Why is Life Asymmetrical? Tại sao Sự Sống Bất Đối xứng?

Pasteur’s first Law says that life is asymmetrical – molecules of living matter are asymmetrical. Why? That is one of the greatest questions which challenges Darwinism. If having no answer for this question, the theory of evolution is not able to explain the genesis of the 1st living thing. Therefore it is untrustworthy.

Định luật đầu tiên của Pasteur nói rằng sự sống là bất đối xứng – phân tử của vật chất sống thuận tay trái. Tại sao? Đó là một trong những câu hỏi vĩ đại nhất thách thức học thuyết Darwin. Nếu không trả lời được câu hỏi này, thuyết tiến hóa sẽ không giải thích được sự hình thành sự sống đầu tiên. Do đó nó không đáng tin cậy.

Mặc dù tên tuổi của Louis Pasteur và Charles Darwin đã trở nên quá quen thuộc đối với tôi từ xa xưa, nhưng mãi cho tới gần đây tôi mới giật mình nhận ra rằng hai nhân vật nổi tiếng ở hai bên bờ biển Manches này mặc dù cùng thọ 73 tuổi, cùng là những nhân vật trung tâm của thế kỷ 19 có ảnh hưởng sâu rộng đối với tư tưởng nhân loại từ đó tới nay, nhưng hai người đi theo hai con đường hoàn toàn trái ngược nhau như âm với dương. Nếu coi dương (+) là tích cực (positive) và âm (–) là tiêu cực (negative) thì Pasteur là dương và Darwin là âm.

Tuy nhiên so sánh nói trên thực ra là khập khiễng, vì âm và dương tuy trái ngược nhưng bổ sung cho nhau để tạo nên một thế giới hài hòa cân bằng – dương không thể thiếu âm và âm cũng không thể thiếu dương, chúng cần nhau để cùng tồn tại. Trong khi đó lý thuyết của Pasteur không thể dung hòa với học thuyết Darwin được – các định luật cơ bản do Pasteur khám phá sẽ tự động loại bỏ thuyết tiến hóa của Darwin, như độc giả sẽ thấy trong bài này.

Điển hình là Định luật thứ nhất của Pasteur – Định luật về tính bất đối xứng của sự sống (The Law of Life Asymmetry).

Định luật này đánh vào chỗ yếu nhất của thuyết tiến hóa – mắt xích đầu tiên trong chuỗi tiến hóa.

Theo thuyết tiến hóa, sinh vật hình thành trong tự nhiên thông qua một quá trình được gọi là chọn lọc tự nhiên (natural selection) và đấu tranh sinh tồn (struggle for survival) để biến đổi từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn bào đến đa bào, từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao, tiến tới sinh vật cao cấp nhất là con người.

Nói một cách hình ảnh, quá trình tiến hóa giống như một chuỗi mắt xích nối liền với nhau; mắt xích sau là kết quả tiến hóa của mắt xích trước, chẳng hạn động vật có vú là kết quả tiến hóa từ bò sát, con người là kết quả tiến hóa từ vượn,…

Nếu quả thật có chuỗi mắt xích tiến hóa thì không mấy ai nghi ngờ mắt xích cuối cùng là con người, nhưng rất nhiều người thắc mắc đặt dấu hỏi về mắt xích đầu tiên.

Mắt xích đầu tiên là cái gì, và nó từ đâu mà ra?

Thực chất đó là câu hỏi về nguồn gốc sự sống, một trong những câu hỏi lớn nhất thách thức trí tuệ loài người từ xưa tới nay. Thuyết tiến hóa tự coi mình là một khoa học giải thích được mọi bí mật trong sự hình thành sinh vật, nhưng thực ra là khoác lác, lừa bịp, vì cho đến nay nó không có một lời giải thích nào mang tính khoa học thuyết phục về sự ra đời của sinh vật đầu tiên. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa thuyết tiến hóa đến tình trạng bế tắc như hiện nay, và do đó nó ngày càng mất uy tín. Khoa học càng phát triển càng cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy thuyết tiến hóa là phi logic và phi thực chứng. Hệ quả tất yếu là sự ra đời và phát triển của những lý thuyết khoa học chống lại thuyết tiến hóa, nổi bật nhất là thuyết sáng tạo và thuyết thiết kế thông minh.

Thuyết sáng tạo (creationism) là một lý thuyết khoa học chứng minh rằng sinh vật được sáng tạo ra, thay vì tiến hóa. Điều này tương tự như tư tưởng của đa số các nhà vật lý bao gồm Albert Einstein cho rằng vũ trụ do Chúa sáng tạo ra và Chúa chính là tác giả của các định luật vật lý. Mặc dù Chúa của Einstein không giống Chúa của Thiên Chúa giáo hay Do Thái giáo, nhưng Einstein tin rằng ắt phải có Đấng Sáng tạo, nếu không, vũ trụ sẽ không tuân thủ bất kỳ một định luật vật lý nào cả, và do đó sẽ rơi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn. Khi ấy sẽ không có chúng ta – những sản phẩm vô cùng kỳ diệu của Tạo Hóa. Tư tưởng của thuyết sáng tạo trong sinh học về cơ bản cũng giống như tư tưởng của Einstein, chỉ khác một điều là ở chỗ Einstein nói đến sự sáng tạo ra vũ trụ nói chung, trong khi thuyết sáng tạo của sinh học nói đến sự sáng tạo ra thế giới sinh vật. Hơn thế nữa, thuyết sáng tạo trong sinh học đưa ra rất nhiều bằng chứng cho thấy nếu không thừa nhận vai trò sáng tạo thì không thể giải thích được rất nhiều hiện tượng sinh học, bao gồm sự hình thành sự sống đầu tiên.

Lý thuyết thiết kế thông minh (theory of intelligent design) chứng minh rằng sinh vật là những tác phẩm được thiết kế một cách vô cùng thông minh, và do đó ắt phải có tác giả của những thiết kế đó. Nói cách khác, tính đa dạng sinh học là kết quả của những thiết kế thông minh, thay vì tiến hóa. Hãy tưởng tượng những sản phẩm do con người chế tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Con người là chủ thể sáng tạo ra những sản phẩm đó. Có những sản phẩm rất đơn giản ra đời năm 2015. Có những sản phẩm rất phức tạp ra đời năm 1915. Vậy không nhất thiết sản phẩm của con người “tiến hóa” từ đơn giản đến phức tạp. Thậm chí có những sản phẩm “tiến hóa” theo chiều ngược lại, từ phức tạp đến đơn giản, thí dụ như computer. Vậy nếu nhìn bề ngoài của sinh vật để tuyên bố chúng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp thì e rằng đó chỉ là cảm nhận chủ quan của ông Darwin mà thôi.

Cả hai lý thuyết nói trên đều đưa ra những bằng chứng khoa học thuyết phục để bác bỏ thuyết tiến hóa. Một trong các bằng chứng đó là Định luật của Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống.

Định luật về tính bất đối xứng của sự sống

Năm 1846, chàng sinh viên Louis Pasteur 24 tuổi, sau những thành tích học tập xuất sắc, đã được bổ nhiệm làm trợ giảng môn hóa học cho nhà hóa học Antoine Jérome Balard, giáo sư tại École Normale Supérieure ở Paris, một trong những đại học danh tiếng nhất nước Pháp. Trong phòng thí nghiệm của Balard tại đại học này, Pasteur bắt tay vào nghiên cứu tinh thể acid tartaric và acid paratartaric như một đề tài cho luận án tiến sĩ hóa học.

Đó là một đề tài hết sức thú vị, vì nó thách thức trí tuệ của những tâm hồn khát khao khám phá bí mật của tự nhiên: acid tartaric và paratartaric là hai hợp chất hữu cơ hoàn toàn giống nhau về thành phần hóa học nhưng lại có hiệu ứng hoàn toàn khác nhau đối với ánh sáng! Đó là một hiện tượng kỳ lạ, một câu hỏi thách đố, làm đau đầu giới khoa học đương thời.

Một trong những người bận tâm nhất với thách đố đó là Jean Baptiste Biot, một nhà khoa học hàng đầu của Pháp thời đó, thầy dạy của Pasteur tại École Normale Supérieure về tinh thể học. Chính Biot ngay từ năm 1815 đã khám phá ra hiện tượng ánh sáng phân cực bị quay khi cho đi qua một số dung dịch hợp chất hữu cơ, nhưng ông không biết vì sao.

Đó không phải hiện tượng khúc xạ. Khúc xạ là hiện tượng tia sáng bị lệch (đổi hướng) khi đi qua một dung dịch hoặc một khối thủy tinh. Hiện tượng Biot khám phá ra là mặt phẳng của chùm ánh sáng phân cực bị quay một góc nhất định xung quanh trục của mặt phẳng, theo chiều kim đồng hồ (quay phải) hoặc ngược kim đồng hồ (quay trái).

Nhưng một bài toán lớn đã bùng nổ khi nhà hóa học người Đức Eilhard Mitscherlich cho công bố một công trình nghiên cứu về acid tartaric và acid paratartaric, nói rằng hai hợp chất hữu cơ này có thành phần hóa học hoàn toàn giống nhau, nhưng tác động đối với ánh sáng phân cực khác nhau: acid tartaric làm quay ánh sáng nhưng acid paratartaric thì không!

Chú ý rằng acid tartaric là một hợp chất hữu cơ tự nhiên, chiết xuất từ nho, trong khi acid paratartaric là một phó phẩm (sản phẩm phụ) trong công nghiệp sản xuất acid tartaric, hoặc có thể tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

Ngay từ năm 1844, tức là 2 năm trước khi Pasteur bắt tay vào nghiên cứu luận án tiến sĩ, ông đã có dịp đọc công trình của Mitscherlich, trong đó khẳng định acid tartaric và paratartaric không những có thành phần hóa học giống nhau, mà cấu trúc phân tử cũng giống nhau, khúc xạ như nhau, trọng lượng riêng như nhau. Tóm lại, hai loại hợp chất hữu cơ này có những đặc trưng vật lý và hóa học hoàn toàn như nhau, được xác định hoàn toàn bởi những nguyên tử giống nhau và cấu trúc sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử cũng giống nhau. Nhưng Pasteur không tin điều đó. Trong óc ông dấy lên câu hỏi: làm thế nào mà hai thứ vật chất hoàn toàn giống nhau có thể ứng xử khác nhau đối với ánh sáng – acid tartaric làm quay mặt phẳng ánh sáng trong khi acid paratartaric thì không?

Chính nỗi băn khoăn đó đã đưa Louis Pasteur bước vào sự nghiệp nghiên cứu.

Trực giác thiên tài mách bảo ông rằng ắt phải có gì đó khác nhau giữa hai hợp chất này, và nếu thành phần hóa học của chúng hoàn toàn như nhau thì chỉ còn có khả năng chúng khác nhau về cấu trúc phân tử. Trực giác ấy hối thúc Pasteur lao vào nghiên cứu say mê đến nỗi quên hết mệt mỏi. Ông kiên trì soi kính hiển vi vào từng tinh thể của hai hợp chất đó. Cuối cùng, một sự thật chưa từng biết đã lộ ra: trong khi tất cả các tinh thể của acid tartaric hoàn toàn giống nhau thì các tinh thể của acid paratartaric lại gồm hai loại khác nhau, nhưng đối xứng gương với nhau, tương tự như hai bàn tay khác nhau nhưng đối xứng gương với nhau, và hai loại có số lượng tương đương với nhau.

Trong hai loại, có một loại giống y như tinh thể của acid tartaric, loại còn lại không giống nhưng đối xứng gương với tinh thể acid tartaric. Tương tự như hai bàn tay có một trái một phải, hai loại tinh thể của acid paratartaric cũng có một trái một phải. Loại giống acid tartaric được gọi là trái hoặc “thuận tay trái” (left-handed), loại còn lại là phải hoặc “thuận tay phải” (right-handed).

Nhiều nhà khoa học khác cũng tiến hành những nghiên cứu tương tự, nhưng không ai phát hiện ra sự khác biệt giữa hai loại tinh thể này. Tại sao vậy? Vì họ không có cái trực giác như Pasteur – cái trực giác mách bảo Pasteur rằng nhất định các tinh thể của hai loại acid đó phải có gì đó khác nhau. Con người hơn nhau chính ở trực giác!

Nhưng tại sao sự khác biệt về cấu trúc tinh thể lại làm cho acid paratartaric không tác động tới ánh sáng? Phải trả lời được câu hỏi này mới giải quyết xong bài toán thách đố.

Vì một trong hai loại tinh thể giống hệt tinh thể của acid tartaric nên Pasteur nghĩ ngay đến việc tách riêng hai loại tinh thể đó ra để kiểm tra phản ứng của từng loại đối với ánh sáng. Với một chiếc kim và kính hiển vi, ông kiên trì tách chúng thành hai đống riêng biệt, rồi cho ánh sáng phân cực đi qua dung dịch của từng loại. Kết quả thật kỳ diệu: mỗi loại tinh thể riêng biệt đều có tác động đối với ánh sáng phân cực, nhưng theo hai chiều trái ngược nhau, đối xứng nhau – một loại làm ánh sáng quay trái, một loại làm ánh sáng quay phải.

Vì số lượng hai loại tinh thể đó trong acid paratartaric là tương đương nên tác động đối với ánh sáng của chúng triệt tiêu lẫn nhau, và do đó acid paratartaric không tác động đối với ánh sáng!

Pasteur đã trả lời được một thách đố vô cùng lớn của tự nhiên!

Năm 1848, với sự giới thiệu của Balard, nhà khoa học trẻ 26 tuổi Louis Pasteur đã chính thức công bố công trình của mình trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Như thế đã quá đủ để nói lên tầm vóc trí tuệ của Pasteur. Nhưng ông không thỏa mãn với kết quả của một bài toán cụ thể. Ông muốn đi xa hơn – đi tới tận cùng bản chất của sự vật, khái quát hóa sự thật vừa khám phá thành một quy luật phổ quát của tự nhiên. Đó là khát vọng biểu lộ tính cách của một nhà tư tưởng, thay vì một nhà khoa học thuần túy.

Thật vậy, ông chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa acid tartaric và acid paratartaric:

– Phân tử acid tartaric là phân tử của sự sống (chiết xuất trực tiếp từ nho), và thuận tay trái, tức là bất đối xứng (tất cả các phân tử đều thuận tay trái).

– Phân tử acid paratartaric là phân tử không sống (phó phẩm trong sản xuất công nghiệp hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm) là đối xứng (chứa hai loại phân tử đối xứng gương với nhau).

Từ đó Pasteur rút ra một kết luận vô cùng táo bạo:

Tính chất bất đối xứng, chính là đặc trưng của sự sống!

Ranh giới phân biệt sự sống với cái không sống chính là tính bất đối xứng!

Ở đâu có sự sống, ở đó tồn tại những phân tử bất đối xứng; ngược lại ở đâu tồn tại những phân tử bất đối xứng, ở đó có sự sống.

Đó là Định luật đầu tiên của Pasteur – Định luật về tính bất đối xứng của sự sống,

Đó là thành tựu đầu tiên của Pasteur trong sự nghiệp khoa học, và cũng là đóng góp được đánh giá là vĩ đại nhất của ông cho khoa học, một trong những công trình khoa học có ý nghĩa nền tảng về tự nhiên, sánh ngang với những định luật nền tảng khác như định luật vạn vật hấp dẫn, định luật bảo toàn vật chất,…

Điều vô cùng kinh ngạc là cho đến nay người ta không tìm thấy ở đâu có sự sống chỉ bao gồm những phân tử đối xứng, mặc dù về lý thuyết, xác suất để một phân tử thuận tay trái hoặc tay phải là như nhau!

Đến nay, khi độc giả đang đọc bài viết này, định luật về sự sống bất đối xứng đã chịu đựng sự thử thách qua 167 năm. Các nhà khoa học khác đã ra sức kiểm nghiệm định luật này và phải thừa nhận rằng nó tuyệt đối đúng. Họ không tìm được bất cứ một trường hợp nào trái với định luật này.

Ngay cả những người theo thuyết tiến hóa Darwin, vốn chẳng thích thú gì với bản chất “trêu ngươi” của hiện tượng bất đối xứng, cũng phải thừa nhận đây là một trong những định luật trụ cột của sự sống. Do đó họ phải tìm mọi cách chống đỡ, vì định luật này dồn họ tới bước đường cùng trong việc giải thích sự hình thành sự sống đầu tiên!

Chống đỡ của thuyết tiến hóa

Thật vậy, nếu quả thật có tiến hóa, thì thuyết tiến hóa phải chỉ rõ sinh vật đầu tiên là cái gì, và nó từ đâu mà ra, tại sao phân tử của nó bất đối xứng

Theo thuyết tiến hóa, sự sống đầu tiên hình thành một cách ngẫu nhiên do sự kết hợp tình cờ của các nguyên tử, phân tử trong một điều kiện môi trường đặc biệt nào đó cách đây một thời gian vô cùng xa xôi nào đó. Sự tình cờ ấy xẩy ra như thế nào, trong điều kiện môi trường như thế nào, vào thời điểm nào,… tất cả vẫn chỉ là những tưởng tượng, những giả thuyết mù mờ. Một số người đã cố gắng tiến hành những thí nghiệm để tạo ra sự sống đầu tiên, rồi tuyên bố rùm beng là họ đã thành công, gây chấn động toàn cầu, để rồi lại trở về với im lặng, tiếp tục những nghiên cứu bất tận. Đơn giản vì cái họ tìm thấy vẫn chưa phải sự sống. Điển hình là thí nghiệm của Stanley Miller ở Đại học Chicago năm 1953 từng gây xôn xao dư luận. Nếu nó đúng, chắc chắn đó là sẽ là một cuộc cách mạng vĩ đại. Nhưng đó là một thí nghiệm sai lầm. Còn quá xa để nó dám tuyên bố là đã chế tạo ra sự sống đầu tiên, và đó là lý do để đến nay không mấy ai còn để ý tới thí nghiệm này nữa, ngoài những người theo đuổi giấc mộng Darwin.

Đến nay, việc giải thích vì sao sự sống bất đối xứng vẫn hoàn toàn bế tắc, các nhà tiến hóa luận đành giương ống kính lên bầu trời, hy vọng tìm kiếm được lời giải đáp từ vũ trụ. Đó là lý do hình thành nên một tập hợp các nhà khoa học mang danh nhà sinh học vũ trụ (astrobiologists).

“Chúng tôi không có những chứng cớ trên trái đất, vậy chúng tôi tìm kiếm ở các thiên thạch”, nhà sinh học vũ trụ của NASA Daniel Glavin tuyên bố như thế. Và quả thật họ cũng tìm được một vài “sự kiện an ủi”. Đây:

Trong một bài báo nhan đề “Why Life on Earth is Left-Handed” (Tại sao sự sống trên Trái Đất thuận tay trái) trên trang mạng Space.com, Jeremy Hsu loan báo một “tin mừng” cho các nhà khoa học tiến hóa: các nhà sinh học vũ trụ (astrobiologists) ở NASA đã tìm thấy những thiên thạch có độ tuổi 4,5 tỷ năm trước rơi xuống trái đất có chứa phân tử acid amin thuận tay trái. Điều này làm dấy lên niềm hy vọng “đổ thừa” cho nguồn gốc sự sống là từ vũ trụ!

Họ lập luận đại ý rằng về nguyên tắc, phân tử acid amin  có thể thuận tay trái hoặc thuận tay phải. Nhưng vì những lý do đặc biệt nào đó trong vũ trụ nên phân tử thuận tay trái vượt trội hơn, và do đó thiên thạch mang những phân tử thuận tay trái ấy đến trái đất, từ đó sự sống sinh sôi nẩy nở trên trái đất. Tuy nhiên, những lý do đặc biệt nào đó mà họ nói đều chỉ là phỏng đoán, giả thuyết, chứ không phải những chứng minh rõ ràng, thuyết phục. Việc phỏng đoán và nêu giả thuyết quả thật là một truyền thống nổi bật của học thuyết tiến hóa, kể từ ngày ra đời đến nay. Các nhà sinh học vũ trụ theo thuyết tiến hóa quả thật là các đệ tử trung thành của Darwin, đặc biệt về khả năng bịa đặt giả thuyết. Những cái gọi là “bằng chứng” họ trưng ra chỉ chứng tỏ rằng họ bế tắc trong việc giải thích Định luật bất đối xứng. Họ không tìm được lý do chính đáng trên trái đất, và phải bịa ra những lý do từ vũ trụ. Chỉ có những kẻ nhẹ dạ cả tin mới tin vào những thứ khoa học quanh co đó.

Phải nói rõ hơn một chút. Thuyết tiến hóa không chấp nhận sự sáng tạo của Chúa hoặc của nhà thiết kế vĩ đại, nên họ đã phải nỗ lực hết mình để tạo ra sự sống ban đầu từ thế giới không sống. Nhưng Định luật của Pasteur đã thách đố họ: muốn tạo ra sự sống, họ phải tạo ra những phân tử bất đối xứng. Nhưng họ KHÔNG THỂ làm được điều đó, vì họ không phải là… Chúa!

Họ đã thất bại thảm hại! Bài báo “Life: It is All Left-Handed, and We Don’t Know Why” (Sự sống: Tất cả đều thuận tay trái, và chúng ta không biết tại sao), của Joshua Filmeron, ngày 16/06/2014, trên trang mạng from Quarks to Quasars, đã thừa nhận sự thất bại đó:

“Về lý thuyết, rất dễ dàng tạo ra acid amin thuận tay phải cũng như thuận tay trái, nhưng khi nhìn vào sự sống trên Trái Đất, chúng ta thấy rõ xu thế thuận tay trái. Vấn đề là TẠI SAO? Những thí nghiệm trong lĩnh vực tạo ra sự sống từ thế giới phi sinh học (abiogenesis) đã mô phỏng những điều kiện trên Trái Đất thủa sơ khai và đã tạo ra những acid amin thuận tay phải và tay trái với số lượng ngang bằng nhau”

Có nghĩa là đã THẤT BẠI ! Bài báo viết tiếp:

“Kết quả đó là một trong những lý do chủ yếu ngăn cản các nhà khoa học (theo thuyết tiến hóa) tuyên bố đã khám phá ra sự sống bắt đầu trên Trái Đất như thế nào – tất cả vì acid amin được tạo ra trong thí nghiệm không cùng loại và cùng thuận tay với acid amin mà chúng ta thấy ở mọi thứ xung quanh“.

Độc giả nào không thích đọc những bài báo tiếng Anh nói trên, có thể tìm được thông tin tương tự trong một bài báo tiếng Việt, nhan đề “Nhà máy vũ trụ chế tạo các vật liệu cơ bản của sự sống” trên trang mạng KhoaHoc.TV. Bạn hãy đọc kỹ bài báo này, và hãy suy ngẫm về bản tin với những chữ “có thể” thế này, “có thể” thế nọ.

Vâng, những thông tin hoang tưởng giật gân kiểu như thế đã được loan báo trên báo chí rất nhiều lần, nhưng rồi lại chìm vào trong quên lãng, bởi sự thật cuối cùng là số không rỗng tuếch. Tất cả vẫn chỉ là “có thể” và “có thể”, tức là những tưởng tượng, những giả thuyết, thay vì một sự thật khoa học đã được chứng minh, kiểm chứng.

Những người thiếu bản lĩnh dễ bị hù dọa bởi những giá trị “ảo” trong bản tin, chẳng hạn: các nhà khoa học ở NASA, các nhà khoa học Anh, Mỹ,… Quả thật, danh hiệu khoa học của những vị này làm người đời dễ lóa mắt, và cứ thế tin những lời họ nói, vì đấy là “khoa học”. Nhưng tất cả những giá trị “ảo” đó là vô giá trị, nếu không trưng ra được những bằng chứng thuyết phục, hoặc những thí nghiệm chứng minh một cách cụ thể, rõ ràng.

Cách nói phân tử sự sống đầu tiên đến từ vũ trụ thực chất là một cách chạy trốn, một bước đường cùng của thuyết tiến hóa Darwin. Một khoa học chân chính sẽ không phải khổ sở tìm cách chạy trốn sự thật như thế.

Vả lại, nếu sự sống thuận tay trái hình thành từ trong vũ trụ, thì vấn đề cơ bản vẫn chưa được trả lời – tại sao sự sống bất đối xưng? Xác suất để một phân tử acid tartaric thuận tay trái hoặc tay phải là hoàn toàn như nhau, vậy cớ gì acid tartaric của sự sống chỉ thuận tay trái, nếu đó không phải là sự lựa chọn của nhà thiết kế thông minh, tác giả của sự sống đó?

Tóm lại, việc “đổ thừa” cho vũ trụ là nguồn gốc sự sống cũng không hề giải quyết được thách đố của câu hỏi tại sao sự sống bất đối xứng. Xem ra các nhà sinh học tiến hóa ngoan cố hơn các nhà vật lý. Bởi vì đa số các nhà vật lý thừa nhận lý thuyết big bang chứng tỏ Chúa sáng tạo ra thế giới. Để thấy rõ điều này, xin đọc bài “Nan đề Sáng thế” của Phạm Việt Hưng trên PVHg’s Home ngày 13/11/2013:

KẾT

Theo thiển nghĩ của tôi, một trong các lý do để sự sống bất đối xứng là ở chỗ nếu tất cả các phân tử đều bất đối xứng theo cùng một kiểu thì sẽ tiện lợi cho việc móc nối các phân tử với nhau để tạo thành chuỗi DNA dài vô tận. Nếu lẫn lộn trái, phải thì sự móc nối sẽ không thể tạo thành chuỗi, giống như khi hai người bắt tay nhau, thường cùng bắt tay bằng bàn tay phải, hoặc cùng bàn tay trái, không thể một trái một phải.

Nói cách khác, để tạo nên một chuỗi dây dích dài vô tận, các mắt xích phải có cùng một hình dạng, để sao cho việc nối kết chúng với nhau tuân thủ một quy luật xác định, chẳng hạn đầu mắt này đối với đuôi của mắt kia. Điều này tương tự như việc lát gạch trên nền nhà – một bài toán nổi tiếng mà Roger Penrose đã từng thảo luận. Không phải bất cứ hình gạch lát nào cũng cho phép lát rộng vô hạn. Chẳng hạn nếu viên gạch là một hình vuông, chữ nhật, tam giác đều,… sẽ cho phép lát rộng tùy ý, nhưng tứ giác lõm sẽ không cho phép điều đó (lát phải kín sàn, không được hở). Có nghĩa là nhà thiết kế biết rõ gạch lát phải có hình như thế nào mới tiện lợi cho việc lát sàn rộng tùy ý.

Tôi phỏng đoán rằng nhà thiết kế phân tử DNA cũng biết cách thiết kế phân tử cơ bản của nó như thế nào để chuỗi DNA có thể kéo dài vô tận. Một trong đặc trưng của thiết kế đó là tất cả các phân tử đều phải cùng một kiểu, cụ thể là tất cả các acid amin tạo nên protein đều thuận tay trái, tất cả các nucleotide tạo nên DNA đều thuận phải.

Nhưng làm thế nào để tất cả các phân tử sự sống đều bất đối xứng thì không ai biết. Đó là ý tưởng thiết kế của nhà thiết kế vĩ đại, đó là “ý Chúa” như cách nói của Einstein, hoặc “ngôn ngữ của Chúa” như cách nói của Francis Collins (một trong hai tác giả chính của công trình khám phá ra Bản đồ gene người năm 2000)

Thiết kế đó được lưu giữ trong thông tin của DNA và được truyền từ đời này sang đời khác, mà đến nay khoa học vẫn chưa biết nguồn thông tin đó là từ đâu. Nhưng dù có khám phá ra điều này thì kết quả đó thay vì ủng hộ thuyết tiến hóa, nó lại càng phủ nhận thuyết tiến hóa, vì nó sẽ chứng minh rằng ắt phải có Nhà Lập trình Vĩ đại đã viết những lệnh đó trong chương trình. Nhà Lập trình đó là Chúa mà Pasteur, Einstein, Collins,… và hầu hết các nhà khoa học bậc nhất đều thừa nhận!

Thuyết tiến hóa của Darwin không thừa nhận Đấng Sáng tạo, vì thế nó đã mở đầu bằng những giả thuyết, phỏng đoán, tưởng tượng, để rồi đến hôm nay vẫn đang tiếp tục bằng những giả thuyết mới, tưởng tượng mới, phỏng đoán mới. Cho tới nay nó vẫn không có bất cứ một bằng chứng cụ thể nào cả!

Nếu Darwin còn sống, tôi nghĩ ông và các đệ tử của ông xứng đáng được nghe lời khuyên sau đây của Stephen Hawking: “The greatest enemy of knowledge is not ignorance, it is the illusion of knowledge” (Kẻ thù lớn nhất của tri thức không phải là sự dốt nát, mà là ảo tưởng của tri thức).

Trong con mắt của những nhà khoa học theo thuyết sáng tạo, theo thuyết thiết kế thông minh, và rất nhiều người khác (bao gồm có tôi, PVHg),… thuyết tiến hóa của Darwin là MỘT ảo tưởng của tri thức.

Để thấy rõ sự bế tắc và ngụy khoa học của thuyết tiến hóa, xin độc giả xem cuốn video sau đây. Đó là một video phỏng vấn nhà tiến hóa học hàng đầu thế giới hiện nay là Richard Dawkins. Ông này bị dồn tới chỗ bí không trả lời được khi được hỏi liệu ông có thể chỉ ra một bằng chứng cụ thể nào của quá trình tiến hóa hay không. Ông im lặng rất lâu, suy nghĩ rất lung, mãi không trả lời được câu hỏi. Chúng ta nên thông cảm với ông, vì thực tế làm gì có bằng chứng để ông trả lời.

Đây, xin mời độc giả xem video “Richard Dawkins stumped by creationists’ question” (Richard Dawkins bị bí vì câu hỏi của nhà khoa học theo thuyết sáng tạo):

Vậy thiết tưởng, một nhà khoa học chính trực sẽ không thể từ chối lời khuyên của Louis Pasteur:

“Do not put forward anything that you cannot prove by experimentation.”(Đừng đưa ra bất cứ cái gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm).

Đã đến lúc thuyết tiến hóa hãy đưa ra một thực nghiệm! Đừng nêu giả thuyết mãi như thế nữa! Từ khi ông tổ tiến hóa là Darwin công bố cuốn “On the Origin of species” (Về nguồn gốc các loài) tới nay đã 156 năm rồi, lý thuyết này chỉ toàn bịa đặt thôi, không có một thí nghiệm, một chứng cứ thuyết phục nào cả. Nhân loại hãy tỉnh thức để nhận ra sự thật trớ trêu này!

Bài viết trên đã được công bố lần đầu tiên ngày 22/08/2015. Vì có những sai sót nên bài đã được sửa chữa lại và công bố lần thứ hai ngày 28/08/2021

CHÚ THÍCH:
….

32 thoughts on “Why is Life Asymmetrical? Tại sao Sự Sống Bất Đối xứng?

  1. Newton là một nhà vật lý lỗi lạc, một nhà toán học, một nhà triết học và còn là một nhà thần học mà ít ai biết rằng cuộc đời ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu Kinh Thánh còn nhiều hơn nghiên cứu khoa học.
    Newton có một người bạn cũng là nhà một nhà khoa học nhưng vô thần, nhiều lần Newton giới thiệu về Chúa và nói về Chúa cho bạn của ông, nhưng người bạn này cứ một mực từ chối,không tin rằng Chúa đã sáng tạo ra thế giới này mặc cho Newton nói thế nào thì nói.
    Một hôm Newton nhờ người trợ lý của mình làm cho một mô hình Thái Dương Hệ thu nhỏ và ông đặt vào phòng việc của mình. Một ngày nọ, người bạn của ông lại đến, khi thấy mô hình này thì ông đứng ngắm nhìn một cách kỹ lưỡng, một lúc sau ông hỏi :” Bạn à, cái mô hình Thái Dương Hệ này đẹp quá, ai làm ra cái này vậy bạn?”
    Newton vẫn mãi mê làm việc không ngước nhìn lên và ông trả lời :“ À, không có ai cả”. Người bạn của ông lại mãi mê ngắm nhìn, lát sau lại trầm trồ “ Đẹp thật là đẹp, tôi muốn biết ai là người đã làm ra cái này”, Newton vẫn say mê làm việc “ À à, chẳng có ai cả”. Người bạn của ông lại say sưa ngắm nhìn mô hình Thái Dương Hệ thu nhỏ một hồi lâu, và lần này thì ông đến trước mặt Newton và hỏi “ Tôi muốn biết ai là người đã khéo tay mà làm ra được cái mô hình này đẹp quá, anh đừng có đùa tôi nữa”. Newton lớn tiếng “ Tôi đã bảo anh là chẳng có ai làm ra cả mà, sao anh lại chẳng tin tôi?”. Một lúc im lặng trôi qua, người bạn của ông hết sức tức giận và ngạc nhiên không hiểu tại sao Newton lại như vậy.
    Bấy giờ thì nhà bác học mới ôn tồn trả lời “ Anh bạn đáng kính à, đây chỉ là cá mô hình đơn giản và hết sức thô sơ thôi, thế mà bạn đã nhất định không chịu là không có ai tạo ra nó, huống chi vũ trụ bên ngoài còn hết sức vĩ đại mà bạn lại bảo là không có ai tạo ra?? Bạn thật là vô lý. Người bạn chợt giật mình, ông về nhà suy nghĩ và sau này đã trở nên tin Chúa.

    Trong tất cả các sinh vật trên quả địa cầu này, không có một sinh vật nào có tầm nhìn vượt quá được giới hạn cơ thể của nó như con người. Con kiến tầm nhìn của nó không thể vượt quá được bậc thềm, con mối tầm nhìn nó không thể vượt quá được mái nhà…Duy chỉ có con người thì là sinh vật duy nhất, nó có thể nhìn qua quả địa cầu này, nhìn ra đến Thái Dương Hệ, vượt ra ngoài Thiên Hà ,phóng tầm mắt đến các hành tinh xa xôi, vượt đến cả đến tâm vũ trụ và thậm chí đến gần biên của Vũ Trụ.
    Thử hỏi có con vật nào khác trên quả đất này có tầm nhìn được như vậy không? Câu trả lời là Không, cong người là tạo vật duy nhất có được tầm nhìn đó. Vậy mà Darwin gom tất cả con kiến, con gián, con mối, con người vào thành một cục, quăng cho một quy luật duy nhất. Thật là hết sức bậy bạ.
    Trong Kinh Thánh chép rằng “Thượng Đế đã đặt để sự đời đời nơi lòng loài người”
    – “ he has put eternity into man’s heart “ (Ecclesiastes 3:11). Sự sống con người trên thế gian này họ không chỉ mong muốn những thứ trước mắt, không chỉ là cuộc sống vài chục năm ngắn ngủi trên đất, họ luôn có một khao khát vượt ra ngoài bản thân họ, họ luôn có khao khát và phóng tầm mắt đi xa hơn xa hơn, vượt ra khỏi cả vũ trụ, vượt ra khỏi mọi thứ, thậm chí đến cõi đời đời, cõ vĩnh hằng…Đây là khả năng của con người mà Chúa đã đặt để trong lòng họ để họ luôn khao khát, mong mỏi tìm về nhà mình, để tìm về Chúa là nguồn gốc của linh hồn họ, đây là sự khao khát của linh hồn, và chỉ khi ở trong Chúa con người mới có được thõa mãn và có được sự bình an thật.
    “Hãy trả lại cho Xê da những gì của Xê da, và trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” – “Therefore render to Caesar the things that are Caesar’s, and to God the things that are God’s.” (Matthew 22:21)- Một câu nói quá nổi tiếng của Chúa Jesus mà hầu hết ai cũng đều biết cho dù là hữu thần hay vô thần. Linh hồn của con người phải được trả về cho Thượng Đế, đó là sự đời đời mà con người đang tìm kiếm.

    Thích

  2. 1. Tôi cho rằng mục tiêu chứng minh học thuyết tiến hóa của Darwin là một học thuyết sai lầm của trang mạng PVHg đã đạt được. Học thuyết này xứng đáng được quẳng vào sọt rác của lịch sử.

    2. Bây giờ một việc làm không kém thú vị là tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại có nhiều người, kể cả những người có trình độ chuyên môn và học vị cao lại tin vào cái học thuyết này đến như vậy ? Phải chăng ở đây có sự dốt nát về tri thức, tâm lí bầy đàn, lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm v.v… ?

    3. Khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ở mục 2, chúng ta sẽ hiểu xã hội loài người đã khốn khổ ra sao khi những học thuyết khoa hoc- xã hội sai lầm được các chính trị gia, các đảng phái chính trị đem ra sử dụng như những chủ thuyết của họ khi áp dụng vào xã hội dưới những vỏ bọc mỹ miều nhằm đạt được những mục tiêu rất cá nhân của họ.

    Đã thích bởi 1 người

  3. Cháu chào chú,
    Trong trích dẫn của chú về câu nói của Pasteur
    “Từ đó Pasteur rút ra một kết luận vô cùng táo bạo:

    Tính chất thuận tay trái, tức là tính chất bất đối xứng, chính là đặc trưng của sự sống – sự sống là bất đối xứng và thuận tay trái!”

    Cháu cho rằng câu này khá ngượng ép. Nếu Pasteur thí nghiệm trên một chất nào đó , ví dụ chất A, và thấy rằng chất A là chất tham gia vào quá trình sống và thuận tay trái. Do đó, Pasteur có thể kết luận là chất A thuận tay trái. Từ đó, dẫn tới vì chất A thuận tay trái và kết hợp với chất A cũng là chất có tham gia vào sự sống nên suy ra sự sống là thuận tay trái. Cái này không đúng.
    Sự sống là một khái niệm rất rộng lớn, bao gồm cực kỳ nhiều chất tham gia vào. Giả sử trong toàn bộ quãng đời của mình Pasteur có thể kiểm tra được hết 1.000.000 chất tham gia sự sống và thấy nó là thuận tay trái. Cũng đâu có nghĩa là chất thứ 1.000.001 tham gia vào sự sống là thuận tay trái đâu. Do đó để kết luận sự sống là thuận tay trái, Pasteur phải kiểm tra tất cả các chất mà con người đã biết và tất cả các chất mà con người sẽ khám phá mới. Các chất này dường như là vô cùng.

    Cũng như trong quyển sách: Định lý cuối cùng của Fermat; mà chú là một trong 2 dịch giả. Người ta đã chứng minh rất nhiều số tự nhiên tuân theo đúng định lý này . Nhưng để kết luận định lý này đúng, người ta phải chứng minh nó đúng với vô hạn số tự nhiên.

    Đã thích bởi 1 người

    • Xin lỗi, bạn không hiểu khoa học và toán học. Chứng minh khoa học và toán học khác nhau. Thí dụ: Từ quả táo rơi Newton rút ra Định luật vạn vật hấp dẫn. Sau đó kiểm tra định luật này với rất nhiều sự vật khác thấy đúng. Thậm chí dùng nó để tính toán quỹ đạo các hành tinh thấy đúng với quan sát… Từ đó định luật đó được thừa nhận.
      Trong toán học thì khác. Một định lý đúng phải đúng một cách tuyệt đối, được chứng minh bằng logic toán học, dựa trên một hệ tiên đề đã được thừa nhận.
      Về tính chất thuận tay trái: Từ tinh thể acid tartaric, Pasteur rút ra tính chất thuận tay trái, và quy thành định luật. Sau đó kiểm tra với rất nhiều phân tử sống khác cũng thấy như vậy, kể cả bạn và tôi. Đến nay kẻ thù của Pasteur (giới tiến hóa) đau đớn vì thấy nó đúng đối với tất cả các vật chất sống, và họ phải chịu thừa nhận đó là một định luật, mà họ cay đắng không sao giải thích được. Vì thế họ đành đổ “tội” cho sự sống từ ngoài vũ trụ đến Trái Đất. Tất cả những sự thật này ĐÃ ĐƯỢC GIỚI KHOA HỌC KIỂM CHỨNG và trở thành định luật rồi, chứ đâu phải ông Phạm Việt Hưng phát biểu mà bạn tranh luận. Điều này chứng tỏ bạn không có kiến thức về vấn đề này. Bạn nên tìm hiểu, đọc, nghiên cứu thêm nhé.
      Có thể người ta che đậy định luật này kỹ quá nên bây giờ bạn mới biết chăng, và do đó chưa hiểu thấu đáo nên thắc mắc mất thì giờ.
      Trong trường hợp bạn tiếp tục “tranh luận” một vấn đề mà tôi biết rõ bạn chưa nắm vững chuyên môn, tôi sẽ không đăng ý kiến của bạn, mà chỉ trả lời qua email, vì không để mất thì giờ cho độc giả nói chung.
      Không biết bạn có phải thầy giáo hay cán bộ nghiên cứu ngành sinh học tiến hóa không? Nếu đúng thì tôi rất thông cảm với bạn. Loạt bài về Pasteur và Darwin trên PVHg’s Home quả thật gây “tổn thương” đối với những người đã chót thờ Darwin và thuyết tiến hóa. Tôi biết là đụng đến một niềm tin đã ăn sâu và cốt tủy của người khác là không nên. Nhưng khổ quá, khám phá khoa học của Pasteur và giả thuyết sai lầm của Darwin là vấn đề của khoa học chứ không phải của tôn giáo, nên không thể không làm rõ. Nếu đây là chuyện tôn giáo thì chắc chắn tôi không dám xúc phạm, dù tôi đồng ý hay không. Tôi sẽ còn tiếp tục tố cáo sự lừa đảo của thuyết tiến hóa chứ chưa hết đâu.
      PVHg

      Đã thích bởi 3 người

  4. Richard Dawkins là một học giả lớn theo trường phái duy vật, quyển “Gen vị kỷ” của ông là quyển sách hay nhất tôi từng đọc, nó phân tích rất sâu khoa học hành vi dưới góc độ của Gen, cùng những chiến lược sinh tồn của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Và tôi thấy việc đem một câu hỏi mang tính triết thuyết nhiều lúc vượt quá khả năng giải đáp của con người để làm khó Dawnkins và quay video lại đặc tả sự lúng túng của ông nhằm thực hiện ý định phản biện của bài viết là một cách làm ko đẹp, ko fair play, vì cứ cho là có Chúa sáng tạo ra mọi vật đi thì nó cũng sẽ dẫn đến nhiều câu hỏi mà chính những nhà theo thuyết sáng thế cũng sẽ lúng túng và ko trả lời được, nếu như tôi là người phỏng vấn một học giả đầu đàn của thuyết sáng thế thì tôi sẽ hỏi là : vậy hiện nay Chúa đang ở đâu, Chúa có can thiệp vào cuộc sống hiện nay của chúng ta ko và nếu có thì bằng cách nào, Chúa sáng tạo ra các loài cùng một lúc hay thỉnh thoảng lại tạo ra một loài mới, nếu như cùng một lúc thì thời khủng long có con người như hình dạng hiện nay ko, có bằng chứng nào cho thấy trực tiếp Chúa đùng cái tạo ra một loài mới trong thời đại chúng ta và được ghi hình lại ở một nơi nào đó hay ko. Tôi nghĩ việc trả lời những câu hỏi này là bất khả và nằm ngoài tầm với của con người kể cả có là một học giả đầu đàn của thuyết sáng thế. Nhưng việc ghi hình lại những lúng túng đó và post lên để phản biện thì lại chẳng quân tử và chơi đẹp tí nào cả.

    Thích

    • Bạn Hoàng Việt thân mến,
      Điều quan trọng nhất là ông Richard Dawkins, một lãnh tụ của thuyết tiến hóa hiện nay, ngớ người ra không trả lời được câu hỏi chất vấn: “Ông có thể nêu lên bằng chứng nào của thuyết tiến hóa không?”.
      Các nhà tiến hóa tuyên truyền rùm beng rằng Thuyết Tiến hóa có rất nhiều bằng chứng. Vậy còn đợi gì nữa mà ông Dawkins không trưng ra? Tại sao ông im lặng, không nói, rồi đến khi nói thì không trả lời thẳng vào câu hỏi, lại nói loanh quanh vong vo?
      Video đó ghi lại một cuộc phỏng vấn chính thức, được công bô chính thức trên nhiều diễn đàn, cớ sao bạn dám kết tội video đó là “chẳng quân tử và chơi đẹp tí nào cả”. Bản thân ông Dawkins có phản ứng như bạn đâu?
      Vấn đề bạn muốn chất vấn những người theo thuyết sáng tạo là việc của bạn, và những người theo thuyết sáng tạo có trả lời bạn hay không cũng là quyền của họ, tôi không có ý kiến. Tôi chỉ nhắc lại một điều rằng thuyết tiến hóa là thuyết chính thống, có trách nhiệm trả lời phản biện.
      Trang mạng PVHg’s Home phê phán thuyết tiến hóa với mục tiêu cơ bản là khẳng định lý thuyết này phi khoa học, phản khoa học, ngụy khoa học. Nếu bạn thừa nhận thuyết tiến hóa SAI thì như thế đã là đủ. PVHg

      Đã thích bởi 1 người

      • Anh PVH thân mến,
        Loạt bài viết của anh đã chỉ ra các bằng chứng rất thuyết phục.
        Tuy nhiên, còn một khía cạnh mong anh trình bày thêm. Đó là trí thông minh của các loài sinh vật, bao gồm con người, có được các nhà khoa học tiến hoá chứng minh hay thí nghiệm để ủng hộ Darwin. Hay là họ cũng thất bại.
        Theo tôi được biết thì thế giới chưa mô phỏng được bộ não của một con kiến vì sự phức tạp và tinh vi của nó. Vậy làm sao sự ngẫu nhiên lại có thể tạo nên bộ não của con người?
        Theo tôi, đột biến (trong loài, không phải chuyển thành loài khác) để thay đổi cũng là một quy tắc mà đấng sáng tạo đã ban cho các sinh vật. Thuyết tiến hóa không hoàn toàn đúng, nhưng có lẽ Darwin đã khám phá ra điều gì đó mà đấng sáng tạo đưa vào thiết kế của ngài. Do đó, thuyết của Charles Darwin và chứng minh của Louis Pasteur vẫn hẳn không phủ định nhau, mà là bổ sung cho nhau. Sự sống hình thành từ sự sống, và sự sống có thể biến đổi phần nào để thích nghi môi trường.

        Thích

      • Bạn Roger Tran thân mến,
        Cảm ơn bạn rất nhiều vì sự chia sẻ. Câu hỏi của bạn vô tình đề cập đến một vấn đề mà tôi dự định sẽ trình bày trên PVHg’s Home. Đó là vấn đề TRÍ THÔNG MINH của sinh vật nói chung, và đặc biệt của con người nói riêng. Đây là vấn đề RẤT LỚN, nên không thể nói vài câu trong mục comment được. Tuy nhiên tôi có thể nói ngay với bạn rằng thuyết tiến hóa hoàn toàn KHÔNG ĐẢ ĐỘNG GÌ đến vấn đề này, vì lý thuyết của họ chỉ nhắm vào những biến đổi VẬT CHẤT, nhưng trí thông minh vượt khỏi mọi giải thích vật chất, vì thế thuyết tiến hóa bất lực trước vấn đề này, và do đó họ tảng lờ nó, không đề cập đến, mặc dù trong thâm tâm cũng muốn giải thích lắm. Đây chính là một CHỖ YẾU NGHIÊM TRỌNG của thuyết tiến hóa trong tham vọng giải thích bí mật của sự sống.
        ĐÃ CÓ NGƯỜI phê phán thuyết tiến hóa rằng chừng nào không hiểu tinh thần và ý thức là gì thì chừng ấy đừng hòng giải thích bản chất cửa sự sống!
        Người đó là ai vậy? Tôi sẽ tiết lộ sớm trong thời gian gần tới, bạn hãy đón xem. Nhưng xin cám ơn bạn vì câu hỏi của bạn đã trở thành một hối thúc để tôi phải bắt tay vào thực hiện sớm ý định của tôi.
        Về ý kiến thứ hai của bạn, rằng “đột biến (trong loài, không phải chuyển thành loài khác) để thay đổi cũng là một quy tắc mà đấng sáng tạo đã ban cho các sinh vật” thì tôi xin trả lời như sau:
        Nếu bạn đã tin có Đấng Sáng tạo là Đấng đã sáng tạo ra sự sống thì có thể nói một cách tổng quát rằng mọi bí mật, mọi quy tắc của sự sống, chẳng hạn như các định luật di truyền Mendel, đều do Đáng Sáng tạo quyết định hết.
        Nhưng khi bạn nói đến quy tắc này hay quy tắc nọ của sự sống, thì TRƯỚC HẾT phải kiểm tra xem cái mà bạn gọi là quy tắc có thật sự là một quy tắc hay không đã. Thí dụ ông Darwin và các đệ tử của ông ấy bảo “chọn lọc tự nhiên” là một quy tắc của sự sống thì đó là quy tắc bịa đặt của ông Darwin chứ không phải một quy tắc của Tự Nhiên. Cái gọi là “quy tắc chọn lọc tự nhiên” không hề được chứng minh bằng thí nghiệm hay bằng thực tế, mà chỉ là tưởng tượng thôi.
        Xin nói NHỎ với bạn: Chọn lọc tự nhiên (Natural Selection), tức là sự chọn lọc của thế giới tự nhiên hoặc sự chọn lọc một cách tự nhiên, dù hiểu thế nào thì cũng có một câu hỏi đặt ra: Nếu Tự Nhiên là chủ thể làm công việc chọn lọc khôn ngoan đó thì Tự Nhiên phải là một cái gì đó có TRÍ THÔNG MINH, có Ý THỨC, và rõ ràng là ý thức chọn lọc ấy phải có MỤC ĐÍCH. Nếu vậy thì Tự Nhiên chính là Chúa. Vậy bản thân khái niệm “chọn lọc tự nhiên” đã phản lại học thuyết Darwin, một học thuyết đi theo chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism), một chủ nghĩa cho rằng Tự Nhiên có khả năng TỰ NÓ tạo ra các quy luật tự nhiên. Nói cách khác, về mặt triết học, Chủ nghĩa Tự nhiên thay thế Chúa của Kinh Thánh bằng một vị Chúa mới có tên là Tự Nhiên. Rốt cuộc, đây chỉ là sự thay đổi tên gọi mà thôi. Thời đại khoa học bây giờ không dám gọi tên Thượng Đế là Chúa, mà gọi bằng chứ Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature), nhưng thực chất là MỘT.
        Trở lại với vấn đề “quy tắc”.
        Nếu bạn nói “đột biến dẫn tới biến hóa” là một quy tắc, thì bạn hoàn toàn đúng, nhưng nếu bạn nói “đột biến dẫn tới TIẾN HÓA” là một quy tắc thì bạn hoàn toàn SAI. Tôi thách thức bất kỳ nhà tiến hóa nào chỉ ra một đột biến dẫn tới tiến hóa, với điều kiện không được bịp bợm khái niệm tiến hóa. Chẳng hạn, “vi tiến hóa” (micro-evolution) là một khái niệm bịp bợm của thuyết tiến hóa, vì tiến hóa, theo định nghĩa cơ bản, phải có sự thay đổi loài. Họ nói những thay đổi nhỏ sau vài tỷ năm sẽ tích phân lại thành một thay đổi lớn dẫn tới thay đổi loài, tôi sẽ yêu cầu họ KIỂM CHỨNG điều họ nói. Nếu nói mà không kiểm chứng được thì đó không phải là KHOA HỌC !
        Tôi hy vọng rằng bạn sẽ không bị mắc lừa bởi mấy cái thuật ngữ rắn rối do mấy ông tiến hóa bịa đặt ra.
        Một khoa học chân chính vẫn có người chống đối, đó là chuyện bình thường. Nhưng học thuyết Darwin chỉ có 19% ủng hộ (xem thống kê của Gallup 2014), mặc dù nó được giảng dạy trong nhà trường hơn 100 năm nay.
        Vậy thay vì cố gắng tìm chỗ đúng của Học thuyết Darwin, tôi chân thành khuyên bạn hãy tìm chỗ sai của học thuyết này.
        Học thuyết Darwin có duy nhất một cái đúng, đó là khả năng biến đổi của sinh vật thích nghi với môi trường. Nhưng về cái đúng này, tôi cũng xin nói rõ để bạn biết:
        1/ Không phải Darwin nói điều đó, mà trước Darwin nhiều người khác đã nói. Cụ thể là Jean Baptiste Lamarck đã nói. Darwin chỉ thừa kế mà thôi. Đừng gán công lao đó cho Darwin và thuyết tiến hóa của ông.
        2/ Tuy sinh vật có khả năng thích nghi, nhưng khả năng này có GIỚI HẠN, và giới hạn đó là sự biến đổi TRONG LOÀI. Tuyệt nhiên không có biến đổi từ loài này thành loài khác. Đó là điều Darwin không nói, và các nhà tiến hóa cũng không nói, và cũng không muốn bạn biết. Bởi vì nếu nói ra thì thuyết tiến hóa lập tức sụp đổ !
        Một lần nữa chân thành cảm ơn bạn vì ý kiến comment rất bổ ích.
        PVHg

        Thích

    • Hành trình đến với Chúa là 1 hành trình đầy khó khăn, mà không phải cũng đến đích dc. Chúa ở đâu ?. Ở trong tâm bạn. Vì Ngài đã nói Ngài khắc ghi hình hành Ngài trong tâm của bạn.

      Chúa có can thiệp vào cuộc sống này, theo cách riêng của Ngài, nhưng vẫn để con người tự lựa chọn hành vi, lối sống, và suy nghĩ, tự do mà Ngài cho con người, Ngài không lấy đi.

      Thế giới theo quan điểm thuyết Sáng Tạo, chỉ là 6000 năm, và khủng long sống cùng với loài người thưở ban đầu.

      Đơn giản là vì cách định tuổi các hóa thạch, và mẫu vật dựa trên 1 sự nhận định sai lầm nên thành ra bạn bị người ta mộng mị là tới hàng trăm triệu năm.

      Thích

  5. Hình như trước đây tôi có đọc trên Blog của bác là sinh vật chỉ có biến hóa chứ ko có tiến hóa, nghĩa là bản đồ gen về cơ bản là hoàn toàn không thay đổi, có phải không ạh, cảm ơn bác.

    Thích

    • Đúng vậy, thưa bạn.
      Đột biến dẫn tới biến đổi, nhưng chỉ là những biến đổi TRONG LOÀI. Giới tiến hóa gọi đó là “vi tiến hóa” (micro evolution). Đó là một khái niệm đánh lận con đen, bởi khái niệm tiến hóa của Darwin là sự biến đổi LOÀI NÀY THÀNH LOÀI KHÁC. Cái gọi là “vi tiến hóa” không hề biến loài này thành loài khác, vì thế việc cố tình gán ghép khái niệm “tiến hóa” cho những thay đổi trong loài là làm lẫn lộn trắng/đen, đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin.
      Bản thân Darwin thực ra cũng bị thiên nhiên đánh lừa. Ông nhìn thấy những thay đổi của sinh vật trong tự nhiên rồi tưởng tượng ra sự biến đổi loài này thành loài khác. Điều chắc chắn 100% là ông không hề chứng kiến một thực tế biến đổi loài nào, mà chỉ thấy những biến đổi nhỏ trong loài, nhưng ông suy diễn từ những biến đổi nhỏ thành những biến đổi lớn. Thực ra không chỉ một mình Darwin bị lừa như thế, nhiều người trước ông cũng bị lừa như thế. Điển hình là Lamark, nhà sinh vật học người Pháp. Và Darwin chịu ảnh hướng nặng của Lamark, đặc biệt là tư tưởng về biến dị và di truyền. Rất tiếc là tư tưởng di truyền của Lamark đã bị chứng minh là SAI, nhưng sách báo né tránh việc này, vì nếu phê phán Lamark thì Darwin sẽ lộ chân tướng.
      Giới tiến hóa đã làm hàng nghìn thí nghiệm để biến đổi gene, nhưng sau hàng chục năm, không hề đạt được bất kỳ một kết quả nào mong muốn: không hề biến đổi loài này thành loài khác, và thực tế chỉ tạo nên những sinh vật THOÁI HÓA, BỆNH TẬT, QUÁI THAI.
      Thực phẩm biến đổi gene chính là một hậu quả của tham vọng biến đổi gene để tạo ra thực phẩm tốt hơn. Mỹ là quốc gia chấp nhận thực phẩm biến đổi gene, trong khi Châu Âu phản đối. Nay Mỹ đã bắt đầu nhận thấy sai lầm. Bạn nên đọc bài “Đột biến dẫn tới tiến hóa?” mới đăng trên PVHg’s Home cách đây vài ngày, để thấy rõ tư tưởng biến đổi gene dẫn tới tiến hóa SAI LẦM và gây nên TÁC HẠI như thế nào.
      Một lần nữa tôi muốn nói rằng chúng ta đã bị nhồi sọ thuyết tiến hóa trong một thời gian quá lâu, và có những nhận thức sai lầm đã vô tình trở thành tiềm thức. Nay tự sửa chữa là điều rất khó khăn.
      Bản thân tôi cũng phải tự sửa chữa, và tôi muốn giúp mọi người cùng sửa chữa, như chữa một căn bệnh vậy. Tôi nghĩ việc tranh chấp hơn thua trong tranh luận là điều ko cần thiết. Bạn cứ bình tâm đọc và suy ngẫm, tôi tin sẽ đến lúc bạn sẽ tự khám phá ra chân lý. Chúc bạn thành công. PVHg

      Thích

      • Chào bác Phạm Việt Hưng, cháu vừa mới học về cụm từ microevolution bên Mỹ ạ. Và ng ta định nghĩa nó là “từ loài này sang NHIỀU loài khác” (ko phải sang MỘT loài khác và cũng ko phải là biến đổi trong loài luôn) Và tiến hóa thật sự xảy ra. Vd ng ta thấy rằng có 1 quần thể chim phân bố rống thành 3 vùng A, B, C. Vùng A và B có thể lai dc vs nhau. Vùng B và C có thể lai dc vs nhau. Nhưng vùng A và C ko lai dc vs nhau. Cháu ko biết bác định nghĩa từ loài như thế nào. Nhưng trong sinh hoc, ng ta định nghĩa khi 2 quần thể ko thể lai dc vs nhau thì chúng đã phân ra 2 loài. Vậy, A và C là 2 loài. Quá trình hình thành loài có thể xảy ra sau hàng chục ngàn năm. Nhưng quá trình hình thành phân lớp trên loài như chi, họ , bộ sẽ lâu hơn gấp 10, 100 lần. Bác có thể nghĩ 2 loài của nhau giống như anh chị em ruột vậy và ( khá giống nhau ) Qua các thế hệ, tới anh chị em họ thứ 10 thì sẽ rất khác nhau ( khác như các phân lớp trên loài vậy như chi, họ, bộ).
        Bác vẫn thấy tiến hóa cần quá nhiều thời gian và vẫn còn quá trừu tượng để quan sát và hiểu? Bác vẩn muốn thấy tiến hóa ngay lập tức?
        Để cháu lấy cho bác 1 ví dụ mà bác có thể thay ngay nhé. Vd ở vi khuẩn vì chúng có bộ gen đơn bội nên chỉ cần thay đổi bộ gen là sẽ thay đồi luôn kiều hình (khác vs ở ng có bô gen lưỡng bội nên khi thay đồi 1 chiếc thì vẫn chưa có chuyện gì xảy ra, phải thay đổi 2 chiếc mới có chuyện, đấy cũng là lý do sinh vật đa bào tiến hóa chậm hơn đơn bào rất nhiều lần) quay lại vs vi khuẩn vì chúng có bộ gen đơn bội nên tiến hóa rất nhanh. Bằng chứng là như bác thấy con ng luôn phải tìm ra kháng sinh mới để tiêu diệt vi khuẩn bởi vì loài kháng sinh cũ chỉ có tác dụng vs loài ban đầu chứ ko có tác dụng vs loài mới hình thành.
        1 số vd thực tế: HIV từ khỉ giờ đã có vừa khỉ và người. H5N1 từ gà giờ thành từ gà và người.
        cháu chỉ có thể lấy vd vi sinh vật đơn giản cho bác thấy tiến hóa thôi. còn những sinh vật đa bào thì thời gian quá dài và quãng đời của 1 con ng ko thề thấy dc điều đó nên cháu ko thề đưa ra vd cho bác thấy liền dc chỉ có vd về loài chim cho bác thấy thôi.

        Thích

      • Chào cháu Trần Nam,
        Chúc mừng cháu được học ở Mỹ, và đặc biệt chúc mừng cháu được học chữ “micro-evolution”. Nhưng bác lo rằng cháu sẽ bị mấy ông giáo sư về tiến hóa ở Mỹ làm hỏng nhận thức quý báu của cháu.
        Chữ “microevolution” là một thuật ngữ bịp bợm cháu à, vì không có gì là “evolution” ở đó cả, chỉ có “transformation” mà thôi. Có thể chữa chữ đó thành “microtransformation”.
        Muốn hiểu sự thật, cháu phải chịu khó nghiên cứu, tự khám phá. Bài báo sau đây là một nguồn:
        BIO-CHEMISTRY / Chủ đề Sinh-Hóa trên PVHg’s Home https://truesciencesite.wordpress.com/2016/07/12/true-biology-nen-sinh-hoc-chan-chinh/
        Virus BIẾN HÓA rất nhanh chứ không phải TIẾN HÓA rất nhanh. Người ta đã dùng từ ngữ để đánh lừa mọi người đấy cháu à. Phải định nghĩa chữ TIẾN HÓA cho đúng cháu nhé
        PVHg

        Thích

    • Cháu rất cảm ơn các bài biết của bác. Chúng làm cháu ngộ ra rất nhiều điều trong cuộc sống này bác ạ.

      Thích

  6. Bác có thể giải thích giúp cháu về vấn đề người ngoài hành tinh được không. Cháu thấy thắc mắc ở chỗ đó là nếu sự sống chỉ thuận tay trái và nó cũng không thể hình thành tự phát mà phải được sắp đặt có chủ ý. Vậy liệu hành tinh khác có thể có sự sống như trái đất được không? Chẳng hạn không lâu trước đây, các nhà thiên văn đã phát hiện ra hành tinh kepler 452b, họ bảo hành tinh nào chỉ cần có điều kiện như trái đất, khoảng cách đến ngôi sao ( giống mặt trời) phù hợp là sự sống có thể hình thành, hoặc như sao hỏa cũng vậy. Tóm lại về chủ đề người ngoài hành tinh hay UFO thì cháu thấy họ cũng đưa ra rất nhiều bằng chứng khá thuyết phục. Ý cháu là nếu ở nơi khác có sự sống thì nhất định nó cũng phải được sắp đặt bởi ” bàn tay của Chúa” hay chỉ cần có điều kiện như trái đất là được. Liệu định luật “sự sống thuận tay trái” và “sự sống chỉ ra đời từ sự sống” có phủ nhận sự tồn tại của người ngoài hành tinh không, và có chăng chúng ta là độc nhất vô nhị? Xin bác hãy cho ý kiến về vấn đề này giúp cháu.

    Thích

    • Bạn Tiến Nam thân mến,
      Nếu có sự sống ngoài trái đất thì sự sống ấy cũng sẽ tuân thủ định luật bất đối xứng, tức là thuận tay trái.
      Các nhà tiến hóa vốn rất khó chịu với định luật sự sống thuận tay trái, vì nếu không giải thích được tại sao sự sống thuận tay trái thì bao nhiêu lý thuyết của thuyết tiến hóa về nguồn gốc sự sống chỉ là nói láo. Vì thế giới tiến hóa đã cố lao vào tổng hợp những phân tử hữu cơ chỉ thuận tay trái. Nhưng tội nghiệp cho họ, hơn 150 năm đã trôi qua, bao nhiêu cố gắng của họ đều thất bại. Phân tử hữu cơ tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp cứ ngang bướng xuất hiện với tỷ lệ đối xứng, 50-50, tức là số phân tử thuận tay trái và số phân tử thuận tay phải xuất hiện với tỷ lệ ngang bằng nhau, tương đương với nhau. Rốt cuộc họ buộc phải thừa nhận định luật sự sống thuận tay trái do Pasteur khám phá từ năm 1848 là hoàn toàn đúng đắn (Pasteur thật vĩ đại!).
      Bí quá, giới tiến hóa bắt đầu đổ thừa lý do thuận tay trái cho vũ trụ! Gần đây họ nói rằng họ đã tìm được một số thiên thạch đến từ vũ trụ mang theo phân tử hữu cơ thuận tay trái. Giả sử điều này thực sự đúng, thì có nghĩa là sự sống trong vũ trụ cũng THUẬN TAY TRÁI. Tóm lại, nếu trong vũ trụ có sự sống thì sự sống ấy cũng phải thuận tay trái. Điều này chỉ có nghĩa là bài toán sự sống thuận tay trái trên Trái Đất đã được chuyển lên vũ trụ, và câu hỏi vẫn bỏ ngỏ: Tại sao sự sống thuận tay trái? Có một số người dám tuyên bố rằng khoa học đã trả lời được câu hỏi này. Đó là nói SAI SỰ THẬT. Nếu ai trả lời được câu hỏi này thì xin có lời khuyên rằng nên gửi ngay câu trả lời đó đến Ủy ban Nobel ngay. Nếu câu trả lời đúng thì chắc chắn sẽ đoạt Giải Nobel sinh học. Nhưng đến nay vẫn không có câu trả lời đó. Ai nói là có câu trả lời là nói liều, không hiểu biết.
      Tóm lại, tôi không phản đối khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất, nhưng tôi cũng không ủng hộ, vì theo tôi tất cả những thông tin về vấn đề này đều chưa đủ độ tin cậy.
      Thêm nữa, sự sống ngoài Trái Đất là cái gì? Là một phân tử hay một vi trùng, hay một con giun, hay một con người? Tôi không biết, và tôi cũng không có nhiều quan tâm về vấn đề này. Nhưng giả sử có con người ngoài Trái Đất thì tôi cho rằng họ cũng là sản phẩm của Đấng Sáng tạo, chứ không phải là kết quả tiến hóa từ khỉ hoặc vượn như thuyết tiến hóa nói. Không có tiến hóa, chỉ có biến hóa và đa dạng. Tất cả đều hình thành theo chương trình do Đấng Sáng tạo quy định. Thuyết tiến hóa đơn thuần là một giả thuyết ngụy khoa học, một sự đánh lừa vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học.
      PVHg

      Thích

  7. Thưa ông trong thế kỉ 21 này khi mà khoa học càng ngày càng tiến, con người ngày càng hiểu biết về vũ trụ, sự hình thành của vũ trụ, … nhưng có 1 nghịch lý là có những điều khoa học cũng ko thể giải thích được ví dụ như linh hồn, khoa học cho rằng linh hồn là 1 dạng sóng ánh sáng, sóng tu trường, … vậy liệu nó có phải là 1 thực thể sống nó có tuân theo quy luật của paster hay không? Và theo 1 số tôn giáo nói rằng tất cả là do 1 thượng đế tối cao tạo ra tất cả chi phối tất cả thì cũng là vô lý. Sự sống không tự sinh ra va cũng ko thể tự mất đi nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Tất cả là do nhân duyên tạo thành. Ví dụ; như khi ta gieo 1 hạt giống trong sa mạc nếu ko có nước , độ ẩm thích hợp thì mãi mãi nó sẽ ko nảy mầm, cũng giống như sự sống lúc đầu xuất hiện vậy! Lúc đó trong vũ trụ đã có 1 cái nhân và khi trái đất hình thành thi là duyên đã đến và nó hình thành . chúng ta có thể giải thích cho tất cả vấn đề này bằng tâm linh mà thôi, mà cụ thể ở đây là phật pháp.

    Thích

  8. Tôi không hiểu lắm, nơi đâu có sự sống thì có “trái”,nơi đâu có trái thì nơi đó có sự sôbg, rồi “trái” thì rất dễ dàng tạo ra trong phòng thí nghiệm mà ko tạo ra dc sự sống.mà muốn thành chuổi dài voi tận thì trái phải gì cũng làm dc hết, hà cớ gì chỉ có chúa mới là người sáng tạo chỉ chọn “trái”.mong tác giả giải đáp

    Thích

    • Bạn hãy đọc kỹ bài viết, chỗ nào không hiểu thì dừng lại, suy ngẫm. Đoc một bài báo khoa học bắt buộc phải có những chỗ dừng lại để suy ngẫm, giống như làm toán vậy. Chúc bạn may mắn. PVHg

      Thích

  9. Chào chú Phạm Việt Hưng. Hôm nay cháu mới tìm được trang web ngôn ngữ Việt Nam có các bài viết hay về các vấn đề khoa học như của chú. Từ lâu cháu cũng đọc qua các bài viết của nhiều tác giả và không tin vào học thuyết tiến hóa. Cháu rất muốn có được những quyển sách về khoa học thuyết sáng tạo bằng tiếng việt tin tưởng để cháu có thể học hỏi thêm. Hy vọng chú có thể cho cháu một vài gợi ý để tìm những quyển sách sự thật như vậy không ạ. Cháu cám ơn chú rất nhiều!

    Thích

  10. Thưa độc giả,
    Tôi nhận được vài email khuyên không nên mất thì giờ với những người bênh vực Thuyết Tiến hóa. Nên áp dụng công thức “Trí giả không tranh biện” với những trang mạng và cá nhân bênh vực Thuyết Tiến hóa.
    Tôi đồng ý với những lời khuyên này. Vì thế, thông tin về những trang mạng này sẽ được xóa bỏ trên mục binh luận của trang PVHg’s Home
    PVHg

    Thích

  11. Cháu chào chú! Đọc bài của chú, cháu đã hiểu ra được nhiều điều. Cháu muốn hỏi chú về khởi nguồn của loài người. Liệu Kinh thánh Coran của người Do Thái có đúng về Đấng Sáng Tạo, khi cũng có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng đọc Kinh thánh và họ là những người hữu thần?

    Thích

    • Cám ơn cháu Ngọc Bắc.
      Kinh Koran là của kinh thánh của Hồi giáo (Muslim).
      Kinh thánh của Do Thái giáo là phần Cựu Ước (Old Testament) của Kinh Thánh.
      Kinh thánh của Công giáo (Catholic), Chính thống giáo (Orthodox), Tin Lành (Baptism hoặc Protestanism) và nhiều nhánh Thiên Chúa giáo khác như Jehovah-witness, Seventh-Day,… bao gồm Cựu Ước và Tân Ước (New Testament).
      Rất nhiều nhà khoa học lớn tin vào Kinh Thánh, và họ là người hữu thần. Điển hình như Isaac Newton, Gottfried Leibniz, Blaise Pascal, Johan Keplper, Louis Pasteur, Gregor Mendel, Lord Kelvin,… (danh sách nhiều lắm, chiếm đa số các nhà khoa học lớn) Albert Einstein tuy không say mê Kinh Thánh những vẫn tin tuyệt đối vào Đấng Sáng tạo.
      Charles Darwin lúc đầu cũng tin vào Đấng Sáng tạo. Nhưng sau cái chết của đứa con gái, ông ấy mất đức tin, và trở thành người bất khả tri…
      Cháu học chuyên sinh nên nghiên cứu nhiều về Mendel, Di truyền học, và Sinh học vi sinh, Sinh học phân tử… Sự kỳ diệu của sự sống sẽ cho cháu thấy ắt phải có Nhà Thiết kế Thông minh vĩ đại đã thiết kế và lập trình cho sự sống. Quan điểm vô thần là sai lầm!
      Kurt Godel tuyên bố dứt khoát “Materialism is false!”.
      Kelvin cũng đánh giá thấp trí tuệ của người vô thần…
      PVHg

      Thích

  12. Pingback: Thuyết tiến hóa: Xác suất sự sống có thể hình thành tự phát là bao nhiêu? - trithucvn.net

  13. Cháu cũng đồng ý nhiệt thành với bác Hưng về vấn dề Ý THỨC và TRÍ TUỆ của loài vật cũng như con người. Thậm chí hơn nữa là TÂM LINH

    Còn một điều mà thuyết tiến hóa cũng không sao giải thích được đó là ” TẠI SAO LẠI CÓ SỰ CHẾT ? ”
    Nếu như không có sự chết để loài mới đào thải loài cũ, nói cách khác là ” loài cũ qua đi, loài mới xuất hiện “, thì làm gì có sự tiến hóa ? Đây là một sự thật hiển nhiên mà giới tiến hóa cũng không muốn bàn sâu vào vì rõ ràng chúng liên quan đến khía cạnh BÊN NGOÀI KHOA HỌC.
    Đối với thuyết tiến hóa thì sự chết là một quy luật tất yếu, là một điều đương nhiên phải có, là cách để sinh vật tiến hóa.
    Nhưng ngược lại, sự chết là do đâu và đến từ đâu ?

    Nếu có thể, bác hãy bàn thêm về SỰ CHẾT khi phân tích vấn đề Ý THỨC của sinh vật cũng như con người nhé

    Thích

  14. Pingback: Sự thật về thuyết tiến hóa: Cha đẻ ngành vi sinh vật học là chướng ngại cực lớn đối với học thuyết Darwin – Hội thánh Tin lành Odessa, Ukraina

Bình luận về bài viết này