Bill Gates: “It makes sense to believe in God” / Bill Gates: “Tin Chúa là khôn ngoan”

BjBkGtMCMAEvCQtBill Gates, the richest man in the world, revealed in a recent interview: “It makes sense to believe in God”, and “it’s at least a moral belief”. Such a declaration by one of the most famous men in the world is a very good news for humanity.
Bill Gates, người giầu nhất thế giới, gần đây đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn: “Tin Chúa là khôn ngoan”, và “ít nhất đó là một niềm tin đạo đức”. Một tuyên bố như thế của một trong những người nổi tiếng nhất thế giới là một tin tốt lành đối với nhân loại.

Ngày 13/03/2014, tạp chí Rolling Stone đã có một cuộc phỏng vấn dài đối với Bill Gates về nhiều vấn đề nổi cộm trong thế giới ngày nay [1]. Kết thúc cuộc phỏng vấn là hai câu hỏi sau đây:

1/ Ông là một nhà công nghệ, nhưng rất nhiều công việc ông làm với quỹ từ thiện mang một chiều kích đạo đức. Phải chăng suy nghĩ của ông về giá trị của tôn giáo đã thay đổi trong những năm qua?

2/ Ông có tin vào Chúa không?

Câu trả lời của Bill Gates có lẽ đã làm cho những người vô thần rất thất vọng. Ngược lại, những người có đức tin tôn giáo vui mừng, đặc biệt vì ông nhấn mạnh: “các hệ thống đạo đức tôn giáo là cực kỳ quan trọng (The moral systems of religion are super important)”.

Sau đây là bản lược dịch một trong số những bài báo tường thuật cuộc phỏng vấn của Rolling Stone: “Bill Gates Reveals Family Goes to Catholic Church: It Makes Sense to Believe in God” (Bill Gates tiết lộ gia đình ông đến nhà thờ Công giáo: Tin Chúa là khôn ngoan) của Stoyan Zaimov trên tờ The Christian Post ngày 14/03/2014 [2].

Bill Gates tiết lộ: Tin Chúa là khôn ngoan

Bài của Stoyan Zaimov

Bill Gates, người giầu nhất thế giới, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng gia đình của ông đi đến một nhà thờ Công giáo và rằng đạo đức tôn giáo tạo nhiều cảm hứng cho công việc từ thiện của ông. Ông cũng chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của ông về Chúa và về những vấn đề nổi cộm mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt.

Trả lời phỏng vấn của tạp chí Rolling Stone ngày 13/03 (sẽ ra mắt trên báo giấy ngày 27/03), Bill Gates nói: “Tôi nghĩ rằng các hệ thống đạo đức tôn giáo là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi nuôi dạy con cái theo phương pháp của tôn giáo; các con tôi tới nhà thờ Công giáo nơi Melinda tới đó và tôi cũng tham gia vào đó. Tôi đã rất may mắn, và do đó tôi hàm ơn sự may mắn đó và phải cố gắng giảm thiểu sự bất công trên thế giới. Đó chỉ là một chút đức tin tôn giáo. Tôi muốn nói, ít nhất đó là một niềm tin đạo đức”.

Khi được hỏi liệu ông có tin Chúa hay không, ông đáp: “Tôi nghĩ tin Chúa là khôn ngoan, nhưng tôi không biết đích xác cái gì trong cuộc đời chúng ta làm cho chúng ta hành động khác với niềm tin đó” [3].

Đồng thời ông nói ông tán thành với những người như Richard Dawkins rằng “nhân loại cảm thấy cần thiết phải có những tưởng tượng về sự sáng tạo của Chúa” [4]. Ông nói: “Trước khi chúng tôi bắt đầu hiểu về bệnh tật và thời tiết và về những vấn đề như thế, chúng tôi đã tin theo những giải thích sai lầm về những thứ đó. Hiện nay khoa học đã tham dự một phần – không phải tất cả – vào những lĩnh vực mà tôn giáo đã từng giải quyết”.

landscapes (10)Ông nói tiếp: “Nhưng bí mật và vẻ đẹp của thế giới thật vô cùng đáng kinh ngạc, và không có một sự giải thích nào của khoa học có thể giải thích được tại sao nó xẩy ra như thế. Nói rằng điều đó hình thành bởi những con số ngẫu nhiên thì xem ra, bạn biết đấy, đó là một cách nhìn không hợp lý cho lắm” (cười).

Theo danh sách tỷ phú trên tạp chí Forbes 2014, nhà sáng lập Microsoft đã giành lại được vị trí giầu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới 76 tỷ dollars. Tuy nhiên, người tạo nên cuộc cách mạng về công nghệ của Microsoft đã rời bỏ chức chủ tịch tập đoàn này để tập trung vào việc làm từ thiện của ông. Năm 2000, ông thành lập Quỹ Bill & Melinda Gates, một tổ chức được xếp hạng như một trong những tổ chức từ thiện quảng đại nhất thế giới.

Quỹ này đã hiến tặng tiền bạc và khởi động các chương trình vì nhiều mục đích khác nhau trên toàn thế giới. Quỹ này có một cơ quan mang tên Global Health Division (Chi nhánh Sức khỏe Toàn cầu) nhắm mục tiêu vào việc đẩy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ tại các nước đang phát triển, một chương trình mang tên Global Developments (Phát triển Toàn cầu) dành cho việc phát triển nông nghiệp, xử lý nguồn nước và vệ sinh, các dịch vụ tài chính dành cho người nghèo và các chương trình giáo dục tại Mỹ.

Bill Gates thể hiện niềm lạc quan rằng bệnh bại liệt, một căn bệnh mà quỹ từ thiện của ông tập trung cứu giúp nhiều nhất, sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, và rằng về căn bản đến năm 2035 sẽ không còn có nước nghèo nữa, ông chỉ ra những bài học thành công trong vấn đề này như Brazil, Mexico, Thái Lan và Indonesia.

Điều ông lo lắng nhất trong 50 năm tới là vấn đề thế giới cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi rộng và giải quyết những mối lo về sức khỏe toàn cầu.

Ông nói: “Tôi biết nếu mọi em bé được khỏe mạnh, mọi con đường được làm mới, thì sẽ đưa một đất nước đi trên một con đường tốt đẹp hơn như thế nào, nhưng tôi không phải một chuyên gia để biết làm thế nào để giải quyết vấn đề bất ổn định và chiến tranh sẽ dấy lên lúc này hoặc lúc khác. Tôi mong ước có một phát minh hoặc một tiến bộ nào đó để sửa chữa tất cả những thứ bất ổn đó. Có thể một số sự kiện thực sự tồi tệ sẽ xẩy ra trong vòng 50-100 năm tới, nhưng hy vọng là không có một sự cố nào trong số đó sẽ gây ra cái chết ở mức một triệu người (trở lên) mà bạn không dự kiến trước được từ một bệnh dịch, hoặc một vụ khủng bố hạt nhân hoặc sinh học”…..

Bình luận của PVHg’s Home

Năm 1995, cũng với câu hỏi “Ông có tin vào Chúa hay không?”, Bill Gates trả lời: “Tôi không biết liệu có Chúa hay không, nhưng tôi nghĩ các nguyên lý tôn giáo hoàn toàn có căn cứ vững chắc” (I don’t know if there is a God or not, but I think religious principles are quite valid) [5].

Với câu trả lời đó, giới vô thần vội vàng ghép Bill Gates vào danh sách “những người vô thần nổi tiếng” (celebrity atheists), bất chấp việc ông thể hiện một thái độ trân trọng đối với tôn giáo. Một số khác coi ông là người theo thuyết bất khả tri (agnosticist). Thậm chí có người mô tả ông như một người mê mải làm ăn, không bận tâm tới tôn giáo, vì có lần ông phát biểu: “Riêng về vấn đề phân phối dự trữ thời gian thì tôn giáo không hiệu quả cho lắm. Tôi còn hàng đống việc phải làm vào sáng chủ nhật”.

Nhưng họ nhầm.

Theo Wikipedia, “khi Gates còn trẻ, gia đình ông thường xuyên tham dự lễ của Đạo Hợp nhất Tin Lành (Protestant Congregational church)”. Đó là lý do để sau này, ngay cả khi ông chưa có một quan điểm rõ ràng về Chúa, ông luôn luôn coi hệ thống tôn giáo là quan trọng. Đó là điều không bao giờ có ở một người vô thần.

Và bây giờ, Bill Gates đã thể hiện quan điểm rõ ràng hơn: “Tin Chúa là khôn ngoan”!

Căn cứ theo những gì ông tiết lộ trong cuộc phỏng vấn của Rolling Stone, có bài báo đã viết: “Bill Gates theo Đạo Công giáo La Mã” (Bill Gates follows Roman Catholicism). Không nghi ngờ gì nữa, sự thay đổi của Bill Gates theo hướng tích cực một phần lớn là kết quả của cuộc hôn nhân giữa ông với Melinda French, một người công giáo thuần thành.
Theo nhiều trang tiểu sử, họ sống với nhau hạnh phúc, đến nay đã có 3 người con. Nhưng còn hơn thế, họ là một đôi bạn tri kỷ, cùng đọc một số sách rồi thảo luận với nhau, cùng nhau theo đuổi một lý tưởng cao quý – lý tưởng chia sẻ tình yêu thương với tha nhân, đúng như lời Chúa dạy.

Năm 1994, khi nghe tin Bill Gates cưới Melinda, một nhân viên trong công ty mà ông làm chủ, tôi nói với bạn bè: “cô Melinda này may mắn quá”. Gần đây, khi biết Melinda đóng vai trò lớn lao trong việc “lôi kéo” chồng con vào những sinh hoạt tôn giáo và từ thiện, tôi lại nói với bạn bè: “ông Bill Gates này may mắn quá”.

Một người bạn vô thần nói với tôi rằng Bill Gates thay đổi chỉ vì Melinda, thay vì bởi chính Bill Gates muốn thay đổi. Tôi trả lời: “Này bạn, những người như bạn không thể hiểu được những giá trị thiêng liêng và cao quý. Người theo Đạo chúng tôi nghĩ rằng đó là ý Chúa – Chúa muốn một người như Bill Gates phải có ĐẠO, như thế sẽ có ích cho nhân loại nhiều hơn. Melinda chính là một sứ giả của Chúa đấy”.

1024px-Bill_og_Melinda_Gates_2009-06-03_(bilde_01)Melinda Ann French sinh năm 1964 tại Dallas, Texas. Là con gái thứ hai trong bốn người con của ông Raymond Joseph French Jr., một kỹ sư về hàng không, và Elaine Agnes Amerland, một phụ nữ nội trợ. Melinda là một người Công giáo thuần thành, từng là học sinh xuất sắc của trường công giáo St. Monica Catholic School, có 2 bằng cử nhân của Đại học Duke, cử nhân khoa học computer và cử nhân kinh tế, và một bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh cũng của đại học đó.

Sau khi lấy chồng, bà đã dâng hiến đời mình cho sự nghiệp từ thiện, san sẻ tình yêu thương với đồng loại, thực hành tôn chỉ của công giáo là yêu thương tha nhân. Bà tự nhắc nhở mình và nhắc nhở mọi người rằng “Chúng ta phải lưu ý đến việc làm thế nào sử dụng ánh sáng này chiếu trên chúng ta” (We have to be careful in how we use this light shined on us). Đó là ánh sáng của Chúa – ánh sáng soi rọi cho chúng ta biết giá trị đích thực của con người là gì và đâu là đích để chúng ta hướng tới.

PVHg 16/10/2015

CHÚ THÍCH
[1] http://www.rollingstone.com/culture/news/bill-gates-the-rolling-stone-interview-20140313
[2] http://www.christianpost.com/news/bill-gates-reveals-family-goes-to-catholic-church-it-makes-sense-to-believe-in-god-116166/#GimkFG4QbByglw03.99
[3] Nguyên văn: “Tôi không biết đích xác quyết định nào trong cuộc sống của bạn mà vì nó bạn làm khác (với đức tin của bạn).
[4] Không rõ câu nói của Richard Dawkins được nói ra trong hoàn cảnh nào, nhưng Richard Dawkins là một người vô thần, nên tôi nghĩ ý của Dawkins là con người vốn yếu đuối, kém cỏi nên cảm thấy cần thiết phải có Chúa như một Đấng hộ mệnh, và do đó, Chúa chỉ là kết quả của trí tưởng tượng. Nhưng với những gì Bill Gates đã nói trong cuộc phỏng vấn, ta có thể hiểu rằng Bill Gates sử dụng ý kiến của Dawkins theo nghĩa ngược lại: sự tưởng tượng về sự sáng tạo của Chúa quả thật là hết sức cần thiết, vì khoa học không thể giải thích được sự kỳ diệu và vẻ đẹp của thế giới, và vì tin vào Chúa là khôn ngoan – tin vào Chúa thì con người sẽ biết khiêm tốn hơn và sống đạo đức hơn.
[5] http://www.celebatheists.com/wiki/Bill_Gates

13 thoughts on “Bill Gates: “It makes sense to believe in God” / Bill Gates: “Tin Chúa là khôn ngoan”

  1. Dear Dr. Hung,
    Let us relax for some minutes: J. S. Bach – Air on the G string – Orchestral Suite No. 3 in D major- BMW 1068.
    God bless you, your family and your friends.

    Thích

  2. Dear Anh Phạm Việt Hưng,

    Tôi nghĩ trong bài viết này anh dịch sai ý của Bill Gates.

    Bill Gates: “I think it makes sense to believe in God, but exactly what decision in your life you make differently because of it, I don’t know.”

    Anh dịch là: “Tôi nghĩ tin Chúa là khôn ngoan, nhưng tôi không biết đích xác cái gì trong cuộc đời chúng ta làm cho chúng ta hành động khác với niềm tin đó”

    Theo tôi, câu này nên dịch là “Tôi nghĩ là việc tin vào Chúa (Thượng Đế) là có thể hiểu được, nhưng trong cuộc sống, quyết định khác biệt (cụ thể) nào bạn đưa ra dựa vào niềm tin đó thì tôi không biết.”

    Bill Gates: “I don’t know if there is a God or not, but I think religious principles are quite valid.”

    Anh dịch là: “Tôi không biết liệu có Chúa hay không, nhưng tôi nghĩ các nguyên lý tôn giáo HOÀN TOÀN có căn cứ vững chắc”

    Theo tôi, chữ quite valid ở đây được hiểu theo nghĩa “khá”, chứ không phải “hoàn toàn”.

    “Tôi không biết liệu có Chúa hay không, nhưng tôi nghĩ các nguyên lý tôn giáo LÀ KHÁ CÓ căn cứ”

    Thích

    • Cám ơn anh Lê Hùng,
      Quả thật đôi khi trong việc dịch có những chỗ phải lưỡng lự, nhất là trong văn nói. Câu của Bill Gates là văn nói (văn nói nhiều khi người nói bỏ bớt chữ), người đối thoại trực tiếp có thể hiểu được, nhưng người dịch rất khó, phải đoán ý, không tránh khỏi có lúc đoán sai. Vả lại, Bill Gates không phải học giả, nên câu chữ của ông mang tính đời thường nhiều hơn.
      Ý kiến của anh:
      Câu thứ nhất chưa đủ rõ nghĩa. Câu thứ hai lúc đầu tôi cũng dịch gần như anh. Nhưng sau đó tôi cố ý nhấn mạnh sự thay đổi trong nhận thức của Bill Gates, nên dịch chữ quite ở thể mạnh.
      Chữ “make sense” cũng vậy. Lúc đầu tôi dịch là “có thể hiểu được”, rồi sửa lại là “thiết thực”, và cuối cùng là “khôn ngoan”.
      Việc dịch không tránh khỏi phụ thuộc vào quan điểm người dịch. Vì thế tôi rất cảm ơn anh đã góp ý, nhưng tôi vẫn giữ quan điểm của tôi.
      PVHg

      Thích

      • Rất cảm ơn anh Phạm Việt Hưng đã dành thời gian trả lời bình luận của tôi.

        Trân trọng,
        Lê Hùng

        Thích

  3. Tin vào Chúa hay Phật đều khôn ngoan! Nhưng tin theo ngả Công Giáo có vẻ dễ tiếp cận chân lý hơn. Vì văn tự của bên Công giáo có vẻ nhiều và rõ ràng. Trong khi Phật học ở VN rất hạn chế, khó tiếp cận sự thật hơn. Đi theo ngả Phật học ở VN thì phải có Trí Tuệ thượng thặng, đủ sức tự vượt qua tất cả sự dối trá trong đủ các tầng lớp… Nên tiếp cận sự khôn ngoan theo ngả Công Giáo có Phê Phán là con đường ngắn nhất tiến tới trí tuệ và sự khôn ngoan!

    Thích

    • Tôi không theo Phật giáo hay Công giáo, vì tôi tôn thờ chính bản thân mình! Nhưng tôi đều chân quý hai nền tôn giáo Công giáo và Phật giáo. Hai tôn giáo này thật sự cao thâm về tĩnh tuệ, và họ đều đi vào CÁI TÔI, BẢN NGÃ chân quý của mỗi người!

      Thích

      • Bạn nói đúng. Dù tin Phật hay Chúa thì cũng đều hướng chúng ta tới cùng một con đường. Tuy nhiên tôi thấy Chúa là creator, còn Phật chỉ là creation. Vì thế, chúng ta nên đặt trọn niềm tin vào Chúa và bên cạnh đó cũng học tập những giáo lý tốt đẹp của Phật

        Thích

  4. Bạn thân mến.
    Ví như tôi gặp ba tôi và nói với ba tôi thế này.
    Thưa Ba, con thương ba rất nhiều, con biết ba đã sanh ra con, con biết tình yêu của ba dành cho con là vô điều kiện, ba đã hy sinh cả cuộc đời mình cho con, ba đã chăm sóc, nuôi nấng dạy dỗ con, nếu không có ba thì con đã không có mặt trên cuộc đời này.
    Do đó thưa ba để nhớ ơn đến công lao dưỡng dục của ba dành cho con, con xin nghe lời dạy dỗ và học tập làm theo những gì… ông hàng xóm dạy, ba hãy vui vì điều đó.
    Tôi nói vậy được không? Nếu tôi nói vậy chẳng khác nào tôi sỷ nhục đấng sinh thành nên mình. Hay như tôi nói với vợ tôi như thế này:
    “ Em yêu, anh rất yêu em, anh nói bằng tất cả lòng chân thành và thành thật của mình, không gì có thể chia cách chúng ta, nhưng anh thấy cô hàng xóm cũng đẹp lắm, anh cũng thích cô ta nữa, em hãy đồng ý và chấp nhận điều đó nhé.”
    Tôi thật sự rất buồn khi viết những dòng này,nhưng chính chúng ta thường xuyên rơi vào tình trạng như vậy và Kinh Thánh gọi đó là “con ngoại tình”, ngoại tình tâm linh.

    “We were not born of sexual immorality. We have one Father—even God.” ( John 8:41).

    “Chúng tôi không phải là con ngoại tình. Chúng tôi chỉ có một cha, đó là Ðức Chúa Trời.”

    Chúa là đấng thành tín, chung thủy không đổi dời nhưng chúng ta thường xuyên là những người con hay người chồng như vậy đấy.

    Trong Kinh Thánh, sách tiên tri Hosea, Đức Chúa Trời bảo Hosea cưới một người vợ và báo trước với ông rằng nàng sẽ chẳng chung thủy với ông đâu. Tuy nàng sẽ sinh nhiều con cái, nhưng một số trong đó sẽ là con của những người khác.

    Hosea được Chúa truyền dạy phải cưới một người vợ không chung thủy, sẽ gây nhiều đau khổ cho ông. Như Gomer chán Hosea và chạy theo các tình nhân khác thể nào, chúng ta cũng thường xuyên chán chê mối liên hệ của mình với Chúa để theo đuổi các giấc mơ và những mục tiêu không có Ngài trong đó, và chúng ta cũng làm Ngài đau buồn giống như vậy.

    Chúa đã dùng hôn nhân để nói lên một chuyện tình – hiện thực, bi thảm và có thật. Siêu vượt trên câu chuyện về một thanh niên với vợ mình, Tiên tri Hosea là hình ảnh minh họa của chính Chúa, để nói lên về tình yêu của chính Ngài đối với những người thuộc về Ngài và cách đáp lại của “vợ” Ngài.

    Trong sách Khải Huyền biết cuộc hội ngộ của chúng ta với Chúa ở trên Thiên Đàng vào ngày cuối cùng, được ví như một đại tiệc hôn nhân, là “tiệc cưới của chiên con”, mà Chúa Jesus là “chồng” và Hội Thánh của Chúa là “Vợ”, là hình ảnh đẹp nhất về sự hiệp nhất trong một mối liên hệ hai chiều nhưng một lòng một dạ cho nhau.

    Chúa đã dùng một mỹ đức trong hôn nhân để dạy bảo và nhắc nhở , khẳng định cho chúng ta về lòng sắt son, chung thủy, một lòng một dạ của chính Ngài đã đối với chúng ta . Vậy thì cách đáp lại đúng đắn của chúng ta phải như thế nào? Hay là chúng ta nói yêu Chúa nhưng cũng mơ tưởng đến những thần khác?

    Thích

    • Cảm ơn anh Lamhoangau. Em tán thành ý kiến của anh.

      Như chúng ta đều biết:
      1/ Chúa là Đấng Tạo Hóa, còn Phật chỉ là vật thụ tạo
      2/ Phật ( có thể ) không tin Chúa, còn chúa Jesus chính là Đức Chúa Trời
      3/ Phật Thích Ca sau khi chết thì đã trở về cát bụi. Còn Chúa Jesus sống lại sau 3 ngày
      4/ Đức Chúa Trời cũng từng phán rằng các ngươi không được tạc tượng thờ và không được thờ cái gì khác ngoài Ta

      Em là một người hoàn toàn tin vào Đức Thượng Đế. Hiện giờ em cũng đang tìm hiểu về Kinh Thánh. Về giáo lý của Phật thì ý em muốn nói là Phật cũng dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải, dạy cách sống, cách làm người. Dạy chúng ta tránh xa việc sát sinh, tham, sân, si, dục vọng…. Chúng ta cũng nên tiếp thu điều đó. Còn để mà cầu nguyện, cầu một vị Thần soi dẫn, phù hộ mình thì em không cầu Phật mà em cầu Thượng Đế – Đức Chúa Trời.

      Có một câu chuyện có đầu đề là ” Monk see Gautama in Hell ” ( Hòa thượng trông thấy Đức Phật bị thiêu đốt dưới địa ngục ). Một người đàn ông từng là tu sĩ phật giáo, sau khi bất tỉnh do bị bệnh, chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đó thế là đã thay đổi và về sau trở thành người cơ đốc giáo. Không rõ câu chuyện này là thật hay giả nhưng đọc qua thì em thấy nó cũng hợp lý. Nếu quả thật Đức Phật chối bỏ Thượng Đế thì tức là ngài đã phỉ báng Thượng Đế rồi. Bên cạnh đó, việc tạc tượng thờ Phật cũng đã là điều sai lầm. Tài liệu tiếng anh của câu chuyện đó có khá nhiều trên mạng và cả trên youtube. Còn đây là bản dịch tiếng việt:
      https://m.facebook.com/notes/manh-cuong-nguyen/hòa-thượng-trông-thấy-đức-phật-bị-thiêu-đốt-trong-địa-ngục/222246074453750/

      Thích

      • Bạn Tiến Nam nói rất đúng.
        Chúng ta cần phân biệt, tôn trọng, tôn kính và tôn thờ.
        Chúa dạy chúng ta phải tôn trọng và yêu thương tất cả mọi người bất kể họ là ai, vì con người tược tạo ra theo hình ảnh của Chúa. Ngày xưa vào thời Tân Ước, khi rủa xả một bức tượng của Hoàng Đế là rủa xả Hoàng Đế và phải mang tội chết. Khi rủa xả con người tức cũng là rủa xả Chúa vì Ngài tạo ra loài người theo ảnh tượng của Ngài. Chúa không cho chúng ta rủa xả bất kỳ ai mà phải yêu thương và tôn trọng họ.
        Đối với cha mẹ, ông bà, thầy cô và những người đi trước,những vĩ nhân như Pasteur, Pascal…chúng ta không chỉ yêu thương, tôn trọng mà con tôn kính nữa.
        Nhưng chúng ta chỉ tôn thờ một mình Thượng Đế. Hình thức tôn thờ cao nhất chính là bắt chước, Chúa kêu gọi chúng ta hãy bắt chước Ngài.

        “Therefore be imitators of God, as beloved children”. (Ephesians 5:1)

        “Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con-cái rất yêu-dấu của Ngài”

        Điều này dễ hiểu khi bây giờ ta thấy các bạn trẻ tôn sùng một thần tượng một ca sỹ nào đó thì các bạn đó cũng bắt chước từ cách nói năng, điệu bộ, rồi ăn mặc, tóc tai, xăm trổ cũng y như họ. Điều đó thể hiện một sự xoáy động trong tấm lòng, tâm hồn, sự tôn sùng thần tượng sẽ dấn đến hành động bắt chước. Chúng ta tôn thờ điều gì thì chúng ta sẽ bắt chước giống như vậy, và Chúa kêu gọi chúng a hãy bắt chước tất cả các mỹ đức cao đẹp của Ngài, đó chính là hình thức tôn thờ cao nhất.

        Thích

  5. Anh Chàng Pi trong Life of Pi có một tinh thần rất tốt, vô cùng tốt và đáng trân trọng, nhưng tình cảm của Pi chỉ dừng lại được ở mức cảm kích ,thán phục ,cảm mến Thượng Đế, anh cần đi xa hơn nữa, còn cần một quyết định cuối cùng và và dứt khoát đó là một CAM KẾT, chỉ khi nào CAM KẾT này được được thiết lập thì mới gọi là anh “Yêu” Thượng đế thật sự, khi chưa có Cam kết này thì Pi vẫn chưa hiểu tình yêu thật sự la gì,
    và nó cũng chỉ dừng lại ở mức cảm mến và cảm xúc mà thôi. Cam kết tức là giao ước, đó là mối quan hệ HAI CHIỀU, giữa hai người lập cam kết với nhau, một bên là Thượng Đế và một bên là Pi, gồm có cả bổn phận và trách nhiệm của cả hai đối với tình yêu. Chính cam kết này sẽ giúp cho Pi khi đã khám phá ra chân lý sẽ tiếp tục đi tiếp con đường phía trước và càng đi sẽ càng khám phá ra nhiều điều kỳ diệu hơn, còn ngược lại nếu thiếu đi sự cam kết, chỉ dựa vào khả năng của con người với lý trí là bất toàn và cảm xúc là bất định thì sẽ có lúc Pi lạc đường.

    Chúng ta thường nói về tình yêu nhưng thực sự chúng ta không hiểu tình yêu là gì, thậm chí chúng ta hiểu sai, sách báo, phim ảnh, tiểu thuyết đã tô vẽ lên tâm trí chúng ta nhất là các bạn trẻ về một nghĩ tình yêu là phải lãng mạn, là phải có mùa thu lá rụng, có tuyêt rơi ngập đường, có cặp trai trẻ bắt đầu bằng tình bạn rồi yêu nhau vượt qua bao nhiêu khó khăn trở ngại cuối cùng tới đám cưới rồi chấm hết tại đó.Đối với họ hôn nhân gần như là nơi kết thúc của tình yêu khi hầu hết câu chuyện được cấm hết khi đám cưới diễn ra, thậm chí có người còn nói “ Hôn nhân là nấm mồ chôn tình yêu”.

    Kinh Thánh nói như vậy là sai, Kinh Thánh khẳng định tình yêu thật sự chỉ có sau hôn nhân, còn trước đó chỉ là sự cảm kích, cảm mến, tìm hiểu. Chính hiểu sai về điều này nên nhiều bạn trẻ đã có những hành động đáng tiếc khi tự hủy hoại mình khi không đến được với người mà cho là mình yêu thật lòng.

    Tình yêu có thật lòng hay không, phải qua hôn nhân mới biết được. Tình yêu đó phải được soi sáng và dẫn dắt bằng lý trí, phải được cảm nhận và thăng hoa bởi cảm xúc và con tim, và dấu hiệu cuối cùng cho biết một tình yêu thật sự là phải có một cam kết bằng ý chí được tỏ ra bằng hành động, lễ cưới chính là cam kết này.

    Ngoài tình yêu lãng mạn và tình bạn, hôn nhân chính là tình yêu mặc dầu, tình yêu không điều kiện, nghĩa là, mặc dầu người ta yêu thay đổi, không còn như ta mong ước, không còn tươi trẻ, khoẻ mạnh như buổi ban đầu, ta vẫn yêu. Kinh Thánh gọi đây là tình yêu thật, là tình yêu cao đẹp nhất. Với tình yêu này chúng ta không đòi hỏi, không đổi chác nhưng sẵn sàng ban cho, sẵn sàng hy sinh, chấp nhận. Tình yêu này còn làm thay đổi bản chất con người từ xấu trở nên tốt hơn.

    Chỉ khi hai người hiểu được tình yêu thật này và cam kết với nhau trong tình yêu của Chúa thì họ mới vượt thắng những thăng trầm, thách thức trong đời sống. Tình yêu thật không đặt căn bản trên cảm xúc nhưng đặt căn bản trên lòng cam kết, cam kết yêu nhau cho đến cuối cuộc đời. Vì vậy, khi tình yêu lãng mạn phai nhạt, tình bạn vì một lý do nào đó không còn nữa, tình yêu thật sẽ giúp vợ chồng tiếp tục chung thủy với nhau cho đến cuối cùng. Tình yêu lãng mạn là tình yêu của con tim, tình bạn là tình yêu của tâm hồn nhưng tình yêu thật là tình yêu của tâm linh, của linh hồn. Có những vợ chồng sống với nhau với tình yêu lãng mạn và tình bạn chứ không có tình yêu thật. Họ yêu nhau vì sự thu hút bề ngoài, vì cùng trong một ngành nghề, cùng yêu thích và đeo đuổi một mục tiêu, và khi sự thu hút bên ngoài không còn nữa, khi mục tiêu và sở thích thay đổi, hôn nhân của họ sẽ gãy đổ. Trái lại, nếu vợ chồng sống với nhau với cả ba loại tình yêu: tình yêu lãng mạn, tình bạn và tình yêu thật, dù có điều gì xảy ra, dù hoàn cảnh thay đổi, tình yêu thật sẽ giúp cho hôn nhân đó được vững vàng, bền chặt; không những thế, tình yêu thật sẽ giúp vợ chồng cùng trưởng thành hơn và nhờ đó có một đời sống vững vàng, hạnh phúc.

    Tình yêu thật , không thay đổi, là mối liên hệ HAI chiều nhưng lại MỘT lòng với nhau. Chỉ tình yêu thật mới giúp loại bỏ lòng ích kỷ, phục hồi tình yêu ban đầu, tình bạn và nhờ đó mới giúp cho hôn nhân được tươi đẹp.

    Tình yêu thật chỉ có trong Chúa Jesus, chỉ một mình Ngài có thể ban cho chúng ta tình yêu này và chỉ với sức của Chúa chúng ta mới có thể sống với người khác bằng tình yêu này. Ðiều thiêng liêng nhất trong đời sống là quan hệ giữa chúng ta với Chúa, thứ đến là quan hệ giữa vợ chồng trong hôn nhân thánh, vì hình bóng của Chúa Jesus với Hội Thánh cũng là hình bóng của hôn nhân, và tình yêu thật chỉ biểu hiện và thăng hoa sau hôn nhân.

    Anh chàng Pi trong Life of Pi còn thiếu sự cam kết này với Thượng Đế, và chúng ta cũng giống như Pi, nhiều người còn thiếu đi sự cam kết này.

    Thích

    • Anh nói đúng. Nhiều người và giới trẻ hiện nay không hiểu chính xác tình yêu là gì. Họ đến với nhau vì tình yêu lãng mạn và tình bạn chứ không có tình yêu thật. Họ yêu nhau vì sự thu hút bề ngoài, vì cùng trong một ngành nghề, cùng yêu thích và đeo đuổi một mục tiêu, và khi sự thu hút bên ngoài không còn nữa, khi mục tiêu và sở thích thay đổi thì họ lại chia tay. Thậm chí lắm người chỉ vì bị người tình bỏ mà đi tự sát. Tội tự sát cũng là một trong số những tội lớn nhất của con người, và nó cũng là cái ngu nhất trong số cái ngu.

      Chúng ta cũng đã nghe đến cái từ FA ( Forever Alone ) rồi. Có người còn nói vui là ” Ế trong tư thế ngẩng cao đầu “. Từ đó, em đã diễn dịch câu nói đó thành như sau:
      – Ngẩng cao đầu là nhìn lên trời, mà nhìn lên trời cũng có nghĩa là nhìn Thượng Đế. Vì thế, câu ấy có thể nói thành ” Ế trong tư thế nhìn Thượng Đế “. Rất vần !

      Nói chung. Theo quan điểm của em thì ” tình yêu ” là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, nhưng ” người yêu ” thì nó lại là một cái gì đấy quá xa xỉ và thật khó hiểu. Thực sự mà nói thì FA cũng có rất nhiều mặt lợi của nó, còn hơn là phải lao vào chuyện yêu không đi đến đâu. Mọi thứ tùy duyên và Thượng Đế cũng sẽ luôn soi đường dẫn lối cho chúng ta

      Thích

Gửi phản hồi cho trần nguyên Hủy trả lời