Piltdown Man: Evolution Greatest Hoax / Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất về tiến hóa

1

Abstract: Darwin, when he was alive, had so much worried about the absence of necessary fossils to prove his theory of evolution. But evolution is wrong. There is no evolution. There is no true evidence for evolution. That’s why some evolutionists tried to produce fake evidences with any price. This is the main reason of the greatest hoax in science: The Piltdown Man.

Tóm tắt: Darwin lúc sinh thời rất lo lắng về sự vắng mặt các hóa thạch cần thiết để chứng minh thuyết tiến hóa của ông. Nhưng thuyết tiến hóa sai. Không có tiến hóa. Không có bằng chứng thật sự của tiến hóa. Vì thế một số người theo thuyết tiến hóa cố gắng tạo ra bằng chứng giả bằng mọi giá. Đây là lý do chủ yếu dẫn tới vụ lừa đảo lớn nhất trong khoa học: Người Piltdown.

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa) trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

103 năm trước, tức là năm 1912, tờ New York Times, một trong những tờ báo lớn nhất thế giới, loan báo một tin mừng đối với thuyết tiến hóa, một khám phá “vĩ đại” – phát hiện “Người Piltdown” ở Sussex, Anh, như một bằng chứng hóa thạch xác nhận học thuyết Darwin.

2

41 năm sau, tức năm 1953, một lần nữa tờ New York Times lại loan báo tin nóng về “Người Piltdown”, nhưng lần này là tin rất buồn: “Người Piltdown” là vụ lừa đảo vĩ đại nhất trong khoa học!

41 năm là một thời gian đủ dài để vụ lừa đảo này làm hỏng nhận thức của rất nhiều thế hệ. Rất nhiều người đã bị tiêm nhiễm những độc hại của vụ lừa đảo này đến khi rời khỏi thế giới. Họ truyền lại cho con cháu họ những nhận thức độc hại đó. Đến lượt con cháu họ cũng rất khó hồi phục tư duy lành mạnh. Quả thật, có những môn đệ của Darwin không muốn tin chuyện lừa đảo về tiến hóa là có thật. Nhưng đó là sự thật. Câu chuyện hôm nay trên PVHg’s Home nói về sự thật đó.

The New York Time 1953

Ngày 21/11/1953, tờ New York Time loan tin: “Trò lừa đảo Người Piltdown đã bị phơi bầy”. Bài báo viết: “Những người có thẩm quyền của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh tuyên bố phần hộp sọ của người Piltdown, một trong những hộp sọ hóa thạch nổi tiếng nhất thế giới, là một trò lừa đảo”.

Người Piltdown là cái gì? Vụ lừa đảo này có ý nghĩa gì? Tại sao chúng ta phải quan tâm đến nó?

Trả lời:

“Người Piltdown” là tên gọi được gán cho một loài khỉ-người, hoặc người-khỉ, dựa trên các hóa thạch tìm thấy ở Piltdown thuộc miền đông Sussex của nước Anh. Trong một thời gian rất dài, hơn 40 năm, nó được coi là bằng chứng không thể chối cãi của một mắt xích bị mất tích trong chuỗi tiến hóa từ khỉ lên người. Và do đó, nó đánh dấu một “thắng lợi vĩ đại” của thuyết tiến hóa Darwin. Tất cả những ai tin thuyết tiến hóa và chống thuyết tiến hóa đều nên biết và phải biết sự thật về “người Piltdown”. Nếu không, sẽ tiếp tục bị lừa dối.

4Hóa thạch ở Piltdown, bao gồm một phần hộp sọ, một xương hàm, và một vài chiếc răng, được báo cáo là tìm thấy năm 1912. Trong khi dân chúng nghĩ hóa thạch này là của một “người Anh cổ xưa nhất” thì các nhà tiến hóa mừng rõ đón nhận nó như một thắng lợi của thuyết tiến hóa vì đã tìm thấy một mắt xích bị mất tích (missing link) trong chuỗi tiến hóa từ khỉ lên người. Thật vậy, hóa thạch này có những đặc điểm nửa người nửa khỉ, một bằng chứng rõ rệt của một loài khỉ-người hoặc người-khỉ.

Darwin lúc sinh thời từng băn khoăn đặt câu hỏi tại sao không tìm thấy bằng chứng hóa thạch của các loài quá độ chuyển tiếp từ loài này sang loài khác. Ông không ngần ngại bộc lộ suy nghĩ cho rằng nếu không tìm thấy những hóa thạch đó thì lý thuyết của ông sẽ sụp đổ. Ông là người cả gan tuyên bố tổ tiên của người là khỉ, vì thế bằng chứng hóa thạch của loài chuyển tiếp trung gian giữa khỉ và người là đòi hỏi bức thiết của cá nhân Darwin và của tất cả những ai tin vào thuyết tiến hóa. Vì thế tin tức về việc tìm thấy hóa thạch khỉ-người ở Piltdown ắt phải là một tin hết sức quan trọng đối với khoa học. Quả thật, báo chí Anh và thế giới đã háo hức loan tải tin chấn động này. Những ai nghi ngờ thuyết tiến hóa hãy mở mắt ra mà nhìn sự thật. Darwin là một thiên tài, dự đoán của ông chính xác như thần!

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi đào xới được hóa thạch đó. Niềm tin vào sự tồn tại của những mắt xích bị mất tích đã ăn sâu vào đầu óc rất nhiều thế hệ. Số người tin vào học thuyết Darwin vì thế mà tăng lên nhanh chóng, thậm chí thành sự đã rồi, KHÔNG THỂ SỬA CHỮA ĐƯỢC NỮA!

Nhưng vẫn có những người nghi ngờ. Những người này âm thầm làm việc, cố gắng mang lại sự thật cho thế gian. Rồi cái gì đến phải đến. What wil be, will be.

Năm 1953, xương hàm trong bộ hóa thạch Người Piltdown bị phát hiện là của một loài khỉ hiện đại – rất thích hợp với orangutan – đã bị tẩm chất hóa học để trông giống như một hóa thạch đã nằm dưới lòng đất hàng trăm thế kỷ. Trong khi phần chỏm của hộp sọ vẫn được nghĩ là một hóa thạch thật sự. Tuy nhiên, niên đại của nó xem ra gần với thời điểm hiện tại của chúng ta hơn rất nhiều so với lúc đầu người ta nghĩ.

Tờ New York Times cho biết: “Tuyên bố (của Bảo tàng Tự nhiên Anh)… đã được đưa ra sau 20 năm có những tiếng đồn và những lời phỏng đoán khó chịu giữa những nhà cổ sinh học Âu Châu về tính xác thực của các mẩu xương”. Tờ London Star chạy một hàng tít hét lớn: “VỤ LỪA ĐẢO KHOA HỌC LỚN NHẤT THẾ KỶ!”.

Chao ôi, chuyện lớn rồi. Hóa ra một số nhà khoa học nghiêm túc và rất đáng kính đã bị đánh lừa! Thanh danh của họ mãi mãi bị nhơ nhuốc. Những năm tháng nghiên cứu và suy nghĩ cực nhọc đã bị phí phạm vào việc cố gắng phân tích và lắp ghép một hóa thạch giả sao cho ăn khớp với hồ sơ tiến hóa của loài người. Niềm tin sắt đá vào một học thuyết “thần thánh” đã bị TRẢ GIÁ ĐẮT! Những nhà khoa học ấy là ai? Chúng ta có thể biết rõ, đó là những người có mặt trong bức tranh sau đây:

3

Bức tranh được vẽ năm 1915, tức 3 năm sau khám phá ở Piltdown, thể hiện một lòng tôn kính đối với các nhà khoa học, và đặc biệt, thể hiện lòng ngưỡng mộ của họa sĩ cũng như của người đời đối với học thuyết Darwin. Không rõ họa sĩ này có còn sống đến ngày vụ lừa đảo bị vạch trần hay không? Nếu ông còn sống, ông sẽ nghĩ gì về bức tranh của mình? Dẫu sao thì bức tranh của ông cũng có ý nghĩa lớn: nó đánh dấu một thời kỳ học thuyết Darwin mê hoặc lòng người đến như thế nào. Nhưng để cảm nhận mọi khía cạnh trong vụ bê bối này, tưởng cũng nên biết diễn tiến cụ thể của vụ việc.

Hóa thạch “người Piltdown” được phát hiện bởi một nhóm công nhân trong khi đào hầm hố tại Piltdown. Họ trao những xương cốt đó vào tay Charles Dawson, một luật sư và một nhà địa chất nghiệp dư. Ông đã nhờ một số nhà khoa học giúp đỡ nghiên cứu, gồm Arthur Woodward Smith, Tielhard de Chardin, Arthur Keith, và một số nhà khoa học có tiếng khác – những người rất háo hức với việc phát hiện này. Họ dễ dàng tin rằng những xương cốt này, gồm một hộp sọ dầy có kích thước giống như hộp sọ của một người hiện đại và một xương hàm to giống như của khỉ, là những bộ phận của cùng một cá nhân, vì các yếu tố sinh lý học của hóa thạch có vẻ phù hợp với cái mà họ đang muốn tìm kiếm: những “mắt xích bị mất tích” trong chuỗi tiến hóa. Đặc biệt, việc tìm thấy hóa thạch ở Anh lại càng làm cho họ thỏa mãn, có lẽ nhu cầu ấy đã có sẵn trong tiềm thức của họ.

Tờ New York Times năm 1953 còn cho biết thêm những sự thật trớ trêu, rằng “Ngài Arthur Keith, nhà cổ sinh học nổi tiếng của Anh, đã dành hơn 5 năm trời để nhặt các mảnh xương rồi lắp ghép vào với nhau mà ông mô tả như một khám phá ‘phi thường’. Ông nói phần hộp sọ chứa bộ não ‘về phương diện nào đó còn nguyên thủy nhưng về tất cả mọi phương diện khác thì là con người rõ rệt’. Người Piltdown được đặt tên là Eoanthropus dawsonii, hoặc người Dawn, để vinh danh Dawson, người tìm thấy nó, và các nhà cổ sinh học trên khắp thế giới đều đã có lúc được chạm tay vào nó với sự trân trọng”.

Nhưng, tờ báo viết tiếp, “mặc dù hóa thạch này nói chung được chấp nhận như một mẫu vật được biết sớm nhất của người khôn ngoan, đối chọi với mẫu vật người vượn tìm thấy ở Trung Quốc và Java, nhiều nhà nghiên cứu vẫn bảo lưu ý kiến của họ về xương hàm gây tranh cãi”…

Nếu khoa học kỹ thuật không có những tiến bộ mới thì có thể sự thật về hóa thạch “người Piltdown” sẽ mãi mãi nằm trong bóng tối, và thuyết tiến hóa sẽ mãi mãi yên chí rằng nó đã có bằng chứng không thể chối cãi. Nhưng khoa học chính là kẻ thù của thuyết tiến hóa.

Năm 1939, nhà cổ sinh học Kenneth Oakley tìm ra một phương pháp mới phân tích cổ vật bằng hóa học gọi là phương pháp thử nghiệm bằng fluorine. Xương hóa thạch thẩm thấu fluorine từ đất và nước, do đó những xương hóa thạch nằm trong cùng một khu đất và trải qua cùng một thời gian sẽ có cùng một lượng fluorine xấp xỉ như nhau.

Năm 1949, để xác nhận xương hàm và hộp sọ của người Piltdown là những bộ phận của cùng một cơ thể, nhà Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh đã đề nghị Oakley, một nhà khoa học không liên quan tới việc phát hiện di tích ở Piltdown, tiến hành xét nghiệm hóa thạch này bằng những kỹ thuật mới của ông.

Kết quả cho thấy các mảnh xương dường như có cùng chỉ số fluorine, có nghĩa là dường như thuộc cùng một cơ thể, nhưng bất ngờ, Oakley phát hiện ra rằng chúng có vẻ trẻ hơn rất nhiều so với đánh giá lúc ban đầu – có lẽ chỉ mới 50.000 năm tuổi thay vì 500.000 năm như đánh giá trước đây. Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt cổ sinh học liên quan tới vấn đề tiến hóa. Nó không những chỉ ra sai lầm của những nghiên cứu trước đây, mà còn đóng vai trò quyết định trong việc làm thay đổi nhận định đối với hóa thạch “người Piltdown”. Thật vậy:

Trước đây người ta đã tìm thấy những mẫu vật hóa thạch của con người hiện đại, tức là người 100%, để từ đó xác định được một cách chắc chắn rằng loài người xuất hiện từ cách đây ít nhất 50.000 năm. Có nghĩa là “người Pitldown”, nếu quả thật là một loài khỉ-người hoặc người-khỉ, đã chạy giật lùi lại so với mũi tên tìm kiếm của cổ sinh học (mũi tên ngược chiều với thời gian), hay nói cách khác, “người Piltdown” song song tồn tại với loài người hiện đại! Đó là chuyện quái gở, bất hợp lý. Vậy chỉ có thể kết luận rằng hóa thạch Piltdown không phải là hóa thạch của một mắt xích bị mất tích, không phải là hóa thạch của khỉ-người hoặc người-khỉ, mà chỉ có thể là hóa thạch của người 100% hoặc khỉ 100%. Nhưng những nghiên cứu sinh lý giải phẫu học cho thấy rõ ràng đó là hóa thạch vừa có đặc điểm người, vừa có đặc điểm khỉ? Vậy đâu là sự thật? Hóa thạch “người Piltdown” bỗng trở thành một thách đố!

Năm 1953, Joseph Weiner, một giáo sư về sinh lý nhân chủng học, gặp Kenneth Oakley tại một bữa tiệc. Họ trao đổi với nhau về thách đố “người Piltdown”. Sau cuộc gặp, Weiner không thể rời bỏ ý nghĩ về thách đố đó. Ông quyết định xem xét lại toàn bộ hồ sơ nghiên cứu của vụ này, sắp đặt các xương hóa thạch ra trước mặt rồi bắt đầu kiểm tra mỗi mẫu vật từng li từng tí một. Xin nhớ rằng cho đến lúc đó, “người Piltdown” vẫn là một bằng chứng không thể chối cãi của thuyết tiến hóa, tồn tại trong các sách giáo khoa và tài liệu kinh điển của sinh học tiến hóa. Đụng chạm hoặc lật đổ một thần tượng của một học thuyết đã ăn sâu vào xương tủy của mọi người không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế Weiner phải làm việc hết sức thận trọng.

Nỗ lực của Weiner rốt cuộc cũng được đền đáp. Ông ngạc nhiên nhận ra những chiếc răng hóa thạch dường như đã được trồng vào hàm một cách cẩn thận khéo léo với những chỗ bị mài mòn để làm cho chúng thành một mẫu vật thống nhất hoàn hảo. Ông gọi ngay cho Oakley và đề nghị ông này cùng xem xét kỹ lại các mẫu vật bằng kính lúp. Oakley cũng nhận thấy những chiếc răng đã được chỉnh sửa một cách cố ý bằng dao cho ăn khớp với “người Piltdown”.

Sau đó Weiner và Oakley áp dụng những phương pháp phân tích hóa học mới, bao gồm một thử nghiệm bằng một loại fluorine đã được cải tiến, hai ông nhận thấy xương hàm và răng không có cùng độ tuổi với hộp sọ và thậm chí không thể được coi là hóa thạch, mà chỉ là những mảnh xương đã cũ. Một số xương đã được tẩm mầu bằng những chất hóa học và một số khác đã được tô vẽ bằng mầu thông thường để làm cho chúng ăn khớp với nhau và lẫn với mầu đất ở nơi chúng được tìm thấy. Cuối cùng Weiner, Oakley, và nhà nhân chủng học thuộc Đại học Oxford là Wilfrid Le Gros Clark kết luận chắc chắn rằng tập hợp xương hóa thạch Piltdown là đồ giả, và thậm chí đây là một vụ lừa đảo có tính toán, chuẩn bị công phu, kỹ càng.

6Ngày 20/11/1953, ba nhà khoa học đó báo cáo những phát hiện của mình trên tạp chí của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh. Họ giải thích rằng các nhà khoa học của 40 năm trước là nạn nhân của “một vụ lừa đảo được chuẩn bị công phu và cẩn thận nhất từ xưa tới nay. Việc làm giả xương hàm dưới đạt trình độ khéo léo đến mức đáng kinh ngạc, và hành vi lừa đảo này dường như hoàn toàn bất lương và không thể giải thích được, và trong lịch sử khám phá cổ sinh học không có vụ nào tương tự”.

Ngay hôm sau báo chí đã tường thuật lại câu chuyện lừa đảo này cho khắp thế giới được biết. Cho đến lúc ấy hộp sọ vẫn được tin là có 50.000 năm tuổi. Tuy nhiên năm 1959, người ta đã sử dụng kỹ thuật carbon 14 mới khám phá gần đây để xác định lại tuổi của hộp sọ. Kết quả thật bất ngờ: hộp sọ chỉ mới có khoảng từ 520 đến 720 năm tuổi, và xương hàm còn trẻ hơn một chút! Những kẻ lừa đảo đã qua mặt được rất nhiều nhà khoa học tài ba trong suốt 47 năm, huống chi những người nhẹ dạ cả tin vào khoa học, tin vào thuyết tiến hóa, đặc biệt là những người đã chót lấy hóa thạch “người Piltdown” làm căn cứ để thuyết phục và nhồi sọ trẻ em ở trường học rằng thuyết tiến hóa là một lý thuyết khoa học có bằng chứng vững chắc!

Trong khi một số cá nhân khác nhau đã bị kết tội là thủ phạm vụ lừa đảo, vẫn chưa có kết luận rõ ràng thủ phạm chính là ai. Bí mật này kéo dài mãi cho tới…. hôm nay.

84 năm sau vụ lừa đảo

Ngày 24/05/1996, một tờ báo đưa tin: “Cuối cùng đã biết được thủ phạm của vụ lừa đảo Người Piltdown là ai” (Perpetrator of Piltdown Man hoax might be known at last).

Bài báo viết: “Sau 84 năm, kẻ đứng đằng sau vụ lừa đảo lớn nhất trong khoa học – trong đó một hộp sọ được coi như một bằng chứng tiến hóa của một mắt xích bị mất tích trong chuỗi tiến hóa từ khỉ lên người – đã được xác định danh tính. Theo Brian Gardiner, giáo sư cổ sinh học nghiên cứu hóa thạch tại đại học King’s College London, thủ phạm lộ rõ là Martin A.C. Hinton. Hinton là người phụ trách động vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Anh khi cái gọi là hộp sọ của Người Piltdown được đào xới lên”.

Bài báo trên cho biết tạp chí Nature, một tạp chí có uy tín bậc nhất trong khoa học, đã thông báo việc tìm thấy một chiếc hòm của Hinton cất giấu trên một chiếc giá của bảo tàng trong đó chứa những xương động vật bị nhuộm mầu giống y như kiểu đã làm trên mẫu hóa thạch giả Người Piltdown. Theo tạp chí này, Hinton là thủ phạm duy nhất, và Dawson là kẻ bị đánh lừa.

Nhưng nhận định của tạp chí Nature không đầy đủ. Tin tức trên tờ The Guardian ở Anh năm 2012 sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin đầy đủ hơn.

The Guardian 2012

Năm 2012, nhân kỷ niệm tròn 100 năm vụ lửa đảo “Người Piltdown”, xã hội Anh dấy lên dư luận đòi hỏi một kết luận rõ ràng, đầy đủ và dứt khoát về vụ lừa đảo gây tai tiếng, mất thể diện cho nền khoa học Anh. Ngày 05/12/2012, tờ The Guardian ở Anh đã đã có một bài viết khá chi tiết về vấn đề này, trong đó cho biết:

Các nhà khoa học Anh mới đây đã quyết định sẽ dùng máy nội soi hồng ngoại, tia laser và kính quang phổ để xác định chính xác các chất hóa học đã được ngâm tẩm hoặc tác động vào từng di vật trong bộ hóa thạch giả “Người Piltdown”. Mục đích của việc nghiên cứu lần này là giải đáp một bí mật đã làm hỏng nền khoa học Anh trong suốt 100 năm qua: xác định chính xác danh tính của các thủ phạm vụ lừa đảo khoa học lớn nhất thế giới – vụ lừa đảo “Người Piltdown” đã đánh lừa được các nhà cổ sinh học hàng đầu của Anh.

Giáo sư Chris Stringer thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, người lãnh đạo chương trình nghiên cứu mới lần này nói vụ lừa đảo đó đã “hủy hoại nền khoa học của nước Anh”. Tờ The Guardian nói rõ:

Hơn 30 cá nhân bị kết tội là kẻ lừa đảo trong vụ Piltdown” (more than 30 individuals have been accused of being Piltdown hoaxers), trong đó những người thuộc diện đáng ngờ nhất gồm:
– Charles Dawson, một luật sư kiêm khảo cổ học nghiệp dư, người đầu tiên tìm thấy những mảnh xương;
– Arthur Conan Doyle, một người thường chơi golf ở Piltdown, có mối hiềm khích với giới khoa học;
– Pierre Teilhard de Chardin, một nhà triết học tôn giáo ủng hộ thuyết tiến hóa, trực tiếp giúp Dawson đào xới tìm di vật ở Piltdown;
– Smith Woodward, nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, người chấp nhận các di vật do Dawson tìm thấy và lập luận rằng chúng thuộc một loài mới của con người thời tiền sử;
– Arthur Keith, nhà giải phẫu học, người nhiệt liệt ủng hộ khám phá của Dawson;
– Martin Hinton, một nhà động vật học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Khoảng 10 năm sau khi Hinton mất (1961) người ta tìm thấy chữ ký của ông trên một chiếc hòm du lịch giấu trên một giá đựng của bảo tàng, trong đó chứa những những chiếc răng và xương động vật được nhuộm mầu và khắc bằng dao đúng theo kiểu đã làm trên những “hóa thạch người Piltdown”.

Nhà địa hóa học Justin Dix thuộc Đại học Southampton, người sẽ thực hiện những phân tích hóa học trong đợt nghiên cứu mới sắp tới, nói: “Điều phiền phức rắc rối là ở chỗ sau 100 năm chúng ta vẫn chưa biết rõ danh tính hoặc động cơ của những kẻ chịu trách nhiệm trong vụ lừa đảo này. Đã đến lúc chúng tôi phải làm điều đó”.

Diễn biến chính của vụ lừa đảo này đã được tờ The Guardian tường thuật lại như sau:

Sáng ngày 15/02/1912, Arthur Smith Woodward, người trông coi về địa chất học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nhận được một bức thư của một người bạn là Charles Dawson, một luật sư và một nhà khảo cổ nghiệp dư. Dawson thông báo cho Woodward biết ông phát hiện thấy “một phần của một hộp sọ người” tại một hố đào ở gần một làng có tên là Piltdown. Lá thư của Dawson là thông tin đầu tiên loan báo về “hóa thạch Người Piltdown”.

Dawson là người có biệt danh “Phù thủy của Sussex” vì có tài khám phá các di chỉ khảo cổ quanh vùng Sussex. Trong thư gửi Woodward, ông kể rằng trong một bữa ăn chiều tại Barkham Manor ở Piltdown, ông đã đi thả bộ và bỗng nhận ra những viên đá lửa vung vãi trên mặt đất. Đó là những thứ bị hất lên mặt đất từ những cuộc đào xới để làm đường xá. Dawson liền nói với đám thợ đào hố rằng trong lúc đào xới nếu thấy bất kỳ cái gì thú vị thì hãy mang đến cho ông ta, và sẽ được thưởng. Thế là một người thợ đã đưa cho ông ta “một mẩu sọ người… rất dầy”. Sau đó ông luật sư đến chỗ đào xới và tìm thấy những mẩu khác của hộp sọ. Trong thư ông không nói rõ ngày tháng tìm thấy những thứ đó.

5Ba tháng sau, Smith Woodward làm ra bộ kiểm tra những mảnh xương sọ Piltdown và kết luận rằng chúng thuộc một giống người tiền sử trước đây chưa hề biết, và đặt tên là Eoanthropus dawsonii – tức là người tiền sử của Dawson, để vinh danh người đã tìm thấy nó.

Ngày 21/11/1912, tờ Manchester Guardian chạy một hàng tít lớn loan báo: “Người cổ xưa nhất: Khám phá phi thường tại Sussex” (The Earliest Man: Remarkable Discovery in Sussex), trong đó cho biết những chi tiết của hộp sọ, và ước tính tuổi của nó nằm trong khoảng từ 500.000 năm đến 1.000.000 năm, và đó là “dấu vết xa xưa nhất của con người tìm thấy ở Anh”.

Vài tuần sau, tại Hội Địa chất, Smith Woodward chính thức thông báo các chi tiết của vụ khám phá này cho cộng đồng khoa học để tìm sự chấp thuận chung. Chỉ có một nhà khoa học duy nhất lên tiếng nghi ngờ, đó là nhà giải phẫu học David Waterson. Ông nhận xét hộp sọ trông giống của người, còn xương hàm trông giống của một con đười ươi (chimpanzee). Nhưng không ai hưởng ứng ý kiến này.

Nhà khoa học Miles Russell, tác giả cuốn “Piltdown Man: The Secret Life of Charles Dawson” (Người Piltdown: Cuộc sống bí mật của Charles Dowson), nhận xét: “Không ai thực hiện bất kỳ một kiểm chứng khoa học nào. Nếu họ tiến hành kiểm chứng, họ sẽ nhận thấy những chất nhuộm hóa học và việc trồng răng vào hàm. Đây rõ ràng không phải một sản phẩm tạo tác thứ thiệt. Cộng đồng khoa học thời đó chấp nhận nó vì họ rất muốn có hóa thạch đó”.

Thật vậy, vào thời điểm đó, có lý thuyết cổ sinh học cho rằng nếu khỉ tiến hóa thành người thì phần não phải tiến hóa trước, vì đặc điểm của người là bộ não phát triển. Hóa thạch “người Piltdown” đáp ứng đúng lý thuyết đó – hộp sọ của “người Piltdown” giống như hộp sọ của người hiện đại.

Đến năm 1915 thì “Người Piltdown” đã trở thành một sự thật khoa học được xác nhận hoàn toàn. “Người Piltdown” là một bằng chứng không thể chối cãi của thuyết tiến hóa Darwin. Một không khí hân hoan phấn khích bao trùm, niềm tin vào thuyết tiến hóa của Darwin trở thành thiêng liêng hơn bao giờ hết, đúng như tờ The Guardian ở Anh ngày 05/02/2012 đã viết:

Bức tranh ‘Một cuộc thảo luận về hộp sọ Piltdown’ (A Discussion of the Piltdown Skull) của họa sĩ John Cooke (vẽ năm 1915) mô tả các nhà khám phá hộp sọ trong một bầu không khí rất thiêng liêng. Keith thì ngồi trong khi Smith Woodward đứng đằng sau ông ta trước một cái bàn trên đó bầy những mảnh của hộp sọ. Một người khác cũng đứng, đó là Charles Dawson, đằng sau ông ta là bức tranh chân dung Charles Darwin. Miles Russell bình luận: “Bố cục của họa sĩ gợi ý rằng Darwin đang trao chiếc áo khoác của ông cho Dawson. Bậc tiền bối tạo ra lý thuyết, kẻ hậu bối cung cấp bằng chứng,….

Bình luận của Russell rõ ràng là muốn kết tội chủ yếu cho Charles Dawson – ông này thèm khát vinh quang, mơ ước trở thành kẻ nối nghiệp Darwin. Tất nhiên phải là kẻ sùng bái Darwin ghê lắm mới có cái khát vọng đó. Ý nghĩ của Russell phù hợp với đánh giá của nhiều nhà khoa học khác.

Tất nhiên là Dawson, “Phù thủy của Sussex”, còn đi xa hơn nhiều. Ông được vinh danh như một trong những nhà khảo cổ học vĩ đại nhất thế giới và có thể sẽ được phong hiệp sĩ như Arthur Keith và Smith Woodward nếu ông không bị mất vì bệnh nhiễm trùng máu vào năm 1916. Với vẻ hiền lành và dáng dấp tròn trịa mập mạp, khuôn mặt của Dawson trông rất đĩnh đạc, thể hiện phẩm chất của một luật sư thành công và một chuyên gia khảo cổ tài ba. Nhưng thực ra đằng sau khuôn mặt đáng kính ấy là những bí mật chỉ lộ ra ánh sáng vài chục năm sau khi ông mất. Thật vậy, những điều tra gần đây cho thấy phần lớn những phát hiện khảo cổ của “nhà phù thủy” này hóa ra đều là lừa đảo.

Miles Russell nói: “Ông ta thực ra là một kẻ làm hàng loạt đồ giả mạo. Tôi đã đếm được ít nhất 38 thứ mà ông ta phát hiện trước vụ Piltdown đều là những đồ lừa đảo hoặc giả mạo. Ông làm giả những chiếc rìu, những bức tượng nhỏ, những chiếc búa cổ, những mái ngói thời La-mã và nhiều đồ cổ khác như thật, nhờ đó mà ông ta đã trở thành hội viên Hội Địa chất và hội viện Hội Đồ Cổ của Anh. Russell nói: “Người Piltdown không phải là một công trình làm một lần rồi thôi, mà là công trình tột đỉnh trong đời của ông ta”.

Kẻ lừa đảo đáng ngờ thứ hai là ai? Còn ai đáng ngờ hơn Martin Hinton, nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London? Đó là kẻ mà sau khi ông ta chết hơn chục năm, người ta tìm thấy trong hòm rương của ông những thứ thuốc nhuộm và chất hóa học giống như những thứ đã dùng để nhuộm “hóa thạch người Piltdown”. Hinton cũng là kẻ hợp tác chặt chẽ với Arthur Keith và Smith Woodward, những người nhiệt tình nhất trong việc xác nhận “Người Piltdown”. Vậy câu hỏi đặt ra là Hinton và Dawson là hai kẻ lừa đảo độc lập với nhau hay hợp tác với nhau trong vụ “Người Piltdown”?

Smith Woodward và Arthur Keith (người mặc áo blouse trắng trong bức tranh “Cuộc thảo luận về hóa thạch Piltdown) cũng đáng ngờ, vì cả hai đều là những người ủng hộ mạnh mẽ lý thuyết cho rằng khỉ tiến hóa thành người thì phải phát triển bộ não trước khi phát triển những bộ phận khác, và do đó hai ông là những người ủng hộ bằng chứng “Người Piltdown” mạnh mẽ nhất.

Nhưng có một sự thật khó hiểu: sau khi Dawson mất (1916), người ta không tìm thấy thêm bất cứ thứ gì ở Piltdown nữa. Điều này làm cho sự nghi ngờ hướng chủ yếu vào Dawson. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng có sự thông đồng lừa đảo giữa nhiều người, bao gồm tất cả những người đã nêu trên.

Rốt cuộc, cho đến hôm nay, khi những dòng chữ này chạy trước mắt độc giả, thủ phạm chính trong vụ lừa đảo “Người Piltdown” vẫn chưa có kết luận cuối cùng, mặc dù Chris Stringer, người lãnh đạo cuộc nghiên cứu năm 2012 tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy dấu vân tay trên tất cả mọi thứ vật liệu tìm thấy ở Piltdown và xác định xem có bao nhiêu mẫu vân tay đã có – bao nhiêu cá nhân đã dính líu vào những “hóa thạch” này. Bằng cách đó chúng tôi có thể biết có một thủ phạm hay nhiều thủ phạm”.

Khu vực xưa kia là nơi khám phá ra “hóa thạch người Piltdown” nay đóng cửa im ỉm, ít người qua lại. Một quán ăn địa phương xưa kia lấy tên là “Người Piltdown” nay đã đổi tên là “The Lamb” (Con cừu con). Người ta thấy xấu hổ vì vụ lừa đảo nổi tiếng nhất thế giới này. Nhà khoa học khám phá ra vụ lừa đảo này Joseph Weiner, nói: “Người Piltdown đã mất chỗ đứng của nó trong xã hội tử tế”.

Kết luận

7Vụ lừa đảo đã xẩy ra từ hơn 100 năm trước. Nay tất cả những người liên quan đều đã mất. Rất khó xác định thủ phạm chính. Tuy nhiên, có thể thấy rõ một thủ phạm vô hình. Đó là:

Nỗi khát khao tìm thấy một bằng chứng hóa thạch để chứng minh cho cái gọi là “missing link” – những mắt xích bị mất tích trong chuỗi tiến hóa từ khi lên người!

Darwin lúc sinh thời từng coi sự vắng bóng các hóa thạch là điểm yếu nhất trong lý thuyết của ông. Các môn đệ của ông cũng biết rõ điều đó. Họ không tìm được hóa thạch thuyết phục, vì thế họ nẩy ra “sáng kiến” là “chế tạo” ra hóa thạch, miễn sao cho thiên hạ tin vào lý tưởng mà họ theo đuổi!

Để kết câu chuyện về vụ lừa đảo đáng xấu hổ này, xin nhắc đến một sự kiện liên quan đến thuyết tiến hóa và “Người Piltdown”. Đó là vụ án Scopes ở Mỹ năm 1925.

Vụ án Scopes (Scopes Trial) là vụ án xẩy ra tại tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ, năm 1925, trong đó John Thomas Scopes, một giáo viên trung học dạy môn sinh học, bị đưa ra tòa xét xử vì bị kết tội là đã vi phạm bộ luật Butler của tiểu bang Tennessee – bộ luật này cấm việc dạy môn học tiến hóa của con người tại các trường công (trường do chính quyền tiểu bang cấp kinh phí hoạt động).

Bất chấp luật của tiểu bang, Scopes đã dạy môn tiến hóa người theo học thuyết Darwin cho học sinh, vì anh ta tin đó là khoa học chân chính.

Luật sư nổi tiếng Clarence Darrow được mời bênh vực cho bị cáo John Scopes. Trong tranh tụng, ông đã dùng hóa thạch “Người-vượn Piltdown” như một bằng chứng hùng hồn cho sự đúng đắn của học thuyết tiến hóa, để chứng minh rằng John Scopes chẳng làm điều gì khác là nói lên sự thật của tự nhiên! Cuối cùng Scopes tuy bị phạt 100 USD (giá trị bằng khoảng 1700 USD hiện nay), nhưng Thuyết tiến hóa đã chiến thắng. Thật vậy, vụ án đó đã đi vào lịch sử như cột mốc chiến thắng “vĩnh viễn” của học thuyết tiến hóa. Đó cũng là cột mốc để học thuyết Darwin xâm lăng vào mọi nhà trường trên khắp thế giới, trở thành một sai lầm rất khó sửa chữa của khoa học và giáo dục. Tiếng tăm của Clarence Darrow lại càng vang dội hơn nữa sau vụ án lịch sử đó. Ông mất năm 1938, tức là 15 năm trước khi “Người Piltdown” bị vạch trần bộ mặt lừa đảo. Nếu chết không phải là hết, liệu linh hồn Clarence Darrow có thấy xấu hổ vì vật chứng giả mà ông đã sử dụng trong tranh tụng hay không? Tất nhiên chúng ta có thể thông cảm với ông, bởi xét cho cùng ông cũng là một nạn nhân của sự lừa đảo này – vụ lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học mà nạn nhân của nó đến hôm nay đang có mặt trên khắp thế giới vẫn không biết rằng mình đã và đang bị lừa đảo.

PVHg, 23/09/2015

Tài liệu tham khảo:

A Science Odyssey: People and Discoveries. Piltdown Man is revealed as fake, 1953

The Guardian. Piltdown Man: British archaeology’s greatest hoax.

Wikipedia. Piltdown Man.

16 thoughts on “Piltdown Man: Evolution Greatest Hoax / Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất về tiến hóa

  1. 1. Thế là rõ rồi. Động cơ đằng sau vụ này là cái Danh và cái Lợi.
    2. Tôi nghi là một họa sỹ nổi tiếng thời đó đã được thuê để vẽ bức họa này. Bố cục bức tranh đã được đặt hàng một cách tỉ mỉ: Có chân dung Darwin treo trên tường, các “tông đồ” với vẻ mặt “hân hoan một cách nghiêm nghị” trước “phát hiện khoa học lớn”. Chỉ tiếc là bức họa rất đẹp.

    3. Hiện có vô số thí dụ tương tự về thói háo danh, hám lợi, vị kỷ trong giới khoa học. Đến đây tôi lại chợt liên tưởng tới những nhà khoa học chân chính như Pasteur, Yersin, Pascal, Bruno, Galilé…

    Thích

  2. Bài báo có bố cục thật sâu sắc. Anh PVH đã rất công phu tả lại lịch sử của cuộc lừa dảo tưởng như dài vô tận này, và các kết quả bi hài của nó. Và rõ ràng là Danh và Lợi đã làm mờ mắt một số kẻ ngụy khoa học. Đó là nguyên nhân dễ hiểu nhất và phổ biến nhất cho mọi cuộc lừa đảo.

    Thích

  3. Cho con cám ơn vì bài viết này của chú ,rõ ràng những người đã làm ra chuyện này ,mục đích của họ cũng chỉ vì danh lợi và hậu quả mà họ đã gây ra thì thật là tai hại ,bây giờ ra đường hỏi bất chợt một người nào đó câu :” Tổ tiên con người là ai ?” chắc chắn họ sẽ trả lời không một chút đắn đo “Đó là khỉ”,học thuyết Darwin cùng những gì mà nó đã gây ra cho xã hội này thì khỏi phải nói là quá nghiêm trọng ,nó cài đặt vào trong suy nghĩ của từng người “Tổ tiên ta là khỉ” và cuộc sống là sinh tồn ,tranh giành , chiếm đoạt ,xã hội hiện đại bây giờ vận hành trên quy luật đó ,chỉ vì sự háo danh mà những người được mệnh danh là nhà khoa học này đã bất chấp mọi thứ ,vì niềm tin mù quáng vào một thần tượng nào đó mà họ đã bán rẻ sự thật

    Thích

  4. Cảm ơn tác giả đã có loạt bài về các sai lầm của học thuyết tiến hóa Darwin giúp người đọc cần có những tường minh trong quan niệm thế giới quan của mình.

    Không còn nghi ngờ gì khoa học đã cống hiến cho nhân loại hưởng các thành quả phát triển rất ấn tượng nhưng khoa học cũng tồn tại các mặt hạn chế mà người ta nhìn thấy rất rõ xuất phát từ: Sự ngộ nhận trong khoa học; Mặt tối “tiêu cực” của khoa học; Sự lãng phí trong khoa học…

    Trong giới nghiên cứu khoa học nói riêng từ xưa đến nay người ta đã chỉ ra rất nhiều “căn bệnh” và khi sự thật bị phanh phui thì mới thấy các nguyên nhân cũng xuất phát từ động cơ không lành mạnh của cá nhân.Thế nhưng nó đã tồn tại trong thời gian không ngắn trong cộng đồng khoa học và đã gây ra những hệ lụy tiêu cực. Nếu ai chưa đọc tôi xin liệt kê một số bài báo đã chỉ ra 02 căn bệnh chết người như dưới đây:

    1. Sự lừa đảo và những vụ lừa dối trong khoa học.
    Vào năm 2006 tại Hàn Quốc đã xảy ra một vụ xì căng đan chưa từng thấy trong giới nghiên cứu khoa học nước này. Trường đại học Quốc gia Seoul của Hàn Quốc đã buộc phải ký một quyết định quan trọng là tước danh vị “nhà khoa học tối cao” của giáo sư Hwang Woo Suk và loại khỏi ban giảng dạy của mình.
    Đây là một câu chuyện không thể ngờ với người Hàn Quốc vì người dân Hàn luôn luôn sùng bái và tin ông là một ứng viên tương lai của giải Nobel để đem danh dự tầm cỡ thế giới cho nước này sau nhiều năm tháng phấn đấu.Chính phủ Hàn Quốc đã không ngần ngại chi đến 600.000 USD mỗi năm và hãng hàng không quốc gia còn tặng vé miễn phí cho ông cả đời. Ông Hwang vốn là một bác sĩ thú y đã nhanh chóng được biết đến khi tuyên bố nhân bản thành công chó Snoopy (giống Afghanistan). Danh tiếng của ông nổi như cồn khắp thế giới sau hai bài báo đăng trên tờ tạp chí khoa học danh tiếng Science trong hai năm 2004 và 2005: giới thiệu với cộng đồng nghiên cứu 11 dòng tế bào gốc nhân bản được từ tế bào phôi người. Báo chí Hàn Quốc đã mô tả đây là một thành công tạo hi vọng cho nghiên cứu y học thế giới vì những dòng tế bào gốc này sẽ được dùng chữa trị những căn bệnh nan y như bại liệt hoặc suy giảm di truyền.
    Nhưng sự thật ra sao: Đồng nghiệp của ông đã tố cáo với báo giới về việc gian dối kết quả cho nghiên cứu khoa học và cho biết kết quả những xét nghiệm ADN của các dòng tế bào gốc của nhóm ông Hwang giống một cách quá hoàn hảo với các tế bào nguồn.
    Ông Hwang không còn cách nào khác phải xin lỗi dân chúng và chính phủ. Nhưng đến lúc này thì mọi chuyện đã trở nên quá tồi tệ. Tạp chí Science rút lại hai bài báo đã đăng với sự đồng ý của các tác giả (bài đầu có 15 người đồng ký tên và bài sau những 25 người). Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố rút lại hỗ trợ tài chính và mở ngay hai cuộc điều tra độc lập.
    Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc phải nhận trách nhiệm và phải từ chức. Phe đối lập ở Hàn Quốc nhân vụ này làm ầm ĩ đòi chính phủ phải tìm cách thu hồi tiền dân đóng thuế chi xài vô độ cho những việc nghiên cứu giả mạo. Cũng nhờ đó người dân mới biết nhóm của ông Hwang đã được nhận tài trợ những 40 triệu USD! Vụ xìcăngđan nhân bản của ông Hwang thật sự làm bàng hoàng người dân Hàn Quốc. Nhưng đau đớn hơn là cho đến giờ họ vẫn chưa hiểu vì lý do gì ông Hwang đã dám làm những chuyện xằng bậy đó để tiền đóng thuế của dân tan thành mây khói. Nhiều ý kiến tạm cho rằng ông Hwang đã quá háo danh và không dừng lại được trước những lời xưng tụng.
    2/Các mối thâm thù và hiềm khích trong khoa học
    Những mối hiềm khích trong giới khoa học rất sâu sắc và dai dẳng có từ rất lâu. Báo chí một thời đã nói về vụ tranh cãi lớn giữa 2 nhà thiên văn Shapley và Curtis về luận điểm Mặt Trời nằm ở trung tâm Ngân Hà hay vụ tranh cãi bản quyền vi tích phân kịch liệt giữa Newton và Lebniz.
    Và tôi xin chỉ ra 02 câu chuyện khá sâu sắc về mối thâm thù này giữa 02 thế kỷ khác nhau giữa những nhà khoa học lớn:

    Câu chuyện thứ nhất là Edison và Tesla trong “Cuộc chiến giữa các dòng điện”

    Đầu thế kỷ XX nhà phát minh Edison có hơn 100 trạm phát điện ở Mỹ, cung cấp điện một chiều cho người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng hao hụt điện năng trong quá trình truyền tải, Nikola Tesla, lúc đó là nhân viên của Edison, đã đề xuất ý tưởng sử dụng dòng điện xoay chiều nhưng Edison không tán thành. Để bác bỏ ý tưởng của Tesla, Edison khẳng định rằng dòng điện xoay chiều có khả năng gây chết người cao hơn.
    Năm 1903, một con voi trong rạp xiếc ở Mỹ bỗng nổi điên và giết chết 3 người. Nó lập tức bị coi như một hiểm hoạ cần phải loại trừ. Edison nhìn thấy cơ hội để chứng minh sự nguy hiểm của dòng điện xoay chiều cho mọi người, thế là ông đề xuất việc giết con voi này bằng dòng điện xoay chiều. Con voi đã bị giết chết bằng dòng điện 6.000 vôn nhưng trước đó đã được Edison cho ăn cà rốt tẩm với xyanua
    Tuy nhiên sau đó người ta đã chứng kiến các ưu điểm vượt trội của dòng điện xoay chiều và nó là lựa chọn đúng đắn; máy phát điện, mạng lưới truyền tải điện (xoay chiều) và động cơ xoay chiều là thành quả nghiên cứu miệt mài của Tesla.

    Câu chuyện thứ hai là :”Cuộc chiến lỗ đen giữa Hawking và Susskind”

    Hawking và Susskind, được mệnh danh là 02 gã khổng lồ trong ngành vật lý lý thuyết, nhưng “chiến đấu” một mất một còn về việc liệu thông tin khi bị nuốt vào các lỗ đen có bị mất đi mãi mãi một khi các lỗ đen này bốc hơi hay không.
    Năm 1983, Hawking nêu lên giả thuyết rằng “thông tin bị sẽ bị mất đi trong sự bốc hơi của lỗ đen”. Với Susskind, một lý thuyết gia định lượng, thì điều này là không đúng đắn bởi nguyên lý là thông tin sẽ được bảo toàn; nó không bao giờ có thể bị biến thành hư không. Nếu Hawking đúng, các nền móng của ngành định lượng đều bị hủy diệt. Cuộc chiến dai dẳng kéo dài hơn 20 năm, cuối cùng, Hawking thú nhận mình thua cuộc sau các công trình nghiên cứu về Nguyên lý toàn ảnh (Holography).

    Nhà khoa học cũng như người đời không nhiều thì ít cũng dễ mắc phải “Tam độc” mà như trong Phật Giáo đã cảnh giới đó là “tham, sân, si” và Đức Phật đã chỉ ra cho người đời cần biết tránh và điều chỉnh để hướng tới tính Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc đời.

    Thích

  5. cháu còn 1 thắc mắc về vượn selam và lucy, những người theo thuyết tiến hóa thì coi đây là bằng chứng đã được xác định = cacbon 14, nhất là lucy được cho là vượn không đuôi đi = 2 chân, liệu có liên quan đến con người hay là nó chỉ là 1 loài vượn đã tuyệt chủng mà thôi ạ?

    Thích

    • Trả lời bạn Nguyễn Anh Quân,
      Câu hỏi của cháu chứng tỏ cháu vẫn bị ám ảnh với những lý thuyết của giới tiến hóa. Chẳng hạn, phân biệt con người với con vượn bằng chuyện đi 2 chân hay đi lom khom. Đó là những phân biệt thuộc về hình thái học do thuyết tiến hóa nghĩ ra. Cháu hãy quan sát trong loài vật, có loài khác cũng đứng thẳng và đi bằng 2 chân đấy. Tất nhiên khi cần thiết thì nó bơi lội giỏi như cá. Đó là loài Penguin đấy. Vậy hãy học cách THOÁT RA KHỎI CÁI LỒNG TƯ DUY CỦA THUYẾT TIẾN HÓA. Không cần phải mất thì giờ vào những selam và lucy. Hãy SUY NGẪM về câu hỏi của trang x-evolutionist.com rằng NẾU THUYẾT TIẾN HÓA CÓ BẰNG CHỨNG THÌ TẠI SAO PHẢI LỪA ĐẢO BẰNG NHỮNG BẰNG CHỨNG GIẢ MẠO. Hãy phân biệt con người với con vượn bằng:
      1/ Hệ gene, chromosomes và đặt dấu hỏi sau đây: Làm thế nào để biến đổi hệ gene vượn thành hệ gene người, trong khi mọi thí nghiêm làm thay đổi gene chỉ dẫn đến kết quả BỆNH HOẠN và CHẾT CHÓC.
      2/ Làm thế nào để con vượn sống hoàn toàn với BẢN NĂNG VÔ THỨC, trong khi con người không chỉ sống bằng vô thức, mà còn có Ý THỨC. Vậy làm thế nào để biến đổi gene để dẫn tới sự hình thành Ý THỨC, trong khi thực tế cho thấy Ý THỨC tồn tại hoàn toàn ĐỘC LẬP với hệ gene. Giống như THÔNG TIN hoàn toàn độc lập với vật chất.
      Tóm lại, cháu đã tự giam hãm nhận thức của mình trong cái lồng của Thuyết Tiến hóa. Hãy cố gắng nghiên cứu để trả lời 2 câu hỏi bác nêu lên ở trên, sẽ có ý nghĩa nhiều hơn.
      PVHg

      Thích

  6. Cháu cám ơn bác Hưng đã giúp cháu khai mở, cháu nhìn ra những vấn đề cốt yếu rồi ạ. Cháu nghĩ là chỉ bằng cảm nhận thôi cũng khó có thể tin vào thuyết tiến hóa mặc dù giới khoa học đã làm cho người ta phải tin 1 cách thật bài bản.
    Hồi học môn sinh học năm lớp 6 hoặc 7 cháu đã thấy câu chuyện các loài vật tự biến đổi qua hàng triệu năm thành loài khác để thích ứng với hoàn cảnh mới có vẻ j đó khó hiểu:
    Cá vây tay biến thành bò sát, hồi đó cháu cứ nghĩ quẩn quanh rằng “cái j” khiến nó biến đổi như vậy. Vì phải có cái j đó đã điều khiển nó, “cái j đó” liệu là cái j đây? Còn cho rằng nó tự biến đổi 1 cách có ý thức thì thật là ngớ ngẩn. Cô giáo dạy môn sinh học thì chỉ giảng đơn điệu: loài này loài kia thêm cái nọ bớt cái kia để thích nghi với môi trường và khí hậu, để sinh tồn.

    Thích

  7. Pingback: Thuyết tiến hóa đã định hình xã hội nước Đức dưới thời Hitler như thế nào? - Đại Kỷ Nguyên Tiếng Việt

  8. Pingback: Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất của thuyết tiến hóa - Đại Kỷ Nguyên Tiếng Việt

  9. Pingback: Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất của thuyết tiến hóa | Học viện lãnh đạo Hiếu Minh (HLA)

  10. Pingback: Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất của thuyết tiến hóa – Forever

  11. Pingback: Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất của thuyết tiến hóa | Nhận thức là một quá trình...

  12. Về vụ này. Cháu muốn phân tích như sau.
    Như có thể thấy trong các tài liệu viết về lịch sử thời đó, không phải người ta cần piltdown để chấp nhận thuyết tiến hóa, mà là người ta không những đã chấp nhận thuyết tiến hóa mà còn đặt lòng tự hào dân tộc vào một cuộc đua tìm hóa thạch, nên mới mở ra cơ hội cho kẻ hám danh Dawson (vốn chỉ là một nhà khảo cổ tay ngang, còn chẳng phải nhà sinh học tiến hóa) đã lợi dụng. Ngành khoa học tự nhiên nào cũng từng có những kẻ lừa đảo, nên nói cả ngành lừa đảo là chụp mũ.
    Nó là một vụ lừa đảo, cháu không phủ nhận, nhưng mà vì nó làm giả sọ người vượn, nên nó nghiễm nhiên là vụ lừa đảo do thuyết tiến hóa chủ mưu, thì cũng giống như nói rằng vụ lừa đảo của Jan Hendrik Schön về bán dẫn đơn phân tử, làm nó nghiễm nhiên là vụ lừa đảo do cả ngành công nghệ nano chủ mưu vậy. Điều đó hoàn toàn không đúng

    Cháu đã tìm được những thông tin như sau nói chính xác về vụ này:
    Trang history.com có đăng bài:
    https://www.history.com/news/piltdown-man-hoax-100-years-ago
    Có đoạn nói rằng: ” …Dawson created some 38 fake finds over the course of his life, all in the hopes of gaining acceptance into various scientific societies. With Piltdown Man, he may have been seeking inclusion into the Royal Society, “. Đại ý là: Tất các bằng chứng đều chỉ mặt thủ phạm là Dawson, nhà sưu tầm xương nghiệp dư đã làm giả khoảng 38 phát hiện, hòng bước chân vào các tổ chức khoa học. Với Piltdown, ông ta tham vọng được vào Hiệp hội Hoàng gia

    Một bài khác trên trang bbc.com
    http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/3285163.stm
    ” Of his discoveries, at least 38 are fakes: from the teeth of P. dawsoni and Blackmore’s hafted stone axe to the “Roman” statuette and the Brighton “Toad in the Hole”.
    The only suspect in each of these frauds is Charles Dawson himself – the same man who uncovered the remains of Eoanthropus dawsoni, the Piltdown Man.
    In March 1909 Dawson wrote to his friend Arthur Smith Woodward complaining that he was “waiting for the big ‘find’ which never seems to come along”.
    A little while later, apparently inspired by a meeting with local author Arthur Conan Doyle, Dawson conceived his greatest hoax; one that would hopefully gain him a Fellowship of the Royal Society and, almost certainly, earn him a knighthood.
    Đại ý: Dawson trong suốt sự nghiệp vừa miệt mài đào bới vừa làm giả đủ thứ từ rìu đá rồi tượng thời La Mã đến “cóc trong đá” mà mãi ông ta vẫn chưa có được một “big one”, một quả bom tấn đủ để một bước lên đài khoa học danh giá, thậm chí là được phong hiệp sĩ.

    Vậy, nếu Dawson được hỏi “ Động cơ làm giả Piltdown Man là gì ? ” thì câu trả lời không phải là thuyết tiến hóa, mà không gì khác ngoài chỉ là tư lợi của riêng ông mà thôi. Đây là một con người hám danh đã thử làm nhiều cổ vật mà chưa lên hương (do môn lịch sử, khảo cổ đã có nhiều rìu và tượng) nên mới liều chơi tới hóa thạch, nhắm vào sinh học tiến hóa còn non trẻ, hóa thạch chưa nhiều.
    Ngay từ đầu cuộc tranh cãi này đã có người nghi ngờ liệu xương hàm và sọ này có thật là của nhau không. Piltdown man chưa bao giờ được thờ phụng như nhiều người hiểu lầm, mà liên tục bị chất vấn và chỉ trích bởi các chuyên gia như nhà giải phẫu William King Gregory nêu rằng khả năng đây là hóa thạch giả ghép từ sọ người và hàm vượn (1913), nhà động vật học Gerrit S. Miller đăng bài báo khẳng định đó là hàm tinh tinh (1915), cũng vào khoảng thời gian này George Grant McCurdy từ Bảo tàng Tự Nhiên Peabody đưa ra những lý luận đanh thép cho thấy chúng không thể thuộc về cùng một con vật và W. Courtney Lyne, một nha sĩ, đã vạch trần rất nhiều bất cập của chiếc răng nanh tìm được cùng địa điểm ( Theo Thomson, K. S. (1991). Piltdown Man: The Great English Mystery Story. American Scientist.
    Link ở đây:
    http://www2.clarku.edu/~Piltdown/map_prim_suspects/ABBOTT/Abbot_defense/piltman_englishmystery.html )

    Trang Hoaxes.org trong một bài viết cũng có đề cập đến piltdown man
    http://hoaxes.org/archive/permalink/the_piltdown_man

    Cháu trích một đoạn: ” Woodward’s claim immediately caused an enormous stir within the scientific community. Many felt that the jawbone and skull were simply too dissimilar to belong together. The jaw, they said, looked far more apish than one would expect to find attached to a high-vaulted, human skull. But Woodward’s backers eventually won out and the new species entered the textbooks as Eoanthropus dawson, or “Dawson’s Dawn Man.”
    Đại ý: Khi được trình làng, Piltdown man ngay lập tức gây bão, nhiều người cho rằng xương hàm và sọ quá khác nhau nên không thể nào là cùng một sinh vật được. Rồi sau đó những người ủng hộ cũng chiến thắng và đã có một loài mới, Eoanthropus dawsoni.

    Tại sao nhiều người nghi như vậy mà Piltdown man vẫn đi vào sách? Ngoài việc Dawson tìm ra thêm một “ Piltdown II ” năm 1915 làm cho những người nghi ngờ phải nín khe, lý do chính mang tính chính trị nhiều hơn là khoa học hay cái gọi là “niềm tin thuyết tiến hóa”: Đó là một món đồ giả tinh xảo đã được đón nhận nhiệt liệt bởi vì với việc tìm thấy người Anh đầu tiên mà có cả một cây gậy cricket kế bên [một mảnh xương voi hình chày], nước Anh đã có thể tuyên bố họ có một “người tiền sử” đủ sức đối trọng với những phát hiện bước ngoặt các hàng xóm ở châu Âu mấy thập kỷ nay đào lên rần rần như hàm Heidelberg, người Cro-Magnons, Neanderthals v.v để không còn phải mang tiếng là một nền khảo cổ “nhặt sỏi”

    “It was a skillful forgery that was eagerly swallowed because now the British could claim a “dawn man” that countered continental discoveries such as the Heidelberg jaw.” (Thomson 1991, đd). – trích ở trang sau:
    http://www2.clarku.edu/~piltdown/map_prim_suspects/ABBOTT/Abbot_defense/piltman_englishmystery.html

    “The first Englishman with his own cricket bat – if nothing else it was one in the eye for French and German archaeologists whose discoveries of Cro-Magnons, Neanderthals and other early humans had been making headlines for several decades. Now England had a real fossil rival.” (Tờ Guardian viết):
    https://www.theguardian.com/science/2012/feb/05/piltdown-man-archaeologys-greatest-hoax

    “ By the turn of the twentieth century, not only were many people comfortable with the general concept of human evolution, but there actually was also a feeling of national pride concerning the discovery of a human ancestor within one’s borders.
    The Germans could point to their Neandertal skeletons and claim that the first primitive human being was a German. The French could counter that their own Cro-Magnon-ancient, though not as old as the German Neandertals-was a more humanlike and advanced ancestor; therefore, the first true human was a Frenchman. Fossils had also been found in Belgium and Spain, so Belgians and Spaniards could claim for themselves a place within the story of human origin and development. Even so small a nation as Holland could lay claim to a place in human evolutionary history since a Dutchman, Eugene Dubois, in 1891 had discovered the fossilized remains of a primitive human ancestor in Java, a Dutch-owned colony in the western Pacific.
    However, one great European nation did not and could not participate fully in the debate over the ultimate origins of humanity. That nation was England. Very simply, by the beginning of the second decade of the twentieth century, no fossils of human evolutionary significance had been located in England. This lack of fossils led French scientists to label English human paleontology mere “pebble-collecting” (Feder, K. (1990). Frauds, Myths, and Mysteries; Science and Pseudo-Science.) ” – trang sau:
    http://www2.clarku.edu/~piltdown/map_intro/dawsn_dawnman.html

    Đó là hai điểm Dawson đã lợi dụng: sự nóng lòng tìm một biểu tượng khảo cổ quốc gia và sự thiếu thông tin của giới khoa học. Những năm đó, người ta vẫn chưa biết dạng trung gian của người và vượn cổ sẽ như thế nào: người thì có xương hàm nhỏ hơn vượn nhưng hộp sọ thì lại rất to, vậy câu hỏi là hàm tiến hóa trước hay sọ tiến hóa trước? Nên hiển nhiên, ngay khi sự hào hứng bất cẩn ban đầu dịu xuống và các hóa thạch khác được tìm thấy vào thập kỷ tiếp theo như người Bắc Kinh bởi (W. C. Pei và Teilhard de Chardin), xương mặt vượn người phương Nam (Raymond Dart, 1924) và nhiều di tích ở châu Âu cho thấy sự kết hợp giữa sọ tiên tiến và hàm nguyên thủy là bất thường. Thập niên 1920, 1930, Piltdown man bị ra rìa.
    “As the years went on, other paleontological finds– especially the discovery of Peking man in the 1920s and 1930s by W. C. Pei and Teilhard de Chardin, the australopithecine facial skeleton discovered by Raymond Dart in 1924, and many other European remains showed that Piltdown man’s combination of an advanced cranium and a primitive jaw was anomalous. Piltdown man became very much a side issue” (Thomson 1991, đd) – trang sau:
    http://www2.clarku.edu/~piltdown/map_prim_suspects/ABBOTT/Abbot_defense/piltman_englishmystery.html

    Nguyên nhân Piltdown man phải hạ màn chính là vì đã tìm thấy những hóa thạch tốt hơn và sự phát triển của công nghệ định tuổi hóa thạch, cho thấy sự tiến triển theo hướng hàm trước, sọ sau. Và hơn nữa, không những Piltdown man không chứng minh được thuyết tiến hóa, mà nó còn kìm hãm, gây bối rối cho ngành tiến hóa
    ” Whoever perpetrated the crime, it is considered to be one of the most damaging scientific hoaxes of all time, because it set the development of evolutionary theory back for years while researchers labored pointlessly to integrate a fake skull into the fossil record.” – trích trang:
    http://hoaxes.org/archive/permalink/the_piltdown_man

    Piltdown Man đã sống sót lâu như vậy, không phải vì nó quan trọng với thuyết tiến hóa (phả hệ người sẽ gọn gàng hơn nếu không có nó), mà là vì nó quan trọng với sĩ diện của nước Anh. Sách giáo khoa bây giờ không đề cập đến nó không phải vì người ta muốn giấu nó mà cũng vì giống như lí do chúng ta không được học rằng Newton đã mát-xa số liệu trong cuốn Principia, quyển sách vật lý vĩ đại nhất mọi thời hay nhà thiên văn học – hiệp sĩ Ngài Arthur Eddington khi quan sát nhật thực, đã cố tình bỏ các kết quả không phù hợp với động cơ chính xác là để chứng minh thuyết tương đối của Einstein: những mẩu chuyện này thú vị, là bài học đạo đức khoa học quý báu, nhưng không phải kiến thức.

    Chúng ta nên xem đến những gì hiện đại hơn. Chúng ta không còn ở năm 1912, vì đã có hơn 6000 di tích hóa thạch từ xương tới răng, được chụp hình toàn cảnh và trưng bày tại Bảo tàng Smithsonian:
    http://humanorigins.si.edu/evidence/human-fossils/fossils

    Còn về những hóa thạch người khác cũng được cho là lừa đảo, chú có thể đọc trang talkorigin sau, họ đã giải thích, sự thật hoàn toàn khác
    http://www.talkorigins.org/faqs/homs/cre_args.html

    Thích

    • Cám ơn bạn Ng Rui En vì thảo luận nhiệt tình và nghiêm túc. Xin trao đổi với bạn vài ý kiến:
      ● Bạn Ng Rui En viết: Như có thể thấy trong các tài liệu viết về lịch sử thời đó, không phải người ta cần piltdown để chấp nhận thuyết tiến hóa, mà là người ta không những đã chấp nhận thuyết tiến hóa mà còn đặt lòng tự hào dân tộc vào một cuộc đua tìm hóa thạch, nên mới mở ra cơ hội cho kẻ hám danh Dawson (vốn chỉ là một nhà khảo cổ tay ngang, còn chẳng phải nhà sinh học tiến hóa) đã lợi dụng.
      Xin trả lời:
      – Bạn hãy nhớ rằng Darwin đưa ra lý thuyết tiến hóa nói chung từ 1859, và tiến hóa người từ 1871, mà mãi không tìm thấy bằng chứng nào cả. Chính Darwin đã thể hiện nỗi lo lắng rằng nếu không tìm thấy bằng chứng thì lý thuyết của ông sẽ sụp đổ, Vì thế CƠN KHÁT BẰNG CHỨNG của các nhà tiến hóa là một sự thật không thể chối cãi.
      – Bạn nói đúng rằng có một chạy đua tìm hóa thạch, và rằng Dawson là một kẻ háo danh. Nhưng bạn quên rằng nếu không có CƠN KHÁT BẰNG CHỨNG thì không ai chạy đua làm gì, và những kẻ háo danh chẳng thể lừa bịp được ai.
      – Vả lại, có phải một mình Dawson lừa được cả thế giới đâu? Có cả một nhóm các nhà khoa học hàng đầu của Anh, bao gồm những nhà địa chất học, cổ sinh học, sinh học tiến hóa cùng chụm đầu vào nghiên cứu hóa thạch cơ mà? Tại sao những nhà khoa học này bị Dawson đánh lừa? Hay chính toàn bộ nhòm khoa học này cùng nhất trí với nhau để đánh lừa? Bạn nên nhớ rằng vụ án này vẫn chưa có kết luận cuối cùng đâu nhé, và tất cả cái nhóm ấy đều bị nằm trong danh sách những kẻ khả nghi.
      – Việc Dawson chỉ là một nhà khảo cổ nghiệp dư thì có quan trọng gì đâu? Thiếu gì những nhà khoa học nghiệp dư giỏi hơn nhà khoa học chuyên nghiệp? Bạn có cần tôi cho thí dụ không? Kiểu nói của bạn cũng giống bài báo “Mức độ ủng hộ thuyết tiến hóa” trên Wikipedia, trong đó nói đa số những người chống thuyết tiến hóa là những người không chuyên về sinh học. Nếu Wikipedia dám đăng ý kiến phản đối họ, tôi sẽ viết như sau: Đa số những người bị đánh lừa về thuyết tiến hóa chính là các nhà tiến hóa; tuy nhiên, những nhà tiến hóa giỏi nhất và trung thực nhất lại chống lại thuyết tiến hóa, điển hình như Pierre Paul Grassé, hay Stephen Jay Gould,… Louis Pasteur, vốn là nhà hóa học, nhưng đã trở thành nhà sinh học “nghiệp dư” khám phá ra vi trùng học, miễn nhiễm học và 2 định luật sinh học vĩ đại nhất là Định luật Tạo sinh (cơ sở của khoa học tế bào) và Định luật bất đối xứng của sự sống. Pasteur không một lần nào nhắc tới thuyết tiến hóa, nhưng tư tưởng và lý thuyết của ông tự động bác bỏ thuyết tiến hóa. Gregor Mendel là nhà sinh học vĩ đại nhất thế kỷ 19 cũng bác bỏ thuyết tiến hôa. Vậy Charles Dawson là nghiệp dư hay chuyên nghiệp không quan trọng, vấn đề là ông ta đã giúp thuyết tiến hóa lừa gạt được cả thế giới trong 41 năm!

      ● Bạn Ng Rui En nói: Ngành khoa học tự nhiên nào cũng từng có những kẻ lừa đảo, nên nói cả ngành lừa đảo là chụp mũ.
      Trả lời:
      – Có những trường hợp lừa đảo cố ý và những trường hợp lừa đảo vô tình. Những vụ lừa đảo cố ý trong thuyết tiến hóa quá nhiều. Điều này gây ra ấn tượng rất xấu cho các nhà tiến hóa rằng tình trạng vô bằng chứng chính là nội lực thúc đẩy các nhà tiến hóa tìm bằng chứng bằng mọi giá. Có trường hợp là cô tình, có trường hợp là vô tình. Thí dụ, tìm thấy một cái răng hóa thạch mà dựng thành cả một người vượn, đưa vào bảo tàng, rồi công bố trên toàn thế giới rằng đó là hóa thạch người vượn,… Sau này bị chứng minh là sai, rồi mới cất đi. Vậy nên gọi cái sai lầm này là cái gì? Nếu không phải là cố tình lừa đảo thì là vô tình, xuất phát từ CƠN KHÁT BẰNG CHỨNG đó thôi!

      ● Bạn Ng Rui En đưa ra một loạt tài liệu để biện hộ rằng nếu Dawson vì mục đích tư lợi chứ không vì thuyết tiến hóa,…
      Trả lời:
      – Các tài liệu ủng hộ thuyết tiến hóa muốn đổ hết tội lên đầu Dawson mà quên rằng các nhà khoa học về tiến hóa của Anh đã giúp Dawson chứng minh đây là hóa thạch vượn người.
      ● Ban Ng Rui En đưa ra một loạt tài liệu để chứng minh rằng Pitldown Man bị nghi ngờ ngay từ đầu, và trong suốt thế kỷ 20 nó vẫn bị nghi ngờ…
      Trả lời:
      – Rất tiếc là bạn Ng Rui En không có mặt trên thế giới vào giai đoạn 1912-1953 để nói lên cho thế giới biết những điểm đáng nghi ngờ của Piltdown Man để thế giới tỉnh ngộ, nên cả thế giới đã bị lừa trong 41 năm.
      – Đặc biệt, rất tiếc bạn Ng Rui En không có mặt trong phiên tòa xử John Scopes năm 1925 tại Tiểu bang Tennessee để vạch trần bằng chứng Piltdown Man là đáng nghi ngờ, khi luật sư Clarence Darrow trưng hóa thạch ấy ra làm bằng chứng người vượn, và John Scopes đã thắng án, chính quyền tiểu bang thua!!! Tiếc quá, những người thông minh biết nghi ngờ Piltdown đều không có mặt ở phiên tòa !!! Lịch sử trớ trêu đã giúp thuyết tiến hóa thắng trong vụ án đó nhờ một bằng chứng mà 28 năm sau mới biết là giả mạo!!!
      Tạm kết:
      Ý kiến của bạn Ng Rui En quá dài, tôi không đủ thì giờ để trả lời đầy đủ. Vậy xin bạn yên tâm rằng ý kiến của bạn đã được công bố. Hãy để độc giả tự nghiên cứu đánh giá.
      Một lần nữa, cám ơn bạn đã xới lại vấn đề những vụ lừa đảo bằng chứng trong thuyết tiến hóa. PVHg

      Thích

  13. Pingback: Thuyết tiến hóa truyền đạt phản tri thức – THƯỜNG HỶ LÊ NIÊN

Bình luận về bài viết này