LESSONS FROM NOBEL PRIZES 2015 / Những bài học từ Giải Nobel 2015

Nobel Prize 2015 winners

Abstract: Nobel Prizes 2015 have been awarded to the winners. They teach us not only scientific knowledge, but significant lessons of perception. Nobel prize for chemistry implies how DNA can preserve its program that the Mother of Nature has installed in it to against mutations. Nobel prize for physics shows how TOE is hard to achieve and how Godel’s Incompleteness Theorem is true.
That’s Dr Phan Chí Thành’s view on this subject. PVHg’s Home would like to introcduce it to the readers.
Tóm tắt: Giải Nobel 2015 đã được trao cho những người xứng đáng. Nó không chỉ dạy chúng ta những tri thức khoa học mới, mà cả những bài học quan trọng về nhận thức. Giải Nobel hóa học ngụ ý DNA có thể bảo tồn chương trình mà Bà Mẹ Tự Thiên đã cài đặt vào nó như thế nào để chống lại biến dị. Giải Nobel Vật lý cho thấy TOE khó đạt được như thế nào và Định lý bất toàn Gödel đúng như thế nào.
Đó là quan điểm của TS Phan Chí Thành về vấn đề này. PVHg’s Home xin giới thiệu với độc giả. 

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

 

GIẢI NOBEL HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ NĂM 2015

Bài viết của TS Phan Chí Thành, chuyên viên thẩm định giáo dục quốc tế thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo VN.

Giải Nobel Hóa học 2015:

1. Các bạn thân mến, tôi xin gửi đến các bạn tin tức về các giải Nobel 2015 được các báo đăng tải trong vài ngày qua:
“Sau khi lần lượt công bố giải thưởng Nobel năm 2015 trong lĩnh vực Y học và Vật lý, giải Nobel Hóa học cũng đã vinh danh 3 nhà khoa học: giáo sư Tomas Lindahl (Thụy Điển,) Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ).

Nobel prize Chemistry 2015 winnersBa nhà khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền. “Nghiên cứu này giúp cung cấp những tri thức vô cùng quan trọng về chức năng của một tế bào, đồng thời mở ra những phương pháp điều trị ung thư mới.” CNN dẫn lời tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển”.

2. Bình luận: Một trong những chức năng quan trọng của ADN là lưu trữ các bản thiết kế để giúp các tế bào tạo ra hàng vạn loại Protein trong cơ thể con người. Cũng xin lưu ý các bạn là: Để làm cầu Long Biên vào những năm 1900 thì các kỹ sư phải cần đến 3 xe oto tải để đủ chỗ cho các bản vẽ thiết kế của chiếc cầu này. Cơ chế sản xuất ra một Protein lại rất phức tạp: Một đoạn thang xoắn của DNA được tách ra, một ARN thông tin (ARN messenger- một đoạn thang đơn đặc biệt) tiếp hợp với đoạn vừa tách ra này để copy “bản thiết kế” rồi đi ra khỏi nhân tế bào và tới các nhà máy sản xuất Protein – đó là các RIBOXOM nằm tại “vùng ngoại ô của tế bào” (tế bào đã biết cách di dời các nhà máy sản xuất ra ngoại ô để tránh ô nhiễm từ lâu rồi (!)). Như vậy DNA là “bản thiết kế gốc” được lưu trữ trong mỗi tế bào chuyên biệt, vì tầm quan trọng này mà Tạo hóa đã phải có riêng một Chương trình để kiểm soát và sửa chữa kịp thời các sai sót trong quá trình nhân bản và hoạt động của Bản thiết kế gốc đó.

Bệnh ung thư sinh ra một phần do các lỗi phát sinh trong quá trình nhân bản và hoạt động của DNA. Ngoài ra DNA còn vô số chức năng khác mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Bản thân cơ chế hoạt động của DNA trong nhân tế bào thì “chỉ có Trời” mới biết được. Mà cơ thể chúng ta có tới hàng ngàn tỷ tế bào chuyên biệt khác nhau. Hoạt động phối hợp giữa chúng thì cũng “chỉ có Trời” mới biết được.

3. Bạn có thể nghĩ rằng ” những phép lạ” mà tôi vừa nêu trên lại được hình thành qua “chọn lọc tự nhiên” chăng ? Đấy mới chỉ là “cấu hình thể xác vật lý” thô thiển của một cá thể con người, còn cái kỳ diệu hơn đó là “ý thức”, “tư tưởng”, “trí tuệ”…của con người – thứ đã sản sinh ra nền văn minh của chúng ta bao gồm các khoa học, các ngành nghệ thuật, các nền văn hóa, tình yêu…cũng có thể được hình thành qua con đường “chọn lọc tự nhiên” được chăng ?

Giải Nobel Vật lý 2015

4. Liên quan đến TOE và Định lý bất toàn của Kurt Goedel, xin lại đưa tin về Giải Nobel Vật lý 2015 như sau:
“Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Vật lý 2015 cho Takaai Kajita và Arthur B. McDonald với công trình nghiên cứu về hạt neutrino, chứng tỏ hạt này có khối lượng”, người đại diện trao giải Nobel nói trong đoạn video.

Nobel prize Physics 2015 winnersTheo Guardian, hạt neutrino không mang điện tích, từ lâu được cho là có khối lượng nghỉ bằng không. Tuy nhiên, giáo sư Kajita ở đại học Tokyo và McDonal ở đại học Queen, đã chứng minh điều ngược lại.

Sự tồn tại của hạt neutrino được công nhận lần đầu năm 1930 nhưng phải đến năm 1956, hai nhà vật lý người Mỹ mới tìm thấy dấu vết của hạt. Tuy nhiên, hạt neutrino vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu khoa học.

Năm 1998, nhóm nghiên cứu của Kajita phát hiện ra neutrino trong tia vũ trụ chiếu vào khí quyển Trái Đất. Năm 2001, nhóm của McDonal cũng phát hiện neutrino được tạo ra từ Mặt Trời. Bằng cách sử dụng máy dò cực nhạy được lắp sâu dưới lòng đất, các nhà khoa học phát hiện hạt neutrino có thể dao động, biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi xuyên qua không gian, chứng tỏ nó có khối lượng.

“Phát hiện này thay đổi hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về vũ trụ”, theo thông cáo của ủy ban trao giải Nobel.

Phát hiện này cho thấy, mô hình chuẩn của vật lý hạt (The Standard Model) – thuyết miêu tả về tương tác mạnh, tương tác yếu, lực điện từ cũng như những hạt cơ bản tạo nên vật chất – được phát triển vào những năm đầu của thập niên 1970 không phải là lý thuyết hoàn chỉnh, giải thích đầy đủ được tính chất những thành tố cơ bản của vũ trụ.

2000Hình bên: Khám phá về sự dao động của neutrino đã giải quyết một bí mật về khả năng mặt trời tiếp tục sưởi ấm cho trái đất. ảnh của Nasa/SDO/REX/Rex

Neutrino là một trong số những hạt dồi dào nhất trong vũ trụ. Hàng nghìn tỷ neutrino lướt qua chúng ta mỗi giây mà chúng ta không hề hay biết. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được neutrino có khối lượng bằng khoảng 1 phần triệu khối lượng của electron. Vì số lượng vô cùng dồi dào, nên ước tính tổng trọng lượng của các hạt neutrino trong vũ trụ tương đương trọng lượng của tất cả các ngôi sao con người quan sát được”.

Bình luận: Mô hình chuẩn từ trước tới nay đã giải thích rất tốt các hiện tượng trong Vật lý hạt, với điều kiện là hạt neutrino phải không có khối lượng. Nay hạt neutrino được phát hiện có khối lượng (dù rất nhỏ), vậy Mô hình chuẩn phải được thay thế bằng một mô hình khác tốt hơn. Chúng ta hãy chờ xem đó là mô hình gì. Khoa học là cuốn sách không có trang cuối cùng.

Ý kiến bình luận của PVHg’s Home

Cám ơn TS Phan Chí Thành vì một bài viết ngắn nhưng giàu thông tin và đặc biệt vì ý nghĩa quan trọng về nhận thức rút ra từ những thông tin đó. Cụ thể:

Khả năng tự sửa chữa điều chỉnh kỳ diệu của DNA nói lên rằng Bà Mẹ Tự Nhiên chẳng thú vị gì với những thay đổi “xộc xệch” đối với chương trình đã cài đặt cho DNA. Bà Mẹ Tự Nhiên là một nhà thiết kế chu toàn, không chỉ thiết kế ra một chương trình, mà còn thiết kế luôn cả chương trình sửa chữa tự điều chỉnh cho chương trình. Điều đó có nghĩa là “giấc mơ thay đổi chương trình của DNA” để biến loài này thành loài khác chỉ là ước mơ hão huyền, phản tự nhiên, phản sự thật.

Điều này cũng cho thấy sự đa dang hóa sinh vật gồm nhiều loài là do thiết kế của Bà Mẹ Tự Nhiên sáng tạo và quy định, tương tự như các định luật trong vũ trụ là do Bà Mẹ Tự Nhiên ban hành, thay vì do vật chất trong tự nhiên tự tập hợp lại như lý thuyết về nguồn gốc sự sống của Darwin dự đoán. Nói một cách đơn giản: Darwin dự đoán sai. Sai lầm của ông đơn giản vì ông chỉ dựa trên những quan sát đơn giản về sự thay đổi trong môi trường xung quanh. Ông bị đánh lừa bởi những thay đổi đó – những thay đổi mà ông nhìn thấy làm cho ông tưởng tượng ra sự tiến hóa, mà thực chất không có, chỉ có biến hóa và đa dạng hóa.

Nhận định của TS Phan Chí Thành về khám phá khối lượng của neutrino quả thật là thú vị. Nó cho thấy Mô hình Tiêu chuẩn của Vật lý còn xa mới đạt tới độ hoàn hảo. Người thông minh học được sự khiêm tốn, để hiểu rằng sẽ không bào giờ có cái gọi là TOE – Lý thuyết về Mọi thứ. Điều này một lần nữa cho thấy Định lý Bất toàn của Godel thật kỳ diệu, Kurt Godel không chỉ là nhà toán học vĩ đại, mà còn là một nhà triết học nhìn xa trông rộng vượt xa thời đại của ông, thậm chí vượt xa thời đại hiện nay.

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn TS Phan Chí Thành.

PVHg, Sydney 08/10/2015

34 thoughts on “LESSONS FROM NOBEL PRIZES 2015 / Những bài học từ Giải Nobel 2015

  1. Vâng, đúng như vậy! Tác giả đã có những nhận xét sâu sắc về ý nghĩa của 02 giải Nobel 2015 của vật lý và hóa học nó đã giúp cho người đọc có cái nhìn đúng đắn và nhân văn hơn đối với cống hiến của khoa học.
    Như chúng ta đã biết giải Nobel là một giải thưởng danh giá nhất về khoa học tự nhiên và xã hội. Alfred Nobel mặc dầu là người phát minh ra thuốc nổ dùng trong chiến tranh đã đặt ra các giải thưởng này để khuyến khích mọi người mang lại Hòa Bình và Hạnh Phúc cho Nhân Loại. Trong đời, ông đã từng bị dày vò và nhiều lần hối hận về các phát minh của mình mà con người sử dụng chất nổ trong chiến tranh để tiêu diệt lẫn nhau và nó đã giết quá nhiều sinh linh vô tội!
    Với 02 giải thưởng trên giúp ta hiểu: “Con Người” đúng là sản phẩm hoàn hảo nhất của Đấng Sáng tạo toàn năng. Khoa học cũng giúp chúng ta ngày càng hiểu Ngài hơn và yêu quý giá trị sống ý nghĩa của mình. Vấn đề với bản chất ý nghĩa giải thưởng mà Alfred Nobel mong muốn là ứng dụng nó phải đảm bảo những giá trị phổ quát văn minh và đạo đức phù hợp với thế giới tự nhiên mà Đấng Sáng tạo toàn năng đã ban tặng.
    Cách đây mấy năm ông Gregory Laughlincủa là Giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học California, Santa Cruz người đã phát minh ra phương trình toán học mà ông đã sử dụng để định giá những phát hiện do con tàu vũ trụ Kepler đã được Cơ quan Vũ trụ Hàng không Hoa Kỳ NASA đầu tư 600 triệu USD để thăm dò tìm kiếm và nghiên cứu vũ trụ. Hành tinh Mars được ông định giá chỉ có £ 10.000, trong khi Venus được cho là trị giá ít hơn một xu. Có khoảng 1.235 hành tinh khác trong vũ trụ, hầu hết trong số đó không có giá trị gì vì điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt.
    Hành tinh Gilese 581, mà các nhà khoa học biết đến được xem là giống Trái đất nhất được Gs Laughlin định giá chỉ có giá trị 100 bảng Anh. Laughlin cho biết: “Tôi nghĩ rằng, khái niệm “hành tinh giống với Trái đất mà con người có thể ở được” là rất mơ hồ và hoang tưởng. Và tôi muốn tạo ra một cơ sở xác định giá trị những hành tinh để xem nó đáng đầu tư nghiên cứu hay không. Đây chỉ là một cách để tôi có thể định lượng về một hành tinh bất kỳ trong vũ trụ”.
    Ông cũng cho biết: “Công thức này làm cho mọi người nhận ra Trái đất chúng ta đang ở là vô cùng quý giá và tôi hy vọng nó sẽ giúp tất cả chúng ta ra sức bảo vệ Trái đất chúng ta, bảo vệ những gì chúng ta đang có”.

    Thích

  2. There are many things that makes us socking when Nobel prize award is announced.

    Nobel prize is a great award for those who have discover new invention in many different fields and each year the prize is giving for those who was making their success and their achievement was nominated by the Nobel community association. It is a great news that each year we getting to know there is something new was discovered by those physicist about dna and neutrino. It is a good reason we need to know our human origin. And now physicist can explain most of human dna and the standard model of human’s physical and mental block. What makes me think a few years from now if the physicist find out that human origin is not come from substances matter, it is come from the intelligent design which Steven Hawking strongly believed long time ago.

    After receiving award one of physicists feel guilty that his biggest nuclear invention was coincident killed million of people in the world. And people remember his name is a father of mass destructive atomic bomb. Some of us, we can not blame on him because his invention was not intend to end of the world, but to help the world have more nucleus power to use. We really don’t know that from this invention was created many theories of impacting to our life.

    From century ago, Issac Newton has discovered light also is particle, and particle is also light. From this initiative discovery, people use this theory to make out electricity and now electric is being used for our daily life. In astronomy view particle is very important matter because it will help physicist to know what was hidden beyond our universe. If one day in the future physicist utilize these known particles light energy matter and will make out something useful for our daily life and I think that is a great invention for all of us.

    Thích

    • Thank you forward. In receiving Nobel Prize of Physics 1903, Pierre Curie declared: “I wish our achievement never to be used for anti-human purpose”. But ironically, nuclear science had been used for making nuclear bombs to drop in Hiroshima and Nagazaki 1945. So everyone like you and I, we have to do something to against “science without conscience”. That why I strongly criticise “theories” like Darwinism or others which against humanity. Thank you once again. PVHg

      Thích

  3. Thưa bác Hưng, cháu vốn không phải là một người chuyên nghiên cứu về khoa học, nhất là những môn chuyên sâu như di truyền học, hay vật lí lượng tử. Chuyên môn của cháu tập trung vào các ngành xã hội nhiều hơn. Nhưng cũng chính nhờ đó cháu có điều kiện tìm hiểu về thuyết tiến hóa và các dạng của nó. Cho nên bài viết trên này của TS Thành và phần bình luận của bác về “phát hiện quá trình tự sửa chữa gen di truyền trong tế bào lật đổ thuyết tiến hóa” khiến cháu rất…không tán thành, vì những lập luận và kiến thức không hợp lý của 2 bác. Dưới đây là 1 số lập luận của cháu, chỉ nhắm vào nội dung hai bài viết bên trên thôi chứ không nhắm vào lỗi logic của nó.

    Thứ nhất, phát hiện của các nhà sinh hóa học nhận giải Nobel năm nay về khả năng tự điều chỉnh, sửa chứa gen di truyền của tế bào chỉ có ý nghĩa rằng tần suất đột biến của tế bào khi phân chia bị giảm đi, chứ không có nghĩa là nó triệt tiêu hẳn đột biến. Trên thực tế thì đột biến vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ với tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất.

    Tiến hóa, hay chọn lọc tự nhiên chỉ là quá trình trong đó đột biến nào đem lại lợi thế duy trì giống nòi cho sinh vật thì sinh vật mang đột biến đó sẽ tồn tại và phát triển, những đột biến khác không đem lại lợi thế nào đó giúp duy trì giống nòi sẽ bị triệt tiêu. Chỉ riêng điều này thôi đã đủ đánh đổ bài viết bên trên, vì cả bài viết chỉ dựa vào mỗi luận điểm là “cơ chế tự sửa chữa dập tắt mọi đột biến”, còn lại toàn là suy diễn riêng của bác.

    Thứ hai, bác cho rằng những thứ trừu tượng như hơn cả những cái vật lí thô thiển như tế bào thì càng không thể là sản phầm của tiến hóa:

    “cái kỳ diệu hơn đó là “ý thức”, “tư tưởng”, “trí tuệ”…của con người – thứ đã sản sinh ra nền văn minh của chúng ta bao gồm các khoa học, các ngành nghệ thuật, các nền văn hóa, tình yêu…cũng có thể được hình thành qua con đường “chọn lọc tự nhiên” được chăng?”

    Cái này bất cứ nhà nhân chủng học (anthropologist) nào nghe xong cũng sẽ không tán thành. Không biết bác đã nghe đến khái niệm tiến hóa văn hóa (cultural evolution) chưa. Trong quá trình tiến hóa văn hóa, những nhóm người nào sở hữu những phong tục, thói quen, kĩ năng cho phép họ thích nghi với môi trường tốt hơn, cạnh tranh với những nhóm người khác tốt hơn, duy trì giống nòi tốt hơn thì sẽ sinh sôi nảy nở và tồn tại vượt qua (outlast) những nhóm người khác.

    Ví dụ, những nhóm người giữ phong tục hôn nhân cận huyết sẽ không thể duy trì giống nòi lâu so với những nhóm duy trì hôn nhân với người ngoài. Hay như Max Weber đã chứng minh trong bài luận nổi tiếng Đạo đức Tin Lành và Tinh thần của Chủ nghĩa Tư bản của mình, lí do chủ nghĩa tư bản xuất hiện, phát triển và đem lại sức mạnh cho phương Tây 1 phần là nhờ đạo đức làm việc của các tín đồ đạo Tin Lành (protestant work ethnic).

    Tiến hóa văn hóa giống phần lớn với tiến hóa sinh học, chỉ khác là thay vì mất hàng triệu năm để một đột biến nào đó phát huy tác dụng cho một giống loài, loài người chúng ta học và bắt chước từ người khác, khiến cho quá trình thích nghi, sinh tồn diễn ra nhất nhanh. Chỉ mất khoảng 10.000 năm kể từ khi chúng ta bắt đầu trồng trọt cho đến nay khi chúng ta hoàn toàn thống trị thế giới.

    Về tiến hóa văn hóa, bác nên đọc các tác phầm của Friedrich Hayek để hiểu quá trình thành hình của xã hội hiện đại ngày nay, và việc tất cả đều trải qua một quá trình tiến hóa như thế nào.

    Với tất cả lòng tôn trọng, mục đích của bài viết này chỉ nhằm góp ý với bác.

    Đã thích bởi 1 người

    • 1/ Cám ơn bạn Phi Hoàng Trịnh vì nhiệt tình trao đổi. Tuy nhiên, như bạn thấy, ý kiến của bạn đã được biên tập lại một chút: lược bỏ một số từ ngữ và cách diễn đạt bạn sử dụng không phù hợp với văn hóa trao đổi (thiếu tôn trọng đối với người đối thoại). Ngoài ra mọi ý kiến phản biện của bạn đều được giữ nguyên. Nếu sự biên tập này làm bạn không hài lòng, bạn đòi hỏi giữ nguyên, thì PVHg’s Home đành từ chối đăng ý kiến thảo luận của bạn.
      2/ Bạn đã khiêm tốn thừa nhận “cháu vốn không phải là một người chuyên nghiên cứu về khoa học”, vì thế tôi không ngạc nhiên khi thấy ý kiến của bạn mang tính chất cảm tính nhiều hơn những suy luận khoa học có căn cứ. Nhưng bạn lại cho rằng “cũng chính nhờ đó cháu có điều kiện tìm hiểu về thuyết tiến hóa và các dạng của nó”. Một mặt tôi lấy làm mừng khi thấy một người không chuyên nghiên cứu khoa học mà có thú vui tìm hiểu khoa học, mặt khác tôi càng thấy rõ tính chất cảm tính trong những ý kiến của bạn.
      3/ Bạn cho rằng “phát hiện của các nhà sinh hóa học nhận giải Nobel năm nay về khả năng tự điều chỉnh, sửa chứa gen di truyền của tế bào chỉ có ý nghĩa rằng tần suất đột biến của tế bào khi phân chia bị giảm đi, chứ không có nghĩa là nó triệt tiêu hẳn đột biến. Trên thực tế thì đột biến vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ với tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất”. Tôi thừa nhận rằng trong thực tế có đột biến, nhưng xin nhắc lại những điều tôi đã nói trong loạt bài về Darwinism:
      – Đột biến phần lớn dẫn tới bệnh hoạn hoặc cái chết
      – Đột biến thuộc loại “đặc trưng mới giành được” (acquired characteristics), không di truyền. Lamarck cho rằng những đặc trưng mới giành được có thể di truyền. Darwin tiếp thu Lamarck. Điều này đã bị chứng minh là SAI.
      – Toán học đã chứng minh rằng xác suất để hàng triệu biến đổi như thế được lặp lại qua hàng triệu năm dẫn tới tiến hóa là một đại lượng vô cùng vô cùng nhỏ, gần như bằng 0, vì thế khó có thể xẩy ra. Hội nghị toán học thế giới để xác định khả năng xẩy ra tiến hóa từ đột biến và chọn lọc tự nhiên đã trả lời rõ ràng: Tiến hóa không xẩy ra như Darwin nói. Điều này đã được nói rõ trong những bài về Darwin trên PVHg’s Home. Bạn nên tìm đọc.
      – Thành tựu đoạt Giải Nobel hóa học chỉ ra rằng DNA không “thích” sự đột biến chút nào. Nó có chương trình tự sửa chữa. Ai vạch ra chương trinh đó? Chương trình đó nhằm mục đích gì? Nên có suy nghĩ về những câu hỏi này.
      – Tất cả những ý kiến về đột biến dẫn tới tiến hóa đều không chỉ ra được một thí dụ thực tế nào cả. Chỉ nói để khẳng định NIỀM TIN của mình mà thôi, thay vì có thí dụ chứng minh thuyết phục. Tóm lại là vô bằng chứng.
      – Thực tế chỉ thấy đột biến dẫn tới bệnh hoạn. Hãy thử chỉ 1 thực tế đột biến dẫn tới thay đổi loài? KHÔNG CÓ ! Nếu không có thì tại sao lại nói sau 1 triệu năm, 1 tỷ năm… đột biến sẽ dẫn tới thay đổi loài? Đó là PHỎNG ĐOÁN chứ đâu phải một định luật khoa học được chứng mình. Đó là NIỀM TIN của Darwin và những Darwinists chứ đâu phải một định luật để có thể kiểm chứng.
      – Biến đổi do lai tạo, hoặc bằng thí nghiệm khoa học hoặc do giao phối tự nhiên, có thể dẫn tới những biến đổi, nhưng chỉ là những biến đổi TRONG LOÀI, tuyệt nhiên không có biến đổi loài này thành loài khác. Tức là không có tiến hóa.
      – Thuyết tiến hóa gọi những biến đổi nhìn thấy là vi-tiến-hóa (micro-evoution). Đó là bịp bợm bằng từ ngữ, vì đó không phải là tiến hóa. Bản chất khái niệm tiến hóa là biến đổi từ loài này thành loài khác. Khi bị vạch mặt là phi khoa học, thuyết tiến hóa bịa ra cái gọi là vi tiến hóa và vĩ tiến hóa (macro-evolution). Đó là sự chống đỡ vụng về, nhằm cứu vãn thuyết tiến hóa. Không có vi tiến hóa, cũng không có vĩ tiến hóa, chỉ có BIẾN HÓA và ĐA DẠNG HÓA (change and divertisation).
      – Bạn nói: “Tiến hóa, hay chọn lọc tự nhiên chỉ là quá trình trong đó đột biến nào đem lại lợi thế duy trì giống nòi cho sinh vật thì sinh vật mang đột biến đó sẽ tồn tại và phát triển, những đột biến khác không đem lại lợi thế nào đó giúp duy trì giống nòi sẽ bị triệt tiêu”. Ý kiến này SAI vì không ai trông thấy cái gọi là “chọn lọc tự nhiên”, không có một cách nào, cơ chế nào cho thấy tồn tại cái gọi là “chọn lọc tự nhiên”. TỰ NHIÊN là gì? Tự nhiên có mắt, có ý thức để định hướng ư? Nếu tự nhiên có mắt, có ý thức để định hướng tiến hóa, thì tự nhiên ấy không phải thế giới tự nhiên nữa rồi, mà là BÀ MẸ TỰ NHIÊN (The Mother Nature) – một thuật ngữ đẹp thay thế cho chữ Thượng Đế mà thôi. Nhưng Darwinism không thừa nhận có Thượng Đế, và không thừa nhận Thượng Đế can thiệp vào sự hình thành sự sống và “tiến hóa”. Vậy hóa ra Darwinism tự mâu thuẫn với nó. Tôi bác bỏ khái niệm chọn lọc tự nhiên, đơn giản vì nó không có bằng chứng. Điều bạn nói giống hệt những gì học thuyết Darwin đã nói, không có gì mới, và tôi đã bác bỏ toàn bộ những khái niệm mơ hồ mang tính chất tưởng tượng đó trong loạt bài về Darwin. Nếu TS Phan Chí Thành viết “cơ chế tự sửa chữa dập tắt mọi đột biến” thì bạn nên hiểu là cơ chế tự sửa chữa dật tắt mọi tham vọng lý luận về đột biến dẫn tới tiến hóa. Bạn nên cố gắng hiểu tư tưởng ẩn chứa sau câu chữ.
      – Bạn nói nhiều về “tiến hóa văn hóa”, tán thưởng Max Weber cho rằng chủ nghĩa tư bản xuất hiện, phát triển và đem lại sức mạnh cho phương Tây 1 phần là nhờ đạo đức làm việc của các tín đồ đạo Tin Lành, thậm chí cho rằng tiến hóa văn hóa giống phần lớn với tiến hóa sinh học (chỉ khác về thời gian diễn ra nhanh hơn…) rồi kết luận “đến nay khi chúng ta hoàn toàn thống trị thế giới”. Tôi xin chân thành nói với bạn rằng bà Indira Gandhi, cựu thủ tướng Ấn Độ nhiều lần buồn rầu phát biểu: “Khoa học kỹ thuật thì tiến lên, văn hóa thì thụt lùi”. Bà nói câu này hồi những năm 1980, Đài truyền hình VN có phát chương trình về bà, và có nhắc lại câu nói này trên làn sóng. Tôi tán thành bà 100%. Tôi thấy thuật ngữ TIẾN HÓA đã bị lạm dụng, và rất nhiều người sử dụng từ ngữ này mà không hiểu mình đang nói gì.
      PVHg

      Đã thích bởi 1 người

    • Xác suất để hàng triệu biến đổi trải qua hàng triệu năm để sinh ra một loài mới là gân bằng 0, thế nhưng các loại hiện tại thì không dưới 2 triệu, và chắc chắn, nếu xảy ra sự kiện tiến hòa thì không thể chỉ 1-2 lần tiến hóa là đã sinh ra các loại hiện nay, và trong quá trình này sẽ có 1 cơ số thật lớn các loài bị mất đi vì không thích nghi (xác xuất thích nghi biến thành loài khác gần bằng 0). Vậy nếu các loài hiện nay mà hình thành từ tiến hóa thì khởi nguyên các loài này sẽ có bao nhiêu loài? Thực tế đẫ chứng minh không có tiến hóa.

      Thích

      • chào bác, cháu xin được bác giải thích giúp cháu tại sao thời kì đầu, khi kháng sinh mới được phát hiện ra, liều lượng sử dụng rất nhỏ nhưng đến bây g liều lượng sử dụng lại phải rất cao mới có hiệu quả?
        cháu xin cảm ơn

        Thích

      • Cháo cháu, Trong bài mới nhất “ERNST CHAIN nói về thuyết tiến hóa” đã có câu trả lời: Ernst Chain tìm ra penicillinase, một loại enzyme do vi trùng sử dụng để vô hiệu hóa penicillin,… tức là vi trùng có khả năng kháng thuốc. Vì thế dùng nhiều kháng sinh sẽ làm tăng khả năng kháng thuốc của vi trùng, tức là thuốc kém hiệu quả, phải dùng liều cao hơn, hoặc thay đổi loại kháng sinh. Vi trùng gặp kháng sinh lạ, chưa học được cách chống lại nên dễ bị tiêu diệt hơn. Vấn đề này các bác sĩ biết rõ hơn tôi. PVHg

        Đã thích bởi 1 người

  4. Gửi cháu Phi Hoàng Trịnh, bác trao đổi với cháu một số vấn đề như sau:

    1. Phản biện phải trung thực. Nhắc lại ý kiến của bác phải nhắc lại một cách trung thực. Cháu hiểu chứ ? Trong bài viết của cháu, cái gọi là “cơ chế tự sửa chữa dập tắt mọi đột biến” là ý tưởng của chính cháu có đúng không ?

    2. Đọc bài viết của cháu, bác thấy cháu tự xây dựng nên một loạt các thuật ngữ “khoa học” giống hệt cái bẫy mê lộ thuật ngữ của Darwin và những “môn đồ” của ông ta.

    Đã thích bởi 1 người

  5. Gửi 2 bác.

    1. Về phát biểu của bác rằng “Đột biến phần lớn dẫn tới bệnh hoạn hoặc chết” là nhầm lẫn. Theo như trang web này thuộc The Tech museum of Innovation, thuộc Stanford Schoo of Medicine, thì “Rất ít đột biến là có hại cho chúng ta”. Nhìn 1 cách tổng thể, “Đột biến gen tạo nên sự đa dạng gen, và chính điều này giữ cho dân số chúng ta khỏe mạnh.” Một xã hội mà không có sự đa dạng về gen thì sẽ càng ngày càng thui chột, giống như những cộng đồng tiến hành hôn nhân cận huyết vậy.

    http://genetics.thetech.org/about-genetics/mutations-and-disease

    Còn đây là một câu quote trực tiếp từ trang web của Đại học Utah:

    “When variations occur within genes, there is more often a consequence, but even then mutation only rarely causes death or disease. Mutation also generates new variations that can give an individual a survival advantage. And most often, mutation gives rise to variations that are neither good nor bad, just different.”

    http://learn.genetics.utah.edu/content/variation/mutation/

    Đã thích bởi 1 người

    • Gửi cháu Phi,
      Trước khi bác viết loạt bài phê phán thuyết tiến hóa, bác đã đọc 2 cuốn sách của Darwin, “On the Origin of Species” và “The Descent of Man”, và nhiều bài báo cả pro lẫn anti Darinism. Vì thế tài liệu cháu cung cấp không có gì mới lạ đối với bác. Đó chỉ là sự nhắc lại những điều bác đã biết rõ. Một khi bác đã bác bỏ toàn bộ tư tưởng của Darwin thì chắc chắn mọi ý kiến bênh vực Darwin đối với bác chỉ có thể là một trong 2 loại sau đây:
      1/ Một loại ngoan cố, vì lý tưởng của mình bị chống đối.
      2/ Một loại bị nhiễm học thuyết Darwin như một căn bệnh, do đã quá lâu bị nhồi sọ lý thuyết này, rồi đi đến chỗ thờ lý tưởng và thần tượng của mình.
      Bác đã dẫn một video Richard Dawkins ngờ người, dần thộn ra một lúc lâu không trả lời được câu hỏi rất đơn giản là “ông có thể nêu lên một ví dụ thực tế chứng tỏ có tiến hóa không?”. Cháu xem chưa? Nếu chưa thì nên xem đi. Dawkins là bác học về tiến hóa đấy, chứ không chỉ là một người nghiệp dư như cháu đâu.
      Truyền thống của evolutionists là ngoan cố, gân cổ cãi, và toán nói về những thứ sẽ diễn ra trong hàng triệu năm, hàng tỷ năm, mà chẳng có cái gì có thể kiểm chứng được cả. Trong khi những thuyết chống tiến hóa người ta đưa ra hàng đống bằng chứng bác bỏ tiến hóa thì tảng lờ, hoặc bịa ra GIẢ THUYẾT mới để cãi, và cái giả thuyết ấy lại đỏi hỏi thêm giả thuyết nữa.
      Tài liệu cháu cung cấp thuộc loại 1, vì nó cố tình tảng lờ sự thật là đột biến, biến dị dẫn đến bệnh tật, tức là ngoan cố. Có một câu bác nói mà cháu không muốn nghe, đó là “DNA chẳng thích thú gì với biến dị” nên nó có hẳn những chương trình sửa chữa. Cái mà “DNA không muốn” sẽ không thể trở thành lý do để dẫn tới sự thay đổi tiến hóa (tiến hóa đi ngược với “ý muốn” của DNA). Nếu cháu không muốn nghe sự thật đó thì cháu không thể thay đổi.
      Nhớ rằng biến dị hay đột biến mang tính ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên không thể trở thành một định hướng phát triển được. Xác suất của chuỗi sự kiện đó bằng gần như 0.
      Nếu cháu không hiểu điều đó thì quả thật cháu không thể thay đổi. Có người nói liều rằng một hiện tượng có xác suất gần như bằng 0 “VẪN CÓ THỂ XẨY RA”. Người này nói đúng, nếu tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó đã làm việc “không thể có” thành “có”. Nếu không tin vào tác động siêu nhiên mà nói như thế thì là phản khoa học!
      Cháu thuộc loại nào? Bác không biết.
      Qua ý kiến của cháu, bác biết cháu rất mê khái niệm tiến hóa, đến nỗi cháu tin cả vào cái gọi là “tiến hóa văn hóa”, mà đối với bác, đó là những căn bệnh tinh thần tệ hại nhất. Bác nhắc lại tư tưởng của Indira Gandhi: “Khoa học thì tiến lên, văn hóa thì thụt lùi”. Nhưng có lẽ cháu không hiểu, vì thế cháu sẽ khó thoát ra cái “lưới tiến hóa” do Darwin giăng ra từ giữa thế kỷ 19.
      Thực ra những điều bác nói ở trên đã có đầy đủ trong những bài bác viết trên PVHg’s Home. Phải nhắc lại như thế này là điều rất mất thì giờ, và không thể đầy đủ ngọn ngành như trong bài viết. Nhưng vì tôn trọng cháu nên bác phải viết để trả lời cháu. Vậy theo bác thì:
      Một là cháu nên đọc kỹ những bài của bác rồi suy ngẫm. Bác hy vọng cháu sẽ có thêm nhiều suy nghĩ mới theo hướng tích cực.
      Hai là cháu có thể bảo lưu ý nghĩ của cháu đến “một ngày nào đó câu chuyện hoang đường của học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như sự lừa gạt lớn nhất trong lịch sử khoa học”, như nhà sinh học Thụy Điển Soren Lovtrup đã tiên đoán. Chắc chắn điều ấy sẽ diễn ra trong thế kỷ 21, cháu sẽ được chứng kiến. Thực ra thì ngay từ năm 2008, Hội nghị Altenberg ở Áo đã là một bước ngoặt lớn rồi: Tại hồi nghị này, các nhà tiến hóa đã tuyên bố Lý thuyết Tổng hợp hiện đại về tiến hóa hết thời rồi. Biến đổi gene bị tác động bởi chọn lọc tự nhiên không còn được thừa nhận như định luật tự nhiên của sinh học tiến hóa nữa. Đó là tin tức khoa học đấy chứ không phải là “tranh luận” đâu cháu nhé.
      Vì thế, việc cháu tiếp tục gửi cho bác những ý kiến tương tự sẽ là thừa, không cần thiết nữa. Cháu thông cảm nhé, bác còn rất bận nhiều việc khác, làm sao có thì giờ trả lời cháu mãi khi cháu không chịu đọc và suy ngẫm về những lý lẽ phản biện thuyết tiến hóa?
      PVHg

      Thích

  6. Pingback: Giải Nobel Hóa học 2015 cho thấy Darwin đã dự đoán sai về nguồn gốc của sự sống | Đặng Trần Duy web

  7. Cháu chào chú. Cháu chỉ muốn hỏi một điều rằng chú có theo một tôn giáo nào không ? Lâu nay cháu chỉ biết thuyết Darwin, cho đến bây giờ khi đọc được những bài báo này cháu mới có suy nghĩ nhiều hơn.

    Thích

    • Cháu cũng như chú ngày xưa. Từ một học trò nghe thầy giáo thuyết giảng thuyết tiến hóa, và tin thầy nên nghĩ đó là lý thuyết khoa học, mặc dù chú đã có những câu hỏi thắc mắc ngay từ hồi ấy. Thời gian trôi đi, chú cũng không để ý đến thuyết đó nữa, vì đó không phải là ngành của chú. Nhưng càng lớn thì con người càng khôn ra, biết nhận xét độc lập các sự kiện của cuộc sống. Nhất là từ khi có internet, mọi sự thật được phơi bầy. Hóa ra khoa học càng tiến bộ càng bóc trần sự giả dối của thuyết tiến hóa.
      Nhưng chú phản đối học thuyết này không vì tôn giáo, mà vì khoa học. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DARWIN LÀ PHẢN KHOA HỌC, LÀ THẢM HỌA CỦA KHOA HỌC!
      Chú là người Công giáo, nhưng chú phản đối Darwin không vì tôn giáo của chú.
      Kiến thức ở nhà trường bây giờ còn tệ hơn ngày xưa rất nhiều, vì thế muốn hiểu biết, con người phải tự mình tìm tòi học hỏi là chủ yếu. Với internet, có thể tự học được rất nhiều, không để cho ai nhồi sọ mình những kiến thức phản khoa học. PVHg

      Thích

  8. Vũ khí duy nhất của thuyết tiến hóa là thời gian, thế nhưng cái “vi diệu” của tự nhiên lại quá tuyệt đỉnh, nó biến cái vũ khí thời gian của thuyết tiến hóa kia trở thành thứ đồ chơi thô thiển và vô dụng.

    Cám ơn anh Hưng về loạt bài viết về Darwin này.

    Thích

  9. Vậy thì nguồn gốc con người từ đâu khi những bằng chứng khảo cổ chỉ ra rằng Homo sapiens mới chỉ xuất hiện khoảng 200 000 năm về trước. Thật là khó hiểu…

    Thích

    • Cám ơn bạn raindayqb,
      Bạn đừng hoang mang. Bạn hãy bớt chút thì giờ đọc kỹ tất cả những bài trong mục Sinh Hóa trên PVHg’s Home. Tôi hy vọng bạn sẽ tự tìm thấy câu trả lời cho những điều mà bạn thấy khó hiểu. Chúc bạn thành công. PVHg

      Đã thích bởi 1 người

  10. Thưa chú Hưng,
    Cháu cũng rất mê tìm hiểu về nguồn gốc loài người, homo sapiens, sinh hóa nói chung. Cháu xin hỏi chú 1 số vấn đề:
    1. Con người càng phát triển càng độc ác? Thuyết này có đúng không thưa chú? Càng thông
    minh con người càng tàn ác? Trong ADN của người có đoạn NST MAOA có tác dụng làm con người hiếu chiến, độc ác và điều này có lợi cho sinh tồn, duy trì nòi giống… Và thực tế cũng chứng minh trong XH hiện đại những người tàn nhẫn thủ đoạn thường thành công hơn người khác
    2. Người Việt càng ngày càng tàn ác được chứng minh trong thực tế XH chúng ta chứng kiến hàng ngày và qua rất rất nhiều vụ án kinh hoàng tàn độc. Vậy nếu thuyết trên là đúng thì người Việt đã biến đổi phát triển và thông minh hơn? Nhờ KT phát triển, lương thực, thịt cá dồi dào và tiện nghi cuộc sống, công nghệ hiện đại đã thúc đẩy trí thông minh của con người. Nhưng tại sao ở những nước châu Âu hoặc nước giàu có, dân trí rất cao, con người rất thông minh mà họ không tàn ác như người Việt? Ở đâu cũng có tội ác nhưng theo cảm quan riêng cháu thì cái ác của người Việt thuộc loại top 10 thế giới. Sau đây là những ý kiến riêng của cháu, nhìn nhận khách quan dưới con mắt phân tích KH, nếu có làm tổn thương lòng tự hào dân tộc của độc giả rất mong được thứ lỗi.
    3. Quay trở lại vấn đề Darwinismus, ông đã quan sát thế giới tự nhiên trong chuyến du lịch dài 4 năm và trên cơ sở những quan sát đó đưa ra thuyết tiến hóa. Những quan sát của ông không sai, nhưng từ đó suy luận ra Evolutionism mà không có bằng chứng khoa học nào, chỉ hoàn toàn dựa vào các quan sát, ký họa, mẫu vật thu thập được trong chuyến du lịch. Khoa học gen ra đời và phát triển nhanh chóng đã chỉ ra những biến đổi về gen là nguyên nhân gây ra ung thư và rất nhiều bệnh tật. Theo cháu thuyết tiến hóa là không có bằng chứng, thế nhưng phải giải thích ra sao với những bộ xương Neanderthal, Homo Sapiens được khai quật và mới đây còn những bộ xương dự đoán là của chủng người khác được tìm thấy tại Siberie. Rõ ràng loài người có sự biến đổi phát triển từ thấp đến cao, như vậy evolutionism ko đúng nhưng cũng ko hoàn toàn sai.
    Cám ơn chú.

    Thích

    • Trả lời bạn Viet lhviak47,
      Hoan nghênh tinh thần nghiên cứu học hỏi của cháu. Tuy nhiên, những ý kiến cháu nêu lên cho thấy ít nhiều cháu đã bị ảnh hưởng bởi một số lý thuyết không đúng đắn, chẳng hạn lý thuyết nói rằng “con người càng thông minh càng độc ác”. Nhận định đó sai. Chú cũng không nói điều ngược lại, rằng con người càng thông minh càng lương thiện.
      Cháu có thể đọc loạt bài “Luận về Thiện/Ác” trên PhamVietHung’s Home để suy nghĩ về bản chất con người là Thiện hay Ác. Qua loạt bài đó cháu có thể thấy trong con người vừa có thiện vừa có ác.
      Tuy nhiên không có gene thiện và không có gene ác. Gene chỉ quyết định các đặc tính về thể chất. Khoa học chưa hề tìm thấy một gene nào quyết định ý thức và tinh thần. Những sách báo nói về gene ác là nói tùy tiện, vô trách nhiệm. Cháu đọc bài “Luận về Thiện/Ác phần III – Có gene tội phạm hay không?”, và bác đã trả lời rằng KHÔNG! Xu hướng nghiên cứu gene tội phạm ở Mỹ đã bị phản đối rất mạnh. Cháu đừng nên tin vào những lý thuyết sai lầm đó.
      Bản tính thiện, ác có thể được điều chỉnh bởi giáo dục, pháp luật và tôn giáo. Tùy theo sự điều chỉnh này, bản tính sẽ được phát huy hoặc bị hạn chế. Một nền giáo dục tốt là nền giáo dục hạn chế cái ác và phát huy cái thiện. Một người được giáo dục tốt sẽ trở nên thiện hơn và kém ác hơn. Một nền giáo dục tồi là nền giáo dục không hạn chế cái ác và không phát huy cái thiện. Một người không được giáo dục tốt thì sẽ không phát huy cái thiện và hạn chế cái ác.
      Tóm lại, thiện/ác ai cũng có. Vấn đề là người ấy được giáo dục như thế nào.
      Ngoài loạt bài về thiện/ác như đã nói trên, cháu có thể đọc rất nhiều bài khác trên trang nhà của chú để tìm hiểu thêm về con người. Cháu vào mục “triết học” sẽ thấy những bài đó. Chúc cháu may mắn. PVHg

      Thích

  11. Tôi đã đọc thấy một ý kiến rất hay của một bạn ở trên, hỏi về việc vì sao từ trước đến giờ cứ phải tăng liều lượng sử dụng kháng sinh. Câu trả lời của chủ nhân trang web, ông Hưng, là:

    “Ernst Chain tìm ra penicillinase, một loại enzyme do vi trùng sử dụng để vô hiệu hóa penicillin,… tức là vi trùng có khả năng kháng thuốc. Vì thế dùng nhiều kháng sinh sẽ làm tăng khả năng kháng thuốc của vi trùng, tức là thuốc kém hiệu quả, phải dùng liều cao hơn, hoặc thay đổi loại kháng sinh. Vi trùng gặp kháng sinh lạ, chưa học được cách chống lại nên dễ bị tiêu diệt hơn.”

    Xin hỏi, theo quan điểm của ông Hưng,

    – Vì sao một số vi khuẩn, virus lại dần dần học được cách chống lại một loại kháng sinh mới, dù bằng cách nào đi nữa? Phải chăng đây là sự sống sót của kẻ thích nghi tốt nhất, tức là tư tưởng của thuyết Tiến hóa của Darwin?

    – Những virus, vi khuẩn đó truyền lại khả năng (chống lại kháng sinh mới) mà chúng mới học được đó cho các thế hệ sau bằng cách nào, nếu đột biến này không thể di truyền?

    Trân trọng cảm ơn.

    Thích

    • Bạn Vinh Tran thân mến,
      Nghe câu hỏi của bạn, tôi cảm thấy bạn đã chịu ảnh hưởng rất nặng của Thuyết Tiến hóa. Đối với bạn, hai khái niệm đã bám rất sâu trong bộ não là:
      1/Sự sống sót của con vật thích nghi nhất
      2/Sự di truyền các đột biến.
      Thay vì trả lời trực tiếp vào câu hỏi của bạn, tôi xin nói rằng quả thật là có sự sống sót của con vật thích nghi nhất, nhưng con vật thích nghi nhất không hề dẫn tới tiến hóa. KHÔNG HỀ CÓ SỰ BIẾN ĐỔI LOÀI NÀY THÀNH LOÀI KHÁC TỪ CON VẬT SỐNG SÓT NHỜ THÍCH NGHI NHẤT. Một động vật bò sát sống sót nhờ thích nghi nhất mãi mãi vẫn chỉ là bò sát, không bao giờ biến thành chim hoặc động vật có vú như Thuyết Tiến hóa bịa đặt. Không tồn tại bất cứ một bằng chứng nào xác nhận sự bịa đặt đó. Bạn đã nghe ai nói như thế chưa? Nếu chưa, thì có nghĩa là bạn thiếu hụt thông tin về sinh học hiện đại. Tôi xin nói để bạn biết rằng trong một hội nghị lớn về tiến hóa tại Áo, khái niệm sự sống sót của con vật thích nghi nhất dẫn tới tiến hóa đã chính thức bị bác bỏ. Bạn hãy cố gắng tự tìm hiểu vấn đề này, nhất là phải đọc qua nhiều tài liệu bằng Anh ngữ, vì tài liệu tiếng Việt quá thiếu thốn. Tôi không có thì giờ để giúp bạn việc này.
      Về khả năng kháng thuốc, tất cả các sinh vật kể cả con người đều có khả năng này, thay vì chỉ vi trùng mới có. Đó là khả năng miễn dịch. Cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch, nếu không, chúng ta không thể sống sót. Khả năng ấy đã được lập trình. Toàn bộ chương trình ấy được truyền theo mã DNA từ đời này sang đời khác, chứ không phải do vi trùng có đột biến. Bạn hiểu sai vấn đề hoàn toàn rồi. Chương trình miễn dịch sẽ cho phép sinh vật học hỏi trong quá trình tương tác với sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể để tìm ra cách chống đối. Khả năng học hỏi đó đã nằm trong chương trình miễn dịch rồi. Vì thế ở đây hoàn toàn không có đột biến gì cả, và không có sự di truyền đột biến gì hết. Bạn bị ảnh hưởng Thuyết Tiến hóa quá nặng nên cứ muốn dùng những khái niệm của Thuyết Tiến hóa để giải thích các hiện tượng của sự sống. Bạn nên đọc toàn bộ những bài về Thuyết Tiến hóa trên PVHg’s Home, và đọc thêm ở nhiều nơi khác nữa, và suy ngẫm. Tôi biết rằng một khi đã quá tin vào một cái gì đó thì không dễ từ bỏ nó. Tôi rất thông cảm với bạn. Chúc bạn may mắn tìm thấy những tài liệu giải thích thắc mắc của bạn đầy đủ hơn. Tôi không có thì giờ giải thích thêm. PVHg

      Thích

  12. Cháu thấy thông tin và phản biện của bác Hưng rất thuyết phục, mẫn tiệp; cháu nghe nói ở Mỹ nhiều trường tẩy chay “học thuyết Darwin từ lâu rồi. Kính chúc bác mạnh khỏe!

    Thích

    • Trả lời bạn Tiến Mạnh,
      Cám ơn nhận xét của cháu. Cháu nói đúng, ở Mỹ nhiều trường bãi bỏ Thuyết Tiến hóa. Ở Úc đã có những bài giảng tại ĐẠI HỌC ADELAIDE phê phán Thuyết Tiến hóa là SAI LẦM, không phải là khoa học. Cháu có thể đọc bài “Thăm dò của Viện Ga-lớp về Thuyết Tiến hóa” trên PVHg’s Home để thấy chỉ có một thiểu số tin vào Thuyết Tiến hóa. Sẽ đến ngày Thuyết Tiến hóa bị lột trần là phản khoa học, phi khoa học và ngụy khoa học. Hiện nay nó đã bọ lột trần rồi, nhưng do nhiều lý do xã hội, nó vẫn chiếm được những vị trí chính thống. Người thông minh đều thấy rõ tiền đồ tối tăm của Thuyết Tiến hóa. Chỉ những người dại dột còn bám vào đó mà thôi. PVHg

      Thích

  13. Pingback: CÓP NHẶT

  14. Chào bác Hưng,
    Cảm ơn bác Hưng vì những bài viết rất bổ ích của bác.
    Bản thân cháu là người Công giáo, nhưng cũng là người làm khoa học. Cháu là sinh viên ngành Công nghệ Sinh học, nhưng ngành của cháu (immunotherapy) không liên quan gì đến Tiến hóa hay Nguồn gốc gì cả.
    Cháu thấy rất khó hiểu khi nhiều người nghĩ khoa học không thể đi cùng với tôn giáo. Cháu thấy giữa hai điều đó chẳng có gì mâu thuẫn cả, thậm chí khi càng đi sâu vào nghiên cứu khoa học, cháu lại càng cảm thấy những điều quá đẹp đẽ như thế càng khẳng định sự tồn tại của Đấng Sáng tạo.
    Những người cháu quen không theo Đạo cũng hay hỏi cháu sao đi làm khoa học lại vẫn mê tín dị đoan. Cháu cảm thấy thật buồn cười, sao họ thiển cận quá, họ không hiểu về Đạo, không hiểu về những giáo lý của Đạo, không biết rằng Sáng Tạo còn đi với Quan Phòng. Họ không chịu bỏ thời gian tìm hiểu, chỉ biết to mồm át lý lẽ của người khác dưới cái danh “khoa học”.
    Theo suy nghĩ của cháu, Thiên Chúa “sáng tạo” những tiền đề về vật chất và năng lượng, những định luật vật lý, hóa học, nói cách khác, Người cho “vốn” và “phương tiện”. Còn Quan Phòng của Người, là hướng cho những tiền đề đó phát triển một cách tốt đẹp, đem lại sự sống như đang có ngày nay.
    Cũng có nhiều lần cháu thấy những Evolutionists bu vào công kích, xỉa xói người có Đạo (trên youtube dưới những video về Đạo kiểu gì cũng có). Nhưng vì cháu không nghiên cứu về vấn đề này, nên chẳng biết phản bác ra sao, cháu chỉ nêu suy nghĩ trên của cháu ra thôi, họ có chấp nhận hay không thì tùy.
    Nhưng qua những bài viết của bác, cháu cảm thấy mình đã có đủ vốn liếng khi tranh luận với bọn họ rồi, ít nhất không để mình rơi vào thế bị động như trước nữa. Mà cháu thấy chẳng cần nói gì, quẳng mấy bài báo khoa học mấy hội nghị thế giới cho họ là họ cũng phải ngậm miệng rồi.
    Cháu chúc bác mạnh khỏe và đầy ân phúc.
    Phương.

    Thích

    • Cám ơn cháu Phương,
      ĐẠO và KHOA HỌC CHÂN CHÍNH rất cần những người như cháu.
      Trong con mắt của những người có trực giác tốt, Charles Darwin và tất cả những người tin vào thuyết tiến hóa, bao gồm cả một số nhà khoa học đoạt Giải Nobel, là hiện thân cho cái đám đông trì độn mà Einstein đã phải chua chát thốt lên nhận xét thất vọng về họ.
      Có một nhà khoa học nói với bác rằng cái đám đông tin thuyết tiến hóa là MỘT CƠN LÊN ĐỒNG TẬP THỂ ! Bác thấy đúng như vậy. Đó là một cơn lên đồng tập thể, và do đó dù có chỉ cho họ những dẫn chứng cho thấy thuyết tiến hóa là nói láo, họ cũng không muốn nghe.
      Một lần nữa rất cảm ơn cháu, và rất mong cháu tiếp tục comment nhé.
      PVHg

      Thích

  15. Bài viết của bác rất bổ ích! Cả những phản chứng của bác nữa; cháu đọc đều thấy rất sắc sảo và thuyết phục 😀
    Tuy cháu là một người học theo ban xã hội nhưng không hiểu sao cháu rất thích tìm hiểu những vấn đề khoa học này! Thực ra từ nhỏ cháu đã nghe rằng con người tiến hóa từ vượn; do hoàn cảnh sống tác động và vì mục đích sinh tồn nên vượn phải tiến hóa và từ đó hình thành con người. Điều cháu thắc mắc là thế tại sao chỉ có vượn tiến hóa mà không phải là các con vật khác tiến hóa? Nếu những yếu tố môi trường tác động mạnh đến như vậy thì tại sao chỉ có vượn biết mà tiến hóa còn những động vật khác thì không(trong khi thời điểm đó não các loài vật đều chưa đạt đến bậc cao)? Lớn hơn một chút cháu biết con phải do bố mẹ sinh ra; vậy thì nếu con người được tiến hóa vượn những chuyện kinh khủng gì sẽ xảy ra? Vượn con sinh ra có hình hài như thế nào? Trong lúc tiến hóa thì cách mà chúng tiến hóa sẽ ra sao? Các tế bào; ADN; bộ não phân tách kiểu gì? Nói chung là cháu đã vốn không nghĩ loài vượn là tổ tiên của con người
    Nhưng nếu vậy thì con người rốt cuộc từ đâu mà có? Cháu là một người vô thần và cháu tìm hiểu rộng các tôn giáo với tâm lí thoải mái; mỗi tôn giáo đều có cách giải thích riêng về con người. Nhưng tôn giáo lại khá nhiều và đó là nguyên do cháu vẫn không xác định nổi con người từ đâu mà có?

    Thích

    • Cám ơn cháu Hàn Lam Ngọc,

      Ý kiến của cháu rất chân thật, hồn nhiên, phản ánh một tư duy lành mạnh.
      Cháu rất may mắn vì không học khoa học, bởi rất nhiều người học khoa học mắc phải 2 căn bệnh rất thảm hại:
      1/ Thần thánh hóa khoa học
      2/ Nô lệ của khoa học
      Tất nhiên những người này thuộc loại “có một chút khoa học” thôi, theo cách nói của Louis Pasteur. Còn những người có “nhiều khoa học” như Pasteur nói, thì họ lại nhìn thấy sự thật.
      Riêng về Thuyết Tiến hóa, về đột biến gene dẫn tới tiến hóa, về vượn tiến hóa thành người,… thì đó là CÁI NGU RÕ RỆT NHẤT của con người mà Albert Einstein từng phải chua chát thốt lên rằng nó lớn VÔ HẠN!!!
      PVHg

      Thích

      • Đúng, bác ạ.

        Cháu có đọc một bài viết rất hay nói về căn bệnh thần thánh hóa khoa học.
        Những nhà khoa học vô thần thường hay chỉ trích những người tin vào Đấng Sáng Tạo là ” God of the gaps ”
        Nhưng ngược lại, chính họ lại để lộ cái gót Asin của họ
        http://creation.com/science-of-the-gaps

        Cháu nhớ có một bài viết mà bác Hưng nói về chủ nghĩa Scientism.
        Vậy giờ cháu nghĩ bác nên viết nhiều hơn về chủ nghĩa đó, cũng như chủ nghĩa Naturalism mà bác có nhắc tới trong bài ” Định lý Bất toàn của Gödel “. Để thấy rõ cái ngu xuẩn của những trí thức hủ nho.

        Trao đổi thêm với bạn Hàn Lam Ngọc.
        Bạn thắc mắc rằng tại sao có nhiều tôn giáo. Đó là câu hỏi rất hay !
        Có một định luật chung, vô cùng công bình, đó là, hễ ai hết lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời ( Đấng Tạo Hóa ) thì sẽ gặp được Ngài, như Kinh Thánh có ghi: “ Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng ” (Giê-rê-mi 29:13).
        Phúc Âm Ma-thi-ơ 7:7-11 cũng ghi: ” Hãy xin sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa sẽ mở cho. bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở. ”

        Tôi có một so sánh nho nhỏ sau đây
        1. Phật là người, không phải là thần
        ­Chúa phán: ” Ta là Thần, nên ai thờ lạy ta thì phải lấy tâm thần lẽ thật mà thờ lạy ” (Giăng 4:24).
        2. Phật là người chỉ đường
        ­Chúa phán: “Ta là đường đi, lẽ thật, và là sự sống ” (Giăng 14:6)

        3. Phật dạy làm lành lánh dữ để được an vui trong đời này.
        ­Chúa phán: ” Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghĩ ”
        (Ma­thi­ơ 11:28)

        4. Phật dạy làm lành lánh dữ
        ­ Chúa dạy: ” Phải lánh điều dữ, làm điều lành, tìm sự hòa bình mà đuổi theo ” (1 Phi­e­rơ 3:11)

        5. Phật không phải là Thượng Đế
        ­ Chúa phán: ” Trước khi núi non chưa sinh ra, đất và thế gian chưa dựng nên, từ trước vô cùng cho đến đời đời, Chúa là Ðức Chúa Trời ” (Thi Thiên 90:2)

        6. Phật đã qua đời, không sống lại, hài cốt còn đó
        ­ Chúa chịu đóng đinh, chết, và đã sống lại: ” Các ngươi đừng sợ chi cả; vì ta biết các ngươi tìm Ðức Chúa Jêsus, là Ðấng bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán. Hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm ” (Ma­thi­ơ 28:5­6)
        ­” Ðừng sợ chi, ta là Ðấng trước hết và là Ðấng sau cùng, là Ðấng Sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ (Khải Huyền 1:17-­18).”

        7. Ai cho Phật ” kiếp sống đầu tiên ” để ” luân hồi ” ?
        ­ ” Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Ðức Chúa Trời vận hành trên mặt nước (Sáng Thế Ký 1:1­2 ).
        Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Ðấng Tự Hữu
        Hằng Hữu (Xuất Ai Cập Ký 3:4).
        “Chúa là Ðức Chúa Trời, Ðấng Hiện Có, Ðã Có, Và Còn Ðến Đời Đời, là Ðấng Toàn Năng, phán rằng: Ta là An­pha và Ô­mê­ga ” (Khải Huyền 1:8).

        8. Phật không có quyền ban phước hay giáng hoạ
        ­ ” Nếu chẳng phải Chúa truyền lịnh, ai hay nói ra và sự ấy được thành? Há chẳng phải từ miệng Ðấng Rất Cao
        ra tai họa và phước lành ? ” (Ca Thương 3:37­38)

        Bạn biết không ? Thật ra, ban đầu Chúa ( Đấng Tạo Hóa ) tạo nên con người vốn là để VÔ TÔN GIÁO đấy. Nhưng KHÔNG VÔ THẦN, bạn ạ.
        Rồi từ khi 2 con người đầu tiên ( Adam và Eva ) sa ngã thì họ không những phải chết về thể xác mà còn chết về phần tâm linh, xa cách Chúa nữa. Rồi chính Chúa Jesus đã hy sinh chính Ngài trên cây thập tự để chuộc tội thay cho nhân loại bằng cả Tình Yêu vô hạn của Ngài.

        Nếu bạn Ngọc thỉnh thoảng dành chút thời gian đọc và suy ngẫm, nghiên cứu thấu đáo Kinh Thánh – là Lời Hằng Sống Của Chúa. Thì tôi tin chắc bạn sẽ tìm thấy Chân Lý và hiểu rõ tại sao lại có quá nhiều tôn giáo đến vậy. Qua đó, bạn cũng sẽ trả lời được câu hỏi rằng ” liệu có thể có Một hay nhiều Đấng Tạo Hóa ? ”
        Chúc bạn may mắn ^_^

        Đã thích bởi 1 người

  16. Thuở xưa, Darwin phủ nhận sự kỳ diệu trong sự thiết kế của tạo hóa. Để cho rằng mọi thứ hiện hữu là từ “chọn lọc tự nhiên”. Điều đó từng được Tin là Đúng và Tuyên Truyền hơn 1 thế kỷ, dù bản chất của Lập Luận ấy thì 1 con người bình thường không sao kiểm chứng được.

    Nay, một Giải Thuyết khác, Phủ Nhận lập luận của Darwin khi xưa. Cũng lại được vinh danh, phổ biến như là Chân Lý, dù là một cá nhân không thể dễ dàng kiểm nghiệm được. Buộc phải nhờ đến Công Nghệ Cao Siêu.

    Vậy… Nếu là một người không tiếp cận được những Công Nghệ có thể Giúp Kiểm Chứng Sự Thật, thì chúng ta dựa vào đâu mà Tin Tưởng một điều là Đúng ? Và chắc chắn một điều Khác là Sai ? Dựa và trí não và sự phân tích của Bản Thân vốn quá nhỏ bé, hẹp hòi; hay vào sự phán xét ầm ĩ, rầm rộ của đám đông ngoài kia ???

    <>

    Bởi lẽ… Qua hàng thập kỷ của các hoạt động truyền thông. Chúng ta đã Thừa Hiểu là: “Mỗi khi có một điều gì đó được Tuyên Truyền, ắt đàng sau đó, có mang lại những Lợi Ích Nhất Định cho giới truyền thông. Nếu không, họ sẽ bằng mọi giá Ém Nhẹm, kể cẩ khi đó là Sự Thật 100%.”

    Vậy, trước mọi Làn Sóng Dư Luận, dù từ đám đông Lộn Xộn, hay từ đội ngũ chuyên gia đạo mạo. Chúng ta cũng nhất thiết phải xem xét thận trọng trước khi quyết định Tin Tưởng Bất Kỳ Điều Gì. Bởi 1 điều Chắc Chắn mà Chúng Ta Có Thể Biết và Không Thể Sai. Đó là… “Mọi Thông Tin trước khi chúng ta Tiếp Cận, đều đã trải qua Nhiều Lần Biên Tập. Đủ để Bóp Méo Tất Cả Sự Thật đến mức Không Dễ Nhận Ra Chân Tướng.”

    Hãy Thận Trọng với Điều Mình Tin Tưởng. Bởi Vì NÓ sẽ Thay Đổi – CUỘC ĐỜI CỦA CHÍNH BẠN.

    😊😋😉

    Thích

  17. Cảm ơn bác Hưng rất nhiều. Cháu không theo tôn giáo nào cả, nhưng có niềm tin vào Đấng Sáng Tạo, lý do đơn giản là càng tìm hiểu sâu về sinh học phân tử (cả một chút về vật lý thiên văn, lượng tử- hiện cháu đang là PhD student về Dược) cháu càng tin rằng phải có một Đấng siêu nhiên thiết kế ra vũ trụ và sự sống trên trái đất. Hiện giờ cháu đang bắt đầu tìm hiểu để củng cố thêm niềm tin của mình. Thực sự những bài viết của bác đối với cháu như đất hạn gặp cơn mưa rào vậy. Với lượng kiến thức còn khiêm tốn của mình, cháu vẫn còn rất nhiều điều còn băn khoăn, chưa tỏ tường, hy vọng sau này sẽ trao đổi với bác nhiều hơn. Kính chúc bác mạnh khỏe ạ.

    Thích

  18. Pingback: Share – Very Bad News For Evolution / Những tin rất xấu cho Thuyết tiến hóa — PhamVietHung’s Home – Nguyen Phi Long

  19. Pingback: Ý nghĩ thật sự của Mendel về Darwin - Nghệ An news

Bình luận về bài viết này