DNA and INTELLIGENT DESIGN / DNA và Thiết kế Thông minh

3Abstract: Soon in the 13th century, St Thomas Aquinas, an eminent philosopher of Christianity, had said: “Wherever complex design exists, there must have been a designer; nature is complex; therefore nature must have had an intelligent designer…”. These words could be considered as the first declaration of intelligent design theory. Recent discoveries in modern biology, particularly DNA code, have offered strong evidences to disprove evolution and support the theory of intelligent design.

Tóm tắt: Ngay từ thế kỷ 13, Thánh Thomas Aquinas, một triết gia lỗi lạc của Thiên Chúa giáo, đã nói: “Ở bất cứ đâu tồn tại những thiết kế phức tạp, ở đó ắt phải có một nhà thiết kế; tự nhiên rất phức tạp; do đó tự nhiên ắt phải có một nhà thiết kế thông minh…”. Những lời này có thể được xem như tuyên bố đầu tiên của lý thuyết thiết kế thông minh. Những khám phá gần đây trong sinh học hiện đại, đặc biệt là mã DNA, đã cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ để bác bỏ thuyết tiến hóa và ủng hộ lý thuyết thiết kế thông minh.

CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:

True Biology: Nền Sinh học chân chính

FRANCIS CRICK, một trong hai đồng tác giả của công trình khám phá ra cấu trúc của DNA, tuyên bố: “Phân tử DNA là hệ thống chứa thông tin hiệu quả nhất trong toàn vũ trụ. Sự mênh mông của thông tin phức tạp đã được mã hóa và xâu chuỗi một cách chính xác là điều vô cùng đáng kinh ngạc. Bằng chứng DNA nói lên rằng có một thiết kế thông minh để chứa đựng thông tin… Đối với vấn đề sự sống hình thành một cách ngẫu nhiên, toán học cho thấy điều đó không thể xẩy ra” (The DNA molecule is the most efficient information storage system in the entire universe. The immensity of complex, coded and precisely sequenced information is absolutely staggering. The DNA evidence speaks of intelligent, information-bearing design… For life to form by chance is mathematically virtually impossible)

Đối với Crick, sự hình thành sự sống là một PHÉP MẦU. Ông nói: “…nguồn gốc của sự sống hiện ra vào lúc này hầu như là một phép mầu, rất nhiều điều kiện phải được thỏa mãn để cho điều đó xẩy ra”.

106407-050-F2C714D1Với những phát ngôn như trên, lẽ ra Crick phải tin vào Đấng Sáng tạo, bởi một thiết kế thông minh ắt phải có nguồn gốc của nó, một phép mầu ắt phải vượt lên trên những tương tác vật chất thông thường mà khoa học có thể giải thích. Nhưng vốn là một người vô thần nên Crick, thay vì thừa nhận Đấng Sáng tạo, lại rơi vào vòng luẩn quẩn khi cố gắng giải thích nguồn gốc của thiết kế thông minh và phép mầu bằng một lý thuyết mà ông gọi là “panspermia”, tạm dịch là “lý thuyết về hạt sống”. Theo lý thuyết này, những “hạt sống” có sẵn trong vũ trụ, và vì một lý do nào đó những hạt đó đã được mang tới trái đất và phát triển thành sự sống trên trái đất. Lý thuyết này không được mấy ai tin, vì nó có quá nhiều giả thiết và phỏng đoán mà không có cách nào để kiểm chứng. Thật đáng tiếc cho Crick, từ một nhà khoa học có khám phá vĩ đại, ông biến thành một nhà lý thuyết viển vông và tầm thường. Quan điểm vô thần làm cho ông tự bịt mắt lại trước sự thật – những bằng chứng hiển nhiên về sự sáng tạo của Đấng Sáng tạo mà DNA là một trong những bằng chứng rõ rệt nhất.

Xét cho cùng, Crick là sản phẩm của thế kỷ 20, thế kỷ thắng lợi của chủ nghĩa vô thần. Nhưng thắng lợi ấy chỉ là tạm thời. Từ 25 năm cuối của thế kỷ 20, tình hình đã dần dần thay đổi. Bằng chứng của lý thuyết thiết kế thông minh ngày càng nhiều. Số nhà khoa học ngả sang lý thuyết này ngày một đông hơn. Một trong những đại biểu xuất sắc nhất của trường phái thiết kế thông minh là Stephen Meyer. Cuốn sách gần đây nhất của ông, “CHỮ KÝ TRONG TẾ BÀO: DNA và Bằng chứng của Thiết kế Thông minh” (Signature in the Cell: DNA and the Evidence for Intelligent Design), do HarperOne xuất bản năm 2009, là một tác phẩm nặng ký bảo vệ và phổ biến tư tưởng thiết kế thông minh, và là một đòn nặng giáng lên thuyết tiến hóa.

signature-bannerTrong con mắt của Meyer, nền tảng của chủ nghĩa duy vật thô thiển trong khoa học đang trong quá trình sụp đổ. Với “Chữ ký trong Tế bào”, nhà triết học khoa học Stephen C. Meyer cho chúng ta thấy mã số trong DNA thể hiện một trí thông minh về thiết kế nằm đằng sau vấn đề nguồn gốc sự sống, và điều này rõ ràng đến mức làm cho các nhà tiến hóa bối rối.

Không như những lập luận trước đây về thiết kế thông minh, “Chữ ký trong Tế bào” trình bầy một trường hợp hoàn toàn mới và mang tính tổng quát, để lộ ra bằng chứng không chỉ đối với những đặc trưng cá biệt của tính phức tạp sinh học mà còn làm sáng tỏ một thành phần mang tính nền tảng của vũ trụ: đó là THÔNG TIN! Những bằng chứng đó đã và đang tăng lên theo hàm mũ trong những năm gần đây, các nhà khoa học chuyên ngành đã biết rõ, nhưng công chúng chưa biết. Nay là lúc công chúng cần được biết.

Tiến sĩ Meyer, một nhà lý thuyết và nhà nghiên cứu được đào tạo tại Đại học Cambridge, giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa thuộc Viện Discovery, là người đầu tiên tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau để chứng minh một cách rõ ràng sự hiện hữu của một trí thông minh nằm bên ngoài tự nhiên chỉ dẫn con đường cho sự sống tuân theo.

Stephen Meyer chỉ ra rằng vũ trụ bao gồm vật chất, năng lượng và thông tin – thông tin không phải là vật chất và năng lượng, nhưng là những chỉ thị buộc vật chất và năng lượng tuân thủ. Sự hoạt động của vật chất và năng lượng tuân thủ những mã lệnh của DNA chính là hoạt động sống. Vậy sự sống hình thành không phải do sự kết hợp ngẫu nhiên, mù quáng và vô mục đích của các nguyên tử như thuyết tiến hóa nói, mà là kết quả của một chương trình đã được hoạch định từ trước bởi nhà thiết kế. Đó là cách để cho sự sống ra đời và tồn tại và biến hóa.

Trong tế bào, thông tin được chuyển chở bởi DNA và hoạt động như một chương trình phần mềm. Chữ ký trong tế bào là chữ ký của nhà lập trình bậc thầy của sự sống.

maxresdefaultTheo Stephen Meyer, trong khi xây dựng thuyết tiến hóa, Charles Darwin không bao giờ nghĩ đến việc tìm hiểu xem thông tin sinh học từ đâu mà ra. Ông không quan tâm tới thông tin, hay nói chính xác hơn, ông hoàn toàn không có khái niệm về thông tin. Đối với ông, sự sống chỉ là hoạt động vật chất thuần túy. Trong tác phẩm đầu tiên và chủ yếu của ông về tiến hóa, cuốn “Về nguồn gốc các loài”, ông mô tả sự biến đổi từ loài này thành loài khác nhưng né tránh thảo luận về sự ra đời của loài đầu tiên. Có lẽ vì ông thiếu tự tin về điều này, mặc dù trong những thư từ trao đổi với một số chiến hữu, ông có đề cập đến khả năng sự sống hình thành từ vật chất không sống, và điều đó xẩy ra từ xa xưa trong những điều kiện đặc biệt. Nhưng những trao đổi ấy chỉ là những giả thuyết mù mờ, không thể kiểm chứng, vì thế có thể nói rằng với Darwin, nguồn gốc sự sống vẫn bị gói kín trong sự tối tăm không thể lần tới được. Bóng tối ấy bao phủ lên khoa học một thời gian rất dài, ít nhất cho đến trước khi cấu trúc DNA được khám phá năm 1953 bởi James Watson và Francis Crick.

Nhưng không phải ngay lúc ấy Watson và Crick đã hiểu được những ngụ ý ẩn chứa đằng sau hệ thống kỹ thuật tinh vi của DNA. Phải mất nhiều năm các nhà khoa học mới bắt đầu nhận ra những ngụ ý đó, để rồi dần dần lần ra những chỉ thị xử lý và lưu trữ thông tin trong tế bào. Đó là quá trình giải mã DNA.

Nếu việc khám phá ra cấu trúc DNA là một khám phá vĩ đại thì việc giải mã DNA cũng vĩ đại không kém. Công lao chủ yếu trong việc khám phá ra cấu trúc DNA thuộc về James Watson và Francis Crick (đoạt Giải Nobel), nhưng công lao giải mã DNA thuộc về tập thể nhiều nhà khoa học. Một trong số đó là Francis Collins, giám đốc chương trình Bản đồ Gene người của nhà nước Mỹ. Trong cuốn “The Language of God” (Ngôn ngữ của Chúa), Collins chứng minh rằng mã DNA chính là ngôn ngữ của Chúa – những chỉ thị để sự sống hình thành và phát triển theo chương trình cha truyền con nối. Giải mã DNA chính là học cách đọc ngôn ngữ của Chúa để qua đó biết được bí mật của sự sống mà Chúa đã cài đặt trong DNA.

1Trong lịch sử ngôn ngữ học cận đại có hai khám phá vĩ đại. Một là việc khám phá ra họ ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European Languages). Hai là việc giải mã ngôn ngữ Ai-cập cổ đại trên các lăng tẩm, miếu thờ và kim tự tháp Ai-cập. Nhưng có lẽ việc giải mã DNA phải được xem là vĩ đại hơn nhiều, vì đây là lần đầu tiên nhân loại đọc được một dạng ngôn ngữ của Chúa. Sự thật đó đã được phản ánh một cách chính xác trong tuyên bố của tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 2000, nhân dịp hoàn thành Bản đồ Gene người, rằng: “Hiện nay, chúng ta đang học thứ ngôn ngữ mà trong đó Chúa sáng tạo ra sự sống. Chúng ta đang cảm thấy kính sợ hơn trước tính phức tạp, vẻ đẹp, và sự kỳ diệu của món quà tuyệt vời và thiêng liêng của Chúa. Với hiểu biết mới sâu sắc này, nhân loại đã tiến sát tới khả năng vô biên chữa lành bệnh tật… (We are learning the language in which God created life. We are gaining ever more awe for the complexity, the beauty, the wonder of God’s most divine and sacred gift. With this profound new knowledge, humankind is on the verge of gaining immense, new power to heal.).

Thật vậy, các nhà khoa học đã kinh ngạc khi vỡ nhẽ ra rằng tế bào cũng vận hành một hệ điều hành như mọi chiếc computer nhưng với tính uyển chuyển và hiệu quả hơn gấp bội – chương trình “chạy” trong DNA phức tạp, chính xác, tinh vi, hiệu quả vượt xa mọi chương trình computer tân tiến nhất của con người, buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi lớn: AI, hoặc CÁI GÌ đã tạo ra, hoặc viết ra chương trình trong DNA?

Có chương trình computer nào ngẫu nhiên xuất hiện mà không cần nhà lập trình không? KHÔNG!

Vậy một chương trình kỳ diệu và vĩ đại như chương trình của DNA ắt phải có tác giả của nó. Muốn gọi tên tác giả ấy là gì cũng được, đó chỉ là là vấn đề thuật ngữ, nhưng một người có trí tuệ lành mạnh ắt phải thừa nhận rằng mã DNA là một bằng chứng KHÔNG THỂ CHỐI CÃI của một lực lượng siêu nhiên điều khiển tự nhiên thông qua thông tin.

Những người không thừa nhận sự thật này chẳng hề đưa ra được một lý lẽ khoa học nào nhằm giải thích tính phức tạp và tinh vi của mã DNA. Họ đơn giản chỉ là những người vô thần ngoan cố chống lại một sự thật hiển nhiên.

Thomas-Aquinas-Black-largeThực ra không chỉ DNA mới chứa đựng thông tin. Tất cả mọi quy luật tương tác vật chất trong vũ trụ chính là những thông tin được cài đặt trong vũ trụ. Đó là lý do vì sao Albert Einstein, một trong những bộ óc siêu việt nhất của nhân loại, tin rằng có Chúa và ông coi những định luật vật lý hay toán học như những phép mầu. Ông nói: “Có hai cách để sống: bạn có thể sống như thể chẳng có cái gì là phép mầu cả; hoặc bạn có thể sống như thể mọi thứ đều là một phép mầu” (There are two ways to live: you can live as if nothing is a miracle; you can live as if everything is a miracle). Chẳng hạn, đối với Einstein, Hình học Euclid là một phép mầu. Ông đã từng gọi cuốn Hình học Euclid là “cuốn sách nhỏ thiêng liêng” (a holy booklet). Với ông, hạnh phúc của đời người là khám phá ra những phép mầu mà Chúa đã ngụ ý trong những quy luật của tự nhiên. Ông tuyên bố: “Tôi muốn biết được ý Chúa” (I want to know God’s idea), như một lời giải thích cho tham vọng tìm ra phép mầu vĩ đại nhất – những nguyên lý vật lý thâu tóm toàn bộ vũ trụ mà ông gọi là “Lý thuyết trường thống nhất” (Theory of Unified Field), tiền thân của Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything) sau này. Mặc dù Einstein không theo Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo, nhưng đối với ông, sự hiện hữu của các định luật vật lý chính là bằng chứng rõ rệt nhất của Chúa, tức Đấng Sáng tạo, hoặc nhà thiết kế vĩ đại. Nói cách khác, Einstein cũng có niềm tin giống như St Thomas Acquinas, rằng ở đâu có một thiết kế phức tạp, ở đó ắt có một nhà thiết kế thông minh.

Ngược lại, các nhà khoa học vô thần vẫn khăng khăng nói rằng không có Đấng Sáng tạo nào cả, tự nhiên tự nó tạo ra những quy luật để cho nó tuân thủ. Tư tưởng này có thể ví như các chữ cái có thể tự nó tập hợp lại theo các chỉnh hợp, hoán vị, tổ hợp,… để tạo thành thơ ca, mầu sắc tự nó hòa hợp với nhau để tạo nên những tác phẩm hội họa, âm thanh tự nó phối hợp với nhau để tạo thành những nhạc phẩm bất hủ. Hãy thử tưởng tượng có một cái thùng chứa một số lượng vô hạn 4 chữ cái A, T, C, G. Đổ thùng chữ cái ấy ra mặt bàn một cách ngẫu nhiên như gieo xúc sắc hay tung đồng xu. Liệu số phép thử phải là bao nhiêu để các chữ cái đó sắp xếp giống như chúng đã sắp xếp trong mã DNA? 1 tỷ, 2 tỷ,… 1 tỷ tỷ phép thử chăng? Có thể dùng computer mạnh nhất để thực hiện thí nghiệm này. Tôi tin chắc rằng với số phép thử tối đa mà một computer mạnh nhất trong thời đại hiện nay có thể thực hiện cũng sẽ không bao giờ xuất hiện một trường hợp sắp xếp nào giống như mã DNA. Thí nghiệm này đủ để bác bỏ giả thuyết sự sống hình thành ngẫu nhiên, mà tiền thân của nó là giả thuyết sự sống hình thành tự phát (spontaneous generation) đã bị đập tan bởi thí nghiệm bình cổ thiên nga nổi tiếng của Louis Pasteur trong thế kỷ 19.

Để thấy rõ tính bất hợp lý của quan điểm duy vật thô thiển trong khoa học, nên nhắc đến hai nhà khoa học vô thần tiêu biểu nhất hiện nay là nhà tiến hóa học Richard Dawkins và nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking.

Giới tiến hóa coi Dawkins như một trong những người phát ngôn xuất sắc nhất của họ. Sách của ông bán rất chạy, vì những người tôn thờ Darwin vẫn còn rất nhiều. Hơn một thế kỷ rưỡi nhồi nhét học thuyết Darwin vào đầu trẻ em ở nhà trường đã cung cấp cho học thuyết Darwin một số lượng đệ tử đông đảo, không khác gì một tôn giáo. Tính chất tôn giáo biểu lộ rõ nhất ở thái độ phản ứng gay gắt hoặc giẫy nẩy lên của những đệ tử trung thành với chủ nghĩa Darwin khi thần tượng của họ bị đụng chạm. Đây là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử nhiều hơn là khoa học. Khi đối chất về khoa học, ngay đến Richard Dawkins cũng bị rơi vào tình thế lúng túng, huống chi những người có trình độ khoa học thấp hơn ông.

Một lần nữa tôi muốn lưu ý tới cuốn video trên Youtube: “Richard Dawkins stumped by Creationist question” (Richard Dawkins bị bí bởi câu hỏi của một người theo Thuyết Sáng tạo). Nguyên văn câu hỏi như sau: “Ông có thể cho một thí dụ về một biến dị được di truyền hoặc một quá trình tiến hóa… mà có thể được xem như làm tăng thêm thông tin trong bộ gene hay không?”.

DawkinsTại sao có câu hỏi đó?

Ấy là vì sau khi mã DNA được khám phá, thuyết tiến hóa rơi vào tình trạng nguy khốn – DNA cho thấy mỗi chương trình tạo ra giống loài đều cố định, không thể thay đổi. Các nhà tiến hóa bèn đưa ra giả thuyết rằng hệ gene có thể được bổ sung. Nói cách khác, thông tin trong bộ gene có thể tăng thêm để biến một loài đơn giản thành một loài phức tạp hơn.

Vậy Dawkins trả lời câu hỏi trên ra sao?

Dawkins, nhà tiến hóa lừng danh hiện nay, đã im lặng hồi lâu suy nghĩ (để tìm kiếm bằng chứng), nhưng không thể im lặng lâu hơn nữa, vì bản thân sự im lặng đã là câu trả lời, rằng KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG NÀO CẢ! Đến khi ông bắt đầu nói thì chỉ toàn là những ý kiến vòng vo, né tránh câu hỏi, không trả lời trực tiếp vào câu hỏi.

Trong thực tế, tôi đã chứng kiến có những đệ tử của Darwin hăng hái tranh luận, sẵn sàng đưa ra những thí dụ gọi là “bằng chứng”, nhưng chỉ toàn những “bằng chứng” trong sách giáo khoa mà họ đã được nhồi nhét sâu đến nỗi thuộc lòng, nhưng họ không biết thực ra đó chỉ là những giả thuyết. Thậm chí có người nói liều rằng số nhiễm sắc thể của loài có thể thay đổi, bất chấp một sự thật là những biến đổi trong hệ gene đều dẫn tới bệnh hoạn hoặc cái chết.

Tuy nhiên, không có nhà khoa học vô thần nào nói mạnh như Stephen Hawking. Khi viết cuốn “Lược sử Thời gian” (A Brief History of Time), Hawking vẫn còn nhắc đến Chúa theo kiểu của Einstein. Ông hy vọng “vật lý học sắp biết được ý Chúa” khi nói về tương lai của Lý thuyết về mọi thứ. Gần đây ông đã từ bỏ hy vọng này, và cho rằng dưới ánh sáng của Định lý Godel, Lý thuyết về mọi thứ khó có thể đạt được. Theo ông, các lý thuyết vật lý hiện có vừa không đầy đủ, vừa không nhất quán. Và thay vì có một Lý thuyết về mọi thứ, vật lý học phải chấp nhận có nhiều lý thuyết khác nhau cùng mô tả vũ trụ, mỗi lý thuyết chỉ mô tả được một khía cạnh nào đó của vũ trụ, nhưng bổ sung cho nhau, mặc dù có thể mâu thuẫn với nhau. Tôi nghĩ rằng suy nghĩ đó của Hawking là đúng, vì nó phù hợp với tư tưởng triết học của Định lý Bất toàn của Kurt Godel. Đó là một bước tiến lớn của Hawking. Nhưng tiếc thay, trong khi ông tiến lên một bước thì ông lại lùi ba bước khi cho ra mắt cuốn “Grand Design” (Thiết kế vĩ đại), trong đó tuyên bố một câu bất hủ nghe như một nghịch lý: “ Vì có một định luật như luật hấp dẫn, vũ trụ có thể và sẽ tự tạo ra nó từ hư không” (…because there is a law such as gravity, the universe can and will create itself from nothing). Nghĩa là vũ trụ tự hình thành mà không cần Đấng Sáng tạo

Tiến sĩ John Lennox, giáo sư toán học tại Đại học Oxford, thừa nhận Hawking là một nhà vật lý lý thuyết xuất sắc, nhưng ông bình luận ý kiến của Hawking như sau: “Ý kiến ấy nghe như một cái gì đó trong chuyện thần tiên Alice ở Wonderland … đó không phải là khoa học!”. Lennox giải thích: “Nếu tôi nói X tạo ra X, thì có nghĩa là tôi đã giả định về sự tồn tại của X trước khi chứng minh sự tồn tại của X. Giả định trước rằng vũ trụ tồn tại để từ đó giải thích sự hình thành của vũ trụ, đó là một mâu thuẫn logic”. Nói thế cũng bằng như nói “Từ hư không sinh ra hư không”, hoặc “hư không sinh ra mọi thứ”. Lennox kết luận: “Tất cả những điều này là vô nghĩa, cho dù những ý kiến đó là câu nói cửa miệng của một nhà khoa học nổi tiếng thế giới”. Tóm lại, vũ trụ không thể tự nó tạo ra nó.

Vũ trụ cũng không thể sẵn có, vì theo Định luật Entropy, nếu vũ trụ là sẵn có và vĩnh hằng thì năng lượng của nó đã cạn kiệt từ lâu rồi. Theo định luật này, bắt buộc vũ trụ phải có lịch sử: ra đời, phát triển, suy tàn, tan rã.

Hoàn toàn tương tự, sự sống cũng có lịch sử. Thuyết tiến hóa của Darwin là một tham vọng vẽ ra bức tranh lịch sử của sự sống, nhưng đó là một bức tranh sai lạc, vì nó dựa trên chủ yếu là sự tưởng tượng và không có bằng chứng để kiểm chứng. Dưới ánh sáng của sinh học hiện đại, bức tranh do Darwin vẽ ra ngày càng lộ rõ tính chất không tưởng, vô căn cứ, phi logic, và đặc biệt, không trả lời được câu hỏi khó nhất, đó là sự hình thành sự sống ban đầu. Mã DNA đã hoàn toàn bác bỏ lý thuyết cho rằng sự sống ban đầu hình thành một cách ngẫu nhiên từ sự kết hợp may rủi của các nguyên tử, mà các đệ tử của Darwin đã cố nhào nặn.

Trong khi đó, lý thuyết thiết kế thông minh tiếp tục phát triển tư tưởng của St Thomas Acquinas trong thế kỷ 13, tiếp tục tư tưởng của các nhà khoa học vĩ đại trong các thế kỷ gần đây như Blaise Pascal, Louis Pasteur, Gregor Mendel, Albert Einstein, Kurt Godel … để tin rằng có một thiết kế thông minh của vũ trụ cũng như sự sống – mã DNA là một trong những bằng chứng rõ rệt nhất của thiết kế thông minh.

Trường phái vô thần không có cách nào chống lại Lý thuyết thiết kế thông minh, ngoài cách tố cáo nó là vỏ bọc của tôn giáo. Họ lợi dụng tâm lý chống tôn giáo để chống lại Lý thuyết thiết kế thông minh. Trước bằng chứng của DNA, họ vẫn khăng khăng cãi rằng tự nhiên tự nó có khả năng tạo ra những điều kỳ diệu, tương tự như Stephen Hawking nói vũ trụ có thể tự tạo ra nó.

Wrong-04smHình bên: MỘT SAI LẦM LỚN KHÁC. Darwin phạm sai lầm vì hiểu sai về biến dị. Bất kỳ ai nhìn vào loài chó cũng sẽ thấy chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Điều tương tự cũng xẩy ra với mèo. Hoặc ngựa, cừu, bò, và nhiều loài khác đều có thể xẩy ra những biến dị. Nhưng biến dị chỉ gây ra những thay đổi trong loài. Đó là điều Darwin không hiểu. Và do đó thuyết tiến hóa là sai lầm.

Đến đây, có lẽ nên lật lại những khái niệm truyền thống của thuyết tiến hóa. Nền tảng cơ bản của thuyết tiến hóa bao gồm những giả thuyết chủ yếu sau đây:
– Trong quá trình thích nghi với môi trường sống, sinh vật hình thành những biến dị có lợi. Những biến dị này là “những đặc điểm mới giành được” (acquired characteristics) – những đặc điểm không bẩm sinh, mà hình thành trong quá trình sống, kể từ khi lọt lòng mẹ.
– Sự chọn lọc tự nhiên sẽ chọn lọc những biến dị có lợi để di truyền cho các thế hệ nối tiếp.
– Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra trong hàng triệu, hàng tỷ năm sẽ tích phân các biến dị có lợi thành một biến đổi lớn, biến loài này thành loài khác.

Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, cả 3 giả thuyết nói trên đều bị chứng minh là sai, và do đó đến nay nó vẫn chỉ là giả thuyết, thay vì được gọi là định luật. Thật vậy:

Một, khoa học không tìm thấy một biến dị nào trong thực tế được coi là biến dị có lợi. Hầu hết biến dị đều có hại, dẫn tới bệnh tật, quái thai, hoặc cái chết. Khái niệm biến dị có lợi là một khái niệm tưởng tượng do Darwin đề xuất. Tính chất lố bịch của sự tưởng tượng này biểu lộ rõ nhất trong lý thuyết giải thích sự ra đời của hươu cao cổ, hoặc khủng long cao cổ.

Hai, nghiên cứu về DNA cho thấy “những đặc điểm mới giành được” không di truyền được, vì chúng không hề làm thay đổi tập hợp lệnh trong DNA (tập hợp lệnh hướng dẫn lắp ráp proteins của tế bào trong từng loài). Đây là sai lầm lớn nhất của Darwin, vì ông không biết gì về DNA. Ông không ngờ sự di truyền đã được lập trình cố định cho mỗi loài. Nếu ông biết, có lẽ ông đã từ bỏ thuyết tiến hóa. Darwin đã nhiều lần băn khoăn trước những sự thật có thể đánh đổ lý thuyết của ông. Ông không ngần ngại bầy tỏ những băn khoăn đó. Nhưng khoa học thế kỷ 19 chưa cung cấp đủ bằng chứng để buộc ông phải suy nghĩ lại. Thậm chí ông không biết gì về các định luật di truyền của Gregor Mendel. Ông bệ nguyên xi tư tưởng di truyền của Jean Baptiste Lamarck thông qua cái gọi là “những đặc điểm mới giành được”. Tiếc thay tư tưởng này đã bị sinh học phân tử chứng minh là sai lầm. Giới tiến hóa biết rõ Lamarck sai lầm nhưng vẫn thờ phụng Darwin, mặc dù họ không thể không biết Darwin sao chép tư tưởng của Lamarck.

Ba, tự nhiên không có mắt để nhìn, không có ý thức để tư duy, cớ sao tự nhiên lại biết chọn lọc cái có lợi để di truyền? Ngược lại, nếu tự nhiên có mắt, có ý thức để chọn lọc cái có lợi, thì ắt tự nhiên ấy không chỉ là vật chất thuần túy (vật chất có khối lượng và năng lượng), mà phải là một trí tuệ thông minh. Tự nhiên với trí tuệ thông minh chính là tác giả của mã DNA mà lý thuyết thiết kế thông minh thừa nhận. Vậy chỉ có hai lựa chọn buộc chúng ta phải chọn một: hoặc là tự nhiên mù quáng và vô ý thức, khi đó không thể có chọn lọc tự nhiên; hoặc là tự nhiên thông minh và có ý thức, chủ thể sáng tạo ra mã DNA, đó là Nhà thiết kế thông minh. Giới tiến hóa chọn lựa chọn một, và do đó sai lầm, vì khái niệm chọn lọc tự nhiên thực chất là vô nghĩa. Lý thuyết thiết kế thông minh chọn lựa chọn hai. Lựa chọn này cho phép giải thích sự xuất hiện của sự sống đầu tiên và sự đa dạng sinh học. Các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau không ngẫu nhiên, mà theo chương trình đã được cài đặt trong DNA, và chương trình của mỗi loài là cố định, do đó không có sự tiến hóa.

Trong cuốn “Chữ ký trong tế bào”, Stephen Meyer rút ra những kết luận dựa trên các dữ liệu từ nhiều lĩnh vực khoa học. Ông lập luận chặt chẽ, sử dụng phương pháp suy luận, thậm chí kết hợp với cách kể chuyện hấp dẫn không kém truyện trinh thám, đồng thời bầy tỏ khát vọng tìm kiếm chân lý, dần dần làm sáng tỏ bí mật vây quanh vấn đề nguồn gốc DNA. Ông chứng minh rằng những nỗ lực khoa học trước đây để giải thích nguồn gốc thông tin sinh học tất cả đều đã thất bại, và lập luận một cách thuyết phục rằng sự thiết kế thông minh là lời giải thích tốt nhất về sự khởi đầu của sự sống. Trong những chương cuối, ông bảo vệ lý thuyết thiết kế thông minh chống lại một loạt chống đối và chỉ ra rằng thiết kế thông minh cung cấp những tiệm cận hiệu quả đối với việc nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Ra mắt vào năm 2009, đúng vào dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Darwin và 150 năm ngày ra đời của cuốn “Về nguồn gốc các loài”, cuốn “Chữ ký trong tế bào” chỉ có thể được viết ra khi thời đại thông tin sinh học bắt đầu. Meyers chia xẻ với độc giả sự náo động của những khám phá gần đây nhất, chẳng hạn như công nghệ số hoạt động trong tế bào, hệ điều hành được cài đặt vào trong bản đồ gene bao gồm những mã lồng vào nhau, vấn đề xử lý số, sự phục hồi phân phối và các hệ lưu trữ… Thật là phi thường, vì tất cả các khái niệm, thuật ngữ đều đã được biết đến từ khoa học computer.

Cuốn sách của Meyer đã ra mắt rất đúng lúc với hai ý nghĩa.

Thứ nhất, nó ra đời đúng vào lúc nhà sinh học vô thần Richard Dawkins vẫn khăng khăng một mực nói rằng Darwin đã chôn vùi những lý luận truyền thống về thiết kế trong tự nhiên, rằng niềm tin tôn giáo bị chứng tỏ là vô lý trong thời đại khoa học hiện đại. Meyer đã chứng minh điều ngược lại, rằng chính thời đại hiện nay đang nằm trong quá trình chôn vùi các lý thuyết duy vật thô thiển về sự hình thành sự sống, mà thuyết tiến hóa là điển hình.

Thứ hai, cuốn sách của Meyer ra đời trong hoàn cảnh một thẩm phán liên bang ở Dover, Pennsylvania, đưa ra khuyến dụ trong năm 2005 rằng lý thuyết thiết kế thông minh có thể không chính danh khi mệnh danh là “khoa học”. Thẩm phán John E. Jones đã trở thành một anh hùng của những người tôn thờ chủ nghĩa Darwin và những người ủng hộ họ trong thế giới hàn lâm và truyền thông. Quyết định ở Dover đã giáng một đòn rất khắc nghiệt vào lý thuyết thiết kế thông minh. Nhưng Stephen Meyer, trong khi nói lên tiếng nói của triết học khoa học, đã đáp lại các thẩm phán liên bang rằng quý vị không bao giờ đủ tư cách để xác định cái gì là khoa học và cái gì không.

Với tư cách một nhà triết học và một nhà khoa học đã từng làm việc trong lĩnh vực địa vật lý cho tổ chức Atlantic Richfield, Meyer đã nêu lên một thách thức đối với thuyết tiến hóa và chủ nghĩa duy vật thô thiển khi ông tuyên bố rằng mã DNA chính là bằng chứng không thể chối cãi của nhà thiết kế thông minh, và rằng sự sống không hình thành ngẫu nhiên, mà được sáng tạo một cách có chủ ý của Nhà thiết kế siêu phàm.

“Chữ ký trong tế bào” của Stephen Meyer là một tác phẩm tuyệt vời chứng minh cho tư tưởng thiết kế thông minh đã được nêu lên từ 8 thế kỷ trước đây bởi nhà triết học Thiên Chúa giáo xuất sắc St. Thomas Aquinas.

PVHg 17/09/2015

Tài liệu tham khảo:

Francis Crick on DNA intelligent design

About the book “Signature in the Cell”

 

10 thoughts on “DNA and INTELLIGENT DESIGN / DNA và Thiết kế Thông minh

  1. Phôi thai được hình thành trong lòng mẹ là tế bào gốc đầu tiên của một người. Từ tế bào gốc này phôi thai sẽ phát triển theo các bước đã được “lập trình” một cách diệu kỳ để hình thành một em bé. Các tế bào chuyên biệt cũng được hình thành từ tế bào gốc. Giải Nobel Y Sinh năm 2012 được trao cho 2 nhà khoa học Sir John Bertrand Gurdo (Anh) và Yamanaka Shinya (Nhật) với công trình “tái lập trình để tế bào trưởng thành trở về tế bào gốc vạn năng”. Rõ ràng các nhà khoa học đã tiếp cận vào rất sâu để tìm hiểu thứ ngôn ngữ “lập trình” mà Chúa sử dụng để viết lên những chương trình phần mềm, những software trong công trình sáng tạo sự sống trên trái đất này. Việc tạo ra cừu Dolly và việc “tái lập trình tế bào” là đi theo cả chiều xuôi và ngược để khám phá, tìm hiểu sự sống.
    Thông thường, một chương trình phần mềm gồm 2 phần: Phần chương trình là tập hợp của các “câu lệnh” được viết theo một “bộ quy tắc thống nhất, có cú pháp (syntax) chặt chẽ” và Phần dữ liệu (data). Các phép tính toán, các thuật toán, các vòng lặp kiểm tra, các hàm, các biến, các hằng,… được mô tả bằng những dòng lệnh (code). Phần dữ liệu, thông tin có thể được “cất giữ ở một nơi gọi là database – cơ sở dữ liệu”. Ta có thể hình dung rằng phần chương trình được tổ chức chặt chẽ với thứ tự nghiêm ngặt, không được sai sót dù chỉ “một dấu, một chữ”, bởi cả chương trình sẽ bị bỏ đi bởi một dòng lệnh sai cú pháp!.
    Phần data cũng có những quy tắc nhất định nhưng “thoáng hơn”, chẳng hạn thứ tự của dữ liệu có thể ở các “đoạn khác nhau” chỉ cần có mã ID xác định là đủ.
    Nếu xem ADN là một “chương trình phần mềm” thì cấu trúc của chuỗi xoắn kép chắc cũng được thiết kế như trên: có phần “mã code” và phần data. Nếu như “đột biến” làm sai hỏng phần code thì hoặc là tế bào chết, hoặc là chương trình bị hỏng. Trường hợp phần data bị hỏng tức là các giá trị (hằng số) bị thay đổi, trắng thành đen, to thành bé chẳng hạn,.. Sự thay đổi của phần data theo ngữ cảnh, môi trường là sự linh hoạt tạo nên sự đa dạng về hình thể, màu sắc, kích thước,… của mỗi loài và trong cùng một loài trong khi “bản thiết kế mẫu, bản gốc” vẫn được giữ nguyên vẹn.
    Tôi cho rằng giới sinh học hiện đại và ngành khoa học máy tính cần ngồi lại với nhau để cùng nhìn nhận và tìm hiểu, khám phá thứ ngôn ngữ mà Chúa đã, đang sử dụng để sáng tạo và duy trì sự sống trên trái đất này. Đây quả là một dự án thú vị và nhiều ý nghĩa./.

    Thích

  2. Nước Anh sản sinh ra 3 nhà khoa học vĩ đại: Isaac Newton, Chars Darwin và Stephen Hawking.
    Tuy nhiên đến nay chúng ta đã thấy thuyết thời gian và không gian tuyệt đối đã bị thuyết tương đối của Alber Einstein bác bỏ.
    Sự ra đơiì của bản đồ gen người và các công trình sinh học phân tử coi như đã cáo chung cho thuyết tiến hóa của Darwin
    Đã có nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết đa vũ trụ của Stephen Hawking không thuyết phục. Thời gian sẽ chứng minh…!

    Có vẻ như nước Anh được mệnh danh là xứ sở bảo thủ…đội tuyển bóng đá của họ chỉ một lần duy nhất vô địch trên quê hương của mình nhờ bàn thắng “ăn gian” dưới sự phù phép của trọng tài..mặc dù bóng đá sinh ra ở Anh và Premier League hiện là giải hấp dẫn nhất.! Đồng bảng Anh vẫn đứng ngoài Euro
    Nước Anh từ quốc gia tự hào mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh từ vị trí quốc gia hùng mạnh nhất thế kỷ XIX tiến dần về con số 7.

    Và thành tích khoa học của họ có vẻ như kiểu “phú quý giật lùi”..Isaac Newton vẫn được coi là nhà vật lý vĩ đại còn Chars Darwin thì giới khoa học chuyên ngành gần như không còn thừa nhận. Stephen Hawking vẫn còn có nhiều fan trung thành bởi vì ông hiện là người cha tinh thần của giới vô thần. Một hình ảnh trái ngược với ông là ông Sheikh Ahmed Yassin một “lãnh tụ hữu thần” cũng ngồi trên xe lăn – người cha tinh thần của phong trào Hồi giáo Hammas…nhưng với Israen và Phương Tây thì quan điểm của ông qúa cực đoan nên có kết cục bi thảm..

    Khoa học vốn như vậy từ nghìn năm rồi..hoài nghi rồi lại tìm về Đức Tin.!

    Đã thích bởi 1 người

  3. Nước Anh sản sinh ra 3 nhà khoa học vĩ đại: Isaac Newton, Chars Darwin và Stephen Hawking.

    Tuy nhiên đến nay chúng ta đã thấy thuyết thời gian và không gian tuyệt đối đã bị thuyết tương đối của Alber Einstein bác bỏ.

    Sự ra đời của bản đồ gen người và các công trình sinh học phân tử coi như đã cáo chung cho thuyết tiến hóa của Darwin

    Như tác giả đã dẫn chứng có nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết đa vũ trụ của Stephen Hawking không thuyết phục. Thời gian sẽ chứng minh…!

    Có vẻ như nước Anh được mệnh danh là xứ sở bảo thủ…đội tuyển bóng đá của họ chỉ một lần duy nhất vô địch trên quê hương của mình nhờ bàn thắng “ăn gian” dưới sự phù phép của trọng tài..mặc dù bóng đá sinh ra ở Anh và Premier League hiện là giải hấp dẫn nhất.! Đồng bảng Anh vẫn đứng ngoài Euro

    Nước Anh từ quốc gia tự hào mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh từ vị trí quốc gia hùng mạnh nhất thế kỷ XIX tiến dần về con số 7.

    Và thành tích khoa học của họ có vẻ như kiểu “phú quý giật lùi”..Isaac Newton vẫn được coi là nhà vật lý vĩ đại còn Chars Darwin thì giới khoa học chuyên ngành gần như không còn thừa nhận. Stephen Hawking vẫn còn có nhiều fan trung thành bởi vì ông hiện là người cha tinh thần của giới vô thần. Một hình ảnh trái ngược với ông là ông Sheikh Ahmed Yassin một “lãnh tụ hữu thần” cũng ngồi trên xe lăn – người cha tinh thần của phong trào Hồi giáo Hammas…nhưng với Israen và Phương Tây thì quan điểm của ông qúa cực đoan nên có kết cục bi thảm..

    Khoa học vốn như vậy từ nghìn năm rồi..hoài nghi rồi lại tìm về Đức Tin.!

    Thích

  4. 1. Theo bảng phân loại các ngành khoa học thì Sinh học thuộc về ngành Khoa học về sự sống, chứ không thuộc về ngành Khoa học tự nhiên (gồm Toán, Vật lí, Hóa học, Khoa học máy tính, Khoa học vật liệu v.v…). Vì sự sống là một trong những bí ẩn lớn lao nhất của Vũ trụ cho nên các nhà khoa học phải tìm nhiều cách tiếp cận với bí ẩn này. Do đó đã hình thành nhiều bộ môn như: Sinh – Hóa (Tiếp cận Sinh học qua ngả Hóa học), Sinh – Lý (Tiếp cận Sinh học qua ngả Vật lí học), Sinh – Toán (Tiếp cận Sinh học qua ngả Toán học), Sinh – Tin (Tiếp cận Sinh học qua ngả Tin học, khoa học máy tính) v.v…Điều này gợi cho chúng ta nhớ đến câu chuyện về các ông thày mù xem voi, mỗi ông phán theo một kiểu về hình dáng của con voi Sinh học, của con voi Sự sống. Nhưng dù sao thì đó cũng là cái gọi là “các tiến bộ khoa học”, và thực sự chúng cũng đã đem lại những thành tựu rất đáng kể phục vụ cuộc sống con người và phát triển xã hội loài người. Thí dụ: Nếu không có các máy tính hiện đại với các phần mềm tiên tiến thì không thể có Bản đồ gene người công bố vào năm 2000. Chúng ta có thể kể ra ở đây rất nhiều thành tựu khoa học khác liên quan đến khoa học Y- Sinh, đặc biệt kể từ khi cấu trúc của DNA được phát hiện vào năm 1953. Tôi nghĩ rằng trong tương lai, sẽ hình thành nhiều cách tiếp cận mới tới những bí ẩn của sự sống, chẳng hạn khoa học và công nghệ nano: Bà mẹ tự nhiên đã dùng công nghệ nano để tạo ra muôn loài và loài người từ lâu lắm rồi, đó là cách chế tạo từ dưới lên (bottom up) từ mức nguyên tử- phân tử. Các máy móc thô thiển của con người thì lại được chế tạo theo cách từ trên xuống (top down), thí dụ từ một cục sắt to đùng, chúng ta tiện phay thành những xi-lanh của động cơ đốt trong rồi lắp ráp thành những cỗ máy gầm rú ngày đêm trong nhiều ngành: xây dựng, vận tải, hàng không, quân sự…Thế mà loài người đã rất tự hào về cách làm việc đó của mình (!).

    Darwin đã có cách tiếp cân sinh giới theo cách của ông ta theo ngả “tiến hóa”. Đáng tiếc là học thuyết của ông ta là sai lầm.
    Các tôn giáo cũng có những cách tiếp cận riêng của mình. Điều này liên quan đến trực giác và đức tin không thể kiểm chứng bằng khoa học. Tuy nhiên tôi đồng ý với ý kiến cho rằng: các bằng chứng khoa học luôn có tác dụng trong việc phát triển đức tin, như lời nói của Pasteur.
    Cũng xin lưu ý rằng, Bản đồ gene người cung cấp cho chúng ta cuốn sách theo ngôn ngữ của Chúa liên quan đến sự sống. Nhưng đọc và hiểu được cuốn sách đó lại là một chuyện khác. Tình hình hiện nay của chúng ta giống như của loài khỉ trước cuốn sách trong đó có in vở kịch Hăm lét và một số bài thơ của Sếchxpia. Nói như vậy cũng hơi quá đáng vì cho đến nay các nhà khoa học đã hiểu một phần nào về tấm bản đồ này rồi: phát hiện ra một số bệnh gây bởi một số gene…

    2. Việc phát hiện ra DNA, vật chất và cơ chế di truyền, những thành tựu của Sinh học phân tử, Di truyền học phân tử, học thuyết về tế bào, về Bản đồ gene người, các bộ môn khoa học khác…. đã phủ nhận hoàn toàn thuyết tiến hóa của Darwin. Còn nói theo các nhà thần học Cơ đốc giáo thì đây là một khoa học “dị giáo” và phải đưa ra “tòa án dị giáo”.

    3. Cơ đốc giáo và Ấn độ giáo chủ trương có một Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và Con người cùng muôn loài.
    Các nhà khoa học vô thần thì trong khi chấp nhận Vũ trụ được tạo ra từ Vụ nổ lớn (Big Bang) lại né tránh hoặc không thống nhất về Nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc của Sinh giới và Loài người. Tuy nhiên, các tiến bộ của khoa học càng ngày càng làm cho các nhà khoa học vô thần bối rối và ngả về phía của Đức tin hơn. Chúng ta sẽ còn chứng kiến tình hình này trong một thời gian khá dài. Hy vọng rằng khoa học vẫn phát triển để nâng cao chất lượng cuộc sống loài người, còn Đức tin sẽ làm cho loài người hướng thiện hơn.

    4. Có lẽ Vũ trụ và Sự sống là những bí ẩn vĩnh viễn đối với nhận thức của Loài người. Chúng ta chỉ tiếp cận tới Chân lí cũng như các đường Hyperbol tiếp cận tới các trục tung và trục hoành mà thôi. Đây cũng có thể là hệ quả của Định lí bất toàn của Kurt Goedel: nếu chúng ta muốn sự Không mâu thuẫn trong các hệ tiên đề của các khoa học thì chúng ta phải chấp nhận tính Không đầy đủ của chúng. Có nghĩa là chúng ta chẳng bao giờ nắm trọn được Chân lí. Tuy nhiên đây lại là một điều may mắn và đó lại là suối nguồn của các cảm xúc cho âm nhạc, hội họa, văn chương, thơ ca, kiến trúc, điêu khắc… và tất cả các ngành nghệ thuật khác của loài người. Bí ẩn luôn có vẻ đẹp lộng lẫy của nó.

    Đã thích bởi 1 người

    • Cám ơn anh Phan Chí Thành. Ý kiến rất hay. Tôi xin phép sẽ post ý kiến này lên PVHg’s Home như một bài viết hoàn chỉnh.
      Nếu anh có thể cho thêm ý kiến để bài viết phong phú hơn thì càng tốt.

      PVHg

      Thích

      • Kính gửi anh Hưng và các bạn độc giả, tôi muốn các bạn được thưởng thức Một tách cà phê Trung Nguyên đậm đặc nhất có thể trong khung cảnh thư giãn thú vị của Quý vị. Bài viết này có thể biên tập thành nhiều trang, nhưng như vậy lại giống như công việc pha loãng tách cà phê trên tay của các bạn, đó lại là việc tôi không muốn.

        Thích

  5. Em không đi sâu được như các thầy về mặt lý thuyết, nhưng cũng xin có ý kiến. Con người do ai chế tạo ra chứ không phải theo thuyết tiến hoá của Darwin. Khi xem các bài viết về cấu tạo cơ thể người, em đã từng thốt lên, ” Thông minh quá! một cỗ máy hoàn hảo, Con người chắc chắn là do ai chế tạo ra, chứ không phải tiến hoá theo thuyết tiến hoá của Darwin “.
    Rất nhiều thứ có thể dẫn chứng ra đây, em chỉ đơn cử sơ về hệ tuần hoàn.
    – Quả tim: một máy bơm kép hoàn hảo, nó đã sử dụng hai loại van khác nhau rất thông minh. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là ” van một chiều ba lá ” bảo đảm đóng kín tuyệt đối khi cơ tim bóp đẩy máu theo vòng tuần hoàn nhỏ lên phổi. Nhưng giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái thì là ” van một chiều hai lá ” cho phép hở. Tại sao? Rất thông minh, nó sợ qua thời gian động mạch, tĩnh mạch của vòng tuần hoàn lớn có thể bị tắc, áp lực bơm bị dội về, nếu xài van ba lá kín quá sẽ gây vỡ tim.
    – Tĩnh mạch chân:

    Thích

    • Cám ơn bạn Nguyễn Quốc Tài,
      Hoàn toàn chia sẻ ý kiến của bạn, Quả thật chính con người là một bộ máy kỳ diệu do Thượng Đế sáng tạo ra.
      Einstein nói: “Có 2 cách để sống: bạn có thể sống như chẳng có cái gì là phép mầu; hoặc bạn có thể sống như mọi thứ đều là phép mầu”. Khi ông nói như thế, ông đã ngầm có ý chê những loại người không biết ngạc nhiên thán phục những phép mầu trong thế giới là loại dốt nát, còn loại người thứ hai là loại thông minh. Thật vậy, phải biết NGẠC NHIÊN THÁN PHỤC trước những CÔNG TRÌNH CỦA TẠO HÓA thì mới thực sự là thông minh. Loại người tưởng rằng con người có thể giải thích được mọi thứ tự cho mình là thông minh nhưng thực ra là dốt nát. Định lý Bất toàn của Kurt Godel khẳng định rằng CÓ NHỮNG THỨ KHÔNG THỂ CHỨNG MINH ĐƯỢC. Vì thế thuyết tiến hóa định giải thích nguồn gốc sự sống thực ra là tham vọng không tưởng, xuất phát từ sự tự phụ, và sự tự phụ đó là biểu hiện của sự dốt nát. Họ viện cớ rằng phải nghĩ như họ thì mới có ý chí quyết tâm nghiên cứu khám phá. HỌ NHẦM TO !!! Những người có những khám phá vĩ đại nhất đều là những người tin vào sự SÁNG TẠO của THƯỢNG ĐẾ. Darwin chỉ là người nêu một loạt giả thuyết chứ không khám phá được gì hết. Và giả thuyết của ông ĐÃ VÀ ĐANG BỊ CHỨNG MINH LÀ SAI. Lấy tiêu chuẩn của Pasteur làm thước đo, rằng ĐỪNG TRƯNG RA BẤT CỨ CÁI GÌ MÀ BẠN KHÔNG THỂ CHỨNG MINH THỰC NGHIỆM ĐƯỢC, thì toàn bộ lý thuyết của Darwin sẽ là zero. Một lần nữa cảm ơn bạn Quốc Tài. PVHg

      Thích

  6. Chú Hưng thân mến!

    Cháu nghĩ chú nên làm nổi bật thêm sự hiện hữu của Thượng Đế qua các chủ đề như:
    – Dãy số Fibonacci (cháu có sẵn hai bài viết về dãy số này trên Đại Kỷ Nguyên chú có thể tham khảo)
    https://daikynguyenvn.com/khoa-hoc/bi-an-ti-le-vang-%D1%84-mat-ma-cua-vu-tru-p1.html https://daikynguyenvn.com/khoa-hoc/bi-an-ti-le-vang-%D1%84-mat-ma-cua-vu-tru-p2.html)
    – Tập tính của động vật (cháu cũng có sẵn bài viết trên trang banluan.com chú có thể tham khảo
    http://www.banluan.com/9-curious%20creatures/curios_creatures.html
    http://www.banluan.com/9-curious%20creatures/wonderful_creatures_articles.htm

    P/s: cháu tìm thấy nhiều tài liệu về các sự kiện trong Kinh Thánh như Đại Hồng Thủy và tàu Noah, Sodom và Gomora, vượt Biển Đỏ,…nếu chú có hứng thú cháu sẽ gửi link qua đường email.

    Thích

Bình luận về bài viết này