dị, có thể giao cảm với thiên nhiên, vũ trụ, nghe được không gian khác, nhìn thấy không gian khác, giác ngộ, hiểu được chân lý vạn sự vạn vật, tu luyện không còn gì là mê tín, là khoa học, khoa học tối cao.
      Giờ tất cả bí ẩn đã được tiết lộ trong sách Chuyển Pháp Luân http://phapluan.org .

      Thích

  2. Kính thưa các bác,
    Cháu thiết nghĩ dựa theo môi trường quan sát của cá nhân cháu, cháu nhận thấy rằng, tuổi thọ của con người hãy cứ mặc định là trên dưới 100 năm, vậy nên thời gian và không gian nhận thức của một cá nhân sẽ tồn tại trong khoảng kiến thúc chung của 100 năm đó. Như bản thân cháu chẳng hạn, vì sinh sau đẻ muộn, làm sau cháu có thể biết được cuộc sống của ông bà thậm chí bố mẹ cháu đã từng có đủ những sự kiện gì! Có chăng một phần kinh nghiệm cháu có được từ thế hệ trước truyền lại chỉ hoàn toàn là TƯỞNG TƯỢNG của cháu dựa vào những câu chuyện được kể lại. Vậy nên quan điểm của cháu là việc theo dõi tiến trình mà các sự vật hiện tượng phát triển là BẤT KHẢ, hay BẤT TOÀN (theo khái niệm mà bác Hưng hay sử dụng). Và một điểm chắc chắn rằng, CHƯA TỪNG CÓ MỘT CON NGƯỜI NÀO SỐNG ĐỦ DÀI ĐỂ QUAN SÁT TRỌN VẸN MỘT TIẾN TRÌNH TIẾN HOÁ CỦA BẤT CỨ MỘT LOÀI CỤ THỂ NÀO. Khoa học để lại các cách thức kiểm tra cơ chế hoạt động của vũ trụ qua các thí nghiệm, và thế hệ sau có thể lập lại thí nghiệm đó để trực tiếp hiểu quy luật của vũ trụ rồi tự kiểm chứng. Nhưng cuộc sống đúng là đâu chỉ có mỗi khoa học, còn rất nhiều các giá trị vĩnh hằng và vô hình khác nữa: tình yêu, nghệ thuât, sự chưa biết…Tựu chung, cháu tin rằng, cháu chấp nhận sự bất toàn của bản thân. Mặc dù rằng theo một cách nói nào đó, thuyết tiến hoá là sản phẩm của sự TƯỞNG TƯỢNG và “ÔNG TRỜI/MẸ TỰ NHIÊN/ĐẤNG SÁNG THẾ….” cũng là sản phẩm của sự TƯỞNG TƯỢNG thì việc so sánh hai sự TƯỞNG TƯỢNG với nhau thật là quá khó…
    Và trong khi mọi tranh cãi vẫn còn đó , cháu, một đứa trẻ mới được sống hơn 20 năm, ngắm nhìn gốc cây đa 200 tuổi ở gần nhà…hít một hơi thở thật sâu từ cây đa đó đem lại sự sống (oxy) cho cháu và thầm tự nhủ : ” đang được cho thở, đang được cho sống…đang sướng rồi…”

    Thích

    • Bạn Trinh Nhat Vu thân mến!

      Theo tôi thì quan điểm của bạn có vấn đề.

      Thứ nhất, bạn cho rằng kinh nghiệm bạn có được từ thế hệ trước truyền lại chỉ toàn là tưởng tượng của bạn dựa vào những câu chuyện được kể lại. Nếu những gì bạn được nghe kể là một câu chuyện tưởng tượng thì đúng như bạn nói đó, nhưng nếu đó là một câu chuyện có thật thì quan điểm này của bạn sai rồi. Ví dụ: khi bạn được “nghe kể” về trận Waterloo (trận chiến đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoléon) phải chăng đó là tưởng tượng của bạn? Không, đó là một sự kiện có thật, chẳng qua bạn không có mặt ở đó để kiểm chứng. Nhưng dù bạn có công nhận nó hay không thì nó vẫn tồn tại, cũng giống như Christopher Columbus không tìm ra châu Mĩ thì châu Mĩ vẫn tồn tại.

      Thứ hai, bạn cho rằng thuyết tiến hóa và Thượng Đế chỉ là tưởng tượng. Tôi đồng ý với bạn rằng thuyết tiến hóa chỉ là tưởng tượng của Darwin và những bài viết của chú Hưng đã cho thấy điều đó. Còn việc Thượng Đế có hay không thì qua các bài viết Nan đề Sáng Thế (Genesis Problem), Gödel chứng minh Chúa hiện hữu (Gödel proved that God Exists), Phép Mầu (Miracles), Thượng đế có hay không? Câu trả lời của Gautama Buddha, Hawking believed in “God Factor”? Hawking tin vào “Nhân tố Chúa”?, GOD OF WONDERS/ Đấng Sáng tạo những điều kỳ diệu, bài báo “Why is Life Left-Handed?” trên Futurism, Tại sao sự sống bất đối xứng (acid amin thuận tay trái)? và hơn hết là bài DNA and INTELLIGENT DESIGN/ DNA và Thiết kế Thông minh. Nếu đã đọc hết các bài viết này tôi nghĩ rằng bạn sẽ không thể tiếp tục cho rằng Thượng Đế chỉ là tưởng tượng, nhưng nếu bạn vẫn giữ quan điểm ấy tôi sẵn sàng theo bạn (để tranh luận) đến cùng.

      Thích

      • Bạn Đỗ Phạm Lan Anh thân mến,

        1. Tôi đồng ý với bạn quan điểm là quan điểm của tôi có vấn đề, lý do vì tôi không thể biết được tất cả, tôi bất toàn.

        2. Về ví dụ thứ nhất bạn nêu cho tôi về trận Waterloo. Ý kiến của tôi là: Tôi cũng như bạn không có mặt ở trận Waterloo để kiểm chứng sự tồn tại của sự kiện này. Câu hỏi được nêu ra là trận này có thật hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này là Có và Không. Câu hỏi tiếp theo tôi tự đặt ra là: Nếu trận Waterloo có thật, nó có giá trị với tôi hay không? Câu trả lời của tôi là Không, vì tôi cảm thấy không thoải mái khi lưu trữ thông tin về bạo lực vào bộ nhớ của mình.

        3. Tôi xin phép được cắt nghĩa cho cụm từ “sản phẩm của trí Tưởng tượng” : một ý niệm nảy sinh từ trí Tưởng tượng. Tôi xin nêu ra ví dụ đã khiến tôi đưa ra bình luận trên. Như trong bài “Tại sao sự sống lại thuận tay trái” trên trang nhà của bác Hưng, tôi được hiểu về thí nghiệm của nhà khoa học L.Pasteur và có một suy nghĩ như sau. Nếu là một người tìm ra được quy luật “bàn tay trái” mà không có trí Tưởng tượng, mãi mãi người đó ghi nhận một sự kiện mang tính quy luật đó và không có liên tưởng gì thêm. Vậy nên, tôi cảm nhận rằng nếu không có trí Tưởng tượng, một biểu lộ của trực giác tiên nghiệm, hẳn L.Pasteur sẽ khó có thể đưa ra một nhận định rằng sự sống được tạo ra chỉ một cách duy nhất từ “Nhà thiết kế thông minh”.

        4. Bạn Lan Anh thân mến, nếu như bạn có đọc một vài bình luận của tôi và một bài viết tôi chia sẻ với bác Hưng, bạn sẽ hiểu tôi chưa từng bao giờ phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tối Cao, dù Ngài có biểu lộ ở bất kì ý niệm nào. Quả thực, vì trí tuệ bất toàn nên sự thực là sẽ có khả năng cả đời tôi sẽ không thể hiểu nổi Thượng Đế theo cách chứng minh của Godel. Và tôi không buồn vì điều đó, với trí Tượng tượng khá đơn sơ của tôi, tôi thấy Ngài hàng ngày qua hạt gạo, qua giọt nước, qua không khí tôi đang hít thở

        Vì ngôn từ của tôi có giới hạn, tôi rất mong những ý kiến tôi viết ra không bị hiểu lầm hay gây một cản lực nào đó tác động đến bạn.

        Và như tôi đã thừa nhận ban đầu, tôi không biết tất cả, quan điểm của tôi có vấn đề và tôi bất toàn, tôi mạnh dạn viết lên ý kiến thành thật nhất của mình, vì có thêm thảo luận từ phái bạn tôi có thêm góc nhìn để đối chiếu, điều đó làm tâm trí tôi được mở mang.

        Xin chân thành cảm ơn bạn Lan Anh.

        Thích

  3. Tôi hiểu được ý niệm ‘thông minh’ siêu việt mà thầy muốn đề cập đến. Tính phức tạp theo một mô thức rất chặt chẽ và rất sáng tạo của thể giới sinh vật cho ta thấy nó hình như có bàn tay của một đấng siêu nhiên đặt vào thay vì ngẩu nhiên. Điều này thì giới vật lý cũng hoang mang khi thấy sự hình thành theo một điều kiện rất ‘vị nhân’ của quả đất cũng như vậy. Xác suất để có được điều này là rất cực hạn, khó thể xảy ra. Đôi khi đưa đến nhận định: có thể vũ trụ này chỉ có mổi quả đất là trường hợp đặc biệt của lịch sử vũ trụ cho sự sống. Thế nhưng bỏ qua vấn đề sự sống, các vận động cũng rất logic của thế giới ‘không sống’ là rất quy cũ, thông minh và chặt chẽ. Phải chăng trong việc này cũng có bàn tay của ngài? Vật lý có cho rằng không cần đến yếu tố thần học trong này (Laplace) thì tiến hóa có nên theo hình thức luận này không? Lý thuyết tương đối của Eisntein xem ra cũng khá siêu hình mặc dù logic, và nếu sau này người ta tìm ra được cái cốt lỏi thực của các yếu tố này thì tính siêu hình đấy không còn tồn tại là vấn đề trở nên vật chất hơn thì sao? Nếu ‘TKTM’ là ‘chúa’ thì các hoạt động vật lý trong vũ trụ như hố đen, sự bùng nổ vĩ đại của các siêu tân tinh, năng lượng hạt nhân, nhiệt hạch có cần đến ông hay không?

    Thích

  4. Để vấn đề trao đổi trơn tru hơn về tâm lý, tôi xin lược qua một ít về mình. Tôi không phải là Judas hoặc tương tự. Trái lại tôi rất ‘quen’ ngài! Thuở ấu thơ bắt đầu đến trường tôi được học ở một trường tuyên úy công giáo do trường gần nhà. Trường do sư đoàn 22 bộ binh xây dựng trong khuôn viên nhà thờ quân đội. Cha tuyên úy quản lý toàn bộ với các thầy cô dậy học. Cha là một mẩu hình lớn trong bọn tôi, đám ‘nhất quỷ nhì ma’. Ông rất nghiêm khắc với những trò nghịch phá của chúng tôi mặc dù chẳng mấy khi ông có mặt. Ông còn phải đi thường xuyên đến các đơn vị và thỉnh thoảng theo máy bay trực thăng ra mặt trận ủy lạo. Chúng tôi hạnh phúc khi thỉnh thoảng gặp ông vì bao giờ cũng có một vài cục kẹo. Chúng tôi được cha quan tâm và ông cũng tận dụng việc quen biết với một chi nhánh của cơ quan USAID để xin xỏ mọi thứ cho nhà trường. Trường được hổ trợ nhiều và liên tục với bột mì, đường sữa bột với nhiều vật dụng khác như bút vỡ. Học sinh thường phải dự lễ bên nhà thờ bất kể thuộc tôn giáo nào khi nhà thờ có làm lễ rửa tội cho quân nhân công giáo tử trận đem về.

    Sau khi qua ba lớp (năm, tư ,ba) tôi được bố tôi xin cho vào trường La san Kim-Phước do các sư huynh (frère) xây dựng. Đây là một trường giáo dục của công giáo có uy tín. Chúng tôi phải thường xuyên dự các thánh lễ Misa. Trong lớp còn có tiết giáo lý và cả hai bậc đều phải đọc kinh trước khi học tập. Ba kinh đầy đủ là kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng và kinh Sáng danh cho đến hết năm 12. Mặc dầu không theo đạo (công giáo) nhưng bố tôi vẫn cho con làm hang đá vào dịp lễ Noel với sự giúp đở của ông.

    Như vậy, ‘chúa’ đã rất quen thuộc với tôi. Tôi hoàn toàn không dị ứng với thượng đế. Tôi chỉ thiết nghĩ có một khoảng cách giửa ngài và khoa học. Khoa học cố diễn giải về tự nhiên trong đó không có yếu tố vị linh. Nhưng nhiều cái, nhiều hiện tượng không thể lý giải bằng khoa học hiện nay, vì vậy con người hoang mang là có cái gì đó bí ẩn trong cái thế giới này. Tôi cũng tin là nó có thật nhưng phần nhiều tâm hồn của tôi nằm ở bên…khoa học. Dù sao tôi cũng muốn biết thế giới bên kia có thật hay không? Nếu quả thật là có thì trước khi mất tôi xin được rửa tội. Tôi hy vọng và nếu có thể: xin gặp lại cha tuyên úy ở…trên thiên đàng!

    Thích

Bình luận về bài viết này