Philosophical View on Evolution / Nhìn tiến hóa dưới góc độ triết học

0

Abstract: Kurt Godel, the father of Incompleteness Theorem, once said: “I don’t think the brain came in the Darwinian manner”. In other words, Godel didn’t believe in Darwinism. Why? Because Darwin’s theory of evolution based on the philosophy of materialism, but “materialism is wrong”, Godel declared. That was also the answer for the question why Louis Pasteur disproved Darwinism.

Tóm tắt: Kurt Godel, cha đẻ của Định lý Bất toàn, có lần nói: “Tôi không nghĩ bộ não hình thành theo cách của Darwin”. Nói cách khác, Godel không tin vào học thuyết Darwin. Tại sao? Vì thuyết tiến hóa của Darwin dựa trên triết học của chủ nghĩa duy vật, nhưng “chủ nghĩa duy vật là sai lầm”, Godel tuyên bố. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi vì sao Louis Pasteur bác bỏ học thuyết Darwin.

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

Nếu Darwin từng thú nhận rằng khó có thể tin một bộ máy tinh vi, phức tạp, và kỳ diệu như con mắt có thể hình thành thông qua chọn lọc tự nhiên, thì không có gì để ngạc nhiên khi thấy một người uyên thâm và sâu sắc như Godel không thể tin bộ não là sản phẩm của tiến hóa. Ý kiến đầy đủ của Godel về vấn đề này như sau:

“Tôi không nghĩ bộ não hình thành theo cách của Darwin. Thực ra có thể phủ nhận ý kiến cho rằng bộ não hình thành theo kiểu của Darwin. Cơ chế đơn giản không thể tạo ra bộ não. Tôi cho rằng những yếu tố cơ bản của vũ trụ là đơn giản. Lực sống là một yếu tố nguyên thủy của vũ trụ và nó tuân thủ những định luật tương tác nhất định. Những định luật này không đơn giản, và chúng không mang tính cơ giới”.

Có nghĩa là, trong con mắt của Godel, cơ chế chọn lọc tự nhiên của thuyết tiến hóa là một cơ chế mang tính chất cơ giới, đơn giản, không đủ sức lý giải sự kỳ diệu của sự sống; sự sống chắc chắn phải chứa đựng những bí ẩn sâu sắc hơn nhiều. Sự thật về DNA chứng tỏ ý kiến của Godel là một tiên tri.

Tại sao lý thuyết của Darwin không thể đi xa hơn những tư duy cơ giới đơn giản? Vì toàn bộ học thuyết Darwin dựa trên nền tảng triết học của chủ nghĩa duy vật – mọi nhận thức đều quy về tương tác vật chất, phủ nhận mọi liên hệ với thế giới phi vật chất. Nhưng “Chủ nghĩa duy vật là sai lầm!” (Materialism is wrong!), Godel tuyên bố.

00Những khám phá khoa học từ nửa sau thế kỷ 20 tới nay ủng hộ tuyên bố của Godel, đặc biệt là Lý thuyết THÔNG TIN và mã DNA. Những khám phá này chỉ ra rằng thông tin không phải là vật chất, nhưng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo dựng sự sống – không có thông tin của DNA hướng dẫn, nguyên tử và phân tử không thể ngẫu nhiên kết hợp thành sự sống như thuyết tiến hóa đã nói. Đó là một sự thật vượt quá sức tưởng tượng của chủ nghĩa duy vật. Vì thế thuyết tiến hóa của Darwin đã đi chệch hướng ngay từ đầu, và do đó không thể phản ánh đúng sự thật diễn ra trong sự sống.

Nói một cách hình ảnh, lâu đài tiến hóa của Darwin xây trên nền móng của chủ nghĩa duy vật. Chúng ta thử khảo sát xem cái nền móng ấy có đủ vững chắc hay không.

Chủ nghĩa duy vật, cơ sở triết học của thuyết tiến hóa.

Chủ nghĩa duy vật phát triển rất mạnh trong thế kỷ 19 và đã trở thành bà đỡ cho thuyết tiến hóa. Nhưng cả bà đỡ lẫn thai nhi ra đời từ 156 năm trước đây đã và đang trở nên già lão ốm yếu kể từ khi Lý thuyết THÔNG TIN xuất hiện.

Lý thuyết thông tin ra đời từ giữa thế kỷ 20 và phát triển cho tới nay đã tạo ra một CUỘC CÁCH MẠNG VỀ NHẬN THỨC khi nó tuyên bố thông tin là một dạng thức tồn tại khách quan PHI VẬT CHẤT. Tuyên bố ấy gián tiếp ủng hộ tư tưởng của Godel và bác bỏ chủ nghĩa duy vật, và do đó bác bỏ thuyết tiến hóa.

Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa cho rằng mọi thứ tồn tại đều là vật chất; vật chất tồn tại vĩnh cửu; ngoài vật chất ra không có gì khác. Ngay cả ý thức cũng bị coi là một dạng vật chất, mọi thứ đều được quy giản về vật chất. Nhà triết học duy vật nổi tiếng Karl Vogt tuyên bố: “Bộ não tiết ra tư tưởng giống y như gan tiết ra chất đắng (the brain secretes thought just as the liver secretes bile)”. Tuyên bố ấy bất chấp một sự thật là không ai và không có một phương tiện vật lý nào có thể cân, đong, đo, đếm tư tưởng. Có thể gắn các điện cực vào đầu để đo điện não đồ, nhưng tất cả những gì hiện lên trên điện não đồ chỉ là thông tin gián tiếp thông báo sự tồn tại của ý thức, thay vì bản thân ý thức. Ý thức là cái làm cho chúng ta nhận thức được những giá trị phi vật lý như phải/trái, đẹp/xấu, vui/buồn, đạo đức/vô đạo đức,…

Nhưng từ khi Lý thuyết Thông tin ra đời, cơ sở của chủ nghĩa duy vật bị lung lay đến tận gốc, vì thông tin là một dạng thức tồn tại khách quan phi vật chất, tham gia vào các hoạt động tương tác vật chất, rõ ràng đến mức không thể phủ nhận. Kết luận này đưa chủ nghĩa duy vật tới một tình trạng khó xử, tiến thoái lưỡng nan: không thừa nhận thông tin là phi vật chất thì sẽ chống lại một sự thật được giới khoa học thừa nhận; nhưng thừa nhận sự thật đó thì có nghĩa là thừa nhận thế giới bao gồm cả những dạng thức tồn tại phi vật chất, thậm chí siêu vật chất, trái với nền tảng triết học của chủ nghĩa duy vật.

Leonard Susskind copyCuộc chiến lỗ đen giữa Hawking và Susskind” là một minh họa rất thú vị cho nhận định ở trên. Câu chuyện sau đây được trích từ ý kiến của độc giả Phạm Văn Chiến trên PVHg’s Home:
“Hawking và Susskind được mệnh danh là hai gã khổng lồ trong ngành vật lý lý thuyết, nhưng ‘chiến đấu’ một mất một còn về việc liệu thông tin khi bị nuốt vào các lỗ đen có bị mất đi mãi mãi hay không, một khi các lỗ đen này bốc hơi. Năm 1983, Hawking nêu lên giả thuyết rằng ‘thông tin sẽ bị mất đi trong sự bốc hơi của lỗ đen’. Với Susskind, một lý thuyết gia định lượng, thì điều này là không đúng đắn bởi nguyên lý là thông tin sẽ được bảo toàn; nó không bao giờ có thể bị biến thành hư không. Nếu Hawking đúng, các nền móng của ngành định lượng đều bị hủy diệt. Cuộc chiến dai dẳng kéo dài hơn 20 năm, cuối cùng, Hawking thú nhận mình thua cuộc sau các công trình nghiên cứu về Nguyên lý toàn ảnh (Holography)”.

Vậy thế giới không đơn giản chỉ là những gì có mặt trong công thức E = mc2 nữa. Chủ nghĩa duy vật dù muốn hay không cũng không thể bác bỏ công thức sau đây:

Thế giới = vật chất + thông tin + nguồn thông tin + x

Trong công thức trên, x là ẩn số, bởi con người không thể biết hết, như nhà nhân học André Bourguignon từng nói. Qua đó có thể thấy bức tranh thế giới do chủ nghĩa duy vật vẽ ra trong hơn một thế kỷ qua quá nghèo nàn. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật đã tự tước bỏ những phương tiện của nhận thức, làm cho nhận thức của loài người trở nền nghèo nàn hơn so với nó vốn có. Sinh học cũng vì thế mà bị nhào nặn nhồi nhét vào cái khung tiến hóa sao cho vừa. Đó là lý do thuyết tiến hóa sáng chế ra nhiều giả thuyết nhất trong các lý thuyết, và không có giả thuyết nào đến nay được toàn thể giới khoa học thừa nhận là phù hợp với hiện thực. Điển hình là giả thuyết “nồi soup nguyên thủy”. Đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua, nó vẫn loanh quanh với các giả thuyết. Đã có những thí nghiệm được quảng cáo rùm beng là tổng hợp được sự sống, đó là thí nghiệm Stanley Miller năm 1952, nhưng rồi bị vạch trần là sai lầm. Hiện nay thách thức lớn nhất là bài toán thông tin sinh học.

Thông tin Sinh học.

Cuộc cách mạng do DNA tạo ra đã làm thay đổi căn bản cách nhìn của con người đối với sự sống. Nếu chủ nghĩa duy vật quy giản mọi sự thật khách quan về vật chất thì câu hỏi đặt ra là: Thông tin trong DNA có thể quy giản thành vật chất được không? Giáo sư Werner Gitt, giám đốc Viện vật lý và công nghệ liên bang Đức, trả lời:

Một hệ mã luôn kéo theo một quá trình trí tuệ phi vật chất. Một vật chất vật lý không thể tạo ra một mã thông tin. Mọi kinh nghiệm chỉ ra rằng mọi mẩu thông tin sáng tạo đều thể hiện một nỗ lực tinh thần nào đó… Không có một định luật tự nhiên nào, hoặc một quá trình nào, một chuỗi sự kiện nào có thể tạo ra thông tin bắt nguồn từ bản thân vật chất”.

Thật vậy, một vật có khối lượng m không thể tự nó phát ra thông tin để báo cho chúng ta biết rằng năng lượng tích trữ trong các hạt nhân nguyên tử của nó bằng E = mc2. Thông tin này bắt nguồn từ đâu? Từ Albert Einstein chăng? Không, nó bắt nguồn từ một nguồn thông tin không nhìn thấy mà Einstein gọi là Chúa. Ông nói: “Tôi muốn biết Chúa sáng tạo ra thế giới này như thế nào” (I want to know how God created this world)

Hoàn toàn tương tự, thông tin chứa đựng trong DNA không thể hình thành một cách ngẫu nhiên bởi cái gọi là “chọn lọc tự nhiên”. Nếu chọn lọc tự nhiên có trí tuệ để tạo ra mã DNA thì chọn lọc tự nhiên chính là hành động của Nhà thiết kế, hoặc Nhà lập trình. Nhưng thuyết tiến hóa không thừa nhận vai trò của Nhà thiết kế hoặc Nhà lập trình, nên nó gán cho một nguồn mơ hồ là “chọn lọc tự nhiên” – một khái niệm ngụy khoa học nhờ chữ “tự nhiên” nhưng thực chất là tự mâu thuẫn về mặt triết học (vừa duy vật vừa duy tâm).

Lý thuyết thông tin nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của thông tin trong vũ trụ. Kết luận hiện nay được hầu hết các nhà lý thuyết thông tin thừa nhận là: Thông tin là một dạng thức tồn tại phi vật chất, không thể quy giản thành vật chất. Nguồn gốc của thông tin và vật chất vật lý phải được nghiên cứu độc lập với nhau.

begining-GittHình bên: “In the beginning was information” (Thủa ban đầu thông tin xuất hiện), sách của Werner Gitt.

Khám phá của lý thuyết thông tin buộc các nhà duy vật chủ nghĩa phải thay đổi. Nhà khoa học tiến hóa nổi tiếng George C. Williams, trong một bài báo năm 1995, thừa nhận: “Các nhà sinh học tiến hóa đã thất bại vì không nhận ra rằng hai lĩnh vực thông tin và vật chất ít nhiều không gắn liền với nhau… Hai lĩnh vực này không bao giờ có thể gộp vào với nhau được theo cách quy giản thông tin thành vật chất… Gene là một gói thông tin chứ không phải một vật thể vật chất… Trong sinh học, khi nói về những thứ như gene, kiểu gene hay tập hợp gene, ấy là nói về thông tin chứ không phải về hiện thực vật lý khách quan…”

Do đó, trái với những gì các nhà duy vật nghĩ, nguồn thông tin trong tự nhiên không phải là bản thân vật chất. Suy ra nó phải là một Trí tuệ siêu vật chất. Trí tuệ ấy phải có trước vật chất, để cài đặt thông tin vào vật chất và điều khiển vật chất.

Nhà sinh học nổi tiếng Francis Collins gọi thông tin trong DNA là “ngôn ngữ của Chúa”. Nói cách khác, Chúa cài đặt thông tin vào DNA để hướng dẫn sự hình thành sự sống. Tổng thống Mỹ Bill Clinton tán thưởng quan điểm của Collins. Trong diễn văn chúc mừng thành tựu hoàn thành Bản đồ Gene Người năm 2000, tổng thống long trọng tuyên bố: “Hiện nay chúng ta đang học thứ ngôn ngữ trong đó Chúa sáng tạo ra sự sống”.

Nhà động vật học nổi tiếng người Pháp Pierre-Paul Grassé, vốn là một nhà duy vật ủng hộ thuyết tiến hóa mạnh mẽ, gần đây đã lên tiếng thừa nhận học thuyết Darwin phải đối mặt với một nan đề là vấn đề “trí tuệ” của sự sống. Ông nói:
“Bất kỳ sinh vật nào cũng chứa đựng một lượng ‘tri thức’ (intelligence) khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với tri thức cần thiết để xây dựng các nhà thờ. Ngày nay ‘tri thức’ này được gọi là thông tin, tên gọi khác nhau nhưng cũng chỉ là một. Đó không phải là tri thức được chương trình hóa như trong một computer, mà đúng ra nó được ngưng tụ vào trong DNA nhỏ xíu hoặc trong mọi cấu trúc khác bên trong tế bào. ‘Trí thức’ này là điều kiện tối cần thiết của sự sống. NHƯNG TRI THỨC ẤY TỪ ĐÂU MÀ RA? … Đây là một nan đề làm bận tâm cả các nhà sinh học lẫn triết học. Vào thời điểm hiện tại, khoa học dường như không có khả năng giải quyết nan đề đó”.

Tại sao khoa học không có khả năng giải quyết nan đề đó? Vì các nhà khoa học tiến hóa vẫn muốn bám vào chủ nghĩa duy vật, không muốn thừa nhận bất kỳ cái gì phi vật chất nằm trong phạm vi khoa học. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật tự giam hãm mình trong bế tắc và mâu thuẫn khi định nghĩa khoa học là những quy luật vật chất thuần túy. Đã đến lúc phải định nghĩa lại khoa học là gì. Nếu khoa học là tập hợp tất cả những nhận thức phản ánh thế giới khách quan thì khái niệm nguồn thông tin phải được coi là khoa học, mặc dù thông tin và nguồn thông tin không phải là vật chất.

Đã đến lúc các nhà tiến hóa nên ngừng bắt chước con đà điều rúc đầu xuống cát để không nhìn thấy sự thật. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà tiến hóa có thể học hỏi thêm những quy luật về triết học nhận thức từ Định lý Bất toàn của Kurt Godel, một định lý toán học có ý nghĩa nền tảng về nhận thức luận, như một nguồn tri thức bổ sung cho chủ nghĩa duy vật cơ giới.

Kurt Godel và Định lý Bất toàn.

Định lý Bất toàn của Kurt Godel ra đời năm 1931 chứng minh rằng không có một lý thuyết nào là đầy đủ để có thể biết được mọi thứ. Muốn đánh giá một lý thuyết có đầy đủ và chính xác hay không, phải đi ra ngoài lý thuyết đó. Từ bên ngoài nhìn vào lý thuyết đó, ta sẽ thấy rõ những thiếu sót của lý thuyết, và ta sẽ tìm kiếm được những tri thức bổ sung, làm cho lý thuyết đầy đủ hơn, chính xác hơn. Nhưng không bao giờ có một lý thuyết hoàn hảo – bất kỳ lý thuyết nào cũng bất toàn. Mọi lý thuyết có tham vọng ôm lấy toàn bộ vũ trụ, hoặc có tham vọng biết hết mọi thứ đều chỉ là ảo tưởng.

z (1)Hình bên: “Phá vỡ chuyện hoang đường của học thuyết Darwin”, sách của Richard Milton

Siêu toán học (meta-mathematics) đầu thế kỷ 20 là một lý thuyết toán học có tham vọng biết hết mọi thứ trong toán học. Nhưng Định lý Godel đã bác bỏ nó, chỉ ra rằng đó chỉ là một giấc mơ không tưởng. Quả thật siêu toán học đã chết. Ngày nay không ai muốn tìm siêu toán học nữa.

Các nhà vật lý trong thế kỷ 20 cũng có tham vọng tìm ra một Lý thuyết về mọi thứ, cho phép giải thích mọi hiện tượng vật lý. Nhưng Stephen Hawking, sau khi thấm nhuần Định lý Godel, tuyên bố rằng Lý thuyết về mọi thứ khó mà đạt được. Ông thừa nhận thay vì có một lý thuyết về mọi thứ, vật lý sẽ có nhiều lý thuyết bổ sung cho nhau, mỗi lý thuyết chỉ mô tả được một số khía cạnh nhất định của vũ trụ, mặc dù các lý thuyết hiện có vừa không nhất quán, vừa không đầy đủ.

Vậy sinh học học được gì từ Định lý Bất toàn? Theo tôi, đó là những bài học sau đây:
● Thuyết tiến hóa là một lý thuyết KHÔNG TƯỞNG, vì nó có THAM VỌNG giải thích được mọi thứ trong thế giới sinh vật. Tính không tưởng lộ rõ nhất trong tham vọng biến câu chuyện hoang đường về “nồi soup nguyên thủy” thành hiện thực; và tham vọng nhồi vào đầu mọi người hình ảnh khỉ tiến hóa thành người, bất chấp sự thật về tính cố định của loài mà DNA đã làm rõ.
● Nếu Định lý Godel khuyên chúng ta phải đi ra ngoài lý thuyết để tìm kiếm kiến thức bổ sung cho lý thuyết đó thì thuyết tiến hóa không bao giờ đi ra ngoài cái lồng chật hẹp do nó tạo ra. Cái lồng ấy ngày càng trở nên quá chật hẹp, không đủ chỗ cho các lý thuyết về DNA, vì những lý thuyết này chỉ ra rằng nếu mã DNA là những thông tin hướng dẫn sự sống thì ắt phải có nguồn của thông tin – Nhà thiết kế hoặc Đấng Sáng tạo. Thuyết tiến hóa ngay từ khi ra đời đã xác định cho nó một lý tưởng là chủ nghĩa duy vật. Lý tưởng ấy ngăn cản nó tự thay đổi, ngăn cản nó bước chân ra ngoài chủ nghĩa, đẩy nó tới chỗ tìm hết giả thuyết này đến giả thuyết khác để giải thích những sự thật vượt ra ngoài lý thuyết của nó. Nói cách khác, các nhà tiến hóa không học được bài học nào từ Định lý Godel.
● Nếu thuyết tiến hóa dũng cảm bước chân ra bên ngoài chủ nghĩa duy vật, nó sẽ biết trân trọng khái niệm tinh thần và trí tuệ. Nhưng thuyết tiến hóa dường như không đếm xỉa đến khía cạnh tri thức của sinh vật. Vì thế nó phạm sai lầm lớn khi xếp hạng tiến hóa, coi loài sâu bọ hoặc loài lưỡng cư là động vật bậc thấp. Nếu theo dõi hoạt động của loài cua hoặc loài ong, loài kiến,… chúng ta sẽ phải ngạc nhiên thấy chúng cực kỳ thông minh. Khi đó ta sẽ nhận ra rằng sinh vật không tiến hóa, mà chỉ có biến hóa và đa dạng hóa. Mọi sự biến hóa và đa dạng hóa đều nằm trong chương trình hướng dẫn sự sống thông qua các thông tin đã được cài đặt vào DNA của từng loài, thậm chí từng con vật. Khi ấy, khái niệm về nguồn thông tin sẽ đánh đổ thuyết tiến hóa.

01Hình bên: “Chuyện hoang đường của thuyết tiến hóa”, sách của Jiri A. Mejsnar. Với một bài thơ ngắn rất vần, rất hay. Tạm dịch: “Các gene kêu lên, Bài ca khẩn thiết, Đác-uyn ông hỡi, Có biết mình sai”.

Vì thế chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy những nhà khoa học có tư duy triết học thâm thúy như Godel đều không thể chấp nhận thuyết tiến hóa. Định lý Bất toàn của Godel ngày càng có sức lan truyền mạnh mẽ vì nó dẫn tới những hệ quả triết học vô cùng có ý nghĩa đối với phương pháp nhận thức. Nó để lộ cho thấy tác giả của nó, Kurt Godel, là người đặc biệt quan tâm đến BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC và BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI. Mối quan tâm ấy dẫn ông tới một loạt ý kiến bác bỏ chủ nghĩa duy vật, gián tiếp bác bỏ thuyết tiến hóa. Đây, ông nói:
● Chủ nghĩa duy vật là sai lầm (Materialism is false). Bình luận (BL): Nền tảng triết học của thuyết tiến hóa là sai lầm.
● Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó không phải là thế giới duy nhất mà chúng ta đã sống hoặc sẽ sống (The world in which we live is not the only one in which we shall live or have lived). BL: Chủ nghĩa duy vật quá nghèo nàn vì nó chỉ thấy một thế giới duy nhất hiện diện trước mắt. Nó không có khả năng nhìn thấy nguồn thông tin ẩn đằng sau sự sống mà lẽ ra có thể đoán nhận được thông qua sự hiện diện của thông tin hướng dẫn sự sống.
● Bộ não là một chiếc máy tính kết nối với một linh hồn (The brain is a computing machine connected with a spirit). BL: Thuyết tiến hóa là bức tranh về sự sống hoàn toàn không đếm xỉa đến linh hồn – thành phần phi vật chất nhưng làm nên sự sống thật sự. Sự thiếu vắng yếu tố này không chỉ là một thiếu sót của thuyết tiến hóa, mà còn làm cho sự mô tả sự sống bị sai lạc.
● Ý thức được kết nối với một sự thống nhất toàn thể (Consciousness is connected with one unity). BL: Sự thống nhất toàn thể mà Godel nói, theo tôi, chính là nguồn thông tin của sự sống mà các nhà khoa học gọi là Đấng Sáng tạo (Creator) hoặc Chúa (God).
● Giải thích mọi điều là bất khả (To explain everything is impossible). BL: Sự sống rất đa dạng, tinh vi và phức tạp. Thuyết tiến hóa là một hệ thống giả thuyết mờ và cơ giới, máy móc thổ thiển, không đủ sức giải thích sự sống. Muốn giải thích sự sống phải hiểu rõ DNA. Chừng nào chưa hiểu rõ DNA, chứng ấy mọi mô tả về sự sống đều sai lệch, thiếu sót.
● Ý nghĩa của thế giới là sự phận biệt ước muốn với hiện thực (The meaning of the world is the separation of wish and fact). BL: Thuyết tiến hóa ước muốn giải thích toàn bộ sự sống bằng một vài nguyên lý cơ giới đơn giản nên sự mô tả ấy không đúng với sự thật. Sự sống chỉ có biến hóa và đa dạng hóa, không có tiến hóa!
● Có những thế giới khác và những thực thể có lý trí ở cấp độ khác và cao hơn (There are other worlds and rational beings of a different and higher kind). BL: Vì không tin có những thế giới khác và cao hơn thế giới vật chất nên thuyết tiến hóa không thể tin rằng có nguồn thông tin của sự sống.
● Các tổ chức tôn giáo phần lớn là tệ, nhưng tôn giáo thì không (Religions are, for the most part, bad—but religion is not). BL: Cần phân biệt tôn giáo với tổ chức tôn giáo hoặc nghi thức tôn giáo. Chữ “tôn giáo” (religion) mà Godel nói là tinh thần tôn giáo, đức tin tôn giáo – niềm tin vào sự sáng tạo của Thượng Đế mà mọi nền văn hóa đều có. Tinh thần tôn giáo ấy, đức tin ấy không những cần thiết đối với việc ổn định trật tự xã hội, duy trì đạo đức sống, mà còn có quan hệ mật thiết tới phương pháp tư duy để nhận thức chân lý. Thuyết tiến hóa dựa trên một nền tảng triết học sai lầm nên học thuyết của nó cũng sai lầm. Phải có niềm tin vào một nguồn thông tin có trí tuệ mới có thể “học được ngôn ngữ của Chúa” như tổng thống Bill Clinton đã nói.

z1 copyHình bên: Sự sống là một quá trình đa dạng hóa chứ không tiến hóa.

Qua những ý kiến nói trên có thể thấy Godel có một niềm tin mãnh liệt vào sự hiện hữu của những lực lượng siêu tự nhiên. Niềm tin ấy lớn đến nỗi ông có hẳn một công trình toán học chứng minh sự hiện hữu của Chúa.

Tôi không dám đẩy câu chuyện đi quá xa theo con đường Godel đã gợi ý, nhưng thấy cần thiết phải nhấn mạnh rằng những nhà khoa học thực sự uyên bác thường tin vào Đấng Sáng tạo. Những người biết kinh ngạc trước những tác phẩm sáng tạo của Tạo Hóa thường là người đa cảm, lãng mạn. Chính sự kinh ngạc và ngưỡng mộ Đấng Sáng tạo truyền cho họ cảm hứng sáng tạo. Chủ nghĩa duy vật không hiểu được cảm hứng đó, và do đó làm nghèo trí tuệ. Đó là chỗ khác biệt căn bản giữa những người như Pasteur, Einstein và Godel,… so với Darwin.

Từ ngưỡng mộ sự Sáng tạo tới cảm hứng sáng tạo.

ALBERT EINSTEIN.

Trong một bài báo nhan đề “Einstein vs Darwin” (Einstein đối lập với Darwin), nhà vũ trụ học nổi tiếng Frank Tipler, giáo sư vật lý toán tại Đại học Tulan ở New Orleans, Mỹ, nhận định rằng mặc dù Einstein và Darwin là hai tên tuổi lớn thuộc hai lĩnh vực khác xa nhau, nhưng không thể cả hai cùng đúng. Nếu Einstein đúng thì ắt Darwin phải sai và ngược lại. Tất nhiên Frank Tipler không có ý định so sánh thuyết tương đối với thuyết tiến hóa. Ông chỉ có ý định nói về vũ trụ quan của hai nhân vật này. Darwin hoàn toàn duy vật, không tin vào Đấng Sáng tạo, chúng ta đã biết rõ điều đó. Còn Einstein thì sao?

Khi được hỏi “Ông có tin vào Chúa hay không?”, Einstein trả lời rất rõ ràng, dứt khoát:
“Tôi tin vào Chúa của Spinoza, Đấng đã tỏ lộ bản thân trong sự hài hòa đúng quy luật của mọi thứ tồn tại, nhưng tôi không tin vào một Chúa quan phòng tới số phận và những việc làm của con người”.

Theo tạp chí Time ngày 16/04/ 2007, Einstein cho rằng tự nhiên được tạo ra bởi “một trí tuệ siêu việt, đến nỗi mọi tư duy và hành động có hệ thống của con người hoàn toàn chỉ là một sự phản chiếu nhỏ nhoi không đáng kể”.

z (19)Hình bên: Einstein đối lập với Darwin về vũ trụ quan. Trong hai người, chỉ có một người đúng (Frank Tipler, GS Đại học Tulan, New Orleans)

Đối với Einstein, mọi sản phẩm sáng tạo đều phải có nhà sáng tạo của nó. Ông nói:
“Tôi nhìn một mẫu vật, nhưng trí tưởng tượng của tôi không vẽ ra được người sáng tạo ra mẫu vật đó. Tôi nhìn một chiếc đồng hồ, nhưng tôi không thể hình dung ra được người chế tạo ra chiếc đồng hồ đó. Trí tuệ của con người không có khả năng nhận thức được bốn chiều, vậy làm sao nó có thể nhận thức được một Thượng Đế, mà đối với Ngài, một nghìn năm hay một nghìn chiều cũng chỉ là một”.

Đó là lý do để các nhà tiến hóa nhìn thấy thông tin nhưng không nhận thức được NGUỒN THÔNG TIN!

Einstein cho rằng một nhà khoa học thực sự không thể không nhận thấy Đấng Sáng tạo. Ông nói: “Mọi người theo đuổi nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc đều bị thuyết phục rằng có một LINH HỒN biểu lộ trong các định luật của vũ trụ – một linh hồn cao siêu hơn rất nhiều so với linh hồn của con người, và khi đối diện với linh hồn cao siêu ấy, con người với khả năng bé nhỏ của mình phải cảm thấy mình thấp hèn”.

LOUIS PASTEUR.

Chúng ta đã biết Pasteur là người khám phá ra hai định luật cơ bản của sự sống: Định luật sự sống bất đối xứng (Pasteur’s Law of Life Asymmetry) và Định luật Tạo Sinh (The Law of Biogenesis). Bản thân hai định luật đó là sự bác bỏ thuyết tiến hóa. Các nhà tiến hóa rất hay lảng tránh hai định luật này, trừ khi không thể lảng tránh được nữa. Nhưng Pasteur đánh giá trực tiếp thuyết tiến hóa ra sao?

Dường như Pasteur không một lần nào trực tiếp nhắc đến Darwin hoặc thuyết tiến hóa, nhưng ông có những phát biểu được xem như trực tiếp bác bỏ lý thuyết này. Một trong những phát biểu đó là tuyên bố hùng hồn sau thí nghiệm bình cổ thiên nga (mà trang PVHg’s Home đã nhiều lần nhắc lại), rằng: “Học thuyết sự sống hình thành tự phát sẽ không bao giờ còn có thể hồi phục được nữa sau cú đòn chết người của thí nghiệm đơn giản này”.

Phát biểu này thể hiện rõ quan điểm triết học khoa học của Pasteur: khoa học không thể chỉ dừng lại ở giả thuyết, và thực tiễn là thước đo của chân lý. Nếu thuyết tiến hóa đúng, hãy chứng minh bằng thực tế. Đó là một lời thách thức. Các nhà tiến hóa biết rõ điều đó, nhưng chưa một lần nào các nhà tiến hóa tuyên bố họ sẵn sàng đối mặt với thách thức của Pasteur. Đơn giản vì lý thuyết của họ làm gì có bằng chứng thực tế. Họ chỉ có nhiều giả thuyết để nhồi nhét vào đầu trẻ em ở trường học thôi.

Giả thuyết “vĩ đại” nhất là “nồi soup nguyên thủy”, hiện được trang sức bởi một cái tên “hoành tráng” hơn, đó là “tiến hóa hóa học”. Darwin quả là có “trí tưởng tượng vĩ đại” khi nghĩ rằng trong một cơn giông tố đặc biệt nào đó, với một điều kiện môi trường đặc biệt NÀO ĐÓ, các nguyên tử sẽ ngẫu nhiên kết hợp lại thành sự sống đầu tiên, và “KỲ DIỆU” hơn nữa, cái sự sống đầu tiên ấy “BIẾT” cách trải qua những “BIẾN ĐỔI ĐẶC BIỆT NÀO ĐÓ” để tiến hóa, tiến hóa, và tiến hóa,…. Không thể có sự bịa đặt nào lớn hơn thế nữa. Mọi nhà văn viết truyện hư cấu sẽ phải học Darwin. Ấy thế mà chuyện hư cấu ấy dần dà trở thành một lý thuyết khoa học, thậm chí một lý thuyết lớn (!)

Nếu tôi phải làm một luận án tiến sĩ về thuyết tiến hóa Darwin, tôi sẽ chọn đề tài như sau: Tại sao chuyện thần tiên “nồi soup nguyên thủy” có thể trở thành một dự án khoa học lớn? Tất nhiên đó không phải là một đề tài sinh học, dù không thể tránh việc thảo luận về sinh học. Đó sẽ là một đề tài về tâm lý học, xã hội học, triết học khoa học, lịch sử khoa học, để lý giải vì sao có hiện tượng kỳ quặc có một không hai trong lịch sử như hiện tượng học thuyết Darwin.

Tôi sẽ phải chỉ ra những trạng thái tâm lý của con người như thế nào để người ta có thể lẫn lộn chuyện hư cấu với khoa học. Tôi sẽ phải chỉ ra những nguyên nhân xã hội dẫn tới sự thắng thế của học thuyết Darwin ở nhà trường,…

Tôi sẽ phải chứng minh học thuyết Darwin như một bằng chứng mẫu mực minh họa cho câu nói bất hủ của Einstein, rằng “Chỉ có hai thứ vô hạn: vũ trụ và cái stupidity của con người; tôi không chắc về cái thứ nhất” (Only two things are infinite: the universe and human stupidity… and I am not sure about the former). Có lẽ Einstein đã từng có lúc phải thất vọng ghê gớm đối với một hạng người kém cỏi nào đó mới đến nỗi ông phải cất lời phê phán nặng nề tới mức đó. Âu đó là sự đời. Nhà thông thái nhiều khi phải “sống với lũ”, làm sao tránh được.

Pasteur cũng có lúc phải lên tiếng với một loại người kém cỏi – những kẻ ngoan cố chống lại sự thật rằng sự sống chỉ ra đời từ sự sống, ngay cả sau khi thí nghiệm bình cổ cong thiên nga của ông đã khẳng định điều đó như một định luật. Ông nói: “Không, hiện nay không còn có trường hợp nào được biết có thể xác nhận vi sinh vật xuất hiện từ thế giới không có sinh vật, không có cha mẹ tương tự như chúng. Những người xác nhận điều đó đã bị đánh lừa bởi ảo giác, bởi những thí nghiệm được tiến hành kém cỏi, làm hỏng bởi những sai sót mà không có khả năng nhận thấy hoặc không biết làm thế nào mà tránh”.

Chú ý rằng khi thí nghiệm bình cổ cong thiên nga thắng lợi, đó là lúc thuyết tiến hóa đã ra đời được vài năm. Có nghĩa là các nhà tiến hóa phải biết rõ thành tựu của Pasteur. Nhưng họ bất chấp sự thật. Họ vẫn cố chứng minh sự sống có thể ra đời từ cái không sống. Bởi nếu không làm được điều đó, thuyết tiến hóa sẽ sụp đổ.

Có lẽ câu nói của Pasteur ở trên cũng nhắm tới họ. Nhưng Pasteur không dừng ở đó. Ông chỉ ra rằng ngay cả trong trường hợp chứng minh được sự sống ra đời từ vật chất không sống, thì điều ấy cũng không chứng minh được nguồn gốc sự sống là gì, bởi quy trình ngược lại cũng xẩy ra: vật chất sống biến thành vật chất không sống. Nói cách khác, quy trình biến đổi lẫn nhau giữa vật chất sống và vật chất không sống là một vòng tròn, không thể bảo đâu là điểm khởi đầu! Một lần nữa, ta lại gặp ở đây nghịch lý con gà và quả trứng!

chicken-eggPasteur chỉ ra rằng khi bạn nói sự sống ra đời từ cái không sống, ấy chẳng qua là vì bạn đã thừa nhận một tiên đề, hoặc một tiên nghiệm (a priori), rằng vật chất không sống có trước, vật chất sống có sau. Không có bằng chứng nào để khẳng định điều này. Nếu dựa vào hóa thạch để xác định tuổi của sự sống, rồi bảo vật chất không sống có trước, thì tại sao không nghĩ rằng có thể có những hóa thạch của sự sống đã hoàn toàn tan biến vào vật chất không sống, không để lại một dấu vết nào nữa, để chúng ta hiểu sai về tuổi của sự sống?

Thật vậy, vậy về logic, hoàn toàn có quyền đặt tiên đề ngược lại, rằng sự sống có trước, rồi nó tan rã thành vật chất không sống. Tóm lại, thuyết tiến hóa không hiểu rằng họ đã bị mắc lừa bởi nghịch lý Con gà và Quả trứng khi cố gắng giải thích về nguồn gốc sự sống. Lập luận của Pasteur quả thật là BẤT NGỜ! Không mấy ai nghĩ ra điều Pasteur nghĩ. Mọi người đều dễ bị đánh lừa rằng vật chất không sống có trước, vật chất sống có sau. Nhưng với cái đầu triết học, Pasteur đã chỉ ra cái tiên nghiệm sai lầm của thuyết tiến hóa. Ông đã dội một gáo nước lạnh vào đám than hồng của giả thuyết về nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa, chỉ cho họ thấy sự nông cạn của họ về triết học. Đây, hãy nghe Pasteur nói:

“Từ hai mươi năm nay tôi đã tìm kiếm sự hình thành sự sống tự phát mà chẳng tìm thấy nó ở đâu cả. Không, tôi không phán xét điều đó là bất khả. Nhưng cái gì cho phép bạn bảo đó là nguồn gốc sự sống? Bạn đặt vật chất trước sự sống rồi bạn khẳng định rằng vật chất đã tồn tại sẵn từ ngàn xưa. Làm thế nào mà bạn biết rằng sự tiến bộ không ngừng của khoa học sẽ không thúc ép các nhà khoa học xem sự sống đã tồn tại từ ngàn xưa chứ không phải vật chất. Bạn chuyển từ vật chất tới sự sống vì kiến thức của bạn hiện nay không thể nhận thức sự vật theo cách nào khác. Làm thế nào mà bạn biết được rằng sau mười ngàn năm nữa, người ta sẽ không xem xét vấn đề theo cách ngược lại, tức là vật chất đã ra đời từ sự sống? Bạn chuyển từ vật chất tới sự sống chẳng qua vì tri thức hiện nay của bạn, vốn bị giới hạn so với tri thức trong tương lai của nhà tự nhiên học, nói với bạn rằng sự vật không thể hiểu theo cách nào khác. Nếu bạn muốn hiện diện giữa các tư tưởng khoa học, thì vấn đề là bạn phải tống khứ những lập luận và tư tưởng có tính tiên nghiệm (a priori) ấy đi, …”.

Thế mới biết cái đầu triết học vẫn nhìn xa và nhìn sâu hơn cái đầu khoa học thuần túy.

KẾT:

Xét cho cùng, những người như Pasteur khác những người như Darwin ở cái gì?

Triết học!

Nhưng triết học vẫn còn cao xa quá. Có thể nói cụ thể hơn. Cái gì làm cho người ta có cách nhìn thế giới khác nhau? Người gợi ý cho chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa hai loại người trên thế gian này lại không ai khác Einstein. Ông nói:

Có hai cách sống: bạn có thể sống như chẳng cái có gì là PHÉP MẦU cả; hoặc bạn có thể sống như mọi thứ đều là một PHÉP MẦU”.

Nói như thế tức là ông đã tự ngầm xếp mình vào loại thứ hai. Godel, Pasteur, và nhiều nhà khoa học lỗi lạc khác cũng thuộc loại thứ hai. Những người này có khả năng nhìn thấu vào bên trong sự vật. Pasteur nói điều này rất rõ:

Người Hy-lạp hiểu được sức mạnh bí ẩn nằm bên dưới sự vật. Chính họ đã cho chúng ta một trong những từ ngữ đẹp nhất trong ngôn ngữ của chúng ta, đó là chữ “enthousiasme” (cảm hứng), chữ Hy-lạp là Εν Θεος , có nghĩa là ‘có Chúa ở bên trong’. Tầm vóc hành vi của con người được đo bởi niềm cảm hứng mà từ đó những hành vi ấy hiện ra. Hạnh phúc thay cho ai có Chúa ở bên trong”.

Blank (3) copy

Đó là điều thuyết tiến hóa không hiểu, và không bao giờ hiểu!

PVHg, 04/10/2015

Tài liệu tham khảo:
● A Logical Journey (supplemental biography of Kurt Gödel), Vương Hạo (Hao Wang), MIT Press, 1996. http://kevincarmody.com/math/goedel.html
● Video: Evolutionism: The Greatest Deception of All Time. https://www.youtube.com/watch?v=v_J00BNYEF8
● The Mathematical Impossibility Of Evolution by Henry M. Morris, Ph.D. http://www.icr.org/article/mathematical-impossibility-evolution/
● Einstein, Hawking, Darwin, and Flew: Their Thoughts http://evoillusion.org/einsteins-thoughts/
● Louis Pasteur (Wikiquotes) https://en.wikiquote.org/wiki/Louis_Pasteur
● Redécouvrir Dieu par la Raison – Tome III – La Science, By Anthony Ghelfo
● La Science temoigne de Dieu http://www.sciences-et-religion.com/article-la-science-temoigne-de-dieu-112288854.html
● Dawinism refuted, Information theory and the End of materialism http://www.darwinismrefuted.com/end_of_materialism.html

32 thoughts on “Philosophical View on Evolution / Nhìn tiến hóa dưới góc độ triết học

  1. Godel cho rằng “những yếu tố cơ bản của vũ trụ là đơn giản”, đúng vậy tôi cũng cho rằng vấn đề sẽ trở nên không quá phức tạp nếu chúng ta hãy bình tâm để nhìn nhận một cách đơn giản và cởi mở hơn.
    Trước hết, việc phân biệt vật chất không sống và vật chất sống chỉ là tương đối, khi đi vào tìm hiểu vật lý lượng tử chúng ta sẽ thấy các vi tử đó đâu chịu nằm yên bất động, chúng như những cậu bé, cô bé hiếu động, ẩn hiện bất kỳ, rất “sống động”. Nói vật chất không sống không “tự nhiên” tạo ra sự sống nhưng các dạng sống đều được cấu tạo từ các nguyên tử mà vẫn được gọi là vật chất không sống.
    Thông tin là phi vật chất nhưng thông tin cần vật chất để làm “giá đỡ”, làm vật “mang tin” làm nơi lưu trữ những bytes, bits dữ liệu. Chúa đã khéo léo tạo ra ADN để “mang tin”. Nói như George C. Williams ”… Gene là một gói thông tin chứ không phải một vật thể vật chất…” không được chính xác lắm, vì rõ ràng chiếc thang xoắn là vật chất, được cấu tạo bởi các nguyên tử C, O, H, R,… Chỉ có điều chiếc thang xoắn này mang thông tin, chứa đựng dữ liệu và ngôn ngữ lập trình của Tạo hoá. Chắc mọi người còn nhớ kiểu “điện báo Telex” ngày trước, người ta đục lỗ cho các băng giấy để mã hoá nội dung bức điện. Băng giấy sau khi được đục lỗ giống như chiếc thang ADN vậy, là vật mang thông tin. Thậm chí, trong mạng lưới cáp quang (môi trường truyền dẫn ánh sáng) kết nối các hệ thống máy tính khắp nơi trên thế giới các sóng / hạt ánh sáng phải “cõng” vô số thông tin từ nơi gửi đến nơi nhận. Các cơ chế mã / giải mã kiểm tra được thực hiện để đảm bảo thông tin được truyền đi chính xác. Trong tế bào sống luôn có các cơ chế để đọc (và dịch) thông tin từ ADN hoặc từ các protein chứa thông tin phục vụ cho các “chương trình phần mềm” chạy khi tế bào hoạt động và giao tiếp với xung quanh.
    Nói: “Bộ não là một chiếc máy tính kết nối với một linh hồn (The brain is a computing machine connected with a spirit)”, sẽ dễ hiểu hơn nếu thay “linh hồn” bằng “tinh thân/ trí vũ trụ”, bởi lâu nay linh hồn thường được gắn với một cá nhân. Sự kết nối này cho chúng ta hình ảnh về những chiếc PC kết nối với máy chủ (server)/ hệ thống máy chủ. Do đó ý thức được kết nối với sự thống nhất toàn thể hoặc nói cách khác là kết nối với không gian thông tin toàn thể, trí vũ trụ.
    Có thể tại thời điểm này “giải thích mọi điều là bất khả” nhưng rõ ràng chúng ta vẫn muốn tiếp cận đến ToE một cách tối đa, sự sáng tạo và lãng mạn của chúng ta là vô hạn mà, vẻ đẹp thiên nhiên luôn tạo cảm hứng bất tận, thôi thúc chúng ta.
    Dù có lập luận kiểu gì rõ ràng vạn vật đều có chung một nguồn gốc, nếu do Thượng Đế tạo ra rõ ràng chúng sinh đều là anh em, có cùng một Cha, được Ngài thiết kế, tạo mẫu, “lập trình”, cài đặt,.. rồi bấm Enter để “chạy”.
    Sự lãng mạn còn có thể đưa trí tưởng tượng của chúng ta bay cao bay xa hơn nữa, chẳng hạn trước Bigbang, vũ trụ là một Hạt giống nhỏ xíu, hạt giống đã được “lập trình” để chuẩn bị cho một kế hoạch vĩ đại. Thời điểm bigbang là sự “nảy mầm” của hạt giống khi đã hội đủ “độ ẩm”, “nhiệt độ” và “môi trường” thích hợp. Cũng chẳng cần phải có một vụ nổ long trời nở đất nào cả mà chỉ là sự bung ra của mầm sống vũ trụ. Rồi sau gần 14 tỷ năm, Cây Vũ trụ cứ lớn dần với cành nhánh vươn ra xa mãi, đến giờ Cây vẫn đang lớn. Các thiên hà, giải thiên hà cái già cái trẻ, cái tròn chĩnh (trẻ măng), cái thanh niên (với 2 tay xoắn), cái già hơn (với 4 tay xoắn) và cũng nhiều cái bị tiêu huỷ tự bao giờ. Chúng ta cũng đừng giới hạn cái Cây này thuần nhất, mọi thứ, có thể rất khác nhau nhưng vẫn có thể cùng nhau “sống” trên cùng một Cây!. Chỉ cần chúng có liên hệ với nhau, trao đổi thông tin cho nhau, nằm trong cùng một hệ thống thống nhất, cùng chung một mục đích nào đó, dĩ nhiên là theo chức năng được Tạo hoá xác định. Vũ trụ lúc này được hình dung như một SINH THỂ, một vật sống, có LINH HỒN, có Trí tuệ và nhất là có dạng CÂY chứ không phải là một Vũ trụ vô tri vô giác. Đó là cảm hứng có phần lãng mạn của tôi khi suy ngẫm về Vũ trụ và vạn vật.
    Cuối cùng, nói vật chất không sống và vật chất sống; con gà và quả trứng cái nào có trước cái nào, tôi cho rằng không cái nào có trước cái nào, chỉ có Thượng Đế là có trước./.

    Đã thích bởi 1 người

    • Cám ơn bạn Huy Minh vì một thảo luận phong phú và nhiệt tình. Tuy nhiên ý kiến của bạn có đôi chỗ không rõ ràng. Thí dụ:
      1/ Bạn nói: “việc phân biệt vật chất không sống và vật chất sống chỉ là tương đối,… Nói vật chất không sống không “tự nhiên” tạo ra sự sống nhưng các dạng sống đều được cấu tạo từ các nguyên tử mà vẫn được gọi là vật chất không sống”.
      Chữ “tương đối” bạn dùng rất “tương đối”, không thể hiện rõ bạn muốn nói gì. Phải chăng bạn muốn nói vật chất sống và không sống cũng chẳng có gì khác biệt lắm vì đều cấu tạo bởi phân tử, nguyên tử cả mà thôi? Nếu quả thật ý bạn nói thế thì bạn nghĩ sao nếu có ai đó nói, chẳng hạn, việc phân biệt đàn ông với đàn bà cũng chỉ “tương đối”, vì đều được cấu tạo bởi các phân tử và nguyên tử giống nhau?
      Vả lại, nếu việc phân biệt vật chất sống và không sống chỉ là tương đối thì thuyết tiến hóa không cần phải mất công chứng minh vật chất sống ra đời từ vật chất không sống làm gì nữa, và Pasteur cũng chẳng mất công làm thí nghiệm phủ nhận họ nữa. Định luật thứ hai của Pasteur về sự sống chỉ ra đời từ sự sống cũng trở thành không cần thiết nữa. Sinh học nên giải tán. Đó là hệ quả từ ý kiến không rõ ràng của bạn. Tôi hy vọng ý bạn không phải như tôi hiểu.
      2/ Bạn nói: “Thông tin là phi vật chất nhưng thông tin cần vật chất để làm “giá đỡ”, làm vật “mang tin” làm nơi lưu trữ những bytes, bits dữ liệu. Chúa đã khéo léo tạo ra ADN để “mang tin”.
      Điều bạn nói không có gì mới, ai cũng biết rồi. Nhưng cái mới là trong những điều kiện nhất định, cái “giá đỡ” mà bạn nói có thể mất, nhưng thông tin không mất. Đó là câu chuyện “Cuộc chiến lỗ đen” mà bạn Phạm Văn Chiến đã kể cho chúng ta nghe. Bạn nên đọc kỹ câu chuyện ấy để hiểu ngụ ý của nó. Có vẻ như bạn chưa hiểu rằng thông tin có thể tồn tại độc lập với vật chất. Quả thật điều đó khó hiểu, nhưng chính vì thế chủ nghĩa duy vật mới gặp khó khăn.
      Vậy, khi bạn ca ngợi “Chúa đã khéo léo tạo ra AND để mang tin”, thì bạn cũng nên biết rằng Chúa còn khéo léo hơn khi, thông qua nhiều hiện tượng, chẳng hạn như chuyện cuộc chiến lỗ đen, dạy cho chúng ta rằng thông tin có thể tồn tại độc lập với “giá đỡ”. Đó là lý do để GS Werner Gitt, giám độc Viện Vật lý và Công nghệ Liên bang Đức cho ra mắt cuốn “In the beginning was information”. Tạm dịch: Thủa ban đầu thông tin xuất hiện…
      3/ Bạn nói: “Nói như George C. Williams ”… Gene là một gói thông tin chứ không phải một vật thể vật chất…” không được chính xác lắm, vì rõ ràng chiếc thang xoắn là vật chất, được cấu tạo bởi các nguyên tử C, O, H, R,…
      Về điểm này, tôi e rằng kiến thức sinh học của bạn chưa đủ. Theo những gì tôi biết, ý kiến của George Williams phản ánh nhận định chung của sinh học hiện nay. Không riêng Williams nói như vậy. Nhiều nhà sinh học hàng đầu khác hiện nay cũng nói như vậy.
      4/ Những ý kiến còn lại của bạn thể hiện một cái nhìn cá nhân, nên hoàn toàn được tôn trọng. Nhưng tôi bổ sung ý kiến sau đây: Dù cái computer và cái công nghệ thông tin của con người có giỏi đến mấy cũng chẳng có ý nghĩa gì mấy đối với công trình sáng tạo của Thượng Đế đâu bạn ạ. Einstein nhấn mạnh điều này rõ hơn ai hết. Hình ảnh bạn mô tả Thượng Đế “enter” cho mọi thứ “run” thoạt nghe có vẻ hay, nhưng thực ra là hạ thấp hình ảnh Thượng Đế xuống. Nên tránh mô tả Thượng Đế làm gì, làm thế nào, vì chúng ta vô cùng bé mọn, biết gì về Thượng Đế mà dám nói Ngài làm thế này, thế khác.
      Một lần nữa, cám ơn bạn vì nhiệt tình thảo luận.
      PVHg

      Thích

    • – Xem bài ngắm những con vật lai kỳ lạ có thật trên trang http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ngam-nhung-con-vat-lai-ky-la-co-that-c7a206040.html chúng ta thấy có những loài có số nhiễm sắc thể khác nhau vẫn có thể giao phối để tạo ra các con vật lai, một số con vật lai có thể sinh sản được.
      – Bài http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ky-thuat-moi/tranh-cai-ve-cong-nghe-tao-nhung-em-be-hoan-hao-3281767.html có đoạn “Những thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu gene, đặc biệt là việc phát triển một kỹ thuật biến đổi gene mang tên Crispr/Cas9, có thể cho phép các nhà khoa học thay đổi ADN của phôi thai người thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) trước khi mức độ an toàn của công nghệ này được chứng thực. Crispr/Cas9 giúp các nhà khoa học tùy chỉnh bộ mã di truyền ADN một cách chính xác bằng việc cắt một mẩu ADN từ tế bào người và thay thế nó bằng một đoạn mã di truyền khác. The Independent đưa tin, một nhóm các nhà khoa học ở Viện Francis Crick, London, Anh, đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng kỹ thuật Crispr/Cas9 trên phôi thai IVF. Mục đích của họ là nghiên cứu những vấn đề ban đầu ảnh hưởng tới phụ nữ bị sảy thai nhiều lần”.
      Điều này minh chứng rằng bộ GEN là tập hợp những đoạn “mã lệnh” chứa trong chiếc thang xoắn ADN và là những “dòng lệnh” của các chương trình phần mềm. Các chương trình con có thể kết hợp với nhau để tạo thành các chương trình mẹ. Chẳng hạn 23 NXT của tinh trùng cha ghép với 23 NXT của trứng mẹ trong quá trình thụ thai sẽ tạo thành một chương trình mới của phôi thai và rồi phần mềm này thực hiện (run) để kiểm soát sự phát triển của thai nhi cho đến lúc trưởng thành và đến tận lúc chết. Số lượng GEN hoặc nhiễm sắc thể không quan trọng bằng ý nghĩa của mỗi đoạn chương trình. Chẳng hạn có người viết văn phong ngắn gọn, xúc tích, có người viết dài dòng, vô nghĩa. Cùng một mục đích, có anh kỹ sư tin học thông minh thì lập trình sẽ tối ưu, ngắn gọn, còn anh khác lại cho những sản phẩm kém cỏi, đầy lỗi.
      Cái hạn chế của Darwin là chỉ quan sát được vẻ bề ngoài của các giống các loài mà chưa biết đến bên trong cấu tạo của mỗi tế bào, càng không biết đến ADN. Nếu biết, ông sẽ thấy các tế bào sống của muôn loài đều được thiết kế tài tình của Đấng Tạo hoá, chúng được thiết kế, tạo tác hết sức tối ưu và linh hoạt. Để tạo ra các giống, các loài mới, Nhà thiết kế chỉ cần thay đổi những tham số, những dòng lệnh, hoặc bổ sung, sửa đổi những module / chương trình con trong chiếc thang xoắn ADN mà thôi./.

      Thích

      • 1/ Vâng, con người có thể tác động biến đổi gene để tạo ra sự thay đổi. Giới tiến hóa rất muốn làm thế nào biến con chó thành con mèo. Nhưng KHÔNG THỂ làm được. Họ chỉ có thể biến con chó to thành con chó nhỏ hoặc ngược lại thôi. Có nghĩa là có thể biến đổi trong loài, cái mà họ gọi là vi-tiến-hóa (micro-evolution), một từ ngữ bịp bợm, vì đó chỉ là thay đổi (biến hóa) chứ không có gì tiến hóa cả. Ngoài ra tác động biến đổi gene còn thu được một kết quả LỚN, đó là tạo ra những loài BỆNH HOẠN và QUÁI THAI. Đó là việc làm của con người. Chương trình của Thượng Đế không làm điều đó.
        2/ Bạn nói bộ gene là tâp hợp “mã lệnh”… Đúng. Tức là gene là thông tin, chứ không phải vật chất, mặc dù nó được chuyên chở bằng vật chất.
        3/ Không có chương trình tối ưu. Chỉ có chương trình tốt hơn mà thôi.
        4/ Tôi không tin vào công nghệ tạo những em bé hoàn hảo. Đối với tôi, đó là những xu hướng nghiên cứu khoa học bệnh hoạn trong xã hội hiện đại. Để đào tạo ra con người hoàn hảo, hãy làm cho tốt 2 việc: Y khoa + Giáo dục.
        PVHg

        Thích

      • Bạn Huy Minh nói “số lượng gene hoặc nhiễm sắc thể không quan trọng bằng ý nghĩa của mỗi đoạn chương trình”. Căn cứ vào đâu bạn dám nói như vậy? Các chuyện gia Sinh học cũng không dám nói như vậy. Bạn nghĩ sao nếu một bác sĩ chữa bệnh cho một bệnh nhân, nói như thế với bệnh nhân, và liều mạng thay đổi số lượng gene hoặc số NST của bệnh nhân? Bạn nghĩ rằng loài người hiểu rõ về gene lắm rồi hay sao? Cách tư duy đó rất nguy hiểm, vì không khiêm tốn. Einstein dạy chúng ta rằng hiểu biết của chúng ta chẳng có ý nghĩa gì đối với công trình sang tạo của Thượng Đế. Khi Thượng Đế quy định số gene hay số NST cho một loài, Ngài không làm gì thừa đâu bạn ạ. Vội đánh giá và nhận định tác phẩm của Thượng Đế là quá liều mạng. Tôi không chấp nhận những ý kiến chủ quan liều mạng như thế. PVHg

        Thích

      • Tôi đã xem bảng số lượng NST tại đ/chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%85m_s%E1%BA%AFc_th%E1%BB%83 chúng ta thấy NST của người là 2n = 46; của tinh tinh là 2n = 48; của cá chép 2n =104;…; của khoai tây 2n = 48; của cây dây tằm 2n = 56,…. vì vậy mới dám nói là số NST nhiều hay ít không quyết định.
        Khi phát hiện và công bố bản đồ gen người năm 2000 là người ta đọc được hình ảnh của bộ Gen, nhưng hiểu rõ từng khúc, từng đoạn mới là điều khó khăn. Tuy vậy, tính tò mò không thể ngăn cản các nhà y sinh đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của bộ gen, do đó cả chiếc thang xoắn có đến 3 tỷ kỹ tự song số lượng gen chỉ cỡ 20.000. Có điều ý nghĩa của từng gen rồi từng đoạn gen như thế nào thì còn phải nghiên cứu tiếp. Trong ngành CNTT ngoài việc viết ra các chương trình bằng một ngôn ngữ nào đó còn có đoạn “dịch ngược” để biết “mã nguồn” như thế nào (các hãng phần mềm thường bảo vệ bản quyền, còn các hãng khác cố dịch ngược để ăn cắp ý tưởng hòng cạnh tranh để có những sản phẩm hay, tốt).
        Chúng ta luôn tôn kính Thượng Đế bởi sự sáng tạo và quyền năng của Ngài song chúng ta cũng mong được “kết nối” và được chia sớt một phần trí tuệ của Ngài nhằm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc học tập và làm theo Ngài cùng với sự tôn kính không phải là hành động phỉ báng thánh thần, việc chúng ta thành công hay thất bại hoàn toàn nằm trong Chương trình Tạo hoá, Thượng Đế có thể thậm chí làm cho chúng ta không dám nghĩ đến những điều điên rồ, sai trái nữa kia. Nếu các nhà khoa học vẫn tìm tòi, vẫn sáng tạo, vẫn tìm ra được điều gì mới mẻ, có ích tôi tin rằng điều đó vẫn được Thường Đế bật đèn xanh. Dĩ nhiên những sai lầm, trả giá của con người “nếu có” cũng là những bài học để đời sau né tránh.
        Tôi vẫn tin rằng, mỗi giống, mỗi loài có một “bản gốc mẫu” đã được Thượng Đế thiết kế, tạo dựng sẵn, cất trong “kho, thư viện”, sự thụ thai, thụ phấn, sinh sản là hành động sao chép, copy từ bản gốc hoặc sao chép theo cơ chế di truyền từ cha mẹ và như vậy đúng là không có tiến hoá loài này sang loài khác. Một loài mới xuất hiện chỉ phù hợp với những luật định và kế hoạch trong Chương trình Tạo hoá. Một số trường hợp cá biệt như việc tạo ra các loài “quái dị” chỉ là những ví dụ làm phong phú thêm hoặc làm tăng thêm sự huyền diệu của Sự Sáng tạo mà thôi, hoàn toàn không là hiện tượng phổ biến. Mọi người hiểu về phần mềm tin học sẽ thấy rằng một chương trình hay là chương trình lường trước mọi tình huống có thể xuất hiện trong thực tiễn vô thường và có cách xử lý tương ứng, theo lối rẽ nhánh (If …. then …. else … endif). Ví dụ, cùng là cây thông, nếu trồng trong chậu sẽ là cây cảnh bonsai, còn nếu trồng trên đồi cao lộng gió sẽ trở thành “người quân tử giữa trời mà reo”, như vậy môi trường sinh trưởng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng kích thước trong cùng một loài.
        Tôi rất hiểu và đồng cảm với những e ngại của bác PVHg và hiểu được những giới hạn của loài người, chúng ta chỉ biết và chỉ hiểu được một phần rất nhỏ vũ trụ này. Trí tuệ Vũ trụ, Thượng Đế mới có quyền năng và khả năng lường trước được mọi thứ từ những hạt lượng tử đến hàng tỉ thiên hà xa xôi, cái nọ liên quan đến cái kia, cái này có thì cái kia có, cài này mất thì cái kia cũng mất. Tuy nhiên, từ xưa các bậc thánh hiền đã nói rằng “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể” hoặc “Nhất thể tán vạn thù, vạn thù quy nhất thể”, vạn vật đều có điểm những điểm chung nhau, sự biến dịch theo hai chiều từ tâm ra ngoài và từ ngoài trở về tâm. Lão Tử cũng từng nói “Kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường” (Biết được tế vi mới sáng tỏ; giữ được sự mềm mại mới là mạnh). Vậy nên tôi mới mạo muội chia sẻ những tâm tư rất chân thực của mình cùng mọi người mà không có ý gì khác.

        Thích

      • 1/ Yes, bây giờ thì bạn nói đúng rồi đấy: Số lượng gene và số lượng NST không phụ thuộc vào mức độ phức tạp của sinh thể. Nhưng bạn đã diễn giải nhận định đó thành “số lượng NST không quan trọng” là diễn giải SAI. Trong khoa học, sự diễn giải phải chính xác, không nên gây hiểu lầm.
        2/ Trước khi công bố bản đồ gene người, quan niệm phổ biến là sinh vật càng phức tạp thì số gene càng nhiều. Nhưng sau khi hoàn thành bản đồ gene người, người ta mới hiểu ra rằng sự đoán nhận cảm tính của các nhà khoa học sai lầm rất nhiều. Nếu bài học này được rút ra để nhìn nhận lại học thuyết tiến hóa thì sẽ thấy Darwin xây dựng lý thuyết của ông dựa trên đoán nhận cảm tính là chủ yếu. Hơn 1 thế kỷ rưỡi trôi qua, không có 1 bằng chứng nào chứng tỏ loài này biến thành loài khác. Đó là ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT ĐÁNG NÓI.
        3/ Môi trường có ảnh hướng đến sinh vật, gây ra những biến đổi nhất định. Những biến đổi này được gọi là “Những đặc điểm mới giành được” (acquired characters), tức là những đặc điểm không do bẩm sinh, mà hình thành sau khi ra đời, thông qua môi trường sống. Jean Baptiste Lamark nêu lên lý thuyết cho rằng những đặc điểm đó (mới giành được) có thể di truyền cho các thế hệ sau. Darwin đã học Lamark điều đó, áp dụng vào lý thuyết của ông, để chứng minh những biến đổi đó sẽ dẫn đến thay đổi loài. Khoa học ĐÃ CHỨNG MINH điều đó SAI.Những đặc điểm mới giành được KHÔNG DI TRUYỀN ĐƯỢC. Vì thế KHÔNG CÓ TIẾN HÓA, chỉ có BIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG HÓA! Điều này đã được trình bầy rõ trên PVHg’s Home. Bạn Huy Minh nên đọc kỹ. PVHg

        PVHg

        Thích

      • VTV tối 5/10/2015 loan báo giải Nobel Y học 2015 được trao cho 3 nhà khoa học đến từ Ireland, Nhật Bản, Trung Quốc nhờ những phát hiện liên quan đến điều trị chống nhiễm trùng do giun đũa ký sinh và bệnh sốt rét (chống ký sinh trùng).
        + Nhân đó, nhớ lại mùa giải Nobel 2012, hai nhà khoa học John B.Gurdon và Shinya Yamanaka đã trở thành chủ nhân của giải thưởng Nobel Y học 2012 nhờ việc phát hiện thấy tế bào trưởng thành có thể “tái lập trình” để trở thành tế bào vạn năng (pluripotent).

        Theo đó, Gurdon và Yamanaka đã nhận thấy các tế bào trưởng thành, chuyên biệt có thể được can thiệp và lập trình lại để trở thành các tế bào gốc, chưa trưởng thành, có khả năng phát triển thành tất cả các dạng mô trong cơ thể. Nghiên cứu này của họ đã “cách mạng hóa” nhận thức của chúng ta về cơ chế phát triển của tế bào và cơ quan sinh học.
        Năm 1962, ông Gurdon đã phát hiện thấy tế bào có một khả năng đặc biệt là đảo chiều. Trong một thí nghiệm kinh điển, ông đã thay thế nhân tế bào chưa trưởng thành trong một tế bào trứng ếch bằng nhân của một tế bào ruột trưởng thành. Kết quả là tế bào trứng biến đổi vẫn phát triển thành một con nòng nọc bình thường. ADN của tế bào trưởng thành vẫn có tất cả các thông tin cần thiết để phát triển mọi tế bào trong cơ thể ếch.

        Trong khi đó, hơn 40 năm sau, vào năm 2006, Shinya Yamaka phát hiện thấy các tế bào trưởng thành nguyên dạng ở chuột có thể được lập trình để trở thành các tế bào gốc chưa trưởng thành. Thật bất ngờ, bằng cách can thiệp và biến đổi chỉ một vài gene, ông đã có thể tái lập trình các tế bào trưởng thành trở thành tế bào gốc vạn năng hay tế bào gốc đa hiệu (pluripotent stem cell). Đây là thuật ngữ chỉ những tế bào chưa trưởng thành có khả năng phát triển thành mọi dạng tế bào khác nhau trong cơ thể.

        Những phát minh mang tính đột phá này, theo Ủy ban Nobel, đã làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của khoa học về sự phát triển cũng như chuyên biệt hóa ở cấp độ tế bào. “Chúng ta hiểu rằng tế bào trưởng thành không cần phải nhốt mình mãi mãi với một chức năng cụ thể, chuyên biệt nào. Sách giáo khoa đã được viết lại và người ta đã tiến hành thêm nhiều nghiên cứu mới đào sâu về lĩnh vực này. Bằng cách tái lập trình tế bào người, các nhà khoa học đã mở ra cơ hội mới để nghiên cứu nhiều loại bệnh cũng như phát triển phương pháp chẩn đoán, điều trị mới”. (Theo wikipedia).

        + Tháng 7/1996 nàng cừu cái Dolly ra đời bằng công nghệ chuyển nhân tế bào soma, lấy nhân tế bào từ một tế bào trưởng thành (của một con cừu cái giống Finnish Dorset) được chuyển sang một noãn bào chưa thụ tinh (đã bỏ nhân – lấy từ một con cừu cái giống Blackface). Tế bào lai sau đó được kích thích phân chia bằng phương pháp sốc điện và phát triển sang dạng phôi bào (blastocyst) rồi được cấy vào tử cung của một con cừu thứ ba. Sau khi được sinh ra, Dolly giống hệt mẹ Finnish Dorset về cả hình dáng lẫn tính tình!.
        ———-
        Những nghiên cứu trên cho thấy các nhà khoa học đã “xử lý” chiếc thang xoắn ADN như thế nào. Việc tạo ra cừu Dolly gần giống với việc copy một “chương trình phần mềm” vào đĩa cứng (hard disk) rồi tìm cách cho phần mềm này chạy (run). Trong trường hợp Dolly người ta dùng “xốc điện” để kích hoạt chương trình. Ban đầu người ta đành phải mò mẫm như vậy, dù hiệu suất không cao nhưng cuối cùng nàng Dolly được ra đời sống được 7 năm và có 3 lần sinh nở được 6 con cả thảy.
        Còn việc “tái lập trình” tế bào trưởng thành để trở thành tế bào gốc thì tôi không rõ John B.Gurdon và Shinya Yamanaka làm như thế nào, 2 ông cần mẫn sắp xếp, cắt xén các khúc, các đoạn ra sao hoặc “duỗi thẳng” ADN của tế bào gốc rồi so sánh với ADN của tế bào trưởng thành chăng ???.

        Chiếc thang xoắn rõ ràng có tính độc lập tương đối, khá đủ thông tin nên mới có thể “chạy” được như một chương trình hoàn chỉnh, thậm chí trò này khá giống với việc “đánh lừa” cơ chế tự nhiên, bỏ nhân của trứng ra rồi lén đặt nhân khác vào rồi đem trứng đó đặt vào tử cung của một con cái khác. Thật không thể tin nổi, nhưng biết làm sao được, nếu không “liều mạng” thì khó mà gặt hái được cái giải Nobel./.

        Thích

      • Cám ơn bạn Huy Minh vì nhiệt tình thu thập tài liệu. Tuy nhiên:
        -Những tài liệu bạn cung cấp chẳng nói lên điều gì về tiến hóa cả. Mong bạn không tiếp tục lạc đề.
        -Bạn có xu hướng muốn chứng minh DNA có thể thay đổi. Nhưng tôi đã giải thích rồi: không thể thay đổi loài. Mong bạn chú ý đến điều đó.
        -Bạn hãy đợi “DNA tái lập trình” để có loài mới. Lúc đó tôi sẽ đăng thông tin của bạn lên PVHg’s Home như một bài báo chính thức. Còn nếu “tái lập trình” mà không dẫn tới thay đổi loài thì cũng vô nghĩa đối với đề tài chúng ta đang thảo luận.
        -Nếu những thông tin bạn sưu tập chỉ là những “hứa hẹn” thì cũng không có giá trị đối với cuộc thảo luận. Tôi cần thông tin khẳng định. Thuyết tiến hóa hứa hẹn nhiều đến mức mất uy tín rồi.
        PVHg

        Thích

    • Không có một ý kiến nào không nói lên một XU HƯỚNG tư duy, một CÁCH NHÌN thế giới, một VŨ TRỤ QUAN riêng của người phát biểu. Bạn và tôi, chúng ta cũng nói lên xu hướng tư duy của mình. Mình coi cái gì là đúng thì mình hướng tới cái đúng đó để trình bầy ý kiến của chính mình, trừ trường hợp mình phải làm một cái loa vì một mục đích nào đó.
      Wikipedia có XU HƯỚNG ỦNG HỘ TIẾN HÓA rõ rệt. Bản thân tôi cũng thường tham khảo Wikipedia, nhưng với một tư duy độc lập.
      Thuyết tiến hóa đã THẮNG THẾ trên diễn đàn học thuật chính thống: nhà trường, báo chí, các nhà xuất bản, v.v. Họ có quyền ăn, quyền nói, quyền nhồi nhét quan điểm của họ vào đầu trẻ em. Sự thắng thế ấy không phải do họ đúng, mà do sự thắng thế của trào lưu duy vật trong thế kỷ 19, 20.
      Galileo Galilei nói “Trong các vấn đề khoa học, thẩm quyền của một nghìn người không có giá trị bằng ý kiến có lý lẽ của một cá nhân”.
      Những người chống thuyết tiến hóa chỉ có một vũ khí duy nhất: sự thật. Toàn bộ thông tin tôi cung cấp trong 17 bài báo chống Darwin trên PVHg’s Home cung cấp cho độc giả những sự thật mà tôi biết về thuyết tiến hóa. Quyền đọc + hiểu + tin thuộc về độc giả.
      Bạn hãy quan sát sẽ thấy một hiện tượng kỳ lạ: không có một lý thuyết nào mệnh danh là khoa học mà bị chống đối như thuyết tiến hóa. Khoa học phải có bằng chứng thuyết phục. Nhưng thuyết tiến hóa không có. Chỉ toàn là giả thuyết hoang đường mà thôi. Nếu có đủ bằng chứng thì không cần phải ngụy tạo bằng chứng giả mạo. Thuyết tiến hóa là lý thuyết VÔ ĐỊCH về việc ngụy tạo bằng chứng. PVHg

      Thích

  2. Từ khi tổ tiên loài người đầu tiên là Adam sa ngã, tội lỗi đã cai trị thế gian này và con người theo bản chất tự nhiên là con cái của ma quỷ, và xu hướng của con người bình thường là chống Chúa,loài người họ không biếi rằng mình đang chiến đấu với Chúa, và họ tìm đủ mọi cách để có thể loại trừ sự hiện diện của Chúa ra khỏi đời sống mình, Thượng Đế mang đến một sự bất an không thể nào dập tắt được trong những linh hồn tội lỗi.
    Thuyết Darwin như một cứu cánh mang đến môt sự hấp dẫn chết người đối với những linh hồn tội lỗi đó, nó là triết lý của thế gian và nó làm trọn công việc của nó đối với thế gian, thế gian tung hô nó, nó không chống lại thế gian này và bất kỳ triết lý nào thuộc về thế gian này , nó không chống lại Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo..Điều duy nhất mà nó chống là Thượng Đế của Thiên Chúa Giáo, và đó cũng là mục đích và mục tiêu tối thượng của nó, ngoài ra không còn mục tiêu nào khác.
    Trong Mười điều răn của Đức Chúa Trời thì điều răn thứ năm là “chớ giết người” và điều răn thứ tám là ” Chớ làm chứng dối”
    Trong Phúc Âm John Chúa Jesus gọi ma quỷ là kẻ giết người và là kẻ nói dối.
    ” You are of your father the devil, and your will is to do your father’s desires. He was a murderer from the beginning, and does not stand in the truth, because there is no truth in him. When he lies, he speaks out of his own character, for he is a liar and the father of lies.” ( john 8:44)
    “Các ngươi bởi cha mình là ma quỷ mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối.”
    Học thuyết Darwin bản chất của nó là một học thuyết của quỷ dữ, nó vừa giết người mà vừa nói dối, nó đã được dùng trong học đường như một công cụ mạnh mẽ với một mục đích duy nhất là : Chống Chúa.Các hành vi an tử, phá thai, thuyết ưu sinh, kỳ thị chủng tộc, và hàng loạt các học thuyết giết người khác đều có nguồn gốc từ thuyết tiến hóa.Chúa dạy điều gì và cấm điều gì thì nó cứ nói ngược lại và làm ngược lại.
    Nhưng những người đứng về Chúa và thuộc về Chúa họ thì họ đã đứng ở bên thắng cuộc rồi, họ sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian này vì Chúa Jesus đã chiến thắng thế gian.
    “In the world you will have tribulation. But take heart; I have overcome the world.” (john16:33)
    “Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, vì Ta đã thắng thế gian rồi”

    Đã thích bởi 1 người

  3. 1. Theo tôi thì khái niệm “tiến hóa” không nên dùng trong sinh giới (bao gồm cả loài người), nếu phản đối thì bạn hãy tự đưa ra một định nghĩa về “tiến hóa trong sinh giới” thử xem sao ? Loài người chớ có tự phụ coi mình hiện ở nấc thang cuối cùng của sự “tiến hóa”. Cái mũi của loài người kém cái mũi của loài chó. Cái tai của loài người không nghe được siêu âm như của loài dơi, đôi mắt của loài người không nhìn được hồng ngoại như của loài động vật săn mồi về ban đêm, về mặt “đạo đức” thì loài người đôi khi còn độc ác hơn cả loài thú vật hạ đẳng nhất. Vậy có thể nói loài người là loài “tiến hóa nhất” hay không ?

    Trong sinh giới hoàn toàn không có khái niệm “tiến hóa”. Thuyết tiến hóa đã sai ngay từ khái niệm cốt lõi ban đầu.

    2. Trong sinh giới chỉ có khái niệm đa dạng hóa về giống loài và cá thể trong một loài. Đây là một định luật vĩ đại: Muốn phát triển phải đa dạng hóa. Thượng đế muốn tạo ra muôn loài để các loài cộng sinh với nhau, dựa dẫm vào nhau để mà sống và học hỏi lẫn nhau trong một hệ sinh thái ổn định, năng động và phát triển bền vững. Trong một loài thì có sự đa dạng hóa các cá thể. Loài người cũng vậy, xã hội gần bảy tỷ người không ai giống ai trên mọi phương diện. Có chăng chúng ta giống nhau ở những điều dở: sự hận thù, lòng tham, sự ngu dốt, tính vị kỷ…mà thôi (!). Trong những chiều kích này thì loài người thực sự là sự “thoái hóa” từ các loài động vật bậc thấp. Vậy thì loài người “tiến hóa cái nỗi gì” ?!

    3. Tuy nhiên, những người có tôn giáo tin tưởng vào thiện ý của Đấng sáng tạo. Những điều Ngài bày đặt ra là đều có ý đồ nhất quán nào đó, mà loài người chưa hiểu hết được ý của Ngài mà thôi. Nhưng chúng ta hãy lạc quan, Thượng đế đang dạy cho loài người những bài học đạo đức đắt giá đó. Loài người hãy sớm thức tỉnh.

    Thích

    • Vâng, thưa anh Phan Chí Thành. Thuyết Darwin là PHI NHÂN BẢN, vì nó chỉ thấy phần ĐỘNG VẬT ở con người, mà không thấy TÍNH NGƯỜI của con người. Quả thật, nếu không thấy tính người của con người thì đúng là con người THOÁI HÓA chứ không tiến hóa. Như André Bourguignon nhận định: “Con người tự hạ thấp mình xuống dưới động vật khi tiến hành những cuộc tàn sát trong loài” (không có loài nào ngu xuẩn như vậy). Nhận định của Bourguignon thực ra là một cách nói khác của Sigmund Freud khi ông kết luận rằng con người bị chi phối hoàn toàn bởi vô thức gồm Eros và Thanatos, cái vô thức này sẽ hủy diệt nền văn minh. Sự tán thưởng học thuyết Darwin, theo tôi, là một biểu hiện của cái vô thức đó. PVHg

      Thích

  4. Mong bác Hưng giải thích cho việc này : Ngày xưa cháu xem trên chương trình tivi và hình như là có nghe loáng thoáng là phôi thai người có các giai đoạn giống động vật,như là có đuôi gì đó!Mong bác Hưng giải thích?

    Thích

    • Bạn Miền Đất Siêu Linh thân mến,
      Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi. Sau đây là câu trả lời:
      Quả thật là có một thời gian dài sách giáo khoa sinh học trên khắp thế giới đã “chứng minh” sự tiến hóa của con người thông qua hình ảnh con người phát triển trong bào thai. Nhưng việc này đã bị vạch trần là một vụ lừa đảo. Theo thông tin tôi được biệt, nhiều sách đã xóa bỏ “chứng minh” này, nhưng hình như vẫn có sách chưa bỏ (việc sửa chữa sai lầm bao giờ cũng khó khăn).
      Trong bài “Life Explosion / Sự bùng nổ sự sống” trên PVHg’s Home, tôi đã nhắc đến chuyện này trong một vài câu như sau:
      [Còn nhiều trường hợp giả mạo khác được lấy làm bằng chứng cho thuyết tiến hóa, nhưng không thể kể hết ra đây. Độc giả nào cần tìm hiểu vấn đề này, chỉ cần vào Google gõ “Evolution Frauds”, sẽ có ngay hàng loạt thông tin về vấn đề này. Thí dụ: “Bằng chứng giả của Earnst Haeckels về sự tiến hóa của bào thai (Earnst Haeckels evolution embryo fraud)”].
      Bạn có thể click vào đây để xem lại:

      LIFE EXPLOSION / Sự bùng nổ sự sống


      qua đó sẽ thấy vấn đề bạn quan tâm đã được tôi đề cập đến, nhưng tôi không đủ sức trình bầy tất cả mọi vấn đề của sinh học lên trang web của tôi. Nhiều phần chỉ có thể gợi ý hoặc cung cấp thông tin để độc giả tự tìm hiểu thêm.
      Tất nhiên thông tin như trên chưa đủ. Bạn có thể tìm sự thật qua những tài liệu sau đây:
      1/ SÁCH của Nick Hopwood, do Đại học Chicago xuất bản, nhan đề: “Haeckel’s Embryos, Images, Evolution, and Fraud” (Hình ảnh bào thai tiến hóa của Haeckel và chuyện lừa đảo).
      http://press.uchicago.edu/ucp/books/book/chicago/H/bo18785800.html
      2/ Bài báo của E. van Niekerk, “Countering revisionism—part 1: Ernst Haeckel, fraud is proven” (Chuyện lừa đảo của Ernst Haeckel đã được chứng minh)
      http://creation.com/haeckel-fraud-proven
      3/ Bài báo của Steve Rudd, “School Textbook Fraud: Embryology: The biogenetic law / Piltdown Embryo” (Chuyện lừa đảo của sách giáo khoa: Bào thai học: định luật sinh học di truyền / Vụ lừa đảo về bào thai tương tự như vụ Piltdown)
      http://www.bible.ca/tracks/textbook-fraud-embryology-earnst-haeckel-biogenetic-law.htm
      Vì đây là trả lời trên mạng nên rất tiếc tôi không gửi được hình ảnh cho bạn. Nhưng bạn cứ vào những trang mạng theo đường links ở trên, bạn sẽ thấy hình ảnh và hiểu rõ chuyện bào thai là một vụ lừa đảo của thuyết tiến hóa như thế nào. Sự lừa đảo này ghê gớm đến nỗi gần đây vẫn có người đem chuyện bào thai này ra nói với tôi để bênh vực cho thuyết tiến hóa. Tôi cũng trả lời bằng cách cung cấp cho họ những tài liệu vạch trần sự thật lừa đảo của thuyết tiến hóa. Họ đọc xong đều ngỡ ngàng, rồi cám ơn tôi đã giúp họ biết sự thật.
      Chúc bạn thành công.
      PVHg

      Thích

    • Đó không phải là phản biện, mà là bảo vệ thuyết tiến hóa. Thuyết tiến hóa là lý thuyết chính thống, được chính thức truyền bá và giảng dạy ở các trường học. Vậy những ý kiến phê phán thuyết tiến hóa mới là phản biện.
      Bác không có ý kiến gì về bài báo đó, vì bác không có thì giờ để đọc những tài liệu cháu cung cấp.
      Bác rất thông cảm với cháu và rất nhiều người khác đã được giáo dục học thuyết Darwin rất sâu nặng rồi, rất khó thay đổi một nhận thức mà mình tin là chân lý. Nhưng cháu phải tự tìm hiểu để tự tìm câu trả lời cho bản thân. Không ai suy nghĩ hộ cháu đâu. Bác cũng không lý giải gì thêm giúp cho cháu được. Cháu thông cảm với bác nhé. PVHg

      Thích

    • Tôi có một lời khuyên chân thành dành cho bạn hâm mộ trang sachhiem.net rằng chẳng cần quan tâm đến những thông tin do trang này cung cấp vì theo những gì tôi biết, thành viên trong ấy đều là tay bảo thủ không chịu học hỏi, chỉ toàn cãi chầy cãi cối trước những sự thật đã quá rõ ràng.

      Thích

  5. 1. Các bạn thân mến, tôi xin gửi đến các bạn tin tức về các giải Nobel 2015 được các báo đăng tải trong vài ngày qua:

    “Sau khi lần lượt công bố giải thưởng Nobel năm 2015 trong lĩnh vực Y học và Vật lý, giải Nobel Hóa học cũng đã vinh danh 3 nhà khoa học: giái sư Tomas Lindahl (Thụy Điển,) Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ).
    Ba khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền. “Nghiên cứu này giúp cung cấp những tri thức vô cùng quan trọng về chức năng của một tế bào, đồng thời mở ra những phương pháp điều trị ung thư mới.” CNN dẫn lời tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển”.

    2. Bình luận: Một trong những chức năng quan trọng của ADN là lưu trữ các bản thiết kế để giúp các tế bào tạo ra hàng vạn loại Protein trong cơ thể con người. Cũng xin lưu ý các bạn là: Để làm cầu Long Biên vào những năm 1900 thì các kỹ sư phải cần đến 3 xe oto tải để đủ chỗ cho các bản vẽ thiết kế của chiếc cầu này. Cơ chế sản xuất ra một Protein lại rất phức tạp: Một đoạn thang xoắn của DNA được tách ra, một ARN thông tin (ARN messenger- một đoạn thang đơn đặc biệt) tiếp hợp với đoạn vừa tách ra này để copy “bản thiết kế” rồi đi ra khỏi nhân tế bào và tới các nhà máy sản xuất Protein – đó là các RIBOXOM nằm tại “vùng ngoại ô của tế bào” (tế bào đã biết cách di dời các nhà máy sản xuất ra ngoại ô để tránh ô nhiễm từ lâu rồi (!)). Như vậy DNA là “bản thiết kế gốc” được lưu trữ trong mỗi tế bào chuyên biệt, vì tầm quan trọng này mà Tạo hóa đã phải có riêng một Chương trình để kiểm soát và sửa chữa kịp thời các sai sót trong quá trình nhân bản và hoạt động của Bản thiết kế gốc đó.
    Bệnh ung thư sinh ra một phần do các lỗi phát sinh trong quá trình nhân bản và hoạt động của DNA.
    Ngoài ra DNA còn vô số chức năng khác mà chúng ta chưa thể biết hết được.
    Bản thân cơ chế hoạt động của DNA trong nhân tế bào thì “chỉ có Trời” mới biết được. Mà cơ thể chúng ta có tới hàng ngàn tỷ tế bào chuyên biệt khác nhau. Hoạt động phối hợp giữa chúng thì cũng “chỉ có Trời” mới biết được.

    3. Bạn có thể nghĩ rằng ” những phép lạ” mà tôi vừa nêu trên lại được hình thành qua “chọn lọc tự nhiên” chăng ? Đấy mới chỉ là “cấu hình thể xác vật lý” thô thiển của một cá thể con người, còn cái kỳ diệu hơn đó là “ý thức”, “tư tưởng”, “trí tuệ”…của con người – thứ đã sản sinh ra nền văn minh của chúng ta bao gồm các khoa học, các ngành nghệ thuật, các nền văn hóa, tình yêu…cũng có thể được hình thành qua con đường “chọn lọc tự nhiên” được chăng ?

    4. Liên quan đến TOE và Định lý bất toàn của Kurt Goedel, xin lại đưa tin về Giải Nobel Vật lý 2015 như sau:

    “Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Vật lý 2015 cho Takaai Kajita và Arthur B. McDonald với công trình nghiên cứu về hạt neutrino, chứng tỏ hạt này có khối lượng”, người đại diện trao giải Nobel nói trong đoạn video.

    Theo Guardian, hạt neutrino không mang điện tích, từ lâu được cho là có khối lượng nghỉ bằng không. Tuy nhiên, giáo sư Kajita ở đại học Tokyo và McDonal ở đại học Queen, đã chứng minh điều ngược lại.

    Sự tồn tại của hạt neutrino được công nhận lần đầu năm 1930 nhưng phải đến năm 1956, hai nhà vật lý người Mỹ mới tìm tìm thấy dấu vết của hạt. Tuy nhiên, hạt neutrino vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu khoa học.

    Năm 1998, nhóm nghiên cứu của Kajita phát hiện ra neutrino trong tia vũ trụ chiếu vào khí quyển Trái Đất. Năm 2001, nhóm của McDonal cũng phát hiện neutrino được tạo ra từ Mặt Trời. Bằng cách sử dụng máy dò cực nhạy được lắp sâu dưới lòng đất, các nhà khoa học phát hiện hạt neutrino có thể dao động, biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi xuyên qua không gian, chứng tỏ nó có khối lượng.

    “Phát hiện này thay đổi hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về vũ trụ”, theo thông cáo của ủy ban trao giải Nobel.

    Phát hiện này cho thấy, mô hình chuẩn của vật lý hạt (thuyết miêu tả về tương tác mạnh, tương tác yếu, lực điện từ cũng như những hạt cơ bản tạo nên vật chất) được phát triển vào những năm đầu của thập niên 1970 không phải là lý thuyết hoàn chỉnh, giải thích đầy đủ được tính chất những thành tố cơ bản của vũ trụ.

    Neutrino là một trong số những hạt dồi dào nhất trong vũ trụ. Hàng nghìn tỷ neutrino lướt qua chúng ta mỗi giây mà chúng ta không hề hay biết. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được neutrino có khối lượng bằng khoảng 1 phần triệu khối lượng của electron. Vì số lượng vô cùng dồi dào, nên ước tính tổng trọng lượng của các hạt neutrino trong vũ trụ tương đương trọng lượng của tất cả các ngôi sao con người quan sát được”.

    Bình luận: Mô hình chuẩn từ trước tới nay đã giải thích rất tốt các hiện tượng trong Vật lý hạt, với điều kiện là hạt neutrino phải không có khối lượng. Nay hạt neutrino được phát hiện có khối lượng (dù rất nhỏ), vậy Mô hình chuẩn phải được thay thế bằng một mô hình khác tốt hơn. Chúng ta hãy chờ xem đó là mô hình gì. Khoa học là cuốn sách không có trang cuối cùng.

    Thích

  6. Các comment của Huy Minh và trã lời của thầy Hưng đều rất hay nhưng tôi có một suy nghĩ trung gian. Khoa học tự nhiên trong đó vật lý và sinh học là hai trong nhiều thành viên của tòa nhà này. Vật lý đưa ra những lý thuyết cơ bản nhưng không xét đến yếu tố tinh thần trong vật chất. Nó có mục tiêu giải thích quy luật của hiện tượng mà vật chất thể hiện và nhận ra theo quan điểm của nó là quy luật này logic khách quan. Vật lý cho là như vậy vì không thể kiểm chứng được cái gì nằm trong đó! Nó không phải là một trong những tiêu chuẩn của vật lý và như vậy: cũng không cần thiết đặt ra là ‘đúng hay sai’ nếu có. Sinh học hiện nay dựa trên hai trụ cột cơ sở là ‘thuyết tiến hóa’ của Darwin và ‘di truyền học’ của Mendel.

    Khi xây dựng học thuyết tiến hóa, Darwin dựa trên quan sát sinh vật, các mẩu vật và suy luận theo trình tự logic. Con người, con vật hiện tại có thay đổi có tiến hóa không, trong một thời gian ngắn ngủi có thể nhận ra? Có lẽ là có ở mức độ hạn chế. Người Mỹ hiện nay chắc phải khác hơn họ cách đây một vài nghìn năm mặc dầu cùng bộ gen gốc nhưng chắc chắn vẫn có thay đổi một phần các đoạn mã hóa nào đó, còn tương lai? Thí nghiệm bình cổ cong của Pasteur cho thấy một khía cạnh về khái niệm ‘tự sinh’. Các vi sinh vật ngoài không khí rốt cuộc từ đâu mà có, chúng tự sinh hay sao? Quả là khó giải đáp nếu cho rằng từ xa xưa lúc quả địa cầu nóng chảy…chẳng có sinh vật nào tồn tại. Sau đó lúc nguội thì cái gì làm cho sinh vật đơn giản nhất, các chuổi amin liên kết lại và bắt đầu trao đổi chất với môi trường, các đơn bào xuất hiện? Thế giới tự nhiên tạo hóa ra nó hay có một ‘thiết chế thông minh’ siêu nhiên tạo ra?

    Nói chung thì dù cái gì tạo ra là nếu vẫn dựa trên yếu tố ban đầu của sự sống theo cách này thì có lẽ vẫn dựa trên tiến hóa. Còn nếu phủ nhận tiến hóa thì phải chấp nhận tự sinh nguyên thể, nguyên dạng, hoặc tạo sinh bởi ‘thiết chế thông minh’ dưới hình thức nguyên mẩu. Nếu thuyết tiến hóa của Darwin có bổ sung thêm là tiến hóa bởi ‘thiết chế thông minh’ thì cũng đâu có sao, bởi “tiến hóa vẫn là yếu tố căn bản” dù theo ông đưa ra là tiến hóa từ môi trường, cạnh tranh sinh tồn v.v…do nếu ‘các yếu tố’ này có hàm chứa hay tạo lập bởi ‘TCTM’ cũng vẫn không làm mất đi tính khoa học của học thuyết. Sự kết hợp hai quan điểm có lẽ vẫn tốt hơn là cực đoan một chiều. Có những cái không thể chứng minh rõ ràng đưa đến giải pháp cũng không rõ ràng. Thế giới vốn bất toàn là như vậy!

    Thích

  7. Tôi nghĩ ‘thiết chế thông minh’ đã xây dựng thế giới sinh vật qua con đường tiến hóa và ông Darwin là người tìm thấy nó, hay tìm thấy chúa trong toàn bộ tiến trình đó! Tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu ‘TCTM’ mà thầy Hưng có nói đến là gì? Nếu là ‘God’ thì học thuyết tiến hóa của Darwin đâu có phủ nhận ‘God’, ông Darwin vẫn công nhận Thiên chúa là nguyên nhân tác thành vũ trụ. Đức giáo hoàng Pio XI cũng thừa nhận big bang là một phần trong công cuộc sáng thế của chúa trời. Còn nếu thiết chế này không phải là ‘God’ mà là quy luật tự nhiên khách quan không có yếu tố ‘God’…thì đây cũng là quan điểm Stephen Hawking, một nhà khoa học lớn.

    Tuy nhiên nếu ‘TCTM’ là ý thức (tâm) theo quan điểm nhà Phật ‘nhất thiết duy tâm tạo’, ‘tam cõi duy tâm’ thì lại thuộc về chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Nó nằm ngoài quan điểm của đại thừa Tây tạng (hệ phái Gelug của đức Dalailama), thì chắc đây không phải là ý mà thầy đặt ra. Có lẽ thầy cho rằng chúa trời là nguyên nhân tạo lập vũ trụ nhưng không theo cách của Darwin mà theo kinh thánh cựu ước thì các giáo hoàng bây giờ có thể không đồng tình. Đức thánh cha Benedicto thứ XVI có bày tỏ: “Chúng ta không phải là sãn phẩm của tiến hóa tình cờ, vô nghĩa…” Tất cả là do chúa sắp đặt hay còn gọi là ‘tiến hóa có nghĩa’. Tiến hóa là do chúa sắp đặt theo một quy trình mà ta vẫn gọi là quy luật tiến hóa của tự nhiên. Tóm lại, phủ nhận nó có cần thiết không khi nó đang là một phần của khoa học tự nhiên và cũng là một phần của chúa…!

    Thích

  8. Kính thưa thầy, tôi xin được tiếp tục dòng suy nghĩ của mình trong chủ đề này. Như đã đề cập, chúa thiêng liêng có mặt trong tất cả mọi hoạt động tự nhiên; từ các xung vô tuyến đều đặn của một cặp sao đôi trong sâu thẳm của vũ trụ đến sự chuyển động nhịp nhàng không sai sót trong thái dương hệ chúng ta hay từ sự chính xác tinh vi của cái cân tiểu ly cho đến nguyên lý bất định trong nguyên tử. Rõ ràng không có bàn tay thông minh cao cả của ngài thì thế giới không thể được như vậy! Nó sẽ hoạt động không thể kiểm soát (lộn tùng phèo).

    Thế nhưng chúng ta quỳ xuống xin ngài là tại sao thế giới này không hạnh phúc, cái ác lan tràn khắp nơi? Quá khứ thì có phát xít, quân phiệt, chũ nghĩa xã hội cực đoan gây ra bao nổi thống khổ cho loài người. Hiện nay thì bạo lực, giết chóc, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo (hồi giáo) phân tranh làm máu chảy đầu rơi, ly tán gia đình, ly hương tổ quốc thì ngài lại bàng quan không chấn chỉnh ngay từ đầu! Ngài ở đâu trong cái thế giới này? Con chiên cần đến sự cứu rổi trong đời thực nhưng lại không nhận được ơn phước như mong muốn! Phải chăng vì quá bận bịu với công việc phải vận hành chính xác tự nhiên cho nên ngài có phần sơ xuất với con người? Tội nguyên thủy do ông Adam và bà Eva gây ra có lớn lao gì lắm đâu mà con người đau khổ phải trã cho đến ngày nay vẫn chưa hết…!

    Tóm lại, ‘TCTM’ là gì…’Thượng đế’ là gì? Là một câu hỏi, nó luôn là nghi vấn muôn thuở, muôn đời. Vì vậy như thầy Hưng đã xác định: “đây là tiên đề”. Chúng ta chấp nhận “tiên đề” này và đừng bao giờ hỏi. Cửa địa ngục sẽ mở ra nếu con người còn cố tình tìm hiểu câu trã lời về điều đó!

    Thích

    • 1/ Thiết kế thông minh là gì? Nếu anh thừa nhận tiên đề mà St Augustin đã nêu, thì đó không phải là câu hỏi muôn thủa, mà có câu trả lời xác định. Xin nhắc lại Tiên đề đó là: BẤT CỨ MỘT THIẾT KẾ THÔNG MINH NÀO CŨNG CÓ MỘT NHÀ THIẾT KẾ THÔNG MINH TẠO RA NÓ. Tôi nghĩ Tiên đề này là hợp lý, dễ thừa nhận, như các tiên đề của Euclid vậy. Khi đó câu trả lời rất RÕ RÀNG: Có một ĐẤNG THIẾT KẾ THÔNG MINH là tác giả của mọi quy luật trong vũ trụ. Những bộ óc vĩ đại nhất trong khoa học như Blaise Pascal, Isaac Newton, Albert Einstein, Louis Pasteur,… đều thừa nhận sự tồn tại của Đấng thiết kế thông minh đó mà các ngài gọi là CHÚA. Giới vô thần có tầm nhìn hạn hẹp, họ chỉ thừa nhận cái gì họ nhìn nhấy, nên họ bỏ qua rất nhiều sự thật không nhìn thấy. Trực giác của họ kém nên không cảm nhận được những gì vượt ra ngoài giác quan. Nói cách khác, họ khai thác quá ít tiềm năng của bộ não. Khả năng “đánh hơi” của họ không đủ nhạy để cảm được những sự thật siêu hình (metaphysical). Nói cách khác, giới vô thần không có triết học, hoặc triết học của họ quá tầm thường, loanh quanh với những cơ chế của cơ học cổ điển, trong khi thực tế vật lý đã vượt quá xa cái thế giới hạn hẹp đó rồi.
      2/ Câu hỏi của anh rằng tại sao chúng ta quỳ xuống cầu nguyện Chúa mà Chúa vẫn để cho bao nhiêu sự đau khổ tồn tại. Quả thật đây là câu hỏi khó nhất mà rất nhiều người không trả lời được, và do đó không tin Chúa. Tôi rất thông cảm với anh, vì chính bản thân tôi từng tự hỏi câu hỏi đó. Nhưng tôi cũng đã tìm ra câu trả lời. Nhưng câu trả lời đó vượt ra khỏi phạm vi khoa học và triết học. Nó đòi hỏi một suy tư tôn giáo sâu sắc, nhiều công phu. Tôi không thể trình bầy vấn đề đó trên PVHg’s Home, vì câu trả lời đó đi sâu và chuyên vào tôn giáo. Tôi chỉ đưa ra một trong nhiều câu trả lời để chia sẻ với anh mà thôi: “GOD SEND THE STORM TO SHOW THAT HE IS THE ONLY SHELTER”.
      3/ Ý kiến của anh nói lên một KHÁT VỌNG BIẾT ĐƯỢC CÁI TẬN CÙNG. Đó là khát vọng chính đáng, nhưng có thể khẳng định rằng không bao giờ chúng ta biết hết. Phải vui sống với sự hạn chế của nhận thức, để hướng nhận thức vào những gì thiết thực nhất, phục vụ cộng đồng, thay vì cứ mơ tưởng viển vông mãi. Đó là lý do để Kurt Godel khuyên: “THE MEANING Ò THE WORLD IS THE SEPARATION OF WISH AND FACTS”.
      PVHg

      Thích

  9. Bạn Đặng Ngọc Thủy thân mến
    Chúng ta thường nghe hỏi rằng: Nếu có Thượng Đế thì tại sao thế giới này tràn ngập đau khổ? tại sao con người đau khổ và tại sao tôi lại đau khổ? Tuy nhiên đây là một câu hỏi sai. Sai ở chỗ nào? Vì khi hỏi như vậy có nghĩa rằng bạn đã đặt một tiên đề “Tôi là người tốt” , hay nói cách khác bạn đã đặt ra tiên đề đầu tiên rằng con người là tốt, thế gian này là tốt vì như vậy câu hỏi “ Tôi tốt như vậy tại sao lại gặp đau khổ?” mới có ý nghĩa. Tôi không hại ai, tôi sống tốt , tôi làm nhiều việc lành vậy tại sao tôi không được hanh phúc ? Hay nói cách khác rằng câu hỏi tại sao lại có đau khổ chỉ xuất hiện khi bạn tự cho mình là người tốt. Tuy nhiên Kinh Thánh cho biết điều ngược lại : “ vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời – for all have sinned and fall short of the glory of God (Romans 3:23). Bản chất của con người lầ bản chất xấu, bản chất tội lỗi. Một điều lưu ý là không phải con người phạm tội thì họ thành tội nhân mà là họ là tội nhân nên họ mới phạm tội. Trí trí thì họ biết điều tốt họ muốn làm nhưng họ không làm, lý trí thì biết điều xấu không muốn làm nhưng họ lại làm chỉ vì ý chí yếu đuối luôn bị khuất phục bởi tội lỗi. Thế gian này là thế gian đã bị băng hoại đã bị hư hoại vì tội lỗi rồi, cho nên chuyện đau khổ, chuyện bất công, chuyện gian ác đó là điều tự nhiên phải đến, đó mới là điều đúng và là điều công bằng, chứ thế gian này mà toàn thiện toàn mỹ, là tốt lành mà có đau khổ tràn lan thì đó mới là điều vô lý. Bạn có thể tốt hơn tôi, hay tốt hơn nhiều người nhưng đối với Chúa là đấng tuyệt đối thì Kinh Thánh chép rằng : “No One Is Righteous…“None is righteous, no, not one.. All have turned aside; together they have become worthless; no one does good, not even one.” (Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không…2 Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không.”
    Kinh Thánh cũng thẳng thắn nỏi rõ rằng thế gian này bản chất là tội lỗi nên luôn sống dưới sự rủa sả và cơn thạnh nộ của Chúa.

    Do đó ,câu hỏi đúng đắn mà bạn nên hỏi là : Tại sao tôi vẫn còn tồn tại? tại sao tôi chưa mất đi mà vẫn còn hiện hữu ở đây? Khi hỏi như vậy bạn mới thấy được vấn đề, đó chính là vì TÌNH YÊU của Chúa mà bạn còn được giữ lại ở đây, bạn, tôi và mọi người còn hiện hữu chính là chứng tích về tình yêu của Chúa mà chúng ta còn được sống, vì khi mỗi người còn được sống thì họ còn cơ hội quay về với Chúa, nhưng cơ hội này chỉ có duy nhất một lần mà thôi, và khi chết đi thì không còn cơ hội nữa, không còn có kiếp nào khác để có thể chọn lựa lại hay nói cách khác cuộc sống này giống như một đồng xu trong tay bạn và bạn được toàn quyền sử dựng nhưng nên nhớ rằng chỉ được xử dụng một lần duy nhất mà thôi.
    Khi phạm tội với Chúa thì án phạt là sự chết đời đời, đó tiếp tục là một sự công bằng.
    Khi tôi phạm lỗi với bạn, tôi có thể đến xin lỗi bạn và lỗi lầm có thể được bỏ qua một cách dễ dàng, nhưng nếu tôi phạm tội với ba của bạn thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn, lỗi của tôi có thể được xem là nặng hơn và áp lực được tha thứ cũng trở nên nặng nề hơn, khi tôi phạm tội với ông nội của bạn thì tình hình càng nghiêm trọng hơn nữa. Khi tôi phạm tội với ông Thủ tướng thì tôi phải ngồi tù. Khi xưa khi phạm tội với Vua phải trả bằng cả mạng sống mình, có khi còn liên lụy đến 3 đời cha mẹ họ hàng anh em bạn bè nữa.
    Đối với Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối thánh khiết và Đấng vô cùng vô biên, là đấng đời đời thì khi tôi phạm tội với Ngài thì hình phạt xứng đáng sẽ là sự chết đời đời. Đó là sự công bằng tuyệt đối và sự thánh khiết tuyệt đối của Chúa. Vì linh hồn của con người ban đầu là thánh khiết do Chúa ban cho nên con người phải trả lại cho Chúa sự thánh khiết tuyệt đối này “ hãy Trả lại cho Xê da những gì của Xê da và Trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”
    Cho nên không một người nào trên đất này có thể trả nổi món nợ này chỉ có duy nhất Chúa Jesus chính là Thượng Đế sẻ trả món nợ này thay cho con người
    “ “For God so loved the world,[i] that He gave His only Son, that whoever believes in him should not perish but have eternal life.” (Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. ) John 3:16
    Bởi vì một người là Adam mà toàn thế gian bị phạm tội thì cũng lẽ ấy cũng chỉ một người là Chúa Jesus mà thế gian được tha tội. Đó là sự công bằng.
    Đó chính là tình yêu của Chúa mà chúng ta còn được hiện hữu ở đây.
    Có người không chịu, ho lý luận rằng nếu tôi phạm tội thì tôi chịu, tại sao Chúa phải chịu thay cho tôi?
    Tôi có thể kể cho bạn một câu chuyện thực tế mà tôi biết : Có một người bà có một đứa cháu nhỏ và bà rất thương thằng bé, một hôm bà phát hiện ra cháu bà có tật ăn cắp ,nhiều lần bà khuyên bảo nhưng nó không nghe, một hôm bà dắt nó đến cái lò lửa trong nhà và bảo rằng : Lần sau bà mà thấy cháu ăn cắp nữa thì bà sẽ lấy cái đũa sắt nung đỏ lên và đâm vào bàn tay ăn cắp của cháu.
    Đứa bé sợ quá, bỏ tật ăn cắp, nhưng một thời gian sau ngựa quen đường cũ lại tái phát, người bà phát hiện và dắt đứa bé lại gần lò lửa và bà thi hành luật của bà. Đứa nhỏ sợ quá khóc ré lên xin bà tha nhưng bà không tha nhất định phải thi hành luật đã đặt ra, đưa bé đưa tay đặt lên bàn nước mắt giàn giụa,nó nhắm mắt lại không dám nhìn, người bà rút cây sắt nóng đỏ trong lò ra, trong giây phút bà đặt bàn tay của mình lên trên để che cho bàn tay đứa bé tay kia cầm thanh sắt dí vào chính bàn tay kia của bà.- Bà đã lãnh nhận hình phạt thay cho đứa bé. Hành động của người bà đã thỏa mãn được hai điều kiện : Tình yêu của bà đối với cháu và luật mà bà đã đặt ra.
    Tình yêu của Thượng Đế đối với con người cũng vậy. Chính ý chí tự do của con người mà chúa ban cho như một món quà và con người đã dùng nó để phạm tội, và chính Chúa đã trả món nợ này cho con người.
    Ngày nay Chúng ta cố gắng theo đuổi các lý tưởng chính trị , kinh tế , hay giáo dục mong rằng sẽ xây dựng, thay đổi thế giới , để mọi thứ sẽ tốt hơn, đẹp ,hơn hạnh phúc hơn..Nhưng mọi mọi nỗ lực đó đều vô ích, nó sẽ thất bại vì Kinh Thánh gọi hệ thống thế gian này là hệ thống Babylon, hệ thống này nó sẽ dẫn con người đến một kết cuộc cuối cùng và cái ngày đó nó chắc chắn nó sẽ xảy ra, chúng ta không thể nào thay đổi được kết cuộc đó vì đó là điều Chúa đã nói trước, ngày phán xét nó chắc chắn sẽ đến. Điều duy nhất mà Chúa muốn chúng ta làm đó là rao truyền Phúc Âm. Đó là Tình yêu của Thượng Đế qua sự chết của Chúa Jesus.
    Con người hãy quay về với Thượng Đế.

    Thích

    • Ý kiến rất hay! Tôi tán thành. Bản thân tôi học được nhiều điều từ ý kiến của bạn Lam Hoang Au.
      Nhưng tôi biết rằng những người không bao giờ đọc Kinh Thanh và trầm tư để hiểu nghĩa lý trong đó sẽ không hiểu hết ý của bạn Hoang Au. Rất nhiều người không đọc, lười đọc, biết cái gì cũng qua loa đại khái nhưng rồi phán xét liều lĩnh tùy tiện theo ý kiến chủ quan, rồi cứ tưởng mình đang khám phá. Biết làm sao được, đó là thói thường của người đời. Khó mà có sự thống nhất tư tưởng được. Vì thế găp được những tư tưởng đồng điệu quả thật là may mắn.
      Tóm lại, theo tôi, phải thấm nhuần Kinh Thánh mới hiểu được ý kiến bạn Hoang Au. Điều này làm tôi nhớ tới thầy Bùi Phụng khi xưa. Thầy hỏi tôi:
      – Have you read the Bible yet?
      – Not yet, tôi trả lời. Thầy nói:
      – If you haven’t read the Bible, you seem to know nothing.
      Sau này đọc Kinh Thánh, tôi toát mồ hôi nhận ra thầy mình đúng.
      PVHg

      Thích

  10. Pingback: Nhìn tiến hóa dưới góc độ triết học | Đặng Trần Duy web

  11. Hình như tác giả chưa từng có người thân nào bị bệnh mất trí (dementia) hay Alzheimer phải không? Thấy hình đại diện tác giả cũng đầu hai thứ tóc rồi, tôi đoán chắc cũng lớn tuổi. Tôi cũng già. Lặn ngụp mãi. Không có trình độ học thức như tác giả. Tuổi hai mươi nghĩ mình sức trẻ phơi phới như là bất tử, sẽ chinh phục hết tất cả các bậc thang của tri thức để tiến tới chân lý cuối cùng (tôi lúc đó vô thần, không tin Chúa). Đùng một cái, ông bà già chết, thằng em trai cũng đi vì bệnh ngặt nghèo. Tôi mới thấy tính mạng mình mong manh như lá cỏ, một cơn gió thổi cũng đủ lung lay. Thằng em tôi cũng thanh niên trai tráng sức trẻ, đột ngột cái về vởi tổ tông ông bà. Tôi đi tìm sự bất tử. Cho tới khi nhà hết tiền tôi cũng thành thất học thất nghiệp. Khi mà sự bất tử về mặt thể xác là bất khả tôi quay qua tìm sự bất tử về linh hồn. Tôi quay qua làm Phật tử, tin rằng có đầu thai. Nhưng giáo lý của nhà Phật không thấm vào đầu tôi được. Rồi tôi gặp vợ tôi, một người Công giáo, cải sang đạo Thiên Chúa. Thành lập gia thất, sinh con đẻ cái rồi nuôi dạy chúng tới ngày hôm nay là viên mãn. Tôi được rảnh rang nên lại nghĩ về số phận mình, về sự tử vong của chính mình.

    Tôi tin có Chúa. Tin rằng con người chúng ta còn có một phần hồn cao cả hơn phần xác thịt. Nhưng tất cả chấm dứt khi bà nhà tôi bị bệnh mất trí. Chủ nghĩa duy vật tuy có vẻ tầm thường, phũ phàng đối với con người chúng ta thật nhưng tôi nghĩ rằng nó đúng. Vì sự chiêm nghiệm đời tôi cuộc đời này vốn phũ phàng, bản chất là phũ phàng, nó không quan tâm gì cả đối với những con người chúng ta đâu. Nếu chúng ta thực sự có một phần hồn, phần thần tánh (spirit) gì đó thì tại sao vợ tôi lại thành ra như vậy? Chồng bả bả còn không nhớ, con cái không nhận ra mặt, chỉ nhớ những kỉ niệm đâu đâu thời 6-7 tuổi. Tất cả chỉ là não, não và hoạt động của não mà thôi. Tiến bộ y học bây giờ. Tôi thấy con người ta như cái rô bô bằng thịt vấy. Hư phần nào móc ra lắp cái khác vô. Phũ phàng và khó chấp nhận, nhưng thực tế nó là vậy! Chỉ có mấy ông triết gia phòng trà chưa bao giờ có kinh nghiệm thực tế trong bệnh viện mới phán bừa mà thôi.

    Tôi vẫn giữ đức tin của mình cho tới cuối đời. Nhưng tôi không cho con mình theo tôn giáo nào cả. Tôi dậy chúng nó hãy sống sao cho tốt và yêu thương nhau. Vì chết là hết. Kinh thánh dạy chết là về với Chúa chờ phán xét. Tôi thấy thực tế cuộc đời này thì chết là về với đất. Và mục nát ra làm mồi cho bọn vi trùng, giòi bọ.

    Thích

    • Bạn chưa xem qua những nghiên cứu về minh mẫn cuối đời và cận tử à trí nhãn nữa 🙂
      Một số trường hợp cho thấy một số người già bị nặng đến mức mất hết mọi khả năng như một bị thịt bỗng tỉnh táo trước khi chết, một số trường hợp cận tử khi não ngừng hoạt động những người chết vẫn có thể mô tả những thứ đã xảy ra khi con người đó đã chết về mặt y học, thậm trí một số trường hợp có những mô tả cực kì xác thực và rõ ràng vài trường hợp nữa là người mù bẩm sinh nhìn được khi cận tử, hiện tượng đó hiện nay đã được nghiên cứu rất nhiều và xuất hiện ở mọi nền văn hóa.
      Khoa học hiện nay chưa giải thích được cách ý thức hình thành từ phần nào hay ký ức được lưu trữ ở đâu chỉ đơn giản là họ biết những phần nào thể hiện khả năng đó thôi, thậm chí có một số trường hợp mất não không não hay bị thiệt hại não nặng nề nhưng vẫn có ý thức một cách bình thường 🙂
      Bạn à anh bạn tôi là một bác sĩ giải phẫu đấy anh ta cũng như bạn nhưng tới khi anh gặp ngày càng nhiều những trường hợp đó anh ta đã nghĩ lại.
      Thú thực tôi đã từng trải qua một số hiện tượng siêu nhiên rồi và sau nhiều năm tôi chắc chắc rằng với anh con người không thực sự chết đi đâu.
      Tôi không phải là một con người tin tưởng những thứ đó, tôi được lớn lên với chủ nghĩa duy vật nhưng cuối cùng tôi cũng phải tin thôi 🙂
      Còn bà nhà bạn không sao đâu không có vấn đề gì cả đâu, bạn thử tưởng tượng nhá não không tạo ra ý thức nhưng nó giống một cái tv khi bộ phận thu sóng của tv lỗi nó sẽ không thể phát được hình ảnh rõ ràng, thú thật nhá tôi từng bị tai nạn giao thông bs đã nói tôi chết được 5 phút cho tới khi hồi phục trong năm phúc đó những thứ tôi thấy gần như mong bề mặt mọi âm thanh nó thực hơn cả, nó nhẹ nhàng dễ chịu thanh thoát hưng phấn hơn tất thảy thú vui xác thịt nào , không giống cái ảo giác mạnh từ một loại nấm tôi ăn nhầm hồi còn đang đi rừng chơi cũng chỉ tạo ra những thứ khá thiếu thiết thực nhưng do suy nghĩ lúc đó bị ngắt quãng nên mới nhầm được nhưng lúc đó tôi thực sự rất là tỉnh táo nên từ đó tôi mới để ý tới mấy trường hợp này và biết tin tưởng hơn dù tôi chẳng có đức tin nào, đừng chỉ vì nhìn những thứ biểu hiện bên ngoài thể xác mà vội kết luận bạn à ai biết được đâu phải không, ví dụ như bà nhà bạn vẫn tư duy rõ ràng nhưng không biểu hiện được nó ra ngoài vậy thôi.

      Thích

  12. Chào anh viethungpham,

    Em tên Toàn,

    Rất thú vị về những thông tin anh chia sẻ và em cũng đã học được nhiều điều.

    Xin lỗi anh nếu có phiền, nhưng em muốn được nhận ebook về các cuốn sách anh chia sẻ, trích dẫn trên trang.

    Nếu có, rất mong được nhận chia sẻ từ anh!

    Trân trọng,

    Thích

    • Cám ơn bạn Nguyễn Văn Toàn,
      Trong những tài liệu tôi tham khảo hoặc trích dẫn, phần lớn đã có đường link trong phần chú thích ở cuối bài viết.
      Cũng có tài liệu tôi có sách, thí dụ cuốn “IN THE BEGINNING WAS INFORMATION” của WERNER GITT. Cuốn này cũng đã có ebook, bạn cứ search trên Google sẽ thấy.
      Chúc bạn may mắn.
      PVHg

      Thích

Bình luận về bài viết này