LIFE EXPLOSION / Sự bùng nổ sự sống

1

Abstract: Darwin once admitted that Cambrian Explosion – the explosion of life in Cambrian period – and the imperfection of fossil record might destroy his theory. Darwin’s followers had to resist the risk of evolution collapse by inventing new pseudo-scientific theories, and even by creating evolution hoaxes.

Tóm tắt: Darwin từng thừa nhận Vụ nổ Cambri – sự bùng nổ của sự sống trong kỷ Cambri – và sự bất toàn của hồ sơ hóa thạch có thể hủy hoại lý thuyết của ông. Môn đệ của Darwin đã phải chống cự nguy cơ sụp đổ của thuyết tiến hóa bằng cách đưa ra các lý thuyết mới ngụy khoa học, và thậm chí bằng cách tạo ra những trò lừa đảo về tiến hóa.

Sự bùng nổ của sự sống

Vụ nổ Cambri, tức là sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri, là sự hình thành sự sống trong một giai đoạn tương đối ngắn, được coi như một vụ bùng nổ, bắt dầu từ khoảng 542 triệu năm trước trong kỷ Cambri, trong đó hầu hết các ngành động vật chủ yếu như ngày nay ta thấy đã xuất hiện. Đó là điều đã được xác nhận bởi các hóa thạch tìm thấy từ thế kỷ 17-18-19, tức là rất lâu trước khi thuyết tiến hóa của Darwin ra đời.

Sự bùng nổ này kéo dài trong khoảng 20-25 triệu năm, dẫn tới sự phân nhánh của phần lớn các ngành động vật đa bào. Hơn nữa, sự kiện này tạo nên tính đa dạng chủ yếu của các loài sinh vật khác. Trước vụ nổ Cambri, hầu hết sinh vật đều đơn giản, bao gồm những tế bào cá thể tổ chức thành những bầy đàn. Trải qua 70-80 triệu năm tiếp theo, tốc độ đa dạng hóa đã tăng vọt. Hầu hết các ngành động vật hiện nay ta thấy đều xuất hiện trong giai đoạn này.

Vụ nổ Cambri đã gây nên một cuộc tranh luận khoa học lớn. Đây là bằng chứng rõ rệt cho thấy thuyết tiến hóa SAI, vì thuyết này cho rằng sinh vật hình thành và tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, từ bậc thấp đến bậc cao, dựa trên quá trình chọn lọc tự nhiên, và điều ấy đòi hỏi một thời gian RẤT DÀI để biến loài này thành loài khác. Nói cách khác, theo thuyết tiến hóa, các loài không thể xuất hiện cùng một lúc, mà phải lần lượt xuất hiện từ loài này đến loài khác. Quá trình biến đổi ấy không thể diễn ra nhanh chóng, mà đòi hỏi một thời gian rất dài, qua hàng trăm hoặc hàng ngàn triệu năm, sao cho các biến đổi vi phân trở thành một biến đổi tích phân. Theo toán học, tích phân là tổng vô hạn của các vi phân. Vì thế muốn có một biến đổi tích phân – muốn một loài này biến thành loài khác – phải có một số vô hạn những biến đổi dần dần từng tí một như Darwin đã nói. Nói cách khác, phải có một thời gian vô cùng lớn mới có thể biến một loài này thành loài khác. Điều này trái với sự kiện bùng nổ gần như cùng một lúc trong kỷ Cambri.

Chú ý rằng trái đất hình thành từ 4,6 tỷ năm trước đây, hóa thạch của sự sống xa xưa nhất có tuổi khoảng 3,5 tỷ năm, nhưng các nhà khoa học ước tính sự sống có thể ra đời từ trước đó, khoảng 3,8 tỷ năm trước đây. Tóm lại, sự sống có một lịch sử dài ít nhất 3800 triệu năm. Do đó lịch sử các loài hiện đại, kể từ khi xẩy ra vụ nổ Cambrian đến khi xuất hiện hầu hết các loài, diễn ra trong khoảng tổng cộng 100 triệu năm. Thời gian này so với toàn bộ lịch sử sự sống chỉ bằng 2,5%. Nếu lịch sử sự sống là một đường thẳng nằm ngang trên trang giấy này thì lịch sử hình thành sự sống hiện đại chỉ là một điểm trên đường thẳng đó. Tóm lại, sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambrian là một đoạn RẤT NGẮN! Nói cách khác, sự hình thành các loài hiện đại gần như đồng thời cùng một lúc. [1]
4Đó là một kết luận khoa học đã được chấp thuận từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, dựa trên bằng chứng hóa thạch thuyết phục, trước khi thuyết tiến hóa của Darwin ra đời. Đó là lý do để chính Darwin phải thừa nhận rằng sự bùng nổ của sinh vật trong kỷ Cambri là một đòn chết người đối với thuyết tiến hóa.

Thật vậy, trong cuốn “Về nguồn gốc các loài”, ông viết:

Nếu rất nhiều loài, thuộc cùng một giống hay một họ, thực sự ra đời cùng một lúc, thì sự thật đó sẽ là một đòn tai hại dẫn tới cái chết của lý thuyết về sự ra đời của các loài với sự biến đổi từ từ thông qua chọn lọc tự nhiên”.

3Ở một chỗ khác, Darwin công khai bầy tỏ nỗi thất vọng:

Tôi kết luận rằng nhóm lớn này đã bất thình lình hình thành vào lúc khởi đầu của kỷ thứ ba. Đây là một nỗi băn khoăn phiền muộn đối với tôi, đến với tôi khi tôi suy nghĩ thêm về sự xuất hiện đột ngột của một nhóm lớn các loài”.

“Vấn đề này cho tới nay vẫn chưa giải thích được; và có lẽ nó thực sự thôi thúc như một lập luận chống lại quan điểm mà chúng ta đang theo đuổi”.

Theo Wikipedia, trong cuốn “Về nguồn gốc các loài”, Charles Darwin xem sự xuất hiện bất thình lình của nhóm bọ ba thùy (trilobites) cô độc không có tổ tiên, và sự vắng mặt của các hóa thạch khác, không nghi ngờ gì nữa, là một sự thật nghiêm trọng nhất trong các khó khăn trong lý thuyết của ông về chọn lọc tự nhiên. Ông lý luận rằng biển cả xa xưa đầy nhung nhúc sinh vật, nhưng hóa thạch của chúng không tìm thấy được là do hồ sơ hóa thạch không hoàn chỉnh. Trong lần xuất bản thứ sáu, ông nhấn mạnh thêm vấn đề này như sau:

Đối với câu hỏi tại sao chúng ta không tìm thấy những tầng viả giầu hóa thạch thuộc những giai đoạn sớm nhất trước kỷ Cambri, tôi không thể đưa ra câu trả lời thỏa mãn.”

Vậy mà các nhà tiến hóa ngày nay vẫn cố nói rằng có sự tiến hóa trong kỷ Cambri. Họ chỉ có thể lòe bịp những người không chuyên bằng các thuật ngữ khoa học rắc rối khó hiểu, thay vì đưa ra những bằng chứng thuyết phục.

2Đối với Darwin, chỉ có thể cứu thuyết tiến hóa bằng những hóa thạch thuyết phục, chứng minh sự biến đổi dần dần từng tí một từ loài này sang loài khác. Nhưng làm gì có hóa thạch như ông mong muốn? 156 năm đã trôi qua, các nhà tiến hóa không hề có những bằng chứng làm thỏa mãn Darwin (dù ông đã về bên kia thế giới). Ngoài cách bịa đặt ra những lý thuyết rắc rối để sửa chữa mô hình đã hỏng của họ (một kiểu làm việc lặp đi lặp lại của các nhà tiến hóa từ xưa tới nay, luôn chạy theo việc sửa chữa mô hình), họ không thể thuyết phục được những người có bản lĩnh khoa học, vì họ không có cái mà Darwin lo lắng nhất – bằng chứng hóa thạch thuyết phục.

Đó là “cái gót Achilles” của thuyết tiến hóa.

Để lấp chỗ yếu của mình, nhiều nhà tiến hóa đã không ngần ngại lừa đảo. Vụ lừa đảo “Người Piltdown” là điển hình. Nhưng không phải chỉ có một vụ đó. Còn nhiều vụ khác. Một nhà tiến hóa có lương tri ắt phải lấy làm xấu hổ vì hàng loạt vụ lừa đảo về tiến hóa đã bôi nhọ thanh danh của Darwin, bôi nhọ thanh danh của khoa học nói chung, và tất nhiên, bôi nhọ thanh danh của thuyết tiến hóa.

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

NHỮNG VỤ LỪA ĐẢO VỀ TIẾN HÓA

Một loài nửa chim nửa bò sát được gọi là Archaeoraptor

Archaeoraptor là một hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc và được xem như một mắt xích bị mất tích trong chuỗi tiến hóa từ bò sát lên chim (Thuyết tiến hóa nói rằng bò sát tiến hóa theo hai nhánh, một nhánh thành động vật có vú, một nhánh thành chim). Cụ thể Archaeoraptor được xem như một loài chim khủng long. Năm 1999, tạp chí National Geographic, một tạp chí chuyên ủng hộ thuyết tiến hóa, đã công bố tìm thấy hóa thạch này, như một bằng chứng của thuyết tiến hóa. Nhưng những nghiên cứu kỹ lưỡng cho biết đó là một bằng chứng giả mạo, một sự lắp ghép nhiều mảnh xương của các loài khác nhau. Tháng 10 năm 2000, chính tạp chí National Geographic lại đăng bài cải chính, cho biết đó là một hóa thạch giả: một phần hóa thạch là của khủng long, một phần là của chim, hai phần tách biệt được đem ghép vào nhau để bảo đó là loài chim khủng long.

6

Hình bên: khủng long biết bay, một trò lừa đảo về tiến hóa từ bò sát lên chim năm trên tạp chí National Geography năm 1999.

Trước tình trạng hóa thạch ngụy tạo phục vụ thuyết tiến hóa ngày một nhiều, thậm chí có thể là một dịch vụ làm ăn kiếm chác, những người chính trực đã phải lên tiếng báo động. Bài báo “Archaeoraptor Hoax Update – National Geographic Recants!” (Cập nhật vụ lừa đảo về loài chim khủng long Archaeoraptor – tạp chí National Geographic rút lui ý kiến) trên trang mạng Answersgenesis.com lên tiếng:

“Khi có thêm bằng chứng về những hóa thạch được ngụy tạo bị lộ ra, người ta phải đặt câu hỏi nghiêm túc về tính chính trực của ngành dịch vụ kiếm chác bằng hóa thạch và những câu chuyện mà những hóa thạch giả này muốn nói”.

Bài báo cho biết:

Hoàn toàn trái ngược với bài báo hồ hởi gây chấn động trước đây về việc phát hiện loài chim khủng long này, tạp chí National Geographic Tháng 03/2000 đăng một tin ngắn khiêm tốn, trích một lá thư của Xu Xing, một nhà cổ sinh học chuyên về động vật có xương sống thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh, kèm theo một thư trả lời thận trọng có tính toán của ban biên tập. Thư của Xu Xing viết:

“Sau khi quan sát một mẫu vật mới của loài khủng long dromaeosaur có lông vũ trong một bộ sưu tập cá nhân và so sánh nó với hóa thạch Archaeoraptor, tôi đã kết luận rằng Archaeoraptor là một sự lắp ghép. Những phần đuôi của hai hóa thạch này là tương tự, nhưng những bộ phận khác của mẫu vật dromaeosaur rất khác biệt với Archaeoraptor, thực ra là gần giống với loài khủng long Sinornithosaurus. Mặc dù tôi không muốn tin vào điều đó, nhưng Archaeoraptor dường như là được lắp ghép bởi một cái đuôi của loài khủng long dromaeosaur với một thân thể của chim”.

Thay vì thể hiện sự xấu hổ và dũng cảm cải chính rằng Archaeoraptor là một vụ lừa đảo, tạp chí National Geographic đã gián tiếp thanh minh và tự làm nhẹ tội bằng những lời lẽ khôn khéo sau đây:

“Xu Xing là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu chim khủng long Archaeoraptor. Khi chúng tôi chuẩn bị ấn loát, các nhà nghiên cứu ở Mỹ thông báo rằng những hình chụp nội soi đối với hóa thạch Archaeoraptor dường như xác nhận những nhận định trong bức thư của Xu Xing. Kết quả giám định Archaeoraptor và chi tiết của kỹ thuật mới mà nó đã tiết lộ những dị thường trong việc tái cấu trúc hóa thạch sẽ được công bố ngay khi những nghiên cứu mới hoàn thành”.

Bài báo trên Answersingenesis.com cảnh báo:

“Một bài báo trên tạp chí New Scientist ngày 19/02/2000 đã rọi ánh sáng vào vấn đề đang dấy lên là vấn đề hóa thạch giả và ngụy tạo. Đề cập đến hóa thạch chim khủng long tìm thấy ở Trung Quốc, nhà cổ sinh học Kraig Derstler tại Đại học New Orleans ở Louisiana nói: “Hầu hết mọi người mà tôi đã gặp ở ngoài thị trường cổ vật đều có một thứ cổ vật nào đó được tái tạo sao cho nhìn hấp dẫn hơn”. Thị trường bất hợp pháp nhưng lợi nhuận cao về hóa thạch chim ở Trung Quốc đã dụ dỗ những nông dân ở các trang trại địa phương chế tạo ra những hóa thạch thật hoặc giả để cung cấp cho thương trường. Derstler chỉ ra rằng “rất dễ làm đồ giả nhưng rất khó phát hiện đồ giả”. Nhà cổ sinh học Luis Chiappe thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Los Angeles, kể lại cho mọi người nghe chuyện một mẫu vật hóa thạch đã đánh lừa ông như thế nào, mãi cho đến khi ông nhận thấy một chân của nó dài hơn chân kia. Ông nói: “Tôi không dám chắc đó là một sai sót. Chỉ đến khi một cuộc giám định kết thúc mới phát hiện ra rằng hóa thạch này được ngụy tạo bằng cách ghép hai phiến đá có hóa thạch dính vào với nhau. “Nhìn bề ngoài bạn không thể thấy điều đó”. Tiến sĩ Larry Martin tại Đại học Kansas, người đã đưa ra những phê phán đanh thép đối với lý thuyết bò sát tiến hóa thành chim, nói: “Tôi không tin vào bất cứ một mẫu vật nào trong số những mẫu vật này chừng nào tôi chưa kiểm tra bằng tia X. Việc lắp ghép và những kẽ hở trong hóa thạch ngụy tạo sẽ bị phát hiện bởi tia X…”.

Bài báo kết luận: “Chim khủng long Archaeoraptor và những hóa thạch khác ở Trung Quốc như Sinosauropteryx,… đã được sử dụng như bằng chứng chứng minh thuyết tiến hóa…”.

Loài bướm đêm Peppered Moth

Đây là một câu chuyện giả mạo cũng đã từng được đưa vào sách giáo khoa sinh học trong nhiều năm. Trong bài báo “Biết gì về loài bướm đêm Peppered Moth?” (What About The Peppered Moth?), tiến sĩ John Morris, kể lại câu chuyện như sau:

Trong những năm 1800, gần như tất cả các con bướm đêm cá biệt đều có mầu xám sáng, lốm đốm hạt tiêu. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm, chúng cần phải ẩn trốn ban ngày để tránh các loài chim ăn thịt. Vì cây cối và các tảng đá được che phủ một cách điển hình bởi mâu xanh lá cây sáng lốm đốm, những cây địa y mầu xám, nên bướm đêm được ngụy trang một cách hiệu quả. Một con bướm đêm hiếm họi trưng ra một mầu đen tuyền sẽ dễ bị loài chim phát hiện; do đó chúng khó mà sống sót. Trung bình hơn 98% loài bướm đêm có mầu xám sáng, nhưng cả loại mầu tối và mầu sáng đều thuộc cùng một loài và chúng có thể giao phối với nhau để sinh sản một cách hiệu quả.

Nhưng rồi xẩy ra cuộc cách mạng công nghiệp. Không khi bị lấp đầy mồ hóng, mồ hóng bao phủ lên cây cối và các tảng đá với những chất độc hại, giết chết địa y và làm cây cối đen xẫm. Thế là loài bướm đêm mầu sáng dễ bị phát hiện và bướm đêm mầu tối lại được ngụy trang tốt. Vào thời điểm chuyển thế kỷ (từ 19 sang 20), 98% loài bướm đêm trở thành mầu đen! Khi bác sĩ y khoa người Anh là Bernard Kettlewell nghiên cứu hiện tượng này trong những năm 1950, câu chuyện bướm đêm đổi mầu trở thành “bằng chứng của chọn lọc tự nhiên dẫn tới sự mất tích loài bướm đêm sáng mầu“. Còn thí dụ nào hay hơn chuyện bướm đêm này để chứng minh tác động của chọn lọc tự nhiên? Trong một thời gian rất dài, chuyện bướm đêm được coi là một bằng chứng tuyệt vời chứng minh học thuyết Darwin.

Nhưng…

Vài năm trước đây, cuộc nghiên cứu của Bernard Kettlewell đã bị lột trần là giả mạo. Tiến sĩ Dr. Morris cho biết:

Tạp chí Nature, tập 396, năm 1998, trang 35-36 nói rằng lý lẽ của Kettlewell không được những nhà nghiên cứu khác kiểm tra. Hơn nữa, hiện nay chúng ta biết cả bướm đêm sáng mầu lẫn tối mầu đều không đậu ở những thân cây hoặc trên các tảng đá lúc ban ngày như đã mô tả trong sách giáo khoa. Những bức ảnh chụp những cảnh đó là ngụy tạo bằng cách dính bướm vào cây cối hoặc các tảng đá.

7Hình bên: Bernard Kettlewell và những bức ảnh giả mạo chọn lọc tự nhiên.

Tiến sĩ Morris kết luận: “Do đó bằng chứng nổi tiếng của thuyết tiến hóa đã phản bội lại chính nó, và các nhà tiến hóa có hiểu biết đang khuyên bảo rằng câu chuyện bướm đêm đó không được sử dụng nữa.

Ngay cả trong trường hợp nghiên cứu về bướm đêm là sự thật thì nó cũng chẳng nói lên điều gì về tiến hóa cả. Tất cả câu chuyện chỉ nói lên một sự thật có loài bướm đêm sáng mầu và bướm đêm tối mầu cả trước lẫn sau cuộc cách mạng công nghiệp.

Còn nhiều trường hợp giả mạo khác được lấy làm bằng chứng cho thuyết tiến hóa, nhưng không thể kể hết ra đây. Độc giả nào cần tìm hiểu vấn đề này, chỉ cần vào Google gõ “Evolution Frauds”, sẽ có ngay hàng loạt thông tin về vấn đề này. Thí dụ:
■ Bằng chứng giả của Earnst Haeckels về sự tiến hóa của bào thai (Earnst Haeckels evolution embryo fraud)
■ Người Nebraska. Mô hình sai lầm về tiến hóa được tạo ra từ răng lợn. Loài lợn này cũng vẫn còn sống. (Nebraska Man. False evolutionary model made from a pigs tooth. The pig was still alive too).
■ Người Java là sai lầm! (Java Man is False!)
■ Người Neanderthal, một sự lừa đảo có tính toán khác của các nhà khoa học tiến hóa (Neanderthal man, another deliberate fraud by evolutionist scientists.)

Những vụ lừa gạt nói trên đều đã được trình bầy ngắn gọn trong bài báo “Evolution frauds” (Những vụ lừa gạt về tiến hóa) trên trang mạng “Evolution is not science” (Thuyết tiến hóa không phải là khoa học)

Kết luận

5Hình bên: Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Darwin. Bí mật về hồ sơ hóa thạch kỷ Cambri.

Những sự thật ở trên nói lên cái gì? Nếu Darwin còn sống, liệu ông có chấp nhận cho các môn đệ của ông gian trá như vậy không? Chắc chắn là không! Điều cần kết luận ở đây là tại sao các nhà tiến hóa phải ngụy tạo bằng chứng? Câu trả lời đơn giản là vì thuyết tiến hóa vô bằng chứng!

Những ai tin thuyết tiến hóa xin hãy thận trọng, nhất là những gì quý vị đọc được ở sách giáo khoa mà không bao giờ nhìn thấy bằng chứng thực tế! Ngay cả bằng chứng thực tế cũng phải coi chừng, bởi có rất nhiều bằng chứng ngụy tạo!

Thêm nữa, hãy tự nghiên cứu để có một cái nhìn thận trọng đối với những tạp chí uy tín như tạp chí National Geographic, những hội nghị uy tín như hội nghị phổ biến bằng chứng tiến hóa do tạp chí National Geographic tổ chức, những giáo sư tiến sĩ uy tín như những giáo sư tiến sĩ đã ngụy tạo bằng chứng giả cho thuyết tiến hóa.

Trong thời đại internet ngày nay, sự thật khó che giấu. “Một ngày nào đó câu chuyện hoang đường của học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như sự lừa gạt lớn nhất trong lịch sử khoa học” – tiên đoán của nhà sinh học Thụy Điển Soren Lovtrup đã và đang được chứng minh trên thực tế.

Buồn thay, thủ phạm của những vụ lừa đảo về tiến hóa đều là những nhà tiến hóa hoặc nhà khoa học ủng hộ thuyết tiến hóa. Bản thân việc này cũng trở thành một bằng chứng mạnh mẽ để kết tội thuyết tiến hóa, như tuyên bố của Soren Lovtrup.

PVHg, 25/09/2015

GHI CHÚ [1]: Về niên đại hình thành trái đất và sự sống, thời gian của vụ nổ Cambri và thời gian hình thành hầu hết các loài hiện đại, các tài liệu khác nhau đưa ra những số liệu xấp xỉ nhau, không hoàn toàn chính xác như nhau. Vì thế số liệu dẫn ra trong bài này có thể khác biệt một chút với những tài liệu khác. Tuy nhiên sự khác biệt đó không lớn và không làm ảnh hưởng đến các nhận định.

Tài liệu tham khảo:
Cambrian Explosion
https://en.wikipedia.org/wiki/Cambrian_explosion
Charles Darwin Doubts about His Theory
http://x-evolutionist.com/charles-darwin-described-the-problems-with-his-theory-in-his-book-origin-of-species/#comment-19865
Archaeoraptor Hoax Update – National Geographic Recants!, Answersingenesis.org:
https://answersingenesis.org/dinosaurs/feathers/archaeoraptor-hoax-update-national-geographic-recants/
Evolution frauds
https://evolutionisntscience.wordpress.com/evolution-frauds/

12 thoughts on “LIFE EXPLOSION / Sự bùng nổ sự sống

  1. Sau khi chết, thi hài của Darwin đã được an táng tại Đại giáo đường Westminster London, nơi đã từng là địa chỉ yên nghỉ của Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhất, các quốc vương và nhiều Danh nhân khác của nước Anh như Newton, Dickens…Điều này cho thấy đương thời Darwin đã được xã hội Anh quốc đánh giá và tôn vinh cao như thế nào. Có lẽ đây là một sự lầm lẫn tệ hại của lịch sử. Nhưng đây không phải là một trường hợp duy nhất đối với một người được lịch sử cho là “vĩ nhân”. Các nhà sử học, các khoa học gia, các chính trị gia, các bình luận gia…liệu có câu trả lời rốt ráo cho vấn đề này không ? Phải chăng cái trí tuệ của loài người không bao giờ có đủ năng lực để đánh giá một vấn đề nào đó cho đến nơi đến chốn, cho dù các hiện tượng xảy ra đã có một “độ lùi lịch sử” nhất định của chúng ? Hay phải chăng loài người chưa đủ độ tin cậy để Thượng đế có thể trao quyền đánh giá mọi chuyện, để đến nỗi loài người phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác trong suốt chiều dài của lịch sử ? Có lẽ là do cả hai.

    Thích

  2. Cảm ơn tác giả đã có loạt bài về các sai lầm của học thuyết tiến hóa Darwin giúp người đọc cần có những tường minh trong quan niệm thế giới quan của mình.

    Không còn nghi ngờ gì khoa học đã cống hiến cho nhân loại hưởng các thành quả phát triển rất ấn tượng nhưng khoa học cũng tồn tại các mặt hạn chế mà người ta nhìn thấy rất rõ xuất phát từ: Sự ngộ nhận trong khoa học; Mặt tối “tiêu cực” của khoa học; Sự lãng phí trong khoa học…

    Trong giới nghiên cứu khoa học nói riêng từ xưa đến nay người ta đã chỉ ra rất nhiều “căn bệnh” và khi sự thật bị phanh phui thì mới thấy các nguyên nhân cũng xuất phát từ động cơ không lành mạnh của cá nhân.Thế nhưng nó đã tồn tại trong thời gian không ngắn trong cộng đồng khoa học và đã gây ra những hệ lụy tiêu cực. Nếu ai chưa đọc tôi xin liệt kê một số bài báo đã chỉ ra 02 căn bệnh chết người như dưới đây:

    1. Sự lừa đảo và những vụ lừa dối trong khoa học.
    Vào năm 2006 tại Hàn Quốc đã xảy ra một vụ xì căng đan chưa từng thấy trong giới nghiên cứu khoa học nước này. Trường đại học Quốc gia Seoul của Hàn Quốc đã buộc phải ký một quyết định quan trọng là tước danh vị “nhà khoa học tối cao” của giáo sư Hwang Woo Suk và loại khỏi ban giảng dạy của mình.
    Đây là một câu chuyện không thể ngờ với người Hàn Quốc vì người dân Hàn luôn luôn sùng bái và tin ông là một ứng viên tương lai của giải Nobel để đem danh dự tầm cỡ thế giới cho nước này sau nhiều năm tháng phấn đấu.Chính phủ Hàn Quốc đã không ngần ngại chi đến 600.000 USD mỗi năm và hãng hàng không quốc gia còn tặng vé miễn phí cho ông cả đời. Ông Hwang vốn là một bác sĩ thú y đã nhanh chóng được biết đến khi tuyên bố nhân bản thành công chó Snoopy (giống Afghanistan). Danh tiếng của ông nổi như cồn khắp thế giới sau hai bài báo đăng trên tờ tạp chí khoa học danh tiếng Science trong hai năm 2004 và 2005: giới thiệu với cộng đồng nghiên cứu 11 dòng tế bào gốc nhân bản được từ tế bào phôi người. Báo chí Hàn Quốc đã mô tả đây là một thành công tạo hi vọng cho nghiên cứu y học thế giới vì những dòng tế bào gốc này sẽ được dùng chữa trị những căn bệnh nan y như bại liệt hoặc suy giảm di truyền.
    Nhưng sự thật ra sao: Đồng nghiệp của ông đã tố cáo với báo giới về việc gian dối kết quả cho nghiên cứu khoa học và cho biết kết quả những xét nghiệm ADN của các dòng tế bào gốc của nhóm ông Hwang giống một cách quá hoàn hảo với các tế bào nguồn.
    Ông Hwang không còn cách nào khác phải xin lỗi dân chúng và chính phủ. Nhưng đến lúc này thì mọi chuyện đã trở nên quá tồi tệ. Tạp chí Science rút lại hai bài báo đã đăng với sự đồng ý của các tác giả (bài đầu có 15 người đồng ký tên và bài sau những 25 người). Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố rút lại hỗ trợ tài chính và mở ngay hai cuộc điều tra độc lập.
    Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc phải nhận trách nhiệm và phải từ chức. Phe đối lập ở Hàn Quốc nhân vụ này làm ầm ĩ đòi chính phủ phải tìm cách thu hồi tiền dân đóng thuế chi xài vô độ cho những việc nghiên cứu giả mạo. Cũng nhờ đó người dân mới biết nhóm của ông Hwang đã được nhận tài trợ những 40 triệu USD! Vụ xìcăngđan nhân bản của ông Hwang thật sự làm bàng hoàng người dân Hàn Quốc. Nhưng đau đớn hơn là cho đến giờ họ vẫn chưa hiểu vì lý do gì ông Hwang đã dám làm những chuyện xằng bậy đó để tiền đóng thuế của dân tan thành mây khói. Nhiều ý kiến tạm cho rằng ông Hwang đã quá háo danh và không dừng lại được trước những lời xưng tụng.
    2/Các mối thâm thù và hiềm khích trong khoa học
    Những mối hiềm khích trong giới khoa học rất sâu sắc và dai dẳng có từ rất lâu. Báo chí một thời đã nói về vụ tranh cãi lớn giữa 2 nhà thiên văn Shapley và Curtis về luận điểm Mặt Trời nằm ở trung tâm Ngân Hà hay vụ tranh cãi bản quyền vi tích phân kịch liệt giữa Newton và Lebniz.
    Và tôi xin chỉ ra 02 câu chuyện khá sâu sắc về mối thâm thù này giữa 02 thế kỷ khác nhau giữa những nhà khoa học lớn:

    Câu chuyện thứ nhất là Edison và Tesla trong “Cuộc chiến giữa các dòng điện”

    Đầu thế kỷ XX nhà phát minh Edison có hơn 100 trạm phát điện ở Mỹ, cung cấp điện một chiều cho người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng hao hụt điện năng trong quá trình truyền tải, Nikola Tesla, lúc đó là nhân viên của Edison, đã đề xuất ý tưởng sử dụng dòng điện xoay chiều nhưng Edison không tán thành. Để bác bỏ ý tưởng của Tesla, Edison khẳng định rằng dòng điện xoay chiều có khả năng gây chết người cao hơn.
    Năm 1903, một con voi trong rạp xiếc ở Mỹ bỗng nổi điên và giết chết 3 người. Nó lập tức bị coi như một hiểm hoạ cần phải loại trừ. Edison nhìn thấy cơ hội để chứng minh sự nguy hiểm của dòng điện xoay chiều cho mọi người, thế là ông đề xuất việc giết con voi này bằng dòng điện xoay chiều. Con voi đã bị giết chết bằng dòng điện 6.000 vôn nhưng trước đó đã được Edison cho ăn cà rốt tẩm với xyanua
    Tuy nhiên sau đó người ta đã chứng kiến các ưu điểm vượt trội của dòng điện xoay chiều và nó là lựa chọn đúng đắn; máy phát điện, mạng lưới truyền tải điện (xoay chiều) và động cơ xoay chiều là thành quả nghiên cứu miệt mài của Tesla.

    Câu chuyện thứ hai là :”Cuộc chiến lỗ đen giữa Hawking và Susskind”

    Hawking và Susskind, được mệnh danh là 02 gã khổng lồ trong ngành vật lý lý thuyết, nhưng “chiến đấu” một mất một còn về việc liệu thông tin khi bị nuốt vào các lỗ đen có bị mất đi mãi mãi một khi các lỗ đen này bốc hơi hay không.
    Năm 1983, Hawking nêu lên giả thuyết rằng “thông tin bị sẽ bị mất đi trong sự bốc hơi của lỗ đen”. Với Susskind, một lý thuyết gia định lượng, thì điều này là không đúng đắn bởi nguyên lý là thông tin sẽ được bảo toàn; nó không bao giờ có thể bị biến thành hư không. Nếu Hawking đúng, các nền móng của ngành định lượng đều bị hủy diệt. Cuộc chiến dai dẳng kéo dài hơn 20 năm, cuối cùng, Hawking thú nhận mình thua cuộc sau các công trình nghiên cứu về Nguyên lý toàn ảnh (Holography).

    Nhà khoa học cũng như người đời không nhiều thì ít cũng dễ mắc phải “Tam độc” mà như trong Phật Giáo đã cảnh giới đó là “tham, sân, si” và Đức Phật đã chỉ ra cho người đời cần biết tránh và điều chỉnh để hướng tới tính Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc đời.

    Đã thích bởi 1 người

    • Cám ơn anh Phạm Văn Chiến. Bình luận của anh rất phong phú, sâu sắc. Thắng lợi của Susskind đối với Hawking rất quan trọng. Nó chỉ ra rằng THÔNG TIN không phải là vật chất và năng lượng. Tư tưởng này sẽ rất hữu ích đối với việc phê phán và bác bỏ thuyết tiến hóa. Sai lầm lớn và chủ yếu của thuyết tiến hóa là nó không nhìn thấy thông tin, mà chỉ nhìn thấy vật chất hữu hình. Do đó nó không thấy CÁI GÌ HƯỚNG DẪN sự sống. Vì thế nó bịa ra khái niệm chọn lọc tự nhiên, một khái niệm mù mờ không dựa trên cơ sở khoa học nào cả, chỉ là phỏng đoán. Với DNA, khoa học nhận ra rằng THÔNG TIN hướng dẫn sự sống phát tiển theo hướng ĐA DẠNG HÓA chứ không phải tiến hóa. Chỉ có biến hóa chứ không có tiến hóa. Vụ nổ Cambri là minh chứng điển hình. Tôi sẽ sử dụng một phần ý kiến của anh cho bài viết mới. Thank you anh. PVHg

      Thích

  3. Anh Hưng thân mến.
    Cảm ơn anh đã cho cập nhật các bài báo cung cấp các luận cứ về cách hiểu về thuyết tiến hóa, và nó đang được nhìn nhận là sai lầm. Nhưng theo chỉ dẫn của bài sự bùng nổ Cambri, tôi đã đọc bài Tiến hóa theo đường dẫn của wiki sau đây:
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn_h%C3%B3a
    và thấy rằng họ phân tích có sự biến đổi kiểu gien, tương tác kiểu gien và môi trường, có biến dị… Mong anh cho thêm ý kiến. Tôi là người ủng hộ thuyết sáng tạo, nhưng chưa đủ để suy nghĩ độc lập với bài Tiến hóa trên. Mong anh quan tâm.
    Xin cảm ơn anh.

    Thích

    • Anh Bình thân mến,
      Cám ơn anh đã trao đổi. Về câu hỏi của anh, tôi có ý kiến sau:
      Trang mạng Wikipedia không phải là trang mạng khách quan, ít nhất về các vấn đề tiến hóa. Tôi đã đọc nhiều trang của Wikipedia về sinh học, tôi thấy rõ quan điểm của họ là ủng hộ tiến hóa, chống thuyết sáng tạo và thuyết thiết kế thông minh.
      Về ý kiến của họ về biến đổi gene, tôi không tán thành, vì biến đổi gene thường:
      Gây nên bệnh tật, không gây nên tiến hóa
      Nếu có biến đổi gene, chỉ biến đổi trong loài, không biến loài này thành loài khác
      Ý kiến của họ chỉ là giả thuyết, không phải thực tế. Trên thực tế không có loài biến đổi gene nào dẫn tới biến đổi loài. Thuyết tiến hóa về cơ bản chỉ là giả thuyết + giả thuyết + giả thuyết…
      Riêng trong phạm vi nghiên cứu nguồn gốc sự sống, có tới 7 giả thuyết khác nhau, và chẳng có giả thuyết nào đáng tin cậy, vì tất cả chỉ là nếu + nếu + nếu…
      Bản thân Darwin trong cuốn Về nguồn gốc các loài, có 2 chương ông ấy tự nghi vấn các lý thuyết của mình, nhưng sau những nghi vấn đó ông ấy lại nếu thế này, nếu thế nọ thì….
      Hệ gene là một chương trình định trước, mọi sự thay đổi chương trình do tác động của môi trường chỉ có thể làm thay đổi một vài chi tiết, không thay đổi được cả lệnh. Vì thế biến dị do gene chỉ dẫn tới những thay đổi ở dạng bệnh tật hoặc biến đổi trong loài mà thôi.
      Hai loài khác nhau có hệ gene KHÁC BIỆT LỚN đến nỗi không thể biến chương trình này thành chương trình khác, loài này thành loài khác. Thí dụ số nhiễm sắc thể khác nhau, không thể thay đổi số nhiễm sắc thể của một loài. Can thiệp để thay đổi số nhiễm sắc thể sẽ dẫn tới bệnh trầm trọng hoặc cái chết, đó là chỉ mới nói tới số nhiễm sắc thể, chưa nói tới vai trò của từng nhiễm sắc thể.
      Tóm lại, ý kiến của Wikipedia chỉ là GIẢ THUYẾT, và các nhà tiến hóa là các chuyên gia BỊA GIẢ THUYẾT. Cứ mỗi khi thực tế chỉ ra những lỗ hổng hoặc sai lầm của họ, họ lại lung túng rồi bắt đầu bịa giả thuyết mới để chống đỡ.
      Họ rất ghét Pasteur vì ông khám phá ra định luật sự sống thuận tay trái. Họ liền cố tổng hợp phân tử hữu cơ thuận tay trái, nhưng sau 167 năm, họ chỉ nhận được thất bại cay đắng. Hiện nay họ thừa nhận sự thật rằng sự sống chỉ thuận tay trái, nhưng họ lại đổ thừa cho vũ trụ – sự sống thuận tay trái do các thiên thạch trong vũ trụ mang đến trái đất. Nhưng họ vẫn bí không giải thích nổi tại sao sự sống thuận tay trái.
      Thực ra vấn đề biến đổi gene để hy vọng biến đổi loài cũng đã được đề cập đến trong một số bài viết về tiến hóa trên PVHg’s Home. Anh cứ đọc kỹ lại sẽ thấy.
      Chúc anh sức khỏe.
      PVHg

      Thích

      • Cảm ơn anh đã cho ý kiến. Hiện nay tôi có một số ý tưởng chưa phát triển được về những hệ tư tưởng đối lập. 1- Là quan hệ giữa duy tâm và duy vật (đều biện chứng); 2- Là quan hệ giữa thiết kế thông minh và tiến hóa; và 3- Quan hệ giữa Thuyết tương đối và Cơ học Niu-tơn. Theo thứ tự của các khái niệm trong từng cặp trên, thì khái niệm sau luôn là trường hợp riêng của khái niệm trước. Tôi đang cho là như vậy. Về cặp khái niệm thứ 3 thì đã rõ rồi. Còn về duy vật, cũng là trường hợp riêng của duy tâm. Về tiến hóa, tôi cho rằng là có những sự biến đổi thích nghi nhất định của sinh giới theo môi trường sống, nhưng không biến đổi thành loài khác như anh đã luận chứng. Ví dụ con hải cẩu và con chó trên cạn thì cùng là một loài chó, nhưng đã biến đổi thích nghi (chân hải cẩu biến thành mái chèo…); Con cua đá thì mình dẹt lại để sống trong khe đá, khác với con cua ở hang đất có mai tròn trĩnh … Như vậy, theo các bài giảng của anh, thì rõ ràng là có sự biến đổi thích nghi với môi trường sống, nhưng chỉ có điều không thể biến loài này thành loài khác (mà lại cao cấp, phức tạp hơn) mà thôi. Như vậy, từ sự bùng nổ Cambri, hay bùng nổ sự sống, qua quá trình biến đổi của khí hậu, các điều kiện sống của khu vực trên Trái đất, ta có nên thừa nhận một sự biến đổi thích nghi như là một trường hợp riêng sau khi các loài đã được thiết kế tại thời điểm bùng nổ không? để từ đó, vạn vật có sự phong phú hơn về hình thái theo môi trường sống?
        Tôi đang rất mong được nhìn thấy một sự bác bỏ trên góc độ toàn thế giới đối với học thuyết tiến hóa thành các loài (cao cấp, phức tạp dần) theo kiểu Đác-uyn. Tôi hy vọng cố gắng của anh sẽ có ảnh hưởng và kết quả rộng lớn trong giới học thuật và triển khai rộng rãi để có thể thực hiện được điều đó.
        Chúc anh thành công.

        Thích

      • Cám ơn anh đã xới vấn đề lên theo hướng tư duy triết học.
        Tôi hiểu ý anh muốn quan niệm rằng:
        1.Cơ học Newton là một trường hợp riêng của Thuyết tương đối Einstein.
        Tương tự:
        2.Triết học duy vật là một trường hợp riêng của triết học duy tâm.
        3.Thuyết tiến hóa là một trường hợp riêng của thuyết thiết kế thông minh.
        Trường hợp 1 hoàn toàn đúng, không có gì bàn thêm.
        Trường hợp 2 cũng có thể đúng, nếu ta quan niệm đúng về duy tâm và duy vật. Chẳng hạn quan niệm duy vật là tập hợp các tư tưởng về vật chất hữu hình, duy tâm là tập hợp các tư tưởng về thế giới khách quan. Khi đó, thế giới vật chất là một tập con của thế giới khách quan, suy ra triết học duy vật là tập con của triết học duy tâm.
        Nhưng trường hợp 2 sẽ không ổn nếu quan niệm duy tâm là tập hợp các tư tưởng về thế giới vô hình.
        Vậy trường hợp 2 phụ thuộc vào định nghĩa duy vật, duy tâm. Nhưng dù quan niệm thế nào thì cũng không ổn, nếu ta xét tới những hệ quả thực tế mà các nhà triết học và theo sau đó là các nhà chính trị đã áp dụng quan niệm của họ về duy vật và duy tâm để chống báng lẫn nhau. Trong thực tế lịch sử xã hội, người duy tâm thường có nhận thức cao hơn và rộng hơn người duy vật, tư tưởng duy tâm thường bao trùm cả duy vật bên trong nó, nên người duy tâm thường có độ bao dung, trong khi người duy vật thường hẹp hòi, chống báng, vì tầm nhìn hẹp.
        Trường hợp 2 liên quan đến trường hợp 3.
        Về trường hợp 3, theo tôi là không ổn, vì thuyết tiến hóa SAI HOÀN TOÀN, vì thực tế KHÔNG CÓ TIẾN HÓA, chỉ có BIẾN HÓA.
        Biến đổi gene dẫn tới sự thay đổi, nhưng sự thay đổi này là BIẾN HÓA, thay vì tiến hóa. Và đó là thay đổi trong loài, chứ không phải là biến đổi loài này thành loài khác. Đây chính là chỗ Darwin phạm sai lầm lớn, sai lầm cơ bản.
        Giới tiến hóa gọi những thay đổi nhỏ (trong loài) là vi tiến hóa (micro-evolution), thay đổi lớn (biến đổi loài) là vĩ tiến hóa (macro-evolution). Đây là những thuật ngữ bịp bợm, do hậu duệ của Darwin bịa ra, để cứu vãn tình thế, khi họ bị phe chống tiến hóa vạch trần là chỉ có biến đổi trong loài chứ không có biến đổi thành loài mới. Họ không thể chống đỡ sự tấn công đó, nên đặt tên cho những biến đổi nhỏ là “vi tiến hóa”, nhưng đó là bịp bợm, vì chẳng có tiến hóa gì ở đó hết. Chẳng hạn, cha da trắng có thể đẻ ra con da mầu. Đó chỉ là một sự biến đổi do lai tạo chứ không hề có tiến hóa gì ở đó cả.
        Khái niệm tiến hóa của Darwin theo tinh thần học thuyết của ông là tiến hóa loài này thành loài khác. Ông đã bị đánh lừa khi chứng kiến những thay đổi nhỏ, và tưởng rằng những thay đổi ấy có thể tích tụ dần dần để biến thành thay đổi lớn dẫn tới thay đổi loài. Và chỉ khi nào có sự thay đổi loài thì theo Darwin, đó mới là tiến hóa. Nhưng điều đó KHÔNG BAO GIỜ XẨY RA, và đó là lý do để kết luận thuyết tiến hóa là chuyện thần tiên ngụy khoa học 100%.
        Những danh từ, thuật ngữ, khái niệm do Darwin và hậu duệ bịa ra không tồn tại trong thực tế sự sống, vì thế nó vô nghĩa, phi khoa học.
        Vì thế trường hợp 3 là impossible.
        PVHg

        Thích

  4. Pingback: Một bài báo bổ ích về Thuyết Tiến hóa - Nghệ An news

  5. Pingback: 'Phát súng ân huệ' cho chọn lọc tự nhiên - Nghệ An news

  6. Pingback: Xây dựng một nền tảng khoa học cho siêu hình học (3) - Nghệ An news

Bình luận về bài viết này