The Missing of “Romanticism” / Sự mất tích từ “Lãng mạn”

01

Abstract: A fish can express his “romantic sentiment” to attract his lover, but paradoxically, an “evolved” man can marry a woman simply because of some advantage. That’s what emerged in my mind when reading the story “Darwin’s Dictionary: The Missing of Romanticism” by Trịnh Nhật Vũ. PVHg’s Home would like to publish this sentimental story with many thanks to the author.
Tóm tắt: Một con cá có thể biểu lộ “tình cảm lãng mạn” của nó để hấp dẫn bạn tình, nhưng trớ trêu thay, một con người “tiến hóa” có thể kết hôn với một phụ nữ chỉ vì một lợi ích nào đó. Đó là ý nghĩ nẩy sinh trong đầu tôi khi đọc truyện “Từ điển của Darwin thiếu vắng từ lãng mạn” của Trịnh Nhật Vũ. PVHg’s Home xin giới thiệu câu chuyện tình cảm này với lời cảm ơn chân thành gửi tới tác giả.

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

PVHg’s Home xin chân thành cảm ơn độc giả vì sự hưởng ứng đối với loạt bài về Pasteur và Darwin. Họa sĩ Trịnh Nhật Vũ là một trong số đó. Thay vì trình bầy quan điểm dưới dạng phản biện khoa học, họa sĩ T.N. Vũ đã bày tỏ cảm nhận của mình thông qua những trải nghiệm rất thực trong cuộc sống, liên quan tới học thuyết Darwin. PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu bài viết của họa sĩ T. N. Vũ, mong nhận được sự chia sẻ của độc giả.

Darwin’s Dictionary : the Missing of “Romanticism” / Từ điển của Darwin : sự thiếu vắng từ “lãng mạn”.

Bài của họa sĩ Trịnh Nhật Vũ.

Kính gửi bác Hưng và các cô chú, các anh chị, các bạn trên trang PVHg’s Home.

Đọc những bài trên PVHg’s Home, cháu cũng muốn viết về Darwin theo cảm nhận của cháu. Cháu muốn đem lại một góc nhìn thật đời thường về ông Darwin này, bên cạnh những lập luận sắt đá không thể chối bỏ từ phía khoa học mà bác và các cô chú, các anh chị, các bạn đã viết. Câu chuyện của cháu là:

Darwin’s Dictionary : the Missing of “Romanticism” / Từ điển của Darwin : Mất tích từ “Lãng mạn”.

Xin tự giới thiệu, cháu là Trịnh Nhật Vũ, năm nay 25 tuổi, hoạ sĩ và giảng dạy mỹ thuật.

Cháu rất sung sướng, một cái sung sướng âm ỉ, vì đã khám phá ra thế giới của bác Hưng từ hai năm nay rồi. Những câu chuyện của bác đã làm cho cháu có thêm niềm tin vào cuộc sống vốn đầy ắp huyền diệu này : những câu chuyện cổ tích về các ông Bụt và cái Ác. Hồi nhỏ mẹ cháu hay kể chuyện cổ tích cho cháu và cháu luôn tin là cổ tích đúng là có thật. Đối với trí tuệ trung bình của cháu (vì hồi đi học bố cháu có dặn cháu chỉ cần học trung bình ở trường thôi, qua lớp là được, nhà có sách, thích gì thì con tự đọc) thì đúng là ông Bụt hiện ra ở nhiều nhân vật trên PVHg’s Home như Pascal, Pasteur, Mendel, Godel, Chopin, Bach, Enstein… và về một mặt nào đó, phía đối diện là những David Hilbert, Hitler,… và gần đây nhất là Darwin.

Đọc bài mới nhất trên PVHg’s Home, “The Existence of Love / Sự tồn tại của tình yêu”, cháu muốn chia sẻ những cảm xúc và kinh nghiệm mà cháu trực tiếp trải qua về ông Darwin qua góc nhìn về tình yêu nam nữ.

Cháu tự nhận cháu không phải là người nhanh trí lắm trong việc hấp thu kiến thức mới, chắc tại não của cháu chưa “tiến hoá”. Cháu có nhớ là lần đầu tiên cháu nhìn thấy khỉ là hồi 4 tuổi khi bố mẹ đưa cháu đi chơi vườn bách thú. Lúc đó, mẹ cháu có đưa cho cháu một quả chuối và cháu ném cho con khỉ. Con khỉ nhặt lấy quả chuối, nó không ăn ngay mà đem cho một con khỉ nhỏ hơn ăn, rồi nó lại bẻ và chia cho con nhỏ khác nữa. Và vài lần khác nữa cháu gặp những chú khỉ ở rạp xiếc, các bạn khỉ rất thông minh nhưng không để lại cho cháu ấn tượng gì đặc biệt.

Rồi lần đầu tiên trong đời cháu được nghe về ông Darwin này là hồi cháu học lớp 8 hay lớp 9 gì đó trong một tiết sinh học. BÀNG HOÀNG!!!! Từ ngày hôm đó những kỉ niệm của cháu về các bạn khỉ bỗng nhiên thay đổi một cách dữ dội đầy trắc trở. Việc đầu tiên cháu nhớ là cháu chạy ngay về nhà sau khi tan học và soi gương hơn một tiếng đồng hồ, xem cái mặt mình nó giống khỉ ở chỗ nào. Cháu thấy hoảng sợ một khi thấy giông giống, cũng có mắt mũi mồm, tay cũng năm ngón, khác hẳn với con gà. Xem ra ý kiến ông Darwin cũng có vẻ hợp lý. Cháu hỏi mẹ cháu : “Mẹ ơi, mẹ sinh ra con, bà sinh ra mẹ, cụ sinh ra bà, thế xa xưa ơi là xa xưa thì con người bắt đầu từ đâu ma ra ạ?”. Mẹ cháu cũng ngẩn ra một lúc rồi nói cho qua: “À, Ông Trời nặn ra con người đấy”. Vì cháu cũng mải chơi nên câu chuyện về ông Darwin và con khỉ không ám ảnh cháu nữa.

00Chuyện chưa dừng ở đó. Cơn ác mộng trở lại vào một ngày học cấp 3 nào đó, cháu lại được học về cái ông Darwin này, và lần này thêm một số từ ngữ mới như “đấu tranh sinh tồn” và “mạnh được yếu thua” được cô giáo đưa ra. Cô kể rằng, trong xã hội loài thú, con đực sẽ chiến đấu với con đực khác trong đàn và thậm chí dùng cả bạo lực để chiếm đoạt bạn tình!!! Ôi thế là bao tơ tưởng của cháu về việc có thể dùng một sự lãng mạn nào đó như làm thơ tình, đàn một bản tình ca để bày tỏ tình cảm với một bạn nữ trong lớp tan vỡ, vì cháu vốn không nỡ lấy ngón tay day nát một chú kiến nhỏ.

Hôm đó về nhà, cháu nhìn bố với một cái nhìn khác hơn mọi khi, may là bố không biết. Ngay hôm sau, cháu âm thầm hỏi mẹ : “Mẹ ơi, ngày xưa ba tán tỉnh mẹ thế nào ạ? Có phải choảng nhau với mấy chú tình địch không ạ?” (cháu còn không dám hỏi là bố có uýnh mẹ không). Mẹ trả lời : “Ngày xưa cũng có mấy chú cùng trường thích mẹ, các chú với bố vẫn thân với nhau nhưng mà bố con nhiệt tình nhất, làm gì có đánh ghen như bây giờ. Đấy, cái hồi trẻ thì hứa hẹn viển vông, nào là anh sẽ nấu cơm cho em ăn, anh sẽ đàn cho em nghe mỗi tối… mà cưới về xong mới phát hiện bố con biết đàn có đúng một bài để cưa mẹ, nhưng mà bố con chăm làm lắm, nên mới nuôi con được như bây giờ…”.

Thật may mắn và thầm cảm ơn bố mẹ, cơn ác mộng về cái ông Darwin và con khỉ của cháu tan theo làn sương khói.
Đến bây giờ cháu cũng đã có bạn gái, và cũng bằng cách của bố cháu tỏ tình với mẹ cháu, mặc dù vẫn là hứa viển vông nhưng ít nhất cháu cũng đàn được dăm bảy bài. Và ngẫm lại thực tế cháu trải qua, trong hồi đi học, có mấy bạn đầu gấu nhất trường thì chẳng có bạn gái nào để ý hay làm quen. Cũng may là mấy bạn đầu gấu ấy chỉ bắt nạt bạn trai chứ không dám uýnh mấy bạn nữ. Cứ tưởng tượng là theo cách của ông Darwin là cháu phải trở nên hùng mạnh rồi cuốn hút bạn gái bằng bạo lực (sức mạnh cơ bắp) cháu thấy rờn rợn và rùng mình.

Và giờ đây, cháu may mắn được mở rộng thêm hiểu biết của mình qua các bài viết lập luận khoa học trên PVHg’s Home về ông Darwin này. Và thật là diễm phúc cho cháu khi những chuyện kể của bác Hưng lại chỉ cho cháu thấy ngày nào cũng là một thế giới đầy diệu kì và ông bụt hay ông trời là có thật.

Trên internet cháu tìm được một video cháu rất thích, quay cảnh một chú cá làm đẹp tổ để hấp dẫn bạn đời :

Chao ôi, sao loài cá mà ông Darwin coi là sinh vật bậc thấp lại lãng mạn thế?

Và sau đây là cách tỏ tình của cái ông Darwin này mà cháu đọc được trên Wikipedia (nguyên văn tiếng Anh kèm theo lời dịch của cháu):

“On 23 June, he took a break and went “geologising” in Scotland… Fully recuperated, he returned to Shrewsbury in July. Used to jotting down daily notes on animal breeding, he scrawled rambling thoughts about career and prospects on two scraps of paper, one with columns headed “Marry” and “Not Marry”. Advantages included “constant companion and a friend in old age … better than a dog anyhow”, against points such as “less money for books” and “terrible loss of time.” Having decided in favour, he discussed it with his father, then went to visit Emma on 29 July. He did not get around to proposing, but against his father’s advice he mentioned his ideas on transmutation.” [1]

Tạm dịch:

“Ngày 23 tháng 6 ông đến Scotland để nghỉ ngơi và “thăm dò địa chất”… Đến tháng bảy ông đã hoàn toàn bình phục và quay trở lại Shrewsbury. Bình thường ông hay ghi chú những quan sát về sự sinh sản của động vật nên ông cũng dùng cách này để ghi những ý nghĩ về tiền đồ sự nghiệp. Ông dùng hai mảnh giấy trên đó ghi hai cột “Lấy vợ” và “Không lấy vợ”. Điểm lợi của việc lấy vợ bao gồm “có bạn đồng hành và là bạn đời khi về già… dù sao cũng hơn một con chó”, điểm bất lợi là “có ít tiền hơn để mua sách” và “mất quá nhiều thì giờ”. Sau khi đã có quyết định cho riêng mình ông bàn với cha ông. Họ đến thăm Emma vào ngày 29 tháng 7. Trái với lời khuyên của cha, ông không ngỏ lời cầu hôn mà chỉ nói với Emma nhứng ý tưởng của ông về sự di truyền các biến dị.” [1]

So sánh với video chú cá và cái đoạn ông Darwin tỏ tình, cháu chỉ biết thốt lên:
Ông Trời ơi, bác Darwin này KÉM LÃNG MẠN QUÁ!!!!

evo_myth-111

T.Nhất Vũ 15/10/2015

CHÚ THÍCH:
[1] https://en.m.wikipedia.org/wiki/Charles_Darwin#Overwork.2C_illness.2C_and_marriage
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Charles_Darwin#L.C3.A0m_vi.E1.BB.87c_qu.C3.A1_m.E1.BB.A9c.2C_b.E1.BB.87nh_t.E1.BA.ADt.2C_h.C3.B4n_nh.C3.A2n

3 thoughts on “The Missing of “Romanticism” / Sự mất tích từ “Lãng mạn”

  1. Một bài viết thông minh và rất hay. “Chiến lược” mà bố cháu dùng để “tán tỉnh” mẹ cháu chính là do Thượng Đế gợi ý đó (!). Nhờ cái chiến lược “lãng mạn” này mà mới có cháu ngày hôm nay đấy. Nhưng nên nhớ rằng: mỗi người đàn ông có “chiến lược lãng mạn” của riêng mình đấy. Không ai giống ai đâu.

    Thích

  2. Bài viết nhẹ nhàng mà sâu lắng, lại bóng gió rất nghệ thuật! Các học thuyết còn xa mới đạt được sự hoàn mỹ, thế nhưng một vài khiếm khuyết không làm mất đi vẽ đẹp của nó. Thuyết ‘vạn vật hấp dẫn’ của Newton có phản ảnh đúng với bản chất của tự nhiên không? Có lẽ không hẳn, chính ông cũng hoài nghi về khả năng tương tác tức thời từ xa của nó, có gì đó trục trặc trong cái gọi là lực hấp dẫn. Còn thuyết tương đối của Einstein thì sao? Trước phản biện đầy sắc xảo của Lorentz, ông cũng bối rối thậm chí muốn phát điên khi nghĩ rằng mình có sai sót sao đó về hấp dẫn! (trích trong bài viết của PVH)

    Tôi nghĩ thuyết tiến hóa cũng như các thuyết khác, có sai sót với một số nhầm lẫn nào đó và cần được bổ sung hoàn thiện thêm thay vì phủ nhận hoàn toàn. Phản biện là nhân tố để khoa học phát triển, khoa học cần phản biện. Không có cái gì từ không mà có, tất yếu, không có cái gì đã có trở về không! Chủ nghĩa logic hình thức bị lên án nhưng logic hình thức vẫn có hiệu quả trong một số ngành. Chúng ta ca ngợi Einstein lên tới mây xanh, chẳng ai dám ngo ngoe với thuyết tương đối vì…siêu quá hay quá, nếu có hiểu ‘tương đối’ về nó. Nhưng có bao giờ ta nghĩ rằng nó chính là logic hình thức ở đỉnh cao nhất không? Hay có nghĩa là những yếu tố căn bản mà nó đưa ra là…không có thực, nhưng lại đúng (?). Đúng với logic!

    Khi không đủ hay không có khả năng tìm ra được sự thật thì con người thường hay trở chứng (!). Một là tống cái mình ‘ghét’ vào sọt rác; hai, nếu yếu sức thì nhờ đến tha lực. Tốt nhất là siêu hình! Gs Ngô Bảo Châu có một câu chí lý và cũng chí phải: Khoa học (có thể là con người) là tự do tuyệt đối, nếu chỉ đi theo một cái lề (lề phải) thì đấy là…con cừu! Cừu thì hiền lành ngoan ngoãn với thường đi theo từng bầy để gặm cỏ và có người chăn. Từ ‘người chăn chiên’ chính là người chăn cừu. Tuy nhiên, ‘người’ thì thường đi lại ngược xuôi trên cả hai lề, thỉnh thoảng có va chạm không tránh khỏi rồi đường ai nấy đi. Thế giới có nhiều lối đi nhưng…’đường nào cũng về La Mã!’

    Thích

    • 1/ Anh ĐNT nói: “Tôi nghĩ thuyết tiến hóa cũng như các thuyết khác, có sai sót với một số nhầm lẫn nào đó và cần được bổ sung hoàn thiện thêm thay vì phủ nhận hoàn toàn”. Xin thưa: Trang mạng PVHg’s Home hoàn toàn phủ nhận thuyết tiến hóa. Xin anh đọc tất cả các bài trong “Biology on PVHg’s Home / Những Vấn đề Sinh học” trên PVHg’s Home. Nếu anh không đọc kỹ và suy ngẫm về những sự thật đã nêu trong đó, tôi e rằng cuộc thảo luận của chúng ta sẽ vô bổ.
      2/ Anh nói: “Chủ nghĩa hình thức bị lên án nhưng CNHT vẫn có hiệu quả trong một số ngành”. Đúng. Nhưng đừng né tránh SAI LẦM lớn của chủ nghĩa hình thức trong GIÁO DỤC, vì nó làm HỎNG TƯ DUY CỦA CON NGƯỜI. SAI LẦM VỀ GIÁO DỤC LÀ SAI LẦM TỆ HẠI NHẤT, VÌ HẬU QUẢ CỦA NÓ SẼ ĐỂ LẠI HÀNG TRĂM NĂM…
      3/ Anh nói Thuyết tương đối của Einstein là đỉnh cao của Chủ nghĩa Hình thức là HOÀN TOÀN SAI. Thuyết tương đối hoàn toàn không có gì là chủ nghĩa hình thức ở đó cả. Nói như thế là hiểu sai thuyết tương đối và hiểu sai Einstein. Einstein là một người điển hình ghét và chống chủ nghĩa hình thức.
      4/ Anh nhắc đến “người chăn cừu” rồi liên hệ đến ” người chăn chiên”. Điều này có thể đụng chạm tới tôn giáo, không có lợi cho tinh thần đoàn kết. Xin anh tránh mọi ý kiến có thể dẫn đến mất đoàn kết.
      5/ Trong trường hợp ý kiến thảo luận của anh không có gì mới hoặc có khả năng gây hiểu lầm, PVHg’s Home sẽ phải cắt bỏ. Mong anh thông cảm.
      PVHg

      Thích

Bình luận về bài viết này