NGHIỆP (KARMA), NGUỒN GỐC CỦA HÀNH VI

3

Tôi nghĩ rằng hung thủ cũng như con người nói chung không làm chủ được hành vi của mình, họ bị thôi thúc bởi cái mà Phật giáo gọi là nghiệp (karma). Có một sức mạnh sâu xa hơn ý thức quyết định những gì sẽ xảy ra.

Đó là ý kiến của nhà nghiên cứu LA THIẾU BÌNH, nhân vụ án Bình Phước. Ông cung cấp cho chúng ta những videos làm sáng tỏ nhận định trên. PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu…
Lời dẫn của PVHg’s Home:

Ông La Thiếu Bình là một nhà nghiên cứu Phật giáo sâu sắc. Ông và tôi từng có những chia sẻ học thuật và quan điểm về nhiều vấn đề liên quan đến khoa học và tâm linh. Ông là tác giả bài báo “Ý nghĩa sâu xa của Truyện Người Mù Sờ Voi”, đã đăng trên Khoa học & Tổ quốc, đồng thời trên các trang mạng Vietsciences và PVHg’s Home, được rất nhiều độc giả tán thưởng (thống kê trên PVHg’s Home thông báo số độc giả lên tới vài ngàn, kèm theo nhiều bình luận sâu sắc). Sau đây là nguyên văn ý kiến của ông La Thiếu Bình. PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu.

Anh Phạm Việt Hưng kính mến,

Tôi rất trân trọng suy nghĩ và việc làm của anh. Hưởng ứng lời kêu gọi của anh, tôi xin nêu một vài ý kiến dựa trên truyền thống Phật giáo. Tôi nghĩ rằng hung thủ cũng như con người nói chung không làm chủ được hành vi của mình, họ bị thôi thúc bởi cái mà Phật giáo gọi là nghiệp (karma). Có một sức mạnh sâu xa hơn ý thức quyết định những gì sẽ xảy ra. Video sau đây chứng minh điều đó :

Não phản ánh Tâm đã quyết định trước Ý thức 6 giây

https://onedrive.live.com/?id=3A697DD6BE1AB73E!4932&cid=3A697DD6BE1AB73E&group=0&parId=3A697DD6BE1AB73E!106&authkey=!AEAUpiDgnE9v0xc&o=OneUp

Nghiệp là sức mạnh lôi kéo chúng sinh trôi lăn trong dòng chảy luân hồi sinh tử vô tận. Loạt video sau đây thuyết minh về luân hồi bằng nghiên cứu khoa học : (4 video clips trên Youtube)

Luân hồi sinh tử dưới góc nhìn khoa học

Phần 1A: https://www.youtube.com/watch?v=g2NHibiYPEw

Phần 1B: https://www.youtube.com/watch?v=87wHRmcOZ30

Phần 2A: https://www.youtube.com/watch?v=y_0pwOHHD3M

Phần 2B: https://www.youtube.com/watch?v=uo3mm-YBN8k

Phải hiểu mọi vấn đề của con người một cách sâu xa như vậy mới có cách giải quyết một cách triệt để.

Trở lại với vụ án Bình Phước: Động cơ của vụ án là tình (thất tình trả thù) và tiền (vật chất, muốn chiếm đoạt tài sản)

Trong cuộc sống đời thường của con người thì tình và tiền là những nhu cầu hiển nhiên của tuyệt đại đa số con người trong xã hội, nhưng nếu quá đặt nặng, quá lệ thuộc, thì dễ xảy ra những vụ án như vậy. Phật giáo thường thuyết giảng rằng cuộc sống thế gian chỉ là huyễn ảo. Tính chất huyễn ảo biểu hiện ở chỗ 3 đại lượng cơ bản nhất của thế gian bao gồm không gian, thời gian cũng như khối lượng, số lượng vật chất đều không có thực thể. Ý này được cố thiền sư Thích Duy Lực trình bày trong file mp3 sau :

1401 Việc trần sa kiếp cũng như việc hiện nay

Vấn đề này được khoa học ngày nay nhận thức như thế nào ? Có lẽ số đông quần chúng và cả nhiều nhà khoa học vẫn còn mơ hồ, song một số nhà khoa học hàng đầu thế giới đã có những nghiên cứu cụ thể. Có hai cơ chế để vật chất từ không xuất hiện thành có. Cơ chế thứ nhất được khoa học hiện đại làm sáng tỏ bằng Thí nghiệm hai khe hở. Trong thí nghiệm này hạt electron vốn là sóng tiềm năng phi vật chất, sụp đổ thành hạt vật chất khi bị quan sát hoặc đo đạc.

Double Split Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ

Cơ chế thứ hai chứng tỏ rằng thế giới vật chất mà chúng ta thấy, tiếp xúc và sống trong đó, có bản chất là thông tin. Cảm giác vật chất cứng chắc, có thật, khách quan, độc lập, ở ngoài chúng ta, chỉ là ảo tưởng. Vấn đề này được khoa học trình bày trong thí nghiệm sau đây :

Vạn Pháp Duy Thức

Chúng ta thấy một con chim đang hót ở bên ngoài. Con chim chỉ là một cấu trúc ảo từ các hạt ảo như quark, electron, do bộ não phóng hiện ra không gian 3 chiều bên ngoài. Nhưng bộ não tưởng tượng nó là con chim và tương tác với nó một cách hoàn toàn như là con chim thật.

Trong những chuyện kể của tiến sĩ Chung Mậu Sâm trình bày trong video, chúng ta hãy chú ý câu chuyện về người phụ nữ sống ở Dublin nước Ireland xuất hồn đi xem nhà tại London. Khoảng cách không gian giữa hai nơi theo thực địa là 464km, nhưng đối với linh hồn thì khoảng cách đó không có thật. Thể xác cô ở tại Dublin, nhưng khi xuất hồn thì liền tới ngôi nhà ở London. Chúng ta nên nhớ lại hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement) cụ thể là thí nghiệm của Nicolas Gisin của đại học Geneva, Thụy Sĩ năm 2008. Ông cho một photon xuất hiện đồng thời tại hai vị trí cách nhau 18km. Hễ tác động lên photon này thì photon kia cũng bị tác động y hệt ngay tức thời không mất chút thời gian nào. Điều đó chứng tỏ khoảng cách 18km là không có thật, hoàn toàn tương đồng với việc người phụ nữ ở Ireland xuất hồn đi xem nhà tại London.

Kết luận mà các nhà khoa học không thể chối cãi, là khoảng cách không gian chỉ là tâm niệm không có thực thể. Không gian đã không có thật thì thời gian cũng không có thật. Việc một photon có thể xuất hiện đồng thời cùng lúc ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau trong không gian chứng tỏ số lượng cũng chỉ là ảo, không có thật.

Như vậy thuyết giảng của Phật giáo rằng thế gian là huyễn ảo đã được khoa học chứng minh một cách rõ ràng. Nếu đã hiểu như vậy thì con người không nên quá mê tình mê tiền mà làm những việc rồ dại như tên hung thủ đã làm. Nhưng bởi vì con người không làm chủ được mình nên cứ mãi trôi lăn trong lục đạo (trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục), muốn làm chủ được phải tu tập kiên trì và lâu dài.

Thân mến

La Thiếu Bình

10 thoughts on “NGHIỆP (KARMA), NGUỒN GỐC CỦA HÀNH VI

  1. 1. Ấn Độ giáo và Phật giáo coi Nghiệp (Karma) là động cơ cho luân hồi và tái sinh của con người. Trong tác phẩm “Tự truyện của một Yogi” (Autobiography of a Yogi – Paramahansa Yogananda), một trong những tác phẩm tâm linh quan trọng và hay nhất của thế kỷ 20, tác giả đã nêu lên những tương đồng giữa Thiên chúa giáo và Ấn độ giáo.

    2. Để chia sẻ về Nghiệp, Linh hồn (Thần thức theo nghĩa Phật giáo), luân hồi tái sinh, xin giới thiệu một bộ phim rất hay xuất bản ngày 17-01-2015 trên YouTube có tiêu đề: Hành trình đi tìm tái sinh của một vị Lạt ma Tây Tạng (Full) có thời lượng khoảng 105 phút, đạo diễn là ông Nati Baratz – một người Do thái Israen.

    Trong văn hóa Tây Tạng, sự luân hồi tái sinh là một chuyện không còn tranh cãi. Các Bậc giác ngộ có thể chủ động tái sinh vào một thời gian và tại một địa điểm xác định nhằm tiếp tục phổ độ chúng sinh.

    Theo Duy thức học Phật giáo thì các chủng tử của Nghiệp (thiện và ác) của một con người được huân tập trong một cái “kho” – đó là A lại da thức (thức thứ 8). Bằng con đường tu tập và hành thiện, con người có thể chuyển hóa được các chủng tử ác trong cái “kho” đó của Nghiệp

    3. Phân tâm học của Freud nghiên cứu về Vô thức, quan hệ của Vô thức với Ý thức và hành động của con người. Theo Phật giáo thì Vô thức của Phân tâm học có liên quan đến khái niệm về Nghiệp của Ấn độ giáo và Phật giáo.

    Đã thích bởi 1 người

  2. Nói nghiệp, nghiệp lực (karma) cũng như nói vô thường, duyên, nhân, quả,… bên Phật giáo là đúng nhưng có điều vẫn chung chung, định tính, mơ hồ huyền ảo. Trong khi đó, sự vận hành của vạn vật theo những quy luật tự nhiên lại hết sức chính xác và khoa học, đúng như sự “lập trình” cho từng …“sát na” vậy. Có thể con mắt phàm của chúng ta không nhìn thấy sự thay đổi trong từng sát na nhưng cái software Chương trình Tạo hoá sẽ không bỏ qua mỗi sát na.
    Nói “vô thưởng” có nghĩa là có quá nhiều khả năng, tình huống bất ngờ, không thể xác định được toàn bộ sự vật, hiện tượng xảy ra nhưng đó là vô thường đối với “phàm nhân”, đối với “thánh nhân” hoặc các Đấng cao hơn thì không còn vô thường mà là tất yếu, là định mệnh, phải thế, không thể khác.
    Bên Phật nói vô thường nhưng lại hay nói đến duyên, duyên 1, duyên 2, duyên n,… hội đủ để cho một sự kiện, một hiện tượng xảy ra. Vậy Ai là kẻ ghi chép, theo dõi, tính đếm các “duyên” liên quan đến sự vật, hiện tượng đó. Mà đâu chỉ có 1 vài sự vật, hiện tượng, vô số SVHT xảy ra trong cõi này mà. Như vậy phải có một cơ chế, một công cụ, phương tiện (giống như một vị thần linh vậy) để tự động ghi chép lại mọi thứ, số hoá rồi lưu trữ đâu đó trong vũ trụ này. Luật nhân quả cũng vậy, muốn công bằng, chính xác nhất thiết phải ghi nhớ mọi hành động, ý nghĩ của bất cứ người nào, rồi đối chiếu, so sánh với các “biên”, các “ngưỡng”, các “giới hạn” xem chúng có bị vi phạm không, phạm nhiều hay phạm ít, đã cân đối, bù trừ thiện/ ác, cộng/ tội, gia cảnh … mọi nhẽ nhưng cần phải “xử lý” thế là … a lê hấp – xong một việc / một người!.
    Nghiệp lực rõ ràng liên quan đến sự “lập trình”, bởi công quả của những kiếp trước đều được ghi nhớ và chứa trong database trên máy chủ vũ trụ, đời này, kiếp này cứ theo đó mà vận hành theo “định mệnh”, theo vai diễn đã được phân công. Mọi sự hết sức tinh vi và chặt chẽ, đâu ra đấy.
    Mỗi người đều được nối mạng với Trí tuệ vũ trụ và chung mhau “bản thiết kế” thân xác và nhiều thứ khác nữa nên còn có khái niệm “cộng nghiệp”, cùng nhìn sự vật hiện tượng theo cách phổ quát, giống nhau, không có chuyện trăng Liên Xô tròn hơn trăng nước Mỹ.
    Khái niệm nghiệp lực cho chúng ta liên hệ tới mãnh lực, năng lực, năng lượng. Mà năng lượng được giám sát, điều khiển dựa trên sự “lập trình” xử lý thông tin dữ liệu. Có những “mãnh lực” khổng lồ đủ sức vận hành một hành tinh, một hệ mặt trời hay cả một thiên hà, trong sự vận hành này chắc chắn không thể không có vai trò của “thông tin”, âm – dương, 1/ 0,…
    Xem clip Vạn pháp Duy thức chúng ta thấy Phái Duy thức (Long Thọ) nói “Mọi thứ đều là thức” quả là có lý, có cơ sở, vậy mà Long Thọ phát biểu đó cách nay gần 2000 năm (sau Đức Phật Thích Ca khoảng 700 năm). Giờ, ở thời đại CNTT chúng ta mới thấm thía và giật mình tự hỏi: “Phải chăng Vũ Trụ là Số ?”. Thì rõ là số chứ còn là gì nữa, số 0 số 1 là nền tảng vận hành mọi thứ, tạo ra thực tại ảo nhưng cũng góp phần tạo ra vật chất.

    Tôi rất phấn khích với diễn đàn này của bác PVHg bởi bác là nhà khoa học khả kính, những bài viết của bác là của lý trí khoa học, chặt chẽ, logic, tỉnh táo và sáng suốt nhưng hết sức cởi mở. Tôi cũng muốn vậy, luôn dùng lý trí để suy nghĩ hiểu biết nhưng lại biết dùng chân tâm để phán đoán và luôn thuận tùng Thiên lý, một lòng kình yêu Thượng Đế, có lẽ vì đó nên không bao giờ dang xa nẻo Đạo, không bao giờ thấy đơn độc, lẻ loi./.

    Đã thích bởi 1 người

  3. HIỂU VỀ “NGHIỆP” ĐỂ TỪ BI HƠN
    July 17, 2015 at 11:38pm
    (Nhân đọc xong bài viết “Nghiệp (Karma), nguồn gốc của hành vi” của nhà nghiên cứu Phật giáo La Thiếu Bình)

    Sở dĩ mình muốn chia sẻ bài viết này (đường link ở cuối trang) vì nó liên quan sâu sắc một cách bản chất đến vụ thảm án sáu mạng người ở Bình Phước mà báo đài cả nước đang xôn xao. Cái hậu quả tiêu cực của vụ án này về mặt tâm lý xã hội thật khó lường. Mình không chủ tâm theo dõi những bài viết liên quan về vụ án nhưng nhìn quanh đều bắt gặp mọi người bàn tán về nó, và phần nhiều theo chiều hướng đáng lo ngại: những nguyền rủa cay nghiệt đối với kẻ phạm tội, sự sợ hãi trong mối quan hệ con người với con người, tâm lý quy kết “ừ, xã hội ngày nay là vậy đó”, v.v.

    Mặc dầu những phản ứng này là hoàn toàn “con người”, hoàn toàn có thể hiểu được, nhưng như Đức Phật dạy:

    Với hận diệt hận thù
    Đời này không có được
    Dưới đây là những dòng tôi viết để giới thiệu bài viết này trên facebook, bây giờ xin chia sẻ lên đây như một sự đóng góp ý kiến cá nhân:

    HIỂU VỀ “NGHIỆP” ĐỂ TỪ BI HƠN

    (Nhân đọc xong bài viết “Nghiệp (Karma), nguồn gốc của hành vi” của nhà nghiên cứu Phật giáo La Thiếu Bình)

    Sở dĩ mình muốn chia sẻ bài viết này (đường link ở cuối trang) vì nó liên quan sâu sắc một cách bản chất đến vụ thảm án sáu mạng người ở Bình Phước mà báo đài cả nước đang xôn xao. Cái hậu quả tiêu cực của vụ án này về mặt tâm lý xã hội thật khó lường. Mình không chủ tâm theo dõi những bài viết liên quan về vụ án nhưng nhìn quanh đều bắt gặp mọi người bàn tán về nó, và phần nhiều theo chiều hướng đáng lo ngại: những nguyền rủa cay nghiệt đối với kẻ phạm tội, sự sợ hãi trong mối quan hệ con người với con người, tâm lý quy kết “ừ, xã hội ngày nay là vậy đó”, v.v.

    Mặc dầu những phản ứng này là hoàn toàn “con người”, hoàn toàn có thể hiểu được, nhưng như Đức Phật dạy:

    Với hận diệt hận thù
    Đời này không có được
    (Kinh Pháp Cú) (Kinh Pháp Cú)

    hoặc

    “Nó đánh tôi mắng tôi
    Nó thắng tôi, cướp tôi”
    Ai ôm hiềm hận ấy
    Hận thù không thể nguôi
    (Kinh Pháp Cú)

    Nghĩa là chúng ta không thể dùng oán hận để tiêu diệt tội ác, dùng sợ hãi để đối diện hiểm nguy, dùng chê bai để giải quyết vấn đề, dùng phớt lờ để làm yên biến động.

    Nghĩa là hơn lúc nào hết, chúng ta cần một trái tim bao dung và khối óc sáng suốt để đôi mắt có thể điềm tĩnh nhìn thẳng, nhìn rõ; để đôi môi đủ ngay thẳng và nhân ái để nói lên những lời của mạnh mẽ, tin tưởng, thứ tha; và để đôi tay đủ can đảm để nắm tay mọi người, chứ không phải là sự rụt rè, e ngại, nghi kỵ, sợ hãi lẫn nhau.

    Bài viết vô cùng sâu sắc ở dưới của nhà nghiên cứu La Thiếu Bình một mặt làm sáng tỏ phần nào chữ “Nghiệp” trong Phật giáo với cái nhìn của khoa học, qua đó đã gián tiếp kêu gọi chúng ta có một ánh mắt thông cảm hơn với những thủ phạm trong vụ án, vì như câu danh ngôn nào đó “Không ai làm ác do cố ý”; một mặt khác, bài viết cũng đưa ra những lời gợi ý quý giá như “tình và tiền là những nhu cầu hiển nhiên của tuyệt đại đa số con người trong xã hội, nhưng nếu quá đặt nặng, quá lệ thuộc, thì dễ xảy ra những vụ án như vậy”.

    Có một điều ý nghĩa nữa là, như người chủ trang blog đã giới thiệu thì chúng ta biết La Thiếu Bình là nhà nghiên cứu Phật giáo, nhưng mình cũng xin giới thiệu mọi người biết rằng chủ trang blog này (Phạm Việt Hưng) là một tín đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo, và cả hai ông đều là người làm khoa học. Mình trình bày vậy để muốn nói rằng có một sự hợp tác giữa các tôn giáo khác nhau cũng như sự hợp tác giữa tôn giáo và khoa học trong cố gắng làm điều gì đó tốt đẹp, ý nghĩa, tích cực hơn cho xã hội, cho con người sau vụ án kinh hoàng này. Và thực ra đó chính là mục đích chân thực, duy nhất của tôn giáo, khoa học: vì con người.

    Sau cùng, có một điều khá cá nhân muốn nói là mặc dù đã khá quen thuộc với những khái niệm về Nghiệp, Vô ngã, Duyên sanh của Phật giáo nhưng khi xem xong những video trong bài này mình vẫn bị “sốc”!

    Mong sẽ có người đọc đến đây, cũng như tiếp tục xem và xem hết bài viết giá trị ở dưới. Nếu làm được như vậy, mình nghĩ rằng đó đã là một hành động rất thiết thực mà ta đã làm để góp thêm phần nào tốt đẹp cho xã hội sau sự kiện hãi hùng vừa qua bằng hiểu biết và thông cảm.

    Thích

  4. Người không tu Phật thì dính mắc mọi thứ.
    Người học phật thì lại phải dính mắc thêm ông phật.

    Người học phật thì có xu hướng bênh vực phật, chứng minh phật. người theo đường khác thì lại có xu hướng tương ứng. Vì sự mê mụi chưa có lối thoát này, chúng ta ở đây, bây giờ tiếp cộng nghiệp trên blog tuyệt vời của bác Hưng, và hy vọng đây là một sự công nghiệp lành.

    LuanNguyen

    Đã thích bởi 1 người

  5. Nói đơn giản thì nghiệp là những gì người ta phải trả giá khi đi lệch khỏi ĐẠO của vũ trụ (ko phải đạo đức của xh). Mỗi tôn giáo cũng đều nói đến 1 phần đạo này, ví như phật giáo là từ bi, công giáo thì tha thứ… (tuy nhiên tôn giáo thường kèm theo ý chí riêng của người viết ra nó và người truyền đạo nên nó ko đầy đủ và chỉ phản ánh 1 phần của ĐẠO), nhưng nhìn chung thì ĐẠO là những việc làm tốt và trên cơ sở win – win. Vd 1 người nóng tính thì sẽ bị nhiều thất bại hoặc có khi bị…đập 1 trận khi nóng nảy cho đến khi bỏ tính nóng, 1 người vô cảm tất yếu đến lúc bị mọi người bỏ rơi ko giúp đỡ…
    Trên cơ sở khái niệm về nghiệp vừa nói, có thể nói nghiệp sẽ ko hoàn toàn chi phối con người như ông La Thiếu Bình nói. Con người có quyền chọn cách ứng xử với sự kiện xảy ra dựa trên trình độ nhận thức. Nếu nhận thức kém thì hành động theo bản năng dẫn đến giết người và chịu trừng phạt tử hình. Giây phút bị kết án, ở tù và ra pháp trường có thể giúp hung thủ tự suy nghĩ và nhận thức ra để thay đổi. Nếu vẫn ko hiểu, ở kiếp sau sự kiện tương tự lại xảy ra, và có thể với những tình huống học được ở những kiếp trước, hung thủ sẽ biết suy nghĩ (nhận thức) và ngừng gây tội trước khi quá muộn. Đó chính là lúc nghiệp được giải.
    Chữ nghiệp nói đến ở đây tuy mượn chữ nghiệp của phật giáo nhưng nó được quan niệm khác. Còn quan điểm của ông La Thiếu Bình quá nặng về tôn giáo cho nên có thể ko thoát hết ý được.
    Soạn bằng điện thoại khó viết và khó nêu hết ý. Gửi vài dòng chia sẻ đến thầy Hưng và độc giả cho vui vậy

    Thích

  6. mấy cái mê tín xàm xí của đạo phật bày ra, không đáng để tin bác ạ. blog của bác đang hay đừng vị nể người khác mà làm nó thành tầm xàm. thân.

    Thích

Bình luận về bài viết này