What science cannot touch, Music can / Âm nhạc có thể chạm tới cái khoa học không thể

landscapes (10) copy

“There is nothing in the world… that would so effectively help one to survive even in the worst conditions as the knowledge that there is a meaning in one’s life” [1]. If science can say nothing about the meaning of life, music can. Please enjoy some beautiful melodies to discover a sacred and pure world that science can never touch…
“Không điều gì trên đời này… có thể giúp một người chịu đựng được ngay cả những hoàn cảnh đen tối nhất một cách hữu hiệu cho bằng sự hiểu biết là đời sống mình có một ý nghĩa” [1]. Nếu khoa học không thể nói gì về ý nghĩa cuộc sống thì âm nhạc có thể. Xin thưởng thức vài giai điệu đẹp để khám phá một thế giới thiêng liêng và tinh khiết mà khoa học không bao giờ có thể chạm tới…

Air in a G string của Johann Sebastian Bach

● You did not wait for me

GHI CHÚ:

[1]: Lời của một giáo sư từng trải qua những sự kinh hoàng trong trại tập trung Auschwitz, trích trong cuốn “Is there a Creator who cares about you?” (Có một Đấng Tạo Hóa quan tâm đến bạn không?), NXB Watch Tower Bible, trang 7.

10 thoughts on “What science cannot touch, Music can / Âm nhạc có thể chạm tới cái khoa học không thể

  1. 1. Đúng như vậy. Thưa các bạn, nếu như KHOA HỌC dựa trên nền tảng của trí tuệ tư duy logic thì NGHỆ THUẬT bao gồm rất nhiều ngành như âm nhạc, hội họa, văn chương, thơ ca, kiến trúc v.v… dựa căn bản trên trí tuệ cảm xúc. Cả hai sẽ làm cho cuộc sống chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

    2. Trong giáo dục, hiện nay ngoài chỉ số IQ (chỉ số thông minh) người ta còn quan tâm tới chỉ số EQ (chỉ số trí tuệ cảm xúc), nhiều học giả còn coi trọng chỉ số EQ hơn chỉ số IQ. Tôi thì coi trọng cả hai. Nhưng xin lưu ý rằng: phát triển trí tuệ cảm xúc ở nơi con người khó hơn rất nhiều khi so với phát triển trí tuệ logic. Nếu cảm xúc về cái đẹp, cái CHÂN, THIỆN, MỸ được phát triển thì CÁI ÁC sẽ bị đẩy lùi, điều này đang diễn ra trong mỗi chúng ta và rộng hơn là trong xã hội loài người.

    3. Tôi mong muốn trang mạng PVHg’s Home không chỉ là một trang về khoa học mà còn là một trang mạng của các vấn đề về nhân văn – văn hóa – văn minh – minh triết… những thứ chỉ có nơi con người và xã hội loài người trên một hành tinh bé nhỏ nhưng kỳ diệu và cho tới hiện nay vẫn là độc nhất vô nhị trong Vũ trụ cũng không kém phần kỳ diệu của chúng ta..

    Thích

    • Trang PVHs không phải chỉ là khoa học, mà là triết học, đương nhiên bao hàm nhiều khoa học. Mặc dù có đề cập sâu về một số chủ đề khoa học tự nhiên, nhưng anh Hưng muốn qua đó hướng mục đích vào các vấn đề xã hội, trong đó có nhận thức luận, chỉ đạo thực tiễn nền giáo dục… Nhưng tôi đang băn khoăn không biết ai lại có cái nhận định: “Nếu khoa học không thể nói gì về ý nghĩa cuộc sống…” nhỉ. Tôi sợ rằng chưa thể hiểu được nhận định đó.

      Thích

  2. Dear Dr. Hung and all of readers,

    Today I share with you
    F. Chopin – Piano Concerto No. 2 – Rosalía Gómez Lasheras (Piano) – Finale YPF – Live Concert – HD.

    Thích

  3. Dear Dr. Hung,
    You can appreciate a W.A. Mozart’s masterpiece:
    Hahn – Mozart – Violin Concerto No.3
    (Note: Participation of POPE)

    Thích

  4. Xin phép nói đôi lời:
    1. “Nếu khoa học không thể nói gì về ý nghĩa cuộc sống thì âm nhạc có thể”
    Tại sao lại không nhỉ? Khoa học tạo ra của cải vật chất, máy móc tinh vi…, những thứ đó đang là lẽ sống của 99% con người trên Trái Đất, nhưng đó mới chỉ là hệ quả của khoa học mà thôi.
    Mục đích chính của khoa học là tìm ra chân lý, tìm ra sự thật về mọi thứ, là điều quan tâm trăn trở của 1% nhân loại còn lại, và hiện tại khoa học đang ngày càng tiệm cận mục đích này.
    2. “Thế giới thiêng liêng, tinh khiết”? Theo tôi nói như vậy là chưa chính xác. Chỉ có những thế giới “thiêng liêng hơn, tinh khiết hơn” mà thôi. Và với những thế giới như vậy, chưa chắc khoa học sẽ không thể chạm tới.

    Thích

    • Bạn Huỳnh thân mến!
      Tôi băn khoăn không biết bạn đã đọc các bài viết về định lý bất toàn của chú Hưng chưa. Nếu chưa thì bạn nên đọc ngay! Nếu rồi thì tại sao bạn còn phát biểu ý kiến này? Hay là bạn còn có ý nào khác?
      L.A

      Thích

  5. Tôi sợ rằng bài báo này đang đi quá đà trong một số nhận định cơ bản trong khi nhìn nhận về chức năng của khoa học và âm nhạc. Hai lĩnh vực này đều là những cách thức giúp cho con người nhận thức được khái niệm “cái đẹp” do Đấng sáng tạo ra. Về việc khái niệm “cái đẹp” này có trước khi có sự sống và con người thì tôi đã đề cập tới anh Hưng. Nếu phân biệt khả năng nhận thức cái đẹp của khoa học và âm nhạc, thì tôi e không phải. Nói ví dụ, những quy luật có sẵn do khoa học tìm ra trong vạn vật và trong sự vận động làm cho con người thấy chúng đẹp vô cùng, kinh ngạc, có kém gì khi ta được nghe một bản nhạc hay của núi rừng, hay của người sáng tác đâu.

    Thích

    • Dear anh Bình,
      Tôi hiểu ý kiến của anh. Anh nói đúng, khoa học cũng đưa con người tới những đích giống như nghệ thuật: nhận thức cái CHÂN, THIỆN, MỸ. Quả thật cái khoa học mà tôi nói trong bài là cái khoa học vô thần, cái chủ nghĩa duy khoa học (SCIENTISM) nhưng tôi không nói rõ. Vậy ý kiến của anh coi như một sự bổ sung cho bài viết của tôi. Cảm ơn anh.
      PVHg

      Thích

  6. Chào Anh Hưng,

    Tôi thật sự rất kính phục tài viết văn của anh cũng như những năng khiếu dịch thuật từ anh ngữ qua việt ngữ rất là hay, đầy đủ theo tư tưởng độc lập để độc giả có cái nhìn tổng quát hơn trong thế giới khoa học vật lý hiện đại. Trang nhà của anh mới thành lập không bao lâu mà đã có nhiều độc giả hưởng ứng rất là nhiệt tình, vì anh đã tạo lên một cây cầu nối, người việt khắp mọi nơi tìm tới để chia sẽ những hòa bảo, xây dựng khiến thức, đó là một kho tàng vô giá cho thế hệ trẻ Việt Nam sau này, vượt qua mọi thử thách hiểm nghi và tiến bước với thế giới

    Thích

Bình luận về bài viết này