The Magic of Music / Sự Huyền ảo của Âm nhạc

Henri-Lucien_Doucet_-_CarmenLudwig van Beethoven once said: “Music is a higher revelation than all wisdom and philosophy”. Sarah Chang and Yeol Eum Son, two Korean girls among the most talented musicians in the world nowadays, may bring to you some happiest moments and help you to discover something extraordinary that science cannot explain. Please enjoy: 1/ Carmen Fantasy by Pablo Sarasate, perfectly presented by Sarah Chang, and 2/ Piano Concerto No. 21, K.467 by Wolfgang Amadeus Mozart, magically presented by Yeol Eum Son, a “Mozart resurrection” in Tchaikovsky Concours 2011.
Ludwig van Beethoven có lần nói: “Âm nhạc là một sự khai mở cao hơn mọi sự khôn ngoan và triết học”. Sarah Chang và Yeol Eum Son, hai cô gái Hàn quốc trong số những nghệ sĩ âm nhạc tài năng nhất thế giới ngày nay, có thể mang đến cho bạn những khoảnh khắc hạnh phúc nhất và giúp bạn khám phá ra cái gì đó phi thường mà khoa học không thể giải thích được. Xin thưởng thức: 1/ Carmen Fantasy của Pablo Sarasate, trình bầy tuyệt hảo bởi Sarah Chang, và 2/ Piano Concerto No. 21, K.467 của Wolfgang Amadeus Mozart, với tiếng đàn mê hoặc của Yeol Eum Son, một “Mozart tái sinh” trong cuộc thi âm nhạc Tchaikovsky năm 2011.
Hình trên: Nhân vật Carmen trong vở Opera CARMEN của Georges Bizet (dựng theo tiểu thuyết cùng tên của Prosper Mérimée), một trong những vở opera kinh điển nhất thế giới, đến nay vẫn truyền ngọn lửa rạo rực của cuộc sống cho chúng ta và làm mê hoặc lòng người bởi cái đẹp quyến rũ của nó.

Không phải ngẫu nhiên tôi muốn giới thiệu những nhạc phẩm kỳ diệu này trên PVHg’s Home. Ấy là do một bức thư của TS Phan Chí Thành đã gây cảm hứng cho tôi. Lá thư viết:

Kính gửi anh Hưng,

Hôm nay ta cũng nên giải lao một chút. Nhân bài viết trên, trong không khí của ” CÁI CHỢ ĐỜI” quy mô toàn thế giới (tiếng Việt hay thật, tôi không biết dịch “cái chợ đời ” sang tiếng Anh ra sao, mong anh chỉ giáo) tôi muốn anh nhớ lại vở Opéra có tên CARMEN mô tả tình yêu giữa một chàng lính tẩy với một cô gái Digan có vẻ đẹp và tính cách mê hoặc cánh mày râu.

Theo thống kê thì cho đến nay vở Opera này vẫn đứng đầu trong tất cả các vở nhạc kịch được dàn dựng trên toàn thế giới. Theo tôi thì Georges Bizet (1838-1875) đã lột tả được cái vẻ nhốn nháo cũng như cái đẹp phù thủy của “CÁI CHỢ ĐỜI” đó (tất nhiên trong đó có cả anh và tôi cùng nhiều người khác(!)). Tài tình thật. Thế mà nghe nói khi vở Opera này lần đầu ra mắt tại Paris thì chỉ được đón nhận bởi những lời la ó và phản đối, điều này đã làm cho Bizet phải suy sụp. Lí do được cho là: vở nhạc kịch đã cổ vũ cho một lối sống phóng đãng vô đạo đức thông qua việc mô tả một mối tình trai gái phóng túng. Tôi thì tôi cho rằng đó chỉ là những ý kiến vớ vẩn của một lũ “đạo đức giả” đầy rãy trong xã hội. Tôi cũng cho rằng thành công và sức quyến rũ của vở nhạc kịch này chủ yếu là do nó đã mô tả “một xã hội đúng như nó đã là, đang là và sẽ là”. Đôi khi tôi cứ vơ vẩn tự hỏi: Không hiểu tại sao lại có một con người lại có thể sáng tác được một vở nhạc kịch hay đến như vậy.

Danh cầm tôi chọn để giới thiệu vẫn là Sarah Chang, một solist trẻ đã chơi rất đẹp bản Violin Concerto No.1 của Paganini mà một lần anh đã giới thiệu. Âm nhạc, hội họa, nghệ thuật… đôi khi giúp chúng ta nhìn cái chợ đời này với đôi mắt vị tha và thông cảm hơn. Còn khi nào không thể chịu đựng được, thì chúng ta lại chui tạm vào cái “tháp ngà” khoa học vậy, rủi thay đi đâu cũng gặp K. Godel (!) và lời nhắn nhủ thầm thì nhưng nghiêm khắc: không có cái gì là hoàn hảo cả đâu (!).

Đây, xin thưởng thức: Sarah Chang – Carmen Fantasy (Sarasate). PCT

1/ Carmen Fanrasy, Pablo Sarasate, Sarah Chang

2/ Piano Concerto No. 21, K.467, Wolfgang Amadeus Mozart, Yeol Eum Son

3/ Thêm hình ảnh

l_p0023688733Yeol-Eum_Sonsarah-chang (20)yeol_eum_son_recital

 

PVHg, 09/11/2015

 

1 thoughts on “The Magic of Music / Sự Huyền ảo của Âm nhạc

Bình luận về bài viết này