If Darwin were alive / Nếu Darwin còn sống

03

Abstract: The more science develops, the more Darwin’s theory of evolution exposes itself as a non-scientific hypothesis. Dr Stephen Blume, the author of the book “Evo-illusion”, remarked: “Charles said and wrote many things that give away the fact that he had many doubts about his own theory. If he were alive today, and could know what humans know now, my bet is he would have trashed his theory long ago”.
Tóm tắt: Khoa học càng phát triển, thuyết tiến hóa của Darwin càng tự phơi bày ra như một giả thuyết phi khoa học. Bác sĩ Stephen Blume, tác giả cuốn “Ảo ảnh tiến hóa”, nhận xét: “Darwin đã nói và viết nhiều điều cho thấy ông có nhiều ngờ vực về lý thuyết của chính mình. Nếu hôm nay ông còn sống, và được biết những gì nhân loại ngày nay biết, tôi đánh cược rằng ông đã vứt bỏ lý thuyết của mình vào sọt rác từ lâu”.

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

Einstein nói: “Giáo dục là những gì còn đọng lại sau khi người ta đã quên đi tất cả những gì người ta học được ở nhà trường”.

Môn sinh học tiến hóa để lại trong đầu óc người học cái gì? Với tôi, đó là ấn tượng “con người từ khỉ mà ra”, và câu đồng dao “đấu tranh sinh tồn là lẽ tự nhiên; đấu tranh trong loài là ác liệt nhất…”.

Hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20 là bằng chứng minh họa rõ nhất cho câu đồng dao đó. Liệu như thế đã đủ để khái quát tính phi nhân bản của học thuyết Darwin chưa?

Grenville Kent, một học giả Úc, nêu câu hỏi chất vấn: “Nếu chúng ta ca ngợi Darwin thì cớ sao lại kết tội Hitler?”. Chính Darwin cũng tự giới thiệu bản chất học thuyết của ông qua tiêu đề phụ trên trang bìa cuốn “Về nguồn gốc các loài” năm 1859: “Sự bảo tồn những giống loài được thiên vị trong cuộc đấu tranh sinh tồn” (Preservations of favoured races in the struggle for life). Tư tưởng này biểu lộ trắng trợn hơn trong cuốn “Nguồn gốc loài người” (The Descent of Man) năm 1871, trong đó Darwin nói: “Vào một giai đoạn nào đó không xa lắm, có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt và thay thế các chủng tộc man rợ trên khắp thế giới”.

Nhưng tại sao một học thuyết phi nhân bản như thế lại được rất nhiều nhà khoa học ủng hộ?

Một, vì nó là một hệ tư tưởng phù hợp với trào lưu vô thần đang trỗi dạy và thắng thế trong thế kỷ 19, như một hệ quả trực tiếp của những thành tựu khoa học vật chất và những cuộc cách mạng xã hội lật đổ thần quyền.

Hai, thông qua sơ đồ tiến hóa – một sơ đồ “hoành tráng” hứa hẹn giải thích được mọi bí mật của sự sống – đánh trúng vào khát vọng ngây thơ vốn dĩ của con người là khát vọng biết hết mọi sự thật, giải thích được mọi sự vật.

2Những người vốn có khát vọng giải thích được mọi thứ đã bị đánh lừa bởi khái niệm “chọn lọc tự nhiên”. Chữ “tự nhiên” gây cho người ta cảm giác đây là một cơ chế tương tác vật chất thuần túy, không có sự can thiệp của các lực lượng siêu tự nhiên, tương tự như tương tác vật chất trong cơ học Newton, hay tương tác điện từ,… Nhưng ít ai ngờ rằng chọn lọc tự nhiên thực ra là một khái niệm rất mơ hồ và tự mâu thuẫn. Mơ hồ vì không có bằng chứng thực tế hoặc thí nghiệm chứng minh, và không biết quy luật ấy từ đâu mà ra. Mâu thuẫn vì nếu tự nhiên có khả năng chọn lọc những biến dị có lợi để di truyền cho các thế hệ nối tiếp thì suy ra tự nhiên ấy có MẮT, có Ý THỨC, có TRÍ TUỆ, có TRÍ THÔNG MINH để ĐỊNH HƯỚNG cho sự tiến hóa. Nếu vậy thì tự nhiên ấy chính là Đấng Sáng tạo! Mâu thuẫn!

Vậy thuyết tiến hóa SAI ngay từ bản chất nền tảng của nó, và đó là lý do để lý thuyết này tuyệt đối vô bằng chứng. Mọi bằng chứng do thuyết tiến hóa đưa ra hoặc KHÔNG THUYẾT PHỤC, hoặc ngụy tạo. Thí dụ tin tức nói rằng DNA là bằng chứng của tiến hóa, đó là một sự lừa bịp trắng trợn, vì thuyết tiến hóa không thể giải thích mã DNA từ đâu mà ra, không thể giải thích vì sao lại tồn tại một chương trình kỳ diệu và vĩ đại như mã DNA để hướng dẫn sự sống.

Sự thiếu vắng bằng chứng đã làm Darwin lo lắng. Ông dành hẳn hai chương trong cuốn “về nguồn gốc các loài” để thảo luận vấn đề này. Đó là Chương 2, “Khó khăn đối với lý thuyết”, và Chương 9, “Về sự bất toàn của hồ sơ hóa thạch”.

Ông thừa nhận sự thật không tìm thấy những hóa thạch cần thiết, nhưng ông thường bịa ra lý do để sửa chữa cho sự bất ổn trong lý thuyết của ông. Chẳng hạn, lý do không tìm thấy hóa thạch sinh vật tiến hóa trước Vụ nổ Cambri CÓ THỂ là do biển cả đã nuốt chửng hết những hóa thạch đó. Kiểu bịa ra giả thuyết để sửa chữa mô hình lý thuyết của Darwin đã trở thành một truyền thống của thuyết tiến hóa. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong bái toán khó nhất của thuyết tiến hóa – bằng chứng của sinh vật đầu tiên trong chuỗi tiến hóa. Nói cách khác, đó là bài toán về nguồn gốc sự sống.

Thuyết tiến hóa nói gì về nguồn gốc sự sống

Thuyết tiến hóa nói toàn bộ sinh vật có chung một nguồn gốc. Nguồn gốc đầu tiên là A, rồi A tiến hóa thành B, B thành C, C thành D,… Vậy bắt buộc lý thuyết này phải nói rõ A từ đâu mà ra. Nói cách khác, lý thuyết này buộc phải trả lời được câu hỏi về nguồn gốc sự sống. Đây là bài toán quá khó, khó nhất đối với thuyết tiến hóa.

cambrian-explosion-Denver

Hình bên: Sự sống bùng nổ trong kỷ Cambri, xuất hiện hầu hết các loài gần như đồng thời. Sự kiện này bác bỏ thuyết tiến hóa.

Thực ra, vấn đề nguồn gốc sự sống là câu hỏi tự ngàn xưa của con người, một trong những câu hỏi triết học lớn nhất, sánh ngang với những câu hỏi triết học khác như nguồn gốc của vũ trụ, bản chất của vật chất,… Đó là những câu hỏi thuộc về bản thể luận (onto-logism), một lĩnh vực khoa học hẹp như sinh học không đủ sức để trả lời. Phải có sự hợp lực của tất cả các khoa học may ra mới có một câu trả lời tốt hơn, ít vô lý hơn, và không bao giờ có câu trả lời đầy đủ, thỏa đáng. Nói cách khác, nhận thức của con người có giới hạn. Định lý Bất toàn của Kurt Godel đã gợi ý cho chúng ta điều này. Những nhà khoa học thực sự uyên thâm hiểu rõ điều đó. Chỉ có những nhà khoa học thuần túy không có tư duy triết học mới cả gan trả lời những câu hỏi của bản thể luận bằng công cụ khoa học thuần túy thuộc lĩnh vực hẹp của mình.

Dường như dự cảm được khó khăn đó nên Darwin, khi xuất bản cuốn “Về nguồn gốc các loài” năm 1859, đã “né tránh một cách có ý thức việc thảo luận về nguồn gốc sự sống”. Đó là nhận định của bài báo “Charles Darwin và vấn đề nguồn gốc sự sống” ngày 25/07/2009 trên trang mạng NCBI của Thư viện Y học Quốc gia và Viện Quốc gia về Sức khỏe ở Mỹ [1].

Bài báo viết:
“Darwin nghĩ gì về nguồn gốc sự sống? Ý kiến của ông dường như đã thay đổi qua thời gian kể từ nhận định đầu tiên năm 1861 trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” xuất bản lần thứ 3, rằng …thật là vô căn cứ khi phản đối khoa học không rọi ánh sáng vào vấn đề vô cùng phức tạp về bản chất cốt lõi hoặc nguồn gốc sự sống. Ông đã nhắc lại điều này trong một thư gửi tới bạn thân của ông là Joseph Dalton Hooker ngày 29/03/1863, rằng… vào thời điểm hiện tại, thật là nhảm nhí khi nghĩ về nguồn gốc sự sống; cũng như nghĩ về nguồn gốc vật chất” [1]

Nhưng chẳng bao lâu sau chính ông lại bàn tới chuyện mà ông coi là “nhảm nhí” đó. Thật vậy, theo Wikipedia, thì 8 năm sau, ngày 01/02/1871, ông lại gửi thư cho Hooker, trong đó phỏng đoán “tia lóe đầu tiên của sự sống CÓ THỂ đã bắt đầu từ một cái ao nhỏ ấm áp, với tất cả các loại ammonia và muối phosphoric, hiện diện ánh sáng, nhiệt, điện,… để một hợp chất protein được tạo ra bằng kết hợp hóa học rồi sẵn sàng trải qua những biến đổi phức tạp hơn nữa” .[2]

Phỏng đoán trên sẽ lâm nguy nếu bị chất vấn: vậy tại sao ngày nay không thấy những “cái ao nhỏ ấm ấp” ấy ở đâu cả, chẳng thấy những phản ứng hóa học nào trong tự nhiên đẻ ra sự sống cả?

Như đã nói ở trên, Darwin rất giỏi ngụy biện để sửa chữa mô hình. Một lần nữa ông lại bịa ra giả thuyết rằng CÓ THỂ vì những lý do nào đó, những điều kiện môi trường giống như điều kiện của “cái ao nhỏ ấm áp” xa xưa ấy nay đã bị biến mất. Do đó, vấn đề tìm hiểu nguồn gốc sự sống phụ thuộc vào những thí nghiệm nhân tạo – làm sao tái tạo “cái ao nhỏ ấm áp” trong phòng thí nghiệm để tổng hợp ra sự sống.

Sự thật nói trên nói lên điều gì? Nó nói lên rằng thực ra Darwin chẳng có một tư tưởng gì rõ ràng về nguồn gốc sự sống. Ông mò mẫm, loay hoay tìm giả thuyết, và giả thuyết chỉ là tưởng tượng ngẫu hứng, không dựa trên cơ sở khoa học hay thực tế nào cả.

Tất nhiên, các môn đệ của Darwin phải cố biến cái “ao nhỏ ấm áp” của ông thầy thành hiện thực. Họ gọi nó bằng cái tên mới: “nồi súp nguyên thủy” (primordial soup) – “nồi súp” từ xa xưa chứa đựng những “điều kiện thiết yếu” để các nguyên tử, phân tử ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau thành ra sự sống đầu tiên.

Toàn bộ vấn đề nguồn gốc sự sống trong đầu Darwin cũng chỉ có thế mà thôi. Phần còn lại là do hậu duệ bổ sung thêm thắt, biến nó thành một dự án nghiên cứu lớn, đóng vai trò quan trọng bậc nhất của thuyết tiến hóa. Dự án này được gọi là “thuyết tiến hóa hóa học” (chemical evolution), vì nội dung cơ bản của nó là tạo dựng lại những điều kiện của “nồi súp nguyên thủy” sao cho có thể tổng hợp được sự sống từ các chất hóa học không sống.

Chuyện hoang đường của tiến hóa hóa học

Chương trình nghiên cứu tiến hóa hóa học thực ra là một nỗ lực làm tái sinh thuyết “sự sống hình thành tự phát” (spontaneous generation) – một lý thuyết đã có từ thời cổ đại, tin rằng sự sống có thể nẩy sinh từ vật chất không sống.
Thuyết “sự sống hình thành tự phát” đã bị đập tan bởi thí nghiệm nổi tiếng của Louis Pasteur mang tên “thí nghiệm bình cổ cong thiên nga”. Sau thí nghiệm này, Pasteur đã tuyên bố thách thức:

Học thuyết sự sống hình thành tự phát sẽ không bao giờ còn có thể hồi phục được nữa sau cú đòn chết người của thí nghiệm đơn giản này”.

Bio_Mini-Bios_Louis-Pasteur_SF_HD_768x432-16x9 copyVậy tại sao Darwin và các môn đệ vẫn hy vọng vào sự hình thành sự sống từ “nồi soup nguyên thủy”? Đơn giản vì họ không có lựa chọn nào khác – thà chống lại Pasteur, chống lại một định luât khoa học đã được chứng minh còn hơn để cho thuyết tiến hóa sụp đổ! Đây là một phản ứng sinh tồn mà chính thuyết tiến hóa đề xướng, qua đó để lộ bản chất phản khoa học của nó. Bình luận về việc này, bài báo “Skeletons in the Closet of Science” (Những bộ xương trong nhà kho của khoa học” của Wayne Jackson trên tạp chí Christian Courier ngày 01/04/2000 viết:

“Vâng, họ đang ở đây, cố níu kéo một lý thuyết không có cơ sở khoa học – ôm lấy một xác chết mà Pasteur và những người khác đã đưa tới nghĩa địa, và tuyệt vọng trong việc tìm kiếm một cái gì đó để giải thích thế giới của sinh vật sống” [3]

Nhưng nhiều người vẫn biết ơn Darwin, vì “nồi soup nguyên thủy” đã tạo ra một nguồn công ăn việc làm vô hạn, bởi lẽ nghiên cứu này sẽ kéo dài mãi mãi không bao giờ kết thúc – không bao giờ chế tạo ra sự sống. Về vấn đề này, bài báo “The Myth Of Chemical Evolution” (Chuyện hoang đường của thuyết tiến hóa hóa học) của David Rosevear cho biết:

Trong tế bào sống, mã DNA hướng dẫn việc tạo ra protein nhưng bản thân DNA lại được tạo ra bởi protein. Có nghĩa là chế tạo DNA sẽ vô cùng khó, vì nó vướng phải nghịch lý con gà và quả trứng. Không biết mã DNA có trước hay protein có trước. Để thoát khỏi nghịch lý này, các nhà tiến hóa nghĩ đến việc tạo ra RNA, vì RNA vừa có tính chất enzyme của protein vừa có khả năng chuyên chở thông tin như DNA. Nhưng liệu có thể chế tạo ra RNA không? Và liệu RNA đã đủ để bảo rằng đó là sự sống hay không?

Rosevear trả lời: Chẳng có thí nghiệm nào về nồi soup nguyên thủy tạo ra được bất kỳ cái gì giống RNA. Vả lại, dù có chế tạo ra RNA thì RNA cũng không tự nhân bản, một điều kiện cần thiết đầu tiên đối với một tế bào sống. Mặt khác, các tính chất enzyme của RNA không đủ linh hoạt đối với một tế bào đơn giản nhất có thể hình dung được. Thêm nữa, vấn đề nguồn gốc của thông tin mà RNA chuyên chở cũng vẫn chưa giải quyết được. Tóm lại, một tế bào chế thử chỉ dựa trên protein cũng không thể tạo ra sự sống, bởi vì protein thiếu khả năng tự tái tạo . [4]

Gần đây, rộ lên tin khoa học đã giải quyết được “nghịch lý con gà và quả trứng”. Xin nói ngay rằng đó chỉ là chuyện phóng đại. Thực tế là các nhà tiến hóa chỉ mới nêu lên giả thuyết giải quyết nghịch lý con gà và quả trứng, thay vì hiện thực. Giả thuyết đó chính là ý tưởng sẽ chế tạo ra RNA, thay vì thực tế đã chế tạo ra RNA.

Như đã nói, việc tạo ra giả thuyết là truyền thống của các nhà tiến hóa. Việc quảng cáo rùm beng cũng là nhu cầu tồn tại của họ. Họ giống như những kẻ sợ ma cứ phải gào thật to để át nỗi sợ hãi. Họ sợ thuyết tiến hóa vô bằng chứng nên phải gào to lên rằng đã có bằng chứng. Thực tế là khi đọc tin khoa học, chúng ta thường xuyên gặp những tin đại loại như “đã tìm thấy bằng chứng của thuyết tiến hóa”, “bằng chứng cho học thuyết Darwin”,… Tình trạng này khác hẳn các thông tin trong toán học và vật lý, nơi các bằng chứng thưởng rõ ràng. Nhưng bằng chứng của thuyết tiến hóa thưởng là giả tạo, hoặc ngụy tạo, hoặc không thuyết phục, gây tranh cãi. Người không có bản lĩnh có thể hoảng sợ, nhưng người có bản lĩnh thì không có gì ngạc nhiên.

8Hình bên: Tế bào thần kinh (trái), rất giống hình ảnh vũ trụ (phải). Tế bào là một vũ trụ thu nhỏ. Chọn lọc tự nhiên không thể tài tình đến mức tạo ra một vũ trụ nhỏ xíu như thế được. Nếu chọn lọc tự nhiên làm được điều kỳ diệu đó, thì tự nhiên chính là thần thánh.

Quả thật, muốn thoát khỏi nghịch lý “con gà và quả trứng” (vật chất DNA có trước hay thông tin của DNA có trước), thuyết tiến hóa bấu víu vào RNA, thế là ra đời “giả thuyết RNA” (RNA hypothesis). Nhưng giả thuyết RNA không tự giải thích được sự ra đời của chính RNA, vì thế lại phải có những giả thuyết khác. Thế là ra đời một loạt giả thuyết mới. Nếu lập một danh sách các lý thuyết có nhiều giả thuyết nhất thì thuyết tiến hóa phải đứng đầu. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu nguồn gốc sự sống, hiện nay có tới 7 giả thuyết, và chưa có giả thuyết nào trở thành hiện thực cả. Chẳng hạn: “giả thuyết về nồi súp nguyên thủy”, “giả thuyết về thế giới Zn”, “giả thuyết về miệng núi lửa dưới lòng đại dương”, “giả thuyết về thế giới PAH”,…

Vậy thực chất công việc trong các phòng thí nghiệm tiến hóa hóa học mang lại cái gì? Hãy nghe câu trả lời của Stephen Blume, một bác sĩ tự nhận mình là “một nhà tiến hóa đã phục hồi” (a recovered evolutionist) – một người từng say mê thuyết tiến hóa nhưng cuối cùng đã ngộ ra sự thật. Ông vạch trần tính bất khả (impossibility) của cái gọi là “abiogenesis” – lý thuyết sự sống ra đời từ cái không sống.

Abiogenesis is impossible (Tạo ra sự sống từ cái không sống là bất khả)

Trong bài báo “Abiogenesis made difficult” (Tạo ra sự sống từ cái không sống thật khó khăn) Stephen Blume mô tả:

4 copy“Các nhà sinh học tiến hóa làm việc với vấn đề tạo ra sự sống từ vật chất không sống đã cẩn thận đặt những thành phần vật chất được chọn lựa một cách hoàn hảo vào trong các hòm chứa, rồi biến đổi các điều kiện của môi trường với hy vọng tạo ra một cái gì đó. Nhưng chẳng có gì cả. Đây, bạn xem, nghề nghiệp của họ và kinh phí tài trợ của nhà nước mà họ nhận được phụ thuộc vào thắng lợi của họ. Nhưng CHẲNG CÓ GÌ được xem là một thành công. Nếu họ chế tạo ra được một vài đoạn RNA, họ sẽ làm lễ hội tưng bừng như phát điên. Các tạp chí khoa học định kỳ sẽ đăng những bài báo “tin tức khổng lồ” về việc họ đã thu được kết quả kinh ngạc như thế nào, và rằng chúng ta đang “hầu như đã tới lúc” sáng tạo ra sự sống trong phòng thí nghiệm. Lễ hội sẽ om sòm. Các phòng thí nghiệm PHẢI đạt được thắng lợi, nếu không, việc làm của họ và các quỹ tài trợ sẽ rơi vào tình trạng bị đe dọa trầm trọng. Có một sự kích thích về tiền bạc rất mạnh để đạt tới thắng lợi. Tất nhiên trong các bài báo họ sẽ không bao giờ đề cập đến sự thật là các tế bào sống có hàng chục ngàn proteins và hơn năm trăm enzymes của protein cần thiết để duy trì sự sống. Bất kỳ một kỹ sư nào cũng biết khi một nhà khoa học đối mặt với một dự án khó khăn, họ phải biết bước khó khăn nhất có thể thực hiện được hay không. Chẳng hạn, nếu chúng ta muốn bay trên một con tầu vũ trụ đến ngôi sao gần nhất, chúng ta phải biết chắc rằng đó là một dự án khả thi. Thật là vô lý nếu một chính phủ bắt đầu cho chế tạo một con tầu vũ trụ trước khi biết liệu chuyến du hành có thể thực hiện được hay không. Không thể như thế được. Với tốc độ 35.000 dặm một giờ, tốc độ lớn nhất chúng ta có thể bay trên một con tầu, cũng phải mất 35.000 năm để đến ngôi sao gần nhất. Các nhà sinh học cũng vậy, họ cần phải chú ý và lắng nghe những quy trình công nghệ tốt. Trước hết họ phải biết chắc chắn có thể biến vật chất không sống thành vật chất sống được hay không. ĐẦU TIÊN hãy lấy những tế bào chết rồi biến chúng thành tế bào sống đã. Nếu không làm nổi điều này thì sẽ là hoàn toàn vô nghĩa để tổ chức rầm rộ việc tổng hợp hóa sinh, trong khi không có hy vọng để thành công trong việc tạo ra mô sống từ một hỗn hợp vật chất không sống. Khoa học này thực ra chỉ là để kiếm chác tiền tài trợ và công ăn việc làm mà thôi!” [5].

Lời lẽ của Blume thật dữ dội, nóng nẩy. Nhưng đó là cái dữ dội, nóng nẩy của một người trung thực, ghét sự lừa đảo bịp bợm. Ông viết:

“Tôi đã nhiều lần trích dẫn lời Darwin rằng không thể tưởng tượng được làm thế nào mà con mắt có thể được tạo ra thông qua chọn lọc tự nhiên. Hiện nay ý kiến này trở thành nổi tiếng, được nhắc lại rất nhiều bởi những người chống thuyết tiến hóa bao gồm cả tôi. Các nhà tiến hóa than phiền rằng những trích dẫn này lấy câu nói đó ra khỏi ngữ cảnh, và nên nói toàn bộ những gì Darwin nói. Nhưng vấn đề ở đây là Darwin thể hiện sự ngờ vực nghiêm trọng về lý thuyết của ông. Bất kể ông nói gì sau khi bầy tỏ sự ngờ vực thì cũng không thể xóa được một sự thật tuyệt đối rằng ông đã biểu lộ sự ngờ vực. Sự ngờ vực ấy thể hiện ở câu nói này và nhiều câu nói khác nữa. Ông có nhiều thời gian để xem xét ông đã nói gì, vì lời ông nói đã được viết trong sách của ông. Đó không phải một phát biểu tùy tiện không đắn đo trước. Đây, câu nói của ông như sau: Tôi không ngần ngại thú nhận rằng, việc cho rằng con mắt – với tất cả những kỹ xảo khéo léo không thể bắt chước của nó để vi chỉnh tiêu điểm đối với những khoảng cách khác nhau, để thu nhận số lượng ánh sáng khác nhau, và để sửa chữa quang sai cầu và mầu – có thể được tạo ra bởi chọn lọc tự nhiên, dường như, là điều vô lý ở mức cao nhất”.

5Nếu con mắt không thể là kết quả của chọn lọc tự nhiên thì sự sống đầu tiên càng không thể là kết quả của một sự kiện ngẫu nhiên xẩy ra trong “cái ao nhỏ ấm áp” để “một hợp chất protein được tạo ra bằng kết hợp hóa học rồi sẵn sàng trải qua những biến đổi phức tạp hơn nữa” như Darwin nói. Nếu con mắt là một PHÉP MẦU của tự nhiên thì SỰ SỐNG ĐẦU TIÊN là một trong những phép mầu vĩ đại nhất.

Theo Blume, việc tổng hợp sự sống là BẤT KHẢ (impossible), và các nhà tiến hóa nên thành thật với sự thật này. Việc chế tạo ra một đoạn RNA hay DNA, về lý thuyết có thể đạt được về mặt hóa học, nhưng đoạn RNA hay DNA ấy có sống hay không lại là chuyện khác. Một sinh vật chết chưa tiêu hủy hết sẽ cung cấp cho chúng ta những mẫu RNA hoặc DNA, nhưng đó là RNA hoặc DNA chết. Đó không phải là sự sống. Đây, Blume viết:

6“Về lý thuyết, trong một phòng thí nghiệm chúng ta có thể gom tất cả những thành phần riêng biệt vào với nhau để tạo ra một tế bào: hạt nhân, tế bào chất, tất cả các thành phần cấu trúc bên trong tế bào, vách tế bào, màng plasma, và nang tế bào. Nhưng bất kể chúng ta thực hiện nhiệm vụ này khéo léo đến thế nào, chúng ta vẫn không thể tạo ra một tế bào sống. Chúng ta không thể tạo ra sự sống một cách võ đoán. Tổng hợp một phiên bản sống của một đơn vị tối thiểu của sự sống cũng đòi hỏi những năm tháng dài dằng dặc vượt quá khả năng của chúng ta. Kỳ quặc thay tham vọng này. Cái gì trong những tế bào nhỏ xíu này làm cho chúng sống? Phải chăng đó là một thứ thuốc luyện đan ma thuật? Chúng ta có thể xác định sự sống như nó vốn có, nó tự tái tạo như thế nào, nó phản ứng với kích thích tố như thế nào, nó có những tính chất tự bảo tồn như thế nào. Quan sát quá trình phân bào sẽ thấy kinh ngạc; ta thấy vật liệu di truyền ở nhân bào tự tái tạo, rồi các bản sao tách ra theo một kiểu đã biết. Mỗi phần chỉ làm cái mà nó được bảo phải làm. Sau đó vách tế bào nhú ra, nó tách tế bào về hai phía đúng tại tâm tế bào, để tạo ra hai tế bào mới từ một tế bào ban đầu. Làm thế nào mà vách tế bào biết “chồi ra”? Các thành phần khác phát ra tín hiệu gì, để các cấu trúc trong tế bào nhận được những tín hiệu đó rồi chúng biết đã đến lúc chúng phải tự sao chép bản thân, và chia tách bản thân thành hai nửa đối diện của tế bào? Cơ chế nào và lực nào gây ra quá trình hình thành vách và sự chia tách đó? Sau tất cả những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, sau tất cả những nghiên cứu, sau tất cả những lý thuyết, chúng ta thực sự chẳng có một tư tưởng nào xác định sự sống thực ra là cái gì. Và sự thật này là một sát thủ đối với các nhà sinh học tiến hóa”. [5]

Ý kiến của Blume thật hùng hồn. Ông phát đi một thông điệp rõ ràng: hãy khiêm tốn suy nghĩ lại xem bản chất sự sống là gì. Chừng nào chưa hiểu rõ những cơ chế bí ẩn bên trong sự sống, chừng ấy những nghiên cứu về tiến hóa hóa học chỉ là những dự án không tưởng (utopia).

Thực ra, nếu con người biết khiêm tốn, không cần phải đợi tới những khám phá về DNA và lý thuyết thông tin trong thế kỷ 20 mới biết rằng mình hiểu biết còn quá ít. Nói về sự sống, thiết tưởng hai định luật về sự sống do Louis Pasteur khám phá ra trong thế kỷ 19 đã quá đủ để thấy ý đồ chế tạo ra sự sống là không tưởng.

Hai định luật về sự sống do Pasteur khám phá

Năm 1848, Louis Pasteur trình lên Viện hàn lâm khoa học Pháp công trình khám phá của ông về tinh thể học, từ đó rút ra một định luật cơ bản của sự sống: Phân tử sự sống bất đối xứng, theo nghĩa là nó chỉ bao gồm một loại phân tử chiral, không có phân tử đối xứng gương với phân tử chiral đó. (Hai bàn tay là 2 hình chiral đối xứng gương với nhau). 

Tính bất đối xứng thuận một tay là ĐẶC TRƯNG của sự sống, là RANH GIỚI phân biệt sự sống với cái không sống. Phân tử của sự sống bất đối xứng, chỉ thuận một tay, trong khi phân tử không sống thì luôn luôn có hai phân tử chiral đối xứng gương với nhau, với tỷ lệ 50/50.
Đó là định luật thứ nhất về sự sống do Pasteur khám phá, được coi là một trong những khám phá khoa học quan trọng nhất thế kỷ 19, một trong những định luật cơ bản của tự nhiên.

Pasteur không dừng lại ở đó. Ông khái quát hóa một cách táo bạo rằng vũ trụ là bất đối xứng, và tính bất đối xứng của sự sống chỉ là một hệ quả. Ông tuyên bố: “Vũ trụ là bất đối xứng và tôi tin rằng sự sống, như ta biết, là một kết quả trực tiếp của tính bất đối xứng của vũ trụ hoặc hệ quả gián tiếp của nó. Vũ trụ là bất đối xứng”.

Trong một thời gian rất dài, không ai dám bác bỏ và cũng không dám xác nhận tư tưởng đó, vì nó vượt quá tầm nhận thức của người đương thời. Mãi cho tới hơn một thế kỷ sau, khám phá vật lý của Dương Chấn Ninh và Lý Chính Đạo về tính bất đối xứng trong thế giới lượng tử, đoạt Giải Nobel vật lý 1957, nhân loại mới giật mình nhận ra rằng Pasteur đúng.

Nhưng ngay từ thời của Pasteur, định luật bất đối xứng trở thành một THÁCH THỨC lớn đối với thuyết tiến hóa. Tại sao?

Vì thuyết tiến hóa vốn tự phụ rằng có thể giải thích được mọi bí mật của sự sống, phải giải thích được vì sao sự sống thuận tay trái. Nếu không giải thích được thì làm sao có thể chế tạo ra sự sống?

Thực tế, trong 167 năm qua, các nhà khoa học tiến hóa đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm tinh vi tại những trung tâm nghiên cứu hiện đại nhất, hòng chế tạo ra phân tử hữu cơ thuận tay trái. Nhưng đều THẤT BẠI.

Conceptual cells

Xin chú ý rằng xác suất để một phân tử hữu cơ thuận tay phải hoặc tay trái là như nhau: 50-50. Đó là lý do để phân tử hữu cơ tổng hợp tại phòng thí nghiệm luôn luôn đối xứng, thuận cả hai tay, tức là không sống. Vậy cớ sao sự sống chỉ thuận tay trái? Rõ ràng ở đây có một sự can thiệp từ bên ngoài để buộc phân tử sự sống phải như thế. Một chương trình bí ẩn nào đó, một tác động bí ẩn nào đó, một lực bí ẩn nào đó, một thiết kế bí ẩn nào đó của tự nhiên đã can thiệp để quy định phân tử sự sống phải bất đối xứng, thuận tay trái. Quy định ấy RẤT CÓ THỂ nhằm một mục đích nào đó để sự sống KHÁC HẲN vật chất không sống, chẳng hạn để tự nhân bản, sinh sôi nẩy nở, một quy trình chỉ có ở vật chất sống. Liệu khoa học có thể khám phá ra nhân tố bí ẩn đó là gì không? Có thể có, có thể KHÔNG BAO GIỜ, nếu tác động bí ẩn ấy nằm bên ngoài tự nhiên, hoặc siêu tự nhiên. Những người không thừa nhận yếu tố siêu tự nhiên cứ tưởng mình khôn, nhưng xem ra có thể là dại, vì tự đánh mất một khả năng tiếp cận sự thật.

Bạn có thể gọi chương trình bí ẩn đó, tác động bí ẩn đó, lực bí ẩn đó, thiết kế bí ẩn đó là gì cũng được. Nhưng chắc chắn đó phải là một TRÍ TUỆ THÔNG MINH. Các nhà tiến hóa không thừa nhận điều này nên chỉ còn cách đổ thừa cho vũ trụ. Nhưng đổ cho vũ trụ cũng chưa xong, vì nếu bị chất vấn tại sao sự sống trong vũ trụ lại bất đối xứng, thuận tay trái, thì lại phải bịa ra giả thuyết mới. Đó là sở trường của các nhà tiến hóa. Giả thuyết cứ treo ở đó mãi, không chết ai, và vẫn được tiếng là “KHOA HỌC”!

Tóm lại, không hiểu vì sao sự sống thuận tay trái thì không thể tạo ra sự sống được.

Định luật thứ hai ra đời từ cuộc tranh luận xung quanh câu hỏi: “Liệu sự sống có thể ra đời từ vật chất không sống không?”.

Trường phái “cổ điển” cho rằng “sự sống hình thành tự phát” (spontaneous generation), tức là sự sống có thể ra đời từ vật chất không sống. Thí dụ, rác rưởi sinh dòi bọ. Thuyết này có từ thời cổ Hy Lạp.

Trường phái “tân tiến” cho rằng “sự sống không thể ra đời từ vật chất không sống”.

Giữa thế kỷ 19, cuộc tranh luận bùng lên thành một cuộc tranh cãi triết học về sự sống, nóng bỏng đến mức Viện hàn lâm khoa học Pháp treo giải thưởng cho công trình nghiên cứu nào chứng minh được sự thật. Năm 1864, Pasteur đã được trao giải thưởng đó, nhờ thí nghiệm bình cổ thiên nga nổi tiếng.

Điều quan trọng không phải ở giải thưởng, mà ở định luật rút ra từ thí nghiệm này: “Sự sống chỉ có thể ra đời từ sự sống”, được gọi là định luât về nguồn gốc sinh học của sự sống” (biogenesis). Đó là định luật thứ hai của Pasteur về sự sống.

Vậy là một người Pháp, Louis Pasteur, từ 1848 đến 1864, đã xác định rõ ranh giới giữa thế giới sống và thế giới không sống bằng hai định luật cơ bản, định luật sự sống thuận tay trái và định luật sự sống chỉ ra đời từ sự sống. Cả hai định luật này đều phủ nhận thuyết tiến hóa, vì thuyết tiến hóa không thể giải thích được vì sao sự sống thuận tay trái, và không thể trả lời được sự sống từ đâu mà ra. Thuyết “nồi soup nguyên thủy” và “tiến hóa hóa học” đều chỉ là những giả thuyết vô bằng, không có giá trị thuyết phục.

Kết luận

Gần như trùng lặp với thời điểm Pasteur khám phá ra hai định luật về sự sống, ở bên kia biển Manche, một người Anh, lại đưa ra một lý thuyết hoàn toàn trái ngược, xóa nhòa ranh giới giữa thế giới sống và thế giới không sống bằng giả thuyết “cái ao nhỏ ấm áp”, mà bây giờ được gọi là “nồi soup nguyên thủy”, bất chấp các định luật khoa học đã được chứng minh. Người đó là Charles Darwin.

Pasteur và Darwin, hai nhân vật cùng thọ 73 tuổi, cùng nghiên cứu sinh học, cùng tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn trong nhận thức của loài người, nhưng theo hai chiều đối nghịch. Chắc chắn phải có một người đúng, một người sai.

Tất cả các khám phá của Pasteur đều đúng đắn, không thể tranh cãi được, vì đều có những bằng chứng chắc chắn, logic và thực chứng, thuyết phục, đem lại ích lợi to lớn cho nhân loại, thậm chí ông được gọi là ân nhân của nhân loại. Đó là nhận định đã được thừa nhận trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Darwin, tuy được rất nhiều người ủng hộ, thậm chí được tôn lên ngang hàng với những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, lý thuyết của ông được áp đặt vào các nhà trường, nhưng lại bị một bộ phận cũng rất lớn trong nhân loại coi là một kẻ lừa đảo bậc thầy. Phái chống Darwin đang ngày càng lớn mạnh. Tiên đoán của nhà sinh học Thụy Điển Soren Lovtrup đã và đang trở thành sự thật: “Một ngày nào đó câu chuyện hoang đường của học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như sự lừa gạt lớn nhất trong lịch sử khoa học”.

7 copyTình trạng chia rẽ nghiêm trọng về thuyết tiến hóa là một bi kịch chưa từng có của khoa học, đồng thời là bi kịch của xã hội hiện đại, kể từ giữa thế kỷ 19 tới nay. Không thể có một lý thuyết khoa học đúng đắn mà bị nghi ngờ, thậm chí bị chống đối mạnh mẽ đến như thế.

Vậy cái gì làm cho Pasteur khác hẳn Darwin? Cái gì làm cho hai nhân vật lớn ở hai bên bờ biển Manche này đối lập tuyệt đối với nhau? Phải chăng vì Pasteur là một con chiên ngoan đạo, trong khi Darwin là người vô thần.

Theo tôi, câu trả lời ấy không ổn, vì nó có thể gây nên hiểu lầm.

Hiểu lầm như thế nào? Và trả lời như thế nào là đúng? Muốn biết câu trả lời ra sao, xin đọc bài kỳ sau sẽ rõ: “Thảo luận triết học về tiến hóa”.

PVHg, 29/09/2015

GHI CHÚ:
[1] Charles Darwin and the Origin of Life http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2745620/
[2] Wikipedia >Abiogenesis>Pasteur and Darwin https://en.wikipedia.org/wiki/Abiogenesis

14. Einstein, Hawking, Darwin, and Flew: Their Thoughts


[3] http://www.christiancourier.com/feature/april2000.htm
[4] http://www.icr.org/article/myth-chemical-evolution/
[5] http://evoillusion.org/abiogenesis-made-difficult/

14 thoughts on “If Darwin were alive / Nếu Darwin còn sống

  1. 1. Nếu con mắt trên cơ thể động vật là một phép màu của đấng tạo hóa thì chất diệp lục ở thực vật cũng được coi là sự Ly-Kỳ-Diệu thứ hai của sinh giới. Hạt diệp lục trong lá cây có khả năng chuyển đổi gần như 100 % năng lượng của ánh sáng mặt trời thành các chất hữu cơ (thuận tay trái như Pasteur nói) trong khi các tấm pin mặt trời hiện nay chỉ có hiệu suất cao nhất là khoảng 20 %.

    Trong tự nhiên chưa từng có một cỗ máy nào hoạt động với hiệu suất cao khủng khiếp đến như vậy. Nếu người ngoài hành tinh đến trái đất thì việc đầu tiên họ làm đó là tìm kiếm và chiếm đoạt tất cả các hạt diệp lục này.

    Cũng xin lưu ý rằng, nói như dân IT thì con mắt chỉ là một “thiết bị ngoại vi”. Dữ liệu thu thập từ con mắt cần phải được bộ vi xử lí là bộ não xử lí thì mới có ý nghĩa. Nếu không thì cũng giống như chỉ “nhìn” mà “không thấy”, có “đọc” mà không “hiểu”. Còn một số thiết bị ngoại vi khác như tai, lưỡi, da, mũi… thì sao ? chúng cũng Ly-Kỳ-Diệu chẳng kém con mắt. Không chỉ thế, bạn cứ lấy bất kỳ một bộ phận nào đó của con người, thì đó cũng đều là những kỳ quan của tạo hóa. Sự tồn tại của chúng và cuối cùng là con người chỉ có thể giải thích bằng các “phép màu” chứ không thể giải thích bằng thứ “khoa học tiến hóa” của Darwin.

    2. Nhiều triết gia cho rằng Vũ trụ và Sự sống hình thành và phát triển giống như là các “Tư tưởng” hơn là thế giới “vật chất thông thường”. Thật là Kỳ diệu và Bí ẩn.

    Thích

      • Chỉ có hóa thạch người tối cổ là người 100% là người hoặc hóa thạch vượn 100%. Hoàn toàn không có hóa thạch vượn-người hoặc người-vượn. Các hóa thạch được tuyên bố là của người-vượn hoặc vượn-người đều là giả, điển hình là hóa thạch “Người Piltdown”. Đừng tin vào những phim video người vượn mà giới tiến hóa tạo ra bằng hình ảnh 3D. Đó là bịp bợm. Với khoa học DNA ngày nay, người ta dễ dàng xác định một hóa thạch là người hoặc vượn. Nếu tìm được hóa thạch người-vượn (không 100% người hoặc không 100% vượn) thì chắc chắn đó sẽ là một tin khoa học động trời, và thuyết tiến hóa sẽ làm rùm beng, đòi tranh Giải Nobel ngay. Nhưng không hề có, vì thế họ phải tạo ra nhiều hóa thạch giả mạo. Đó là một sự thật mài ai cũng có thể biết. Chỉ cần có khả năng đọc tiếng Anh, vào Google, gõ “evolution frauds”, bạn sẽ có hàng đống thông tin về các hóa thạch giả của thuyết tiến hóa. Trang PVHg’s Home đã cung cấp một số trường hợp. Bạn hãy tự nghiên cứu thêm

        Đã thích bởi 1 người

  2. Nếu cái sự sống kỳ diệu kia không thể được tạo ra một cách “tự nhiên” hay ngẫu nhiên từ cái guồng máy vũ trụ vô cảm, mà chỉ có thể được tạo ra từ sự sống khác thì ắt phải có ít nhất một sự sống khởi đầu là cội nguồn của mọi sự sống. Nếu suy rộng ra thì sự sống khởi đầu ấy phải có trước vũ trụ.
    Nếu nhìn dưới cặp mắt của một nhà thiết kế thì chắc chắn cái vũ trụ kỳ diệu và sự sống trong vũ trụ phải được hình thành bởi một nhà thiết kế.
    Vậy, nhà thiết kế đó chính là sự sống đầu tiên, là cội nguồn của mọi sự. Điều này khá rõ ràng, chỉ tiếc là chúng ta chưa có dịp được nhìn thấy Ngài thôi.

    Thích

  3. Generally speaking what if Darwin lived again what he is going to change the world? Is it worst or better? Why he is the only one who came up one theory of evolution? I will never understand how the miracle of life explosion because it is super nature from the creature when heaven and earth were born. This is top question which human still going on to define the meaning of life, and the origin of life where they came from? There are three main concepts remain in explanation about how the universe were created.

    Base on Bible people believe God is a creature. Base on Buddha faith people believe Nature is a creature, and now come to new age of science which make people stronger believe in evolution that proving we human have some dna same as sapien when life on earth were formed. It has changing our view, it attracts our curiosity to know the true, and you know the true will set you free obviously not, it is a contradict matter that we always going same circle of psychology belief. Darwin has his point of view about doing scientist job to bring the evident knowledge to the world but he doesn’t know his theory was opposed by majority. If more people believe scientifical, they will continue making or modifying Darwin’s evolution theory alive and this is a sign for our human’s worry.

    Thích

  4. Vậy bác chứng minh rằng những công trình khoa học về quá trình tiến hóa của con người. Từ các giống người tiền sử như: Homo sapiens, Homo neanderthalensis, Homo rhodesiensis, Homo antecessor, Homo erectus, Homo ergaster…. tiến hóa thành người hiện đại?
    Bác chứng minh lại những trường hợp lại giống ở loài người?
    Căn cứ Thuyết Tiến Hóa của Darwin, kênh NATIONAL GEOGRAPHICS đang làm bộ film khoa học
    THE GREAT HUMAN RACE

    Đã thích bởi 1 người

  5. Pingback: THÔNG TUỆ và NGU DỐT | Khoa học và Tu luyện

  6. những “nhà khoa học” đang cố chứng minh thuyết tiến hóa bằng cách tạo ra sự sống bằng vô cơ chẳng phải tự chống lại thuyết tiến hóa đó sao!!! chính hành động “tạo ra sự sống” cũng đủ chứng tỏ sự sống không từ hư không mà sinh ra!

    Thích

Bình luận về bài viết này